GHI CHÉP JUNIUS-2019
Hôm qua đi họp mặt các giáo viên dạy các ngôn ngữ châu Á tại trường ĐH Kinh tế, ngồi nghe trưởng khoa và mọi người phát biểu, thầm so sánh với trường ĐH Tổng hợp ḿnh đang làm thấy khác nhau nhiều đến thế, một bên được tài trợ đến tận răng, thảo nào các cụ bảo" phi thương bất phú", một bên tha hồ bơi tự do, miễn là đừng ch́m đ̣.
Bởi vậy từ xưa tới nay trường ĐH Tổng hợp chỉ đào tạo ra hai loại người: hoặc thiên tài hoặc thiên tai- c̣n trường ĐH Kinh tế cho ra ḷ các nhân viênnhà băng cực kỳ chính xác và tṛn trĩnh giống nhau y như các con số. Các thủ lĩnh chính trị, bọn nhà thơ nhà văn dịch giả, các nhà toán học vật lư học, ngôn ngữ học...tóm lại bọn sáng tạo trong các lĩnh vực tinh thần ra đi từ trường Tổng hợp hoặc nổi bần bật hoặc chẳng làm nên tṛ trống ǵ, tất nhiên cũng có hàng loạt giáo viên mờ mờ tỏ tỏ h́nh thành từ đây. Điều đáng nhận xét đối với sinh viên trường Tổng hợp ngày nay là chúng nhận được sự tự do quá lớn, c̣n lớn hơn cả thời ḿnh đi học ở đó, muốn làm ǵ th́ làm, nên hoàn toàn do chúng tự xác định muốn trở thành mẫu người nào (mà ḿnh cứ đùa là thiên tài hay thiên tai!)
C̣n trường Kinh tế giống như bọn con nhà giàu có truyền thống cha mẹ cung cấp nuôi nấng cho ăn học đến tận khi con cái cũng giàu có như cha mẹ th́ thôi. Sinh viên ở đây chịu nhiều kỷ luật"hà khắc" hơn bên trường Tổng hợp rất nhiều, đ̣i hỏi kết quả theo khuôn mẫu rất cao (cũng hay!)
Gặp lũ giáo viên tiếng châu Á dạy ở trường ĐH Kinh tế phát hiện ra tính chất công việc ưa thích của từng đứa quy định luôn tính chất con người của nó, tuy cùng là một lũ đi dạy thuê- thời buổi toàn cầu này con người có thể làm lính đánh thuê bất kỳ đâu miễn là có chuyên môn. Buồn cười, ḿnh ngoài sách ra chẳng biết cái quái ǵ về các thể loại quy định của trường Kinh Tế, nhưng cách dạy chả giống ai của ḿnh lập tức được mọi người tán thưởng, ví dụ gửi sách giáo khoa và bài tập cho sinh viên vào mail, đến giờ cả lớp mở mobil ra học chả đứa nào quên sách vở... Nhận ra: dù sao vẫn biết ơn là ḿnh đă từng là sinh viên trường ĐH Tổng hợp, sự tự do vô bờ bến ở đấy rất hợp với ḿnh, kích thích mọi khả năng của con người, tuy: dạy ở trường ĐH Kinh tế nhận được nhiều tiền hơn...hahahaha.....
( junius.12)
Nghỉ hè, trong lúc chờ đợi những sự kiện lớn lao xảy ra, có nhiều thú vui để thưởng thức ngày: vào hiệu sách lục lọi, liếm kem mát lạnh trong lúc ngắm tủ kính đầy giày dép các màu các kiểu, xông vào thử váy áo rồi đi ra, mùa hè cần ǵ mua bán, chơi lang thang đă đủ vui rồi.
Và tất nhiên những sự bất ngờ sẽ đến.
Đi t́m một cuốn sách của một ngài nổi tiếng, trong kư ức nhớ rằng người ta đă từng in ngài rất nhiều, đầy rẫy trong các hiệu sách, vậy mà bây giờ đến hiệu sách thứ ba vẫn chỉ có đúng một cuốn, cuốn ḿnh không cần. Vào hiệu sách thứ tư, ngồi sau quầy là một chàng trai có đôi mắt rất vui tươi, với những chủ tiệm sách như thế này tha hồ lục lọi, thậm chí ngồi xuống một cái ghế và đọc luôn không cần mua, chủ cũng chả nói ǵ, bọn khác chắn chắn sẽ sai nhân viên lượn đến bên cạnh sẽ sàng: " tôi có thể giúp ǵ được chăng?" Nhưng ḿnh đang đi t́m một cuốn sách nhất định chứ không muốn đọc, bèn đến cạnh quầy và hỏi, chàng bán sách lướt bàn phím và trả lời: "ở chỗ tôi chỉ có một..." biết rồi...
Đang định biến chợt nh́n thấy sau lưng chàng hàng loạt tác phẩm của Hamvas Béla, ḿnh reo lên thích thú và đề nghị chàng đọc tên các cuốn đó xem có cuốn nào ḿnh chưa mua. ...rất tiếc, tôi có hết rồi, cuốn cuối cùng mới nhất chưa có, đưa tôi xem nào...chàng đưa...à cuốn này in lại từ một cuốn khác hồi mới phát hiện ra HB một trường đại học đă in...ơ, chị biết tất cả các tác phẩm của HB? ...đúng rồi, dù tôi chưa đọc hết...ơ, tại sao?....
Thế là "con tằm nó nhả ra tơ" đôi bên tṛ chuyện với nhau khá là lâu, chàng chủ hiệu sách tự dưng tươi tỉnh hơn: từ lúc chị đến tôi bán được nhiều sách hơn hẳn...ồ có ǵ khó hiểu đâu, aura (vầng hào quang) của mỗi người hoặc thu hút hoặc đẩy người khác ra mà...chàng cười lớn: khi nào th́ nó thu hút?...một con mọt sách chính cống bao giờ cũng có sức hút lớn...hahahah, chàng cười sảng khoái, giờ đây không chỉ đôi mắt cười nữa...
Thấy ḿnh chuẩn bị rút lui, chàng hỏi ḿnh làm ǵ ở đâu?...
Sáng nay tỉnh dậy mở mail thấy trường gửi cho một lá thư, người gửi thư hỏi: tôi nghe nói có thể đăng kư học tiếng Việt ở quư trường phải không? thể lệ như thế nào?
hahahah...đến lượt ḿnh phá ra cười, chàng bán sách này khá thật, đă lần ra dấu vết chim ưng...đọc kỹ: ít nhất biết tên chàng ta nhé, và địa chỉ e-mail....đấy, thời đại máy tính con người làm quen nhau....
( Junius.15)
"Trời hành"- nghĩ sau khi đọc hỳ hục cả buổi tối một cách nhẫn nại hết bài nọ đến bài kia của hết tác giả nọ đến tác giả kia viết về một vấn đề siêu h́nh học bằng những từ ngữ không thể siêu h́nh hơn và cách tiếp cận không thể xa vời hơn. Kết quả là chẳng hiểu cái quái ǵ cả, hay đúng hơn lờ mờ bập bơm như thể bước thấp bước cao trên con đường đầy hố và ổ gà trong một đêm không trăng sao. Khổ thế nhỉ? Nào có phải một lần đâu mấy lần lao vào rồi lại nhả ra cứ đọc thôi bao giờ hiểu th́ hiểu và có vẻ chả bao giờ hiểu th́ phải. Hơi hoàn hồn khi đọc được một ḍng nhấn mạnh rằng đại biểu trường phái tinh thần này vô cùng hiếm hoi trên đời, chỉ có vài kẻ gần như sinh ra là đă như vậy luôn và hoàn toàn độc lập với mọi hệ tư tưởng đương thời, chỉ dính duy nhất vào với vũ trụ- chính là truyền thống.
Rất có thể đọc bằng tiếng mẹ đẻ sẽ đỡ hơn chăng nhưng lấy đâu ra? May quá đêm chỉ cho phép mày ṃ đến lúc này đi ngủ thôi và biết chắc chắn sẽ có một hôm quay đọc lại đọc đến bao giờ hiểu th́ hiểu- "Trời hành"
(junius.20)
Tỉnh dậy và đọc bài viết của cô gái trẻ tài năng Hà Thủy Nguyên sắp thuyết tŕnh một buổi về Hamvas Béla tại Hà nội. Tuy nhiên, điều làm ḿnh mỉm cười là những ḍng chữ cuối trong bài viết của cô ấy:
"Điểm hạn chế lớn nhất của tôi khi tiếp cận Hamvas Béla đó là rào cản ngôn ngữ. Tiếng Hungary là một trong số các ngôn ngữ học nhất trên thế giới, và không có các tác phẩm của ông được dịch sang tiếng Anh. Tôi hoàn toàn chỉ biết đến ông dựa trên bản dịch duy nhất được dịch từ tiếng Hungary của dịch giả Nguyễn Hồng Nhung. May thay, chị Nguyễn Hồng Nhung đă hoàn thành nhiệm vụ không chỉ là một người dịch mà c̣n là một tư tế của Hamvas Béla với toàn bộ niềm đam mê và t́nh yêu dành cho ông. Tuy vậy, chị Nguyễn Hồng Nhung vẫn chưa dịch xong toàn bộ các tác phẩm của ông được viết sau 1947, và tôi cũng không dám chắc t́nh yêu giữa chị và Hamvas Béla có được lâu bền tới mức chị sẽ dành thêm rất nhiều năm trong cuộc đời ngắn ngủi của kiếp người để tiếp tục dịch các tác phẩm của ông hay không."
............................................
Đúng thế, con người nhiều lúc tự hỏi ḿnh có đủ sức và lửa để đi đến cùng một niềm đam mê nào đấy hay không? May sao đă gọi là đam mê th́ không có điểm dừng, nhất là khi nó lồng trong ư chí. Nhưng ta sẽ tư lự tự hỏi bản thân: điều ǵ xảy ra vậy khi từ một đam mê vô thức dẫn đến một tri thức có ư thức, nghĩa là từ một cá nhân đơn độc, ta đă làm việc cùng tri thức của những người khác để sau rốt biết ḥa ḿnh vào biển động tinh thần vĩnh cửu của nhân loại....
SỐNG như một hành động có ư thức về vai tṛ chủ thể của ḿnh sẽ chẳng bao giờ hết đam mê, chỉ mở rộng nó thêm măi ra thôi...
Và thế là tôi biết rằng bên cạnh Hamvas Béla tôi sẽ c̣n dịch thêm các nhà văn Hungary khác nữa, giữa chừng, vẫn từ tốn dịch tiếp nhà thông thái đă chinh phục tôi hoàn toàn, làm sao có thể bỏ được ông cơ chứ?...
…………………………………………….
"Con đường hạnh phúc không đi từ người khác đến bạn mà xuất phát từ bên trong bạn để dẫn dắt bạn đến với những người khác" (Hamvas Béla)
Đọc câu này ta sẽ trầm ngâm suy nghĩ, có vẻ nó chỉ dành cho những kẻ chủ động, c̣n những người khó chủ động nổi bởi họ khiếm khuyết một cái ǵ đó th́ sao? Những đứa trẻ tự kỷ sẽ hạnh phúc như thế nào đây, khi gần như chúng phụ thuộc hoàn toàn vào những người sống cùng, vào những mối quan hệ xung quanh? Ngoài cha mẹ, chỉ c̣n thày cô là những người tạo ra hạnh phúc hàng ngày cho chúng, và một xă hội nhân đạo là nơi dày đặc mọc lên các trường học hoặc các trung tâm nuôi dạy những đứa trẻ"khác thường" như thế.
Tôi luôn biết ơn những thày cô giáo dạy đứa con tự kỷ của tôi, sau mẹ, thày cô ở trường là những người con trai tôi lập tức t́m đến nếu nó cảm thấy"không yên". Các thày cô đều có fb để bọn trẻ thổ lộ nếu gọi telefon chưa"đă" và để phụ huynh cùng thày cô liên lạc sát sao với nhau. Chỉ con người biết tạo hạnh phúc cho nhau bằng sự tử tế bên trong của họ, cái gọi là T̀NH YÊU THƯƠNG.
………………………………………………………………….
" Sự chờ đợi làm nguội những đam mê nhỏ và thổi bùng những đam mê lớn."
"Sự mềm yếu là tính xấu duy nhất không thể sửa chữa."
" Nếu có khả năng chống lại những đam mê của ḿnh th́ phải cảm ơn sự mềm yếu của chúng ta chứ không phải cảm ơn sức mạnh của chúng ta."
(François de La Rochefoucauld 1613-1680).
……………………………………………………………..
Tiếng Việt gọi là: ngớ ra, tiếng Hung: sửng sốt.
Khi ngồi trước cửa bệnh viện, nơi cách đây 10 năm một người thân đă nhập viện để ra đi măi măi. Hôm nay, 10 năm sau chợt ngớ ra, sửng sốt khi gọi tên niềm đau thương một thập kỷ là cái ǵ trong quăng đời đă trôi qua của ḿnh: chính nó là SỰ SỐNG.
Điều này, trước đó chỉ vài ba phút thôi, ta không hề biết, đừng nói ǵ 10 năm qua. Chiều nay, ngồi im đúng chỗ đó, nhớ lại từng li từng tí điều đă từng xảy ra, cảm giác của ḿnh. Nhớ lại một Nhung hồi đó đă không c̣n gặp nữa, h́nh như nó đă ra đi cùng tháng năm để phục sinh?
Nỗi đau mới giống như dao cắt vào da thịt, cũng không chạy thoát, mặc cho nó cắt. Theo thời gian nỗi đau hóa sẹo liền da, con người vẫn nhớ,nhưng đau kiểu khác, kiểu như xem phim hay đọc sách, chứng kiến nỗi đau của kẻ lạ đă xảy ra, đấy là SỰ SỐNG.
Con người lặp lại sự sống bằng nhiều lần chết đi và sống lại-sự ngắt quăng này là nhịp nghỉ của sấm rền, là tiếng sói tru lên trước khi tắt. Những mùa mưa thông thốc nước tuôn trào thanh lọc cả một bầu khí quyển nặng trĩu sao băng vun vút những đêm buồn.
Và tro bụi điêu tàn là chữ cái ghép nhau trên trang giấy, tin không? cho mi biết dưới tro tàn là lửa bỏng dấu rạng ngời ánh chớp soi đường. Mười năm ngước h́nh hài thần chết, gọi mời vào sự sống tiếp nối mà không hề mảy may linh cảm, hỡi linh hồn....
Khi nào người ta đọc sách?- khi rỗi việc. Thật đấy, ai đang trăm công ngh́n việc mà vứt đấy ngồi lật sách bao giờ? Bởi vậy khoảng thời gian chúng ta đọc nhiều nhất chính là từ khi biết chữ đến khi hoàn thành đại học (với điều kiện có một tuổi thơ thanh b́nh và yên ổn, có một thời được nuôi cho ăn học đàng hoàng). Đọc sách ngay từ khi biết chữ sẽ như lớn lên bằng sách, v́ tŕnh độ hiểu biết từ từ được sách nâng đỡ và giúp phát triển, càng ngày nhận thức càng mở mang rộng hơn và tŕnh độ hiểu biết càng nâng cao hơn. Trong thế giới ngày nay có nhiều sự quyến rũ khác khiến con người, nếu ngay từ bé đă bập vào sách, có thể cho là"định mệnh"- Thượng Đế hiểu mi muốn ǵ để can thiệp. Sách, trong cả cuộc đời sẽ luôn luôn là thứ giúp mi cùng lớn, cùng trưởng thành theo thời gian sống của mi, với điều kiện luôn luôn phải đọc. Và đọc xong cần phải nghĩ, nghĩa là đủ tŕnh độ để thưởng thức. C̣n nếu không, cuộc đời đi cạnh mi và mi đi cạnh nó, chẳng bao giờ mi là nó cả.
……………………………………………………………….
Lại chuyện học tiếng Việt, ông bố hôm qua gọi điện năn nỉ hôm nay gọi điện băn khoăn: cô giáo ơi con bé nhà tôi nó cứ đ̣i gặp cô xong rồi mới học, có sao không? ...tôi sợ...
Cười trong điện thoại: đứa nào chả thế, anh nghĩ cứ bảo là chúng nó đến học ngay đấy chắc? Vâng, thứ hai nhé...gặp ở...
Nhớ cách đây vài năm một cô bán ở chợ cũng vậy, thằng con trai bị bố đốc thúc đi học tiếng Việt" bà nội chỉ ước một lần nói chuyện mà mày hiểu thôi con ơi!" -nó bèn ra điều kiện với mẹ phải gặp cô giáo trước. - tôi đồng ư.
Gặp một thanh niên kính cận to hơn mặt, nh́n cô không nói không rằng: em tên là ǵ? -Attila vagyok - Không, tên Việt cơ, tiếng Việt không có tên này- Hai vagyok( tôi là Hai)- có dấu ǵ không em? Nó ngẩn ra. -em gọi điện hỏi mẹ đi, và ḿnh thử nói bằng tiếng Việt nhé?- Không, nó trả lời, rồi rút mobil gọi mẹ, rồi bảo: có dấu như cái móc ấy.- À, Hải, tên đẹp thế, em có biết tên em nghĩa là ǵ không? Biển đấy, tên con trai VN thường có ư nghĩa ḷng dũng cảm, sự rộng lượng, sức mạnh...-tôi giải thích....Tối hôm đó mẹ nó cuống lên v́ mừng, gọi điện cho tôi, ông con trai bằng ḷng đi học "v́ bố mẹ đấy nhá"
Thế mà cậu sinh viên đó theo học tôi 3 năm liền, giờ nhớ lại buổi đầu tiên gặp nó vẫn buồn cười. Nó tốt nghiệp đại học, đi làm rồi. Nói chuyện được với bà nội chưa th́ không biết.
C̣n một chàng trai khác bán ngoài chợ, măi sau này mới biết là con trai của một bạn học dưới năm, mẹ nó người Hung. Chàng trai này rất chăm, cứ đóng cửa hàng xong đến cô giáo học từ 5h chiều đến 6h30 tối, mới vào học nó chỉ biết vài câu chào, nhưng rất cặm cụi ghi chép, hỏi đủ thứ. Có lần tôi đang giảng giải bỗng thấy nó ngủ gục ngay trước mặt ḿnh, tay vẫn cầm bút, dựa vào thành ghế ngủ ngon ơ không biết tư ǵ. Cậu ta học 2 năm liền vào các tối như thế, sau rồi một hôm bẽn lẽn báo tin cho cô giáo: em vừa về VN lấy vợ, hồi em đi học là em mới quen cô ấy. A, t́nh yêu có sức mạnh thật!
Bố nó, người đàn ông vừa gọi điện ban năy, khoe đă có cháu nội, giờ, bắt con em gái của cậu đấy đi học tiếng Việt tiếp....biết đâu ông ta lại có rể Việt trong tương lai? hahahah....
(viết đến đây chợt thấy bản thân đời sống ly kỳ thật....)
(2019. június 25)
NGUYỄN HỒNG NHUNG