PhepLichSuHangNgay-HLaszlo-NHNhung

            HALÁK LASZLÓ

 

 

phép
lịch sự
hàng ngày

 Nguyễn Hồng Nhung dịch từ nguyên bản tiếng Hungary

(In lần thứ 5-2006)
Nhà xuất bản Thanh Niên

 

 

 
 
 
 
 
 
 
 
 
Lời nhà xuất bản

 

Cuộc sống hàng ngày bao gồm những mối quan hệ tinh tế và sự giao tiếp thật phong phú và đa dạng. Mỗi người chúng ta c̣n sống, c̣n phải giao tiếp, c̣n phải ứng xử - bởi lẽ chúng ta sống giữa xă hội và giữa những con người. Trong cuộc sống hàng ngày, một người biết cách ứng xử, giao tiếp lịch sự, làm đẹp ḷng người, là biểu hiện một người có văn hoá.

Tuổi trẻ chúng ta ngày nay có nhiệm vụ làm cho nước nhà giàu mạnh về của cải vật chất, đồng thời làm phong phú và giàu có thêm kho tàng giá trị tinh thần, trong đó, có những giá trị trong cuộc sống thường ngày về ḷng nhân ái, về phép ứng xử thông minh, lịch sự.

Những năm gần đây, Nhà xuất bản Thanh Niên đă cho ra mắt bạn đọc loại sách hướng dẫn lối sống, trong đó có một số cuốn do các nhà khoa học và giáo dục Việt Nam viết đă được bạn đọc chú ư như " Con người văn minh sống như thế nào?", "Văn minh, lịch sự, tế nhị", "Từ cái bắt tay đến lời ăn tiếng nói", "Lịch sự giao tiếp trong t́nh yêu", "Mốt và vẻ đẹp tuổi trẻ" v.v ...

Cuốn "Phép lịch sự hàng ngày" của Halák László( lần đầu tiên xuất bản ở Việt nam năm 1986-từ đó tới nay liên tục tái bản)  đề cập đến nhiều khía cạnh trong đời sống hàng ngày. Tác giả không áp đặt phải làm thế này, thế kia, mà bằng giọng điệu hết sức thoải mái nhưng cô đọng, đă gợi cho chúng ta những phương pháp suy nghĩ và hướng ứng xử sao cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. Có thể nói đây là phép ứng xử lịch sự của nhân loại văn minh mà dân tộc nào cũng thấy bóng dáng của ḿnh. Tuổi trẻ Việt Nam ta cần tiếp cận với những văn minh ứng xử của nhân loại nói chung và của các dân tộc khác trên thế giới để bổ sung cho lịch sự giao tiếp của dân tộc ḿnh. Đồng thời, trong thời đại ngày nay, sự giao lưu và tiếp xúc quốc tế ngày càng mở rộng th́ sự hiểu biết kiến thức Văn minh giao tiếp nhân loại cũng thành nhu cầu của mỗi người chúng ta.

Chúng ta hy vọng cuốn sách này góp phần đáp ứng nhu cầu của các bạn trong cuộc sống hàng ngày.

Nhà xuất bản Thanh Niên

 

 

 

 

 

Đôi lời vào sách

 

Chúng ta, trong cuộc sống, thường bị rơi vào những hoàn cảnh rất cần đến những lời chỉ dẫn về phép lịch sự. Bởi v́, hoặc chúng ta không t́m ra quan điểm riêng của ḿnh, hoặc chính những quy tắc về phép lịch sự cũng bị thiếu một định nghĩa thông thường. Ai có thể nói rằng, chúng ta - những người lớn - biết ǵ và không biết ǵ trong cách ứng xử được chấp nhận! Cũng không ai đưa ra một câu trả lời chắc chắn. Cuốn sách này chứa đựng những lời đề nghị cho một số quy tắc giao tiếp thông thường nhất.

Nó có thể giúp ích cho các chàng trai, các cô gái làm quen với cách thức ứng xử. Tất nhiên, sách không thay thế được tất cả. Người thầy tốt nhất vẫn là những kinh nghiệm của mỗi người thu được từ cuộc sống.

Các bạn trẻ sẽ học, sẽ làm quen với những giá trị đạo đức - nền tảng xây dựng nên cách thức ứng xử lịch sự. Có thể nói cuốn sách này sẽ ít có hiệu quả hơn nếu không có sự nhất trí của bạn đọc lớn tuổi. Thậm chí, bạn đọc lớn tuổi sẽ t́m ra cách ứng xử mới hoặc định nghĩa chúng hay hơn. Và như vậy, thực sự cuốn sách cũng có ích phần nào đối với những người lớn.

Bằng sự khiêm tốn lịch sự nhất, bạn đọc thân mến hăy đồng ư với chúng tôi rằng cuốn sách này mới chỉ nêu lên được những nét cơ bản nhất của các quy tắc ứng xử.

Và bạn đọc sẽ đồng ư với kết luận sau cùng của cuốn sách này: "Cách thức ứng xử lịch sự không chỉ làm chúng ta dễ chịu trong từng khoảnh khắc, mà thậm chí, nếu thiếu nó như một quá tŕnh khó có thể xây dựng được một xă hội văn minh và phát triển".

                                                                           Halák László

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


1. Cơ sở tạo ra
cách ứng xử của chúng ta

 

Ai c̣n sống, người ấy c̣n ứng xử.

Bởi v́, không ai có thể sống tách rời những người khác và muốn ứng xử thế nào cũng được.

Cách ứng xử của những người khác sẽ làm sự chung sống cùng với chúng ta trở nên dễ chịu, hoặc khó chịu. Và tất nhiên chúng ta có thể trở thành những người sống chung rất tuyệt hoặc ngược lại chỉ có thể chịu đựng được đối với những người khác.

Không phải phép lịch sự quy định những quy tắc ứng xử, mà là đạo đức, nói đúng hơn là pháp luật quy định. Những ǵ luật pháp cấm th́ đạo đức cũng như phép lịch sự cũng không cho phép. Có những trường hợp ngoại lệ nhưng không phải phổ biến.

Cuộc sống của chúng ta chính là những cái hằng ngày và may mắn làm sao, có rất ít những sự kiện đặc biệt quan trọng. Những quan tâm vặt vănh đặc biệt liên quan đến cuộc sống của ta, khiến cuộc sống hàng ngày hoặc trở thành dễ chịu hoặc trở nên không thể chịu đựng được.

Việc làm quen, cũng như cách tập các thói quen tốt nhất trong cách thức ứng xử sẽ khiến ta giảm đến mức ít nhất những thói quen sống không đẹp.

Chắc mọi người đều biết khối Rubic, một "con súc sắc có phép lạ". Hăy thử tưởng tượng đến "con súc sắc có phép lạ" đó. Trên mỗi mặt súc sắc, thay thế màu sắc khác nhau, chúng ta coi mặt này ghi "phụ nữ", mặt khác là "đàn ông", mặt khác nữa là "thanh niên", mặt khác là "người đứng tuổi", mặt thứ năm "người theo đạo", mặt thứ sáu "người vô thần". Nhưng những điều này cũng chưa đủ để tiếp cận đến cách ứng xử với nhau giữa những nhóm người có quan hệ với nhau.

Chúng ta hăy chia khối Rubic làm 9 phần đặc trưng cho từng loại h́nh ứng xử: Cách chào hỏi, cách xưng hô, vệ sinh, trang phục, giải trí thể dục thể thao, du lịch, ứng xử nơi làm việc. Và như vậy, chúng ta thấy rằng c̣n xa mới đạt được phong cách ứng xử đạt nhất từ 9 mặt đó.

Lấy một ví dụ: Bạn là nhân viên ngoại giao trên đường công tác và bạn cùng ngồi một ghế với cô gái xinh đẹp đi du lịch. Cô gái muốn nói chuyện, c̣n bạn lại muốn nghe chương tŕnh nhạc nhẹ từ chiếc đài mi-ni của bạn. Thật trớ trêu, bạn muốn lấy cái đài từ trong vali giữa đống lộn xộn quần áo lót, khăn mặt, bàn chải đánh răng. Bạn sẽ làm ǵ?

Có nên nói chuyện với những người xa lạ trên phương tiện giao thông công cộng?

Bạn gái có nên làm quen trước hay không?

Có nên hỏi xem người đồng hành đi đâu, làm ǵ? Khi ấy tốt nhất nên nói chuyện ǵ?

Có nên từ chối mọi biểu hiện làm quen, muốn nói chuyện của người khác không?

Có nên trang điểm trước mặt người khác không? Trang điểm, gồm những ǵ? Chải đầu, đánh phấn, thắt lại cra-vat, sửa lại áo quần?

Có nên nghe đài ở nơi công cộng, cả khi ta có tai nghe? Nghe đài có khác ǵ loa công cộng".

Có nên bày những quần áo lót trước mặt người khác khi cần t́m vật ǵ đó không?

Khối Rubic thần diệu sẽ t́m ra một giải pháp nào đó thoạt tiên có vẻ vô lư nhưng hiện thực. Và dĩ nhiên, chúng ta phải xác nhận giải pháp nào là hợp lư nhất cho các câu hỏi trên đây. Đó là điều chúng ta cần biết đến.

Sự hoà hợp trong cách ứng xử -
hành động có suy nghĩ

Cách ứng xử lịch sự chỉ có được nếu bạn biết suy nghĩ. Quy tắc đầu tiên của chúng tôi là: Cần phải làm quen nhiều quy tắc, và cần phải suy tính đến những điều kiện, những hoàn cảnh để ứng dụng trong quy tắc đó.

Sự tôn trọng truyền thống

Có thể coi quy tắc cơ bản tiếp theo là: Chúng ta hăy tôn trọng truyền thống của cách ứng xử, bởi v́ những truyền thống này nhiều khi cứu chúng ta khỏi trách nhiệm về một quyết định nào đó.

Nhưng cứu như thế nào? Phải chăng chúng ta muốn được giải phóng khỏi những điều kiện của hành động ngay lập tức mà không cần suy nghĩ? Thực ra cái truyền thống trong cách ứng xử đă tự điều chỉnh hành vi của chúng ta, tức là người ta hành động, theo thói quen mà không cần suy nghĩ. Và như vậy, cuộc sống của ta sẽ dễ dàng và những khó khăn phải đương đầu sẽ không làm ta choáng váng.

Những thói quen và truyền thống sẽ tạo điều kiện cho cách thức ứng xử của chúng ta, nếu như chúng ta không trở thành nô lệ cho thói quen, hoặc làm theo truyền thống một cách máy móc.

Những quy tắc ứng xử vĩnh cửu

Những quy tắc ứng xử là kết quả của cuộc sống chung giữa những con người, của các mối quan hệ xă hội, giống như đạo đức và các chuẩn mực pháp luật, không có những quy tắc ứng xử tách rời khỏi xă hội, nhưng mỗi xă hội khác nhau có rất nhiều cách sống, ứng xử khác nhau.

Dù là xă hội nào, về cơ bản, các quy tắc ứng xử cũng chia làm hai loại:

Thứ nhất là loại ứng xử "vĩnh cửu", loại này điều chỉnh hành vi con người một cách hợp lư. Những loại quy tắc này có thể thấy rơ bằng con đường xem xét logic của nó. Chẳng hạn một cách thức đơn giản nhưng "vĩnh cửu" là người ở châu Âu ăn xúp bằng th́a - ít nhất trong ư nghĩ là không thể ăn xúp bằng dao, dĩa hoặc đũa, mặc dù ăn xúp có thể thực hiện bằng nhiều cách, như húp hoặc chấm bánh ḿ vào xúp. Tất nhiên, nếu nhấn mạnh đến quy tắc ứng xử lịch sự th́ không nên ăn xúp bằng những dụng cụ ăn bất tiện khác.

Những quy tắc ứng xử khác biệt

Loại thứ hai là những quy tắc ứng xử mà những người áp dụng để phân biệt với những người không sử dụng.

Chẳng hạn, cách thức trang phục, cách thức chào hỏi trước kia của tầng lớp quư tộc. Mục đích đầu tiên của sự khác biệt này nhằm nâng địa vị xă hội của họ, phân biệt họ với  tầng lớp thấp hơn. Nhưng quy tắc ứng xử loại này có thể học được. Ngày nay vẫn c̣n có loại quy tắc ứng xử kiểu này, ví dụ các câu lạc bộ thể thao, một nhóm nhỏ bạn bè hoặc quan hệ thân mật nào đó vẫn mang cách ăn mặc, nói năng cư xử riêng. Tất nhiên mục đích phân biệt của những nhóm này cũng không phải là mục đích duy nhất.

Kinh nghiệm cho thấy rằng loại quy tắc ứng xử có thể học được này cùng với thời gian cũng có thể trở thành loại quy tắc " vĩnh cửu".

Quy tắc ứng xử của con người -
một thực thể xă hội

Con người mang hai tính chất: Tính chất tự nhiên và tính chất xă hội.

Con người, như một bộ phận của thế giới sống, cũng ăn, uống, ngủ, sinh sản, phản ứng lại trước thay đổi thời tiết v.v... và như một thành viên của xă hội: Ăn mặc theo mốt, ăn uống lịch sự, chuyện tṛ, lao động, giải trí v.v... nói tóm lại những hành động không tách rời  thể xác.

Đặc trưng cho con người là những đặc điểm xă hội phân biệt con người với những cơ thể sống khác. Đó là điều đầu tiên.

Bởi vậy hành vi cư xử của chúng ta cũng theo hai nghĩa: Một là những cách thức ứng xử luôn đi kèm với sự tồn tại của chúng ta, hai là loại có thể học được.

Con người giống như các thực thể sống cần thức ăn. Nhưng đồng thời lại khác cơ bản với các thực thể sống ở chỗ họ ăn như thế nào.

Con người cũng sinh sôi nảy nở. Nhưng hơn hẳn thế, họ biết yêu. T́nh yêu của con người phân biệt họ với những thực thể khác. Có hay không những quy tắc ứng xử trong t́nh yêu? Và nếu có, học từ ai và ai học những quy tắc ấy?

Đặc trưng cơ bản của hành động con người là chúng ta cố gắng hành động sao cho nhân đạo nhất - v́ đó là đặc điểm của cách ứng xử con người. Trong khi ứng xử với nhau, chúng ta cố gắng loại trừ những ǵ khiến hành động của chúng ta giống các động vật khác.

Chẳng hạn trong cách thức ăn uống, trước hết chúng ta phải thoả măn được khía cạnh thuận lợi, hợp lư của sự ăn uống nhưng không thể thiếu được khía cạnh làm đẹp bữa ăn của chúng ta.

Một đặc biệt nữa của hành động con người, đó là sự kín đáo. Tính chất nhân đạo của đặc điểm này phân biệt con người với thế giới động vật một cách bản chất. Có những quy tắc ứng xử mang đặc điểm này chẳng hạn như việc giữ vệ sinh cơ thể của chúng ta.

Những quy tắc ứng xử của
sự tồn tại trong xă hội

 Nhiều nhất, tất nhiên vẫn là hệ thống bắt nguồn từ sự tồn tại trong xă hội. Đây là phần khó khăn nhất khi đề cập đến. Bởi v́ có nhiều quan điểm khác nhau, tất nhiên, chúng ta phải học theo số đông nếu như chúng ta muốn trở thành những người đồng hành dễ chịu nhất trong cuộc sống với những người khác. Chúng ta có thể kể một ví dụ: Nên hay không nên trong một đám đông, một phụ nữ ngồi vắt chân lên nhau? Hay chỉ nên ngồi hai đùi khép chặt mới lịch sự? Ta có thể nói thế này không lịch sự, thế khác là lịch sự nếu bỏ qua vấn đề "cặp đùi" mà chỉ nói đến cách ứng xử có tính chất xă hội.

Sự kiên tŕ

Có thể nói trong cách thức ứng xử không có một thước đo tuyệt đối, bởi vậy, chúng tôi cho rằng cần phải hết sức kiên nhẫn đối với nhau, đó là một trong những quy tắc cơ bản của cách ứng xử. Bởi v́, không phải bất cứ một sự lầm lẫn nào cũng với dụng ư xấu.

Sự thích ứng

Rất tốt, nếu chúng ta nghi ngờ chính bản thân chứ không phải chỉ nghi ngờ ư định của người khác. Nhưng cái chính là phải cố gắng thích ứng.

Con người sống trong các môi trường khác nhau, các gia đ́nh, các đất nước khác nhau và theo những phong cách quy tắc ứng xử khác nhau. Bởi vậy không được phép coi thường, xúc phạm người khác v́ những vấn đề ứng xử. Sự kiên nhẫn cùng giúp đỡ lẫn nhau, thái độ quan tâm đến những ǵ khác của bạn tốt đẹp hơn nhiều so với những lời chế giễu hoặc mỉa mai người khác. Chúng ta hăy tỏ ra kiên nhẫn một cách độ lượng nếu ví dụ một người nào đó không nói không rằng vội vă dốc hết đường vào chén cà phê của anh ta. Rơ ràng đấy là một lối ứng xử bất lịch sự, nhưng không lớn đến nỗi phải gây sự với nhau để làm phiền đến những người khách khác.

Sự điềm tĩnh

Chịu đựng thái độ bất lịch sự không phải v́ chúng ta nhát gan hoặc hèn kém. Ḷng tự trọng của con người cũng phụ thuộc vào chuyện để cho ai xúc phạm ḿnh và bằng cái ǵ!

Người phải chịu đựng thái độ bất lịch sự một cách kiên nhẫn sẽ có hành vi ứng xử trả lại điềm đạm - đấy là một cách thể hiện thái độ lịch sự của ḿnh - trái ngược hẳn với sự "trả đũa" nôn nóng không suy nghĩ.

Cần phải tỏ ra kiên nhẫn bội phần nếu thái độ bất lịch sự không xúc phạm trực tiếp đến chúng ta. Một con người nào đó - theo chúng ta - ăn mặc không lịch sự, ăn to nói lớn, tóm lại là một người trông không được lịch sự theo con mắt đánh giá của chúng ta, nhưng không có lư do ǵ để chúng ta khiển trách hoặc thể hiện sự bất b́nh của ḿnh ngay lập tức. Với những hành động đó, tốt nhất nên thể hiện thái độ phản đối của ḿnh một cách tế nhị. Chẳng hạn - quay lại ví dụ về chén cà phê - nếu có một người vội vă lấy đường như vậy, chúng ta hăy giúp đỡ anh ta lấy thêm đường. Đó là một lời nhắc nhở, hoặc ít nhất cũng làm người bất lịch sự không tiếp tục hành động của ḿnh.

Quyền tự do ứng xử

Chính v́ có nhiều cái bất lịch sự không trực tiếp xúc phạm đến chúng ta nên cần nhớ rằng, chúng ta cần phải cho phép cũng như phải thừa nhận quyền tự do trong cách ứng xử của người khác nhiều hơn mức độ chúng ta phải chịu đựng.

Chẳng hạn, cách đánh giá "bất lịch sự" hay không trong cách ăn mặc theo mốt không phải là cái cớ để xúc phạm lẫn nhau. Chúng ta đă nói, không có thước đo tuyệt đối cho cách ứng xử lịch thiệp. Nhưng để có những hành vi ứng xử được chấp nhận và hoan nghênh, hăy dạy ngay những đứa trẻ của chúng ta trước khi thành người lớn có được những kiến thức tối thiểu về ứng xử lịch thiệp.

Về những hiểu biết tối thiểu nói chung

Một trong những mối quan tâm cơ bản của những người dạy dỗ giáo dục trẻ em - như bố mẹ, các nhà sư phạm - là đưa lại cho trẻ những hiểu biết tối thiểu thế nào là đẹp, thế nào là tốt.

Chúng tôi cho rằng đừng nên cố gắng đạt đến mức hiểu biết tối đa những điều chúng ta chưa định nghĩa cho trẻ, mà cần thiết đưa lại cho trẻ những hiểu biết tối thiểu.

Sự nhận biết tối đa của con người về thế giới của ḿnh phụ thuộc nhiều vào thời gian sống, môi trường sống và khả năng cá nhân của mỗi người. Sự vô tận của thế giới - đứng về mặt nguyên lư - đă loại trừ sự nhận biết tối đa.

Nh́n nhận từ quan điểm giáo dục trẻ em về cách ứng xử lịch sự, chúng tôi cho rằng cần phải dạy cho trẻ tất cả những ǵ cần thiết ở mức tối thiểu để bước vào cuộc sống của một người lớn tự lập, để đứa trẻ không làm người khác ghét và bắt đầu cuộc sống một cách bất lợi.

Về những hiểu biết tối thiểu nói riêng

Cuộc đời của chúng ta được xác định bởi tuổi tác và xă hội. Từ gia đ́nh, vườn trẻ, nhà mẫu giáo, trường trung học các cấp, chúng ta bước đến tuổi mười tám. Nhưng cũng có nhiều người bước vào cuộc đời tự lập sớm hơn.

Và những hiểu biết tối thiểu mà con người thu được phụ thuộc rất nhiều vào cái chủ quan của con người họ. Người nào biết càng nhiều những điều tối thiểu người đó càng biết biến nó thành kiến thức riêng của ḿnh và không hay bị rơi vào những hoàn cảnh bên ngoài chi phối.

ấn tượng đầu tiên

Rất nhiều kinh nghiệm cho thấy rằng những cảm giác, những ấn tượng đầu tiên mà người khác gây ra cho ta có một tác động to lớn như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta. Người nào không biết ứng xử phù hợp với xă hội đang sống, người ấy thường tạo ra một cảm giác bất lợi đối với những người khác và nhiều khi không thể hiện được những giá trị của ḿnh.

Trong cuốn sách này chúng tôi cố gắng đưa lại những hiểu biết tối thiểu về cách ứng xử, bắt đầu từ ấn tượng đầu tiên.

Đạo đức và phép lịch sự

Một điều cơ bản khác không thể thiếu được là trẻ em không chỉ học những điều người lớn muốn dạy. Đại đa số trường hợp, trẻ em nh́n và rút kinh nghiệm từ cách cư xử của người lớn cho dù người lớn muốn hay không. Nhưng nên nhớ rằng quyển sách của chúng tôi không thay thế nhiệm vụ của gia đ́nh cũng như các tổ chức giáo dục khác.

Cũng như các quy tắc ứng xử không thể tách rời khỏi hệ thống đạo đức và pháp luật chung của xă hội. Pháp luật thừa nhận những hành vi quan trọng nhất và đạo đức cũng vậy. Nói chung, chúng ta cho là lịch thiệp những hành vi phù hợp với đạo đức và những ǵ trái với đạo đức th́ cũng trái với phép lịch sự. Tất nhiên chúng ta đều biết, ư thức xă hội không phải lúc nào cũng thừa nhận quan điểm này và có rất nhiều trường hợp  những hành vi có đạo đức - Chẳng hạn mối  quan hệ t́nh dục của đôi vợ chồng, sẽ trở thành bất lịch sự nếu xảy ra trước đám đông. Trước một trường hợp nào đó nếu chúng ta không biết rơ quy tắc ứng xử cụ thể phải là ǵ, tốt nhất chúng ta hăy thử so sánh với  chuẩn mực đạo đức nói chung. Nếu quy tắc ứng xử đó không vi phạm giá trị đạo đức th́ có lẽ cũng sẽ không vi phạm phép lịch sự. Tất nhiên không phải lúc nào cũng sử dụng được cách này.

Đối chiếu với logic

Có một cách khác để xem xét quy tắc ứng xử của chúng ta có lịch thiệp hay không, đó là chúng ta thử xét về mặt logic cho đến cùng của hành động. Ví dụ: Chúng ta ngồi vào bàn, người ta bày nhiều kiểu đĩa, cốc, dụng cụ ăn như một dự báo trước một bữa tiệc lớn sẽ có rất nhiều món ăn. Rơ ràng không có vấn đề đạo đức ở đây khi chúng ta nghĩ dùng cái đĩa, th́a, dụng cụ ăn nào đầu tiên đây, v́ điều này là một ví dụ điển h́nh về thói quen ăn uống lịch thiệp.

Về mặt logic chúng ta cần ăn món được mời đầu tiên, và dùng cốc, th́a, dụng cụ ăn ở xa cái đĩa đựng món đầu tiên nhất. Nhưng đôi khi logic không giúp ǵ cho chúng ta. Chúng ta ngồi xuống, có cả đĩa xúp nhưng người phục vụ lại mời đồ nguội trước tiên, như vậy không thể ăn đĩa xúp trước.

Đối chiếu với những người khác

Những điều trên không chỉ gây rắc rối cho chúng ta trong những trường hợp bất thường, mà cả khi, chẳng hạn người ta phục vụ đồ uống, trong khi trên bàn đầy đồ uống với những kiểu cốc khác nhau.

Bởi vậy chúng tôi đưa thêm một cách thứ ba để xem xét cách ứng xử của ḿnh có hợp lư và lịch sự không đó là: Chú ư xem người khác làm ǵ, hoặc có thể hỏi người ngồi bên cạnh nên như thế nào.

ở đây cũng có thể dựa vào suy nghĩ logic, bởi v́ đồ uống có nhiều độ cồn cần phải rót vào cốc nhỏ, chứ không thể rót cốc lớn như bia hoặc nước giải khát. Người phục vụ tất nhiên sẽ rót theo thứ tự đồ uống, nhưng cũng có thể cùng một lúc người ta mời nhiều loại đồ uống. Như vậy tốt nhất chúng ta để ư hoặc hỏi người bên cạnh: Họ thường làm ǵ  trong trường hợp này.

Có thể hỏi thay cho sự đối chiếu

Không hề bất lịch sự nếu thay cho dùng một cách kiểm tra hành vi xử sự của ḿnh như đối chiếu với logic, với đạo đức... chúng ta hỏi luôn người khác. Không biết không phải là điều xấu hổ. Có thể không được thoải mái lắm, nhưng c̣n khó chịu hơn nếu không biết mà làm ra vẻ biết, những người khác sẽ thấy chúng ta cư xử không được lịch sự.

Vỗ tay đầu tiên

Cần nhấn mạnh rằng chú ư đến cách cư xử của người khác sẽ giúp ích được cho chúng ta rất nhiều. Chẳng hạn, đến nhà hát nghe hoà nhạc, chúng ta không biết một tác phẩm nào đó, cho dù bản nhạc làm chúng ta ưa thích, ta cũng không nên vỗ tay trước khi nhạc trưởng bỏ đũa điều khiển, hoặc trước khi những người "sành" âm nhạc vỗ tay đầu tiên. Trong một buổi xem biểu diễn nếu chúng ta hoan nghênh bằng sự vội vă của ḿnh, sau đó thường chúng ta cảm thấy ngượng ngập như buổi biểu diễn bị  phá rối.

Ḷng yêu nước và chủ nghĩa quốc tế

Tất cả chúng ta cần phải biết, chúng ta b́nh đẳng với tất cả các dân tộc - và tất cả các dân tộc b́nh đẳng với chúng ta. Điều này làm cơ sở cho niềm tự hào của chúng ta, để chúng ta đạt tối đa những giá trị vật chất và tinh thần, và để niềm tự hào của chúng ta không trở thành sự khinh miệt của những người khác. Điều này cũng làm chúng ta không có cảm giác tự ti khi nh́n thấy thành quả của những người khác. Cần phải biết rằng những ǵ người khác đạt được, chúng ta cũng có khả năng đạt được nếu đặt chúng ta vào những điều kiện tương tự.

Giúp đỡ lẫn nhau

Trong mối quan hệ hàng ngày rất cần phải giúp đỡ lẫn nhau và sẽ không hề bát lịch sự nếu ta yêu cầu sự giúp đỡ, cũng như nhận sự giúp đỡ, thậm chí đề nghị được giúp đỡ.

Nếu giúp đỡ ai hăy tôn trọng quyền lợi cũng như trách nhiệm của họ và đừng tạo cho họ gánh nặng về ơn huệ đối với chúng ta.

Tôn trọng sự thật

Cần phải nói sự thật và làm theo sự thật. Sự đa dạng trong các quan hệ lợi ích xă hội và cá nhân thường ảnh hưởng đến sự tôn trọng sự thật của chúng ta. Những quyền lợi riêng ảnh hưởng rất mạnh đến thái độ tôn trọng sự thật. Bởi vậy, hăy cố gắng t́m, phục vụ và bảo vệ sự thật bằng mối quan tâm rộng răi. Không phải sức mạnh cơ thể, không phải to tiếng, hoặc các địa vị hành chính, không phải vị trí quyền lực là nhân tố quyết định của sự thật, đúng hơn đó chỉ là sự thật của bạo lực.

Sự kính trọng và ḷng quư mến

Hăy coi trọng một điều kiện cơ bản của đạo đức là sự tin cậy trong hành vi xử sự của chúng ta với những người gần gũi, quen thuộc và cả với những người lạ. Tất cả mọi người đều đáng kính trọng và đáng yêu quư, chừng nào hành vi của họ c̣n xứng đáng với những t́nh cảm ấy.

Chúng ta đều biết có thể lấy lại sự tin cậy đă bị mất. Nhưng chúng ta ít bị lừa dối hơn nếu tin cậy lẫn nhau. Sự nghi ngờ thường xuyên sẽ mang lại cảm giác khó chịu.

Không có con người chỉ đúng mà không phạm sai lầm. Cơ sở của sự tin cậy không đặt vào ḷng tin tuyệt đối không mắc sai lầm của một ai đó. Chính sự tin cậy sẽ tạo khả năng cho sự tha thứ, một t́nh cảm độ lượng và cao quư của con người.

T́nh bạn

Cơ sở của t́nh quư mến, tôn trọng và tin cậy - đó chính là t́nh bạn. Thông thường, người chúng ta cho là bạn, là người tỏ cho ta biết rằng ta rất quan trọng đối với họ. Đây cũng là một cội rễ của t́nh bạn. Điều này chứng minh rằng cần có sự trao đổi qua lại trong t́nh cảm với nhau. Bởi vậy, chúng ta cần cố gắng nhận biết ai quan trọng đối với chúng ta, và v́ t́nh bạn ấy chúng ta có thể dâng hiến nhiều nhất.

"T́nh bạn lư tưởng" là t́nh bạn trong đó cả hai người đều cảm thấy bạn quan trọng hơn cả bản thân ḿnh rất nhiều. Một t́nh bạn đẹp khi một người nào đó sẵn ḷng thừa nhận ḿnh quan trọng cho người bạn hơn là bạn đối với ḿnh. Không phải là t́nh bạn nếu cả hai chờ đợi ở nhau một cách ích kỷ, mà không nghĩ đến chuyện làm ǵ cho nhau.

Chúng ta đều biết giữa những người có giới tính khác nhau cũng có thể có t́nh bạn, và có t́nh bạn cả giữa những người có mức độ văn hoá, tŕnh độ khác nhau, bởi v́ t́nh bạn không chỉ là mối quan hệ giữa những người "cùng một kiểu" với nhau.

Sự dũng cảm

Đối với trẻ em cần phải dạy cho chúng ḷng dũng cảm, c̣n đối với người lớn cần phải vươn tới sự dũng cảm. Ḷng dũng cảm là sự dám đảm nhận thử thách, nhưng không phải sự đảm nhận mù quáng , không nh́n thấy trước các điều kiện và khả năng của bản thân cũng như của hoàn cảnh.

Người ta có thể viết nhiều về ḷng dũng cảm và sự hèn nhát, nhưng cần nhớ rằng không có một thước đo chung cho mọi hoàn cảnh để đánh giá ḷng dũng cảm hoặc sự hèn nhát.

Giải trí và nghỉ ngơi

Chúng ta đều từ thiên nhiên mà ra. Lối sống lành mạnh nhất có liên quan cả đến việc bảo vệ thiên nhiên như bảo vệ một điều kiện tồn tại của chúng ta. Bất cứ hoạt động nào của con người cũng cố gắng đem lại sự hài hoà giữa xă hội con người và thiên nhiên. Giải trí cũng như một sự nghỉ ngơi về các mặt sinh học và mặt xă hội đối với chúng ta. Giải trí để tái tạo lại cơ thể và tinh thần của chúng ta, có thể bằng nhiều cách: Một ḿnh hoặc trong những nhóm người đông hoặc ít, miễn là chúng ta cảm thấy dễ chịu.

Rất nhiều người cho rằng ngày nay nghe hoặc hát những bài dân ca là cổ lỗ sỹ, là không tân tiến bằng ngồi hàng giờ trong nhà hát ôpêra hoặc trong các buổi hoà nhạc. Nhưng lại có những người khác coi thường những người đi xem ôpêra mà không đi xem đá bóng.

Chúng tôi cho rằng giải trí và nghỉ ngơi đều dung hoà được hai quan điểm. Một người xử sự đúng đắn nếu sau khi làm quen, nhận biết ḿnh thích ǵ và không thích ǵ, ở đâu ḿnh dễ chịu và ở đâu ḿnh khó chịu, trong khi đó luôn mở ra khả năng đón nhận những cảm giác mới lạ, và không ngồi chờ người khác mang đến cho ḿnh. Chúng ta sống như thế nào, điều này thể hiện rơ ở đặc điểm cá tính của chúng ta. Có một câu ngạn ngữ quen thuộc "Kẻ thông minh học được từ những sai lầm của kẻ khác. C̣n người ngu đần ngay từ sai lầm của ḿnh cũng không học được ǵ!" ư nghĩa thông thái của câu ngạn ngữ này đúng cả với những người ṭ ṃ muốn biết nhiều về các trường hợp của cuộc sống. Chỉ những kẻ ngu đần mới thử hết mọi hoàn cảnh. Sự nhận biết về cuộc sống, xă hội không bắt buộc chúng ta phải sống qua mọi hoàn cảnh. Phải rút ra từ kinh nghiệm của bản thân, và có thể dựa vào những kinh nghiệm, bài học của người khác.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


2. Về cách ăn uống
lịch thiệp

 

 

Bữa ăn nói chung là một hiện tượng dễ chịu trong cuộc sống của chúng ta. Cách thức, chất lượng ăn của chúng ta phản ánh một phần văn hoá. Không có lư ǵ để coi đó là một điều "dở hơi" nếu chúng ta cố gắng tập cách ăn cho lịch thiệp nhất, và từ bỏ những ǵ không xứng đáng với phong thái của con người.

Bởi vậy, chúng tôi đề nghị một vài quy tắc xă giao có liên quan đến cách ứng xử trong khi ăn, chắc chắn là những đề nghị này chưa thật đầy đủ.

Ngay từ khi c̣n là đứa trẻ cũng đă nên học cách ăn kín miệng. Cách ăn nhồm nhoàm chỉ là kết quả của việc há mồm ra nhai thức ăn. Nguyên nhân của việc húp xụp xoạt cũng chỉ

v́ đáng lẽ phải đưa th́a vào miệng th́ lại ghé môi vào húp những thức ăn có nước. Có một số người húp xụp xoạt món xúp hoặc mút chùn chụt món thịt có xương, to đến nỗi cả một vùng xung quanh bàn ăn cũng nghe thấy.

Cách thức ăn uống lịch thiệp loại bỏ cách ăn "ồn ào". Nếu ai đă quen ăn như vậy cần phải sửa chữa ngay.

Có nên để ư đến những người
ăn uống bất lịch sự?

Trong gia đ́nh: Cần thiết phải để ư đến những trẻ nhỏ, để tránh những bữa ăn ồn ào. Nhưng t́nh thế sẽ khó xử hơn nếu một người nào đó chú ư đến một kẻ ăn không lịch sự. Chúng tôi cho rằng, trong gia đ́nh, một người lớn có thể nhắc nhở người kia một cách ư tứ, nhưng hoàn toàn không được làm người ấy ngượng ngùng. Nếu việc nhắc nhở này do một đứa trẻ làm th́ không những người lớn cần phải nhận lỗi ngay mà c̣n không nên tỏ ra bực bội với đứa trẻ. Nhưng ở giữa bữa ăn nhiều người quan hệ không lấy ǵ làm thân mật lắm để có thể nhắc nhở một cách ư tứ được, th́ tốt nhất chúng ta đành chịu đựng "buổi hoà nhạc" không theo yêu cầu, c̣n hơn là chúng ta làm người khác xấu hổ, không cần thiết phải nhắc nhở đến tiếng động ấy.

Dọn thức ăn

Trong gia đ́nh, chúng ta chỉ bắt đầu ăn khi người dọn bữa ăn cũng đă ngồi vào bàn. Nếu chúng ta đi ăn cơm khách nhất thiết phải chờ đợi đến khi bà chủ nhà ngồi vào bàn ăn.

Với những món ăn đă chuẩn bị sẵn, có nhiều kiểu để chia. Kiểu đơn giản nhất là chia theo khẩu phần. Đây là thói quen trong đại đa số các hiệu ăn, ở các vườn trẻ, nhà mẫu giáo, trong các nhà ăn học sinh và nhà ăn cơ quan. ở nhà, thuận lợi và thân mật hơn là mọi người tự lấy thức ăn theo yêu cầu của ḿnh. Trong trường hợp này cần phải biết chú ư đến những người khác nhiều hơn. Có lẽ sự ích kỷ bắt đầu từ đây, khi trẻ em giành, hoặc người ta chia cho nó, phần ngon nhất, và bố mẹ nhận phần c̣n lại, hoặc người chủ gia đ́nh lấy phần ngon và những người khác chỉ c̣n lại những thứ thừa.

Theo quan điểm giáo dục, tốt nhất là người mẹ của đứa trẻ nhỏ, hoặc người mẹ của nhiều thành viên khác trong gia đ́nh chia thức ăn. Người chia phần sẽ chia cho ḿnh sau cùng.

Nếu trong bữa ăn mỗi người tự múc lấy thức ăn, lúc đó lịch sự nhất là nhường cho khách múc trước, giữa những người khách th́ nhường cho phụ nữ trước, trong đó là những người phụ nữ "đáng kính" nhất; sau đến những người phụ nữ khác, những người đàn ông, những người trong gia đ́nh và sau cùng là trẻ em.

Sự chờ đợi này không nên hiểu là chúng ta chờ đến lượt một cách sốt ruột, chăm chăm để ư đến việc múc rồi vội vàng "chụp" th́a xuống đĩa thức ăn mà người phục vụ trong gia đ́nh hoặc bà chủ nhà đưa cho.

Nếu bên bàn ăn chúng ta không ngồi theo trật tự tôn kính đó (như chúng tôi đă nêu trên) th́ tốt nhất chúng ta sẽ chia nhau tự múc theo thứ tự hợp lư nhất, chứ không nên v́ phép lịch sự phải tuân theo trật tự tôn kính đó múc mà phải chuyển thức ăn trên bàn từ chỗ nọ sang chỗ kia.

Như vậy thứ tự múc thức ăn cũng phụ thuộc vào việc chúng ta ăn mấy người, theo thứ tự ngồi như thế nào, và cái chính là thức ăn dọn trên bàn như thế nào. Trên bàn có nhiều bát xúp to sẽ được múc kiểu khác c̣n nếu chỉ có một liễn xúp lại múc kiểu khác.

Chúng ta đă nói nhiều đến các nhân tố bên ngoài các món ăn, th́ cũng cần nhấn mạnh đến số lượng thức ăn khi chia thức ăn.

Sẽ có một cảm giác khó chịu nếu khi múc thức ăn, chúng ta (cũng như những người khác) để ư thấy thức ăn có ít trên bàn. Trong trường hợp đó, để ngăn ngừa sự cẩn thận không cần thiết, có thể thông báo cho những người đang ăn là số lượng thức ăn sẽ được dọn thêm, chỉ v́ bàn chật mà không thể mang hết thức ăn lên được. Số lượng thức ăn được múc cũng phụ thuộc vào chuyện chúng ta có nhiều món hay ít. Thông thường trước bữa ăn, mọi người trong gia đ́nh đều biết bữa ăn sẽ có ǵ. Trong trường hợp mời khách, chúng ta cũng có thể cho mọi người biết bữa ăn  sẽ có những món ǵ. Nếu có thể, bên cạnh mỗi chiếc đĩa được dọn sẵn trên bàn chúng ta ghi các món ăn của bếp gia đ́nh lên một mẩu b́a cát tông - giống như những thực đơn trong quán ăn - để giúp mọi người biết sẽ có những món ăn ǵ, họ cần ăn bao nhiêu ở từng món.

Chuyện tṛ trong khi ăn

Ngạn ngữ có câu: Người Hung không nói khi ăn. Ngày nay thích hợp nên đổi ngược lại: Họ không ăn khi nói.

Vậy th́ cần xác định tỷ lệ như thế nào là thích hợp giữa nói và ăn.

Chúng tôi cho rằng trong bữa ăn nên chuyện tṛ, hoặc có những trao đổi ngắn gọn, vụn vặt, một sự chú ư đến nhau cần thiết để phá vỡ sự im lặng hoặc giảm bớt tiếng động do sự ăn uống gây ra. Nhưng không lịch sự nếu chuyện tṛ bằng những cái miệng đầy thức ăn, cho dù có sự chú ư nhất vẫn có thể làm chúng ta nghẹn hoặc làm rơi thức ăn ra quần áo, khăn trải bàn, tạo thành một cảnh tượng không mê ly chút nào.

Chúng ta có thể tránh "tai nạn" nếu nuốt từng miếng nhỏ nhai kỹ và tránh được cả việc gây phiền hà cho những người cùng ăn.

Không nên nói những câu chuyện dài, v́ khi đưa những miếng thức ăn mới vào miệng, hoặc là chúng ta cứ để câu chuyện ngắt quăng măi, hoặc chúng ta không ăn trong khi kể. Những người cùng ăn cũng rơi vào t́nh trạng khó xử, cùng một lúc phải chú ư cả đến câu chuyện cả đến món ăn.

Những câu chuyện dài hơi có thể đến lượt sau hai món hoặc sau bữa ăn. Trong bữa ăn chúng ta nên nghĩ tại sao lại có sự chạm cốc. Chuyện tṛ trong bữa ăn giống như sự chạm cốc. Lưỡi, mắt, mũi là những cơ quan cảm giác, và bữa ăn lịch sự là bữa ăn không ồn ào, không có tiếng nhai nhồm nhoàm, húp xụp xoạt. Và tai cũng như trong tiềm thức, chỉ có sự khoan khoái đọng lại bởi cảm giác do bữa ăn và sự chuyện tṛ bên bàn ăn.

Hút thuốc bên bàn ăn

Thuốc lá gây rất nhiều sự phiền hà khác trong quy tắc xă giao lịch thiệp. Trước kia, người ta chia ra hai nhóm: Những người hút thuốc và những người không hút thuốc. Ngày nay, người ta chia làm bốn nhóm: Nhóm những người hút, nhóm những người không hút, nhưng bị bắt buộc phải hít khói thuốc, nhóm - càng ngày càng ít - những người không thể chịu được khói thuốc của ḿnh và của người khác, và cuối cùng là những người nghiện, bị hành hạ, nếu rơi vào đám đông không hút.

Nếu chúng ta ở trong một căn nhà rộng, rất dễ dàng giải quyết t́nh h́nh thế này: Chúng ta tách riêng những người hút. Nhưng vấn đề chỉ trở nên nan giải, khi phải giải quyết việc những người hút cùng muốn giết thời gian trong một hội với cả người không chịu được khói thuốc?

Cần nhớ rằng ngay khi nhà chật cũng dễ dàng thực hiện việc tách biệt hai nhóm hút và không hút. Điều cơ bản là chúng ta không bắt buộc cưỡng ép những người khác nhập vào nhóm nào. Khi bên bàn ăn nhất thiết không hút thuốc, đặc biệt khi có những người không hút cùng ăn.

Trong bữa ăn cũng không lịch sự nếu hút thuốc, cho dù có lư do là giữa hai món ăn có một khoảng thời gian chờ đợi. Chỉ nên hút sau khi bàn ăn đă dọn đi.

Sử dụng gạt tàn thuốc lá

Nếu chúng ta không ăn ở nhà ḿnh, nhất thiết phải hỏi mọi người có được phép hút thuốc hay không. Sự xin phép này cần thiết cả khi chủ nhà hoặc mọi người đều biết ta hút thuốc và cái gạt tàn thuốc lá được bày ra để chứng minh rằng ở đây được phép. Rất bất lịch sự nếu chúng ta xử sự như: "Đem gạt tàn thuốc lại, tại sao các vị không có gạt tàn".

Có người nghiến răng, châm hết điếu nọ đến điếu kia. Theo họ, họ sẽ không tồn tại nếu thiếu thuốc và bật lửa. Họ thường gạt tàn ở đâu th́ vứt đầu mẩu thuốc lá ở đó. Cùng lắm là họ vùi xuống một chậu hoa. Chúng tôi cho rằng những người đă có thuốc lá và bật lửa th́ nên có một cái hộp nhỏ, giống như hộp đựng thuốc của họ, để có thể gạt tàn và vứt đầu mẩu thừa vào đó, nếu giữa bữa ăn không có gạt tàn.

Nếu chúng ta hỏi những người chủ nhà, hoặc người cùng ăn xem có được hút thuốc hay không, dù họ trả lời không, cũng chả nên bực tức. Không hề bất lịch sự nếu chúng ta hỏi tiếp có thể hút thuốc được ở đâu. Tất nhiên những người khách nghiện thuốc sẽ rất biết ơn nếu chủ nhà và những người không hút thuốc thể hiện ḷng hiếu khách bằng cách chịu đựng khói thuốc lá trong vài giờ đồng hồ. Nhưng ngược lại cần phải cảm thấy bất lịch sự khi hút thuốc bên bàn ăn có trẻ em. Chúng ta không cấm được trẻ hít khói thuốc lá, như vậy trẻ em vô h́nh trung cũng hút thuốc. Cần phải hút ở chỗ khác, ngay cả khi bố mẹ đứa trẻ cho phép chúng ta hút. Nhưng rất tiếc, hàng bao nhiêu lần trẻ em trở thành nạn nhân trực tiếp của những ứng xử bất lịch sự  của chúng ta.

Trong bữa ăn

Việc chấm dứt những hiện tượng nấc, ợ chua hoặc các hiện tượng liên quan đến hệ tiêu hoá trong bữa ăn là điều khó khăn. Hành động hợp lư của chúng ta là giấu đi những hiện tượng đó trước mọi người. Cách giấu đi cần phải được học từ thuở ấu thơ. Cần phải nói thêm, những hiện tượng này không gây ấn tượng khó chịu giống nhau. Ví dụ, hiện tượng nấc có lẽ gây băn khoăn và bối rối hơn nhiều, bởi thế nên chỗ th́ người ta tiếp nhận nó bằng những lời khuyên, chỗ th́ bằng một câu đùa, chỗ th́ đập mạnh vào lưng người bị nấc.

Đặc tính của hành vi nơi công cộng của chúng ta là những hiện tượng có liên quan đến thân thể chúng ta, hoặc ngay thân thể chúng ta chỉ được phô ra nếu chúng ta có chủ đích. Chúng ta tŕnh bày sắc đẹp, sức lực, sự khéo léo, tóm lại những nhân tố được tính như giá trị tích cực, và giấu đi những đặc tính không tích cực lắm.

Một tiếng nấc, một cái hắt x́, một cái xỉ mũi chưa làm phiền đám đông. Nhưng nếu chúng ta cảm thấy sẽ có tiếng nấc tiếp theo, mũi vẫn có xu hướng hắt x́ tiếp, và x́ mũ không thể chỉ một lần, th́ tốt nhất chúng ta tạm thời xa lánh đám đông. Như vậy sẽ hướng sự chú ư của mọi người sang đề tài khác và chúng ta không phải trở thành trung tâm như một anh hề hoặc một kẻ đáng thương.

Ngày nay rất ít khi người ta chúc sức khoẻ khi có ai hắt x́ như một tập quán cũ. Người ta thường tự t́m ra nhiều cách để chống lại hiện tượng này - nhưng nếu chưa t́m ra, hoặc cách đó không hiệu nghiệm mấy - tốt nhất là chúng ta cố gắng hắt x́ khẽ và luôn luôn vào khăn mùi xoa. Nếu hiện tượng này tiếp diễn măi không thôi, tốt nhất là biến nhà tắm thành pḥng khách cho bản thân ta, c̣n hơn liên tục trở thành trung tâm gây phiền hà cho người khác. ở đây cần nhớ rằng kẻ bất lịch sự nhất là kẻ đi đến đám đông trong trạng thái không bỏ được hắt hơi, x́ mũi, ho liên tục. Nếu không bàn đến vấn đề sức khoẻ, th́ chúng ta vẫn cứ cảm thấy sự khiếm nhă - khi trong nhà hát chẳng hạn - tiếng ho, hắt hơi, x́ mũi liên tục làm cản trở việc thưởng thức nghệ thuật.

Ai cũng được làm quen với các kiểu âm thanh của việc x́ mũi. Có thể trong bữa ăn cần x́ mũi, th́ tiếng x́ mũi vang dội như một hồi kèn trôm-pét thật đáng ghê tởm! Có thể x́ mũi trong bữa ăn, nhưng nếu chúng ta cảm thấy nó sẽ là một hồi kèn trôm-pét th́ nên lựa chọn, hoặc chui vào nhà vệ sinh hoặc ở hẳn nhà. Có thể quay đi nơi khác để xỉ mũi, nhưng chúng ta làm sao có thể trở nên lịch sự, khi hướng khác lại chính là một người cùng ăn với ta.

Chính v́ vậy chúng tôi đưa ra đề nghị hoặc là ở nhà hoặc ra nơi khác x́ mũi, v́ những trường hợp như vậy rất khó tránh cách xử sự không lịch thiệp. Người lớn thông thường ít khi ợ. Nhưng nếu chẳng may, th́ việc học cách ngậm miệng, khe khẽ để không khí thừa lọt ra ngoài cũng không khó lắm. Trong mọi trường hợp không gh́m được th́ những lúc đó tốt nhất là những người cùng ăn lịch sự tỏ ra không có ǵ xảy ra.

Ngày nay các quy tắc ứng xử trong ăn uống về bản chất đơn giản hơn ngày xưa rất nhiêu, nhưng không phải là không cần thiết. Những quy tắc xă giao về sự sạch sẽ cũng thay đổi nhiều. Nhưng tất cả mọi thay đổi không làm bản chất của những quy tắc ứng xử của chúng ta khác đi, bản chất đó là: Chúng ta sẽ trở thành người lịch thiệp, nếu chúng ta càng để sự chú ư của người khác hướng vào chúng ta càng ít đi.

 

 

 

 

 

 

 

 


3. Vệ sinh thân thể,
quần áo, môi trường sống

 

 

Vệ sinh nói chung làm dễ chịu cuộc sống của chúng ta. Sự mất vệ sinh dẫn đến nhiều điều khó khăn trong cuộc sống hằng ngày.

Chính v́ thế vệ sinh được coi là một trong những yêu cầu tối thiểu của phép lịch sự, mặc dù ở mỗi cá nhân đều có phong cách riêng. Điều không thể bàn căi được là vệ sinh quyết định sự chung sống tốt đẹp, dễ chịu.

Dĩ nhiên, việc giữ vệ sinh cho bản thân và cho cộng đồng có những đặc thù riêng. Chúng ta hăy coi việc giữ vệ sinh ở mọi nơi là phép lịch sự tối thiểu.

Kinh nghiệm vệ sinh

Trẻ sơ sinh khi được tắm rửa sạch sẽ, chúng trở nên dễ thương, chịu ăn, chịu

chơi. Ngược lại, chúng trở nên mỏi mệt, quấy phá và phản ứng rơ rệt với sự bỏ bê vệ sinh của cha mẹ. Cơ sở của vệ sinh được coi là việc nghỉ ngơi tích cực. Và chúng ta cần coi vệ sinh ngang hàng với ăn uống, nhất là trong xă hội hiện đại. Lời khuyên ở đây đối với các bà mẹ là làm cho con trẻ vui thích việc tắm rửa và h́nh thành thói quen này trong cuộc sống.

Đánh răng

Hằng ngày, chúng ta hăy nghe theo lời khuyên của bác sĩ nha khoa: Cần đánh răng sau khi ăn, sáng khi ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ.

Vệ sinh thân thể

Các nhà khoa học đă giúp chúng ta rất nhiều khi họ mang lại xà bông, sam-pool, nước hoa... Nhưng họ cũng cảnh cáo rằng chúng chỉ là dụng cụ cần thiết và chúng không thay thế được việc tắm giặt. "Nước hoa không thay được nước tắm"!

Vệ sinh tóc

"Hàm răng mái tóc là góc con người". Phép lịch sự chỉ ra rằng mái tóc sạch sẽ, gọn gàng, gây ấn tượng mạnh mẽ không kém bất kỳ hành vi nào khác của chúng ta.

Vệ sinh chân

Cùng với các bộ phận khác của cơ thể, đôi chân luôn cần được giữ sạch sẽ. Không ai trong chúng ta thích mùi khó chịu của đôi chân, ít rửa ráy bốc mùi từ đôi giày mùa đông!

Tắm giặt hàng ngày

Mỗi ngày một lần tắm, đó là lời khuyên hay mệnh lệnh của phép lịch sự; chúng ta đều chấp nhận chứ các bạn?!

Vệ sinh trang phục

Thân thể sạch sẽ đi đôi với áo quần sạch sẽ, các bạn sẽ đồng ư với chúng tôi như vậy. C̣n như sự lựa chọn phù hợp với thời tiết, "mốt" đó là việc của các bạn!

Thay đổi trang phục

Lựa chọn trang phục thích hợp nên là thói quen hàng ngày. Từ bé, chúng ta nên tập thành thói quen đó. Không cần phải có một tủ quần áo đầy ắp mà cần biết lựa chọn trang phục thích hợp. Một lời khuyên nho nhỏ: Các bạn trẻ thường thích quần Jean (nhung hoặc ḅ), nhưng chúng không thay thế được các trang phục khác. Như vậy có nghĩa là các bạn không nên mặc chiếc Jean đó đi vũ hội sau khi các bạn mặc đi lao động!

Vẻ ngoài dễ chịu

Khó mà t́m thấy một cuốn sách nói về cách ứng xử trong đó không có lời quở trách những người phụ nữ ăn mặc hợp thời trang, đầu tóc trang điểm gọn gàng ở nơi làm việc, nhưng ở nhà th́ lôi thôi luộm thuộm, với khuôn mặt không bôi kem hoặc trát đầy kem, với mái tóc búi ngược, với đôi giày lộn chiếc. Những lời quở trách ấy cũng dành cho những người đàn ông v́ cái quần thể thao rách đít, v́ bộ râu không cạo và những điều tương tự.

Bởi vậy những quy tắc ứng xử lịch sự trong gia đ́nh không thể thiếu được những chuẩn mực về vẻ ngoài của con người khi ở trong xă hội.

Cần nhớ rằng: Những ǵ được che giấu ở nơi khác th́ trong gia đ́nh được bộc lộ ra hết.

Những người đàn ông và đàn bà bao giờ cũng cố gắng đưa ra một vẻ ngoài dễ chịu nhất trước mặt người khác, nhưng hậu trường tạo ra sự dễ chịu ấy lại ở nhà kia.

Chúng ta hăy tưởng tượng vở ôpêra "Hoàng tử có hàm râu xanh" trong đó không phải chỉ có bảy cánh cửa, mà c̣n một cánh cửa khác lẩn vào tường. Sau cánh cửa ấy là pḥng tắm, nhà vệ sinh, pḥng ngủ của Hoàng tử, nơi chàng nôn oẹ v́ bị cảm cúm, sặc mùi dầu bôi v.v... Và nàng Judit xinh đẹp sẽ nói ǵ khi nh́n vào pḥng đó? Có thể đấy sẽ là màn ly kỳ nhất của vở ôpêra, khi té ra người có tất cả: của cải, vũ khí, vườn tược, nhưng đến cả Quốc vương cũng phải uống thuốc khi ốm, thực hiện các nhu cầu vệ sinh, phải hàn răng khi răng đau v.v... Có thể sẽ là sự lựa chọn chính xác nhất của đàn ông và đàn bà, khi họ quen biết nhau sau cả cánh cửa thứ tám mà vẫn chấp nhận được nhau.

Không thể tránh khỏi những lúc chúng ta xuất hiện trước mặt nhau một cách bất lợi với đầu tóc bù xù, râu chưa cạo, mặt mũi bơ phờ. Chính v́ vậy càng cần thiết phải h́nh thành và áp dụng những quy tắc xử sự khi ở nhà.

Bởi vậy trước khi cùng chung sống, ngay trong tiềm thức chúng ta hăy chuẩn bị cho cả những trạng thái ở nhà một cách nhân đạo nhất.

Tất nhiên cách ăn mặc khi ở nhà cũng có thể theo mốt, sạch sẽ và phù hợp với tính cách cá nhân. Chúng ta cần ư thức và cố gắng phù hợp lẫn nhau trong trạng thái ở nhà. Hăy cố gắng xử sự như khi ở ngoài gia đ́nh.

Vệ sinh môi trường -
Giữ sạch nơi công cộng

Lĩnh vực lớn thứ ba của vấn đề vệ sinh là vệ sinh môi trường. ở đây có hai quan điểm: Một là việc tạo ra sự sạch sẽ, hai là duy tŕ nó. Có thể coi trật tự và vệ sinh là công cụ phục vụ mục đích của con người. Thiếu trật tự và vệ sinh, môi trường của chúng ta trở nên vô dụng. Một cái ghế không đưa lại cảm giác dễ chịu khi ngồi lên cũng vô dụng như một cái ghế không ngồi được v́ bị đóng đầy đinh. Một cái giá sách không thể lấy được sách v́ nó sẽ hỏng mất sự hài hoà - khi người ta dùng nó như một vật trang trí - th́ nó không phục vụ đúng mục đích của nó, kể cả khi nó được sắp đặt một cách có trật tự.

Chuẩn mực vệ sinh môi trường chính là ở sự sắp đặt hợp lư, một quá tŕnh trật tự, đảm bảo duy tŕ sự hợp lư đó.

Quá tŕnh duy tŕ sự nề nếp trật tự đó không có nghĩa là giữa bữa ăn chúng ta đi rửa bát, hoặc ngày nào cũng giặt, là quần áo. Mà có nghĩa là chúng ta duy tŕ một số lượng thời gian cần thiết nhất định cho rửa bát đĩa, giặt là quần áo sao cho không bao giờ tồn đọng những đồ dùng cần thiết đă bẩn. Thường xuyên dọn dẹp và giữ sạch sẽ môi trường sống dễ dàng hơn thỉnh thoảng mới "ra tay" dọn dẹp. Sống thường xuyên trong trật tự, vệ sinh dễ chịu hơn thỉnh thoảng mới được sống trong trạng thái đó. Bởi vậy từ quan điểm giáo dục trẻ em, rất cần cho trẻ nhận thức và duy tŕ một nề nếp vệ sinh như một quá tŕnh.

Trong lĩnh vực vệ sinh môi trường sống có cả vệ sinh những nơi công cộng, ở đường phố và trong thiên nhiên. Vệ sinh trong gia đ́nh và ngoài gia đ́nh là một vấn đề đạo đức. Những người lớn và những đứa trẻ không bao giờ biết giữ vệ sinh ngoài gia đ́nh th́ trong gia đ́nh họ cũng rất khó làm được việc đó. ư thức vệ sinh môi trường thực ra cũng quan trọng như vệ sinh thân thể, quần áo hay vệ sinh trong gia đ́nh của chúng ta.

V́ thế, thật bất lịch sự  khi chúng ta vứt rác bừa băi kể cả khi ai đó đă vứt lung tung trước chúng ta.

Cần phải lên tiếng nhắc nhở mọi người cùng giữ vệ sinh và không được phép tự ái khi bị nhắc nhở.

Cần phải biết là thùng đựng rác ở đâu, ngay cả khi phải mất chút thời gian đi t́m chúng thay cho việc chúng ta ném rác xuống đường.

Chúng ta cũng đừng ngại ngần khi phải đem rác đi xa hơn khi thùng rác đă đầy. V́ là rác ở ngoài thùng vẫn là rác, phải không các bạn? ư thức đơn giản ấy sẽ làm cả cộng đồng chúng ta sống trong môi trường sạch sẽ hơn nhiều!

Không nên ăn uống trên đường, cho dù đó là bắp ngô, bánh đa hay vài hạt bí. Thực ra ư kiến của chúng ta về việc này rất khác nhau. Nhưng theo chúng tôi, nên ăn uống ở những nơi hợp lư, nhất là hàng quán sinh ra là để bán đồ ăn thức uống và để chúng ta dùng chúng ở đó.

Vệ sinh thường xuyên không có nghĩa là chúng ta vừa ăn vừa giặt quần áo. Điều quan trọng là chúng ta bố trí thời gian hợp lư để làm sạch những vật dụng đó.

Ai cũng có thể thấy được là dễ dàng giữ môi trường sạch sẽ nếu chúng ta thường xuyên làm việc đó hơn là chúng ta tích trữ lại "làm một thể".

Và sống, làm việc trong khung cảnh sạch sẽ gọn gàng dễ chịu hơn nhiều. Và chúng ta cũng đừng quên giáo dục trẻ thơ ư thức giữ vệ sinh môi trường.

Như vậy vệ sinh môi trường chính là vệ sinh nơi công cộng.

Chúng ta hăy tưởng tượng là chúng ta làm việc ở công ty vệ sinh. Sau ngày lễ Quốc khánh hay giao thừa chắc chắn sẽ vất vả hơn ngày thường rất nhiều. Trong khi đó, các thùng rác công cộng c̣n rất rộng và mỗi người chỉ cần có ư thức một chút là các chị lao công sẽ đỡ vất vả bao nhiêu. ư thức ở đây quan trọng hơn là kỷ luật và các biện pháp hành chính.

Điều tối thiểu trong phép lịch sự là không nên ăn uống trên xe công cộng. Bạn sẽ rất khó chịu nếu như vô t́nh đụng chiếc sơ mi trắng tinh vào một que kem. Tuy vậy, không cần phải gây sự với người đó, bởi v́ chỉ cần chúng ta coi họ bất lịch sự là đủ. Chỉ có những cá nhân bất lịch sự mới bắt đồng loại chịu những âm thanh, mùi vị của sự ăn uống vô văn hoá đó.

Nuôi súc vật

Lẽ dĩ nhiên không ai cấm chúng ta yêu mến và nuôi súc vật. Thực tế, nhiều loại chim thú được loài người nuôi giữ bên ḿnh. Đó là các chú chó, mèo, chim, thậm chí cả rắn.

Điều trước hết là chúng ta chỉ nên tặng các trẻ em một con vật nào đó khi con em chúng ta đủ sức nuôi nấng, giữ ǵn chúng. Không nên nhầm lẫn giữa khái niệm nuôi dạy súc vật với khái niệm giữ lịch sự. Đúng là chúng ta đă và sẽ c̣n nuôi súc vật trong nhà, nhưng phải lưu ư là chúng có thể cắn xé, gây tổn thương cho trẻ nhỏ. Chỉ nên cho các con vật tồn tại khi chúng vô hại đối với trẻ nhỏ. Chúng ta, những người lớn hăy nhận lấy trách nhiệm nuôi giữ súc vật nếu chúng ta và con cháu đều yêu mến đám súc vật đó.

Các con vật bé nhỏ phần nào cũng làm hài ḷng hoặc phật ư các vị khách của chúng ta. Không phải thuần tuư do an toàn mà là lư do lịch sự. Đừng để các vị phải chịu đựng các tṛ chơi của các con thú mà chúng ta thích thú. Không phải ai cũng thích thú khả năng tŕnh diễn hoặc ḷng ngưỡng mộ chủ của chúng. Không được phép để chúng quấy rầy các vị khách.

Lẽ dĩ nhiên các vị khách cũng phải lưu tâm, không nên phàn nàn với chủ của các con thú khi không vừa ư điều ǵ đó. Không nên chọc tức, đánh đập các con thú và phải coi chúng như của ḿnh. Quá mức chịu đựng chúng sẽ quay lại bản năng hoang dă!

 

 

 


4. Chúng ta
chào hỏi thế nào?

 

 

Trẻ con của chúng ta học sống nhiều nhất trong những năm đầu tiên của cuộc đời. Ăn, uống, mặc, tắm rửa, tập đi và tập nói. Thật kỳ diệu khi hầu như không cần thầy cô giáo chúng đă học nói được. Và trong khi đó, chúng bắt đầu học sống.

Môi trường sống như thế nào, người lớn ăn nói thế nào th́ trẻ em sẽ học thế đó.

Thoạt tiên trẻ em được nói rất ít. "Nào hăy nói đi, bố, mẹ. Hăy chào ba - ba". Sau đó chúng tự nói rất nhiều. Tuy vậy, cũng phải lưu tâm dạy chúng đôi điều.

Chào hỏi

Đầu tiên phải học nói, học chào hỏi đúng phép lịch sự. Chào nhau khi gặp,

khi từ biệt bạn bè người thân, thậm chí người lạ.

Sau đó phải học chào hỏi trong phép ứng xử tuỳ dịp và tuỳ người đối thoại.

Trẻ em thường học nói đầu tiên "ba - ba". Sau đó chúng học các loại h́nh chào hỏi khác nhau. Thậm chí, từng ngày, chúng sẽ biết học chào hỏi ra sao, với ngữ điệu thế nào.

Ngày nay có rất nhiều cách chào hỏi khác nhau. Điều quyết định cách xưng hô ở đây là quan hệ giữa người chào và người được chào. Trong nhiều cách chào đó, tốt nhất nên chọn theo quan hệ và mức độ thân thiện của quan hệ.

Cách xưng hô thân mật

Chúng tôi sẽ c̣n quay lại với cách xưng hô thân mật trong các phần khác. Thế nhưng, ngay ở đây, chúng ta thấy cách xưng hô thân mật biểu hiện quan hệ thân mật ở mức độ cao. Đó là "ông - tôi", "mày - tao" hoặc những cách xưng hô tương tự trong quan hệ bạn bè.

Trong nội bộ gia đ́nh cách phổ biến nhất là thuần tuư "chào + đại từ nhân xưng". Ví dụ: "Con chào bố, mẹ, ông, bà v.v...", "Chào ông anh, bà chị, cô em v.v..." Tóm lại, đó là phương thức chung, tuỳ theo thói quen, các bậc lớn tuổi sẽ quyết định dạng nào là hợp lư nhất.

Chào "Chúc một ngày tốt đẹp"

Đây là cách xưng hô đẹp trong tiếng Hung. Có thể dùng để chào hỏi ngắn gọn mà lịch sự và thân mật. Bạn có thể dùng như sau: "Chúc buổi sáng (buổi chiều, buổi tối) tốt đẹp". Dĩ nhiên ngữ điệu của câu chào thật quan trọng, nó biểu hiện quan hệ giữa hai người.

Chào hỏi là cách tỏ ḷng kính trọng

Không được phép cho việc chào hỏi là sự hạ ḿnh, mà ngược lại, hăy coi nó là phép lịch sự của con người hiện đại. Và chúng ta không nên đặt sự khác biệt giữa chào thủ trưởng với chào đồng nghiệp. Nhân cách con người cũng không hề tốt hơn khi ta đặt sự khác biệt đó.

Ai chào trước

Chính v́ lẽ trên mà chúng ta nên biết chào hỏi là cái cầu giữa những con người chứ không phải giữa những địa vị. Thật là vô lư khi xây dựng quy tắc chào hỏi trên quan điểm địa vị.

Chúng tôi không đề nghị một cách chào hỏi cụ thể, quy định cụ thể. Tốt nhất, ai nh́n thấy người khác trước th́ chào trước. Như vậy ta sẽ trở nên bất lịch sự khi đợi người khác chào trước. Cũng không nên cứng nhắc đợi người chào khi chúng ta đang ở trước mặt họ mà chưa nghe thấy lời chào! Với cách chào hỏi, chúng ta muốn thể hiện ḷng kính trọng, ngưỡng mộ, t́nh người. V́ vậy, nên cố gắng chào người khác trước.

Các cách chào hỏi

Những người quen, thân th́ hăy chào hỏi nhau. Và những người muốn làm quen, bắt chuyện th́ hăy đặt vấn đề chào hỏi làm đầu. Gặp người quen, người thân lập tức phải chào ngay. Thậm chí có thể bắt đầu ngay bằng cử chỉ đơn giản: Vẫy tay, gật đầu hay nụ cười. Bằng lời, chỉ cần thiết khi đă lại gần nhau. Khi đó cũng không quan trọng là ai sẽ chào trước. Nói chung, không nên chờ đợi sự phản ứng nhanh của người khác. Và đừng coi sự sơ suất nào đó của người khác là quan trọng. Như vậy nếu có lên tiếng trước một vài lần cũng không phải khó chịu. Bởi lẽ biết đâu người quen hoặc người thân không để ư. Chỉ nên tự ái khi người khác không tiếp nhận lời chào. Hăy tiếp nhận lời chào trong mọi trường hợp.

Các thói quen dân tộc - gia đ́nh

Bao nhiêu nhà bấy nhiêu phong tục! Chúng ta không nên áp đặt cách xưng hô chào hỏi ở nhà ta, đất nước ta cho nơi khác. Ai đó đến đất nước ta th́ hăy cảm thấy họ không phải đang ở trên Tổ quốc của ḿnh, bởi lẽ họ đến cũng v́ chúng ta khác họ. Và tại sao họ không cảm thấy đang sống giữa chúng ta? Dĩ nhiên không nên đẩy họ vào t́nh trạng khó xử mà nên đưa họ tới ḷng mến khách đặc tính dân tộc của chúng ta. Và hăy kể cho thế giới của chúng ta phong phú hơn khi ta biết nó lớn vô cùng, muôn h́nh muôn vẻ.

Bắt tay

Bắt tay nhau là một thói quen thông dụng. Có nhiều kiểu bắt tay giống như kiểu xưng hô. Nhưng cụ thể bắt tay thường tuân theo những quy tắc như: chủ ch́a tay cho khách, già đưa tay cho trẻ và phụ nữ ch́a tay cho nam giới. Nhưng lưu ư đặc biệt nam giới khi làm quen không nên ch́a tay cho phụ nữ trước! Thói quen bắt tay lịch sự nhất là vừa giới thệu vừa đưa tay ra. Đối với những người thân, cử chỉ bắt tay là cách tỏ t́nh thân thiện nhất. C̣n trong trường hợp mới làm quen, cần chú ư đến cách bắt tay v́ điều này dễ làm người khác hiểu lầm là chúng ta quy lụy họ. Mức độ thân mật của các mối quan hệ sẽ phụ thuộc vào thời gian giao tiếp, quan hệ với nhau sau này.

C̣n một khi người khác đă ch́a tay mà không bắt tay họ là hành vi bất lịch sự. Ngay cả khi ta cảm thấy hành động của họ không hợp phép lịch sự . Cần phải nhắc lại là có vô vàn cách tỏ thái độ "bất hợp tác", không nên v́ vậy mà vi phạm quy tắc ứng xử lịch sự . Danh nhân Bolyai Janos từng nói: "Với cử chỉ bắt tay nồng nhiệt có thể làm tan những tảng băng lạnh giá của ḷng người và loài người cần sự ấm áp hơn sự băng giá".

 Bắt tay để làm ǵ?

Để tỏ thái độ chứ không phải thuần tuư là sự tiếp xúc của hai bàn tay! Mức độ siết chặt biểu hiện cảm xúc khi bắt tay, chứ không phải để thể hiện cơ bắp. Dĩ nhiên mức độ thân mật của quan hệ quyết định độ "lỏng hay "chặt". Thông thựng với người lạ, không lỏng, không chặt, không nhanh, không chậm. Tóm lại, ở mức độ trung b́nh.

Thái độ của người khác thường thể hiện chân thực qua cách bắt tay của họ. Với cánh tay đưa ra hững hờ chúng ta đă mất điểm trong phép lịch sự. Cần phải luôn chú ư: Đừng nên gây ấn tượng xấu từ lần gặp đầu tiên.

Hôn tay

Ngày nay phong tục hôn tay lại dần quay lại với cuộc sống của chúng ta. Hôn tay là h́nh thức xă giao đặc biệt trong quan hệ giữa nam giới và nữ giới, nhất là trong giới trí thức. Dĩ nhiên, bất kỳ ai đều có thể xin phép hôn tay một phụ nữ bất kỳ, và người này không nhất thiết phải tiếp nhận. Nhưng việc không tiếp nhận hoặc cố nài ép hôn tay đều là thái độ bất lịch sự. Thường thường nên hôn vào phần da người phụ nữ lộ ra giữa găng tay và cổ tay áo. Phụ nữ có thể từ chối một cách tế nhị không muốn người khác hôn tay ḿnh.

Không nên trong cùng nhóm lại hôn tay người này mà "quên" người khác. Tuy vậy nếu ta chỉ hôn tay bà, mẹ, cô, bác, d́ mà không hôn tay các chị, em th́ không phải là bất lịch sự . Tốt nhất là theo thứ bậc về tuổi tác và quan hệ. Tóm lại không nên v́ lựa chọn cách chào hỏi mà làm phật ư người khác. Quy tắc chung không g̣ ép và không bừa băi khi dùng cách chào hỏi này.

Nâng mũ

Nâng mũ là cách chào hỏi phổ biến trong giới mày râu, không dùng giữa phụ nữ và trẻ em với nhau. Đặc điểm của mũ đàn ông là trang phục bảo vệ đầu, sau đó mới là trang phục làm đẹp. V́ thế nâng mũ là một cách chào hỏi. Tất nhiên sẽ nực cười nếu như vội vàng giật mũ khỏi đầu để rồi sau đó phải dùng hai bàn tay để đặt lại. Chỉ cần một động tác nhẹ nhàng: nâng mũ khỏi đầu chút ít, sau đó đặt lại như cũ.

Người mặc đồng phục không nên nâng mũ chào v́ lẽ họ có cách chào theo điều lệnh riêng.

Khi vào nhà, vào pḥng họp, mọi người đàn ông cần phải bỏ mũ, kể cả mũ cứng lẫn mũ mềm. Phụ nữ không nhất thiết phải bỏ mũ trừ ở trong rạp hát, rạp chiếu bóng v.v ... Chỉ nên nhắc họ khi thật sự bị che mất tầm nh́n. Phụ nữ nên lưu ư với chiếc mũ đẹp của ḿnh, đừng làm phiền người khác.

Hôn

ở Hungari, đây là h́nh thức chào hỏi phổ biến, nhất là trong gia đ́nh, giữa các bạn bè người thân. Thậm chí giữa nam giới với nhau. Nó không thuộc phép lịch sự  mà thuộc về quan hệ t́nh cảm. Tuy vậy giữa bạn bè chỉ nên hôn khi quan hệ thật sự thân mật. Không nên lạm dụng v́ chúng ta có quyền ích kỷ cho gia đ́nh, người yêu ...!

Cần phải nói tới những cái hôn của các nhà chính trị, ngoại giao. Nước Nga Sa hoàng đă một thời đi đầu với những cái hôn đó. Thói quen của họ là ôm hôn ba lần tỏ ư quan hệ nồng nhiệt. ở Hung th́ khác hẳn: Tập quán này không phổ biến. Tất nhiên trong các buổi lễ tân, với các vị khách từ xa đến, họ khởi đầu những cái hôn ngoại giao th́ không nên từ chối.

Tựu trung, ngoài cách chào hỏi bằng lời, tốt hơn hết, chủ nhân nên chủ động các h́nh thức khác và khách nên thích nghi theo. Quy tắc chung trong ngoại giao vẫn là ứng xử theo hoàn cảnh, song vẫn giữ được bản sắc riêng của dân tộc ḿnh.

Như chúng ta đă đề cập tới: Trong gia đ́nh, giữa những người thân, hôn là h́nh thức chào và tỏ t́nh cảm phù hợp nhất. Thời nay phổ biến nhất vẫn là hôn nhẹ (Theo ngôn ngữ trẻ thơ là thơm). Không nên hôn môi mà chỉ nên ở má hoặc trán, đầu tuỳ mức độ quan hệ t́nh cảm.

Cháu hăy hôn bác (hoặc chú) đi

Đó là câu nói chúng ta hay nói với trẻ con. Trẻ con là cả một tác phẩm tuyệt diệu của tạo hoá. Đến mức khi nh́n thấy chúng, phản xạ tự nhiên của chúng ta là âu yếm chúng. V́ thế cũng có những quy tắc nhất định cho việc tỏ t́nh cảm này.

Nên bắt tay thân mật, xoa đầu, vỗ vai con trẻ. Không nên hôn hoặc bắt trẻ con lạ hôn. Ngay trong gia đ́nh cũng chỉ bố mẹ hoặc anh em nên hôn trẻ con. Lư do thuần tuư là đảm bảo vệ sinh. Chúng ta cũng cần dạy cho trẻ con khi nào, với ai th́ hôn má! Và chúng ta đặc biệt lưu ư khi nói "Cháu (con) hôn bác đi!".

Đáp lại sự chào hỏi

Nên đáp lễ, thậm chí thích ứng với cách chào hỏi của người khác. Nên chào những người đang đi đến, nhất là khi họ cùng sống, làm việc cùng ta. Phải chào người già trước.

Nếu chúng ta rơi vào hoàn cảnh cách chào hỏi của người khác rất khác lạ, không nên tỏ ra lạ lùng, ngay cả khi cách chào hỏi trái quy tắc lịch sự  cá nhân. Nên thích ứng, đó là lời khuyên của chúng tôi.

Nên thích ứng những tập quán lạ và nên phổ biến những tập quán tốt học hỏi được. Loài người là quần thể sống cho nhau và v́ nhau!

Chào ai

Nên quan niệm rơ ràng việc chào hỏi và không cố chấp sự vô ư của người khác trong việc chào hỏi.

Với người thân nên: Gật đầu, cười mỉm, nâng mũ, chúc ngày tốt lành bất cứ ở đâu và lúc nào; ngay cả khi không nhất thiết phải nói chuyện với họ.

Với người quen gặp trên đường hoặc nơi nào đó tuỳ hoàn cảnh, trạng thái tinh thần mà chúng ta chào hoặc không chào. Mức độ quen biết thường gây ra sự "có" hoặc "không" chào. Nhầm lẫn là bản tính của con người và chúng ta không nên cố chấp trong trường hợp đó. Vị tha trong cuộc sống làm chúng ta yêu đời hơn nhiều!

Làm quen bằng chào hỏi

Không nên bắt đầu sự làm quen bằng tṛ chuyện nhưng cũng không nên từ chối. Quy tắc là: Nếu người khác không quá thô thiển, sự từ chối cũng không nên thô thiển!

Xa xưa người ta không hay làm quen ngoài đường, bởi v́ họ nghĩ: Nếu ngay từ đầu đă đáp lễ th́ mọi việc khác điều có thể. (Đối với phụ nữ và nam giới).

Có lẽ, quy tắc quan trọng nhất trong cư xử là hăy cố gắng gây cảm t́nh, ḷng tin lẫn nhau. Chúng ta hăy thử xem. Từ đó, chúng ta hoàn toàn biết sau lần thứ nhất có nên nói chuyện, làm quen hay không. ấn tượng ban đầu là chủ đạo nhưng không nên cứng nhắc. Giới hạn và sự đồng cảm khi đó không mâu thuẫn với nhau.

Không nên lạm dụng việc chào hỏi để làm quen. Không nên sau lời chào là những câu hỏi, kể cả những câu hỏi vô bổ: Bác, chị... ăn cơm trưa chưa? Làm ǵ đấy? Trong khi thực sự đó không phải là mục đích thu nhận thông tin của chúng ta.

Nên lưu ư chứ không nên nhắc nhở các sai lầm trên của người khác. Dĩ nhiên, những câu hỏi  cần thông tin thật sự không thuộc phạm trù này.

Không nên chủ quan khi đánh giá sự làm quen của người khác. Ví dụ, khi ai đó hỏi chúng ta sống ở đâu th́ nhiều khi không phải họ muốn biết mà chỉ là câu hỏi duy tŕ cuộc nói chuyện.

Khi chúng ta yêu cầu sự giúp đỡ nho nhỏ nào đó từ người lạ như xin lửa, bán vé ô-tô, chúng ta không phạm phải quy tắc cư xử lịch sự. Cần tin vào ḷng tốt, ư thức lịch sự  của người khác và bản thân.

 

 

 

 

 

 

 


5. Cách thức
giới thiệu nhau

 

 

Cần nhớ rằng, trong những trường hợp thông thường chúng ta chỉ cần giới thiệu tên ḿnh là đủ. Đối với một ông vua, trong một cuộc tiếp xúc chỉ cần nêu tên và số thứ tự của triều đại ông ta là đủ, nhưng đối với các quan chức khác cần thiết phải nêu cả họ lẫn tên.

Tuỳ theo từng đất nước với những phong tục tập quán khác nhau, những cách thức giới thiệu thể hiện gia đ́nh, giới tính của mỗi người như những đặc điểm riêng về ngôn ngữ. Trong những trường hợp này quan điểm xă hội về giới đàn ông thường bảo thủ hơn, bởi v́ thông thường trạng thái gia đ́nh của họ không phải thể hiện qua tên gọi.

ở Hungari theo thói quen người ta không tự giới thiệu, ví dụ: "Tôi là ngài Alfôldi Pál". ở đây chỉ cần nêu tên là đủ.

Việc giới thiệu một vài chức vụ, chức vị đă trở thành thói quen truyền thống. Những chức vụ, chức vị này không phải là những đặc điểm khi sinh ra, mà thường gắn liền với nghề nghiệp, công việc của mỗi người và mang chức năng đo giá trị xă hội khi đánh giá con người.

Với những người trong quân đội, việc giới thiệu cấp bậc khi tự giới thiệu cũng là sự cần thiết. Ngay cả trong cách xưng hô cũng có thể nhận ra các cấp bậc này, chẳng hạn "thưa ngài đại tá" hay "đồng chí đại tá".

Những chức vị học thức cũng trở thành quen thuộc trong cách thức giới thiệu. Không chỉ giáo sư mà ví dụ nhà kinh tế học, kỹ sư, giáo viên v.v... những chức vị này đánh giá mặt công việc của con người. Tóm lại, chúng ta có quyền tự hào khi trong cách thức giới thiệu, xưng hô những chức vị học thức ngày càng trở nên phổ biến hơn, ví dụ nhà giáo, ngài kỹ sư v.v...

Nhưng cần  phải nhớ một đặc điểm hết sức nổi bật của cách thức giới thiệu là những người tự giới thiệu ḿnh thường không hay nhắc đến các chức vụ, chức vị cấp bậc, nhưng nếu giới thiệu họ mà không nhắc đến những điều này là bất lịch sự.

V́ vậy chúng ta nên giới thiệu tên ḿnh trong đại đa số các trường hợp thông thường, nhưng cũng không sao, thậm chí cần thiết có những trường hợp chúng ta hăy giới thiệu kèm theo các chức vụ, chức vị cấp bậc của ḿnh, để mọi người biết "đấy là người có những chức vụ như thế". Nhưng cũng để tránh sự phân biệt xă hội trong cách thức giới thiệu, xưng hô, chúng ta nói chung chỉ nên giới thiệu "đặc điểm xă hội" trong những trường hợp cần những chức năng của nó.

C̣n trong các buổi tiếp xúc chính trị, chuyên môn, rất cần thiết việc nêu các chức vụ, chức vị cấp bậc kèm theo việc xưng danh.

Ai giới thiệu ai?

Theo phép lịch sự thông thường trước hết là ưu tiên cho phái đẹp và những người đứng tuổi. Trong cách thức giới thiệu cũng như vậy. Nhưng cuộc sống thường tạo ra những hoàn cảnh rất khác nhau, khiến sự vận dụng máy móc các quy tắc xă giao không làm cho những mối quan hệ của chúng ta đơn giản, dễ hiểu hơn mà trái lại chỉ làm phức tạp thêm, chẳng hạn, chúng ta phải biết vận dụng tất cả các quy tắc xă giao đă biết để hiểu được một điều là người mới đến là người tự giới thiệu chứ không phải chủ nhà giới thiệu.

Sẽ rất nực cười cảnh tượng sau đây: Một cặp vợ chồng đến một nơi đă có 5-6 đôi vợ chồng với độ tuổi khác nhau. Nếu vận dụng một cách máy móc  quy tắc xă giao, trước hết, bằng mắt, chúng ta có thể nhận ra sự khác biệt giới tính, sau đó, đến sự khác biệt về tuổi. Thế là trước tiên chúng ta giới thiệu người vợ mới đến với những phụ nữ đă có ở đấy, trước hết là với những phụ nữ đứng tuổi, sau đó giới thiệu tiếp với phái "mày râu", trong đó ưu tiên cho những người lớn tuổi nhất. Và tất nhiên chúng ta đă làm ngược hẳn với quy tắc xă giao là người mới đến phải tự giới thiệu đầu tiên. Điều ǵ sẽ xảy ra nếu chúng ta ngoài việc xưng danh c̣n tự giới thiệu cả chức vụ, chức vị, cấp bậc xă hội khác - bởi v́ sẽ có những trường hợp cần phải giới thiệu cho người đàn ông trẻ nhất những người khác mới đến, nếu anh ta mang chức vụ hoặc những "giá trị xă hội" cao nhất.

Bởi vậy tốt hơn cả là chúng ta nên giới thiệu hoặc tự giới thiệu một cách hợp lư nhất.

Ví dụ, trong những trường hợp chủ nhà - cứ cho rằng chỉ có chủ nhà là quen biết những người mới đến - giới thiệu các vị khách với nhau. Tốt nhất là ông ta nên giới thiệu cùng một lúc người chồng mới đến và vợ của anh ta, c̣n nếu đám khách khứa không đông lắm có thể giới thiệu từ phải sang trái hoặc từ trái sang phải những người có mặt. Nếu sự giới thiệu quá dài, có thể làm phiền đến buổi gặp mặt, th́ tốt nhất chỉ nên tuyên bố lí do buổi gặp mặt, sau đó "mở đường" cho những người khách đi vào đám đông và mọi người sẽ tự làm quen với nhau. Nếu giới thiệu những người mới đến là vợ chồng th́ trước hết giới thiệu chồng, sau đến vợ, nếu họ chưa là vợ chồng th́ trước hết giới thiệu người phụ nữ, sau đến người đàn ông, nếu hai người cùng giới tính th́ trước hết là người nhiều tuổi hơn - và cứ như vậy. Tất nhiên lịch sự hơn cả là nên giới thiệu những người mới đến cho những người có mặt ở đấy.

Con người có bản năng thích ứng với những hoàn cảnh để họ không biến thành máy móc cứng đơ, hoặc phải xử sự như bị giật dây. Chính v́ vậy trong cách thức giới thiệu chúng ta có thể tránh khỏi t́nh huống, chẳng hạn, liền một hơi mười  tám lần nêu tên ḿnh, bắt hàng loạt những cánh tay giơ ra, hoặc như một làn sóng, chúng ta bắt khách khứa đứng dậy một loạt, rồi lại ngồi xuống một loạt.

Khi giới thiệu, tốt nhất là nên đứng - trừ trường hợp ngoại lệ là phụ nữ - và nên bắt tay, ít nhất là ở đất nước chúng ta. Giới thiệu tất cả mọi người cho một người là việc làm không hợp lư cho lắm, v́ sẽ mất nhiều thời gian, và người ta cũng không thể nhớ hết tên người khác. Lịch sự quá mức như vậy trong những trường hợp nhất định sẽ gây ra sự khó chịu bởi v́ sẽ có lúc chúng ta phải giới thiệu lại, hoặc làm ra vẻ nhớ tên người khác mặc dù ta không hề nhớ. Hợp lư nhất là chỉ giới thiệu người mới đến cho tất cả mọi người, c̣n sau đó, mọi người tự làm quen với nhau.

Việc hỏi lại tên người khác không phải là cử chỉ bất lịch sự, cho dù v́ quên hay v́ không nghe thấy lúc giới thiệu. Ai tự cho rằng rất nhiều người biết đến ḿnh, người đó cũng nên tự giới thiệu. Không phải ai cũng biết anh ta. Tự ái sẽ không thích hợp chút nào nếu một số người nào đó không hề biết đến ta, khi ta được rất nhiều người biết đến.

Giới thiệu ở nơi không phải là đám bạn bè

Sự giới thiệu ḿnh không phải chỉ ở đám bạn bè. Qua điện thoại, trong công sở, trong lúc giải quyết những công việc khác tốt nhất nên bắt đầu bằng sự giới thiệu. Chúng ta có thể coi giới thiệu là quy tắc xă giao đặc biệt nếu trong mối quan hệ giữa chúng ta và người khác có mang tính chất cá nhân.

Khi mua bán không cần phải giới thiệu. Có một thói quen mới là những người bán hàng thêu tên ḿnh trên áo. Đây không phải là một sự giới thiệu một cách máy móc, và cũng không phải để mời chúng ta gọi tên họ. Trong những trường hợp này chỉ cần nói "Thưa cô ..." "Thưa bà..." "Thưa ông..." là đủ. Tên người bán ghi trên áo là để kiểm tra chất lượng bán hàng, hơn là để tự giới thiệu.

 

 

 


6. Cách xưng hô

 

 

Cần phải học chào, học xưng tên và cả học cách xưng hô nữa. Một trong những h́nh thức thể hiện mối quan hệ giữa con người với nhau là cách xưng hô, qua cách gọi anh hoặc ngài. Một đặc điểm ngôn ngữ của chúng ta là có hai cách xưng hô và cả hai cách đều có thể xưng hô như nhau. Có thể cảm thấy mức độ t́nh cảm và sự thể hiện t́nh cảm trong những trường hợp nhất định qua hai cách xưng hô.

Cách gọi phải thường lạnh lùng hơn, hoặc ít nhất là thể hiện một sự trân trọng xa cách hơn cách gọi anh (hay cậu, mày). Cách gọi anh (hay cậu, mày) tất nhiên không có nghĩa là không có sự trân trọng như gọi ngài, nhưng vẫn cảm thấy một cái ǵ khác. Những cách xưng hô có thể được dùng

theo truyền thống, chẳng hạn trẻ con có thể mày tao, cậu tớ với nhau, nhưng người lớn không hay dùng như vậy.

Những kẻ bề trên hay mày tao với những người ở bậc dưới, tất nhiên, thường chỉ khi gọi chứ không phải để đàm thoại. Việc sử dụng cách thức xưng hô này c̣n để thể hiện sự khác biệt về đẳng cấp xă hội. Nghĩa là ông chủ và người nhà ông chủ có thể mày tao với người làm, nhưng những người làm không bao giờ được xưng hô lại như vậy. Hai cách xưng hô này đă thay đổi một cách cơ bản từ sau ngày giải phóng. Ngày nay sự phân nhánh của các đặc điểm quan hệ có thể cảm thấy được qua các cách xưng hô, cách tṛ chuyện, khi sử dụng các cách gọi. Một hiện tượng kỳ lạ là - như một sự phản ánh méo mó của quá khứ - trong một tầng lớp xă hội nhất định ngày càng phổ biến cách xưng hô mày tao với nhau nhiều hơn, so với những người ở tầng lớp khác.

Có một quy tắc xă giao thông thường là ở ngoài gia đ́nh người ta xưng mày tao với trẻ con và trẻ con gọi người lớn là ngài, là ông. ở ngoài gia đ́nh người lớn thường thể hiện sự thân mật đáng tin cậy với trẻ em, c̣n trẻ em thể hiện sự kính trọng với người lớn. Chúng ta cũng không cảm thấy bất nhă nếu người lớn gọi trẻ em một cách tôn trọng như anh, chị, thậm chí chúng ta c̣n cảm thấy cần thiết cho sự phát triển của trẻ con. Đặc biệt đối với các cô gái. Đối với lứa tuổi từ 15 trở lên nên gọi là anh, chị.

Giữa những người lớn với nhau xưng hô mày tao là trường hợp ngoại lệ. Xưng hô mày tao là thể hiện mối quan hệ thân thiết bên trong, cần phải nhớ điều đó. Thông thường, người lớn tuổi hơn chủ động xưng hô thân mật với người trẻ, phụ nữ với đàn ông, những người ở cấp cao với người ở cấp dưới. Nhưng cũng chính v́ cách xưng hô thân mật thể hiện mối quan hệ đáng tin cậy và thân thiết, nên chúng ta không nên chủ động xưng hô như vậy với phụ nữ, với người lớn tuổi và những người ở chức vụ cao hơn.

Ai "bị" xưng hô mày tao th́ tốt nhất - với tất cả sự trân trọng cần thiết - cũng nên xưng hô lại như vậy. Đây là trường hợp những người lớn xưng hô với nhau. Nhưng đây không phải là một quy tắc xă giao trong mọi trường hợp. Chúng ta không nhất thiết phải mày tao lại với những người lớn tuổi hơn hoặc ở chức vụ, uy tín xă hội cao hơn khi họ xưng hô mày tao với chúng ta, bởi v́ cách xưng hô nỳ chính lại thể hiện mối quan hệ "cha chú" trong sự làm quen lịch sự . Có thể qua cách xưng hô trong trường hợp này, những bậc "cha chú" ấy thể hiện sự trân trọng của họ với chúng ta.

Trái ngược hoàn toàn với cách xưng hô mày tao có chủ ư. Đây là một biểu hiện bất lịch sự  ở mức độ cao nhất. Khi một người với vị trí quyền lực xưng hô mày tao với một người phục vụ, là họ xúc phạm lăng nhục một cách nặng nề nhất người khác. Nhưng cách xưng hô kiểu này làm ảnh hưởng nhiều hơn cả đến kẻ sử dụng nó, chứ không phải với người bị gọi.

Việc cự tuyệt cách xưng hô mày tao khó hơn nhiều so với việc tiếp nhận nó. Tốt nhất là chúng ta nên cự tuyệt nó bằng một câu chào, một cái bắt tay. Chúng ta hăy t́m một cách cự tuyệt nào ít biểu hiện ra bề ngoài nhất. C̣n nếu không t́m ra, tốt nhất chúng ta xưng hô lại như vậy, kể cả khi chúng ta cảm thấy mối quan hệ đôi bên chưa thân ái như nó cần phải đạt tới.

Tất nhiên, những quy tắc này không liên quan đến trường hợp cố t́nh xưng hô mày tao với nhau. Có thể xưng hô trở lại cũng như vậy - điều này khiến người ta dũng cảm hơn - nhưng chỉ trong trường hợp chúng ta duy tŕ được sự khác nhau về giá trị đạo đức. "Mày tao" trở lại một cách to tiếng là một điều bất lịch sự.

Cách xưng hô giữa trẻ con và người lớn

Người lớn dạy cho trẻ con ai là "bác" là "cô". Trong nhiều năm cách xưng hô này vẫn c̣n tiếp tục duy tŕ, cho dù chỉ là cách gọi "bác cháu" thuần tuư.

Những người lớn nếu quen trực tiếp những đứa trẻ, thường gọi tên hoặc tên thân mật của đứa trẻ, ngoại trừ những đám đông trẻ em, nơi cần phải gọi cả họ những đứa trẻ có tên giống nhau. Với những đứa trẻ lạ, tốt nhất nên gọi chúng là "cháu bé".

Ngài, thưa ngài, thưa bà

Khi đứa trẻ đến tuổi đi học th́ từ lối xưng hô bác cháu thông thường đă chuyển sang cách gọi ngài, thưa quư ông, quư bà.

ở đất nước Hungari, những thay đổi chính trị cơ bản cũng làm "nhiễu" nhiều tập quán cơ bản, trong đó có cả lĩnh vực cách xưng hô. Điều này phụ thuộc cả những đặc điểm ngôn ngữ, chẳng hạn từ "ngài" trong đó chứa đựng cả những ư nghĩa xă hội khác. Ngoài cảm giác do vị trí xă hội của từ "ngài" mang lại, từ này c̣n được thể hiện bằng những cách gọi khác, ví dụ "ông lớn" "quan lớn". Những thay đổi xă hội đă thay đổi cơ bản cả thành phần xă hội trong cách gọi như vốn từ "ngài". Ngày nay vẫn c̣n lại nhiều cách gọi phong phú khác, chẳng hạn với đàn ông có cách gọi "ngài", "quư ông" với phụ nữ có "cô", "bà", "quư bà", với đàn ông trẻ tuổi có "anh", "chú" với phụ nữ chưa có chồng có "cô gái"v.v...

Đồng chí, đồng nghiệp

Có một thời cách gọi "đồng chí" đă thay thế cho các cách xưng hô theo truyền thống và hợp lư khác. Mọi người đều có thể gọi nhau là "đồng chí" thậm chí cả những người láng giềng với nhau.

Trong khi đó cách xưng hô "đồng chí" lúc đầu thuần tuư mang nội dung chính trị. Người ta đă có lúc cảm thấy bị xúc phạm nếu được gọi là "ngài".

Ai cũng biết một chuyện cười: "Tôi phản đối, tôi không phải là ngài, tôi không phải kẻ bóc lột". Lúc đó người ta c̣n tranh luận với nhau: Một bác sĩ trưởng có phải là đồng chí không? - và có thể xưng hô đồng chí được hay không, với một người công nhân phụ việc? Nói tóm lại cách xưng hô mang nội dung chính trị đă chuyển sang mang nội dung xă hội.

Cùng với sự phát triển của đời sống chính trị, cách xưng hô muôn màu muôn vẻ của đời sống xă hội đă được trả lại vị trí của nó. Ngày nay, người ta lại thấy hết sức b́nh thường trong cách xưng hô: quư ông, quư bà, ngài, cô, anh... Đặc biệt cách gọi phụ nữ chưa chồng "cô gái" hoặc "cô" đă trở thành phổ biến. C̣n cách gọi đàn ông trẻ tuổi là "cậu" mang màu sắc giễu cợt, bởi vậy cách gọi này đă đánh mất sự thông dụng của nó.

Cách xưng hô đồng chí dần dần đă quay trở lại với nội dung chính trị của nó. Đó là khi những người trong tổ chức đảng xưng hô với nhau. C̣n trong các tổ chức chuyên môn, ở nơi làm việc, người ta gọi nhau là bạn đồng nghiệp.

Cách xưng hô đồng chí bên cạnh ư nghĩa chính trị c̣n mang một ư nghĩa về chức vụ, chức tước nào đó. Với những người có uy tín trong các đoàn thể, cơ quan ngay cả khi nói đến họ trong ti vi, trong đài phát thanh người ta ít khi dùng cách gọi "ngài". Điều này dường như thông báo cho chúng ta biết rằng ngoài uy tín của những người ở tổ chức đảng, c̣n có uy tín của những người làm các chức năng xă hội khác, và không phải với ai cũng dùng cách xưng hô đồng chí.

Khi nào cần gọi?

Một đặc tính của cách xưng hô là một câu hỏi, một lời yêu cầu, một lối thể hiện v.v... không phải bao giờ cũng bắt đầu bằng cách gọi người khác.

"ư kiến ngài thế nào?" - Chúng ta hỏi, và nói tiếp ở đầu hoặc ở cuối câu hỏi "Ngài Kovács?" - Mặc dù đây là nói chuyện tay đôi, có ngài Kovács và người hỏi. Như vậy, cách hỏi này chỉ liên quan đến hai người, chứ không đến những người khác.

"Hăy nh́n ḱa, ngài Szabó!" - Câu trả lời bắt đầu như vậy, không cần phải gọi người đang nói với chúng ta.

Quy tắc xưng hô không phải ở chỗ quy định bao nhiêu lần nên gọi tên nhau ra, mà do cách nói của từng người. Chúng ta cảm thấy rất cần thiết và thích hợp nếu gọi tên nhau bao nhiêu lần, khiến người khác không bị nhầm lẫn trong một cuộc nói chuyện. Chúng ta cũng cần biết xưng hô với nhiều người cùng một lúc. Chẳng hạn "Thưa các bạn thanh niên nam nữ" hoặc "Thưa các ông, các bà quư mến" hoặc "Thưa các đồng chí...".

Cùng một trường hợp sử dụng nhiều cách gọi sẽ mang màu sắc hài hước nhiều hơn là lịch sự  và nên sử dụng cách xưng hô thông thường nhất trong những trường hợp có nhiều lớp người khác nhau, chẳng hạn "Kính thưa các thầy cô kính mến, thưa các bạn thanh niên nam nữ..." khi có cả thanh niên và các nhà giáo.

Cách thưa gửi

Cách thưa gửi thể hiện nhiều nội dung khác nhau trong cách thức xưng hô. Cách nói "Thưa..." hoặc "Xin phép..." mang một ư nghĩa lịch sự  nhất định, cho dù trong thực tế chúng ta không đ̣i hỏi ai điều ǵ. Khi nói "Xin phép bà..." hoặc "Thưa cô" khác hẳn lối xưng hô cộc lốc "bà", "cô".

Lối gọi "Này!" "Ê!"...

Một cách gọi, một lối xưng hô trống không thể hiện phong cách bất lịch sự của người nói. Đấy là lối gọi khiến những người khác buộc phải chú ư và người được gọi th́ không muốn trả lời. Cách gọi "Ê!", "Này!" hay huưt gió đều bất lịch sự. Tiếng huưt gió sẽ không làm phiền ai nếu đấy chỉ là sự quy định mang tính chất cá nhân. Nhưng nếu dùng trong các mối quan hệ khác là bất lịch sự. Cách gọi "Hello" cũng vậy.

Nói chung những cách gọi khiến người khác buộc phải chú ư, hoặc làm xúc phạm, làm bực ḿnh những người được gọi điều là những cách thức xưng hô bất lịch sự. Chúng ta cần phải biết và tin vào khả năng tạo các mối quan hệ của chúng ta. Chúng ta đều có khả năng cảm thấy người khác phân biệt chúng ta như thế nào qua cách gọi, cách xưng hô của họ.

Cách gọi thông thường những người xa lạ hay được sử dụng nhất là "anh, chị" "ông, bà", lịch sự  hơn một chút là "ngài". Cách gọi "các quư ông, quư  bà" có thể thay cho những trường hợp chúng ta không biết tên của họ.

Cách gọi, cách xưng hô thân mật

Cách thức xưng hô muôn màu muôn vẻ của chúng ta được sử dụng như những công cụ ngôn ngữ riêng, nhất là trong các nhóm bạn bè, đồng nghiệp, gia đ́nh v.v... Những cách xưng hô thân mật này có thể tồn tại trong các nhóm nhỏ không gây ra sự khiếm nhă nào, nhưng sẽ rất bất lịch sự nếu sử dụng cả ở những khu vực rộng lớn hơn.

 

 

 


7. Cách tṛ chuyện

 

 

Giai đoạn "Tại sao?"

Những vấn đề đầu tiên nảy sinh, khi đứa trẻ bắt đầu "nói bằng tiếng của nó". Đứa trẻ muốn biết về các khái niệm, các mối quan hệ, các nguyên nhân, và bắt đầu giai đoạn "tại sao" của đứa trẻ. Đứa trẻ ngạc nhiên về tất cả mọi thứ, quan tâm đến mọi vật. Nhiệm vụ của cha mẹ không phải là t́m mọi cách giảm bớt số lượng "tại sao" lại, mà ngược lại phải t́m cách bổ sung cả số lượng lẫn chất lượng sự ham muốn hiểu biết đó. Đứa trẻ hỏi nhiều v́ nó biết ít. Nếu nó nhận thấy các câu hỏi của nó được trả lời, nó sẽ tiếp tục hỏi, c̣n nếu không, nó sẽ không quen hỏi nữa. Sự hiểu biết ít ỏi của đứa trẻ làm người lớn lúng túng, bởi v́ họ chỉ có thể trả lời cả đống "tại sao" đó bằng sự

hiểu biết sâu rộng hơn. Cần phải trả lời sao cho sự muốn hiểu biết của trẻ tăng lên và chúng muốn tiếp tục t́m hiểu nữa. Trong mọi trường hợp cần phải nói đúng cho trẻ con biết.

Chuyện cổ tích và sự thật

Đối với đứa trẻ, thế giới là toàn bộ sự kỳ diệu không hiểu nổi. Sẽ rất nguy hiểm nếu khi lớn lên, đứa trẻ không thấy sự kỳ diệu muôn vẻ của thế giới nữa. Từ quan điểm giáo dục trẻ em, sẽ càng tốt nếu càng duy tŕ lâu được sự say mê thế giới của chúng. Sẽ không hại ǵ nếu chúng ta hướng một phần sự say mê ấy vào những câu chuyện cổ tích thức tỉnh t́nh cảm với thế giới xung quanh. Nếu đứa trẻ biết chuyện cổ tích và hiện thực không giống nhau, nó không cảm thấy vỡ mộng, như vỡ mộng về một thế giới không kỳ diệu chút nào. Nhũng lời nói dối, sự dối trá là giả mạo, là sự nghèo nàn hoá thế giới, c̣n chuyện cổ tích chỉ đưa ra sự kỳ diệu xứng đáng với sự kỳ diệu của thế giới. Đứa trẻ nhỏ khi chuyện tṛ có thể bịa ra theo cách của nó những điều kỳ diệu về thế giới. Những lúc đó người lớn đừng nên ngăn cấm, đừng bảo đứa trẻ là bịa, mà nên cùng tham gia vào tṛ chơi đó. Con người trong suốt cả cuộc đời đều cần đến trí tưởng tượng. Những người lớn không biết dùng chuyện cổ tích để thức tỉnh, duy tŕ trí tưởng tượng của đứa trẻ, những người ấy đă gây ra những hậu quả tâm lư - giáo dục nghiêm trọng.

ư kiến của trẻ em

Một sự rắc rối tiếp theo, khi trẻ em không chỉ có những câu hỏi, mà c̣n có cả ư kiến riêng. Những quy tắc chúng ta nêu dưới đây, không chỉ "hợp lư" mà từ quan điểm giáo dục c̣n rất đúng nữa.

Rất cần thiết phải xin ư kiến, nghe và tiếp thu ư kiến của trẻ, cần phải có kiên nhẫn để giảng giải những thiếu sót trong ư kiến của trẻ.

Không lịch sự chút nào khi phẩy tay bảo trẻ không hiểu ǵ chuyện người lớn, và không cho trẻ nói.

Những mưu mô đen tối, tính giả nhân giả nghĩa, thói ngồi lê đôi mách và tính giả dối của người lớn không phải dành cho trẻ em. Chúng ta hăy cố tránh những thói xấu trên và nếu như chúng ta vẫn cứ duy tŕ th́ hăy kiêng nể đám trẻ em.

Ngược lại sẽ rất nguy hiểm nếu người lớn v́ thói sĩ diện hăo để trẻ em đặt ḷng tin vào những điều bị lừa dối. Chúng ta hăy chỉ dẫn cho trẻ biết, một thế giới của sự thật sẽ đưa lại cho trẻ nhiều ấn tượng hơn sự lừa dối. Một quan điểm giáo dục đúng đắn là người lớn cũng hướng sự chú ư của trẻ em vào những điều mâu thuẫn của thực tế. Hướng trẻ em tới những ấn tượng được hướng dẫn và những kinh nghiệm rút ra từ thực tế là một trong những cách bằng các quy tắc ứng xử hợp lư chúng ta góp phần giáo dục trẻ em.

Nói và nghe

Chuyện tṛ không phải là sự độc tấu. Rất cần phải nói và nghe, nhưng không phải chỉ ngồi im nghe rồi lên tiếng khi có thể, mà phải biết cách nghe người chuyện tṛ với ḿnh.

Nhiều thí nghiệm tâm lư thú vị đă cho biết, có rất nhiều người khác nói nhưng không hề nghe, không hề hiểu, không hề lĩnh hội được người khác nói ǵ. Trong mối quan hệ giữa người lớn với trẻ em có rất nhiều sự bất b́nh đẳng. Người lớn cần có ư thức để ư xem có bao nhiêu sự bất b́nh đẳng đó, và đặc biết lưu ư khi chuyện tṛ với trẻ hăy để ư xem trẻ nói ǵ. Cũng cần để ư xem trẻ nghe người lớn nói như thế nào.

Cần dạy cho trẻ em biết tuy chúng vẫn c̣n là trẻ con nhưng người lớn không được phép thô lỗ lơ đễnh và ích kỷ trong khi chuyện tṛ với chúng. Không được phép như vậy không phải v́ trẻ c̣n nhỏ mà chính v́ ngay đối với người lớn như vậy là bất lịch sự .

Tṛ chuyện thân mật - tranh luận - trao đổi

Khi chuyện tṛ, trẻ con cần phải biết chúng có quyền b́nh đẳng, nhưng về mặt kiến thức, kinh nghiệm người lớn biết nhiều hơn. Tốt nhất là nên chuẩn bị một cuộc tṛ chuyện với nhiều kiểu, nhiều phong cách nói. Sự đàm thoại, từ tṛ chuyện thân mật đến những cuộc tranh luận sôi nổi giữa trẻ em và người lớn, giữa trẻ em với trẻ em và giữa người lớn với người lớn có nhiều mức độ. Thật sai lầm khi cho rằng giữa trẻ em và người lớn không có sự tranh luận. Nhưng thực ra cũng chỉ có với những cách thức hợp lư và cả hai đều phải biết và giữ những nguyên tắc. Quy tắc thông thường nhất của những trường hợp này là chúng ta phải biết phân biệt sự tṛ chuyện thân mật hay là sự tranh luận hoặc trao đổi.

Khi cuộc đàm thoại bắt đầu, không nên cố gắng bắt mọi người phải luôn nghe chúng ta nói, nhưng tất nhiên thật bất lịch sự nếu không chú ư đến người nói. Một người bắt đầu nói th́ có quyền bắt người khác phải chú ư lắng nghe, nhưng cũng có nghĩa vụ sao cho xứng đáng với sự chú ư đó. Và khi người khác lên tiếng th́ anh ta cũng cần phải lắng nghe.

Con người không có cùng một khả năng đàm thoại. Có những người diễn thuyết hùng hồn và có những người ăn nói ngắc ngứ. Có những người dùng từ ngữ chính xác và súc tích, có những người kể lể dài lê thê. Thật bất lịch sự nếu giễu cợt khả năng đàm thoại của những người khác, nhại lại phong thái của họ.

Thật bất lịch sự nếu chúng ta bắt đầu nói ư kiến riêng của ḿnh bằng cách nhận xét người nói trước chúng ta là "chẳng ra cái ǵ!".

Đàm thoại và hài hước

Yếu tố hài hước là yếu tố thường xuyên của sự đàm thoại, là yếu tố của trí tuệ. Ngay cả đề tài trang nghiêm nhất cũng không thiếu được việc sử dụng những yếu tố, những cách thức hài hước. Nhưng cần nhấn mạnh:

Một người đàm thoại tồi, và v́ thế luôn bất lịch sự v́ không hiểu được những cách nói, những câu chuyện hài hước. Với những khả năng riêng, có thể trở thành người nói chuyện tuyệt vời bằng một nhận xét, một chuyện cười để làm nổi bật những hiện tượng, những ư kiến về một điều ǵ đó. Trái ngược với người như vậy là kẻ pha tṛ liên hồi, làm người khác không kịp thở. Đấy không phải là kẻ lịch sự. Một người biết cách pha tṛ thường là người hiểu biết, có óc hài hước, c̣n kẻ pha tṛ liên hồi thường làm người khác khó chịu và thương hại.

Thái độ cục cằn, thô lỗ

Có những người làm người khác khó chịu v́ những chuyện cười thô tục, thô lỗ, cho dù những chuyện đó phù hợp với đề tài cuộc tṛ chuyện hoặc không phù hợp.

Tất nhiên, chúng ta đều có thể quen biết những người bạn, khi kể chuyện tục cũng không hề bất lịch sự. Những người đó rất ít. Đặc trưng của họ là những yếu tố tục trong chuyện của họ cũng mang tính trí tuệ và họ kể bằng một cách nào đấy phù hợp với đề tài và đám người cùng tham dự.

Nhưng ngay cả với những người "có duyên" với chuyện tục đi nữa, cũng không phải ở đâu cũng kể được mà chỉ nên kể ở những đám bạn bè thân thiết nhất.

Người nào truyền đạt rơ ràng dễ hiểu, người ấy cũng suy nghĩ như vậy. Việc diễn đạt rơ ràng, dễ hiểu giàu h́nh ảnh không thể sử dụng lối nói thô thiển thường ngày. Lối nói thô thiển thường nói lên sự nghèo nàn của vốn ngôn ngữ và cản trở cách suy nghĩ rành mạch.

Chuyện tiếu lâm chính trị

Tiếu lâm chính trị là một bộ phận đặc biệt trong cách thức đàm thoại ở nước Hung. Được xem như một đặc trưng dân tộc, tiếu lâm chính trị luôn luôn được sinh ra, và nh́n nhận các mối quan hệ một cách sắc sảo đầy trí tuệ và sáng tạo. Từng mẩu tiếu lâm chính trị với sự phóng đại hiện thực không chỉ làm cuộc tṛ chuyện thêm màu sắc mà c̣n đóng vai tṛ quan trọng như một h́nh thức dư luận chính trị.

Những câu đùa, những mẩu tiếu lâm chính trị cực đoan không thể chứa đựng màu sắc trí tuệ trong đó được.

Một người có tŕnh độ hiểu biết cao bao giờ cũng biết lựa chọn những câu đùa, những chuyện tiếu lâm thích hợp với một buổi tṛ chuyện. Đối với chuyện tiếu lâm chính trị cũng vậy, họ tránh xa những mẩu tiếu lâm chính trị thô thiển, mang màu sắc thù hằn.

Đặc biệt không được phép nói những chuyện tục, chuyện cười thô lỗ và cả tiếu lâm chính trị với trẻ em.

Khía cạnh tiếu lâm chỉ thêm màu sắc cho cuộc nói chuyện nếu khai thác mặt trái hay sự méo mó, sai lệch của hiện thực, của những hiện tượng, những mối quan hệ. Người biết đánh giá trí tuệ và sự hài hước là người cũng biết đánh giá sự sai lệch, méo mó của nhận thức hiện thực. Cần có những kinh nghiệm sống, có sự hiểu biết nhất định mới đánh giá được trí tuệ và sự hài hước.

Rất nhiều trẻ em chỉ mới được biết khía cạnh thô thiển về mối quan hệ giới tính trong t́nh yêu mà không biết những biểu hiện tốt đẹp nhất của mối quan hệ ấy. Bởi vậy việc kể những chuyện tiếu lâm có liên quan đến hiện tượng t́nh dục trong quan hệ nam nữ cho trẻ em nghe là một cách ăn nói bất lịch sự .

Sự ngoan ngoăn, sự khó bảo

Việc khiến người khác thừa nhận quan điểm ư kiến của chúng ta một cách không bắt buộc cũng là một việc khó.

Người lớn có nhiều khả năng diễn đạt ư muốn của ḿnh hơn trẻ con. Lấy một ví dụ thông thường: Một người lớn đi ăn hiệu, anh ta đọc kỹ tờ thực đơn, lựa chọn món ăn theo ư thích, sau đó trao đổi rất kỹ với người hầu bàn nên nấu theo kiểu nào món anh thích. Khi người hầu bàn mang thức ăn ra, người khách rắc gia vị như anh ta muốn. Anh ta có thể rắc bao nhiêu tuỳ theo khả năng, ăn với một tốc độ thoải mái như để nói rằng ngay trong một hành động giản dị như ăn uống, người lớn cũng có thể thể hiện sự tự do của ḿnh bằng nhiều cách thức.

C̣n trẻ em là "khách" của cha mẹ. Chúng ăn những thức ăn bố mẹ cung cấp, và không được phép nói phải nấu như thế này, cho thêm ít muối, đừng cho hạt tiêu v.v... Chúng không thể nói hăy đợi để thức ăn nguội đă, chúng muốn ăn chậm hơn và được nói chuyện thong thả trong bữa ăn v.v... Trẻ em không thể yêu cầu tất cả, hoặc muốn những điêu mà chúng không biết diễn đạt, chúng chỉ khóc hoặc không chịu nuốt.

Bởi vậy người lớn cần quan tâm đến ư muốn của trẻ em, chứ không phải chỉ bắt trẻ nghe theo ḿnh. Một điều kiện khác của sự vâng lời, ngoan ngoăn là tính nhất quán.

Trẻ em chỉ tuân theo những chỉ bảo của người lớn - và người lớn cũng vậy đối với trẻ em - khi trong những lời chỉ bảo đó có tính chất nhất quán và hợp lư. Đấy không phải những lời nói ngẫu nhiên, mà được suy nghĩ một cách có ư thức, tŕnh bày có ư thức.

Chúng ta, những người lớn đều cảm thấy những người lănh đạo tồi là những người không biết đến thái độ của số đông.

Rất cần thiết phải cân nhắc xem chúng ta muốn ǵ, tại sao chúng ta muốn, tại sao chúng ta không muốn. Rất cần thiết phải giải thích ư muốn của chúng ta và như vậy làm cho những người bạn hiểu và muốn cộng sự với chúng ta. Rất cần thiết trước hết t́m hiểu sở thích khả năng, ư muốn của những người khác, rồi trên cơ sở đó chúng ta diễn đạt được ư muốn của ḿnh. Rất cần thiết chú ư trước hết đến những ư kiến phản đối, sau đó sửa chữa những ư định ban đầu của chúng ta, một khi ta đă hiểu biết tại sao lại có những ư kiến phản đối đó. Rất cần thiết giữ vững ư kiến riêng của ḿnh, nhưng thật bất lịch sự  nếu bắt người khác phải nghe theo một cách cưỡng bức.

Cần biết phân biệt giữa bạo lực và thái độ kiên nhẫn, và sau cùng cần phân biệt được tính nhất quán trước sau như một với thái độ bảo thủ, ngoan cố.

Cái chắn đường được hạ xuống -
Sự nhân nhượng

Hăy thử chú ư chúng ta thường xuyên phản ứng lại ư muốn của những người khác như: Không! - Điều đó giống như việc phải hạ cái chắn đường xuống. Trẻ con muốn làm một việc ǵ đó, chúng ta trả lời: Không! Chúng muốn đi đâu đó, chúng ta trả lời: Không! Ta có thể kể ra rất nhiều ví dụ, và nếu như ít nhất một lần trẻ hỏi lại: Tại sao lại không?

Thật là tuyệt nếu trẻ nhận được câu trả lời không phải v́ uy quyền của người lớn mà v́ lư do thật sự. Đây không phải trường hợp cái chắn đường bị hạ xuống. Chỉ có thể tranh luận được với những câu trả lời không hoặc có v́ sự cẩn thận, v́ trách nhiệm, v́ chân lư chứ không thể tranh luận được với những câu trả lời "không" hoặc "có" v́ uy quyền.

Những quy tắc ứng xử cơ bản nhất trong gia đ́nh và ngoài gia đ́nh đều gắn liền với những lư do nhất định. Chỉ nên cấm đoán nếu chúng ta nói thêm "bởi v́ ...", nhưng chớ nói thêm: "Bởi v́ tôi muốn thế!"

Những cuộc tranh luận hoặc trao đổi thường đi kèm với sự chiến thắng. Chúng ta đừng đợi thái độ vâng lời của trẻ nếu như không có những lời giải thích, tranh luận một cách tường tận về những điều chúng ta nói.

  "Làm ngay, không được căi!" đấy là một trong những câu ra lệnh bất lịch sự nhất.

Cần phải hiểu rằng sự tin cậy hoặc quyền lực phải dựa trên nguyên nhân nào đấy, nếu không chỉ là quyền lực, ḷng tin cậy tạm thời. Sau này khi những sự kiện hoặc kết quả tiếp theo đưa lại không phù hợp quyền lực của chúng ta và ḷng tin cậy vào chúng ta sẽ bị lung lay.

Chính v́ thế phải coi những ư kiến phản đối, những cuộc tranh luận là điều cần thiết trong cuộc sống của chúng ta. Phải biết sửa chữa ư kiến của ḿnh, cho dù phải sửa lại hoàn toàn khi những lư do xác đáng chứng tỏ rằng ḿnh không đúng,

Chính sự tranh luận có bàn căi về ư kiến giữa trẻ em và người lớn sẽ là một trong những yếu tố của nhân cách dân chủ trong tương lai. Trong một  nhóm nhỏ, trong các tổ chức chính trị, những cá nhân "không bao giờ sai lầm" chỉ thể hiện bạo lực, biểu hiện sự cuồng tín mù quáng. Tuy nhiên trái ngược với những cá nhân "cái ǵ cũng biết" là những cá nhân chỉ biết phủ nhận tất cả, dẫn đến sự phủ nhận mù quáng.

 

 

 

 

 

 

 

 


8. Ăn mặc
hợp thời trang

 

 

Trước kia mốt cũng thể hiện cả đặc điểm giai cấp ở cách ăn mặc, lối nói năng v.v... mốt phân biệt kẻ giàu với người nghèo, kẻ quư phái "con nhà ṇi" và kẻ mới trở thành quư phái.

Thật lư thú, nếu mỗi người thử phân tích xem những đặc điểm trên của mốt c̣n sống đến ngày nay trong cách ăn mặc, nói năng cư xử của con người khác như thế nào. Mốt có đặc điểm chung là khêu gợi sự chú ư, đề cao sự nổi bật, nhưng giữa mốt nọ với mốt kia lại tự phân biệt với nhau bằng cách sử dụng những yếu tố trang trí chưa có trong thói quen trước. Trong khi đó con người cố gắng giữ lại mốt trong môi trường sống của họ, và như vậy, họ đă cố gắng thể hiện màu sắc

cá nhân của ḿnh với mốt. Những mốt đánh thức được sự nổi bật dễ chịu sẽ trở thành xu hướng chung, c̣n trái lại những mốt quá tả hoặc mang lại sự chú ư khó chịu sẽ gây ra tai tiếng.

Làn sóng mốt

Thế kỷ 20, trên nhiều phương diện, trong đó có mốt, đă làm xáo trộn nhiều phong tục tập quán cổ truyền. Điều này một mặt mở rộng mối quan hệ của con người, mặt khác phá vỡ khối cộng đồng khăng khít xưa kia.

Những khách du lịch khắp thế giới đă làm quen với nhiều phong tục tập quán, cách trang phục, phép ứng xử... rồi không chỉ bắt chước v́ thích thú mà họ c̣n mang cả về nước. Giữa thế kỷ bắt đầu có những vụ "tai tiếng" về một làn sóng mốt nào đó. Những người già hẳn c̣n nhớ những vụ om x̣m chống làn sóng dùng trang phục bằng vải ḅ và các bộ đồng phục. Họ c̣n nhớ cả cao trào của nó, khi quần ḅ bạc phếch đang là mốt, người ta đă mài quần ḅ - mặc dù rất đắt- xuống gạch để nó bạc đi. Người ta c̣n nhớ những điệu nhạc một thời lừng danh như một quan điểm chính trị, những người bảo thủ trở nên có nhân cách chính trị tiến bộ nếu nhảy vanxơ, nhưng sẽ là phản động nếu ai thích một điệu nhảy đang truyền bá ở phương Tây. Những "nhăn hiệu" riêng của từng kiểu trang phục, kiểu tóc, kiểu ứng xử cũng làm dậy lên nhưng vụ tai tiếng. Ngay cả những kư hiệu sử dụng cũng trở thành mốt, chẳng hạn sau 1956 có làn sóng Hippi, rồi đến bọn lang thang bụi đời, rồi đến hội pop, punk và nhiều làn sóng mốt khác.

Khuôn mặt cạo nhẵn nhụi đang là mốt, thế là xuất hiện một sự chống đối chính trị bằng cách để râu dài. Nhưng những làn sóng mốt thường nối tiếp làn sóng khác. Một lớp người cùng lứa tuổi đang tuốt gươm bảo vệ quyền lợi cho cái quần ống chật, th́ một lứa tuổi khác sẳn sàng bẻ gẫy xích xiềng v́ cái quần ống loe. Và tất nhiên cả hai loại mốt này đều chống lại cái quần ống trung b́nh của những kẻ bảo thủ. Chúng ta đă sống qua những ngày sôi nổi v́ sự tranh dành của đôi giầy gót cao hay gót thấp, của váy dài hay váy ngắn và để đến ngày hôm nay, khi kết cục các loại mốt hoà lẫn với nhau, cùng tồn tại và không bài trừ nhau.

Ngày nay khuôn mặt để râu dài chả có ǵ nổi bật, và khuôn mặt nhẵn nhụi cũng không nhắc nhở đến chủ nghĩa bảo thủ, kẻ tóc dài không nhất thiết là nghệ sĩ dương cầm hay là bọn bụi đời lang bạt. Những người trung niên cảm thấy thoải mái trong chiếc quần ḅ, giống y hệt thanh niên trong bộ comlê lịch sự . Thậm chí một giờ đồng hồ sau người trung niên mặc quần ḅ có thể gặp lại chính anh thanh niên trước đó trong bộ comlê lịch sự, bây giờ đă lại mặc quần ḅ.

Mốt dân chủ hoá

Hiện tượng trên được gọi là mốt đă được dân chủ hoá. Chúng ta đều cùng xem và cùng thưởng thức những quảng cáo mốt mới nhất của các hăng mà không hề cảm thấy bực bội.

Yếu tố cơ bản của mốt đă dân chủ hoá là những cách trang phục không chỉ hợp thời trang mà c̣n tiện lợi nữa. Chính nhiều kiểu mốt đặt cạnh nhau đă tạo nên sự tiện lợi này và thể hiện được cả màu sắc cá nhân.

Điều này tất nhiên không có nghĩa là mốt ngày nay đă mất đi những làn sóng quay cuồng như trước kia. Mốt ngày nay thực ra vẫn tạo ra những sự ngạc nhiên và những tai tiếng lặng lẽ, những sự ghen tỵ và chống đối thầm lặng. Những điều này thể hiện qua những lời chế nhạo, những mẩu tiếu lâm hoặc ví von, nhưng không phải với h́nh thức như trước kia.

Tác động của ấn tượng ban đầu

Trước hết là h́nh ảnh về cơ thể của chúng ta. Nếu bộ quần áo phù hợp với cơ thể chúng ta, sẽ tạo nên một ấn tượng dễ chịu. Bộ quần áo phù hợp là không làm người béo thêm, không làm người gầy c̣m nhom thêm, tóm lại là làm dịu đi những nét chưa hài hoà của cơ thể.

Màu của tóc, của mắt và của da mặt là nền để bộ quần áo thích hợp tạo nên ấn tượng ban đầu dễ chịu. Có thể đưa ra đây những lời khuyên hợp lư như người tóc vàng hăy mặc màu đen, màu đỏ sẫm, màu xanh cô ban. Người mắt xanh nên mặc màu xanh da trời. Nhưng những lời khuyên như trên là vô nghĩa. Mỗi người cần tự quyết định vẻ ngoài của ḿnh đă thích hợp với cá tính của ḿnh hay chưa, và cần phải thử mức độ gây ấn tượng của chúng, điều này không hề đơn giản.

Bởi vậy, quy tắc quan trọng nhất của mốt đă được dân chủ hoá là: Những kiểu ăn mặc, kiểu tóc, kiểu cách ứng xử... hợp với tôi nhất và làm vừa ḷng những người tôi thích.

Rất cần biết đến mốt, theo mốt nhưng không được quên sắc thái cá nhân của ḿnh. Không nên chê trách quá nhiều những người theo mốt không hợp, bởi v́ bản thân họ đă tự trừng phạt họ, không cần thiết phải trừng phạt tiếp họ bằng những lời chê trách.

Cần ăn mặc hợp lư, mùa đông th́ ấm, mùa hè th́ mát. Rất cần để ư đến bề ngoài của chúng ta không những trông dễ chịu mà c̣n hợp lư nữa. Ăn mặc là một "khoa học ranh mănh". Nhiều khi vẻ đẹp ẩn náu bên trong lại có tác động mạnh hơn cách ăn mặc phơi bày.

Cần phải hiểu ư nghĩa rộng của từ hợp lư: Cách trang phục, cách cư xử của chúng ta ở sân trượt băng khác ở nhà hát ôpêra. Điều này cũng có nghĩa là người học trượt băng ăn mặc khác người hướng dẫn. Địa điểm, thời gian và hoàn cảnh sẽ quyết định cách cư xử của chúng ta hợp lư đến đâu. Cần phải biết rằng chúng ta đóng vai tṛ như thế nào trong một hoàn cảnh nhất định, chẳng hạn chúng ta có phải là trung tâm của sự chú ư, hay đơn giản chỉ đóng vai tṛ phụ trong hoàn cảnh đó.

Mốt và truyền thống

Bên cạnh mốt, cần phải chú ư đến vai tṛ của truyền thống. Theo truyền thống cách ăn mặc, nói năng, cư xử của phụ nữ khác hẳn của đàn ông. Tôn trọng giá trị của truyền thống chính là tôn trọng giới tính trong cách ăn mặc, cư xử của phụ nữ và đàn ông.

Xưa kia người ta ca ngợi cách ăn mặc đa dạng, nhiều màu sắc rực rỡ, làm tôn vẻ đẹp của cơ thể người phụ nữ. So với đàn ông, không chỉ cách ăn mặc mà thái độ, ứng xử của họ cũng khác. Người đàn ông bị hạn chế trong cách thức thể hiện t́nh cảm ra ngoài. C̣n phụ nữ có trăm ngh́n cách cười cách khóc. Nhưng chớ coi sự thô bạo của đàn ông với nhau, thô bạo với phụ nữ và trẻ em là một đặc tính truyền thống.

Trang phục long trọng

Trong cuộc đời con người có nhiều dịp mà trang phục cũng như cách ứng xử đều biểu lộ tính chất long trọng. Đó là những ngày lễ.

Ngày nay người ta không c̣n thói quen ghi cụ thể người ngồi hàng đầu hoặc ngồi trong các lô của nhà hát nên ăn mặc như thế nào, nhưng nói chung về phía đàn ông nên mặc trang phục sẫm, áo một màu, thắt ca-vát hợp màu với áo sơ mi và trang phục.

ở đây cần nhấn mạnh rằng, ngày nay mốt quần áo của đàn ông cũng thay đổi nhiều, rực rỡ về màu sắc hơn trước kia, bởi vậy chớ nên tuân theo những quy tắc cứng nhắc, kể cả khi ăn mặc trong các ngày lễ cũng vậy.

Tốt nhất nên ăn mặc theo quan điểm, làm sao nâng được không khí của những ngày lễ. Rất cần thiết phải đạt yêu cầu đó.

Phái đẹp chắc cũng nhất trí rằng, nên ăn mặc long trọng trong những ngày lễ.

Trang phục của phụ nữ bên cạnh sự tiện lợi nên cố gắng đạt tới mức độ trang điểm nào đó. Một người phụ nữ không hề bất lịch sự nếu như họ muốn nổi bật, ngay cả trong h́nh thức, nhất là trong những dịp long trọng. Ví dụ trong một buổi đi xem ở nhà hát. Những bộ quần áo đặc biệt, mái tóc độc đáo, khuôn mặt được trang điểm kỹ lưỡng đều là những cách phụ nữ có thể sử dụng v́ sắc đẹp của ḿnh.

Kiểu quần áo, màu sắc từng thứ một không gây được ấn tượng mà phải là vẻ đẹp hài hoà tạo nên một ấn tượng dễ chịu về toàn bộ cơ thể.

Có lẽ một lời khuyên quan trọng nhất của chúng tôi là nên để ư đến trang phục của người bạn cùng đi với ḿnh. ấn tượng sẽ sâu sắc hơn nếu những người khác thấy sự hài hoà, "đẹp đôi" của những người cùng đi với nhau. Chúng ta chớ ăn mặc cầu kỳ quá khi người bạn cùng đi chỉ có thể ăn mặc giản dị.

Phù hợp trong cách ăn mặc, để mặc lịch sự , nhă nhặn hăy chú ư đến màu sắc, chất vải và kiểu may, ngay cả với quần áo ngày thường. Không hề bất lịch sự nếu ngay cả nơi làm việc chúng ta cũng cố gắng lịch sự, tất nhiên ở mức độ công việc cho phép. Có nghĩa là không phải cứ quần áo ở nơi làm việc là bẩn thỉu, thủng rách, quá rộng hoặc quá chật.

Chúng ta hăy cố gắng để quần áo mặc ra đường may theo kiểu thanh lịch nhất và phù hợp với sở thích riêng của từng cá nhân.

Tất nhiên nếu một người cho rằng " Tôi không phải người thường, tôi có địa vị trong xă hội, tôi cần phải và chỉ có thể mặc như thế này..." người đó là bất lịch sự. Nhưng càng bất lịch sự hơn nếu người khác cho rằng ăn mặc lịch sự  không hợp với một người lao động b́nh thường? Những quan điểm này là cách đánh giá về cách ăn mặc theo các giai cấp và tầng lớp xă hội trước kia.

Có thể học được cách mặc hợp thời trang, cho dù học hỏi này có thể đem lại cách mặc giống nhau. Bởi vậy, tốt nhất nên học những quy tắc về mặt hợp thời trang, đồng thời học cả cách thay đổi những đường nét riêng cho phù hợp với sở thích của từng người. Cần phải mặc phù hợp với những trường hợp cụ thể. Người ta mời chúng ta đi nấu bếp, chúng ta lại mặc như đi vào nhà hát. Mặc lịch sự  hơn chủ nhà hoặc chủ nhà "lùi xùi" hơn khách đều tạo ra một sự khó chịu và v́ vậy cách ứng xử với nhau sẽ khó chịu, ngượng ngập. Tốt nhất là cả chủ lẫn khách đều ăn mặc phù hợp với một trường hợp cụ thể nào đấy và nếu được hăy cho nhau biết trước chương tŕnh, thậm chí có thể thảo luận trước cả về trang phục.

Sự giúp đỡ

Cách thể hiện đơn giản nhất của sự tôn trọng là giúp đỡ lẫn nhau. Giúp nhau mặc áo khoác không có nghĩa là một ḿnh con người ta không thể tự mặc áo khoác được. Thói quen lịch sự  ở đây là ở chỗ cần xác định ai là chủ nhà, ai là khách. Chủ nhà, cho dù ở lứa tuổi nào cũng có thể giúp những người khách - có thể trẻ hơn mặc áo khoác, trước hết tất nhiên là giúp phụ nữ.

Nói chung người ta không cho là lịch sự khi giúp phụ nữ mặc áo khoác, áo gi lê. Phụ nữ có thể giúp đỡ lẫn nhau, thậm chí có thể giúp cả những người đàn ông đứng tuổi nếu những người này cho phép. Và tất nhiên cũng chả nên cười những người đàn ông lớn tuổi này khi họ cự tuyệt sự giúp đỡ với một thái độ anh hùng của những chàng trẻ tuổi.

Người ta thường giúp khách mới đến cởi áo khoác và sau đó khi từ biệt, giúp họ mặc áo khoác vào. Khi đă giúp khách cởi áo khoác, không nên ấn trả vào tay họ mà nên tự ḿnh treo lên.

Để tránh cho chủ và khách khỏi lúng túng v́ những câu chào hỏi khi mới gặp mặt hoặc chia tay người ta giúp nhau cởi áo khoác và mặc áo khoác.

Cần tôn trọng thái độ lịch sự  của người khác muốn dành cho ḿnh...

Người khách lịch sự là người tỏ vẻ biết ơn sự giúp đỡ của chủ nhà. C̣n chủ nhà lịch sự  là người tỏ rằng sự biết ơn ấy không làm phiền ǵ ḿnh.

Nếu cùng một lúc nhiều người khách ra về, không nên nhất loạt cùng cầm lấy áo khoác, cũng như chủ nhà không nhất thiết phải giúp tất cả mọi người mặc áo khoác. Lúc đó thích hợp nhất là cùng giúp đỡ lẫn nhau mặc áo khoác.

Những người thanh niên vô ư

Chúng ta đều biết trẻ em thường có cách ứng xử khác với người lớn. Chúng dễ dăi hơn người lớn rất nhiều. Nhưng sự ứng xử khác hẳn của trẻ em là do c̣n nhiều tính chất bản năng, chứ không phải v́ bất lịch sự. Nhưng chúng ta đều biết có một loạt thanh niên, nơi ít nơi nhiều, những người rất nhầm lẫn các khả năng để trở thành người lớn có cá tính. Trong mọi lứa tuổi đều có thể bắt gặp những kẻ ăn nói oang oang, sinh hoạt bừa băi.

Chúng ta không nhỏ nhen trong cách đánh giá con người nhưng cần phải nhớ rằng sự khác biệt trong ứng xử giữa những người trẻ tuổi và những người lớn không phải do đặc điểm lứa tuổi đem lại.

Tốt nhất là những người trẻ tuổi vô ư thức này học tập một cách "b́nh thường nhất" sao cho trở thành những người lớn "b́nh thường" nhưng lịch thiệp.

 

 

 

 

 

 

 


9. Những nét riêng
của giới tính
trong giao tiếp

 

 

 

Một trong những cơ sở quan trọng của cách ứng xử lịch thiệp là sự nhận biết những đặc điểm giới tính.

Trong một xă hội có hai giới: đàn ông và đàn bà, không thể xoá nhoà sự khác biệt giữa hai giới này được. Chính sự khác biệt này thể hiện tính chất người nhiều nhất, thông qua các đặc điểm riêng của mỗi giới. B́nh đẳng xă hội không có nghĩa là chỉ có một dạng. Sự b́nh đẳng xă hộ không thay đổi được sự khác biệt sinh học và tâm hồn của hai giới. Giữa một người phụ nữ và một người đàn ông có rất nhiều điểm khác nhau.

Hàng thế kỷ nay, quan điểm cho rằng đàn ông là trung tâm của thế giới vẫn được bảo vệ. Quan điểm này có thể nhận thấy rơ trong đời sống chính trị của một xă hội. Phụ nữ làm chính trị vẫn là những trường hợp đặc biệt, cho dù phong cách của họ hết sức phụ nữ. Rất có thể tính chất đặc biệt này sẽ c̣n tồn tại lâu dài chừng nào đàn ông vẫn là trung tâm trong đời sống chính trị.

Như vậy sự khác biệt cơ bản nhất giữa đàn ông và đàn bà là sự khác biệt về mặt sinh học, điều này khiến đàn ông là đàn ông, phụ nữ là phụ nữ.

Những sự khác nhau của cơ thể chúng ta

Quy tắc ứng xử đầu tiên của chúng ta gắn liền với mối quan hệ của đời sống t́nh dục. Chúng ta chớ thần thánh hoá sự khác biệt về cơ thể, bởi v́ sự cấm đoán khó hiểu chỉ dẫn đến cảm giác xấu hổ vô duyên cớ hoặc ngược lại dẫn đến thái độ tự do vô lư.

Đối với những người khác giới, mối quan hệ t́nh dục trong thời trưởng thành là chuyện riêng của họ, mối quan hệ t́nh dục là chuyện riêng tư không phải v́ nó là một chuyện đáng xấu hổ trước mặt mọi người mà v́ đó là một niềm hạnh phúc, một cơ sở để tái tạo con người, giáo dục con người, và sau hết, nó chỉ liên quan đến một người đàn ông và một người đàn bà.

Trước trẻ em

Những người lớn cần bắt đầu từ bản thân ḿnh. Những điều ǵ người lớn cho là trẻ con không cần thiết, chưa cần hiểu và bắt chước, th́ người lớn đừng nói những chuyện đó trước mặt trẻ em. Nhưng đó mới chỉ là một mặt của vấn đề. Một điều khác quan trọng không kém là đừng để trẻ thấy, nghe, nhận biết từ chúng ta những ǵ chúng ta lên án. Trẻ càng lớn, càng muốn hiểu biết nhiều về đời sống t́nh dục, giữa rất nhiều ham muốn hiểu biết khác nhau. Những ấn tượng xúc cảm của trẻ về vấn đề này không phải để phát triển như thế nào cũng được.

Nếu trẻ em và bố mẹ không có mối quan hệ khăng khít đến mức trẻ có thể hỏi bố mẹ có thể giải đáp về vấn đề này, th́ chắc chắn trẻ sẽ t́m hiểu ở nơi khác, và chưa chắc trẻ sẽ đồng ư với ư kiến của bố mẹ. Nhưng người lớn cũng chớ nên chỉ trả lời lấy lệ mà cần phải giải thích cho trẻ biết tính chất tự nhiên của mối quan hệ giới tính này. Rất cần thiết phải trả lời một cách chân thành cho trẻ - cho dù việc đó không đơn giản - v́ cha mẹ biết rằng những chuyện đó không có ǵ đáng xấu hổ. Khó trả lời v́ quan hệ giới tính không chỉ là mối quan hệ sinh học, liên quan đến cơ thể mà v́ đây là mối quan hệ với t́nh cảm, t́nh yêu nữa.

Rất khó trả lời, nhưng vẫn cần trả lời và trả lời cho đúng, dù trẻ không thoả măn với những câu trả lời và lại đặt những câu hỏi tiếp.

Cần nhớ rằng trong một môi trường sống b́nh thường nơi không có những cấm đoán hoặc tự do thái quá, trẻ thường không bao giờ đặt ra những câu hỏi quá liên quan đến đời sống giới tính. Đấy chỉ là nỗi lo sợ của người lớn. Với một đứa trẻ phát triển lành mạnh, những bí ẩn khác của thế giới xung quanh, và nó muốn biết bí ẩn ấy cũng như muốn biết những điều bí ẩn khác mà thôi.

Khi trả lời không nên khêu gợi thêm trí ṭ ṃ của trẻ, cũng như không nhấn mạnh vào các cảm xúc khác nhau mà chỉ nên trả lời hết sức tự nhiên như những câu chuyện khác. Và sau cùng tốt nhất nên hướng những chú ư của trẻ vào thế giới xung quanh.

Đây không phải sự lảng tránh hoặc dối trá. Mà chỉ thuần tuư là vấn đề: đời sống giới tính sẽ phát triển cùng với đời sống của đứa trẻ.

Những sự nếm trải t́nh yêu

Với những đứa trẻ lớn, kinh nghiệm không chỉ có nghĩa là nó nh́n thấy những người lớn yêu nhau, mà chúng đă bắt đầu "nếm thử" t́nh yêu cả về t́nh cảm cũng như cảm giác về thân thể.

Nhưng t́nh yêu không phải chỉ cần đến hai con người mà c̣n cần cả không gian và thời gian nữa. Như chúng ta đă nói nhiều, một trong những h́nh thức mang tính chất người trong cách ứng xử - so với thế giới sinh vật - đó là sự kín đáo. ở đây cần nhấn mạnh lại rằng sự kín đáo trong t́nh yêu không phải v́ t́nh yêu là thứ t́nh cảm đáng xấu hổ, mà chỉ v́ đấy là chuyện riêng tư chỉ liên quan đến những người trong cuộc.

Nếu coi sự kín đáo trong t́nh yêu như một quy tắc ứng xử lịch thiệp, cũng không thể có một kiểu quy tắc áp dụng cho tất cả mọi người. T́nh yêu của con người mang rất nhiều màu sắc đa dạng. ở đây chúng tôi chỉ đưa ra một vài h́nh thức ứng xử, mà chúng tôi cho rằng có thể chấp nhận được.

Trí tưởng tượng về t́nh dục

Trí tưởng tượng về t́nh dục của con người rất sinh động và đóng vai tṛ lớn trong đời sống t́nh dục. V́ đời sống t́nh dục là chuyện riêng tư, nên những người yêu nhau có thể yêu theo cách của họ, có thể bày tỏ t́nh yêu của ḿnh như họ muốn. Nhưng t́nh yêu sẽ chỉ gắn với phép lịch sự  khi những vấn đề riêng tư của các cá nhân làm phiền đến nhiều người khác gây ra những điều tai tiếng.

Những người yêu và tuổi của họ

T́nh yêu đeo đuổi con người từ thuở thiếu thời đến khi về già. Một người lịch sự  chính là người nhận biết được tuổi tác của ḿnh và người ḿnh yêu. Một người con trai và một người con gái cần phải trưởng thành - trước hết về mặt cơ thể - để có thể đón nhận t́nh yêu. Thật bất lịch sự  - và không chỉ bất lịch sự mà thôi, mọi cố gắng "đốt cháy giai đoạn" trong t́nh yêu.

Không có ǵ xấu hổ khi người ta tay cầm tay, khoác tay nhau, đi đâu cũng có nhau hoặc chỉ ngồi hai người với nhau - nhưng cũng thật xấu hổ và không chỉ là sự xấu hổ, khi trong t́nh yêu chỉ có sự ṭ ṃ và sự chiếm đoạt.

Chúng ta trốn đi đâu?

Mọi người đều biết thời gian và không gian (nói gọn lại là một nơi, một lúc) đóng vai tṛ quan trọng để một sự kiện nào đó có thể xảy ra.

Nhưng vấn đề nhà ở ngày nay không dễ ǵ đưa lại cảnh tượng mong ước "chỉ c̣n lại hai người với nhau". Nhà th́ chật, luôn luôn đông người, kể cả khi hai người trẻ tuổi chỉ muốn ngồi nắm tay nhau. Nhưng, ngay cả khi rất thông cảm với sự chật chội của hoàn cảnh, cũng cần nhấn mạnh với các bạn đang yêu rằng: không lịch sự  chút nào ở nơi công cộng lại bày tỏ t́nh yêu bằng thể xác, kể cả những cái hôn. Cần hiểu rằng những nơi công cộng là những nơi có nhiều người. Ví dụ, thật bất lịch sự  khi ôm nhau, hôn nhau trong các tiệm ăn, trong nhà hát, rạp chiếu phim, trên tàu xe, ở các bến xe...

ở những nơi kín đáo, chẳng hạn một góc đường, dưới một cổng nhà, ở bến xe không có khách v.v... có thể ôm hôn nhau - mặc dù không bắt buộc, nhưng những động tác "thân t́nh" khác, chỉ nên diễn ra ở những nơi có thể cho phép mà thôi.

Chúng ta đều biết thanh niên gây dựng gia đ́nh, quan hệ lứa đôi khó khăn như thế nào.

Thật bất lịch sự nếu sỉ nhục họ v́ quan hệ luyến ái. Không nên tô vẽ thêm sự kiện bằng trí tưởng tượng của ḿnh, và cũng không nên làm ầm ĩ những chuyện chúng ta không nh́n thấy.

Và sự bất lịch sự lớn hơn nữa là chúng ta nh́n trộm, nghe trộm, ŕnh ṃ những đôi lứa đang yêu nhau.

Thanh niên và những người lớn ở đám đông.

Có những quy tắc ứng xử có thể phù hợp với những đôi t́nh nhân trẻ, nhưng lại không phù hợp với những người lớn tuổi, cũng đang yêu nhau. Với những người lớn, không cần phải hôn nhau ở bên tàu điện, v́ đại đa số họ có nhà ở. Có lẽ cũng chính v́ thế hành vi ứng xử của người lớn phải khác.

Điều này không có nghĩa là những người lớn không cần bày tỏ t́nh yêu với nhau ở những nơi đông người, hoặc phải tỏ ra lạnh lùng với nhau trước đám đông. Nhưng rất cần thiết phải duy tŕ có mức độ sự thể hiện, chính v́ người lớn cần phải biết đánh giá giá trị của t́nh yêu.

Tất nhiên, đại đa số người lớn sống trong những quan hệ t́nh cảm phù hợp hoặc có thể chấp nhận được. Điều này cũng có nghĩa là người lớn biết vun đắp những điều kiện cần thiết cho quan hệ yêu đương.

Nói chung, t́nh yêu không biết đến logic. Người ta có thể yêu nhau mà người ngoài không hiểu nổi tại sao. Những trường hợp thông thường là t́nh yêu của những người phù hợp về lứa tuổi. Điều này thường là người đàn ông nhiều tuổi hơn người đàn bà một ít. Nhưng cũng không hiếm những trường hợp ngoại lệ. Chẳng hạn người đàn ông hơn tuổi rất nhiều hoặc ngược lại người đàn bà hơn tuổi rất nhiều.

Những mối quan hệ đi chệch quan niệm thường hay đem lại cho con người sự ṭ ṃ và trí tưởng tượng. Ai yêu ai không có liên quan ǵ đến phép lịch sự. Nhưng phép lịch sự ở đây là: Không nên cho rằng những người khác độ tuổi yêu nhau là có ư đồ xấu nào đó. Rất nhiều trường hợp những giả định xấu xa này làm người trong cuộc chua xót, bóp nghẹt cuộc sống của người khác. Làm thức dậy sự nghi ngờ lẫn nhau, hoặc đưa lại những cách ứng xử lúng túng, như thể họ xấu hổ v́ nhau. T́nh yêu là chuyện riêng tư. Không ai có quyền nghi ngờ sự trong sạch của t́nh yêu và bất lịch sự nếu đem lại sự nghi ngờ hoặc thể hiện dưới những h́nh thức tương tự. Nếu ta không có quyền can thiệp vào t́nh yêu của người khác th́ cũng không được để người khác xen vào chuyện riêng của ḿnh. Điều này đặc biệt cần thiết, trong các trường hợp khác nhau về độ tuổi. Một người phụ nữ lớn tuổi hơn và một người đàn ông trẻ, cũng như một người đàn ông lớn tuổi và một phụ nữ trẻ, càng cần phải đặt tính chất riêng tư của t́nh yêu thành một điều kiện. Không nhất thiết ví dụ người đàn ông đứng tuổi phải tỏ ra là người t́nh trẻ với người phụ nữ trẻ của ḿnh. Không cần phải đóng vai người già, không cần nhấn mạnh tuổi tác, nhưng cần thiết chú ư đến sự khác biệt đó.

Phép lịch sự thông thường nhất của t́nh yêu

Những điều viết dưới đây thực ra không liên quan đến các quy tắc ứng xử xă giao, bởi v́ thông thường các quy tắc xă giao chỉ dành cho những quan hệ bên ngoài chứ không phải những quy tắc riêng của các nhóm nhỏ. Nhưng vẫn cứ phải nói đến quy tắc ứng xử của những người yêu nhau, khi bản thân họ không phải ai cũng biết. "Thế nào là lịch sự, thế nào là không". Đây là những quy tắc thông thường nhất chứ không phải kiểu bài tập cần thực hành.

Bởi vậy, những người yêu nhau với sự thoả thuận chung hăy làm bất cứ điều ǵ mang lại niềm vui cho nhau, không giấu nhau điều ǵ, miễn là tốt cho mối quan hệ chung.

Nghe thật khó tin, nhưng trong thực tế có những hạn chế bắt nguồn từ sự giáo dục đă gây khó khăn cho cuộc sống t́nh dục, hoặc có nhiều điều khác nữa, ngăn cản người ta hưởng hạnh phúc của t́nh yêu. Các quy tắc ứng xử được coi như một sự cố gắng giải toả những hạn chế đó. Trong t́nh yêu, các quy tắc "ứng xử" được coi là "lịch thiệp" khi hai người yêu nhau cùng hài ḷng v́ nó.

Quần áo và sự hợp lư

Cái đẹp nói chung của tuổi trẻ và cái đẹp được nhận thức đúng của tuổi già đều không ngoại trừ trường hợp những người cố gắng làm đẹp h́nh thức bên ngoài một cách có ư thức. Cho dù người già hay người trẻ, quần áo là h́nh thức có khả năng che giấu những nhược điểm của cơ thể. Chẳng hạn, quần ống rộng che giấu đôi chân cong. Quần áo thụng không kèm thắt lưng dành cho người không có "eo". áo len bó sát tăng vẻ đẹp cơ thể. Tóm lại, quần áo hợp cơ thể mặc trong những hoàn cảnh thích hợp đều tăng vẻ đẹp của chúng ta. Điều này trước hết quan hệ đến phái đẹp. Đôi chân thẳng, bộ ngực đẹp, cái cổ cao, một thân h́nh thon thả đều có thể được tôn lên bởi các kiểu quần áo. Nhưng một người đàn ông dù chân có thẳng đến đâu cũng không thể mặc quần soóc vào nhà hát được. Cần nhấn mạnh đến cái đẹp, cái hợp lư và giấu đi các nhược điểm hoặc không hợp lư khi mặc quần áo. Không nên nhắc nhở những người tự nhận biết một cách nhầm lẫn những đặc điểm cơ thể của ḿnh v́ họ mặc chỉ làm nổi bật những nhược điểm đó lên. Trong trường hợp này, sự chịu đựng "khẩu vị" ăn mặc của người khác là hành động lịch sự nhất.

T́nh yêu là chuyện riêng tư

Trong sự nhận biết về đặc điểm giới tính, về t́nh yêu cần nhận biết cả đặc điểm riêng của những vấn đề này.

Thật bất lịch sự khi ca ngợi những ấn tượng t́nh dục. Bất lịch sự khi xọc vào chuyện yêu đương của người khác. Bất lịch sự khi so sánh người yêu mới với những người yêu trước. Bất lịch sự khi chú ư quá mức đến đời sống t́nh yêu của người khác. Điều này không có nghĩa là không được nói về t́nh yêu. Nhưng những cách ứng xử không lịch thiệp trong t́nh yêu như khi nói đến t́nh yêu chỉ chú ư hoặc nhấn mạnh đến lĩnh vực t́nh dục. Nói chung, đem chuyện cá nhân nói ở nơi nhiều người là bất lịch sự.

Rất nhiều người không phân biệt được sự khác nhau giữa cảnh tượng khoả thân nghệ thuật một cách tiếp cận vẻ đẹp của cơ thể con người với sự dung tục.

Bản thân sự khoả thân cũng như t́nh yêu không có ǵ đáng xấu hổ, mà đáng xấu hổ là sự thô bạo, tàn ác, ích kỷ mượn danh t́nh yêu. Cần nhận biết được cái cao đẹp của con người trong t́nh yêu, trong đời sống t́nh dục.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


10. Cách xử sự
nơi đông người

 

 

Chống sự lập dị

Làn sóng mốt hoàn toàn trở nên có ích, làm đẹp xă hội chúng ta nếu như biết giáo dục thanh niên yêu cầu thẩm mỹ, đạo đức của mốt, làm cho họ không trở thành lập dị, thậm chí quái gở khi thuần tuư chạy theo mốt.

Chúng ta biết chẳng ai dạy thanh niên phải mặc quần ḅ, quần thụng, phải nhảy theo nhạc của Modern Talking hay các điệu Valse, Tango, Rumba v.v... Tự họ t́m đến.

Thế nhưng nên giáo dục thanh niên biết và trân trọng những lối sống, những mốt của truyền thống. Làm cho họ biết, thậm chí phải biết những tinh

hoa của nền văn hoá dân tộc ḿnh và các dân tộc khác cùng với những phong tục tập quán mà ngày nay ông bà, cha mẹ họ vẫn trân trọng. Tuổi trẻ không bất lịch sự khi họ thích hát theo ca sĩ trong những đêm biểu diễn nhạc nhẹ. Nhưng thật bất lịch sự và đáng trách khi không hiểu, không biết xuất xứ những điệu nhạc nhảy được ban nhạc công diễn. Có những ví dụ điển h́nh: Các bạn trẻ chỉ biết hát theo mà không biết là một trong những điệu nhạc nhảy thịnh hành lại chính là nhạc đệm trong ca kịch Sêch-xpia. Có thể ḥ hét hết cỡ trong disco nonstop nhưng biết ngồi im thưởng thức Mozart trong nhà hát! Đó không phải là điều tối đa chúng tôi đ̣i hỏi mà là điều tối thiểu đối với người thanh niên có giáo dục, nó rất có ích cho tuổi trẻ khi vào đời, khi phải sống và làm việc với các lứa tuổi khác nhau.

Cách ứng xử trong nhà hát

Những người lớn biết họ cần phải ứng xử như thế nào trong nhà hát. Cách ứng xử của họ trước hết bắt nguồn từ nhu cầu bên trong của mỗi người. Sau đó từ sự hứng thú tác phẩm và cuối cùng là từ việc chú ư đến thái độ của những người khác nữa. Họ có khả năng tự kiềm chế để ứng xử sao cho thích hợp.

Nguyên tắc đầu tiên trong ứng xử lịch thiệp ở nhà hát có liên quan nhiều đến sự hứng thú. Nếu cho trẻ em đi đến nhà hát cần có sự chuẩn bị trước về ấn tượng sẽ được xảy ra. Trẻ cần biết trước sẽ được xem cái ǵ, cần phải đánh giá mức độ cái ác cái thiện ra sao, cần phải hiểu các diễn viên đóng như thế nào, cần thưởng thức vẻ đẹp của ngôn ngữ ra sao v.v...

Nguyên tắc ứng xử tiếp theo nằm trong hành vi giao tiếp của người lớn. Những người lớn biết cách ứng xử lịch thiệp ngay cả khi sự hứng thú của họ không đến mức như họ tự bộc lộ, bởi v́ họ biết rằng sự không thoả măn sẽ thể hiện trong hành vi của họ - như cách xô ghế, lối ăn nói, cách ṿ nhàu bao đựng kẹo, kiểu chạy ba chân bốn cẳng đến nơi giữ quần áo v.v... Những điều này sẽ làm phiền người khác, bởi v́ mức độ hưởng thụ và hứng thú với tác phẩm không giống nhau. Bởi vậy không chỉ trẻ em mà ngay cả người lớn cũng cần được chuẩn bị khi đến nhà hát.

Ngày nay buổi đi xem biểu diễn ở nhà hát cũng là một ngày hội. Đó là ngày hội về vẻ đẹp của tiếng mẹ đẻ, của những giá trị nhân đạo của con người, của những ngôi sao nghệ thuật. Rất cần thiết phải có chuẩn bị khi đến nhà hát, giống như ta chuẩn bị ngày lễ, như ta mong muốn được ngồi cạnh ai trong bữa tiệc hay trong suốt buổi xem biểu diễn.

Rất cần thiết phải đến sớm, để không gây ra sự chen lấn ở nơi giữ quần áo. Chúng ta có thể gặp mặt những người quen, ngắm nh́n nhà hát, nói chuyện với nhau trong lúc chờ đợi, xem danh sách diễn viên v.v... Những người nào có vé ở hàng giữa cũng cần phải ngồi vào sớm hơn. C̣n những người có vé ở hàng ghế ngoài th́ ngược lại, hăy chờ đợi thêm một chút (không nhất thiết phải đứng cạnh hàng ghế) để những người ngồi trong đỡ cảm thấy phiền hà.

Đến giờ giải lao, ra ngoài cũng nên theo thứ tự. Giờ giải lao là lúc thích hợp tuyệt vời nhất để làm cho trẻ em quen với nội dung vở diễn, với các diễn viên, các giá trị của tác phẩm. Thậm chí việc diễn giải tác phẩm cho trẻ lúc này c̣n thích hợp hơn cả việc thay nhau ra xếp hàng ở căng tin ăn uống.

Thích và không thích

Thái độ thích hoặc không thích của chúng ta cũng cần được biểu hiện ra ngoài một cách lịch sự. Không cần phải bắt mọi người đều phải thích như nhau. Sự khiếm nhă lớn nhất là ư kiến của riêng cá nhân áp đặt lên ư kiến người khác, và cảm xúc cá nhân làm ảnh hưởng đến người khác. Bởi vậy không nên nói chuyện với nhau khi đang xem, tỏ thái độ hoặc kêu to, phẩy tay huưt sáo khi không thích, và đặc biệt bất lịch sự  nếu bỏ về giữa buổi diễn. Nếu thái độ không thích đă đẩy sự hứng thú của chúng ta đến con số không th́ vẫn cần phải chờ đợi đến lúc giải lao, và chỉ lúc đó mới nên đi về. Tất nhiên có những người bỏ về v́ trạng thái sức khoẻ và điều ấy không gây sự khiếm nhă. Có nhiều cách thể hiện thái độ thích hoặc không thích. Nhưng nhất thiết cả hai thái độ này cần được biểu hiện một cách lịch thiệp. Vỗ tay, đ̣i diễn lại thể hiện sự thích thú, tiếng huưt sáo thể hiện sự không thích. Trong khi biểu diễn các loại h́nh nghệ thuật khác nhau, tất nhiên h́nh thức thể hiện cũng khác nhau. Ví dụ trong buổi biểu diễn nhạc mới của thanh niên, tiếng huưt sáo c̣n là tiếng hoà theo. Trong nhà hát ôpêra tiếng huưt sáo biểu hiện sự không thích, nhưng tuyệt đối không được cất tiếng hát theo dàn đồng ca. (Có những buổi kỷ niệm sự kiện lịch sự, đám đông đă hát hoặc đọc thơ theo người diễn, nhưng đó không phải là sự kiện phổ biến để ta nâng thành cách thức chung).

Thái độ thích hoặc không thích, thường biểu hiện rơ nhất khi buổi biểu diễn kết thúc. Nhiều người coi hạ màn như một "báo hiệu thắng lợi" và không đợi buổi biểu diễn kết thúc hẳn đă nhảy bổ ra cửa. Chúng ta gọi đó là bất lịch sự. Người nào không thích buổi diễn sẽ không vỗ tay, người nào không thích lắm sẽ không vỗ tay hào hứng như người rất thích. Cần phải chú ư đến những người khác nữa và đừng có thái độ xúc phạm cảm xúc của họ như sốt ruột tỏ cho họ biết đừng vỗ tay nữa mà nên ra về đi. Tốt nhất nên kiên nhẫn chờ đợi đến thời gian thích hợp.

Cách ứng xử ngoài nơi biểu diễn

Không nên xử sự ở nhà hát như khi đang ở nhà. Chẳng hạn có thể phủi bụi ở giày nhưng không được đánh giày kỹ, có thể sửa lại son phấn trên mặt, nhưng không "trang điểm" hoàn toàn, có thể chải đầu nhưng không thể làm lại mớ tóc hoàn toàn, có thể sửa sang quần áo nhưng không thể vá lại chỗ rách. Những ǵ không thể làm ở nơi đông người trong nhà hát, có thể làm trong pḥng rửa tay.

Trong nhà hát trước hết chúng ta giúp phụ nữ và trẻ em mặc áo khoác. Đàn ông cần phải đợi sau cùng khi lấy quần áo gửi.

Các buổi dạ hội

Trước kia từng buổi dạ hội đều mang những tước vị xă hội khác nhau. Trong các buổi dạ hội có chương tŕnh riêng, có vũ khúc mở đầu đến vũ khúc kết thúc, có lựa chọn phụ nữ đẹp và các loại huy chương v.v...

Ngày nay những buổi dạ hội theo các ngành như của thầy thuốc, các luật sư, nhà báo, của người Digan đều có giữ lại ít nhiều những truyền thống xưa. Trước kia người con gái không được phép đi một ḿnh đến các buổi dạ hội, và những người đi kèm cũng chỉ có thể là người trong gia đ́nh.

Ngày nay việc cha mẹ không đưa kèm con đi dạ hội không phải là một việc làm bất lịch sự .

Ngày nay có nhiều điều kiện để tạo ra khả năng đám thanh niên có thể tự tổ chức những buổi vui chơi, có chương tŕnh riêng, chứ không phụ thuộc vào những người lớn như  trước.

Một quy tắc đơn giản nhất khi mời nhảy, là những người đàn ông không trực tiếp mời phụ nữ, mà xin phép những người đi cùng người phụ nữ, tất nhiên là lúc chưa có thứ tự nhảy. C̣n nguyên lư thứ tự nhảy lại phía cô gái quyết định, cô có thể nhận lời hoặc từ chối.

Nếu một phụ nữ đến vũ hội cùng một đám bạn trai, theo phép lịch sự những người đàn ông ngoài đám bạn trai đó không nên mời cô gái nhảy. Ngay cả khi tất cả mọi người đều nhảy, nhưng họ th́ không. Họ đến vũ hội cùng nhau với mục đích cùng tận hưởng thời gian nghỉ ngơi chứ không phải để trở thành bạn nhảy của người khác. Tất nhiên nếu ông đưa cháu đi vũ hội th́ có thể mời cô gái được, cũng như trong trường hợp bà đưa cháu gái đi. Giữa điệu nhảy không lịch sự  chút nào nếu "hớt tay trên" bạn nhảy của người khác. Nếu ở trong một đám đông cho phép điều này, tốt nhất là nên xin phép người bạn trai của đôi bạn nhảy. ở những nơi giải trí công cộng người ta thường cấm việc "mời nhảy" giữa chừng này v́ theo tập quán cũ, đấy là hành vi gây sự của đám đàn ông sau đêm vũ hội. Tập quán cũ này phản ảnh giới đàn ông nghĩ rằng ḿnh là "trung tâm" nên thật nực cười hai người đàn ông gây gổ với nhau như đôi gà trống và họ nghĩ rằng những cú đấm sẽ làm người phụ nữ quyết định thích anh nào hơn.

Giữa hai điệu nhảy có nghỉ ngắn, lúc đó có thể mời người phụ nữ nhưng nên lịch sự  xin phép người bạn trai của người phụ nữ. Tất nhiên người phụ nữ sẽ quyết định có đồng ư hay không. Không nên bực bội v́ lời mời hoặc v́ lời từ chối. Trái tim của tất cả mọi người có quyền lựa chọn sự giải trí cùng với ai. Quy tắc này có thể ngoại trừ trong trường hợp đám bạn nhảy gồm nhiều phụ nữ và nhiều đàn ông. Lúc đó không nên chỉ nhảy riêng từng đôi với nhau, mà nên vui vẻ nhận lời nhảy với những người bạn khác nữa.

Sau điệu nhảy nên lịch sự  cảm ơn người con gái, và đưa họ về chỗ ngồi. Nếu việc mời nhảy không diễn ra ở chỗ họ ngồi mà ở giờ nghỉ giữa hai điệu nhảy, th́ người đàn ông nên đưa bạn nhảy về chỗ họ yêu cầu, thật bất lịch sự nếu bỏ mặc họ ở sàn nhảy. Sau khi đưa người phụ nữ về chỗ, có thể đề nghị được tiếp tục ở lại cạnh họ và chớ cáu kỉnh nếu họ từ chối. Nhưng lời đề nghị sẽ là bất lịch sự nếu thấy người phụ nữ không ngồi một ḿnh. Sẽ không sao nếu yêu cầu được gặp hoặc nói chuyện lúc khác. Và cần phải nhắc lại, chớ nên cáu kỉnh nếu người ta từ chối. Sự lựa chọn bạn nhảy chỉ nên là sự lựa chọn bạn nhảy. Không hơn. Người phụ nữ không phải là vật sử dụng trong vũ hội, bởi vậy họ không cần thiết phải chấp nhận hoặc xử sự như bạn nhảy của họ muốn. Tính độc lập của người phụ nữ sẽ quyết định họ muốn nhảy với ai, đến bao giờ và nhảy như thế nào.

Tất nhiên cách ứng xử bên sàn nhảy có rất nhiều, không thể kể hết ra đây được. Sẽ rất  cần thiết nếu thanh niên được học các quy tắc ứng xử này kèm với việc học các điệu nhảy trong nhà trường.

Ai trả tiền?

Trước kia rất đơn giản nguyên tắc: đàn ông phải chịu toàn bộ tổn phí khi đi giải trí. Ngày nay nội dung của nguyên tắc này đă thay đổi cơ bản, nhưng chúng ta vẫn giữ ǵn nó về mặt h́nh thức. Trong trường hợp người đàn ông có thu nhập thấp, thật bất lịch sự và buồn cười nếu anh ta tỏ ra tiền không là cái ǵ đối với ḿnh! Cần làm sáng tỏ trước khi vào giải trí là ai sẽ trả tiền, nhưng sẽ rất bất lịch sự  nếu trước mặt người phụ nữ tỏ ra ḿnh độc lập và mạnh mẽ về kinh tế như thế nào. Không được phép "gán nợ" cho bất kỳ ai.

Trong đám bạn bè đàn ông với nhau, điều hoàn toàn tự nhiên là ai trả tiền cho người ấy. C̣n nếu ai rất tự nguyện muốn mời những người khác, th́ nên để cho họ trả tiền, c̣n hơn giằng co nhau trước mắt người phục vụ hoặc ngược lại phó mặc cho người phục vụ đ̣i ai bao nhiêu. Có thể mời "trả nợ" nhau, nhưng tuyệt đối không nên để cảnh co kéo xảy ra.

Trong đám bạn bè toàn phụ nữ cũng có thể ứng xử tương tự. Chúng tôi cần nhấn mạnh là việc ai trả tiền người ấy không phải là một quy tắc ứng xử bất lịch sự , cũng như việc một người trả cho tất cả mọi người. Tốt nhất nên bàn tính trước cách thức trả tiền, khi cả đám bạn bè cùng đi với nhau.

Cần nhấn mạnh rằng ghi nợ bất lịch sự hơn là vay để trả tiền cho toàn bộ buổi chi tiêu của ḿnh. Không hề khiếm nhă nếu giữ lại giấy tính tiền của người phục vụ. Tất cả mọi người đều có thể nhầm lẫn và nên tránh mọi sự nhầm lẫn.

Câu ngạn ngữ xưa có một nghĩa rộng hơn khi nói rằng cơ sở của t́nh bạn là sự ṣng phẳng. Bởi vậy chúng ta sẽ bất lịch sự  hơn rất nhiều nếu cố tỏ ra ḿnh không quan tâm đến tiền bạc, và trả bao nhiêu không thành vấn đề. Người lịch sự  là người biết quan tâm đến cách sử dụng công cụ vật chất! Ngay trong xă hội cũng không chấp nhận nền kinh tế vay nợ, bởi vậy chúng ta hăy đừng làm như tiền bạc không chi phối chúng ta.

 

 

 

 

 


11. Những ngày lễ
của chúng ta

 

 

 

Trong 365 ngày của một năm có ngày nghỉ xen lẫn ngày làm việc. Giữa những ngày đó nổi bật lên những ngày lễ thường kỳ của năm.

Ngày nghỉ là ngày hoàn toàn nghỉ ngơi, c̣n ngày lễ là những ngày kỷ niệm những sự kiện vui hoặc buồn, ngày kỷ niệm những hiện tượng chính trị, lịch sử.

Như chúng ta đă nói, con người trong xă hội ứng xử theo những cơ sở đạo đức không giống nhau. Đối với người theo đạo, ngày nghỉ cũng đồng thời là ngày lễ, bởi v́ thứ bảy và chủ nhật họ không chỉ nghỉ ngơi mà c̣n đi lễ. Những h́nh thức, quy tắc của các lễ

nghi này không nằm trong phép ứng xử lịch sự  của chúng ta, không liên quan đến các quy tắc xă giao, nhưng thật bất lịch sự nếu ai quấy rầy những h́nh thức lễ nghi đó.

Bên cạnh những ngày lễ chính trị, kỷ niệm những sự kiện chính trị và lịch sử, là những ngày lễ gia đ́nh và truyền thống.

Dưới đây chúng tôi đề cập tới những ngày lễ tiêu biểu theo kiểu này.

Ngày cưới

Là một trong những dịp có tính chất riêng biệt và động chạm đến cá nhân nhiều nhất.

Có rất nhiều h́nh thức cưới xin nên cũng có rất nhiều cách tổ chức ngày vui này. Cần biết kết hợp những yếu tố tốt đẹp của truyền thống với những ư tưởng cá nhân.

Đây là dịp đặc biệt để tặng nhau quà. Quà ngày cưới đóng vai tṛ mang lại sự ngạc nhiên và niềm vui sướng giống như vai tṛ quà tặng trong dịp Nôen.

Nhưng cần thiết phải hỏi nhau khi cùng đi mừng đám cưới, sao cho đừng tặng đến hai chục cái đun cà phê, trong khi đó không có lấy một cái chén! Sự chuẩn bị này góp vào sự ngạc nhiên của người nhận, khi nhận đủ "lệ bộ" của đồ dùng.

Ngày sinh nhật

Ngày sinh nhật và ngày lễ đặt tên là những ngày lễ mang tính chất cá nhân của chúng ta. ư nghĩa không phải là con số của ngày sinh hay ngày lễ đặt tên mà là một dịp để kỷ niệm mối quan hệ cá nhân của chúng ta qua việc nhớ lại thời gian đă sống hoặc cái tên ḿnh mang. Có những ngày lễ đặt tên đă trở thành những ngày lễ dân gian như "Ngày hội Anna" ngày lễ tên Maria, Elizabet, Ivan. Những ngày lễ đặt tên khác nhau đều là những dịp kỷ niệm mối quan hệ cá nhân như nhau. Ngày lễ đặt tên cũng như ngày sinh nhật đều không phải là những dịp để khen thưởng hay trừng phạt. Tất nhiên trong ngày lễ cũng như ngày thường đều có vai tṛ của t́nh cảm, những t́nh cảm này có thể mang lại sự thoả măn, phần thưởng, hay sự khó chịu hoặc h́nh phạt. Nhưng trong một năm chỉ có một ngày sinh nhật hoặc lễ đặt tên, bởi vậy cố gắng không để sự trừng phạt xảy ra mà chỉ nên có phần thưởng và niềm vui.

Quà tặng trong ngày sinh nhật, và ngày lễ đặt tên đều có thể mang nội dung như quà tặng của những dịp khác. V́ nhu cầu cần thiết đối với các vật sử dụng hàng ngày th́ nhiều mà những ngày lễ cá nhân này chỉ có một, nên chúng ta hăy cố gắng đừng tặng những quà "hàng ngày" trong dịp này. Chớ dùng quần áo mùa hè đem tặng trong ngày lễ sinh nhật mùa thu, mà nên tặng thêm những vật khác như hoa, kẹo, hoặc những thứ khác, khiến người được tặng cảm thấy vui sướng.

Lễ Nôen

Nôen là ngày lễ quan trọng và có ư nghĩa dân gian nhất. Đó là ngày lễ gia đ́nh ấm cúng, đối với cả người theo đạo lẫn người không theo đạo. Những ngày này, trong gia đ́nh bày tỏ t́nh cảm bằng việc tặng quà, nấu các món ăn đặc biệt, trang trí Nôen. Trong ngày lễ này bầu không khí gia đ́nh chan hoà, ấm cúng.

Trước kia trong ngày lễ này thường luôn xảy ra bất đồng giữa những người theo đạo và những người vô thần, đó là việc ông già Tuyết hay Chúa Jêsu ai sẽ tặng quà đây. Người ta không để ư đến không khí gia đ́nh của ngày lễ.

Ngày nay, đại đa số mọi người hiểu rằng tôn giáo hay vô thần không phụ thuộc ở chỗ chúng ta chấp nhận Chúa Jêsu hay ông già Tuyết. Lễ Nôen trở thành ngày lễ gia đ́nh theo nghĩa rộng nhất, và chỉ có cách thức tổ chức ngày lễ mới nói lên quan điểm tín ngưỡng của mỗi người.

Năm mới

Lễ mừng năm mới cũng đồng thời là ngày nghỉ việc của chúng ta. Đây là một trong những ngày lễ có tính chất tổng hợp cả về mặt chính trị, mặt dân sự và cá nhân. Đêm giao thừa và đêm hôm trước, những cơ hội vui nhất có thể cho phép tất cả những ǵ mang lại niềm vui, và phản đối tất cả những ǵ không đem đến niềm vui. Những lúc đó không nên cáu giận ai và không nên làm ai cáu giận, ngược lại hăy vui vẻ nhưng đừng vượt quá mức độ và tha thứ cho ai không làm được điều đó. Không lịch sự chút nào nếu quá chén. Có thể vui đùa, nghe và kể những chuyện hài hước mà những lúc khác không nói được. Tóm lại, trong những dịp vui này hăy để chúng ta có cảm giác tự do, thoải mái và vô tư nhất.

Cần nhớ rằng có những người buồn cả vào những đêm giao thừa. Đối với những người này bắt ép họ vui là điều bất lịch sự. C̣n người không cảm thấy vui, nên cố gắng gạt nỗi buồn sang một bên và không bực bội với những ai tỏ ra vô tư.

Cho dù đêm giao thừa có đặc biệt đến đâu, những người mà thông thường không có mối quan hệ thường xuyên với những người gần gũi nhất, cũng không thể cảm thấy dễ chịu trong một môi trường "khép kín". Những người biết đón giao thừa vui vẻ là những người ở đâu họ cũng cảm thấy vui vẻ, dễ chịu.

Cần phải nhớ rằng chúng ta không có khả năng thay đổi cá nhân ḿnh sau một đêm, bởi vậy hăy cố gắng đón giao thừa một cách phù hợp với cá tính của ḿnh. Đó là điều cần thiết, nhưng không lịch sự nếu tỏ ra ngạc nhiên v́ một người nào đó xử sự khác hẳn tính cách của họ ngày thường. Cần mở rộng sự nhận biết về bản thân ḿnh, tự giải phóng khỏi những hạn chế thường ngày, để chúng ta cảm thấy dễ chịu cho dù điều này trước ngày 28 tháng 12 đến tưởng tượng chúng ta cũng không tưởng tượng nổi.

Ngày của các bà mẹ

Trong ngày của các bà mẹ, chúng ta cảm ơn tất cả các bà mẹ đẻ, mẹ nuôi và cả các bà mẹ sinh ra những đứa con đă bị chết. Ngày lễ này chứa đựng t́nh cảm quư mến và ḷng kính trọng, chứa đựng một niềm vui chứ không phải ngày của nỗi buồn. Thật bất lịch sự là những người chỉ đến ngày lễ các bà mẹ mới bắt buộc phải nhớ đến mẹ bằng một bó hoa... Chúng ta đều biết, sau ngày lễ của các bà mẹ, chúng ta đều tiếp tục sống. Như vậy, nếu giữa cha mẹ, con cái, ông bà, có vấn đề xích mích lẫn nhau, trong ngày lễ này rất thích hợp cùng nhau giải quyết, nhưng đừng làm mất niềm vui ngày lễ!

Ngày của trẻ em và ngày của phụ nữ

Ngày của trẻ em và của phụ nữ mang tính chất khác hẳn. Trong những ngày lễ này cần đề cao những khả năng của trẻ em và phụ nữ, đề cao sắc đẹp và sự tŕu mến của họ, và rất cần phải công nhận rằng sau ngày lễ chúng ta vẫn nhớ là phải thực hiện một xă hội công bằng, nhân đạo.

Trong những ngày này, tặng quà đă trở thành thói quen, nhưng hăy để quà tặng thể hiện sự quan tâm lẫn nhau, chứ không phải là món nợ. Trong ngày phụ nữ người ta thường tặng phái đẹp bó hoa Tuyết tinh khiết và thanh lịch.

Ngày hiến chương các nhà giáo

Ngày của các nhà giáo không giống như ngày hội của các ngành. Những ngày hội ngành không kể ra đây v́ mỗi một ngành có một đặc trưng riêng và có những thói quen lễ nghi riêng. Chúng ta chỉ cần nhớ rằng hăy cố gắng trân trọng ngày hội của những người khác.

Tương lai của xă hội phụ thuộc vào các nhà sư phạm, cần đón nhận ngày lễ của họ như ngày lễ của các bà mẹ.

Thật bất lịch sự nếu tặng quà hoặc tổ chức ngày lễ cho các thầy cô khiến cho con cái ḿnh trội hơn hẳn những đứa trẻ khác. Cha mẹ có thể bảo vệ quyền lợi của con ḿnh, nhưng bằng cách nào và bao giờ th́ lịch sự , đó là điều cần nghĩ.

Những món quà lịch sự và thích hợp như hoa, sách và băng nhạc chẳng hạn. Đặc biệt cần lưu ư đến mối quan tâm thường xuyên của phụ huynh với giáo viên, cần làm sao sự phối hợp và cùng dạy dỗ trẻ em là việc hằng ngày, chứ không để chỉ vào ngày lễ phụ huynh và giáo viên mới gặp mặt nhau. C̣n nếu chỉ gặp nhau trong ngày lễ, cũng không nên cho rằng quà tặng đắt tiền có thể "bù đắp" cho mối quan tâm thất thường của phụ huynh với giáo viên.

Ngày giỗ

Chúng tôi đặc biệt nhắc đến một ngày lễ có nguồn gốc tôn giáo khác, đó là ngày giỗ. Đây là ngày tưởng nhớ những người đă khuất - cùng với ngày lễ của các thần - không phải là ngày được nghỉ việc nhưng mọi người đều trân trọng không khí của ngày lễ.

Cho dù nhân sinh quan hoặc ư thích cá nhân của mỗi người khác nhau, chúng ta vẫn thừa nhận cái chết là không tránh khỏi khi những bạn bè, những người thân quen đă đi xa chúng ta.

Một ư kiến chung trong xă hội chúng ta là những người sống một cuộc sống có ư nghĩa chấp nhận cái chết dễ dàng hơn, và chúng ta dễ dàng chấp nhận cái chết tất nhiên hơn là cái chết do tai nạn rủi ro gây ra.

Cuộc sống có ư nghĩa là cuộc sống trong đó chúng ta biết đề ra những cái đích để đạt tới - những cái đích về giá trị tinh thần, của cải vật chất, những quan hệ con người tốt đẹp - để cuộc sống của chúng ta dễ chịu, nhân đạo hơn.

Với những con người sống có ư nghĩa, những thế hệ khác không quên họ.

Đối với người theo đạo, niềm tin vào sự bất tử của linh hồn, sự sống lại của thể xác, vào một thiên đường có thể gặp lại nhau đă an ủi và giúp họ khi đến cái chết. Đối với những người vô thần, với ư thức về sự hiểu biết cuộc sống, bản thân, với sự quan tâm đến những mối dây t́nh cảm được chia sẻ trong cuộc sống, trong công việc, trong sự sáng tạo họ được an ủi.

Và cho dù là người theo đạo hoặc người vô thần, niềm an ủi c̣n ở chỗ chúng ta chôn cất, nhớ tiếc, tưởng niệm người chết như thế nào.

Một cách nhớ tiếc có nội dung tưởng niệm nhiều nhất là tiếp tục công việc đang bỏ dở của người đă quá cố. Một cách nhớ tiếc khác liên quan đến chôn cất là việc khắc bia, thánh giá, tượng đài v.v...

Không có những quy tắc ứng xử riêng của những người sống dành cho những người chết. Chúng ta vô ích nói rằng người chết tốt hoặc người chết xấu, nhưng những kỷ niệm về người chết vẫn sống măi, cả tốt lẫn xấu. Không có những quy tắc ứng xử để giữ măi kỷ niệm, suy nghĩ của chúng ta.

Có những người được khắc sâu vào trí nhớ của những người khác - người th́ bằng các tác phẩm sáng tạo, người th́ bằng xây mồ mả lăng tẩm.

Chúng ta hăy tưởng niệm người chết một cách thật sự chứ không chỉ h́nh thức. Một người nào đó có thể không thích hoa giả, nhưng điều đó chỉ có nghĩa là anh ta sẽ không nhớ đến người chết bằng hoa giả, chứ không phải anh ta nhắc nhở người khác đừng dùng.

Sự tưởng niệm người chết không có quy định về thời gian. Nhưng trong ngày lễ của những người chết cần thiết phải chú ư hành vi ứng xử của ḿnh. Trong bản thân chúng ta và đối với những người khác cần củng cố niềm tin rằng cần phải sống một cách xứng đáng, phục vụ quyền lợi cho những người khác nữa, bởi v́ những ngọn nến nhỏ leo lét, một biển hoa trong nghĩa địa, những người túc trực trong nghĩa trang đều nhắc nhở với người sống.

Sự đau đớn khi mất đi người thân quen không giống nhau ở mọi người và cách thể hiện sự đau đớn cũng khác nhau. Chúng ta hăy chú ư và quan tâm đến những người có nỗi đau riêng, đừng để ảnh hưởng, hoặc xúc phạm đến t́nh cảm của họ.

Lễ chôn cất là một trong những nghi thức trang trọng nhất, nói lên mối quan hệ giữa người sống và người chết. Giữa các h́nh thức chôn cất mang tính xă hội dần dần đă h́nh thành thói quen đọc điếu văn, h́nh thức tưởng nhớ của bạn đồng nghiệp, người quen đối với người chết.

Cách tưởng nhớ người chết có rất nhiều h́nh thức, nhưng có một h́nh thức chúng ta cần lưu ư. Những người đến vĩnh biệt thường đọc tiểu sử của người quá cố. Đây là một h́nh thức máy móc hoá sự chôn cất, y như thể chúng ta sẽ quên ngay, chỉ nhớ vài nét tiểu sử là đủ.

Những người đến vĩnh biệt thường có mối quan hệ cá nhân với người quá cố. Những người này đều biết người quá cố là ai, họ chờ đợi bài điếu văn tỏ rơ sự thương tiếc cá nhân của họ với người vừa mất, chứ không phải đợi các dữ liệu tiểu sử được công bố.

Nhiệm vụ khó khăn nhất của những người tham dự đám tang là như thế nào để thể hiện t́nh cảm, thái độ của ḿnh, sự cùng chịu đựng nỗi đau thương mất mát. Một cái bắt tay, một ṿng ôm, vài lời chia buồn và cách thức để thể hiện những điều muốn nói.

Theo chúng tôi, không cần thiết phải cố gắng tỏ ra quan trọng và bi thương trong thể hiện t́nh cảm. Những người thân của người quá cố đều cảm thấy sự chia sẻ qua sự giúp đỡ của chúng ta. Cơ bản phải là biểu hiện sự đồng cảm. Khi chia buồn cũng phải hết sức chú ư đến cách bộc lộ sự đồng cảm.

Một trường hợp tương tự khi chúng ta không chia buồn trực tiếp mà thông qua thư hoặc điện tín. Giữa thư và điện tín có một sự khác nhau.

Điện tín giống như một cái siết tay, một vài lời chia buồn, c̣n trong thư không chỉ chúng ta thể hiện sự chia sẻ sâu sắc kỷ niệm về người quá cố, mà c̣n phải viết về mối quan hệ của chúng ta với người đi xa. Chớ nên kể ra những mất mát vật chất trong thư, và về mối quan hệ chỉ nên viết những điều tốt. Mặc dù về độ dài của thư và điện tín khác hẳn nhau, nhưng cái quyết định vẫn chính là nội dung.

Sự chia buồn tốt nhất là nên chia sẻ với người thân gần gũi nhất của người quá cố.

Chúng ta có thể chia buồn sau với gia đ́nh người đă khuất nếu như khi đưa đám chúng ta không đến được. Tất nhiên sẽ không lịch sự nếu để thời gian trôi qua quá lâu, hoặc chia buồn nhiều lần. Cần phải nhớ, thời gian sẽ hàn gắn vết thương.

 

 

 

 

 

 

 


12. Những gia đ́nh,
những cặp vợ chồng
đă tan vỡ

 

 

Từ đầu cuốn sách, chúng ta toàn viết về các quy tắc ứng xử dành cho người lớn và trẻ em sống trong các gia đ́nh, các môi trường hoà thuận.

Chúng tôi thực sự lấy hết ḷng dũng cảm đề cập tới những hoàn cảnh khó xử hơn trong cuộc sống và đưa ra những cách ứng xử hợp lư. Cần phải ứng xử như thế nào trong quán rượu giữa những người say? Chúng ta đều biết rằng có thể cho phép ứng xử như thế này thế khác phù hợp với không khí chung ở nơi này, nhưng sang một nơi khác, cách ứng xử đó không chỉ gây cảm giác khó chịu mà c̣n có nguy cơ tổn hại đến hệ thống đạo đức chung.

Những vết thương nhỏ hàng ngày lặp lại...

Quả thật không hề dễ dàng khi bàn về những quy tắc ứng xử thích hợp đối với các gia đ́nh đă tan vỡ. Bởi v́, nếu như ở trong quán rượu người ta không chấp nhận những lời khuyên, th́ tại sao lại phải chấp nhận khi từ giă quán rượu trở về nhà trong không khí đầy căng thẳng?

Chính v́ điều này chúng ta sẽ chỉ bàn về những gia đ́nh đă tan vỡ trong môi trường b́nh thường. C̣n những môi trường khác như có tệ nghiện rượu, nạn trốn việc hoặc sự thô bạo không chỉ là vấn đề của phép ứng xử mà c̣n là vấn đề đạo đức, thậm chí mang tính chất pháp lư nữa.

Giáo sư Csiki Otto, một nhà chuyên gia nổi tiếng về luật gia đ́nh đă có một so sánh đặc biệt đối với quá tŕnh tan vỡ của gia đ́nh.

Nếu con người cào cấu cánh tay ḿnh - ông nói - thông thường vết thương sẽ lành không dấu vết. Nhưng nếu họ không để vết thương lành, mà cứ cào cấu tiếp nhiều lần, vết thương ban đầu tưởng như vô nghĩa đó sẽ bị nhiễm độc, và có thể cả cánh tay, cả cuộc sống con người sẽ trở thành nạn nhân của vết thương bị cào cấu nhiều lần ấy.

Cuộc sống của các cặp vợ chồng, của các gia đ́nh, thông thường không bị phá vỡ bởi những sự kiện lớn, mà chỉ là những vết thương hằng ngày lặp lại, tăng lên và bị nhiễm độc, cho đến khi gia đ́nh bị tan vỡ bởi những căng thẳng ban đầu hoàn toàn vô nghĩa.

ở đây, một lần nữa, cần bắt đầu bằng hai cách tiếp cận đạo đức khác nhau cơ bản.

Đối với những người theo đạo, gia đ́nh là không được  phá vỡ, gia đ́nh được tiếp tục duy tŕ theo quan niệm đạo đức của đạo cho dù cách xử sự của mỗi người đă "có tội". Những vấn đề xuất phát cách tiếp cận này chúng ta sẽ không bàn tới. Chúng ta đi từ quan điểm cho rằng con người có thể nhầm lẫn khi họ lựa chọn lứa đôi. Và nếu nói chúng ta có quyền sửa chữa sai lầm của ḿnh, th́ trong vấn đề lựa chọn bạn đời không cần bàn căi ǵ nữa - cũng có thể là như vậy, cho dù phải hoàn toàn cắt đứt quan hệ vợ chồng.

T́nh yêu là chuyện riêng,
nhưng gia đ́nh là chuyện xă hội

T́nh yêu của hai người sẽ luôn luôn là chuyện riêng, chừng nào một cuộc sống mới chưa h́nh thành từ t́nh yêu. Đến đây chúng ta có thể mở rộng đến những điều kiện khác, bởi v́ đi kèm với gia đ́nh hoặc sự sống chung là những mối quan hệ khác được h́nh thành - mối quan hệ sở hữu chung của cải, nhà cửa, trách nhiệm chung với con cái và với nhau.

Sự thay đổi của những mối quan hệ này không phải không đụng chạm đến xă hội. Chừng nào gia đ́nh c̣n tồn tại, chừng đó vẫn cần đến một căn nhà, và nếu gia đ́nh tan vỡ, vẫn cần có một căn nhà. Những đồ gỗ sắm chung đang đủ dùng cho một gia đ́nh, giờ cần phải chia làm đôi. Từ hai nguồn thu nhập tạo nên một mức sống gia đ́nh, khi vợ chồng ly dị cần phải chia đôi nguồn thu nhập, thế là trái ngược với mong muốn của nền kinh tế quốc dân, mức sống của họ bị giảm xuống. Nếu đứa con bị ốm, trách nhiệm chăm sóc chỉ đổ lên đầu một người, và điều này ảnh hưởng không ít đến hoàn cảnh xă hội của từng cá nhân cha hoặc mẹ. Chúng ta có thể kể ra nhiều ví dụ khác, nhưng chừng ấy ví dụ cũng không đủ cho thấy t́nh yêu là chuyện riêng tư, nhưng gia đ́nh lại là chuyện xă hội.

Thông thường dư luận xă  hội nói chung đều tỏ ra vui mừng với sự kết hôn và không hài ḷng với sự ly hôn. Có một sự thật cần thừa nhận là, cho dù gia đ́nh đă tan vỡ là gia đ́nh tốt hay xấu, hậu quả xă hội đi kèm theo sự tan vỡ này không thể tránh khỏi.

Khi nói về các phép ứng xử trong gia đ́nh, chúng tôi cố gắng theo đuổi mục đích làm mọi cách để bảo vệ hạnh phúc gia đ́nh, trong đó có cả cách ứng xử hợp lư giữa các thành viên gia đ́nh với nhau. Đồng thời chúng tôi cố gắng đề cập đến việc duy tŕ các mối quan hệ gia đ́nh sau khi gia đ́nh đă tan vỡ.

Từ quan điểm ứng xử cần thiết chúng ta hăy xem cái ǵ cần cho gia đ́nh và cái ǵ không cần cho gia đ́nh. Bởi v́ những mối quan hệ dẫn tới việc h́nh thành gia đ́nh vẫn có thể có giữa những người chưa có gia đ́nh.

Có một sự thật đầy mâu thuẫn là, ngày nay xă hội chúng ta đủ thuận lợi để đại đa số con người kết hôn v́ t́nh yêu và ít người kết hôn v́ lợi ích. Chúng ta không đi vào định nghĩa về t́nh yêu, nhưng chúng ta thấy vai tṛ của địa vị, của cải v.v... Những vấn đề vật chất thường chỉ sau này mới xuất hiện và thường ở những cuộc hôn nhân v́ t́nh yêu. Thông thường đôi vợ chồng trẻ để mặc cho thời gian phán xét, có trường hợp để cho bố mẹ lo liệu. Đối với họ khi lấy nhau điều quan trọng nhất là họ yêu nhau.

Sự thật là chính hôn nhân đưa đến những quan hệ quyền lợi khi họ lấy nhau v́ t́nh yêu, hơn là nếu lấy nhau v́ lợi ích.

Thật là vô ích nếu chúng ta muốn thoát khỏi các quan hệ quyền lợi. T́nh yêu như một nhân tố chủ quan đem lại một chuỗi những hoàn cảnh khách quan.

Chúng ta tự hào là t́nh yêu tạo nên đôi lứa cho con người chứ không phải địa vị, của cải hay những quyết định của cha mẹ.

Nhưng chúng ta có thể tự hào được hay không khi những mối quan hệ khách quan kèm theo hôn nhân. Khi ai là bố là mẹ đứa trẻ, ai nuôi dạy nó, ai sống chung với ai trong nhà của ai, đồ gỗ, của cải của ai - hoàn toàn bị đặt dưới những nhân tố chủ quan.

Nếu t́nh yêu trôi qua, chúng ta cắt đứt mối quan hệ, làm mọi việc để có thể lập gia đ́nh một lần nữa, lúc đó chúng ta không tạo ra những quan hệ quyền lợi nữa mà chỉ tạo ra t́nh yêu hay sao?

Nếu như không có sự giải thích đơn giản cho sự xuất hiện của t́nh yêu th́ cũng không có lời giải thích cho quá khứ, cho t́nh yêu mới xuất hiện ngay cả khi mỗi người tự t́m thấy nguyên nhân sự đổ vỡ của ḿnh như một lời giải thoát.

Cho dù t́nh yêu đă trôi qua hay không, mối quan hệ giữa đứa trẻ và bố mẹ vẫn không phải mối quan hệ t́nh yêu, nghĩa là không được phép đặt đứa trẻ dưới t́nh cảm giữa hai người với nhau hoặc với người khác.

Nếu một người đàn bà yêu một người đàn ông khác hoặc ngược lại, lúc đó đứa trẻ của hai người sinh ra vẫn không thể là con người khác. Mối quan hệ mới của cả hai người vẫn không gạt bỏ được trách nhiệm của mỗi người với đứa con của ḿnh.

Không lịch sự  chút nào nếu v́ t́nh cảm riêng của ḿnh mà vẫn tiếp tục t́m kiếm tội lỗi, lỗi lầm của t́nh yêu trước, không lịch sự  và không cần thiết phải t́m thấy những tội lỗi đó để biện minh cho ḿnh.

Không thể coi người yêu cũ của ḿnh là vô đạo đức, không sống xứng đáng khi họ đă yêu người khác.

Không cần thiết phải lo lắng cho t́nh yêu mới v́ những mối quan hệ cũ. Chớ tin rằng chúng ta sẽ hạnh phúc hơn nếu chúng ta hoàn toàn quên những ǵ trong quá khứ.

Người ta sẽ không xứng đáng với vẻ đẹp của t́nh yêu nếu không biết ǵn giữ những kỷ niệm đẹp, mà chỉ muốn t́m kiếm những lỡ lầm trong t́nh yêu.

Không lịch sự  và không cần thiết lôi đứa trẻ vào  những mối quan hệ của người lớn. Từ cả hai phía cha mẹ và từ cả những người yêu mới của đôi bên, tốt nhất là hăy làm mọi cách để bảo vệ sự b́nh yên và hạnh phúc của đứa trẻ.

Cần nhấn mạnh rằng, đứa trẻ đóng vai tṛ nổi bật trong gia đ́nh.

Sự tan vỡ của những gia đ́nh không con cũng là một thảm kịch về mặt kinh tế, t́nh cảm v.v...

Nhưng thật vô đạo đức nếu đứa con được ra đời như một sự cứu vớt gia đ́nh. Trẻ em không phải là công cụ để buộc chồng, buộc vợ vào nhau. Lẽ thường t́nh của tự nhiên là cha mẹ tồn tại v́ những đứa trẻ chứ không phải ngược lại!

Sẽ bất lịch sự nếu can thiệp vào cuộc sống
của người khác

Cần phải nhớ rằng sự che đậy những sự thật hiển nhiên cũng thể hiện sự tan vỡ. Rất nhiều người bị ly hôn đều biết, đều cảm thấy, mức độ thay đổi và trôi đi của t́nh cảm, nhưng họ cố làm ra vẻ không có ǵ xảy ra chừng nào cái cần xảy ra không thể nào tránh khỏi!

Một trong những cách ứng xử bất lịch sự  nhất là can thiệp vào cuộc sống của người khác, bằng cách "soi sáng" một cách cố ư những điều người đó đang bị gán như sự lừa dối, ngoại t́nh.

Việc rêu rao những câu chuyện gia đ́nh cũng là điều bất lịch sự . Hăy lựa chọn nói với ai và nói ǵ. Việc rêu rao những câu chuyện gia đ́nh thường chỉ phục vụ cho mục đích tự bào chữa.

Tiền phụ cấp không thay thế được
vai tṛ cha, mẹ

Sau khi gia đ́nh đă tan vỡ, thật bất lịch sự nếu lôi kéo những người quen cũ thành "bạn chiến đấu" chống lại vợ hoặc chồng cũ, và không hề để ư có thể chính v́ sự tan vỡ gia đ́nh mà đám bạn bè cũng bị tan ră.

Người bị ly hôn cũng gặp những trường hợp khó xử. Nhưng v́ sự tự bảo vệ nên cũng cần phải làm mọi cách bảo vệ lấy quyền lợi thiết thực của bản thân ḿnh.

Tự do về t́nh dục với phụ nữ cũng cần ở mức độ thích hợp như đối với đàn ông. Sự tự do này cần phải đi kèm với trách nhiệm kể cả phía đàn ông lẫn phụ nữ.

Tự do t́nh cảm và tự do t́nh yêu không hề giảm bớt trách nhiệm đối với sự bảo vệ những mối quan hệ bắt nguồn từ sự tự do.

Nếu đôi vợ chồng cảm thấy bất chấp mọi cố gắng, gia đ́nh vẫn cần phải tan vỡ, th́ thích hợp nhất, và phù hợp với trách nhiệm đạo đức, là phải sắp xếp theo quyền lợi của con cái trước tiên. Trẻ em cho đến tuổi trưởng thành cần cả cha lẫn mẹ, tiền trợ cấp không thay thế được vai tṛ của một trong hai bên.

Mục đích của việc phá vỡ mối quan hệ gia đ́nh là giải quyết những rằng buộc không chịu đựng nổi, để một lần nữa, biến những mối quan hệ trong cuộc sống này trở thành chịu đựng nổi.

Nếu sau khi ly hôn, sự méo mó về cách cư xử của những thành viên gia đ́nh cũ vẫn tiếp tục duy tŕ th́ mục đích mở ra khả năng xây dựng một gia đ́nh b́nh thường sẽ không có được.

Thật vô đạo đức nếu dùng đứa con vào việc trả thù nhau. Thật vô đạo đức và bất lịch sự nếu đối xử với đứa con chỉ từ lợi ích của cha mẹ mà không tính đến lợi ích của nó.

T́nh thương yêu, sự kính trọng là những cảm xúc lớn nhất của đứa trẻ với cha mẹ, nếu trong thực tế họ xứng đáng với t́nh cảm đó.

Từ quan điểm đạo đức xă hội của chúng ta, bằng tất cả mọi cách thức có thể; hăy cố gắng hiểu rằng cảm xúc có thể thay đổi, bản thân sự thay đổi không phải là tội lỗi, không làm cản trở sự nuôi dạy đứa trẻ.

Sự tan vỡ của gia đ́nh không thay đổi vai tṛ làm cha làm mẹ, chỉ đặc biệt gây khó khăn cho việc thực hiện những vai tṛ này.

Cách thức ứng xử lịch thiệp thường là những cách thức ứng xử phù hợp với đạo đức. Điều này tạo ra khả năng để chúng ta có thể dựa trên những điều kiện đạo đức ứng xử sao cho thích hợp nhất, chứ không phải sử dụng cứng nhắc những cách thức ứng xử cụ thể nào.

 

 

 

 

 


13. Cách thức
tự chủ bản thân

 

 

Không phải là ngẫu nhiên có nhiều người trở thành những nhà ngoại giao tài giỏi - những người bên cạnh những điều kiện khác c̣n có khả năng tự làm chủ được bản thân. Khả năng này không chỉ có nghĩa là họ không để lộ những t́nh cảm và hành động của ḿnh, mà c̣n cho thấy họ có thể ứng xử rất hợp lư và thông thái, không để phụ thuộc vào hoàn cảnh và tác động của t́nh cảm.

Không để vui, buồn làm mất tỉnh táo

Trong cách cư xử hàng ngày, chúng ta không cần thiết phải che giấu t́nh cảm của ḿnh và đón nhận mọi cái một cách thoạt trông có vẻ hờ hững, lạnh lùng. Rất cần phải thể hiện những

t́nh cảm của chúng ta, nhưng những niềm vui hoặc nỗi buồn lớn nhất hay sự bực tức cũng không "lấy đi trí óc tỉnh táo" của mỗi người, chúng ta không được đánh mất những hành động tự chủ, vượt lên trên cả t́nh cảm thông thường.

Cho dù chúng ta nói về các mức độ cần thiết phải giữ được, cho dù chúng ta cần phải trở thành những bộ phận của sự sáng tạo chung của con người, cho dù chúng ta cổ vũ vị trí hàng đầu những quyền lợi của con trẻ, vị trí hàng đầu của sự bảo vệ gia đ́nh, hôn nhân, nhưng điều thật sự cần có ở đằng sau những cái đó là: Chúng ta hăy tự nhận biết bản thân để có thể tự chủ được chính ḿnh. Những con người biết ứng xử thường là những người mà trong hành động trí tuệ vượt lên trên t́nh cảm.

Sự vượt lên này đảm bảo cho chúng ta tranh luận bàn căi một cách lịch sự, trong bữa ăn có thể khiến chúng ta gh́m nén được sự tham ăn; khiến chúng ta thoát được những bắt buộc trái với cá tính của chúng ta; làm chúng ta có khả năng diễn đạt những ư thích, những điều không thích mà không làm người khác bị xúc phạm; trong đám bạn bè đồng nghiệp của chúng ta không chỉ chúng ta kính trọng những người đàn ông, đàn bà mà c̣n kính trọng những nữ đồng nghiệp, nam đồng nghiệp; chúng ta không cần thô bạo ngay cả khi ta cảm thấy ḿnh khoẻ hơn, và chúng ta không làm ḿnh choáng váng ngay cả khi ta thất vọng v́ một cái ǵ đó, v́ một người nào đó.

Đặc biệt trong hành vi ứng xử của những người đang yêu càng cần phải có thái độ tự chủ. Điều đó không chỉ có nghĩa rằng nhờ tự chủ chúng ta sẽ nhận ra tất cả vẻ đẹp của t́nh yêu, mà nó c̣n cần cả khi ta phải chờ đợi những điều bí mật  nào đó, đặc biệt khi sự hiểu lầm, sự ghen tuông có nguyên nhân hay không có nguyên nhân tấn công chúng ta. Không có ǵ đáng ghét hơn một kẻ thô bạo sẵn sàng gây sự, căi lộn, rít lên khi muốn giữ một người khác lại, mà anh ta cho rằng họ đang chuẩn bị bỏ ḿnh, hay đă bỏ ḿnh mà đi. Chỉ có sự tự chủ mới giúp cho mối quan hệ t́nh yêu, t́nh bạn, t́nh đồng nghiệp không trở thành ḷng căm thù. Sự tự chủ trong mối quan hệ với những người khác, ở những nơi công cộng cũng vô cùng cần thiết. Chúng ta không được phép sừng sộ, khi chẳng may giữa đường ta va phải một ai đấy, hoặc khi một phương tiện giao thông nào đó đến chậm hơn giờ mà chúng ta cho rằng hợp lư.

Trong mọi hoàn cảnh ứng xử, hăy nghĩ đến những yêu cầu cơ bản đạo đức của chúng ta, và hăy lựa chọn có lắng nghe cách thức ứng xử phù hợp nhất cho dù có những trường hợp cần thiết phải chiến thắng cả t́nh cảm đi nữa.

Hăy mạnh dạn bước vào đời

Có thể những nguyên lư ứng xử và các quy tắc xă giao được đề cập trong các chương sách này, đă giúp những bạn trẻ vừa đến tuổi mười tám những hiểu biết tối thiểu nhất về các cách thức ứng xử, để họ có thể bước vào đời với ít sai lầm nhất.

Hăy bước vào đời! Chúng ta nói, nhưng chúng ta chưa nói cho họ biết mở như thế nào một cánh cửa. Và nếu họ không đến đó một ḿnh, họ sẽ để ai vào trước đây?

Đơn giản hơn, có thể thấy rằng những hiểu biết tối thiểu này thực ra không phải là bộ sưu tập những quy tắc ứng xử phù hợp hoàn toàn với những cách thức ứng xử cần thiết, mà luôn luôn cần phải sắp đặt lại cho mỗi người và tuỳ theo hoàn cảnh. Chúng ta phải làm cho sự tồn tại chung của mọi người trở nên dễ chịu, thích hợp nhất bởi cách thức ứng xử.

Nếu như chúng ta đă nói về cánh cửa, th́ cũng không nên bỏ lửng câu hỏi nêu trên.

Trong Kinh Thánh đă có đoạn, trong ngày phán xử cuối cùng Chúa đă sắp xếp cho những người Chúa yêu mến đứng về bên phải, c̣n bên trái dành cho những người số phận bị đày đoạ. Như vậy có một quy tắc lâu đời là chúng ta thường để những người ta yêu mến phía bên phải ta. Nhưng về phương diện vật lư không thể được nếu cả hai người yêu mến nhau cùng ở phía bên phải của nhau. Ngay cả Chúa cũng phải ở phía bên trái của những kẻ ca ngợi Chúa. Bởi vậy cần phải sắp xếp thế nào, để ai có thể ở phía bên phải của ai. Chúng ta hăy là những người chu đáo, ân cần, và chúng ta hăy để phụ nữ và những người nhiều tuổi tự chọn, họ muốn thấy chúng ta từ phía nào của họ. Chắc chắn có một người nào đấy luôn luôn ở phía bên trái!

Với một hoàn cảnh khác - không phải ở phía cửa của cuộc đời - mà ở bất kỳ cánh cửa ra vào, bất kỳ cái cổng nào.

Quy tắc thông thường là chúng ta cố gắng tỏ ra ân cần, chu đáo. Đúng vậy, nhưng thế nào là chu đáo, để những người được ưu tiên đi trước, hay chúng ta tiến lên mở cửa hộ họ, hay chúng ta cố gắng làm cả hai việc? Chúng ta làm ǵ với những cánh cửa quay liên tiếp?

Quy tắc ứng xử lịch thiệp là quy tắc ứng xử chú ư đến nhau, và đó là một hành động chung. Cần giúp đỡ bạn ḿnh ứng xử theo những quy tắc ân cần chu đáo thông thường. Phụ nữ có thể giúp những người đàn ông, họ có thể tỏ ra ân cần, chu đáo. Nếu chúng ta từ ngoài bước vào nhà, ban ngày, lúc nào cũng phải nhường cho khách vào trước, c̣n buổi tối th́ chúng ta bước vào trước để bật điện. Từ nhà ra ngoài, trước tiên chúng ta cũng nhường cho khách, chỉ sau đó chúng ta mới bước ra. Nếu cửa đă mở sẵn, bao giờ chúng ta cũng nhường cho bạn vào trước, và không thích hợp chút nào nếu lẫn lộn sự ân cần với phép lịch sự , nếu anh đă mở cửa th́ tôi cho anh vào trước, ai mở cửa người ấy vào trước, nếu chúng ta ở nhà, ở trường và ở nơi làm việc.

ở những nơi công cộng th́ phép lịch sự chính lại là đàn ông bước vào trước phụ nữ, và bước ra sau họ. C̣n ở những nơi có cấu tạo cánh cửa tự bật trở lại, không nên mở cửa một cách ân cần, rồi nhường cho người đi cùng lên trước, bởi v́ cánh cửa sẽ bật vào người họ. Lúc đó tốt nhất là tiến lên trước mở cửa, rồi giữ cánh cửa đến khi người đi cùng đă bước vào. Cần thiết phải chờ đợi những bạn đồng hành nữ, chừng nào họ đóng cửa xong xuôi, rồi chúng ta mới mở tiếp những cánh cửa tiếp theo. Trong trường hợp này cần phải kiên nhẫn một chút.

Cách thức để ngỏ cửa một cách lịch thiệp là chúng ta giữ cánh cửa và đưa vào tay người đi tiếp sau, chứ không phải để mặc cửa tự đóng vào thế nào th́ đóng. Nếu những người đi tiếp sau ta không hiểu phép lịch sự, cứ đường hoàng đi tiếp như thể nhiệm vụ của ta là giữ cửa cho họ, lúc đó tốt nhất là phải cố gắng giữ lịch sự, chứ không nên bỏ tay giữ cánh cửa ra. Phép lịch sự "chuẩn" nhất là trước hết ta nhường cho bạn gái của ḿnh vào trước, sau đó nếu có một phụ nữ khác, ta cũng giữ cửa để người ấy vào tiếp. Nhưng nếu có nhiều phụ nữ cùng vào, lúc đó lịch sự  nhất là đưa vào tay họ cánh cửa đă mở, họ sẽ chuyền tay nhau giữ để vào.

Với những cánh cửa tự bật trở lại, luôn luôn chúng ta mở về phía ḿnh, v́ như vậy chúng ta tránh không đụng phải một người nào đó ngẫu nhiên đứng sau cửa. Sau khi đă bước vào không nên để cửa đóng đánh sầm.

Cũng cần phải giải thích tại sao chúng ta kết thúc cuốn sách này bằng  ví dụ về những cánh cửa tự bật trở lại?

Một lần khoảng cuối những năm 40 đầu những năm 50 có một chính khách Pháp đến thăm Budapest, về sự kiện này báo "Ludas Maty" cũng đă đưa.

Người khách Pháp rất thích một Budapest vừa được xây dựng lại, thích đến nỗi người dẫn đường cho ông ta đă phải hỏi, theo ông Hungari có thể được coi là nước phát triển và văn minh chưa? "Tất cả đều đẹp, tất cả đều làm tôi ưa thích - người Pháp trả lời - nhưng khi tôi đi ở dưới đường tàu điện ngầm, tôi vừa muốn ra khỏi một bến th́ cái mũi của tôi suưt dập, một người khách đồng hành đi trước tôi đă thả tay cho cánh cửa tự bật lại và chỉ một chút nữa th́ cánh cửa đập vào mặt tôi. Tôi cho rằng - người Pháp nói tiếp - chừng nào người ta c̣n thả cánh cửa tự bật như vậy, chừng ấy xă hội văn minh c̣n chưa xây dựng được ở Hungari".

Một ví dụ đơn giản đến mức thông thái. Trong xă hội văn minh tất cả v́ con người. V́ vậy, nếu những con người sống trong xă hội chỉ quan tâm đến công việc, không quan tâm đến việc phải chú ư đến nhau, nghĩa là không có sự quan tâm đến nhau, mà chỉ có sự ích kỷ ngự trị, lúc đó xă hội văn minh c̣n chưa được xây dựng.

Trong sự hoàn thiện của loài người, chúng ta hăy nhớ đến sự tham gia của cá nhân chúng ta! Có bao nhiêu và bao nhiêu "cánh cửa tự bật" đứng trước chúng ta là phụ thuộc vào sự đóng góp của mỗi cá nhân. Từ điều đó và tất cả những điều vụn vặt xung quanh chúng ta sẽ quyết định xă hội ta đang sống ở tŕnh độ văn minh nào.

Tất cả mọi người, những con người nhân đạo đều quan tâm khi ứng xử với người người khác, những sự quan tâm nho nhỏ cũng góp phần xây dựng xă hội.

Như vậy với những quy tắc ứng xử lịch thiệp không những chúng ta làm cho mỗi phút sống trở nên dễ chịu, mà nếu thiếu cả một quá tŕnh ứng xử lịch thiệp, xă hội văn minh khó có thể thành hiện thực trong xă hội của chúng ta.

 

 

 

Mục lục

 

- Lời Nhà xuất bản                                                                    5

- Đôi lời vào sách                                                                      7

1. Cơ sở tạo ra cách ứng xử của chúng ta                              9

- Sự hoà hợp trong cách ứng xử - hành động có suy nghĩ        12

- Sự tôn trọng truyền thống                                                  12

- Những quy tắc ứng xử vĩnh cửu                                            13

- Những quy tắc ứng xử khác biệt                                            13

- Quy tắc ứng xử của con người - một thực thể xă hội             14

- Những quy tắc ứng xử của sự tồn tại trong xă hội                 16

- Sự kiên tŕ                                                                              16

- Sự thích ứng                                                                           16

- Sự điềm tĩnh                                                                           17

- Quyền tự do ứng xử                                                               18

- Về những hiểu biết tối thiểu nói chung                                 19

- Về những hiểu biết tối thiểu nói riêng                                   19

- ấn tượng đầu tiên                                                                   20

- Đạo đức và phép lịch sự                                                         20

- Đối chiếu với logic                                                                 21

- Đối chiếu với những người khác                                            22

- Có thể hỏi thay cho sự đối chiếu                                           23

- Vỗ tay đầu tiên                                                                       23

- Ḷng yêu nước và chủ nghĩa quốc tế                                     23

- Giúp đỡ lẫn nhau                                                                    24

- Tôn trọng sự thật                                                                    24

- Sự kính trọng và ḷng quư mến                                              25

- T́nh bạn                                                                                 25

- Sự dũng cảm                                                                          26

- Giải trí và nghỉ ngơi                                                               27

2. Về cách ăn uống lịch thiệp                                                29

- Có nên để ư đến những người ăn uống bất lịch sự?               30

- Dọn thức ăn                                                                            31

- Chuyện tṛ trong khi ăn                                                         33

- Hút thuốc bên bàn ăn                                                             34

- Sử dụng gạt tàn thuốc lá                                                         35

- Trong bữa ăn                                                                          37

3. Vệ sinh thân thể, quần áo, môi trường sống                    40

- Kinh nghiệm vệ sinh                                                              40

- Đánh răng                                                                              41

- Vệ sinh thân thể                                                                     41

- Vệ sinh tóc                                                                             41

- Vệ sinh chân                                                                          41

- Tắm giặt hàng ngày                                                               42

- Vệ sinh trang phục                                                                 42

- Thay đổi trang phục                                                               42

- Vẻ ngoài dễ chịu                                                                    42

- Vệ sinh môi trường - giữ sạch nơi công cộng                        44

- Nuôi súc vật                                                                           47

4. Chúng ta chào hỏi thế nào?                                               49

- Chào hỏi                                                                                 49

- Cách xưng hô thân mật                                                          50

- Chào "Chúc một ngày tốt đẹp"                                              50

- Chào hỏi là cách tỏ ḷng kính trọng                                       51

- Ai chào trước                                                                          51

- Các cách chào hỏi                                                                  52

- Các thói quen dân tộc, gia đ́nh                                             52

- Bắt tay                                                                                    53

- Bắt tay để làm ǵ?                                                                  54

- Hôn tay                                                                                  54

- Nâng mũ                                                                                55

- Hôn                                                                                        56

- Cháu hăy hôn bác (hoặc chú) đi                                            57

- Đáp lại sự chào hỏi                                                                57

- Chào ai                                                                                   58

- Làm quen bằng chào hỏi                                                       58

5. Cách thức giới thiệu nhau                                                 60

- Ai giới thiệu ai?                                                                     62

- Giới thiệu ở nơi không phải là đám bạn bè                            65

6. Cách xưng hô                                                                      66

- Cách xưng hô giữa trẻ con và người lớn                                69

- Ngài, thưa ngài, thưa bà                                                         70

- Đồng chí, đồng nghiệp                                                          70

- Khi nào cần gọi?                                                                    72

- Cách thưa gửi                                                                         73

- Lối gọi "Này..." "Ê..."                                                            73

- Cách gọi, cách xưng hô thân mật                                           74

7. Cách tṛ chuyện                                                                 75

- Giai đoạn "Tại sao"                                                                75

- Chuyện cổ tích và sự thật                                                       76

- ư kiến của trẻ em                                                                   77

- Nói và nghe                                                                            78

- Tṛ chuyện thân mật - tranh luận - trao đổi                           78

- Đàm thoại và hài hước                                                           80

- Thái độ cục cằn, thô lỗ                                                          80

- Chuyện tiếu lâm chính trị                                                      81

- Sự ngoan ngoăn và khó bảo                                                   82

- Cái chắn đường được hạ xuống, sự nhân nhượng                  84

8. Ăn mặc hợp thời trang                                                      87

- Làn sóng "mốt"                                                                     88

- Mốt dân chủ hóa                                                                    90

- Tác động của ấn tượng ban đầu                                             90

- Mốt và truyền thống                                                              92

- Trang phục long trọng                                                           93

- Sự giúp đỡ                                                                              95

- Những người thanh niên vô ư                                                97

9. Những nét riêng của giới tính trong giao tiếp                 98

- Những sự khác nhau của cơ thể chúng ta                              99

- Trước trẻ em                                                                         100

- Những sự nếm trải t́nh yêu                                                  101

- Trí tưởng tượng về t́nh dục                                                  102

- Những người yêu và tuổi của họ                                          102

- Chúng ta trốn đi đâu?                                                           103

- Thanh niên và những người lớn ở đám đông                        104

- Phép lịch sự thông thường nhất của t́nh yêu                       106

- Quần áo và sự hợp lư                                                            107

- T́nh yêu là chuyện riêng tư                                                  108

10. Cách xử sự nơi đông người                                             110

- Chống sự lập dị                                                                     110

- Cách ứng xử trong nhà hát                                                   111

- Thích và không thích                                                           113

- Cách ứng xử ngoài nơi biểu diễn                                         115

- Các buổi dạ hội                                                                    115

- Ai trả tiền?                                                                           118

11. Những ngày lễ của chúng ta                                          120

 - Ngày cưới                                                                            121

- Ngày sinh nhật                                                                     122

- Lễ Nôen                                                                               123

- Năm mới                                                                              123

- Ngày của các bà mẹ                                                             125

- Ngày của trẻ em và ngày của phụ nữ                                   125

- Ngày hiến chương các nhà  giáo                                          126

- Ngày giỗ                                                                               127

12. Những gia đ́nh, những cặp vợ chồng đă tan vỡ          132

- Những vết thương nhỏ hằng ngày lặp lại                             133

- T́nh yêu là chuyện riêng, nhưng gia đ́nh là chuyện xă hội     134

- Sẽ bất lịch sự nếu can thiệp vào cuộc sống của người khác      139

- Tiền phụ cấp không thay thế được vai tṛ cha, mẹ               139

13. Cách thức tự chủ bản thân                                            142

- Không để vui, buồn làm mất tỉnh táo                                   142

- Hăy mạnh dạn bước vào đời                                                 145