HAMVAS BÉLA:
CON NGƯỜI THEO KINH VEDANTA
( Trích tiểu luận triết học Scientia sacra)
Phần tiếp sau đây là việc ứng dụng sự tỉnh táo.
Tất cả, cái ǵ là ánh sáng, so với linh hồn đều mờ nhạt. Tất cả, cái ǵ là tinh tế, so với linh hồn đều thô thiển. Tất cả, cái ǵ là nhẹ nhơm, so với linh hồn đều nặng nề. Tất cả, cái ǵ là cuộc sống, so với linh hồn đều là chết.
Tất cả mọi cái tồn tại, so với linh hồn đều không tồn tại. Bởi vậy, người đời xưa nói, linh hồn là ánh sáng, là phi vật chất, là sự sống, là cái duy nhất có thực và là hiện thực duy nhất.
Nhưng cái vô h́nh, phi vật chất, một hiện thực sống động và rạng rỡ lại bất lực. Cuộc sống đầy ánh sáng, vĩnh cửu, vĩnh viễn này lại bất động.
Linh hồn sống trong một thế giới siêu việt cao nhất, tinh túy nhất, rạng rỡ nhất, một thứ không bắt đầu và sẽ không kết thúc, không sinh ra, không chết đi, là thứ có đời sống vĩnh viễn, là kẻ không hành động, không sáng tạo, không tạo dựng, không thay đổi, không chuyển động.
Nó không với tới cái không phải là nó; nó không động chạm tới cái không phải là nó; nó sống trong một khoảng cách và sự khác biệt vô tận với cái không phải là nó. Vậy mà không có ǵ nó không thấy, không nghe, không nhận biết và không hiểu.
Thế giới này như thể là cái linh hồn nghĩ ra, tạo dựng ra từ chính nó. Như thể là giấc mộng riêng của nó, là h́nh ảnh riêng, là sự phù phép riêng của nó. Bởi vậy người đời xưa nói, thế giới là thứ không có thực, chỉ là sự phù phép của linh hồn: là giấc mộng, là ảo ảnh, là sự không tưởng.
Vô ích có người bảo, linh hồn bất lực, mềm mại, nhún nhường, trinh nguyên, b́nh thản, không phá vỡ nổi, người đó chỉ nói các dấu hiệu, những thứ có thể kể đến vô tận. Vô ích người nào đó c̣n nói thêm, linh hồn tự phục vụ nó, linh hồn vô tội trong sự rạng ngời rực rỡ vô tận của ḿnh, và có mặt ở khắp mọi nơi, nhưng vẫn không nắm bắt được.
Họ không nói những đặc tính của linh hồn mà chỉ nói các dấu hiệu. Vô ích một kẻ nào đó nói thêm, linh hồn cởi mở, trong sạch, dản dị.Linh hồn là bản thể. So sánh với linh hồn không có ǵ là bản thể.
Bởi vậy người đời xưa nói, linh hồn là thứ duy nhất tồn tại, tất cả những ǵ có, đều từ nó ra, là bản thể duy nhất, nhưng không hiểu nổi, không nắm bắt nổi, không đánh dấu nổi và vô h́nh.
Nếu như có một ai, không nói trực tiếp mà muốn nói gián tiếp về linh hồn, có thể nói như sau: linh hồn nhậy cảm. Sự nhậy cảm này có thể tỉnh táo nhưng có thể buồn ngủ, theo đấy linh hồn có thể hoặc tỉnh táo hoặc đờ đẫn. Cần phải nhớ kỹ rằng: linh hồn vừa tỉnh táo, vừa buồn ngủ, vừa nhậy cảm, vừa đờ đẫn.
Linh hồn không có đặc tính, bởi v́ linh hồn là cái tồn tại duy nhất, là bản thể đơn giản nhất, duy nhất. Nhưng nếu có một người nào đó gián tiếp muốn nói một điều ǵ, chỉ có thể nói một điều duy nhất, rằng linh hồn không hoạt động, không sáng tạo, không chuyển động, không thay đổi, mà tỉnh táo.
Bởi vậy theo người đời xưa mức độ đo lường đời sống linh hồn của con người là sự tỉnh táo. Sự tỉnh táo không phải khả năng hướng tới sự hoạt động, không phải đặc tính của tư tưởng, không phải sự nhậy bén của các giác quan, không phải sự sẵn sàng của các sức mạnh, không phải trí thông minh.
Như vậy sự tỉnh táo thể hiện trong một thế giới không phải linh hồn mà chỉ là ảo ảnh của linh hồn. Sự tỉnh táo không phải sự hoạt động, không phải sự ư thức hóa, không phải sự nhận thức, nó là điều không nhận ra, không phải tri thức. Như vậy sự tỉnh táo chỉ thể hiện trong một thế giới phụ.
Sự tỉnh táo là sự nhậy cảm không tự nguyện và bất khả chiến bại với tất cả cái ǵ là linh hồn, nó là sự quyến rũ bất lực với cái ǵ là linh hồn, là sự dâng hiến mềm mại với tất cả cái ǵ là linh hồn, là sự gắn bó không thể chống đỡ nổi với tất cả cái ǵ là linh hồn. Sự nhậy cảm không tự nguyện, bất khả chiến bại, là sức quyến rũ bất lực, là sự dâng hiến mềm mại, là quan hệ không kháng cự nổi với linh hồn, đấy chính là sự tỉnh táo của linh hồn, là sự tỉnh táo thực thụ, là t́nh yêu thương.
Bởi vậy theo người đời xưa, một đời sống con người vĩ đại và đẹp đẽ không phải là cái ǵ mang tính hoạt động, có quyền lực, có sức mạnh, có tri thức, giàu có, nổi tiếng, vinh quang, mà là một cái ǵ tỉnh táo; Sự tỉnh táo không phải là tri thức, là quyền lực, là sức mạnh, là sự hoạt động, mà là ḷng yêu thương.
So với linh hồn tất cả đều mờ nhạt, thô thiển, nặng nề, tất cả đều không-tồn tại. Linh hồn là hiện thực duy nhất, là bản thể duy nhất, vô h́nh, không nắm bắt được, không đánh dấu được, là cái mà từ nó có toàn bộ thế gian, và là thứ mà cả thế gian này chỉ là ảo ảnh của nó. Linh hồn không nh́n thấy trong bản thân nó, không nắm bắt được, không thể hiểu được.
Điều duy nhất có thể nói về linh hồn, một cách gián tiếp, là linh hồn như thế nào đối với linh hồn. Linh hồn tỉnh táo đối với linh hồn. Sự tỉnh táo này là sự nhậy cảm với tất cả những ǵ là linh hồn, và từ chối một cách miễn cưỡng tất cả cái ǵ không phải là linh hồn, mà chỉ là ảo ảnh.
Thứ không phải là linh hồn, thứ là giấc mộng, thứ không phải là hiện thực, thứ không-tồn tại, thứ chỉ là ảo ảnh, thứ sẽ trôi qua, thứ thay đổi, thứ không vĩnh cửu, thứ thờ ơ, bất lực với linh hồn; Những thứ này cũng không hiểu, không thấy, không nhận biết, không nắm bắt, không tiếp xúc được với linh hồn.
Nhưng linh hồn với linh hồn lại tỉnh táo, hay đúng hơn lại nhậy cảm. Nhậy cảm với sự mềm mại, với ánh sáng, với sự nhún nhường, sự quyến rũ, sự trong sạch, sự dản dị, với cái đẹp và sự b́nh thản của linh hồn. Sự nhậy cảm này của linh hồn với linh hồn: t́nh yêu thương.
T́nh yêu thương không phải là hiện thực. Chỉ có một hiện thực, chỉ có một bản thể duy nhất: linh hồn. Thứ không phải là linh hồn, đó là ảo ảnh. Ảo ảnh đầu tiên là t́nh yêu thương.
Linh hồn: MỘT. Chỉ có một linh hồn. Một sự tồn tại, một bản thể. Một hiện thực. Ảo ảnh đầu tiên, khi linh hồn sống trong ảo ảnh của hai, ba, mười và nhiều hơn nữa, của vô số. Khi ảo ảnh này xuất hiện, trong linh hồn bất lực, t́nh yêu thương không kháng cự nổi chợt thức tỉnh, để thống nhất vô số thành trăm, trăm thành mười, mười thành hai, hai thành một.
Nhưng không thống nhất được, bởi linh hồn không thống nhất, bởi linh hồn không hoạt động, không hành động, không chuyển động; Và cũng không thể thống nhất được, bởi hai, mười, vô số, ảo ảnh, không-tồn tại, không hiện thực. Bởi vậy t́nh yêu thương không phải hiện thực mà là ảo ảnh.
Ảo ảnh này có, khi linh hồn trong ảo ảnh tưởng rằng, có nhiều linh hồn. Lúc đó cái vô số lại muốn tan ḥa thành một, và trong MỘT lại một lần nữa muốn yêu như một.T́nh yêu thương là thứ trong ảo ảnh nó thống nhất linh hồn đă biến thành vô số; nhưng t́nh yêu thương là thứ không cho phép linh hồn duy nhất trong hiện thực biến thành vô số.
T́nh yêu thương là thứ biến các linh hồn thành linh hồn; thành linh hồn, hay đúng hơn biến tất cả như MỘT không thể tách rời, vĩnh cửu, MỘT bất biến. Thứ một linh hồn này là hiện thực duy nhất, là tồn tại duy nhất, không nắm bắt được, bất tử, vĩnh cửu, bất biến, dản dị,thứ mà bên cạnh nó tất cả đều mờ nhạt, thô thiển, nặng nề và-không có.
Sự sống có duy nhất một bí ẩn, bí ẩn đấy không phải là linh hồn mà là thứ không-linh hồn. Linh hồn là hiện thực, là sự tồn tại, là MỘT, là sự vĩnh cửu vĩnh viễn. Bí ẩn là: cái bất biến tạo dựng cái đổi thay như thế nào, cái vĩnh cửu tạo dựng cái trôi đi như thế nào, hiện thực có thật tạo dựng ảo ảnh như thế nào, MỘT tạo HAI như thế nào, và Tạo hóa xuất hiện ra sao.
„Tôi dạo đi dạo lại trên bờ biển và trầm ngâm suy nghĩ về bí ẩn của tạo hóa- Zohár viết- đột nhiên nhà tiên tri Illes hiện ra và hỏi: mi có hiểu ư nghĩa của câu MI BARA ELE không?
Tôi trả lời thế này: từ ngữ ấy có nghĩa là: sự tạo dựng của Thượng đế là toàn thể các đội quân của Trời.
Nhà tiên tri Illes nói: khi VÔ DANH lần đầu tiên muốn thể hiện, thế là xuất hiện MỘT CÁI G̀, MỘT ĐIỂM DUY NHẤT, thứ không có sự mở rộng, nhưng chính là sự bắt đầu của kích thước thế gian. ĐIỂM DUY NHẤT là ư tưởng mà Tạo Hóa muốn sáng tạo, và đă sáng tạo. Từ ư tưởng xuất hiện cả vũ trụ, cái có tên: MI- là Thực thể không thể đặt tên, là kẻ tạo dựng ra thế gian.
Khi đấng Tạo hóa muốn biểu lộ trong toàn bộ hiện thực của nó và muốn xướng lên cái tên hoàn chỉnh của nó, nó ẩn ḿnh vào trong chiếc áo bào dệt từ những tia ánh sáng lóng lánh, và từ những tia sáng này tạo dựng: cái có tên ELE-là sự vật của toàn bộ thế gian. MI và ELE hợp nhất lại, như âm tiết trong câu, và Thực thể không thể đặt tên hạ cánh xuống Thiên nhiên.”
Điều bí ẩn là một cái ǵ đó, một điểm không lan rộng này đă xuất hiện như thế nào. Một cái ǵ này không phải là thiên nhiên vật chất. Không thể nắm bắt và vô h́nh. Chỉ là ảnh. Đây là ư tưởng. Không mở rộng, bởi chỉ là h́nh ảnh. Nhưng nó đă là hiện thực, không c̣n là ảo ảnh.
H́nh ảnh này là h́nh ảnh cổ: là ư tưởng của vũ trụ.” Điểm này là ư tưởng để Tạo hóa tạo dựng ra cái nó muốn tạo dựng” Và từ đấy, từ một cái ǵ này xuất hiện Vũ trụ Vĩ đại. Vũ trụ này là thiên nhiên, nhưng không hữu h́nh, không là vật chất.
Thiên nhiên cổ là ảo ảnh, là ư tưởng mà Tạo hóa chiếu rọi từ tấm áo bào dệt từ ánh sáng rạng ngời. Thế giới này giống như bầu trời, bởi v́ bầu trời là sự đắm ch́m vào tấm áo bào dệt từ ánh sáng. Nhưng phép màu này lúc đó vẫn c̣n phi vật chất. Tạo hóa đă bay xuống thiên nhiên như thế, đấy là nghĩa của câu MI BARA ELE.
Giấc mơ đầu tiên của linh hồn là ư tưởng của vũ trụ. Biểu hiện trong h́nh ảnh không thể nắm bắt được, trong một điểm không thể mở rộng, trong một cái ǵ đó duy nhất. Đấy là điều bí ẩn- Một Cái Ǵ đầu tiên ngoài linh hồn.
Bắt đầu có một cái ǵ đó, một cái ǵ không phải là linh hồn. Một điểm. Giờ đây không phải là một nữa, mà là hai. HAI tạo nên một thế giới riêng biệt, một thế giới tất cả đều là hai: đêm và ngày, ánh sáng và bóng tối, đàn ông và đàn bà, tôi và anh, cuộc sống và cái chết, giấc mộng và sự thức tỉnh, có và không.
Ở Trung quốc người ta gọi đấy là dương và âm; Ở Ấn độ là Purusa và Prakriti; ở Iran là Ahura Mazda và Ahriman; ở Ai cập là Oziris và Set.
Thế giới của hai không phải là sự yên lặng vĩnh cửu mà là sự chuyển động không ngừng; không phải là sự bất biến, mà là sự hoạt động và sinh sôi nảy nở không ngừng; không phải là ḥa b́nh mà là sự căng thẳng; không phải t́nh yêu thương mà là sự quyến rũ và xua đuổi; không phải sự dản dị mà là sự đa dạng; không phải là hiện thực mà là ảo ảnh.
3.
Hiện thực duy nhất của linh hồn: là linh hồn. Đây là MỘT
Ảo ảnh của linh hồn: thế giới. Đây là HAI.
Thế giơí là thiên nhiên cổ. Không phải vật chất, vô h́nh. Một phần nhỏ không đáng kể của sự sống, một lớp vỏ ngoài cùng trên bề mặt có thể nh́n thấy, đấy là vật chất. Phần lớn nhất vô giới hạn của sự sống bên trong: vô h́nh và không phải vật chất.
Thiên nhiên cổ là phép màu, là ư tưởng, là h́nh ảnh, ảo ảnh. Và linh hồn câm lặng, bất lực, bất động như thế nào, th́ thiên nhiên cổ hoạt động, sản sinh và tạo dựng như thế ấy.
Mọi phép màu xuất hiện ra từ đó; tất cả cái ǵ lộng lẫy đều xuất hiện ảo ảnh từ đó. Sự biểu hiện đầu tiên của thiên nhiên cổ là tư tưởng. Tư tưởng, ư nghĩa, tri thức đều là hoạt động có tính chất tạo hóa sống động nhất của thiên nhiên cổ, là một hoạt động tạo hóa không bao giờ ngừng và vĩnh viễn.
Tư tưởng này trong kinh Veda gọi là bồ tát( buddhi), người Hy lạp gọi là biểu tượng( logos), đây là khả năng tri giác (tri năng) một hoạt động không bao giờ ngưng nghỉ. Linh hồn là MỘT, thiên nhiên cổ là HAI, tư tưởng là BA.
Tư tưởng vô h́nh và phi vật chất, bởi v́ một phần đáng kể của sự sống vô h́nh và phi vật chất. Và tư tưởng không bị ràng buộc vào bất cứ cái ǵ: nó tự do, tổng quát, phổ quát.
Sau BA tiếp đến là BỐN. BỐN là tất cả những ǵ tự do bị buộc lại, là tất cả những ǵ tổng quát, được xác định, là tất cả những ǵ phổ quát, biến thành cá nhân. Veda gọi BỐN này là ahamkara, tôi tự làm.
Thiên nhiên cổ và tư tưởng không nhận biết về cái TÔI. Cả thiên nhiên cổ, cả tư tưởng đều tự do, tổng quát và phổ quát, không biết đến các hạn chế, không biết về h́nh dạng lẫn sự ràng buộc. Cả thiên nhiên cổ lẫn tư tưởng đều không có cái TÔI của nó. Cái TÔI không phải là hiện thực. Nó là phép màu đúng như thiên nhiên và tư tưởng. Thiên nhiên và tư tưởng mang tính chất tạo dựng: một cách phi vật chất, vô h́nh, nó là phi vật chất và vô h́nh.
Ahamkar ( tôi tự làm) đặt ra giới hạn, biến thành cá nhân, thành sự ràng buộc. Là những cái quay vào chính nó. Khả năng quay vào trong với chính nó này Veda gọi là manas. Người ta dịch sai: là cảm giác bên trong. Manas là cảm giác, t́nh cảm, là sự chú ư, khả năng thấy, là kinh nghiệm, là sự thức tỉnh, sự nhậy cảm.
Nhưng tất cả những điều này quay vào trong, về phía cái TÔI. Manas là một mức độ mới phân biệt với thiên nhiên cổ, với tư tưởng và ahamkar( tôi tự làm). Manas là: NĂM. Manas là khả năng nhận thức.
C̣n SÁU là: indrija, cảm giác bên ngoài. Có hai loại cảm giác bên ngoài: một loại có tính chất nhận thức ra và một loại mang tính chất hoạt động. Cảm giác có thể nhận thức được: khả năng thấy, nghe, tiếp xúc, ngửi, nếm; cảm giác hoạt động: đi lại, nắm bắt, nói, sinh sản, bài tiết.
Khả năng thấy và nói liên quan đến nguyên tố lửa của thiên nhiên cổ; nghe và đi liên quan với nguyên tố khí eter; sự tiếp xúc và cầm nắm liên quan với nguyên tố đất; khả năng sinh sản và nếm liên quan với nguyên tố nước; bài tiết và ngửi gắn với nguyên tố khí của thiên nhiên cổ.
4.
Cả thiên nhiên cổ, cả tư tưởng, cả ahamkara (tôi tự làm), cả cảm giác bên trong và cảm giác bên ngoài đều phi vật chất và vô h́nh. Chúng vô h́nh v́ đây không phải đời sống mà nằm trong toàn bộ phạm vi của sự sống. Từng cái đều mang tính chất hoạt động, sinh sản và tạo dựng, và bởi vậy đều có thể đặt tên là sự hoạt động, sự sản sinh và sự tạo dựng. Chúng đều là biểu hiện của linh hồn bất biến, bất động và bất lực.
Có năm lớp vỏ bao phủ những biểu hiện này. Veda gọi lớp vỏ là kosa, có nghĩa là tấm chăn. Mỗi một biểu hiện có một lớp chăn phù hợp với nó. Lớp chăn phủ quan trọng nhất của thiên nhiên cổ: maja.
Maja là lớp vỏ đầu tiên của ảo ảnh đầu tiên; là lớp chăn đầu tiên của ư tưởng đầu tiên; là tấm khăn voan của ư tưởng vũ trụ; là tấm áo bào dệt từ các tia sáng chói lọi, như kinh Zohár đă nói.
Con người có lẽ h́nh dung ra maja rơ nhất từ sự chiêm ngưỡng bầu trời đầy sao. Bầu trời là thứ không thể với tới, không thể nắm bắt, vô tận, phổ quát, là sự rạng rỡ thiêng liêng. Đây là tấm áo bào của thiên nhiên cổ. Là sự lấp lánh trong sạch mạnh mẽ không ai có thể chinh phục nổi sự hiện diện cũng như sự xa vời của nó.
Đây là kích thước vô hạn và không thể t́m hiểu được, sự hiểu biết về nó vượt xa tầm hiểu biết người. Đó là tấm chăn đầu tiên của thiên nhiên cổ phi vật chất. Là một phần lớn nhất không có giới hạn của sự sống phi vật chất và vô h́nh.
Đấy là tấm chăn phủ đầu tiên, là lớp vỏ Ư Tưởng, là Maja, là tấm voan của nữ thần Izis, mềm mại không thể nắm bắt nổi, cùng lúc mềm mại không thể xuyên thấu qua nổi; là tấm voan bao phủ tất cả những ǵ được tạo dựng bằng hoạt động vô tận của thiên nhiên cổ.
Bí ẩn của sự sống không phải là linh hồn, linh hồn là hiện thực duy nhất và là cái tồn tại duy nhất. Bí ẩn là cái không-linh hồn, là cái nằm ngoài linh hồn, là cái phi-hiện thực, phi-tồn tại, là ảo thuật. Sự bí ẩn này là thiên nhiên cổ; và tấm voan che phủ thiên nhiên cổ này, như che phủ mọi bí ẩn, một lớp vỏ bí ẩn bao xung quanh, một lớp voan không thể phá vỡ, không thể nâng lên nổi và là một bí ẩn không thể giải tŕnh nổi.
Không có câu trả lời cho câu hỏi: tại sao c̣n có một cái ǵ đó ngoài hiện thực, tại sao ngoài sự tồn tại của linh hồn c̣n một cái ǵ đó? Ảo ảnh, ảo thuật và một tấm voan rực rỡ đă bao phủ những ảo ảnh này. Veda gọi lớp vỏ đầu tiên này là vỏ-anandamaja, là tấm chăn dệt từ tuyệt phẩm hạnh phúc.
Để con người hiểu được điều này, một lần nữa cần phải ngẩng lên ngước nh́n bầu trời đầy sao. Tại sao bầu trời gợi nên niềm sùng kính tuyệt vời? Tại sao con người cảm thấy sởn gai ốc v́ hạnh phúc?
Ananda là cảm giác hạnh phúc siêu việt, là b́nh an vĩnh cửu và tĩnh lặng vô bờ bến. Tại sao và nguyên nhân của nó không có, hoặc nếu có đi chăng nữa, tấm voan đă che phủ mất. Đấy là bản thân tấm voan; tấm voan dệt từ niềm hạnh phúc và sự rạng ngời.
Maja là tấm chăn trong cùng; Nó bao phủ một cách trực tiếp thiên nhiên cổ, tư tưởng, cái”tôi tự làm”những giác quan bên trong và bên ngoài. Trên tấm chăn-maja là tấm chăn-tư tưởng. Lớp vỏ này phù hợp với ( cái gọi là) buddhi, là tri năng, là khả năng tri giác.
Tấm voan maja được dệt từ niềm hạnh phúc, c̣n tấm chăn-tư tưởng dệt từ ánh sáng của tri thức và duy trí. Veda gọi lớp vỏ này là vidnyanamaja-kosa. Dnyana như Gúenon nói, cùng nghĩa với từ cognoscere (latin) và gnosis(Hy lạp). Nghĩa đen của nó là: hoạt động tạo dựng.
Tấm chăn thứ hai là ánh sáng của sự hoạt động trí tuệ và tri thức. Tấm chăn thứ ba là manomaja-kosa, thích ứng với những giác quan bên trong. Các giác quan bên trong là một thuật ngữ không chính xác.
Manas thể hiện ư nghĩa của tất cả những ǵ có liên quan đến cái TÔI: ư thức, kinh nghiệm, sự nhậy cảm, cảm xúc, cảm giác, bộ nhớ, sự tưởng tượng,khát vọng, điều mong muốn, sự cân nhắc, sự quyết định- tất cả những ǵ cá nhân, liên hệ đến cái TÔI, những cái vô h́nh diễn ra và sống trong phạm vi đặc thù của manas. Tấm chăn –manas –khả năng nhận thức được dệt bằng tấm voan làm từ sự nhậy cảm, cảm giác, từ các kỷ niệm và các khát vọng.
Thiên nhiên cổ, tư tưởng, cái TÔI, cùng với các giác quan bên trong là thân thể nhẹ nhàng của con người; đây là thân thể tinh thần. Tấm chăn phủ thân thể tinh thần nhẹ nhơm, phi vật chất, và vô h́nh này là: hơi thở.
Trong hơi thở ẩn náu cao nhất là tấm voan-manas, sau đó đến tấm voan-tư tưởng, và tận trong cùng là tấm voan-maja. Hơi thở chỉ là tấm chăn bên ngoài; bên trong là cảm xúc, khát vọng, cảm giác của cái TÔI; bên trong là ánh sáng của tư tưởng; bên trong là tấm áo bào rạng rỡ của thiên nhiên cổ.
Nếu có thể tóm lấy và lấy dao cắt được hơi thở, con người có thể bắt gặp những lớp vỏ của thân thể tinh thần nhẹ nhơm vô h́nh nằm từng lớp. Tấm voan-hơi thở này Veda gọi là pranamaja, tấm chăn-hơi thở.
Trong ngôn từ, lớp vỏ-hơi thở này có quan hệ họ hàng với từ linh hồn, và nó rạng ngời tỏa ra từ linh hồn; trong tất cả các ngôn ngữ, từ hơi thở và linh hồn gần như đồng nghĩa. Trong tiếng Sanscrit từ prána có nghĩa là bản chất của đời sống.
Lớp vỏ thứ năm bao bọc lấy thân thể tinh thần nhẹ nhơm, đấy là chiếc chăn thứ năm: là cơ thể vật chất nặng nề, là thiên nhiên vật chất. Là phần rất nhỏ của sự sống, là lớp vỏ ngoài cùng nh́n thấy được và là vật chất. Đây là tấm chăn có thể kinh nghiệm được bằng các giác quan bên ngoài, bằng các giác quan hành động và nhận thức- những thứ có thể nh́n thấy, nghe thấy, sờ thấy- đây là cái cơ thể nặng nề đi lại, nói năng, nắm giữ được, mà Veda gọi là annamaja-kosa, là lớp vỏ- dinh dưỡng.
5.
Con người, trong cái vỏ cơ thể vật chất nặng nề, sống trong thế giới vật chất thường cho rằng, thế gian là thế giới vật chất và là cái cơ thể vật chất nặng nề. Là thứ, có thể kinh nghiệm bằng cảm giác; là tầng trên cùng và nổi bật nhất, thứ nh́n thấy, nghe thấy, sờ thấy; là thứ đi lại, nắm giữ, là thứ ăn vào.
Từ cái TÔI của ḿnh, con người ta tưởng họ chính là cái cơ thể vật chất nặng nề của họ; từ các giác quan của ḿnh, họ tưởng đấy là dấu hiệu trạng thái cơ thể của họ; từ các tư tưởng của ḿnh, họ tưởng đấy là những kinh nghiệm và các quyết định của đời sống thân xác của họ; từ thiên nhiên họ tưởng nó có thể nắm được, xoay chuyển, học được, hoạt động được, tháo rời ra được, ăn được.
Bản chất của những ảo ảnh của các lớp voan tạo nên sự nhầm lẫn này. Họ nh́n ảo ảnh thành hiện thực; và cái họ cho là hiện thực: đó chính là ảo ảnh-maja. Sự nhầm lẫn này Veda gọi là viparjaja. Nghĩa đen của từ này là: sự lộn ngược của vị trí hiện thực.
Nó có nghĩa như vậy bởi v́ một ai đó ở trong sự lừa gạt của ảo ảnh, đă lộn ngược vị trí của hiện thực, từ thế giới vật chất tưởng là nguồn gốc xuất xứ của các giác quan, các cảm xúc, các tư tưởng, từ tư tưởng lại ngộ nhận về linh hồn, mặc dù đây mới là hiện thực: tư tưởng phản chiếu từ linh hồn, cảm xúc phản chiếu từ tư tưởng và ư thức phản chiếu từ cảm xúc.
Điều: con người sống trong thế giới vật chất đă lộn ngược vị trí của hiện thực, và lấy ảo ảnh sở thị thay thế cho hiện thực vô h́nh- điều này có hai bằng chứng: một là cần nhận ra những ảo ảnh của thế giới vật chất nặng nề, và có thể nhận ra.
Có thể nhận ra bản chất ảo thuật của thế giới vật chất và thức tỉnh-điều này người ta gọi là sự tỉnh táo; Bằng chứng thứ hai: khi con người trút bỏ cái thân xác vật chất nặng nề, khi người ta chết, mọi biểu hiện và tấm chăn bao phủ của nó tiếp tục sống, nó chỉ trút bỏ cái vỏ vật chất đi mà thôi.
Sự lộn ngược vị trí hiện thực thật sự là một t́nh thế bắt buộc, tên của nó trong truyền thống Szankhja là szamszara, ở người Hy lạp là anake. Đây là sự cần thiết mà con người gặp khi rơi vào sự đờ đẫn đánh mất sự tỉnh táo nh́n thế giới một cách lộn ngược: nh́n ảo ảnh như hiện thực và hiện thực như ảo ảnh.
Nguyên nhân của szamszara và anake là sự cưỡng bức xuất phát từ khẳng định sai lầm của ư thức con người, mà bằng một kỷ luật nhất định con người có thể thanh toán nó. Nếu con người nhận ra khẳng định sai lầm của ư thức này, và khẳng định này chấm dứt khi con người thiền định, nhập định, khi trực giác tâm linh hiển thị, lúc đó sự lật ngược của viparjaja,của t́nh huống thật sự sẽ quay trở lại đúng vị trí của nó.
Trạng thái thiền định, nhập định: là sự thức tỉnh. Lúc đó con người ngay lập tức nhận ra thế giới vật chất nặng nề không phải hiện thực, chỉ là lớp vỏ tận cùng của ảo ảnh.
Khi con người trút bỏ thân xác vật chất nặng nề, nó quay trở lại thân thể tinh thần nhẹ nhơm. Đấy là trạng thái sau cái chết của con người, là pranamaja, là thân thể-hơi thở. Về điều này Herakleitos cho rằng, linh hồn con người được cung cấp dinh dưỡng bằng các mùi thơm trong Hades.
Sách kinh Tây tạng dạy:”Đây là thân thể nhẹ nhơm tạo bằng toàn bộ các giác quan, cái thân thể có khả năng từ mọi đường băng của sự sống có thể tồn tại, hạ cánh lần nữa để ra đời lần nữa. Trong mọi cử động của nó, nó hoàn toàn tự do; chỉ không sà vào được ṿng tay ôm của người mẹ. Nó có một khả năng siêu việt là bay khắp thế gian bằng tốc độ nhanh chóng của tư tưởng. Trong Trạng thái Chuyển tiếp chỉ những kẻ nào có cùng một mức độ tỉnh táo như nhau mới nh́n thấy nhau…Những cư dân trongTrạng thái Chuyển tiếp gặp nhau bằng hương thơm của thế giới vật chất, hay nói đúng hơn các bản chất gặp nhau.”
6.
Người nào trong thiền định, trong cảm hứng, trong trực giác tâm linh( tuệ giác) thu thập được kinh nghiệm về hiện thực, hoặc hiểu những lời dạy dỗ về những điều này, người đó đă hướng những bước đi đầu tiên về sự thức tỉnh, người đó đă nhận ra có một con đường cho sự biến đổi, sự chuyển hóa: đây là cách thức phân biệt.
Cần biết phân biệt cái tồn tại và cái không-tồn tại, phân biệt hiện thực và phép màu, phân biệt linh hồn và ảo ảnh. Người nào đă học được cách phân biệt, người đó sẽ không bao giờ tiếp tục một sự nhầm lẫn lớn nhất, là lẫn lộn bản chất thật sự với cái thân xác vật chất.
Sự lẫn lộn này (adhjásza) là nguồn gốc của mọi sự nhầm lẫn. Sự đờ đẫn u mê không là ǵ khác ngoài việc con người tưởng ḿnh chính là cái thân xác vật chất nặng nề.
Về con đường thức tỉnh, tác phẩm Taittirija-upanisad đă viết như sau:
„ Đây là thân xác dinh dưỡng của con người sống động; từ chất dinh dưỡng nó có đầu, từ chất dinh dưỡng nó có thân xác bên phải, từ chất dinh dưỡng nó có thân xác bên trái, có đôi tay, có thân dưới và chân.
Từ chất dinh dưỡng sinh ra mọi thực thể, kẻ chỉ sống trên trái đất, chất dinh dưởng duy tŕ đời sống của nó và biến nó thành chất dinh dưỡng.
Cần phân biệt con người được tạo ra từ chất dinh dưỡng với con người được tạo ra từ hơi thở; đây là thân thể bằng hơi thở; Aman có h́nh dạng con người, và v́ vậy nó cũng có h́nh dạng con người. Từ hơi thở nó có đầu, từ hơi thở nó có thân thể bên trái, từ hơi thở nó có thân thể bên phải, từ hơi thở nó có hai tay, thân dưới và chân.
Các thân linh cũng muốn hơi thở của đời sống, con người và toàn bộ động vật cũng thế. Hơi thở là bản chất của đời sống, bởi vậy người ta gọi là hơi thở đời sống
Cần phân biệt con người được tạo ra từ hơi thở, với con người được tạo ra từ cảm xúc và sự mong muốn; đây là thân thể con người bằng cảm xúc và sự mong muốn; Aman có h́nh dạng con người, bởi vậy nó cũng có h́nh dạng con người. Từ cảm xúc và sự mong muốn nó có đầu, có thân phải, thân trái, tay, thân dưới và chân.
Cần phân biệt con người được tạo ra từ cảm xúc và sự mong muốn với con người được tạo ra từ tư tưởng; Đây là thân thể con người bằng tư tưởng; Aman có h́nh dạng con người, chính v́ thế nó cũng có h́nh dạng con người. Từ tư tưởng nó có đầu, từ tư tưởng nó có thân thể bên phải, thân thể bên trái, có tay, thân dưới và chân.
Người nào không biết, linh hồn là cái tồn tại, bản thân người đó là cái không-tồn tại. Người nào biết, linh hồn là cái sống động duy nhất, bản thân người đó cũng thức tỉnh đối với đời sống.”
Nguyễn Hồng Nhung dịch từ bản tiếng Hung
(Budapest. 2011-12-20)