HAMVAS BÉLA

                                   BÀI HÁT CHO NGƯỜI CHẾT

1.

Người ta ghi lại bài hát cho người chết ở bộ lạc da đỏ sống trong những khu rừng Amazon. Toàn bộ không nhiều hơn sáu nhịp rưỡi. Nếu chơi trên nhạc cụ chẳng nói lên điều ǵ. Chỉ con người thể hiện nổi. Nhưng không phải cái cổ họng đă qua trường lớp và linh hoạt. Thực thể đă văn hóa hóa không chịu nổi sự cao cả nguyên thủy cũng như một kiểu nức nở câm. Trong khi đó bài hát cho người chết chứa cả hai.

Như tất cả những ǵ đến từ khu rừng cổ: cái chỉ duy nhất một lần rún động, cái mà  nhà nghệ sĩ lớn nhất may ra một lần thành công thể hiện, cái mới vụng về chân chất như không mang tính người. Rơ ràng có một sự hoàn hảo mà chỉ rừng già đạt tới, và từ bấy đến nay con người không ai và không bao giờ đạt được. Sự hoàn hảo này là sự cao cả nguyên thủy. Và sự cao cả nguyên thủy này chỉ biết rống lên, tru lên.

 Bài hát cho người chết của dân da đỏ là tiếng rống gào câm lặng của vũ trụ phi thường. Là những âm thanh con người nén vào trong bản thân nó, khi đứng bên cạnh một người đă chết. Con người đă văn minh hóa khóc nức nở, thảm thiết kêu gào, hoặc nghẹn ngào khóc nấc. C̣n từ người da đỏ tiếng khóc rống lên trực tiếp, vỡ toang không giới hạn. Tất cả mọi người đều nhận ra, đây là cái  trong tôi luôn luôn có, từng có, chỉ giờ đây tôi không thể hiện được nữa.

2.

Âm thanh đối với nghệ thuật không phải là chất liệu, và nếu là, giống như gỗ là chất liệu của lửa. Âm thanh cháy trong âm nhạc, như từ ngữ cháy trong thơ, và màu sắc cháy trên bức tranh. Nghệ thuật là một khả năng thu thập và nhóm lửa trong vật chất, để nó cháy bùng lên. Nhưng bằng  lửa đặc thù. Lửa của vật chất là âm thanh, là màu sắc, là đá và cháy cùng với lửa này là lửa của đời sống, của cái chết, của cái đẹp và của sự bất tử.

Thế gian bắt đầu cháy. Trước tiên  trong lửa của đời sống, sau đó trong lửa của linh hồn, rồi trong lửa của Lời, của âm thanh, của màu sắc, của tinh thần, trong lửa của sự thật, của từ bi, của niềm vui, sự đau đớn, sự chịu đựng, của cái chết và sự bất tử.

3.

Gần đây nhất người ta nói sự sáng tạo nghệ thuật không có ư đồ không thể xuất hiện. Người ta gọi ư đồ là ư chí tác phẩm, Kunstwollen. Riegl, kẻ làm ra từ ngữ cho rằng đây là cơ sở nền tảng trước hết của nghệ thuật. Là sự căng thẳng mà thiếu nó không có sáng tạo tác phẩm. Ông đặt giả thuyết, điểm xuất phát của nó nằm trong con người. Trước tiên phải muốn. Không có ư đồ không có ǵ hết. Đây là quá tŕnh chủ thể, sự chuẩn bị, ư đồ, ư thức mục đích, việc kế hoạch hóa, là ư chí của tác phẩm. Bước quan trọng nhất của tác phẩm mang tính chất tâm lư học, tôi muốn xây dựng lên tác phẩm.

Nếu một cái ǵ có,  như ấn tượng cổ của âm nhạc,  sẽ lật đổ toàn bộ lư thuyết này. Bởi v́ nếu có người rừng hay đứa trẻ sơ sinh của thung lũng Neander, nghe thấy tiếng suối róc rách, tiếng sấm rền, tiếng thiếc loảng xoảng, tiếng cười, giọng huưt sáo, bất kỳ ai và nghe thấy bất kỳ cái ǵ, đều biết họ đang sống trong đại dương âm nhạc phi giới hạn, họ đang sống trong biển âm thanh cháy, cũng như họ đang sống trong từ ngữ, trong các màu sắc, các mùi vị, trong cái đẹp. trong thế giới vô tận cháy trong linh hồn. Cái ǵ vang lên, cái đó đều là âm nhạc. Từ soprano arias đến tiếng cọt kẹt của cánh cửa. Đây là biển âm nhạc vang dội, hoặc ve vuốt, hoặc nổi giận, hoặc ru ngủ và ŕ rầm bên tai con người, ca hát, vùng vẫy, gơ nhịp và rỏ tưng tưng…

4.

Trên bờ biển, khi thủy triều bắt đầu lên, sóng bắt đầu liếm bờ cát, rồi tan ra, ve vuốt bờ và rút đi. Một đợt sóng mới tràn tới lần nữa, rồi lại rút. Nhưng các con sóng đều để lại dấu vết trên cát, đấy là vạch kẻ mà sóng  đạt tới. Vạch kẻ của sóng, vạch kẻ ghi lại rằng ta là sóng. Từ đằng xa và trong giây phút nh́n đầu tiên,  núi và thung lũng như thể chỉ là một vạch kẻ duy nhất. Đến gần hơn mới biết vạch kẻ lớn lượn ṿng đó là nhiều dăy núi nhỏ và thung lũng, và dăy nhỏ hơn cũng gồm  nhiều dăy núi và thung lũng nhỏ nữa. Một đợt sóng lớn là tổng hợp của vô tận những đợt sóng nhỏ không đếm xuể.

Hoàng hôn, con người ngồi bên bờ biển lúc thủy triều dâng, không làm ǵ cả, chỉ lắng nghe biển, bằng sự chăm chú căng thẳng  chính xác như nghe một ca sĩ trong pḥng ḥa nhạc, hay nghe một nghệ sĩ dương cầm, hoặc nghe một chú họa mi rừng véo von, con người sẽ nhận ra những mảnh vụn chậm răi, tiếng ŕ rầm nảy nở, tiếng cuốn gió sột soạt, tiếng phập phồng nở tung bọt, thứ âm nhạc mới giàu có và sâu đậm làm sao, như thể băo tố, bản giao hưởng của Mozart,  dàn đồng ca bản Maté- passio.

Lúc đó con người sẽ hiểu ư nghĩa của những vạch sóng ghi trên cát hay những đường cong chân trời của những dăy núi, thung lũng lớn-nhỏ, và nhỏ hơn nữa. Dấu ấn âm thanh của vạch. Dấu ấn âm thanh của nhạc như thế nào? Như âm nhạc của biển.  Ai biết chơi? Biển. Ngọn sóng này phủ tiếp ngọn sóng kia, cái sau xóa đi cái trước. Biến tung bản năng và không lặp lại. Không bao giờ dội vang hai lần giống hệt nhau. Biến tung sóng viết lên, xóa đi, viết lên lần nữa, vang dội, ào ào, thả sức, dâng tiếp  lần nữa, lần nữa, sát gần, vuốt ve, rụt lại, tan ra và chảy tiếp.

5.

Để con người lên tiếng và sáng tạo âm nhạc trong thế giới âm thanh cháy, giống như tiếng đập cánh của chim hải âu hay gió rít gào giữa những cột buồm thít dây thừng, không cần ư chí. Cái cần, cái đó đơn giản hơn nhiều. Nếu những học tṛ của tôi biết im lặng, Thánh Kinh lên tiếng và đá bắt đầu cất tiếng rú gào. Một điều chắc chắn, là với âm nhạc không cần bất cứ một kế hoạch, ư đồ, sự chuẩn bị, một quá tŕnh ư thức hóa hay chủ thể hóa nào, thậm chí, thừa. Một cái ǵ đó cực kỳ tuyệt vời gắn chặt với cái cổ họng, một cái ǵ đó siêu nhiên đến nghẹn thở, vượt quá cả con người và thế gian, cái đó cần. Tất cả, tiếng khóc của con trẻ, dàn nhạc, lời hát, tiếng thét lên chỉ là một giọt từ đại dương âm nhạc. Khi con người nghe nhạc, Gurvey viết, là ấn tượng, không phải công việc của xúc giác mà là một sự tiếp nhận hân hoan lời nhắn gửi từ thế giới siêu nhiên vượt quá cả con người.

6.

Tất cả mọi người đều biết, không có văn học cho kẻ hạnh phúc. Không có hội họa, triết học, Lời cho kẻ hạnh phúc. Cả âm nhạc cũng thế. Điều này giống như sự bất hạnh. Sự bất hạnh đẹp đẽ. Cái đẹp của sự bất hạnh là toàn bộ nghệ thuật. Điều này giống như tiếng kêu thét của đá. Mọi tác phẩm từ thơ của Aeschylus đến âm nhạc của Sztravinszkij, tất cả đều là tiếng ồn của máy móc, tiếng răng rắc của đoàn tàu hỏa, tiếng vo ve của ruồi bọ, những tiếng vọng của toàn bộ đại dương. Bất hạnh, bởi những kẻ học tṛ lặng thinh.

Tại sao đứa trẻ quấn tă lại thôi khóc khi nghe tiếng hát? Tại sao người rừng run rẩy khi nghe một tiếng hét xa lạ? Tại sao con người  ngồi im phăng phắc trong pḥng ḥa nhạc? Tại sao lại muốn lắng nghe tiếng dội bờ ầm ́ của thủy triều và tiếng thở dài thoảng qua của gió? Tại sao từng giọt từ đại dương lại chạm trực tiếp vào ta đến thế? Những tảng đá. Stanley viết,  khi ông đi qua xứ Kongo,  ông chịu đựng tương đối dễ dàng mọi nhu cầu, nỗi sợ hăi, cảm giác đói, thời tiết, bệnh tật, các loài côn trùng nguy hiểm. Nhưng có một thứ  khiến ông gần như phát điên.

Những ngôi làng da đen truyền tín hiệu cho nhau bằng tiếng trống. Những cái trống lớn làm từ gốc cổ thụ và mặt trống căng bằng da. Tiếng trống vang lên suốt đêm ngày, trầm, đục, vang xa, vang dội, liên tục, không ngưng nghỉ. Ở ngôi làng này ngưng th́ từ ngôi làng khác tiếng trống đă cất lên. Nếu ai đă một lần nghe tiếng trống của người da đen sẽ hiểu đấy là cái ǵ. Đấy là đá. Thứ đá tuyệt vọng, ch́m đắm, bị đánh mất, rơi nhào xuống vực thẳm, một cách tuyệt vọng và không thể cứu thoát. Những kẻ học tṛ lặng thinh và những tảng đá réo gào. Không có ǵ khác, ngoài màn đêm, và không có ǵ khác ngoài tốc độ lao vùn vụt của đá vào màn đêm.

7.

Ấn tượng cổ của âm nhạc nghe thấy đá gào thét. Sáng tạo ra nhạc không là ǵ khác ngoài thức tỉnh từ ư thức, rằng những kẻ học tṛ lặng thinh và  đá réo gào. Giờ đây con người có thể hỏi, từ cơ sở nào để nói rằng điểm xuất phát của sự sáng tạo rơi vào bên trong con người? Thật là một sự kiêu ngạo tầm thường và lừa bịp. Tại sao cần phải muốn? Ư đồ, các quá tŕnh chủ thể, sự chuẩn bị, ư chí của tác phẩm là cái ǵ? Tôi có thể muốn điều ǵ khi cùng lúc tôi biết rằng những kẻ học tṛ thinh lặng?

Toàn bộ thế gian cháy trong các âm thanh, và biển dội vang không là ǵ khác ngoài là đá réo gào, biển âm thanh cháy rừng rực dội sóng, tạt bờ và rút ra thật xa, ào ào, vang dội, tung bọt trắng xóa, những con sóng viết bản thân nó lên cát trắng, để những con sóng tiếp tràn đến xóa đi, cứ như vậy lao vút đến tràn bờ cát, lần nữa, lần nữa…Không có một từ ngữ nào nhắc đến bất cứ  ư chí cá nhân nào của tác phẩm.

8.

Không thể thể hiện hết ấn tượng cổ về âm nhạc và tác phẩm duy nhất của âm nhạc cổ từ  bài hát da đỏ dành cho người chết sáu nhịp rưỡi trong rừng già Amazona. Bài hát mới cao cả và tàn bạo làm sao. Cao cả bởi nó không là ǵ khác ngoài một ấn tượng cổ, bị thương bởi sự đau đớn nên gào rú vào đại dương âm thanh, và tàn bạo bởi nó mang sức mạnh nguyên thủy câm lặng như rừng già cổ. bài hát này như chiếc ŕu đá được mài sắc buổi ban đầu,  vụng về, nặng nề và thô kệch làm sao. Nhưng bên trong nó là sự bùng nổ vô tận và trực tiếp. Giống như tốc độ lao vào màn đêm của đá. Sự nức nở câm lặng hùng vĩ của vũ trụ, sức bật dậy không thể chống đỡ nổi và nguyên thủy của con người. Cả bộ lạc da đỏ đứng đó, cạnh người đă mất, chợt hiểu ra, chợt ư thức được cái ǵ đă đến, đă xảy ra với họ. Những kẻ học tṛ thinh lặng. Trong khoảnh khắc này không thể làm ǵ khác ngoài cất tiếng gào thét mất trí. Bài hát cho người chết là một ngọn lửa đen, như đá ba dan, nặng nề như một gốc đại thụ tối tăm. Là tiếng nức nở tuyệt vọng của đá lao vào màn đêm.

Và thế gian bắt đầu cháy. Trước tiên  trong lửa của đời sống, sau đó trong lửa của linh hồn, rồi trong lửa của Lời, của âm thanh, của màu sắc, của tinh thần, trong lửa của sự thật, của từ bi, của niềm vui, sự đau đớn, sự chịu đựng, của cái chết và sự bất tử.

Nguyễn Hồng Nhung dịch từ nguyên bản tiếng Hungary

( Bp. 2018. július 9.)