HAMVAS BÉLA:

HAMVAS BÉLA:

CÁC TRUYỀN THỐNG

   ( Trích tiểu luận triết học: Scientia sacra)

 

Từ lâu, khi người ta bắt gặp những tập quán, thói quen sống hoặc các toà nhà giống nhau ở Ai cập và Hy lạp, câu hỏi đầu tiên bao giờ cũng là: dân tộc nào tiếp thu từ dân tộc nào? Cái nào lâu đời hơn? Ai là kẻ sáng tạo và ai là kẻ bắt chước?

Có những trường hợp hoàn toàn chính đáng như của Ai cập hay Hy lạp, của India hay của Irán, nơi sự gần gũi về vị trí mang lại sự hợp lư về các giả định. Trong những trường hợp cách xa về địa lư như giữa Cămpuchia và Peru hoặc Ai cập và Azték th́ tính chất họ hàng của đồ gốm và kiến trúc khiến người ta hoặc bất lực hoặc cố gắng t́m ra một nguồn chung.

Người ta cho rằng cấu trúc ṭa nhà của Ai cập và của trung-Mỹ đều bắt nguồn từ ḥn đảo bị đắm ch́m Atlantic, mà Platón đă viết trong Timaios. Các tôn giáo, các tinh thần, tư tưởng cũng là các đối tượng cần t́m kiếm như các yếu tố của cuộc sống. Quan trọng là: t́m được kẻ sáng chế, được nguồn gốc.

Từ lâu, trong thời kỳ của chủ nghĩa duy lư khoa học (scientifizmus) người ta từng tin rằng sự giống nhau trong kiến trúc, trong các phong tục, trong các tôn giáo chỉ có thể h́nh dung nổi là các dân tộc thừa kế lẫn nhau. Ngày nay chúng ta đều biết đôi khi sự giống nhau, sự đồng nhất không thể giải thích từ tác động bên ngoài.

Giữa các dân tộc trên trái đất có một sự thống nhất vô h́nh, và càng quay lại thời kỳ xa xưa điều này càng rơ nét hơn.

 Sự giống nhau không nên hiểu như kiến trúc chỉ từ một nguồn kiến trúc cổ, hay là mọi tôn giáo đều chỉ từ một tôn giáo cổ. Cái (gọi là) kiến trúc cổ, tôn giáo cổ, tinh thần cổ chưa bao giờ có, cũng giống như chưa từng có dân tộc cổ, giống ṇi cổ, ngôn ngữ cổ. Trước thời gian lịch sử, tất cả các dân tộc trên quả đất đều t́m thấy ḿnh từ cội nguồn cổ của sự sống.

Bởi vậy họ giống nhau, bởi đều tồn tại từ một tinh thần. Họ tách biệt nhau, đôi khi gần nhau, đôi khi cách xa nhau, đều là một dân tộc cùng giống loài, cùng ngôn ngữ, hoặc khác giống loài và ngôn ngữ, nhưng những tư tưởng cội rễ tất cả bọn họ đều nhận  từ sự biểu hiện của tinh thần cổ.

Sự biểu hiện của tinh thần cổ này là nền tảng của hệ thống các nhà nước; đây là nền tảng của sự giống nhau của các tôn giáo, các trật tự sống và các xă hội. Những thế hệ cao cả đă bảo vệ sự trong sáng của chúng và truyền lẫn cho nhau. Đây là sự siêu h́nh đồng dạng của tất cả các dân tộc cổ trên quả đất. Dân Kelta, Azték, Hindu, Tây tạng, Hê ber, Hy lạp đều từ tinh thần cổ tiếp nhận và tồn tại.

Người ta gọi siêu h́nh như một biểu hiện đồng nhất giữa tất cả các dân tộc trong thời cổ là: truyền thống.

Truyền thống chỉ có một; như chỉ có một nhân loại, một tinh thần và một Thượng đế. Nhưng cái một này ở tất cả mọi nơi đều như thế, được sử dụng và xuất hiện cùng với thời gian, với các dân tộc, với các ngôn ngữ.

Guénon cho rằng, sự biểu hiện cổ, sự siêu h́nh, cái có trong cội rễ của tất cả truyền thống, đó là kinh Veda của Ấn độ. Nhưng cho dù có hay không, chỉ truyền thống duy nhất xuất hiện trong sự đa dạng của các truyền thống, chính xác như chỉ một nhân loại duy nhất xuất hiện trong sự đa dạng của con người, của các giống loài, các dân tộc.

Tên của truyền thống này: sự thống nhất cổ. Sự tổng hợp cổ này thường gắn liền với thời đại, loài giống, dân tộc; có trường hợp, trong duy nhất một dân tộc có nhiều truyền thống. Truyền thống là người lính canh của tinh thần nhân loại, của ư nghĩa sự sống, của logos, của tri thức, của sự tỉnh táo. Không có tâm linh nằm bên ngoài truyền thống. Khi tâm linh chệch ra khỏi truyền thống- như (cái gọi là) khoa học ở châu Âu hiện đại-cuối cùng vẫn bắt buộc phải kết nối trở lại với truyền thống, bắt buộc phải sử dụng các di tích của truyền thống.

 Truyền thống là tuyên ngôn của tinh thần cổ, là tri thức xác thực duy nhất. Chỉ duy nhất có một, và các tổng hợp truyền thống cổ là các bản sao của truyền thống. Các triết học trong thời gian lịch sử chỉ là các chất cặn bă đă đánh mất tính siêu h́nh học của nó, những thứ không mang lại tri thức tỉnh táo, mà chỉ giúp suy tư bằng những h́nh ảnh mộng đờ đẫn.

 

2.

Gần đây nhất người ta thường nói về thời cổ đại bằng kư hiệu thần thoại, và cho rằng h́nh thù gốc của thời cổ đại là thần thoại, thậm chí tinh thần cơ bản của nhân loại là huyền thoại.

Trong sự nhầm lẫn này thậm chí có cả những nhà tư tưởng ưu tú và tỉnh táo như Leopold Ziegler, với cuốn Überlieferung viết về truyền thống ông đă phân biệt nghi thức, huyền thoại và doxa như nhau, như ba cấp độ phát triển nối tiếp nhau.

 Những người khác phân biệt rạch ṛi huyền thoại và sự đắc đạo( Ngộ), hoặc huyền thoại với thần học, tôn giáo với giáo điều, họ cho rằng huyền thoại và tôn giáo là nền tảng cổ, c̣n sự đắc đạo( gnosis), thần học và sự giáo điều được giải thích bằng sự thoái hóa của tinh thần.

Giải thích như vậy rất duy lư, không toát lên bất cứ ư nghĩa ǵ. Nghi thức, huyền thoại, doxa chỉ không hiểu được với những ai không hiểu một trong ba h́nh thức nói trên, hoặc không hiểu bất cứ loại h́nh thức nào. Hay nói cách khác: mâu thuẫn chỉ dành cho kẻ đến một khía cạnh của mâu thuẫn cũng không hiểu rơ ràng. Kiểu tư duy như trên không hề thần bí, không đắc ngộ, chẳng mang tính tôn giáo, hoặc thần học mà chỉ là duy lư. Chỉ từ quan điểm khoa học kiểu này mới xuất phát (cái gọi là) mâu thuẫn giữa các thành phần tinh thần cổ với nhau.

Nhưng với câu hỏi cái nào cổ hơn, siêu h́nh học hay huyền thoại, có thể trả lời chắc chắn: siêu h́nh học. Bản chất chính của thời cổ đại không phải là thần bí mà là siêu h́nh. Huyền thoại sau này do thời đại dựng lên.

Nói về ư tưởng siêu h́nh có trước huyền thoại ai cũng lập tức hiểu ra ngay nếu suy luận cái nào là tài năng của trí tuệ con người, cái nào từ cái nào, và cái nào là cái nảy sinh từ cái kia. Buddhi, intuition intellectuelle, trực giác tâm linh; là khả năng cái TÔI siêu việt, không bao giờ bị cá nhân hóa, chỉ mở về phía hiện thực vũ trụ.

 Trực giác tâm linh không có các khái niệm và các h́nh ảnh; siêu h́nh thể hiện trong các ư tưởng. C̣n các ư tưởng là các hiện thực cổ của hiện thực siêu việt. Các hiện thực cổ không thể diễn dịch bằng ngôn từ. Ngày nay cũng vậy, sự vật nào càng có ư nghĩa, th́ hy vọng diễn dịch nó ra càng ít, hiếm có khả năng định nghĩa khái niệm về các sự vật quan trọng nhất, c̣n về các sự vật tuyệt đối th́ khả năng diễn dịch hoàn toàn bó tay.

 Chỉ có một khả năng duy nhất để bám lấy các ư tưởng là h́nh ảnh tượng trưng. H́nh ảnh tượng trưng thường bí ẩn, cần giải nghĩa, và điều này chính lại cần đến trực giác tâm linh, đến epopteia,csiszti,vidja, sự tỉnh táo.

Trong siêu h́nh học h́nh ảnh tượng trưng, sự thấy và hiện thực luôn luôn siêu h́nh, hay đúng hơn không thoát khỏi ṿng siêu h́nh. Ư tưởng không thế tục hóa. Bởi vậy Guénon đă nói, bản chất của truyền thống không bao giờ có thể phổ biến hóa, giải thể, truyền bá, và đồng hóa nổi.

Điểm  ưu tiên của siêu h́nh là nó không chỉ có trước trong ư tưởng mà trong cả thời gian, cho dù về mặt lư thuyết không có bao nhiêu ư nghĩa, nhưng các dấu hiệu về nó th́ đầy rẫy. Xác định sự kiện theo số liệu là bất lực. Nói đúng hơn bản chất của các sự kiện độc lập với các xác định dữ liệu. Nghĩa là số liệu hoàn toàn khác với bản chất sự vật. Ví dụ có những số liệu hiện đại trong đó hoàn toàn vắng bóng bản chất.

Tư duy của các hiện thực cổ siêu h́nh trùng với thời gian, khi các tôn giáo chưa biết đến nhà thờ và các thần linh, nghi thức và giáo hội. Khoảng thời gian này trùng với thời kỳ của ngôn ngữ, khi chưa biết đến các khái niệm và các h́nh ảnh, mới chỉ là các h́nh ảnh tượng trưng phổ quát. Đây là khoảng thời gian trùng với thời kỳ, nghệ thuật chưa biết đến khả năng tạo dựng trong các h́nh thức tự nhiên,  nghệ thuật lúc đó mang tên nghệ thuật h́nh học truyền thống.

Sau này chúng ta được biết đến các tác phẩm của ngành nghệ thuật này như các bức tượng thời Hy lạp cổ, Ai cập cổ, hoặc đồ gốm sứ thời đồ đá mới. Trong sự sống cổ nghệ thuật h́nh học, ngôn ngữ phổ quát, và khả năng trực giác tâm linh chính của con người xuất hiện song song cùng nhau.

Bên cạnh đó có một đặc điểm cơ bản, là nhân loại từ thời cổ đă biết phân biệt rành rọt h́nh vuông và h́nh tṛn. H́nh vuông và h́nh tṛn là h́nh ảnh tượng trưng cổ tự nhiên trong thời kỳ con người c̣n tư duy bằng h́nh tượng. H́nh ảnh tượng trưng này có thể t́m thấy trong tất cả các truyền thống, trong Ai cập, Azték, Kelta, Da đỏ, Hy lạp, ở hội Pitago, trong thuật giả kim.

 H́nh tṛn tượng trưng cho trời, h́nh vuông cho đất. Sự xuất hiện của trời trên quả đất xảy ra tuân theo luật h́nh học, theo đo lường. Không được phép quên, là maja, lời tuyên ngôn, mater, các nguyên tắc sinh ra nhân vật và từ ngữ đo lường đều chung một gốc. Thiên luật của thế giới ảo là mức độ, và ư nghĩa của nó là:” Cái ǵ có ở trên đều phù hợp với cái có ở dưới.”bởi mức độ mang tính chất thiên luật.

Và điều này là nguyên nhân Ấn độ giáo Phạm Thiên Pura và Thánh địa Khải huyền mới (Apokalipsis Jeruzsálem) xây theo h́nh vuông. H́nh vuông là ư tưởng của trái đất, là h́nh thức siêu việt, là trái đất nâng cao, được thể hiện bằng việc xây dựng các nhà thờ và các ngôi mộ h́nh vuông.

Đây là ư nghĩa của trật tự luật lệ không thể phá vỡ của quy luật thượng đế. Dấu hiệu thần bí về h́nh vuông đặt trên h́nh tṛn không là ǵ khác ngoài là sự chuyển đổi đời sống nâng lên thành sự sống: khả năng tiên tri, sự thánh hóa linh hồn. Chiêm tinh học, lư thuyết số học, thuật giả kim và tất cả các thể tổng hợp truyền thống đều hiểu ư nghĩa này.

Trong lư thuyết số học số mười là số thượng đế vĩnh cửu, thể hiện ư nghĩa Một- TOÀN BỘ-TẤT CẢ; số mười hai là số của vũ trụ, của thời gian, của thế giới thời gian. H́nh tṛn và h́nh vuông có quan hệ với nhau như số mười và số mười hai: Như sự sống vĩnh cửu và đời sống trong thời gian, là tinh thần và thiên nhiên, là ư tưởng và thế giới vật chất. 

Nghệ thuật số học phổ quát hơn nghệ thuật tự nhiên, ngôn ngữ phổ quát có sức biểu lộ mạnh hơn so với ngôn ngữ cá nhân, số mười đi trước số mười hai, và v́ thế điều hiển nhiên tiếp theo là siêu h́nh có trước huyền thoại.

 Lăo tử đă chủ đích nói về điều này khi dạy: „Chừng nào Đạo c̣n trong Tĩnh, chưa có tên, chỉ khi Động mới bắt đầu có tên”. Đạo c̣n trong siêu h́nh, trong tĩnh (trong ư tưởng); nhưng huyền thoại đă là sự biểu hiện của các tên gọi, bằng h́nh ảnh và mang tính chất cá nhân; Trong toàn vẹn là ṿng mười hai số của Pitago.

Huyền thoại với siêu h́nh có quan hệ như h́nh ảnh với bản chất, như h́nh ảnh tượng trưng với ư nghĩa của h́nh ảnh tượng trưng đó, giống như dăy số với số MỘT.

 

3.

 

Sự biểu hiện trực tiếp, được bảo tồn và truyền tiếp trong các h́nh dạng thống nhất cổ của các truyền thống khác nhau, lúc đầu mang tính chất mở. Đây là thời gian mà các truyền thống thống nhất với thời hoàng kim.

 Tất cả mọi người đều có phần trong sự biểu hiện đó. Chưa có sự phân biệt đẳng cấp, giai cấp, sự khác biệt tri thức, chất lượng tài năng. Trong biểu hiện trực tiếp, ai cũng dự phần. Đấy là khoảng thời gian của vidja phổ quát hoặc của sự tỉnh táo, của csiszti, khi giữa sự sống và đời sống chưa có giới hạn ngăn cách.

Trong truyền thống đây là khoảng thời gian khi trời và đất ḥa làm một. Ở Ấn độ người ta cho rằng, trong thời gian này kinh Veda là của tất cả mọi người. Đây là thời gian cổ siêu h́nh, là thời kỳ của ư tưởng, khi con người sống trong cộng đồng nhân loại và có quan hệ trực tiếp với hiện thực cổ.

Trong những thời kỳ tiếp theo sự biểu hiện trực tiếp không dành cho toàn bộ nhân loại nữa mà chỉ cho một đẳng cấp duy nhất. Ư nghĩa  xuất hiện của các đẳng cấp như sau: một người nào càng tham dự trực tiếp bao nhiêu vào sự biểu hiện, người đó càng có vị trí cao hơn trong các đẳng cấp.

Giờ đây trong ư tưởng siêu h́nh chỉ c̣n lại đẳng cấp tinh thần. Ở Ấn độ là Brahman, ở Ai cập là Toth, ở Iran là Zarathustra, ở Hy lạp là các Orphikus, mà hậu duệ của họ trước ngưỡng cửa của thời gian lịch sử là các nhà thần học cổ, palaioi theologoi.

 Đẳng cấp tinh thần sống trong ṿng siêu h́nh, đẳng cấp chiến sĩ- lănh đạo (sankrit ksatrija)thu thập hiệu lực bằng các hoạt động của sự biểu hiện tinh thần ; đẳng cấp kinh tế (vaisjasúdra) đảm bảo duy tŕ đời sống vật chất. Kẻ nào không biết đến sự biểu hiện cổ, đấy là kẻ vô lại (avarna)

Trên ngưỡng cửa bước vào thời kỳ lịch sử, đẳng cấp đă không bảo vệ nổi sự biểu hiện cổ nữa. Chỉ c̣n những cá nhân cá biệt, các chủ thể thần thánh hiểu được ư nghĩa của siêu h́nh mà thôi. Trong thời gian lịch sử, biểu hiện cổ trực tiếp chỉ c̣n lại trong các khả năng của con người, trong trực giác tâm linh. Các thành phần của truyền thống cổ, theo sự nhận biết của con người ngày nay được chia ra như sau:

I.   Trung Quốc:

có năm cuốn sách thiêng

Đạo: (Lăo tử, Trang tử)

Khổng tử, Mạnh tử, Lie-ce

II.                        Tây tạng:

Bön

Tử thư Tây tạng

Đạo Phật Tây tạng

III.                    Ấn độ

Veda, Védanta, Upanisadok

Sankhja

Patandzsali Joga-sutra

Mahábhárata (Bhagavad Gita)

Buddha( sankrit và Páli kánon)

IV.                    Iran

Mithrasz

Zarathustra (Zend Aveszta)

V.                       Ai cập

Tử thư Ai cập

Hermesz Trimegisztos (Toth)

VI.                    Héber

Kinh thánh truyền thống (Heber sruti)

Heber szmriti: Kabbala (phép thuật truyền thống)

Talmud( triết học truyền thống)

VII.                Kelta

Druida truyền thống

VIII.             Mỹ

Azték, Maja, Inka truyền thống

IX.                    Hy lạp

Orpheus

Herakleitos

Pitago (Platon)

X.                        Alexandria

Gnosis

XI.                     Kaldea:

Chiêm tinh học, thuật giả kim (Ả rập?)

Aritmologia (lư thuyết số học, thần học)

XII.                 Islam:

Kinh Coran

Sufi

 

4.

Đại đa số các thể thống nhất cổ ḥa quyện với tôn giáo, cùng tồn tại và cùng duy tŕ tiếp tục. Bởi vậy ta cần phân tích đôi lời về mối quan hệ của các tổng hợp truyền thống cổ và tôn giáo.

Tất cả các thể thống nhất cổ là một khái niệm siêu h́nh mà các thành tố của nó cũng chứa đựng trong các thể thống nhất cổ khác. Nếu đặt song song các tổng hợp thống nhất cổ, có thể phân tích chính xác sự tương tự của chúng. Các tương tự (analogia) này nằm trong sự súc tích hoàn toàn, loại trừ tất cả những thành tố phi siêu h́nh, tất nhiên, bằng những h́nh ảnh huyền thoại đầu tiên có trong kinh Veda. Bởi vậy Guenon cho rằng cần phải coi kinh Veda là văn bản đáng tin cậy của sự biểu hiện cổ. Mọi siêu h́nh chỉ là phiên bản của Một (Veda) này.

Veda là một siêu h́nh học có trước và vượt tôn giáo. Cùng với truyền thống Trung quốc, Ai cập, với chủ nghĩa Pitago, với chiêm tinh học, với lư thuyết số học và thuật giả kim, Veda và Sankja là người lính canh tinh thần đi trước cả tôn giáo trong cả ư tưởng lẫn thời gian.

Ngoài ra giữa các truyền thống mà sự tương tự (analogia) đập ngay vào mắt, những cái tốt nhất nên đặt song song với nhau, nhất là khi con người đă nhận thức và chú ư đến tính chất của chúng-  ví dụ:những b́nh luận bản chất âm của Kinh Dịch, đối diện với bản chất dương của Pitago, Ai cập và Veda.

Sự xác định rơ ràng về sự vật chỉ có ngần này: sự phổ quát thể hiện một cách khác hẳn trong siêu h́nh học, một cách khác hẳn trong tôn giáo, một cách khác hẳn trong huyền thoại.

Sự biểu hiện trọn vẹn và đúng đắn nhất của  phổ quát là siêu h́nh học; nó đứng cao hơn hẳn những khác biệt giống loài, dân tộc, cao hơn hẳn những hạn chế tôn giáo, ngôn ngữ, thời gian, cao hơn hẳn những giới hạn tri thức, giữa các giai cấp, nó là tuyên ngôn tinh thần phổ quát tuyệt đối.

Tôn giáo và huyền thoại cũng mang tính phổ quát, nhưng c̣n chứa trong nó những thành tố khác nữa. Những thành tố đó mang tên: tập thể. Bởi vậy truyền thống vượt trên cả dân tộc và giống loài; c̣n tôn giáo và huyền thoại vẫn gắn liền với tập thể, hay nói cách khác vẫn gắn với dân tộc, giống loài, và thời gian.

Cũng như vậy cùng lúc, khi truyền thống phổ quát tiếp nhận những thành tố tập thể, một mặt nó tan ḥa vào tôn giáo và huyền thoại, mặt khác quá tŕnh cá nhân hóa bắt đầu và bắt đầu có sự thể hiện của tinh thần cá nhân trong sự biểu hiện cổ. Biểu hiện cá nhân bắt đầu ở châu Âu là tư tưởng triết học và thế giới quan của Thales và Parmenides, và vẫn tiếp tục như vậy cho đến tận ngày hôm nay.

Về mặt lịch sử, tất nhiên tôn giáo không chỉ là quá tŕnh tập thể hóa các thành tố phổ quát, mà bởi v́ nó tiếp nhận rất nhiều thành tố triết học và thế giới quan cá nhân, tôn giáo cũng bị cá nhân hóa nốt.

Về tổng thể, tôn giáo là một sản phẩm lịch sử, bởi v́ siêu h́nh học của con người phổ quát đă tan ḥa vào tinh thần của dân tộc, của đám đông, của thời gian, của loài giống, của triết học và thế giới quan. Bản thân nó có thể tiếp thu cả huyền thoại và đă từng như vậy.

Không có loại tôn giáo nào lại nghèo nàn về tài sản huyền thoại quư giá. Kể cả những tôn giáo Tin lành (protestáns) có gốc gác hiện đại, chứa bên trong nó cực kỳ ít thành tố phổ quát, gần như hoàn toàn chỉ chứa đựng các thành tố cá nhân-tập thể, cũng vậy. Buddha muốn thanh toán hoàn toàn với huyền thoại và tôn giáo, nhưng những lời dạy dỗ của ngài vẫn trở thành một tôn giáo, thậm chí là một tôn giáo thần bí mạnh mẽ.

Cội rễ của tôn giáo nằm trong truyền thống phổ quát, và mối quan hệ của chúng với truyền thống nói chung cũng giống như với huyền thoại; Mối liên quan của nhiều tôn giáo với siêu h́nh học cổ duy nhất, giống như h́nh ảnh với bản chất, như ư nghĩa với h́nh ảnh tượng trưng,  như dăy số với MỘT.

Tôn giáo đă từng có và đang có rất nhiều. Truyền thống đă từng có, đang có và sẽ chỉ có một, không có khả năng để có nhiều truyền thống. Sự thiếu hiểu biết về các tôn giáo, về bản chất và đặc trưng của truyền thống trong quá tŕnh lịch sử đă mang lại rất nhiều hiểu lầm thô thiển. Việc nhận ra thể thống nhất phi thời gian của siêu h́nh học khiến nhiều người tưởng rằng, v́ chỉ có một truyền thống, có thể tạo dựng một tôn giáo duy nhất gắn với toàn bộ nhân loại.

Bắt đầu từ Mani của Ba tư, đến một vài kẻ Gnostikus rồi đến Scotus Eriugena thời trung cổ cho đến các nhà thần học ngày nay đều tin tưởng vào sự quái gở này, như thể họ tin vào các ngôn ngữ trên thế giới vậy.

Họ thử tạo một tôn giáo thế giới, trong một niềm tin như thể tôn giáo là thứ có thể tạo ra được. Thứ tôn giáo thế giới cưỡng bức và nhân tạo tất nhiên không thể trở thành phổ quát, thậm chí cả tính chất tập thể hóa của nó cũng bị đánh mất; nó trở thành một âm thanh trừu tượng rỗng tuếch, như tiếng Esperanto- quốc tế ngữ.

Ngoài ra sự cố gắng này không chỉ chống lại tinh thần của truyền thống mà c̣n làm người ta hiểu nhầm về truyền thống rất nhiều. Nhiệm vụ của con người không phải là tạo dựng một thể thống nhất, mà chỉ là cách thức thực hiện sự hài ḥa trong cái đa dạng. Kinh Dịch, Đạo, Veda, Toth và Pitago, và toàn bộ siêu h́nh học cổ đều  dạy dỗ về điều này.

Thể thống nhất, monasa của Pitago không cần tạo dựng, bởi v́ nó đă : CÓ. Đây là một thể thống nhất, đă có, là thứ trong h́nh dạng mọi biểu hiện tinh thần từ thời cổ đại, mà nhân loại đă từng tiếp nhận một cách trực tiếp từ thượng đế, từ sự sống. Đấy là truyền thống.

 Cái MỘT này trong đời sống xuất hiện như sự đa dạng, giống như có nhiều con người, nhiều thần linh, nhiều huyền thoại, nhiều tôn giáo. Nhiệm vụ của con người không phải từ một loại nào đó làm thành một, chỉ có sự mê muội cá nhân mới dám khởi sự đem cả chuỗi vô tận ra làm thành MỘT. Sự đa dạng của tôn giáo là cần thiết.

Và nếu nhân loại trong thời cổ đă bảo vệ tinh thần siêu h́nh phổ quát trong sạch, điều đó không có nghĩa là từng chỉ có một tôn giáo, mà điều đó có nghĩa là: nhân loại đă từng ở trạng thái siêu tôn giáo; Nếu trong tương lai sẽ có một giai đoạn sự thống trị của tinh thần siêu h́nh phổ quát quay trở lại, lúc đó nhân loại không phải đạt đến chỉ một tôn giáo, mà một lần nữa quay trở lại trạng thái siêu tôn giáo.

 

5.

 

Truyền thống hoàn toàn thống nhất, bởi vậy không có ngoại lệ, và trong mọi trường hợp truyền thống không chỉ là tư tưởng mà c̣n có tính chất ứng dụng nữa. Tính chất ứng dụng này trong vài trường hợp có vẻ dễ dàng đến nỗi người ta không chống đỡ nổi sự quyến rũ của nó. Đấy là các trường hợp của yoga-sankhja, của chiêm tinh học và thuật giả kim.

Không cần thiết điểm danh các hiện tượng này. Chỉ cần hiểu như sau: cái tinh thần đă bị khoa học hóa, (như Ziegler đặt tên) đă thất bại,  cần một định hướng mới. Một vài nỗ lực cá nhân và một vài nhóm bắt đầu sử dụng những sức mạnh tinh thần ẩn náu trong các thể thống nhất cổ, tuy ở họ thiếu một tư duy tĩnh lặng cần thiết.

Trước tiên trong môn chiêm tinh học, họ sử dụng cách phân tích cá tính, và lập tử vi; họ ứng dụng yoga-sankhja, ứng dụng phân tâm học để mong muốn thực hành lễ thụ pháp cổ đại, sau cùng là việc thực hành các trường, các nhóm học khác nhau, bắt đầu từ nhà thần học Annie Besant và Mme Blavatskaja, hoặc trường Darmstadt, những nơi người ta thực hành chủ nghĩa thần học bắt chước trường phái Pitago hoặc risik Hindu.

Những trào lưu này nói chung, giống như đầu công nguyên là bộ phận áp đảo của Alexandria và phái Gnosis Hellenistikus, không mang tính chất cách tân, mà chỉ là những hiện tượng đổ vỡ, không mang tính chất tổng hợp, chỉ là các hiện tượng thống nhất giáo phái (syncretic)

Đây là những nỗ lực hiện đại thiếu hiểu biết cơ bản muốn ứng dụng quá sớm, muốn cố gắng bóc lột năng lượng tinh thần trong toàn bộ các thể thống nhất cổ, lầm lẫn một cách cơ bản. Lầm lẫn v́ những kẻ thực hành đă tḥ tay mang cái tinh thần (gọi là) khoa học vào những thể thống nhất cổ.

Nhưng sự thống nhất cổ không mang tính khoa học, mà mang tính tôn giáo siêu h́nh; Không có bất cứ một con đường nào dẫn dắt từ khoa học đến tôn giáo hết.

Con người bị khoa học hóa đă quen với việc ngay lập tức và một cách cơ bản sử dụng những sức mạnh tinh thần có thể : để biến thành kỹ thuật. Hành động vô luật này ở châu Âu một lần (trong thời kỳ của Pitago và Platon) đă thất bại thảm hại.

Cũng chỉ v́ người ta đă muốn sử dụng những tri thức truyền thống quá sớm. Mặc dù đấy là dân Hy lạp, một dân tộc thượng đẳng đứng về mặt chất lượng con người. Pitago và Platon trên nền tảng truyền thống Ai cập và phương Đông muốn thay đổi con người Hy lạp. Cả hai đều đă thất bại. Quá tŕnh này từ đó tới nay nhắc lại nhiều lần, và ngày nay thực sự  trở thành những cơn dịch bệnh.

Trong tay con người hiện đại việc ứng dụng những tri thức thống nhất cổ đă bị hạ thấp thành kỹ thuật phép thuật cơ bản. Họ không hiểu rằng sự thống nhất cổ không thể phá vỡ nổi, và thiếu sự đồng hóa hoàn chỉnh của siêu h́nh thống nhất không thể ứng dụng nổi, và nếu có thể đi nữa, từ đó chỉ đẻ ra một phô diễn vô thức của nhà ảo thuật rởm vụng về.

Những hoạt động phép thuật hấp tấp như vậy mà con người hiện đại trong sự ấu trĩ thô thiển gọi là kỹ thuật cần thiết, cho đến nay đă đẩy nhiều số phận con người vào sự rối loạn, thậm chí vào sự tăm tối, và không chỉ dẫn dắt một vài người đến sự khủng hoảng hoàn toàn.

Việc ứng dụng thiếu  hiểu biết về siêu h́nh đă giải phóng sức mạnh và thế giới tinh thần nằm trong tri thức siêu nhiên chứa đựng trong toàn bộ thể thống nhất cổ. Một lần và măi măi cần nhớ rằng ở châu Âu, con người chưa hề sống một cuộc sống tâm linh, để có thể tiếp nhận được sự giải phóng những sức mạnh tinh thần này, chưa nói đến chuyện họ mơ  sức mạnh tinh thần cổ được giải phóng sẽ khiến họ hoàn hảo hơn

Hàng trăm năm qua, các thế hệ được giáo dục một cách mù quáng, vật chất hóa ,bằng sự chế nhạo và coi thường sự  tiếp nhận siêu h́nh học, ư tưởng, hiện thực trừu tượng, trực giác tâm linh, biểu hiện của trực giác. Trong truyền thống cổ, con người không nh́n thấy ǵ khác ngoài những câu chuyện cổ tích vớ vẩn vượt trước nhân loại”tiến bộ „riêng của họ.

 Nhưng những thế hệ sau này đă cay đắng rút kinh nghiệm từ hậu quả của sự mông muội trừu tượng và phi hiện thực của  hàng trăm năm, khi bằng các linh hồn chưa nhập định và đôi tay dơ bẩn, với sự tham lam tăm tối, chạm đến các bí mật của truyền thống tâm linh cổ để mong muốn lợi dụng sử dụng. Đă đến lúc những kẻ vô đạo bắt đầu nhận ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, qua việc chứng kiến nhiều số phận bị đẩy vào bất hạnh, hoặc sự tha hóa, đổ vỡ của chính cuộc đời họ.

 Đă có nhiều ví dụ cảnh báo; những vô vàn trường hợp vẫn là bí ẩn, và nguyên nhân thực chất đổ vỡ của các số phận dường như không bao giờ t́m ra. Chừng nào tất cả mới chỉ là một tṛ chơi lư thuyết vô hại như (cái gọi là) sự nhập định của Hội Thần học hoặc Trường học Minh triết , chừng đó con người vẫn chỉ nh́n những phong trào này với con mắt thương hại, và cho rằng biết đâu sẽ có người tỉnh ngộ.

Con người cần nh́n thấy những phân tích số phận theo tử vi, thấy những động tác thực hành yoga của đám đông, thấy sự phân tích giấc mộng. Tất cả những hoạt động này đều có tác dụng vô tận trong nhân loại được chuẩn bị và được giáo dục cần thiết, đặc biệt nếu những hoạt động này được hướng dẫn bởi một người Thày tinh thần cần thiết.

Nhưng cũng cần phải biết rằng chưa bao giờ trên thế gian lại có một đời sống bị khóa kín trong vật chất như châu Âu, như người châu Âu hiện nay. Rơi vào tay những con người như vậy, các quá tŕnh siêu đẳng có thể biến thành những kỹ thuật phép thuật mà tác dụng nguy hiểm của nó không lường trước được.

Nhiệm vụ của con người châu Âu ngày nay không phải bằng con mắt thèm muốn tiếp xúc, ứng dụng, thực hành, và thèm khát đạt tác dụng của các phương pháp một cách nóng vội, mà cần phải cố gắng hiểu tinh thần của các thể thống nhất cổ.

 Những bước đi ban đầu quay lại truyền thống cổ không là ǵ khác ngoài sự nhún nhường học tṛ.  Bởi v́: không phải kỹ thuật làm biến đổi con người mà là tinh thần. Thời gian và cách thức ứng dụng, nếu tinh thần đă chín muồi, và cần đến điều đó, tự nó sẽ dẫn đến.

 

6.

 

Đứng về khía cạnh siêu h́nh, truyền thống chính là sự tỉnh táo, không là ǵ khác. Sự tỉnh táo. Thấy -đi kèm với sự tỉnh táo; người nào thấy, kẻ đó: biết.

Truyền thống cổ đă viết ra tri thức; người lính canh của tri thức này là sách cổ, là khách thể thánh thần, gọi là SÁCH THIÊNG, như Veda, Kinh Dịch, Đạo Đức Kinh, Tử thư Tây tạng, Hermes Trismegistos, Tử thư Ai cập, Bundahin, Zend Aveszta( Thiền tông Avesta), Zóhár, Szefer Jecira.

Tri thức có thể học được. Nhưng thấy- th́ không. C̣n khó hơn nữa điều kiện của cả hai: sự tỉnh táo. Kẻ tiếp tục truyền bá sự thấy và sự tỉnh táo cho các thế hệ mới là chủ thể thần thánh đă bị đánh mất. Chỉ tri thức sót lại cho chúng ta; từ tri thức này cần phải học thấy; và từ thấy cần học tỉnh táo.

Tri thức trong truyền thống là những biểu hiện cổ. Tuyên ngôn thời cổ đại sáng sủa, rơ ràng và dản dị đến vô tận : nguồn gốc của con người là thượng đế, và nhiệm vụ duy nhất của số phận con người là bảo vệ sự tương tự với thượng đế. Đời sống của con người không có nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ này.

C̣n truyền thống: là sự duy tŕ sự thường xuyên  mối quan hệ giữa thế giới của thượng đế  và thế giới của con người. Tất cả những ǵ mà truyền thống đă dạy trong h́nh thức của các thể thống nhất cổ khác nhau, đều xuất phát từ duy nhất một lời tuyên ngôn cổ, một biểu hiện trực tiếp cổ. .Đây là hạt nhân của tri thức của truyền thống.

Sự thấy mà tri thức phát triển chỉ hợp lư nếu con người nh́n thấy những biểu hiện cổ và càng ngày càng thấy rơ hơn. Khi nào không nh́n thấy ǵ khác, chỉ duy nhất một hiện thực cổ độc nhất, lúc đó nó đă đạt đến sự tỉnh táo.

 Sự tỉnh táo là một hoạt động có cường độ cao, thứ không chỉ của các cảm giác và của linh hồn, mà c̣n của tri thức, của bản năng và của tinh thần. Nhưng sự tỉnh táo cao nhất: cao hơn cả sự nhạy cảm cao nhất. Sự tỉnh táo Thượng đế không phải của cảm giác, của linh hồn và của tinh thần, mà là điều này: t́nh yêu thương.

Lăo tử nói:” Kẻ nào trời muốn bảo vệ, trời sẽ bảo vệ kẻ đó bằng t́nh yêu thương.”

Thượng đế bảo vệ và ǵn giữ thế gian bằng t́nh yêu thương. Mức độ cao nhất của sự tương tự đối với Thượng đế trong con người không phải là tinh thần mà là sự tỉnh táo của trái tim: t́nh YÊU THƯƠNG.

              Nguyễn Hồng Nhung dịch từ bản tiếng Hung

                                            ( Bp. 2011-11-18)