LỚP  HỌC TIẾNG

Một lần nữa, lại có chuyện để kể về bọn trẻ con Việt nam sinh ra và lớn lên ở Hungary  học tiếng mẹ đẻ. Bọn trẻ này như một nhóm người đặc biệt mà phần lớn tôi chỉ gặp trong vài tiết học ngắn ngủi mỗi cuối tuần tôi đảm đương, nhưng luôn mang lại cho tôi nhiều xúc cảm lư thú.

Thông qua một hoạt động cộng đồng mang một nội dung văn hóa thuần túy „quê ta”, truyền cho một lũ trẻ „hô hấp hàng ngày” ở một „xứ khác”, những tiết học tiếng Việt này mang dáng vẻ, t́nh tiết, không khí thật…chẳng giống ai! Bọn trẻ giống những cái cành trên một cái cây: gốc là cha mẹ-dân châu Á, nhưng rễ cắm xuống để hút nước, khoáng, tiếp xúc không khí, nắng ...lại ở một mảnh đất châu Âu, nên chúng hẳn phải là những „thực thể đặc biệt” rồi.

Nguyên nhân đầu tiên chúng đến lớp phần lớn v́…bố mẹ. Phụ huynh nào cũng: „mong ước của tôi là cháu biết tiếng Việt”, nhiều phụ huynh không chỉ biết và c̣n vận dụng (thành thạo) câu thành ngữ VN” dao sắc không gọt được chuôi” để”tống” chúng đến lớp học, v́ quả thực, nhiều đứa chỉ chịu nói tiếng Việt với…cô giáo.

 Đối với tôi, mỗi đứa trẻ trong lớp học tiếng Việt là một ví dụ sinh động của sức sống quanh ta. Từ chúng, có thể thích thú nhận ra những bất ngờ tuyệt vời của tính cách người mà môi trường bên ngoài như chất xúc tác tạo ra trăm ngh́n biến thiên suy tưởng, ứng xử, cảm nhận khi con người tiếp xúc nhau. Có lẽ, từng cá nhân để lại dấu ấn của nó trong ḷng người khác như thế.

Trong một lớp học buổi chiều, ngay những giờ đầu tiên tôi đă chú ư đến một cậu bé có khuôn mặt bầu bĩnh và đôi mắt to đen lay láy, đúng là chân dung trẻ con Việt nam trong các ảnh ta thường thấy. Để ư v́ nó hay thở dài lúc ngồi học, hoặc gục đầu xuống bàn hồi lâu như để ngủ, gọi, nó ngồi thẳng dậy. Đôi mắt đen cứ phảng phất cái ǵ đó không chịu nói ra. Tôi khéo léo ḍ hỏi nào là có phải v́ em mệt không, có phải v́ đói không, có phải v́ ít thời gian ngủ quá không, có phải v́ không hiểu cô giảng không, có phải v́ mẹ mắng không…vân vân và vân vân…

Thằng bé „không buồn”  trả lời, chỉ tṛn xoe đôi mắt đen láy như hai hạt nhăn nh́n cô giáo, dù tôi có hỏi bằng tiếng Hung đi chăng nữa. Đành phải thử bằng cách…bắt đọc. Nó đọc tiếng Việt rất chậm chạp, đắn đo, đều đều, ngắc ngứ dừng lại ở các dấu, tôi bảo, cái tiếng Việt mà em đọc „nhạt như nước lă”, nó ngơ ngác cùng cả lớp, tôi giải thích, chẳng ngờ thằng bé”u sầu” này toét miệng cười, ôi, nụ cười làm khuôn mặt nó bừng sáng và xinh xắn như một đóa hoa vang bên cổng trường làng!

Đột nhiên, tôi nhận ra v́ sao nó kỳ quặc. Tôi bảo: tại v́ em chán, đúng không? Nó lại toét miệng cười, gật đầu. Đấy, những đứa thông minh nhiều khi chán rất nhanh những tỷ mỷ dặn ḍ hoặc lôi thôi giải thích, đừng lầm bọn ngồi trước bảng nghe giảng là một lũ thụ động chỉ biết tiếp thu. Tôi bèn thay đổi cách dạy. Tôi dạy một cách rắc rối hơn, khó hơn. Tôi đánh đố chúng bằng các từ mới, rồi bắt chúng đặt câu minh họa. Quả nhiên, từ lúc đó trở đi cậu bé này bớt „u sầu”, nó lập tức sử dụng trí tưởng tượng và cái óc thông minh nhanh như chớp, làm tôi buồn cười nhiều lần v́ sự trong sáng của nó.

Tôi bảo cả lớp:

-         Nào, chúng ta vừa học xong từ CON SÂU, mỗi bạn lên bảng viết cho cô một câu có từ con sâu xem nào.

Cậu bé „u sầu” viết lên bảng:

-         Mẹ em thích ăn con sâu lắm.

Lần này kẻ ngơ ngẩn là tôi. Hỏi những đứa khác, một cô bé thỏ thẻ: mẹ cũng thích ăn… thằng anh trai của cô bé kia bảo bố em cũng thích ăn. Chúng ân cần giải thích cho cô giáo: đây không phải con sâu Hungary đâu, con sâu Việt nam. Chúng tả. Nghe xong tôi lập tức viết lên bảng một chữ to tướng:

-         CON NHỘNG.

Và bắt đầu kể cho cả lớp nghe về „con sâu Việt nam” ăn được. Hỏi chúng: thế các em có ăn không? Cả lớp lắc đầu. (Y như tiếng Việt vẫn là ngoại ngữ ấy mà). Tôi đề nghị: về nhà bảo bố mẹ mua nhộng, xem bố mẹ rang lên như thế nào, ăn với cơm và đến lớp kể lại ấn tượng nếm con nhộng cho cô giáo nghe, được không?  Cả lớp cười cười, ai mà biết khi nào chúng sẽ thử?  nhưng biết đến một khả năng”nếm trải” làm người Việt nam là được rồi.

Lần khác, tôi (thử) cho chúng học một bài thơ mà (ngày xửa ngày xưa- thời tôi cũng  là trẻ con) được coi như một trong những bài thơ trẻ con cảm động và có tác dục giáo dục (rất cao!). Tác giả bài thơ này hồi đó được coi như một thần đồng nhí khiến (cả miền Bắc VN) kinh ngạc. Và những bài thơ như vậy tất nhiên phải đưa vào sách giáo khoa (!).

Bài thơ này khá nhiều từ mới, cả lớp đọc, rồi tôi giải thích, chúng viết vào vở, đứa nào cũng gật khi cô giáo hỏi có hiểu không? tôi bảo: tả lại cho cô nghe mẹ bạn ấy làm ǵ ngoài đồng, c̣n bạn ấy làm ǵ ở nhà nào? Chúng tả, rất kiên nhẫn, nh́n vào từng từ mới, chậm răi ghép câu.

Nhưng trông chả đứa nào sung sướng! Thậm chí cậu bé „u sầu” lại thở dài!

Tôi bèn bảo: thế các em có thấy bài thơ này hay không?

Chúng nh́n nhau, cười khúc khích, rồi…rụt rè lắc lắc đầu. Cả lớp lắc đầu!

Tôi bèn bảo: bây giờ mỗi bạn nói một ư kiến riêng nhé, các em muốn nói ǵ cũng được, tha hồ, thoải mái, chê cũng được, khen cũng được, cô sẽ ghi lên bảng xem chúng ḿnh thấy bài thơ này thế nào.

Cả lớp đă quen với việc cuối giờ tha hồ tự do phát biểu cảm tưởng của ḿnh với cô giáo về các bài học, nên chúng lần lượt nhận xét:

1.    Bài thơ chả hay, v́ toàn là khổ, mẹ th́ phải đi làm khổ (cậu học tṛ T. béo nhất lớp trịnh trọng chen ngang: như nô lệ), nắng cũng phải làm ngoài đồng (cậu học tṛ B. bé nhỏ nhất lớp bảo: có mỗi một cái áo th́ bị bạc màu)

2.    Bạn trong bài thơ (xưng là con ấy) th́ phải làm mọi việc như người lớn  (cô giáo hỏi tại sao bạn ấy lại bảo „con chưa ngoan”?- một ḿnh cô bé H. trong lớp hiểu và trả lời: v́ bạn ấy làm nhiều rồi mà vẫn chưa nhiều bằng mẹ). Bọn con trai trong lớp thi nhau bảo: tội nghiệp. Cô giáo hỏi: ai tội nghiệp? mẹ hay bạn ấy? Chúng cười khúc khích, anh béo T. trả lời: cả hai.

3.    Cô giáo hỏi tại sao các em bảo bài thơ không hay? Cả lớp lại cười rúc rích, cậu bé”u sầu” nói: v́ không giống bài thơ. Cô giáo hỏi: như thế nào giống bài thơ và hay? cậu bé”u sầu” nghĩ một chút rồi toét miệng cười rất xinh: như bài „CON RUỒI” của Szabó Lőrinc ấy.

Thế là tối hôm đó về nhà, tôi lục tập Thơ Szabó Lőrinc tuyển tập, t́m ra bài thơ cậu học tṛ thích, và dịch nó ra tiếng Việt. Tôi định bụng sẽ mang bản dịch này đến lớp để lũ trẻ đối chiếu với bản tiếng Hung, để học từ Việt mới, và biết đâu, chúng sẽ lại nói tiếp cho tôi những phát hiện trẻ thơ mới về văn hóa người thông qua các ngôn ngữ khác nhau.

CON RUỒI

Bên cửa sổ bé Lóci nh́n

một con ruồi ḅ lên ḅ xuống

 bé muốn, đập cho mày chết

nhưng không nỡ.

 

Tôi đọc, c̣n Lóci bực bội

con ruồi nheo nhéo hát.

-Bố ơi – sau cùng đứa bé gọi-

con ruồi không làm phiền bố à?

 

-Không- tôi bảo. Lóci đi ra

rồi quay vào với một cái bút ch́,

chằm chặp nh́n con ruồi

đang vo ve trên miệng lọ.

 

Chằm chặp và điên tiết rơi theo

như thợ săn sổng mất con mồi:

ḷng cực kỳ cáu kỉnh, v́ trong tim

 niềm thương hại thức tỉnh.

 

Rồi bé nói: -Ở đây không đọc được!-

-Con giết nó nhé?- Bé lại bảo.

-Con giết đi!- Tôi cứng cỏi,

rồi nh́n thằng bé, chọc,

 

một-hai nhát - bằng cái bút ch́-

và giờ đây ruồi hết vo ve,

c̣n Lóci sướng rơn, cử chỉ anh hùng

cùng niềm vui

không phạm tội.

( Szabó Lőrinc: CON RUỒI)

 

Ở một lớp tiếng Việt khác, lớp này toàn những đứa lớn, đang học cấp ba hoặc đại học, hoặc trường học nghề, thậm chí có đứa bỏ ngang đi làm, và vài ba học tṛ Hung  học tiếng Việt v́ „nửa kia” của ḿnh là người Việt nam. Lớp học này mang cho tôi những ấn tượng khác. Ấn tượng đầu tiên: đúng là lũ đi học …ngoại ngữ, mấy đứa kém nhất không biết câu tiếng Việt nào (dù cả bố lẫn mẹ là người Việt nam), đứa khá nhất biết nói nhiều từ hơn, nhưng không biết đọc, không biết viết.

Trong lớp này, học tṛ „cưng” của tôi là một anh chàng lai hai ḍng máu Hung-Việt, nó học rất nhanh, rất thông minh, lém lỉnh, nhưng điều tôi thích nhất ở nó là sự khám phá không biết mệt mỏi những ly kỳ liên quan đến thứ ngôn ngữ” mẹ đẻ” - mà vẫn phải học từ đầu!

 Đúng thế đấy!

Giờ đầu tiên, tôi hỏi cả lớp: tại sao các em muốn học tiếng Việt? –Bởi cái lớp lớn này tụ tập không phải do phụ huynh, mà do chúng tự t́m đến.

Anh chàng lai có nước da ngăm ngăm và đôi mắt sáng ngời, miệng lúc nào cũng  toét ra cười, rộng đến tận mang tai, nghe tôi hỏi nó trả lời:

-         Em muốn học v́ đây là tiếng của bố em, bố em bảo em cần biết tiếng mẹ đẻ của bố em, tiếng mẹ đẻ lại c̣n phải học mới biết, hihihi…buồn cười quá.

Tôi hỏi nó biết bao nhiêu từ tiếng Việt rồi? nó dừng lại như suy nghĩ, rồi trịnh trọng phát âm như phun ra một làn sóng lượn: p-h-ơ-ở.

Không biết bao nhiêu lần chàng trai này làm tôi lăn ra cười v́ cách phát âm cũng như nhận xét của nó về các dấu trong tiếng Việt. Nó đặc biệt thích dấu hỏi (?)  nó bảo cái dấu này như reo vui khi ta đọc nó. Điệu bộ của nó khi phát âm các dấu mới ngộ nghĩnh chứ: đọc dấu sắc nó ngước mắt nh́n vút lên trần nhà, đọc dấu nặng (.) nó lập tức nh́n xuống đất, và khi đọc các dấu khác bàn tay phải của nó giơ lên hạ xuống, uốn lượn như một nhạc trưởng chỉ huy dàn nhạc. Đọc từ có dấu sắc nó kéo thật dài, lên giọng thật cao và bảo cô giáo, nó ṭ ṃ muốn biết độ cao của cái dấu này lên đến đâu th́ hết (đ-u-ú-ú-n-g  rồi- nó đọc.)

 Như tất cả mọi kẻ lém lỉnh khác, anh chàng thích một lô các từ mà theo nó, mới hấp dẫn làm sao, nó chỉ ŕnh để sử dụng những từ nó thích, và sau khi phát âm chúng xong, nó toét miệng cười rộng đến tận mang tai. Nh́n nó những lúc đó sẽ hiểu thế nào là khái niệm vô tư và hạnh phúc của con người.

Ví dụ, nó rất thích nói: vâng ạ, hoặc: đúng rồi, chết rồi  - và bảo trong các đại từ nhân xưng nó ghét từ cháu (từ này không dễ thương)

C̣n tôi thừa biết tại sao nó ghét từ: cháu, bởi nó luôn luôn vấp phải sự phân vân không biết chữ U cuối cùng hay chữ O cuối cùng? Bởi nó cứ nói nhầm: Cháo chào bà ạ! - là cô giáo nghiêm nghị trả lời : cháo (xúp gạo) không biết chào như người! –Cả lớp lăn ra cười, c̣n anh chàng cuống cuồng mở sách, t́m.

Nó học tiếng Việt hai học kỳ, sau đó về Việt nam nghỉ hè, quay lại, nó tiếp tục đến lớp học tiếp. Nó nóng ḷng gặp cô giáo để kể những mẩu chuyện tiếng Việt ly kỳ của nó ở Việt nam:

-         Em về, đi du lịch cùng hai bạn nữa, bố mẹ cũng đều là người Việt nam, nhưng các bạn ấy chỉ biết nói, không biết đọc và viết như em. Một hôm chúng em đi đến một tỉnh (ǵ ấy) xa lắm ở miền Trung, vào một quán ăn, nhưng  em không hiểu các món ăn họ nói là ǵ, v́ tiếng Việt của họ khó hiểu lắm. Họ bèn viết ra giấy cho chúng em xem, mỗi ḿnh em biết đọc, em đọc lên nhưng không hiểu, hai bạn kia lại hiểu, v́ em không biết nhiều từ, thế là ba đứa chúng em giúp nhau. Họ viết: cá rán, em đọc lên, nhưng không hiểu là ǵ, hai bạn kia lại hiểu (nhưng không đọc được), rồi dịch ra tiếng Hung cho em biết. Vui ơi là vui. Em về nhà kể cho bố em nghe về bữa cơm hôm ấy, bố em bảo: Chúng mày đúng là một lũ mù câm điếc!

Một cậu chàng khác đang học đại học lại có những „vấn đề” riêng, cậu chàng này biết rất nhiều từ, nhưng lại không biết đọc và viết, và khi nói, luôn luôn nói …trống không. Tôi nhắc đi nhắc lại nhiều lần cho cậu chàng biết khía cạnh t́nh cảm, cảm xúc trong các đại từ nhân xưng tiếng Việt, nên xưng hô trống không là một điều chả dễ chịu chút nào với tất cả các loại tai. Nhưng đúng là:”nước đổ đầu vịt”, nó vẫn thế, khiến tôi ngờ có cái ǵ đấy sau hậu trường đă tạo ra cái tính cách như thể bất cần, lạnh lùng, ăn nói ngắn gọn và rất ít khi cười của nó.

Một lần học về chủ điểm Gia Đ́nh, tôi hỏi nó về người cha, người bố, người chủ gia đ́nh trong gia đ́nh nó. Nó trả lời:

-         Bố hết rồi.

Hừm! nghĩa là cái ǵ? –Tôi khéo léo đặt những câu hỏi ṿng quanh để t́m hiểu, chả ăn thua, vẫn không hiểu nó định nói ǵ, v́ nó nhất định không nói thêm.  Măi sau này, qua những người khác tôi  mới biết khi nó c̣n bé xíu, bố nó chán cảnh buôn bán lặn lội ở nước ngoài, bàn với mẹ nó trở về Việt nam nhưng mẹ nó không chịu, thế là bố nó bỏ về nước một ḿnh, c̣n lại chỉ hai mẹ con bao bọc nhau sống tiếp ở đây.

Một lần, tôi bảo cả lớp đặt câu với những danh từ và tính từ nào ḿnh biết. Cậu chàng”nói trống không” này đưa vở cho tôi xem, trong đó có một câu:

-         Quả táo này to phết.

Tôi ngỡ ngàng, gọi nó lên bàn giáo viên và hỏi: to phết là ǵ? Nó im lặng, lát sau trả lời: Không biết. Bố hay nói thế.

Đấy,  vô thức cũng là văn hóa  người, đau hay không đau chưa cần biết, nó cứ in dấu vào con người trước nhất cái đă, từ những ǵ, từ những ai sống gần nhất với nó.

Tôi luyện cho chàng trai này hết „nói trống không” bằng cách lúc nào cũng phải dùng đại từ nhân xưng trước hết: em chào cô, tôi chào bạn, tôi chào các bạn… Tan buổi học, nghe nó lí nhí chào: em chào cô giáo, bao giờ tôi cũng trả lời: cô chào em, thấy nó quen dần, đến một hôm, hỏi cái ǵ đó, nó trả lời: em không biết- thay cho trước đây chỉ: không biết- tự dưng thấy vui vui.

Trong lớp có một chàng trai người Hung, đă đi làm, mới lấy vợ là một cô bạn người Việt nam học cùng lớp thời sinh viên. Mối „lo âu” lớn nhất của anh chàng này là…đi t́m động từ trong câu! Có hôm, cả lớp lần lượt đọc to bài khóa, sau đó cô giáo giải thích từ mới, giải thích nghĩa của cả câu, tôi thấy cậu chàng cứ băn khoăn, lẩm bẩm một ḿnh, rồi lật vở t́m ǵ đó trong các bài đă học trước. Tôi hỏi, bảo nó nói to nỗi băn khoăn lên xem nào? Nó cười nh́n cô giáo với vẻ rất khổ sở: lại một câu không có động từ! Học được vài tháng, nó hư hửng phát biểu: bây giờ em bắt đầu quen câu tiếng Việt thiếu động từ rồi.

Trong lớp có một cô học tṛ cũng rất…hoàn cảnh. Buổi đầu tiên đến lớp, cô bé  có mớ tóc dài đến thắt lưng, đen nhánh rất „con gái Việt nam” được bố đưa đến lớp. Ông bố nói một tràng tiếng Việt, cô bé đáp lại bằng tiếng Hung. Tan giờ học, ông bố đến đón, nắm tay con gái, hai bố con đi về cùng tôi một đoạn đường, bố kể mọi chuyện của bố bằng tiếng Việt, con trả lời và kể chuyện của con bằng tiếng Hung.

Những buổi học sau, tôi ṭ ṃ hỏi cô bé có hiểu hết những ǵ bố nói với em không? cô bé trả lời: đại khái thôi (chắc ông bố cũng thế với con!) Nhưng không chỉ cô bé này không hề biết tiếng Việt, dù cả bố lẫn mẹ đều là người Việt nam, một cô gái ( lớn hơn) trong lớp cũng thế. Với hai cô học tṛ này, bên cạnh vẫn dạy chữ cái, cách phát âm, học từ, như các bạn, đôi khi tôi phải dùng những cách dạy khác, chẳng hạn cho bài tập về nhà theo câu.

-         Hôm nay nhé, các em về hỏi bố mẹ câu sau đây: bố mẹ đi làm có mệt không? Có đại loại ba phương án trả lời: 1/ Mệt, con ạ. 2/ không mệt con ạ. 3/ hơi mệt thôi, con ạ. Các em nghe, ghi lại và đến lớp nói cho cô biết bố mẹ chọn phương án nào? hoặc bố mẹ nói câu ǵ khác?

Cứ thế tôi đặt ra hàng loạt t́nh huống, và mấy cô học tṛ”ngơ ngác” này của tôi phải cùng lúc hỏi, nghe trả lời, ghi lại để đến…tŕnh cô giáo, nhưng chúng tiến bộ rất nhanh.

Lạ nhất là mỗi đứa có một „mắc mớ” riêng, ví dụ anh chàng”nói trống không” bao giờ cũng viết „quả chanh” thành „quả tranh”, „con trâu” thành „con châu”, cứ đến tr ch là nó…hốt hoảng thận trọng…để rồi lúc nào cũng sai.

Cô bé tóc dài chưa bao giờ lập tức nói đúng nghĩa của ba từ : nóng, nắng, nặng, nó luôn luôn nhầm lẫn. Sau cùng, tôi đề nghị:

-         Thế này nhé: nắng là trời nắng phải có ông mặt trời nên trên đầu nguyên âm a có ông mặt trời cười đấy. C̣n nóng th́ ḿnh phải…phồng má kêu lên: n-ó-n-g quá, phồng như chữ o ấy. C̣n nặng th́ có một ḥn bi rơi xuống chân v́ ḥn bi nặng như dấu nặng (.) mà…

Cô học sinh tóc dài của tôi cười nghiêng cười ngả, nhưng cũng từ đấy nó hết nhầm mấy từ này với nhau.

Ôi!  Học tiếng Việt!

Nguyễn Hồng Nhung (Budapest. 2014.05. 24)