HAMVAS BÉLA

 

HAMVAS BÉLA

 

                        CÁC BẾN ĐỖ CỦA SỰ SỐNG CON NGƯỜI

                                       (Trích tiểu luận triết học: Scientia sacra)

 

 

1.

Sau những phân tích về các h́nh ảnh cổ, thật là sai lầm không thể tha thứ nếu vẫn tiếp tục nhầm lẫn những giáo huấn về con người cổ trong truyền thống, với thuyết nhân học. Truyền thống, trước tiên và trên hết nh́n thấy trong con người h́nh ảnh cổ của nó, trí tuệ thượng đế của nó. C̣n trong từng cá nhân, truyền thống chỉ ra bản chất đă đánh dấu của con người bằng dấu ấn của thượng đế, của các sức mạnh, các Quyền lực của trí tuệ thượng đế, con người đứng ở vị trí giới hạn của sự sống.

Như vậy con người bị gim chặt từ ba góc độ: trước tiên trong bản chất vĩnh cửu của nó là linh hồn bất tử, thứ hai con người như một thể loại, và thứ ba, con người như một tính cách.

Viễn tưởng ấu trĩ về tư duy truyền thống của con người lịch sử, nhất là người châu Âu  đều thể hiện rất rơ ở điều này. Những h́nh ảnh khác nhau về con người cổ không phải (cái gọi là) những ẩn dụ thi ca, những motip cổ tích hay các kết luận cần phải hiện thực hóa. Tại sao? đơn giản v́: con người ở mức độ cổ xưa có khả năng gọi tên các sự vật một cách chính xác, nhưng khả năng này đă bị vật chất hóa, và từ đó đến nay ngôn ngữ chỉ gọi tên sự vật một cách tượng trưng hoặc chỉ theo nghĩa bóng mà thôi.

 Chính v́ con người đă đánh mất khả năng đặt tên một cách chính xác và trực tiếp  sự vật sự việc  nên nó đánh mất luôn cả khả năng sáng tạo ngôn ngữ, và đánh mất cả khả năng vâng theo ngôn ngữ của các sức mạnh và các Quyền lực thế giới. Và như vậy  ngôn ngữ người chỉ trở thành sự tượng trưng.

Lấy một ví dụ: quan niệm của người hiện đại về từ tái sinh. Đây là một hiểu lầm lớn nhất của con người hiện đại với thời cổ. H́nh ảnh tái sinh của linh hồn không có nghĩa là linh hồn cá nhân- mà Veda gọi là dzsivatma-được sinh ra, chết đi, rồi sống lại, từ đời sống ở trái đất bay vào đời sống của thế giới bên kia, rồi từ thế giới bên kia quay lại với đời sống trái đất, quay tṛn, luân hồi và vật vờ.

Chỉ  lối tư duy chứa đựng rất nhiều thuật ngữ máy móc và v́ thế mù ḷa mới có thể phát biểu như vậy.Tái sinh không phải là một h́nh ảnh cổ liên quan đến cái cá nhân của con người mà liên quan đến con người vĩnh cửu. Ư nghĩa của nó không phải là dzsivatma -cái TÔI bé nhỏ của con người hôm nay chết đi, ngày mai sẽ được sinh ra lần nữa ở một miền đất nào đấy trên quả đất và trong h́nh hài khác, mà ư nghĩa của nó là con người cổ rơi từ tạo hóa tinh thần xuống thế gian vật chất, và từ vật chất này thức tỉnh như một nhân loại, và từ sự đông đảo chia thành các cá nhân,  từ sự đông đảo này từng cái TÔI là một bến đỗ của con người cổ, từng”sự tái sinh”-luân hồi của con người cổ. Không có sự mất đi và tái sinh một cách tự động.

Sự tái sinh của từng cá nhân chưa bao giờ, chưa có bất kỳ cái ǵ nhắc đến, từ thời cổ, hay ở phương Đông, hay kinh Veda, đạo Phật, siêu h́nh học Ai cập, Pitago, Platon cũng chưa bao giờ nói đến. Luân hồi, sự tái sinh là h́nh ảnh cổ sâu đậm vĩ đại nhất của số phận con người vĩnh cửu,  h́nh ảnh luân hồi số phận của cái TÔI cá nhân  lồng bóng số phận con người vĩnh cửu, và được hiểu như một sinh linh tái sinh trong mối quan hệ của nhân loại siêu việt.

Linh hồn tái sinh cùng dấu ấn của thượng đế như một h́nh hài tiêu biểu, linh hồn tái sinh với tính cách như một trường hợp giới hạn cực đoan ra đời, như một khuôn mặt, như một sinh linh cá nhân hóa.

Nếu h́nh ảnh con người trong truyền thống  có ư nghĩa lớn như vậy, th́ sự tái sinh, chỉ có thể hiểu đă tồn tại, và giải thích được trong tinh thần siêu h́nh của thời cổ. Sự diễn giải này nhất thiết phải dựa trên nền tảng của trạng thái cổ.

Trong trạng thái cổ con người là Adam Kadmon: con người Rực Rỡ.  Adam có nghĩa là kẻ thống trị. Con người cổ trước hết là chúa tể thiên nhiên, nhận được sức mạnh của lời từ Tạo Hóa, bằng ngọn lửa, bằng logo: là kẻ thống trị toàn bộ các sinh linh và các thế gian bằng t́nh thương yêu của trời. Các nguyên tử, loài động vật, các Quyền lực đều cúi đầu ngoan ngoăn trước con người.

Các luân hồi của h́nh ảnh cổ Adam Kadmon là các vị vua lớn, các nhà lập pháp các nhà thông thái của nhân loại. Đấy là „loại người bí ẩn” mà truyền thống hay nhắc đến: Manu, Menes, Minos, hay  như tri thức Hindu, Ai cập, Hy lạp, Eheatl, Mexico, Kecalkoatl, Toltek Manko  Kapa, Peru nhắc đến.

Đây là con người” không khí”, đúng hơn là thực thể tinh thần thuần túy, là nhà vua rạng rỡ, kẻ phân chia các quốc gia, như truyền thống Toltek đă viết, kẻ trao cho các dân tộc ngôn ngữ, dân ca, quần áo, thức ăn thức uống và phân chia họ, như ngày nay người ta nói: đánh thức ư thức của họ.

Đấy là kẻ cai trị theo trật tự của Melkizedek, là nhà vua của sự chính trực, của ḥa b́nh, của t́nh thương. Đấy là con người cổ mà Đạo Đức Kinh nhắc đến, là Quân Tử của Khổng tử; là kẻ duy tŕ sự thật (aletheia) như Platon đă dạy, và bởi vậy đấy là cái đầu của dân chúng, của Politheia.

Đặc tính của con người này vượt trên cả giống loài, quốc gia, tôn giáo, thời đại: đấy là tinh thần vũ trụ. Tinh thần vũ trụ chỉ có nghĩa như sau: không phải là ư thức của cái TÔI vật chất, mà là ư thức thượng đế-ư thức tinh thần cổ. Con người sống, tư duy, hành động, giao tiếp, cai trị trong đặc tính này không phải là một khuôn mặt cái TÔI, một loài, một tính cách, một dấu ấn, mà là linh hồn thượng đế siêu việt, là tri thức thượng đế.

Đây là „Những đứa con của Thượng đế”- những đứa con của đấng Brahma-những đứa con của Toth- đây là” Bảy nhà thông thái”, là „Bảy risi”, là những kẻ truyền nguồn sống  Thượng đế-thiên nhiên cổ xuống sự sống thế gian vật chất mặt đất.

Có những truyền thống khác gọi những người này là Thần Hộ Mệnh, Thần Canh Gác hoặc Kẻ Thức: egregoroi, phülakesz, pneumaton. Ở Mexico người ta gọi: tlapian-giống như phülax, Thần Hộ Mệnh.

Tác động của những con người này là vô bờ bến, như truyền thống đă nói. Tại sao? Bởi v́ đây là con người tồn tại trực tiếp từ tinh thần tỉnh táo của thượng đế, và như sách thánh Iran từng viết: „Thượng đế trao quyền lực vô biên cho t́nh thương yêu”. Trật tự Melkizedek mang quyền lực vô biên v́ đó là vua của t́nh thương yêu và ḥa b́nh.  Đấy là sự hiện hữu của sinh linh được Thượng đế tạo ra trong ngày thứ sáu, Adam Kadmon, kẻ cai trị.

Con người hiện đại chỉ có thể trải nghiệm bất ngờ ngắn ngủi trạng thái cổ lóe lên trong chốc lát, khi sự nhận thức và t́nh yêu thương  ḥa tan vào làm một. Trong trạng thái cổ này  giáo huấn của Pitago là sự nhập định; từ một vài câu nói của Empedokles hiện thực được sắp xếp đâu vào đấy; Thiên thần triết học của Platon chỉ là một h́nh hài nhợt nhạt hơn; nhưng Platon là một kẻ nhập định hoàn hảo.

Muộn hơn, trong thời Alexandria người ta biểu trưng sự thống nhất của nhận thức và t́nh yêu thương bằng logo - trái tim lửa cháy. Trong thời kỳ gần đây nhất, kẻ nhập định vào trạng thái cổ là Ramakrisna. Đây là trạng thái khi sự ấm áp của t́nh yêu thương làm lóe sáng nhận thức, và khi ánh sáng của tư tưởng soi rọi t́nh yêu thương.

Sự hợp nhất của trái tim bốc lửa, nhận thức và t́nh yêu thương không thiên vị rạng rỡ trong ánh sáng tri thức của tinh thần: đây là sự hợp nhất của tri thức và xúc cảm, khối óc và trái tim, tư tưởng và t́nh cảm. Con người cổ không nhầm lẫn bằng trái tim, nhưng bằng tri thức cũng không. Con người cổ duy tŕ thế gian làm một bằng t́nh yêu thương và tri thức. Điều này có nghĩa là, con người đầu tiên chính là trí tuệ thượng đế.

 

2.

 

Bến đỗ thứ hai: Sự phạm tội.

Sự phạm tội xảy ra khi con người rơi xuống vương quốc của cái chết. Nó đánh mất sự tỉnh táo của nó; nó đui mù, câm lặng, ánh sáng của nó tắt, mối quan hệ với đặc tính tinh thần bị đứt đoạn. Nó ch́m vào vật chất và ở đó trong sự vô thức hoàn toàn về bản thân và về thế gian, nó hóa đá, hóa băng trong tối tăm.

Trạng thái này không  mang tính tượng trưng  của sự mê muội, mê mẩn. Theo truyền thống  h́nh ảnh cổ của sự phạm tội là cấp độ trước khi bị tiêu hủy hoàn toàn, là cấp độ trước cấp độ cuối cùng. Nếu rơi thấp xuống sâu thêm một độ nữa: sẽ tan ra, và biến thành cát bụi. Con người phạm tội, khi biến thành vật chất, nó lao xuống ngưỡng cửa của sự tiêu hủy hoàn toàn, và đứng chết cứng ở đây.

Không có ǵ để nói về bến đỗ này. Đây là một bóng râm nhỏ bé duy nhất cách sự hủy diệt hoàn toàn; đây là bực thang trước bực thang cuối cùng. Đây là bến đỗ trước ngưỡng giới hạn của phi-sự sống: vô thức, tối tăm, vô nghĩa, không t́nh thương yêu, bất nhẫn, không h́nh hài, phi trí tuệ, không bản chất, phi tư tưởng.

Cái tội mà con người cổ đă phạm, ngày nay ta không hiểu nổi. Baader cho rằng ta không hiểu nổi v́ ta không thể phạm được nữa. Truyền thống Ai cập và Do thái ǵn giữ kỷ niệm về sự phạm tội này bằng nghi thức cắt bao quy đầu. Như thế nghĩa là ǵ, không ai giải thích được.

Một phần của Tử thư Ai cập dường như nhắc đến điều này từ xa: nh́n tội lỗi cổ của linh hồn, là nh́n bản thân ḿnh từ bên ngoài, và bằng cử chỉ này lật nhận thức-t́nh yêu thương tạo hóa ra bên ngoài:  quay ra bên ngoài là quay ra ngoại vi thay cho việc quay về trung tâm- thay việc quay về với Thượng đế là quay lại bản thân ḿnh.

 

3.

 

Bến đỗ thứ ba: Sự tỉnh táo

Sự tỉnh táo là cấp bậc mà ( cái gọi là) thời kỳ lịch sử duy tŕ sự xuất hiện của con người. Khi con người rơi xuống biên giới của không-sự sống, trước khi bị tiêu hủy nó đứng lại, và con người đứng trân trân này bỗng ngoan ngoăn nghe theo lời kêu gọi từ sự quên lăng của đất, từ vương quốc của sự tăm tối và của thần chết và tỉnh giấc.

Kẻ tỉnh dậy đầu tiên là Adam sau đó đến Êva, và từ đó đến nay lần lượt tất cả chúng ta thức dậy. Chúng ta đă từng đóng vai chủ tạo hóa, giờ đây chúng ta được mời đến như khách trong cuộc sống trần tục.

Khi rơi xuống con người đă đánh mất sự nhận thức cổ và ḷng yêu thương,  giờ đây  sinh ra từ đất, con người cần lấy lại cả hai thứ này, được bao nhiêu tùy sự có thể của nó. Trong h́nh hài này con người mang dấu đă ấn định của các Quyền lực (tüposz), mang tính cách cá nhân hóa (cái TÔI). Nó bị xác định trong không –thời gian, và sống một đời sống có hạn.

Loại, tính cách, không gian và thời gian không chỉ là sự hạn chế: đó c̣n là những khả năng và những điều kiện dành cho con người để nó quay trở lại. Trong loài ẩn giấu những sức mạnh mà con người có thể sử dụng; cái TÔI là thứ công cụ để linh hồn diễn đạt các sức mạnh; không gian là vị trí để nó sống và dành cho các hoạt động của nó; c̣n thời gian là thứ ân huệ lớn nhất : nếu con người ngay lập tức một lần quyết định và không bao giờ rút lại, nó sẽ rơi xuống vật chất một cách yếu ớt; thời gian là sự kéo dài khả năng tiến tới thức tỉnh- bởi linh hồn thức tỉnh cần thời gian.

 

Trong sự sống trần thế con người sống giữa các điều kiện bị phá hỏng bởi các Quyền lực. Nhưng như truyền thống Hermetikus hoặc thuật giả kim đă nói: không phải các sinh linh mà là bản chất của sự sống, hay dùng từ khác: các ư tưởng ban đầu của sự sống đă bị phá vỡ.

Quá tŕnh cá nhân hóa, sự hư hỏng của cái TÔI cá nhân là h́nh ảnh của sự sống bị phá hỏng. Linh hồn sống trong thế gian vật chất, rất hăn hữu hoặc có nhớ lại cũng khá mơ hồ trạng thái trong sạch cổ. Cái ngự trị linh hồn là sự đờ đẫn v́ vật chất. Nếu linh hồn nhớ lại, dù rất ít, trạng thái sáng sủa của nó nó sẽ nhận ra rằng sự thức tỉnh từ cái chết không hề tự nhiên, mà theo đúng nghĩa của từ ngữ,  đấy là khoảnh khắc trái tự nhiên, siêu nhiên. Và khi linh hồn ngày càng thức tỉnh hơn nó sẽ dần dần nhận rơ hơn, sự tái sinh từ thế gian vật chất thực ra là sự sống lại, sự phục sinh.

Huyền thoại ghi nhận biến cố này khi cho rằng NGÀI đă tách ánh sáng ra khỏi bóng tối. Ở Palestin đấy là Jahve, ở Peru là Virakocsa tạo ra ánh sáng, trong thứ ánh sáng này con người hóa đá, tê liệt, biến thành đất một lần nữa có thể thức tỉnh. Thượng đế từ cát bụi sinh ra và hà hơi thở cho nó lần nữa.

Trong thời Alexandria người ta gọi sự ra đời tất nhiên là geneszis c̣n sự thức tỉnh có tên là ta geneszia. Bởi bản thân sự ra đời tất nhiên không mang ư nghĩa ǵ, nếu không cùng lúc là sự thức tỉnh của linh hồn.

Trong trạng thái thức tỉnh sau chấn động dữ dội, linh hồn một lần nữa mở ra. Nơi nó t́m thấy nó, giờ đây không phải là sự sống nữa mà chỉ là đời sống. Truyền thống không diễn đạt được trạng thái đời sống bằng một từ duy nhất v́ cả trạng thái cổ cũng không biết. Khả năng đặt tên chính xác dành cho con người đă bị mất; cái c̣n lại chỉ là sự đặt tên mang ư nghĩa tượng trưng; nhưng những h́nh ảnh tượng trưng của thời cổ cũng bị mất, bởi vậy con người thời kỳ lịch sử gần như sống với những khái niệm câm và mù ḷa.

 Có thể đánh dấu trạng thái cổ của sự sống bằng các khái niệm như: sự thống nhất của kiến thức và t́nh yêu thương: là h́nh ảnh trái tim bốc lửa. Nhưng thời điểm thức tỉnh là lúc đă không c̣n sự sống, chỉ c̣n đời sống.

Và trạng thái đời sống này một lần nữa chỉ có thể diễn đạt một cách thiết thực, hai chiều bằng hai từ: sự sợ hăi và sự đau khổ. Thống nhất hai từ này là một sự bất lực. Tại sao? Bởi v́ nơi hai từ này gặp gỡ nhau nằm xa khung diễn giải của ngôn ngữ ngày nay, bởi v́ sự diễn giải muốn đời sống dính mắc trong cội rễ của nó, nhưng trong trạng thái của đời sống, ngôn ngữ đă không bao giờ có thể gắn bó trong cội rễ của nó được nữa.

Giáo huấn Sankhja bắt đầu bằng câu: đời sống là đau khổ. Đạo Phật cũng nói đúng như thế. Nhưng bằng sự đau khổ cả Sankhja lẫn đạo Phật đều muốn nói lên sự hợp nhất của sợ hăi và đau khổ, và từ đau khổ thường xuyên được sử dụng.

Một đối thoại của Hermes Trismegistos, khi nói về trạng thái cổ và thời kỳ sa ngă của con người có nói: sự run sợ -phobosz đă tóm lấy Tạo Hóa. Sự sợ hăi này là một trạng thái ban đầu cổ xưa đến mức từ đây theo nhiều nghi chép Ấn cổ Atman sở dĩ tạo ra thế giới bởi v́” sợ một ḿnh”.

Böhme, người mà trực giác huyền bí khó có thể lầm trong lời giải thích viết cho Genezis đă viết về hai bản năng của Tạo Hóa. hai bản năng đó là:” Y chí cứng như đá” và „Niềm vui tự do”. Hai bản năng này, Böhme nói thổi bùng lên đam mê hướng về nhau, và trong khoảnh khắc, khi cả hai chạm vào nhau” Sự run rẩy nổ toang”(Schrack) như khi chớp giật.

Trong sự khủng khiếp này ngọn lửa đầu tiên nhóm lên. Bởi ư chí cứng như đá không là ǵ khác ngoàibóng tối và sự đông cứng, giờ đây từ ánh sáng và từ sự mềm mại bao bọc của niềm vui tự do, nó run lên. Trong ư chí cứng như đá, khi trong chính bản thân nó tự bóp ngạt tính ích kỷ lạnh lùng đóng băng và khóa trái bản thân nó lại,  ghê sợ của cái chết nhen nhúm. Bởi bản chất của bóng tối là sự ghê sợ; Như vậy nó tự ḱm hăm nó vào bản thân nó, như nỗi losợ ánh sáng, như kẻ thù của ánh sáng. Và đây là trạng thái cổ của thế giới tối tăm, đây là bản thân thế giới tối tăm.”

Nỗi sợ hăi, phobosz,Schreck mà szmti của Ấn độ, hay Hermes và Böhme nhắc đến là nỗi sợ hăi từ sự đau khổ; Sự đau khổ mà Phật và Sankhja nói đến là sự đau khổ bởi sợ hăi. Cả hai là một, sợ hăi là đau khổ và đau khổ là sợ hăi.Mọi sự sống trần thế đều đau khổ; nhưng mọi sự sống trần thế đều là sự sợ hăi.

Đây là trạng thái của đời sống.  Con người run rẩy và đau đớn, rùng ḿnh, lo âu trong trạng thái thức tỉnh từ bóng tối đi ra, trong những tia nắng đầu tiên của sự sáng sủa.

” Sự sợ hăi- Böhme nói -là một dạng của sự nhậy cảm, là kẻ đánh thức tâm trạng, là một cái ǵ đó thôi thúc cảm giác hoạt động.”

 Sự sợ hăi và sự đau khổ thực ra là một dấu hiệu mơ hồ đầu tiên của sự tỉnh táo. Đau khổ và sợ hăi xuất hiện để con người đừng rơi vào sự tăm tối,cái chết và sự quên lăng một lần nữa: tất cả mọi người cần phải đau khổ và sợ, để thức tỉnh.

Đây là trạng thái thức tỉnh. Linh hồn đóng băng, tăm tối, biến thành màn đêm, biến thành đá trong sự sợ hăi và trong đau khổ trưởng thành và vỡ tan, để sự sống một lần nữa mở ra.

Sợ hăi và đau khổ mang hai ư nghĩa và có hai mặt; bởi vậy nó cũng có thể khóa lại cũng như có thể mở ra: nó có thể mang lại tự do cũng như mang đến một ngục tù tăm tối. Trong sự thức tỉnh linh hồn có thể thành vật thí nghiệm cho hai hướng: ánh sáng- sự quay lại trạng thái cổ, hoặc bóng tối-sự rơi xuống vật chất.

 Nhưng trong thế giới nó đang sống, hoàn cảnh của nó dễ hơn: ánh sáng và bóng tối đứng riêng, âm và dương, như người Trung quốc hay nói đêm và ngày, mùa đông và mùa hè, sự tỉnh táo và sự đờ đẫn.

Sự sợ hăi và đau khổ khiến linh hồn con người từ những nhậy cảm cơ bản biết quyết định và tham dự. Con người không hiểu nỗi sợ hăi và sự đau khổ. Người ta tránh nó, mà không nhận ra rằng khi lẩn tránh thực ra họ tự khóa họ vào nỗi sợ hăi và sự tối tăm. Người nào sợ hăi và đau khổ, người đó cùng lúc gọi luôn cả sự minh bạch của trạng thái cổ và vương quốc tối tăm của sự quên lăng. Người nào bảo tồn sự nhậy cảm về nỗi sợ hăi và sự đau khổ trong bản thân, người đó đang đi về phía ánh sáng; người nào khóa nó lại trong bản thân, người đó cho phép lời mời chào của vật chất và bị khóa vào tăm tối. Cần phải sợ hăi và đau khổ: bằng sợ hăi và đau khổ con người gánh vác số phận của linh hồn và nhận lời mời gọi tiến lên phía trước.

Những hậu quả tâm lư của nỗi sợ hăi và sự đau khổ là vô tận: sự sợ hăi và sự đau khổ quyết định toàn bộ đời sống của con người sống trong thiên nhiên vật chất. Mọi biểu hiện của sự trốn tránh, cởi mở, chân thành, dối trá, sự đảm bảo, sự quyết định, sự dũng cảm hay hèn nhát đều từ sự sợ hăi và sự đau khổ mà ra, và không bao thắng được nó hoàn toàn.

 

4

 

Bến đỗ thứ tư: Sự lặp lại

Có thể nhận biết ra sự lặp lại ở những biểu hiện bên ngoài của con người hiện đại. Người ta đều biết thực thể người trong tử cung của người mẹ phải trải qua những biến thái bí ẩn,và họ hiểu được ư nghĩa của những điều bí ẩn này: con người cá nhân lặp lại con đường giống ṇi của nhân loại.

Người ta gọi sự lặp lại này là sự phát triển, như thể con người đang đi trên con đường hoàn thiện, và ngày càng  hoàn thiện.

Tất nhiên không có sự phát triển nào ở đây cả.

Con người trải qua từng mức độ của sự thức tỉnh, và khi được sinh ra, nó không trở nên độc lập và chỉ tiếp tục sự lặp lại. Khi nó lặp lại không có nghĩa là đời sống của lượng đông đảo vĩ đại của nhân loại thêm một mức độ, một cấp bậc mới, thực ra sự lặp lại không là ǵ khác ngoài sự nhắc lại của những cấp độ trước của con người một lần nữa.

Nhưng sự lặp lại này không chỉ ở bên ngoài. Từ nền tảng một vài nhận thức mới của tâm lư học hiện đại, con người ngày nay bắt đầu hiểu, sự lặp lại các mức độ đời sống trước nó không chỉ trong h́nh dạng sinh học, mà sự bí ẩn của quá tŕnh biến thái là một quá tŕnh bên trong.

 Con người trong tử cung trải qua những bến đỗ mơ hồ của đời sống như trong giấc mộng- qua những cơ cấu động vật học của sự sống, như h́nh ảnh tượng trưng của sự luân hồi. Khi con người sinh ra, đấy là khoảnh khắc của sự thức tỉnh: khi linh hồn con người ngoan ngoăn nghe theo tiếng gọi bước ra ánh sáng mặt trời.

Đấy là sự tạo dựng Adam. Khi con người được sinh ra,  sự sáng sủa tách ra khỏi bóng tối. Và con người tiếp tục lặp lại. Trong thời thơ ấu nó nhắc lại những cử động, thói quen, ngành nghề của các thế hệ cổ xưa; bé trai chơi tṛ đánh trận, làm ông bố trong gia đ́nh, đóng vai tướng cướp, thủ lĩnh; bé gái giả nấu ăn, chơi búp bê, khâu vá, đẩy xe nôi.

Tṛ chơi không phải sự chuẩn bị cho những vai tṛ xă hội quan trọng như người ta nghĩ; linh hồn lặp đi lặp lại một cách vô thức những hoạt động đă hằn sâu trong linh hồn. Thực thể người cá nhân sao chép lại những hoạt động của con người vĩnh cửu trên  đường đi của con người vĩnh cửu.

Và loài người, rất hăn hữu, có thể nói trừ một vài ngoại lệ, không bao giờ biến thành chủ thể, không bao giờ bước ra khỏi sự lặp lại, không bao giờ làm ǵ khác ngoài việc lặp lại một lần nữa những lư tưởng, tư tưởng, cảm xúc, hành vi, quan điểm của những thế hệ đă sống trước nó.

Những quá tŕnh thức tỉnh có hiệu quả trong thời cổ luôn được diễn ra để đánh thức con người và nâng họ lên sự sống chủ động. Đấy là những quá tŕnh nhập định. Với nhân loại loài người chưa xảy ra quá tŕnh này.

Nhân loại từ sau khi thời cổ biến mất đứng dẫm chân tại một chỗ: không làm ǵ hết ngoài việc nhắc lại, lặp lại. Nhắc lại, lặp lại những bến đỗ dân tộc, loài giống, giới tính, quốc gia, ngôn ngữ, tư tưởng: chưa bao giờ nghĩ ra điều ǵ khác, xúc cảm khác, phát ngôn khác ngoài những điều cả trăm ngh́n thế hệ trước đă phát ngôn, cảm xúc, suy nghĩ.

Chưa bao giờ linh hồn cá thể tuyên ngôn một lần duy nhất, đạt đến một lần duy nhất một nhiệm vụ, một quá tŕnh cá nhân hóa, một sự sao chép bản sao Thượng đế vượt quá sự lặp lại, trước khi một lần nữa bước qua ngưỡng của của cái chết. Nhiều người không đạt tới hết các mức độ của nhân loại vũ trụ- không lặp lại nổi toàn bộ con đường, không sống hết toàn bộ các biến thái của con người.

Kinh Thánh đă nói rất rơ về điều này: về con người được giao cho nhiệm vụ cất giữ  và bảo vệ tiền – đấy là con người cả cuộc đời không làm ǵ khác ngoài việc lặp lại những ǵ loài người đă nhận được.; đấy là con người đă biết nhân đôi số tiền được trao giữ- là con người bằng sự sống đặc thù của nhân loại đă làm giàu có, mở rộng, soi sáng và nâng cao cái chủ thể vĩnh cửu trong hành động hoặc trong tác phẩm.

„ Con người- Baader nói- cần trở thành h́nh ảnh đích thực của Thượng đế, như h́nh ảnh tượng trưng của Thượng đế tự nhiên. Trong mọi sự vật, sự việc, cá nhân, thực thể cần phải lặp lại, nhắc lại cho đến khi điều này con người vĩnh cữu thực hiện được trong bản thân ḿnh.”

Con người không thức tỉnh để trở thành sự lặp lại của sự sống vũ trụ, mà để hiện thực hóa Con Người Trời cổ trong một dáng h́nh nào đó.

Sau khi thức tỉnh có hai con đường mở ra trước mặt con người: lang thang vật vờ và thức tỉnh. Lang thang vật vờ vô hướng; sự đờ đẫn mê muội từ mơ hồ quên lăng chứa bên trong nó một sức mạnh không biết ǵ hơn ngoài việc lặp đi lặp lại như một thực hành những âm điệu đă xảy ra trước sự sống.

Trạng thái lang thang vật vờ là trạng thái vô luật. Là sự nhầm lẫn vật vờ. Kinh Veda gọi là luân hồi (szamszara). Con người sống trong sự đờ đẫn vật vờ: nó lang thang trong sự rối loạn vô nghĩa, nửa tỉnh nửa mê, bám víu,yếu ớt, mù quáng, không biết ǵ hơn chỉ lặp lại những mức độ đă sống qua hàng trăm ngh́n lần của sự sống-

C̣n thức tỉnh là con đường thứ hai, con đường tỉnh giấc. Đây là con đường của ánh sáng, là trạng thái đúng luật. Đây là vidja.

Con người tỉnh táo biết rằng, nó cần phải trải qua toàn bộ quá tŕnh biến thái, tự nó. Cần tự trải qua nỗi sợ hăi và sự đau khổ, để tự giải phóng nó và sau rốt tự nó cất lời. Khi nó hoàn thành hàng hàng loạt sự lặp lại, nó bước ra khỏi luân hồi. Nó vẫn c̣n trên quả đất, vẫn là con người, nhưng không phải là kẻ vật vờ nữa, mà là một người hành hương, người đang bước trên con đường đi về phía Người Trời.

 

5

 

Bến đỗ thứ năm: Bóng tối bên ngoài.

Saint-Martin nói:” Nói đúng ra thế giới bên kia không bao giờ rời khỏi”.

Mối quan hệ với Người Trời ở mỗi người chưa bao giờ đứt đoạn hoàn toàn. Tất cả các bến đỗ của con người đều trên con đường của Con người Vĩnh cửu, nhiệm vụ không thể nói bằng lời, hay trong h́nh ảnh. Số phận của tất cả mọi người đều đi đến sự lặp lại và đều đồng nhất: không ngoại lệ, tất cả mọi người đều trải qua trạng thái cổ, đều sống qua sự lao xuống và đều thức tỉnh, đều cần phải nhắc lại con đường của Con người Vĩnh cửu.

Nhưng giờ đây con đường chia đôi. Trong trường học của Pitago truyền thuyết Heracles được biểu tượng bằng chữ Y. Phần dưới của chữ Y là con đường chung, dành cho tất cả mọi người đều giống nhau. Nhưng điểm giữa nơi chữ Y chia làm hai ngả, Heracles là con đường đă lựa chọn.

Cần lựa chọn giữa sự vật vờ lang thang và sự thức tỉnh. Giữa con đường” hẹp” và con đường”rộng”. Con đường”hẹp” tự gỡ từ nó những lớp chăn phủ maja, tính sổ với các giác quan, với manas, với cái TÔI, với buddhi, và quay về với Atman.

 Con đường”rộng” đi về phía khác: ch́m vào các giác quan, vào cái TÔI, các đam mê, các h́nh ảnh giấc mộng, các ảo ảnh. Đấy là sự ch́m đắm vào bóng tối bên ngoài: sự lầm lẫn sau cùng, sự đờ đẫn sau cùng, dưới bản án không thể chuộc lại của bản thân họ. Bởi vậy sách thiêng đă nói, kẻ nào bị dẫn dắt đến sự tăm tối bên ngoài, sẽ hối cải tại đáy địa ngục: không bao giờ quay lại nơi sinh ra của linh hồn, quay lại ánh sáng.

Ở đây cần lưu ư đến một sự nhầm lẫn cơ bản của con người hiện đại. Sự nhầm lẫn này là bên trong của viparjaja; Viparjaja có nghĩa là sự lộn ngược ư nghĩa gốc gác của quan điểm.

Con người lịch sử lộn ngược ư nghĩa gốc rễ của quan điểm khi cho rằng thị giác đầu tiên và tất nhiên có hướng”quay ra ngoài”, chỉ dưới tác động của các hạn chế bên ngoài con người mới bắt đầu quay vào trong.  

Đánh tan sự nhầm lẫn này không đơn giản.

Thực ra điểm bắt đầu là sự tách rời thế giới bên ngoài và bên trong không là ǵ khác ngoài kết cấu gương thô thiển nhất. Cái giới hạn cực đoan của sự mù ḷa nhận thức của con người xảy ra khi kiến thức về thế giới”bên trong” hoàn toàn bị đánh mất, và chỉ có khả năng coi nó là đối kháng „bên ngoài” Trong thực tế bên trong và bên ngoài ở ư nghĩa đó không tồn tại.

Con người lịch sử từ phương pháp thực hành muốn đặt tên cái thế giới giác quan và vô h́nh với niềm tin rằng cái thế giới tinh thần- linh hồn vô h́nh này nằm bên trong con người, như một bộ phận hoặc một tế bào, và là đối kháng của thế giới hữu h́nh.

Truyền thống khi gợi lên sự phân biệt này, trong mọi trường hợp là h́nh ảnh tượng trưng, cần phải hiểu trong thế giới” bên trong” là cảnh giới của người trời, của sự hướng về cái TÔI thượng đế( Atman), là thế giới siêu nhiên vượt trên cả giác quan và thiên nhiên- c̣n thế giới „bên ngoài” là thế giới vật chất nặng nề thô thiển nằm trái ngược với Atman.

Từ sự phân biệt này của truyền thống tất nhiên điều tiếp theo là thế giới linh hồn-tinh thần không chỉ là đầu tiên, trước nhất, cơ bản mà c̣n là thế giới của ánh sáng, của thượng đế, của cái TÔI thượng đế của tạo hóa cổ.

Và từ đó tất nhiên điều tiếp theo là quan điểm và thấu giác cơ bản đầu tiên của con người hướng „vào trong” và ở”bên trong”. Việc quay ra bên ngoài trùng với sự”phạm tội”, với quá tŕnh vật chất hóa, quá tŕnh rớt từ thế giới tinh thần.

Quay ra ngoài, con người rất muộn mằn mới bắt đầu nhận ra, và nhận thức này bắt đầu xuất hiện trong sự tiếp nối của ức chế tai hại ngăn cản nhận thức quay „vào trong”. Khi linh hồn con người bắt đầu nh́n ra ngoài, thực ra lúc đó nó nh́n ngược với hướng của tinh thần: nó quay về phía tự nhiên vật chất, về thế giới thô thiển và nặng nề- về phía tối tăm.

Đến đây cần nhắc lại, không chỉ là vấn đề nhận thức.

Cần hiểu từ nhận thức đầu tiên, nhận thức cổ truyền thống muốn nói đến trạng thái cổ, sự yên b́nh êm ả, đến thiên đường, đến sự thống nhất giữa t́nh thương và sự hiểu biết, đến Adam Kadmon, chúa tể chói ḷa của thế giới.

Khi con người quay ra ngoài, bản chất này của nó là kết quả của sự tăm tối hóa; Sự lu mờ, mơ hồ bên trong xuất hiện trong quá tŕnh quay ra ngoài: linh hồn đánh mất ánh sáng của chính nó, trở nên tăm tối, và sự sờ soạng trong bóng tối này được đặt tên là nhận thức” bên ngoài”.

Quay ra ngoài không là ǵ khác ngoài việc mất ánh sáng bên trong; mất ánh sáng bên trong không là ǵ khác ngoài việc tách xa Người Trời.

”Nhận thức của con người thiếu ánh sáng thượng đế không thấy ǵ khác ngoài những sự vật của thế giới bên ngoài, và nó càng tách biệt với sự cao cả bao nhiêu nhận thức và thấu giác của nó quay về bản thân càng bị khóa lại bấy nhiêu.”

Bởi vậy”cái bên ngoài” không phải là linh hồn, là thiên nhiên, là vật chất, là hiện thực, mà cái bên ngoài chính là: bóng tối.

Ở Tây Tạng người ta gọi biên giới giữa ánh sáng bên ngoài và bên trong là csösznjid-maba. Ánh sáng bên ngoài không là ǵ khác ngoài là h́nh ảnh tượng trưng bên trong. Nếu mối quan hệ của con người đứt đoạn với thế giới bên trong, thế giới bên ngoài của nó rơi vào tăm tối. Mối quan hệ này mất đi nếu con người cắt đứt với ánh sáng thượng đế và dẫn dắt con đường của ḿnh đi ra bên ngoài.

Dấu hiệu của điều này là kỷ niệm cội rễ của thượng đế trong nó đă tắt. Cái TÔI chiếm lĩnh sự thống trị nó. Đây là sự lặp lại của tội tổ tông. Đây là sự kiêu ngạo. „ Kẻ nào kiêu ngạo kẻ đó để Quyền lực cắt đứt con người khỏi gốc rễ của nó”. Và khi con người cắt đứt chính nó, nó yếu ớt rơi rụng.

Cái tên Aton ở Ai cập nghĩa là: Mặt trời Bên Trong. Cái tên Szét nghĩa là: bóng tối bên ngoài. Ư nghĩa của truyền thuyết Oziris: kẻ nào quay ra phía ngoài kẻ đó bị bóng tối giết chết.

Những người theo trường phái Hermetikus hiểu biết về những đêm nhỏ và lớn. Đêm nhỏ là nơi từ đó con người sinh ra, nhỏ bởi nó mang khả năng bước ra: được sinh ra. C̣n đêm lớn là nơi đời sống của nó sẽ rơi vào sau cái chết của một linh hồn sống vô nghĩa.

 Đây là bóng tối bên ngoài, khi đứt đoạn với cái bên trong, nghĩa là đứt đoạn với thế giới bên kia, với trạng thái cổ. Linh hồn cũng biến thành cái bên ngoài: thành đồ vật, sự vật và trở thành kẻ như những người theo phái Scientifista nói: thành phản xạ, thành bộ máy. Thành bóng ma.

” Một dạng của nhận thức, không bước qua khỏi những giác quan động vật, một sự sống người bị cách mạng hóa: tuột dốc…Loại người này là sự tha hóa trầm trọng nhất của tri thức.” Con người hoàn toàn sống trong „những h́nh ảnh của sự tối tăm riêng biệt của nó”. Không bao giờ c̣n mang tính thượng đế nữa, chỉ là cái TÔI hung tợn.

Ở Iran Ahriman là vương quốc của sự tối tăm tạo dựng thế giới Mâu thuẫn tối tăm đối nghịch với thế giới ánh sáng. Cư dân ở thế giới này là Drug- drug có nghĩa là” người khác” một kẻ” không phải kẻ đó”.

Sự tối tăm không là ǵ khác ngoài” Sự vô công rồi nghề vũ lực”- luôn luôn nỗ lực để những hoạt động của con người chết cứng lại giữa những hạn chế không được giải tỏa.

Sự tăm tối bên ngoài là vị trí cuối cùng của con đường của con người. Khi” nhận thức tăm tối cho rằng thế giới bên ngoài là hiện thực duy nhất.” và nó sống trong sự tăm tối bên ngoài.

Vị trí của con người lịch sử đang ở tận cùng, bởi nó khiến sự tăm tối bên ngoài này trở thành phổ biến.” Bởi con người bên ngoài đang bị tiêu diệt, trong khi con người bên trong đổi mới và phục sinh”

Kẻ nào đặt bản chất của ḿnh vào thế giới bên ngoài, là đặt ḿnh vào sự tăm tối của cái chết và sự quên lăng. Cái bên ngoài tăm tối nghĩa là như vậy.

 

6.

 

Bến đỗ thứ sáu: Sự giải phóng.

Sự giải phóng dành cho tất cả mọi người, những ai thức tỉnh từ sự quên lăng vật chất, đây là một bí ẩn mở.

Bởi v́ con đường quay lại Người Trời này không đồng nhất với con đường của sự đứt đoạn với con người vũ trụ; và linh hồn, khi quay lại một cách đă được giải phóng, không quay lại vị trí cũ.

Con đường của sự giải phóng cũng tương tự như con đường của sự đứt đoạn, nhưng lại không đồng nhất; linh hồn, khi quay lại đúng vị trí gốc rễ của nó, đúng vị trí đó nhưng đồng thời không phải vị trí đó.

Đây là sự huyền diệu mà ư nghĩa của nó là: linh hồn là vị vương trẻ tuổi được vua cha già nua gửi vào trần thế để học hỏi, và khi vương tử trẻ tuổi này học xong trường học trần thế, quay trở lại đảm nhận ngai vàng của ḿnh (kinh Veda). Tất nhiên đây là h́nh ảnh tượng trưng.

Sự giải phóng, sau khi đă thức tỉnh là sự cập bến đến đích; nhưng cùng lúc dường như không có ǵ xảy ra, chỉ v́ những ảo ảnh riêng tư đă làm đui mù linh hồn, và mang lại những giấc mộng: thế gian, cái TÔI,nhân loại,đời sống, lịch sử, sự ra đời, t́nh yêu, bệnh tật, cái chết- nhưng khi những h́nh ảnh mộng này tan biến, linh hồn được giải phóng khỏi sự quyến rũ của những h́nh ảnh in dấu ấn và ngây ngất này.

Sự giải phóng là một bí ẩn huyền diệu trong đó ẩn dấu và tồn tại bí mật này:con người từ đâu và cái ǵ được giải phóng, và kết quả của sự giải phóng này là ǵ.

Cần phải gọi là sự giải phóng bởi v́: giải phóng khỏi thân xác, nhà tù của linh hồn phải sống một đời sống sợ hăi và đau khổ trong thế gian vật chất; giải phóng khỏi những ảo ảnh mà sự đờ đẫn cứ tưởng đấy là hiện thực.

Sự giải phóng là bến đỗ cuối cùng của các biến thái linh hồn con người: nếu con người biết sử dụng đúng đắn sự thức tỉnh của ḿnh, sẽ không bị ch́m đắm vào bóng tối bên ngoài- sẽ được giải phóng.

Mục đích: Trở lại thành con người Thượng đế, Người Trời- là Atman- là linh hồn cổ. Con đường: Sự nhập định.

 

Nguyễn Hồng Nhung dịch từ bản tiếng Hung

( Budapest  2012.03.09)