HAMVAS BÉLA
ĐẠO ĐỨC THẲNG THỪNG VÀ LƯƠNG TÂM CẮN RỨT
( Trích tiểu luận triết học Patmosz I.)
I.
Con người quả là vô tích sự. Kẻ trong trắng th́ vô học, kẻ có học th́ hư hỏng. Trước kẻ trong trắng cần phủ nhận tri thức, trước kẻ có học cần phủ nhận sự trong trắng. Con người quả thật vô tích sự.
Tôi tuyệt đối không đồng t́nh khi có người cho rằng đấy là điều bắt buộc của cái thế gian độc lập với chúng ta. Có thể rơi tự do không phụ thuộc vào ta, dù chống lại quan điểm này tôi cũng có ư kiến riêng. Nhưng tôi hoàn toàn phản đối nếu ai đó bảo chúng ta vô tội trong việc tạo ra cái thế gian này.
Tôi nghi ngờ không chỉ trong ư nghĩ mà trong cả sự kính trọng, với kẻ c̣n phân vân, rằng thế gian này chúng ta đă tạo ra và đang tiếp tục làm ra. C̣n bảo thế gian vẫn như nó có, tôi không chấp nhận từ bất cứ ai và theo kiểu ǵ. Thế gian không nhất thiết cần phải như thế và sẽ như thế.
Sự phục tùng chưa bao giờ xảy ra bằng một quyết định. Hiếm người như Richard III. Richard III. là người cố t́nh biến ḿnh thành một vai phản diện: „to be a villain”- bây giờ ta sẽ là một kẻ bất lương.
Những quyền lợi kinh tế và xă hội đă được đề xuất trước trên con dốc bẩn thỉu, và sự thỏa măn chúng chỉ có thể xảy ra bằng những món nợ của chất lượng đạo đức. Bước đầu chỉ là ngoại lệ, tất cả mọi người chỉ làm đúng một lần. Và không bao giờ làm nữa. Dễ hiểu. Con người thấy, có thể trốn vào một nơi vô nghĩa với thu nhập sát mức sống tối thiểu, và sự trong trắng của họ được ǵn giữ.
Nhưng lúc đó cần phải từ bỏ đống của cải vô cùng quyến rũ. Bởi v́ họ cũng nh́n thấy, mọi đặc ân vượt quá những vô nghĩa cộng đồng và mức sống tối thiểu, không cần trả bằng lao động mà bằng việc giải quyết các vấn đề đạo đức. Không có cách khác.
Trước mắt ít nhất có một điều sai, rằng cơ sở của mọi hoàn cảnh xă hội và thu nhập tốt là sự từ bỏ các giá trị đạo đức. Nhưng không nghi ngờ ǵ nữa, thu nhập quá mức sống tối thiểu và thí nghiệm thành công thử bước ra khỏi mọi vô nghĩa không dựa trên kết quả lao động thật sự, mà phụ thuộc vào việc thích nghi với sự hư hỏng, sự tha hóa.
Lao động tuyệt đối không được trả tiền, hoặc có, rất tồi tệ. Nói chung người ta trả công phù hợp, đôi khi rất khá, chỉ để con người có khả năng hiện thực hóa mức độ nào đấy của sự hư hỏng.
Vậy, chỉ có hai trường hợp- chấp nhận nghèo khổ, dấn thân vào vô danh và từ bỏ tất cả mọi khát vọng quyền lực, hoặc- to be a villain – cho phép tác động của ma quỷ nhập vào ḿnh bằng hoài niệm độc ác.
Điều đáng buồn trong toàn bộ, là kẻ phục tùng ít khi trở thành kẻ ác, phần lớn chỉ dại khờ và tiếp tay. Cái mà con người phạm phải ở đây không phải là tội. Trong tội ác, Bataille nói, luôn luôn có một cái ǵ đó hấp dẫn. C̣n việc này hoàn toàn vô nghĩa. Tội ác có độ sâu của nó, con người vấy bẩn từ đó. Có kẻ hèn mọn hơn lũ cướp, kẻ kư sinh trùng. Kẻ làm điều này, mang trong bản thân nó sự tồn tại đă tan vỡ.
Đối với một người bất tài đây không phải cú sốc đặc biệt cho lắm. Nó chẳng có ǵ để mất. Kẻ nào càng thấp cổ bé họng, càng ít nhu cầu, càng tự coi ḿnh không ra ǵ, đúng hơn, càng ngu ngốc và chơi vơi, kẻ đó càng dễ dàng chịu đựng sự hư hỏng bấy nhiêu. Kẻ bất tài đầu hàng, cái c̣n lại ở nó chỉ là thói quen. Người nào càng có tài, sự phục tùng càng bi thảm. Dấu hiệu của khát vọng cao cả là ngoài sự thật ra, những thứ khác rất khó chịu đựng.
Sau bước đầu tiên, dù ngoại lệ đến đâu, khó có thể dừng lại. Khả năng đồng hóa của con người là vô tận. Haeckel nói, nếu không cháy ra tro, con người có thể chịu đựng đến cả địa ngục sau vài tiếng đồng hồ. Con người chạy hết con đường đến tận cùng dưới những thời điểm khác nhau. Nhưng nếu nó từ bỏ sự trong trắng hiện sinh, sự chống trả ngày càng yếu.
Sự hèn kém biến thành nhân tố thường xuyên, cho đến khi chuyển thành chủ nghĩa (izmus). Sau đó tùy mỗi người sắp xếp sự hư hỏng ngắn hoặc dài hơi (hoặc sau một lần, tính luôn cho cả chế độ sắp tới), sử dụng những kỳ công kỹ thuật sống khác nhau, dùng một vẻ ngoài đáng tin (thường để đánh lừa) với hy vọng, sự gian dối này trường cửu. Thậm chí c̣n có thể giả vờ đau khổ.
Nếu một kẻ tiến thủ về mặt xă hội và giàu lên về mặt kinh tế, lương tâm của nó thường không yên ổn. Lương tâm là một nỗi ám ảnh đặc thù. Có thể nói, lương tâm đối lập chính xác với thế gian. Lương tâm không thực dụng, và đặc biệt không duy vật. Ngoài ra, lương tâm tuyệt đối không giấu giếm tất cả những điều này.
Trong nó không có chủ nghĩa cơ hội, nó không là kẻ hợp lư, không hề là một chính trị gia thực tiễn, đến mức không cả tỉnh táo. Bản năng chiến thuật của nó bằng không, nó không coi trọng sự giàu sang, đừng nói đến danh vọng. Lương tâm không bao giờ thích nghi, không bắt được nó thích nghi, và nếu con người thích nghi, lương tâm trong trường hợp này chính là mâu thuẫn của họ.
Kẻ phục tùng không có lương tâm yên ổn. Đấy là điều chắc chắn. Lương tâm cắn rứt trước tiên là việc riêng. Con người bắt buộc chứng minh ḿnh trước lương tâm. Bên cạnh sự thích nghi, con người cần lôi ra các lư lẽ, cần bảo vệ bản thân trước lương tâm. Và nếu sự thích nghi vẫn tiếp tục, hành vi biện chứng dùng để chống lại lương tâm sẽ trở nên sâu đậm, và con người cần đến sự chống trả thường xuyên.
Ban đầu, cũng đủ nếu người ta dựa vào những lư do sinh tồn. Muộn hơn mang gia đ́nh ḿnh ra để biện minh. Sau cùng con người bắt đầu xây dựng (cái gọi là) thế giới quan. Trong nhiều trường hợp thế giới quan này trở thành tôn giáo. Vậy là theo thứ tự, con người không chỉ nói dối, mà c̣n phải chứng minh là nó đúng.
Đây không là:”chứng loạn thần kinh của miếng ăn hàng ngày”. Nếu chỉ có thế chúng ta đă dễ dàng hiểu nhau. Người ta xây dựng các thế giới quan không v́ quyền lợi của sự thật, mà để chống lại một lương tâm cắn rứt. Thế giới quan là căn nhà trí thức, trong đó con người giấu sự sợ hăi run rẩy của nó.
Kẻ thích nghi cho rằng, sự hư hỏng của nó không thể nh́n thấy từ bên ngoài. Thực chất, sự hư hỏng của nó thể hiện ngay từ vẻ bên ngoài. Ngay từ xa, từ sau lưng, từ hành vi cử chỉ, từ bước đi của nó mọi người đều thừa biết công danh của nó bắt đầu như thế nào, nó đă đi đến đâu và đang chuẩn bị cái ǵ.
Đặc biệt có một kẻ nhận ra ngay những điều này. Đấy là kẻ lần theo dấu vết sự Thích Nghi của nó. Lương tâm cắn rứt mè nheo, mè nheo một cách đạo đức rằng nó không có ư định thích nghi, và buộc con người phải đi đến một quan điểm đạo đức thẳng thừng.
Đạo đức thẳng thừng không là sự phản chiếu của lương tâm cắn rứt. Một đại diện cho bản án đạo đức chống lại sự thích nghi với hư hỏng. Dù đấy là bất kỳ ai, nhưng chắc chắn, kẻ này không tham dự việc thích nghi, nó từ bỏ thế gian một cách có ư thức hay bị rơi ra bởi không thể sống nổi, không thể biết chắc chắn.
Nhưng, chính v́ thế kẻ này cần từ bỏ luôn cả của cải vật chất. Và không chỉ của cải. Phải đứng ngoài thế gian, đúng hơn đứng ra ngoài xă hội. Kẻ mang đạo đức thẳng thừng đánh mất không chỉ hy vọng sống một đời người, mà mất luôn cả khả năng sống cùng những người khác nữa. Và, v́ nó thua trận, nên dù muốn hay không, nó vẫn cần nhớ điều đó.
Kẻ nào thích nghi, sống tiếp, dù đời sống của nó dơ bẩn đến đâu, vẫn thu thập của cải, kể cả bằng lương tâm cắn rứt đi chăng nữa, và vẫn sống cùng với những người khác. Kẻ nào không thích nghi, cho dù từ sự ghê tởm, hay từ những nguyên nhân khác, vẫn bị loại khỏi cộng đồng, trong một đối thoại trừu tượng, như thể một kẻ đối lập hoặc một kẻ bị buộc tội.
Kẻ phục tùng từ bỏ bản chất của ḿnh trong sự thích nghi, sau cùng đánh mất luôn bản chất. Kẻ không phục tùng giữ lại bản chất của ḿnh, nhưng không biết làm ǵ với bản chất ấy, bởi đứng một ḿnh.
Một người nào đó hoặc sống, nhưng cái giá của đời sống là sự nhúng chàm, hoặc không muốn bị nhúng chàm, lúc đó buộc phải từ bỏ đời sống.
Đấy là đạo đức thẳng thừng và lương tâm cắn rứt.
Khoảng cách giữa lương tâm cắn rứt và đạo đức thẳng thừng không thể đo được.
Lương tâm cắn rứt nằm trong sự chiếm hữu thế gian
Đạo đức thẳng thừng nằm trong sự cô độc, trong trạng thái bị bỏ rơi v́ sự thật.
Có những người cảm thấy rất dễ chịu trong đạo đức thẳng thừng. Kẻ này ngây ngất với niềm xúc động đứng ngoài sự hư hỏng và có quyền lên án. Thật là chiến công đặc biệt khi con người nghiến răng. Tránh xa ra! Trở nên nghèo khó và bị vùi dập! Không ai chịu đựng nổi thiếu những vết thương sâu.
Đạo đức thẳng thừng là mảnh đất nuôi dưỡng sự nổi loạn và cách mạng. Tất cả những kẻ nổi loạn và người cách mạng đều đứng trên nền tảng của đạo đức, và đó là đạo đức thẳng thừng.
Sự phục tùng không là một hành động phạm tội, mà là một sự bê bối, nhục nhă. Kẻ thích nghi không là kẻ độc ác, nhưng là kẻ bất lương. Bởi vậy chỗ của nó không ra đứng trước ṭa án, mà là việc đi kích động. Sự kích động này là mầm mống của sự nổi loạn. Không ai tránh khỏi việc đ̣i trả thù. Và khi trả thù nổ ra, thế là có cách mạng.
Cách mạng không do kẻ nổi loạn gây ra mà sự hư hỏng làm ra kẻ nổi loạn. Kẻ nổi loạn không là lương tâm cắn rứt nổi lên v́ đời sống hư hỏng, mà là sự căng thẳng của con người bị loại trừ khỏi cộng đồng và loại trừ khỏi của cải cướp được của đời sống.
Người cách mạng tưởng sự thật chắc phải thuộc về những người nghèo khổ. Nhưng trong giây phút người cách mạng chiếm được và bắt đầu điều chỉnh thế gian, họ lập tức sở hữu và bảo vệ của cải, lương tâm cắn rứt trong người họ thức tỉnh, và đạo đức thẳng thừng ngay lập tức mè nheo.
Chưa bao giờ khi cách mạng nổ ra, công thức này lại không lặp lại đúng như thế. Vô ích họ tiếp tục tuyên bố các lư tưởng. Các lư tưởng lúc đó không phải là đạo đức thẳng thừng nữa mà là giọng điệu của lương tâm cắn rứt. Nếu người cách mạng lên nắm quyền lực, họ lập tức bắt cả thế gian khuất phục họ, và tất cả lại bắt đầu lại từ đầu.
Tự hiện thực hóa bản thân là trách nhiệm xác thực của con người, nhiệm vụ này cần đến toàn bộ sức mạnh của đời sống, nhưng phần lớn kết quả chỉ là từng mảng đời sống. Thật đáng sợ, nhưng đúng vậy. Dù sao, tự hiện thực hóa bản thân đă từng và vẫn là vinh quang của đời sống.
Kẻ phục tùng không chấp nhận trách nhiệm bắt buộc này (engagement authentique). Nó không hiểu tại sao phải gánh chịu. Có thể v́ nhiệm vụ này quá lớn. Thế gian chính là con người, nên dấn thân vào hư hỏng không dễ. Nếu đă không thể là ḿnh, ít nhất hăy nghiến ngấu tất cả những ǵ có thể.
Nó không dám thú nhận, kết cấu thế gian là như thế, bắt buộc phải nhân nhượng. Nhưng nó chỉ nhân nhượng đủ cần thiết duy tŕ sự sống của nó mà thôi. Thế mới nguy. Nếu nhân nhượng thế gian như vậy, nó sẽ coi và để điều này như một hành động ngoại lệ, để việc làm của ḿnh rơi vào vô nghĩa, c̣n bản thân nó vẫn ở bên ngoài, để giá mà giữ được vị trí ban đầu.
Nó không dám nói dối công khai, nó biết điều này, và chịu đựng. Hành động duy nhất của kẻ phục tùng có thể cứu văn, nếu không bị buộc vào thực hành kỹ thuật sống, khiến lương tâm cắn rứt bắt nó phải chứng minh hành động hư hỏng trước bản thân, và cố gắng đừng coi là đúng với sự dẫn dắt biện chứng của quan điểm.
Kẻ nào từ bỏ bản thân, kẻ đó không bao giờ thoát khỏi ai đă nh́n thấy tất cả những điều đó.
Emmanuel Mounier đă đánh dấu h́nh thức của hành động bằng bốn điểm. Theo 4 điểm này mọi hành động:
1. Là sự biến đổi hiện thực bên ngoài
2. Là sự h́nh thành cá nhân con người
3. Đem con người lại gần con người hơn
4. Làm tăng thế giới của các giá trị.
Sự phục tùng đo từ các mức độ dài rộng như sau:
1. Làm biến đổi thế giới bên ngoài không theo hướng tích cực mà theo hướng tiêu cực, đúng hơn không làm thế giới bên ngoài trong sạch hơn mà hỗn loạn hơn.
2. Sự phục tùng làm tha hóa, làm mất tinh thần cá nhân con người
3. Sự phục tùng tách con người khỏi con người
4. Sự phục tùng không làm tăng các giá trị mà trái lại làm giảm đi.
Đấy là cái mà đạo đức thẳng thừng nh́n rơ nhất:” Sự phục tùng lột trần con người ra khỏi h́nh dạng cội nguồn của nó, và tác động đến kết quả cuối cùng của đời sống”.
Không ai tha thứ cho sự phục tùng điều này. Không bao giờ tồn tại và sẽ tồn tại sự Cao Cả từ phục tùng. Đây là một hiện sinh bi thảm hay đúng hơn, một hiện sinh bê bối, nhục nhă.
C̣n đạo đức thẳng thừng đúng ra là sự điên rồ. Không ǵ nhục hơn phải chịu đựng sự phục tùng với kỹ năng sống điêu luyện của nó đă chiếm lĩnh vũ đài như thế nào, nhân danh cái ǵ tḥ tay vào của cải của đời sống, chiếm lĩnh vị trí của đời sống, như thể tất cả là của nó không bằng, và dự phần vào thứ mà tất cả mọi người khác đều bị loại trừ.
Trong con người của kẻ không biết cần làm ǵ để chống lại điều này có đến hàng chục ngàn lần sự giận giữ tích góp từ nhiều đời. Trả thù. Sự trả thù, Nietzsche nói, là sự chống đối của ư chí chống lại thời gian.
Các nhà cảm tử quân đă nghĩ kỹ hay chưa, phải chăng không phải sự trả thù đang nung nấu trong ḷng các ngài?
” Ôi! giá mà ai biến đổi nổi con người từ sự trả thù!”
Sự phục tùng lột trần con người từ dạng h́nh cội nguồn của nó, và tác động đến kết quả đời sống của nó. Nhưng kẻ không phục tùng và không thích nghi, giữ lại lương tâm trong sạch và sự trong sáng của ḿnh, giữ một đạo đức thẳng thừng, kẻ đó sẽ biến thành thiên thần của sự trả thù.
Đạo đức thẳng thừng bám chặt vào sự trong sạch anh hùng ca và khăng khăng một cách độc đoán. Đạo đức thẳng thừng không mang tính chất xă hội mà mang tính trọng tâm của chủ nghĩa cá nhân.
Bởi vậy khi sôi lên đùng đùng, nó không tạo ra cộng đồng mà tạo ra cách mạng. Đạo đức thẳng thừng, giống như lương tâm cắn rứt, từ bỏ sự cao cả. Đạo đức thẳng thừng tầm thường và mang tính chất ma quỷ.
Kẻ phục tùng bôi bẩn đời sống. Lương tâm cắn rứt là sự bất an của đời sống bị bôi bẩn. Đạo đức thẳng thừng là sự nhầm đường trong đời sống của một kẻ bị loại ra khỏi cộng đồng và bị tước mất của cải.
Sự phục tùng không thể tha thứ. Kẻ phục tùng cần quỳ gối van xin sự thật tha thứ cho lỗi lầm nó đă phạm. C̣n nếu không, nó không về đến nhà.
Đạo đức thẳng thừng chỉ giải tỏa nếu t́nh thương yêu kêu gọi nó, vẫy gọi nó và đúng là nó đến gần t́nh thương yêu. Lúc đó nó có thể tránh khỏi lửa của địa ngục.
II.
Từ thế giới dùng trong hai nghĩa.
Một nghĩa là vũ trụ theo từ Hy lạp, nghiă thứ hai là một nơi sống của con người, nhưng không phải là cái nhà (thế gian).
Với thiên nhiên, hay với vũ trụ như người ta nói, không có vấn đề ǵ nghiêm trọng, kể cả với nhiệt độ, giá băng, nước lụt hay động đất đi chăng nữa. Cái luôn luôn có vấn đề là thế gian. Từng có những người sau một trận không kích, gặp mưa băo và khi nghe tiếng sấm, thấy chớp giật, họ đă khóc một cách nhẹ nhơm. Âm thanh của vũ trụ so với tiếng bom nổ mới an ủi làm sao.
Để tôi có thể tự hỏi ḿnh-Gabriel Marcel nói- làm sao tôi có thể chấp nhận sự quấy nhiễu phá vỡ trí tuệ này?
Trong toàn bộ, cái đặc biệt nhất là thế gian tồn tại như thể tự nó, nhưng từ nó, khó có ǵ chấp nhận nổi. Môi trường, sự tăng trưởng tiếp tục của con người, thiên nhiên, xă hội, cộng đồng, nhà nước, những con người, các thời đại hay nền văn minh, khó chấp nhận nổi. Thế gian càng chung chung và to lớn, càng linh động và vững chắc so với tất cả, càng xa lạ, càng không thể nhận biết, càng đáng nghi ngờ và đáng sợ. Ở đấy không ai có nơi nương thân.
Đây là một điều đặc biệt cần học để biết, bởi v́ con người thực chất không biết tư ǵ về điều này. Thế gian đón chào trẻ sơ sinh ngay từ ngưỡng cửa nhưng giá mà trẻ sơ sinh biết nhỉ, nó chắc sẽ không ra đời. Thế gian là thứ cần phải làm quen, ngay từ rất sớm, từ trong nôi, là thứ đầy ải con người trong gia đ́nh, là thứ bắt nó hùng hục trong trường học.
H́nh ảnh về cuộc đời mà con người mang theo ḿnh để ra đời trong niềm vui, h́nh ảnh đó ở tất cả mọi người giống nhau. Không có sự khác biệt. H́nh ảnh cổ trong chúng ta về đời sống thật sự giống nhau. H́nh ảnh này con người nghiêm chỉnh chấp nhận và ǵn giữ, là thứ con người yêu quư và không sẵn ḷng từ bỏ. Con người sinh ra bằng một niềm tin rằng trên thế gian họ sẽ có nhà và sẽ sống với xúc cảm sống mang theo ḿnh.
Thay cho điều này, có lẽ ngay từ năm phút đầu tiên của cuộc đời, con người đă nhận ra không chỉ không thể sống nổi, mà toàn bộ sức lực của thế gian dường như tập trung lại để đe dọa và đào huyệt cho đời sống mới bắt đầu hé nở trong họ, vùi dập và bóp chết, nhấn đạp và làm tiêu tán họ.
Thời của các thiên tai lớn không gây ra nguy hiểm, bởi tất cả đều là các nguyên tử. Nếu núi lửa phun, sóng thần hoặc băo lốc, hoặc sao băng rơi, thế giới âm không chuyển động. Nhưng con người gặp hiểm nguy ngay trong một sự việc nhỏ nhất, nghĩa là một sự việc bé nhất với họ cũng đủ làm lay chuyển cả thế giới âm.
Một tia nh́n của ánh mắt xanh thiếu nữ có thể chứa đựng cả sự hiện diện sức mạnh ma quỷ của bóng tối. Thiên tai thiên nhiên đi qua, con người hoàn hồn trở lại, nhưng ma quỷ bị đánh thức sẽ ở lại thế gian. Cái duy nhất con người có thể làm được là thích nghi. Nhưng nếu thích nghi, nó nằm trong sự nguy hiểm là sẽ đánh mất bản chất của ḿnh. „ Không ǵ gần tự sát hơn là sự khuất phục thế gian, khi giết chết thân thể trong khoảnh khắc.”
Trong truyền thống Trung quốc và Nhật bản, nhận thức về thế gian là một tri thức riêng. Thói quen, sân nhà, đường phố, công sở, mốt, chính trị, hiệu lực, giao tiếp, phép lịch sự, cách xưng hô. Họ biết một cách rơ ràng những điều này tựa hồ khác hẳn như nó cần phải thế, như nụ cười của người Trung Hoa, đến nỗi ngay phút đầu tiên tất cả mọi người phản đối chống lại nó một cách vô thức.
Học một thói quen không khó, mà khó là học cái thói quen giờ đă không là thói quen, mà là một cái ǵ khác. Đấy là thói quen không những không che đậy tính chất con người mà c̣n chỉ dẫn sai đường, trong nó có một cái ǵ đó xúc phạm không chịu nổi, thứ lột trần con người từ bản chất. Sống là một việc khác và tồn tại trong thế gian là một việc khác. Hai điều này chưa hề ai lầm lẫn.
Người nào biết rơ thế gian là ǵ, sẽ cẩn thận khi bước vào với quan hệ thế gian. Người ta nói Trang tử từ chối làm quan, và không nhận bất kỳ chức tước nào. Ngài đi theo những phương cách riêng để người ta để cho ngài yên.
Tránh mọi sự nổi bật, ngậm miệng lại, không ăn mặc khiêu khích, nhưng mặc đẹp cũng không, không ăn uống quá mức cần thiết, ở một cách giản dị và tập dưỡng bản thân. Khẽ khàng và biết rút lui, và đơn giản. Cần như một kẻ khổ hạnh, đơn độc. Tuy nhiên.
Mi không thế sống như những v́ sao.
Nơi một mặt là cái đói, mặt khác là sự xúc phạm, mặt khác nữa là công danh, mặt khác nữa là sự ghen tỵ, một mặt khác là sự hư hỏng, mặt khác nữa là sự trả thù, ở mặt này là ḷng tin, ở mặt kia đối diện với sự nổi loạn, thế gian xuất hiện ở đấy.
Thế gian là sự căng thẳng của của đạo đức thẳng thừng và lương tâm cắn rứt.
Thế gian là nơi, tất cả đều bị hỏng. Những ư đồ tốt đẹp giảm dần, những ư đồ xấu c̣n xấu hơn. Chưa bao giờ sự cao thượng bị méo mó đến thế, và sự nghiêm chỉnh chưa bao giờ bị biến thành nỗi vô nghĩa đến thế. Các nhà thông thái vĩ đại. Các tôn giáo. Các thánh.
Thế gian là chỗ của sự dối trá. Sự dối trá ở đây không phải là một đạo đức xấu xa mà là nền tảng xấu của đạo đức. Không phải là tội ác, mà là một cái ǵ từ đó xuất hiện tội ác.
Trước hết là sự hư hỏng hóa của người b́nh thường. Càng có vẻ dễ thương chừng nào càng ghê tởm chừng ấy. Như chinoiserie (sự pha trộn, bắt chước cổ điển Trung Quốc-ND), càng thân ái chừng nào càng đê tiện chừng ấy. Trên thế gian mọi cái đều khác so với chính nó, mọi người đều khác, so với chính họ.
Khổng tử và Sokratés cho rằng, nguyên nhân của mọi vấn đề là ngôn ngữ đă đánh mất ư nghĩa cội nguồn của nó. Người ta nghĩ một đằng nói một nẻo. Thế gian là nơi ngôn ngữ đă đánh mất ư nghĩa đích thực của nó. Nếu người ta lấy lại được ư nghĩa đích thực này, thế gian sẽ biến mất.
Sự giả dối không phải là tội ác, không xung đột với các quy luật đạo đức, nhưng cũng không phải là khuyết tật sinh học, v́ vậy cũng không xung đột với các quy luật sinh học. Nó ở giữa hai thứ này, là một lĩnh vực đặc thù và riêng cũng như thế gian là lĩnh vực đặc thù và riêng giữa tự nhiên và đạo đức.
Bởi vậy, cái ǵ giả dối, giả vờ và đánh lạc hướng không phải điều xấu và bệnh tật, mà là sự lừa phỉnh (fals). Đấy là thứ làm người ta phải chịu đựng nhiều nhất. Trên lĩnh vực đặc biệt giữa tội ác và bệnh tật này không có hạng mục và quy luật. Nó là vị trí của hiện sinh. Nó là vị trí của thế gian. Nó đứng giữa thiên nhiên và tinh thần, là vị trí của sự hư hỏng và sự bất lương từ điểm nhậy cảm nhất của đời sống.
Pháp luật không biết chút ǵ về tất cả những điều này. Những bộ luật trừng phạt chĩa vào những con vật nguy hiểm, nhưng không nhận ra lũ vi trùng. Mặc dù, cái làm hỏng con người không phải là kẻ cướp.
Nietzsche cho rằng, và cũng nhiều người nghĩ như vậy, cái gọi là tội ác trong trạng thái của xă hội ngày nay thực chất càng ngày càng là một khả năng bùng nổ sau cùng, là thí nghiệm tuyệt vọng và tàn bạo để một kẻ nào đấy ḅ ra khỏi bờ vực của sự hư hỏng, và dù, cứ cho rằng bằng cái giá của sự giết người, nhưng c̣n lấy lại một sự trong sạch nào đấy, bởi v́ chịu đựng tội ác c̣n hơn cần im lặng sống trong sự bẩn thỉu và coi như thể không có ǵ xảy ra.
Những kẻ phạm tội, theo Nietzsche, trong xă hội ngày nay là những con người trong sạch, ít nhất là những kẻ khát khao sự trong sạch, và trong mọi trường hợp, một sát thủ thuần túy trong sạch hơn hẳn, so với những kẻ ví dụ như chính trị gia, kinh tế gia hănh tiến, đặc biệt nếu ta thấy một sát thủ như vậy vẫn c̣n tự trọng và đáng thương so với một kẻ v́ công danh của ḿnh, cố t́nh chà đạp, phá tan từng mảnh những ǵ mang chất người, không ǵ hắn không phá vỡ và nhổ toẹt, không c̣n ǵ trong con người hắn, và hắn có thể mua tất cả với một giá bèo.
Dù đáng ngạc nhiên hay không, nhưng nhân tố rơ ràng là, giữa cái hiện sinh này, giữa đạo đức và sinh học, về những hành động bôi bẩn đời sống này chỉ có những dân tộc phát triển cao từ truyền thống mới hiểu nổi, như Trung Quốc, Ấn độ, Hy lạp, Roma và gần đây nhất là Pháp và Anh.
Nếu đúng là có một định nghĩa về văn hóa, chỉ có thể: một dân tộc không chỉ đo lường, cái ǵ là đạo đức tốt và xấu, cái ǵ là lành mạnh và bệnh tật, mà c̣n đo lường cái ǵ thanh tẩy hoặc bôi bẩn đời sống chung của cộng đồng. Và đặc điểm đời sống của một dân tộc có văn hóa là có khả năng bảo vệ chống lại sự bôi bẩn này một cách có ư thức.
Sự nhậy cảm của hiện sinh này ở Trung Quốc và Ấn độ đă từng có, hiển nhiên, nhưng trong văn chương Hy lạp và La mă cũng đầy sự cảnh báo, rằng nguy hiểm trực tiếp đe dọa con người không phải các tội ác mà là một hiện sinh bị hư hỏng, tha hóa.
Ở Pháp là các nhà đạo đức, ở Anh là các nhà châm biếm đóng ở vị trí người lính canh, từ đó họ có thể để ư đến sự trong sạch của đời sống, và cảnh báo mọi người một cách khá sớm rằng muốn chống lại sự hư hỏng hăy bảo vệ con người.
Ngược lại ở các dân tộc và ở mọi thời đại, sự vô văn hóa thể hiện chính ở chỗ con người không được bảo vệ- không phải để chống lại tội ác mà sách luật xử lư một cách gián đoạn-mà ở ḷng tin của con người chống lại sự hư hỏng, ở chỗ không có sự đo lường mức độ thô bạo và sự vô ư vô tứ, sự chen chúc xô đẩy, bất lịch sự, sự bẩn thỉu cùng thói đạo đức giả, và những thói đê tiện khó xác định rạch ṛi khác, những thứ đe dọa đời sống con người sâu sắc hơn nhiều so với tội ác.
Thiếu văn hóa trước tiên có nghĩa rằng con người không có sự bảo vệ trước sự riễu cợt và sự độc ác. Người ta không dạy cộng đồng hăy cô lập những điều này. Mọi người sợ chúng, cho phép chúng, và con người làm ngơ hoặc tránh sang một bên, thậm chí c̣n ngưỡng mộ chúng.
Tội ác đạo đức ở đây không nhiều hơn ở các nơi khác, nhưng tŕnh độ đời sống thảm hại một cách khủng khiếp.
Bởi v́ tội ác là sự vi phạm dă man trật tự đạo đức, mà tất cả các dân tộc đều biết cách chống đỡ. Nhưng chống lại sự hư hỏng của một hiện sinh bôi bẩn đời sống người, một dân tộc vô văn hóa bất lực, khi phải tuyệt vọng tiếp xúc với những kẻ gian giảo xảo quyệt, bịp bợm, những kẻ ma mănh ám muội, những kẻ bốc phét to mồm, những quân vô lại luồn lách và hợm hĩnh.
Sự sống giống như nước, ít nhất giống ở chỗ không chấp nhận bất cứ sự bẩn thỉu nào, trong một khoảng thời gian ngắn nhất, nước làm tan những chất liệu độc hại, chắt lọc và tiêu hủy. Đặc tính của các nguồn nước, các ḍng suối, các hồ trên núi là người ta có vứt rác vào ḷng nước của chúng, cách đấy vài bước chân nước vẫn uống được, và chỉ sau vài phút mức độ độc hại của rác biến mất không dấu vết.
Sự sống chịu được tất cả mọi bẩn thỉu và thanh tẩy tất cả thành trong sạch.
Ở Ấn độ từ sự sống là szat. Dịch sát nghĩa là cái có. Nhưng cũng có nghĩa là tự tràn đầy, nhưng cũng có nghĩa là đơn giản và rạng ngời, có nghĩa là có như sự thật. Aszat nghĩa là cái không có, không tồn tại.
Bởi vậy người ta bảo ai đă nâng ḿnh lên bước vào sự sống, người ấy không bao giờ có thể phạm tội, hoặc sai lầm, không thể nghĩ hoặc nói những ǵ không đúng hoặc không có. Trong sự sống tất cả trong sạch và đích thực, mọi thứ có thể in mọi dấu vết lên sự sống, nó hút hết như hút hơi nước trong không khí và bản thân nó c̣n lại không tỳ vết.
Sự sống là sự nhạy cảm và sự nhiễm bẩn vô hạn. Bất kỳ ở đâu bất kỳ ai làm bất kỳ điều ǵ quấy nhiễu, ngay lập tức tất cả trở nên đen tối. Đến hàng ngh́n cây số và đến hàng ngh́n năm vẫn c̣n cảm thấy.
Sự sống làm tan mọi bẩn thỉu, nhưng đời sống lại không thể. Sức nặng và bóng tối của sự bẩn thỉu ở lại đời sống, va chạm vào con người, cản trở con người, bóng tối của nó làm mờ cái nh́n của con người. Không ǵ làm tổn thương hơn sự bốc hơi, vô h́nh và nhẹ lâng này, thứ gọi là đời sống, và thứ khó chịu đựng hơn cả không phải sự xúc phạm thô bạo mà là hành hạ dai dẳng của sự bất lương.
Bởi vậy không ǵ có lư hơn sự lo lắng cho đời sống. Không ǵ dễ hiểu hơn cơn giận dữ của nhà tiên tri.
Nhà tiên tri không tuyên bố về của cải và danh tiếng, quyền lực và hưởng thụ. Sự hư hỏng phá hỏng đời sống mà cả cộng đồng sống trong đó, nơi mọi người cùng tham dự, nơi ai cũng có nhu cầu về sự trong sạch của nó, và là thứ mà tất cả ai nhậy cảm với sự trong sạch đều lo lắng cho nó. Sự lo lắng đời sống này ở mức độ nào đấy hơn cả bệnh thần kinh, với những biểu hiện điên rồ rồ dại, ở những người như Jesajas, Savonarol, Nietzsche.
Nhưng thật tai hại cho ai nhầm lẫn sự lo lắng đời sống này với sự ghen tỵ đời sống của đạo đức thẳng thừng. Sự lo lắng cho đời sống không mù quáng đến mức: giá mà xóa được cái thế gian này ra khỏi sự sống. Lo lắng cho đời sống là sự gắn bó ngây thơ với bản chất, là niềm hứng khởi nguyên thủy của đời sống.
Đạo đức thẳng thừng không lo âu v́ đời sống, mà bị xúc phạm và muốn cao hơn đời sống, đấy là sự ghen tỵ với của cải, danh tiếng và quyền lực.
Sự lo lắng cho đời sống không ham hố. Nó lo lắng, sợ hăi, căm thù cho chính đời sống (niềm vui mật ngọt siêu việt, như người Ấn độ thường nói), nhưng căm thù một cách không ác độc, và bởi v́ không thể làm ngắn lại đời sống, nên nó căm thù v́ thời hoàng kim đă bị đầu độc.
Thế gian, cái đang có ở đây, cái chúng ta làm ra từ bấy lâu nay đến giờ, và là cái- mà theo mọi dấu hiệu – chúng ta tiếp tục làm ra bằng ḷng tự tin, trái ngược với điều mà tất cả những ai hiểu biết một chút đều thấy, toàn bộ sắp sửa rơi vào đầu chúng ta.
Bởi v́ sau khi ư nghĩa của toàn bộ các đề tài bị đánh mất, chỉ c̣n một điều đáng nói duy nhất: sự khủng hoảng. Ngoài ra tất cả đều vô nghĩa và thừa.
Con người càng ở cấp cao bao nhiêu, sự phản bội càng nghiêm trọng bấy nhiêu. Lũ nhỏ nhen, bọn chính trị gia, lũ nhà báo. Chúng phản bội cái ǵ? Cao nhất là lư tưởng. Cao hơn, và cao hơn nữa. Như Hölderlin đă nói: Vergisst sich und sein Gott- Quên mất chính ḿnh và Chúa của ḿnh.
Đặc điểm của đạo đức không phải là thẳng thừng. Tôi có mặt ở đây không phải để kết án bất kỳ ai, mà để chung sống cùng họ. Bản kết án tôi cần thực hành với chính bản thân tôi. Đạo đức thẳng thừng là thứ cần vứt.
Nhưng tôi làm ǵ đây với kẻ lén lút sờ vào của cải, sấn sổ và như lũ bất tài mất dạy quen làm, nhảy tót lên ngồi hàng ghế đầu? Hay đây là đặc tính người, rất người: tha hóa và phản bội, hay lầm lẫn hay đi đánh lừa, mặc cả, chuyên săn lùng những phi vụ nhỏ mọn, nịnh hót, phục tùng bôi nhọ người khác, sau đó lại tự gặm nhấm và tranh luận với lương tâm cắn rứt, để trở thành kẻ bán đứng, kẻ nói dối và trơ trẽn, chế riễu bông lơn với toàn bộ, quay lưng lại với toàn bộ và chạy trốn, chạy trốn và chối căi, phủ nhận?
Và đấy có phải kẻ khăng khăng một ḿnh ǵn giữ sự trong trắng đáng ngờ, từ đấy tự tạo ra nỗi cao cả và vương miện cho ḿnh? Cần hay không mức độ trong sáng giản dị của trái tim để con người gần như bằng sự tử tế vô cùng, một cách vô liêm sỉ, cấu xé kẻ nào có thể, v́ chiến lợi phẩm?
Cần hay không một sự nhục nhă chưa tưởng tượng ra bao giờ xứng với sự ti tiện này? Có thể coi hay không sự hư hỏng tuyệt vọng này mang tính chất ấu trĩ ngớ ngẩn, và nếu sự khuất phục thế gian này đúng là một sự phản bội chất thiêng liêng bên trong của đời sống người, tất cả là sự phản bội cái cao cả không với tới được, phải chăng không cần đến sự trong trắng đầy uy tín để con người có thể đi theo?
Về, mọi người đều sống, thậm chí, trên mọi cái và bằng mọi giá để sống, có quyền sống, và cuộc sống như một tư tưởng mang giá trị tự thân và phần lớn tốt đẹp, điều mà kể cả những người như Goethe và Nietzsche đă dùng để chọc tức cả một thời đại, giờ đây cần đặt câu hỏi, thực ra sống có nghĩa là ǵ?
Những ǵ con người thấy, tương đối mơ hồ, chỉ như một sự thất thần, không liên quan ǵ đến đặc tính cơ bản nguyên thủy của đời sống, bởi v́ nó không khác ǵ một sự đói khát điên cuồng, ngây ra trước tất cả và nuốt chửng, công viên vui và triển lăm, nhạc vũ kịch và dạ hội, các nhà hát và các trận đấu bóng, và rạp chiếu phim, và trong cái đa dạng này như thể nói về cái trái ngược của đời sống, không phải sống, mà đúng hơn bằng sự hỗ trợ những rắc rải nỗi phấn khích quên hẳn đời sống một cách hoàn hảo.
Để không bao giờ cần phải nghĩ đến nó nữa. Bởi vậy Heidegger nói, ngày nay con người trong sự sống bị quên lăng, không biết sống nữa mà chỉ biết khát bởi trạng thái thèm khát đời sống đặc thù của nó, nó không có cơ hội để sống và tất cả, những ǵ con người ở trong đó, chỉ là sự thay thế đáng buồn của hiện thực.
Ta có thể nói đời sống là một sự vô cảm. Đời sống như trạng thái bị ngất lịm, suy sụp. Thuốc lá, moocfin, rượu đế, cafe. Đây là nơi đến của Faust tội nghiệp và Dionüsos khốn khổ. Sự b́nh thường hóa của đời sống biến mất, ngay lập tức cần nghĩ đến những thay thế, để con người đừng phát điên v́ sự đói khát đời sống của nó.
Thực chất những căng thẳng nào cần được cân bằng lại để, cứ cho là một người nào đó có thể sống nổi? Những giấc mơ như thế nào có thể hiện thực hóa?
Con người có mối quan hệ như thế nào với câu chuyện cuộc đời của cô giữ cổng giá chỉ một lần, một lần duy nhất trong đời thôi được lung linh trong váy áo dạ hội, trên đầu là vương miện (dù là đồ giả) nhưng, sau tiếng khèn hiệu lệnh, duyên dáng bước vào pḥng khiêu vũ, như một nữ hoàng của Shakespeare?
Người ta có mối quan hệ như thế nào ví dụ với sự kiện một kẻ độc tài giữ khán đài để phát biểu, không khác bao nhiêu sự kiện của cô giữ cổng, chỉ sân khấu cuộc đời dựng tạm xám xịt hơn và các vạch kẻ xấu xí hơn.
Con người có nhu cầu ǵ? Sở thích ǵ? Ước nguyện ǵ? H́nh mẫu lư tưởng bất tử của họ như thế nào? Cái ǵ tha thiết với họ hơn bản thân đời sống?
Không sống. Cướp đi đời sống.
Không hề hạ thấp. Không chút hằn học, không yêu thích cũng như không căm ghét. Chỉ quan sát xung quanh, không kèm những ư định sửa đổi, Ôi! Chúa hăy che chở!
T́m những từ ngữ đă cân nhắc, thông minh, dản dị, để b́nh tĩnh lại, không cả hồi tưởng, không cả đồng cảm, không với t́nh yêu thương, như cách thức con người nh́n lũ chuột thí nghiệm khi lửa dịch bệnh đỏ ngầu mắt chúng.
Cái chúng ta gọi là thế gian dành cho thứ sinh linh chỉ coi ḿnh là khách lăng du, là cơn ác mộng, là sự bất lực. Thế gian từ bên ngoài không nh́n thấy ǵ hết. Có thể đây là nghiệp quả tập thể của nhân loại, hay nói cách khác là hậu quả của tất cả những ǵ sau hàng trăm ngàn năm trong số phận nhân loại đă tích tụ lại, và giờ đây cần chịu đựng di sản đáng nguyền rủa ấy. Đây sẽ là di sản được lưu trữ.
Trong thế gian logic không có hiệu lực, đạo đức cũng thế, thậm chí cả những định luật của đời sống hữu cơ cũng phi hiệu lực. Trên thế gian chỉ có một logic duy nhất: một lần con người đă gây ra một cái ǵ đó, giờ đây cần gánh toàn bộ hậu quả của nó.
Như kinh Tora nói: hetediglen (bị nguyền rủa ngàn đời). Như khoa học tuyên bố: di truyền. Như Buddha đă dạy: mọi hành động, ư nghĩ, cử động, lời nói của chúng ta là nghiệp quả không tránh khỏi của hành động, ư nghĩ, cử động, lời nói chúng ta đă phạm từ những kiếp trước.
Cái xảy ra trên thế gian, nói theo ngôn ngữ luyện vàng (alkimia) là putrefactio, có nghĩa là sự hư hỏng, sự vỡ toang, sự căng phồng, rữa ra, biến chất, tan rữa.
Putrefactio không chỉ là sự hủy diệt vô nghĩa. Đây là trạng thái, khi vật chất của thiên nhiên, prima materia, kết cấu và h́nh thức của nó bị phá vỡ, tan ra từng mảnh và hiện thực hóa vào những cơ cấu mới và khác. Cái rơi vào thế gian, lập tức lan truyền và vón cục.
Chúng ta nh́n thấy điều này từ ḿnh và đặt tên mỹ miều là sự lớn lên và phát triển. Cái h́nh dáng sơ sinh gốc rễ của con người tấy sưng lên hai chục lần, sau đó xuất hiện sự lan tràn mới, dục tính, để làm lan truyền những sinh linh mới, và giữa những giai đoạn ấy, hấp thụ các loại vật chất thiên nhiên khác nhau vào ḿnh để tự lan truyền, và sau rốt sinh linh này trong h́nh dạng người chấm dứt, cái chúng ta gọi là chết.
Thế gian là xưởng luyện vàng, nơi thiên nhiên biến thành một cái ǵ khác, một phần thành rác, chất thải, một phần- như thuật giả kim nói- thành vàng, nếu con người nỗ lực đặc biệt trong lợi ích của việc biến đổi này.
Trong mọi trường hợp, coi thế gian như một nơi tận cùng là một sự thảm hại, và người nào không thức tỉnh một điều, cần phải làm ǵ để thay đổi, người đó sẽ bị cuốn trôi không dấu vết và ch́m trong sự tha hóa, sẽ từ bỏ sự sống tuyệt đối.
Thế gian đánh mất ư nghĩa-căn nhà của nó, và con người thiếu những quan hệ cộng đồng nghiêm chỉnh, thuần túy chỉ tồn tại trên thế gian như một kẻ quan sát, và coi những ǵ đang xảy ra là một sự kiện nhân chủng học kỳ lạ, một thứ đặc biệt và trong một quan điểm nhất định nào đấy lư thú nhưng thực ra hoàn toàn vô nghĩa.
Nghịch lư của khoa học. Sau khi chính trị ngự trị trên thế gian và con người tham dự vào quyền lực nghiền nát này, và sau khi tôn giáo cũng trở thành một quyền lực chống lại nhân loại, có vẻ như duy nhất chỉ c̣n khoa học bảo vệ con người, đối diện với thế gian.
Nhưng sau vài trăm năm hy vọng về khoa học cũng mất. Khoa học cũng hư hỏng một cách hiện thực hóa như chính trị và tôn giáo, và con của người không c̣n bất cứ nơi nào để cúi đầu nữa.
Sự thống trị của thế gian.
Lịch sử châu Âu có hai thời kỳ:
Trong thời kỳ đầu tiên, đạo đức thẳng thừng thống trị, con người sống trong sự trả thù bị khơi nguồn bởi nỗi đau khổ chịu đựng thế gian của nó. Thế gian là một con đĩ dễ dăi, kẻ đi lừa con người, cướp của, cười nhạo báng vào mũi nó và bỏ mặc nó, bỏ đi. Đấy là thời cổ và trung cổ;
Trong thời kỳ thứ hai lương tâm cắn rứt thống trị, bởi con người đă phục tùng, đă thích nghi và mang tính trần thế, con người t́m ra nghệ thuật và khoa học. Đấy là thời hiện đại.
Bây giờ bắt đầu thời kỳ thứ ba. Giờ đây không c̣n ǵ khác ngoài trần thế. Một quá tŕnh hành hạ, tấn công, làm nhục, cưỡng bức, đày đọa.
Thế kỷ trước là thế kỷ của những kẻ điên. Hölderlin, Schumann, Gogol, Baudelaire, Maupassant, Van Gogh, Nietzsche.
Ngày nay chúng ta không có khả năng điên.
Thay vào đó là sự vô gia cư. Những kẻ lưu vong và tỵ nạn Nga, Serbia, Đức, Rumani, Pháp, Tây ban nha.
H́nh thức mới nhất của trạng thái vô gia cư là khi con người không bao giờ có nhà nữa ngay trong đất nước của ḿnh. Trạng thái lưu vong bên trong.
Kẻ nào không phục tùng, có thể chuyển sang đạo đức thẳng thừng và có thể trở thành kẻ nổi loạn, nhất là trong việc trả thù. Không có con đường khác: đạo đức thẳng thừng hoặc lương tâm cắn rứt. Kẻ không ở vị trí nào, kẻ đó vô gia cư.
III.
Tác phẩm về khủng hoảng đầu tiên của Sören Kierkegaard:” Phê phán thời gian” viết 1845.
Ư nghĩa của tác phẩm này: ngày hôm nay chúng ta không sống trong cơn khủng hoảng của mọi thời đại đă bắt đầu từ khởi điểm của thời gian và là trạng thái đă b́nh thường hóa của mỗi con người, cuộc khủng hoảng ngày hôm nay đặc biệt, ngoại lệ, duy nhất, tuyệt đối và sau cùng.
Xưa kia khủng hoảng không phải là bí mật của lịch sử. Tất cả mọi người đều biết về nó, và đời sống nhân loại được điều chỉnh bằng quan điểm nói về sự khủng hoảng. Ngày nay, trừ trường hợp ngoại lệ, con người không biết đến sự khủng hoảng, thậm chí, họ không muốn biết.
Khái niệm của Kierkegaard nói về con người sống trong ư thức tội lỗi là hiện sinh. Sống cuộc đời thật sự, Kierkegaard nói, chỉ hiện sinh này sống. Ai không thực hiện điều này là lẩn tránh trước ư thức về hiện thực. Sự sống của nó được xây dựng trên sự lăng quên (léthé) liên tục của khủng hoảng, và chính v́ thế nó đắm ḿnh trong khủng hoảng. Người tham dự vào hiện thực, là người nhận ra hoàn cảnh thật sự, và đặt bản thân ḿnh vào sự khủng hoảng một cách trần trụi (alétheia)
Một trăm năm đă trôi qua và cái mà chúng ta biết về sự khủng hoảng, như đă trở nên quen thuộc, không phải do những tác phẩm vĩ đại hay nổi tiếng mà từ các tác phẩm vô danh.
Những điều cơ bản con người không t́m thấy ở các tuyển tập của Keyserling, của Spengler hay của Sorokin cũng không, mà t́m thấy trong vài nghiên cứu mỏng. Martin Heidegger đă viết những tập sách ấy và ông bảo chúng ta đă đi sau sự khủng hoảng. Không phải như một sự kiện định mệnh rơ rành quyết định toàn bộ, và từ phút đó trở đi t́nh thế trở nên tuyệt vọng.
Thực chất khủng hoảng đă xảy ra không thể cứu vớt được nữa, và xảy ra một cách không nhận ra, bằng những sự thỏa thuận chung, và cái mà chúng ta sống, những biến động của thế kỷ vừa qua, những cuộc thế chiến thời hiện tại, những nhà nước kinh hoàng, cuộc cách mạng kỹ thuật, sự tha hóa xă hội- đạo đức-kinh tế không thể chặn đứng, giờ đây chỉ có thể coi như một rối loạn tự động mà thôi.
Heidegger giữ lại khái niệm cơ bản giải thích hành vi con người của Kierkegaard, như Nietzsche, Pannwitz và Gúenon từng làm. Kẻ nào không đặt bản chất của nó vào sự khủng hoảng, kẻ đó là một hiện sinh giả (pseudoegzistens) không nghi ngờ ǵ nữa.
Nghĩa là kẻ nào bằng bất cứ lư do ǵ che dấu ư thức của sự khủng hoảng trước bản thân, và không tính đến những hậu quả của khủng hoảng động chạm đến đời sống riêng của ḿnh, kẻ đó vô nghĩa, lạc loài. Không nói lên điều ǵ. Tự xóa ḿnh ra khỏi lịch sử.
Khủng hoảng, đúng, cực kỳ khó chịu, nhưng bị cất dấu trong những ảo tưởng nhất định, trước ư thức hiện tại đáng sợ, đấy là điều người Anh gọi là nonely crowd, hay như Camus viết, l’homme absurde.
Sống như thể không có điều ǵ xảy ra. Tiếp tục ba hoa về sự phát triển, về sự tiến bộ của khoa học, vạch các kế hoạch về sự phát triển kinh tế, các thỏa thuận chính trị, h́nh thức hóa sự giáo dục, nâng cao tri thức, khinh thường nền tảng văn hóa mới và tồn tại các loại chủ nghĩa báo chí.
Heidegger phân tích sự tất yếu của khủng hoảng bằng nhận định, sự khác nhau giữa chiến tranh và ḥa b́nh chấm dứt. Cái đang có, chẳng phải chiến tranh, không là ḥa b́nh. Ta có thể nói, cả thế gian đang ở trong trạng thái bao vây của một nhà nước thường xuyên.
Chiến tranh có thể xảy ra bất cứ phút nào, nhưng nếu không xảy ra, c̣n tồi tệ hơn. Điều này liên quan đến vị trí lẫn nhau của các dân tộc. Vị trí tự thân của các dân tộc là sống trong tṛ đùa của một nhà nước thường xuyên. Mọi dân tộc đứng giữa hai cuộc đảo chính, một cuộc đă xảy ra, một cuộc đang chuẩn bị.
Về mặt kinh tế là sự thất bại của nhà nước thường xuyên. C̣n gia đ́nh? Chẳng phải hôn nhân, không là t́nh yêu tự do. Các đẳng cấp? chẳng phải kẻ cai trị, không là đẳng cấp phục vụ, chỉ là những kẻ đi ở phi đẳng cấp.Không cộng đồng, chẳng cá nhân hóa. Không tội ác, chẳng vô tội, chỉ là sự nhơ bẩn.
Nhưng sự vật, như Camus nói, trầm trọng hơn rất nhiều, bởi chiến tranh, đảo chính, khủng hoảng, dối trá, bạo lực, sự bóc lột, tất cả những điều này từ lâu rồi- có thể đối với các điền chủ thời phục hưng, hoặc các nhà cai trị tùy tiện như Lajos XIV. hoặc Frigyes II.-là ngoại lệ, dù kinh khủng đến thế nào vẫn chỉ một lần và phi pháp.
C̣n ngày nay, tự nó nói lên tất cả. Người ta biết tất cả và thường xuyên hóa tất cả. Không ǵ cổ hủ hơn sự giận dữ. Giận giữ ngày nay là sự hài hước tuyệt đối nhất.
Việc giải quyết một đời sống trung b́nh như sau: với tất cả những ǵ đang có hăy làm lơ trước nhận thức thu được về chúng, về mặt cá nhân, bằng sử dụng những t́nh huống được mời chào, với cái giá từ bỏ hiện sinh đích thực của ḿnh, hăy đảm bảo những điều kiện bên ngoài của đời sống riêng của ḿnh từ nền tảng vững chắc có thể (man for hímself- v́ bản thân ḿnh)
Bởi vậy trở thành kẻ chiến thắng trong cuộc đời, sau vài ngoại lệ ít ỏi, thuần túy có nghĩa là sự bại trận hoàn toàn. Người ta nói, ai chịu đựng nổi cái đang có ngày hôm nay, c̣n tuyệt vời hơn cả sự tuyệt vời của các thánh.
Bởi vậy Valery sai khi an ủi rằng khủng hoảng ǵ đi chăng nữa, cuộc sống vẫn tiếp tục đi tiếp. Đúng thế, đời sống vẫn trôi đi. Nhưng sự phi danh dự của hiện sinh giả (pseudoegzistencia) có thể đạt tới mức độ, thậm chí đă đạt đến mức độ, rằng con người đă mua đời sống bằng một giá không ra ǵ, thậm chí vô cùng tồi tệ.
Sự bẩn thỉu chỉ có thể chịu đựng đến mức độ nào đấy. Đời sống tự đánh mất ḿnh đến mức, không bao giờ c̣n là đời sống nữa, chỉ là giới hạn của chăn nuôi sinh học và rồ dại quỷ sứ trộn lẫn nhau một cách đặc thù, một thứ tất nhiên có thể duy tŕ tiếp tục, nhưng không đáng.
Con người nhận được đời sống của nó. Vị trí sự sống của nó tự nó cần lựa chọn cho ḿnh không có bất kỳ tác động nào của đời sống, và tự nó lựa chọn theo cái mà nó cho là xứng đáng.
Hiện thực hiện sinh, tự do, khát vọng và lư tưởng bất tử phụ thuộc lẫn nhau như thế. Cái đầu tiên làm con người run sợ trước hiện sinh giả (pseudoegzistencia) không phải là đời sống dối trá, mà là phải coi một tham vọng nghèo nàn thảm hại là lư tưởng bất tử cho ḿnh.
IV.
Trong lịch sử các cuộc nổi loạn gần đây nhất, không thể xác định được thời gian xảy ra t́nh huống. Có thể nó đă xảy ra trong thời Descartes, có thể trước hoặc sau đó ít lâu, nhưng trong mọi trường hợp giọng điệu bất nhă ngạo mạn mà sau đó không lâu nhóm Volteaire sử dụng đă trở nên quen thuộc.
Cho đến tận lúc đó người ta chỉ biết đến một khả năng của sự nổi loạn, là sự nổi loạn chống lại thế gian. Sau rốt, trong mọi thời gian và ở mọi nơi, thế gian vẫn là một thứ xa lạ, không thể thích nghi, là thứ con người không biết tư ǵ về nó và không thể chấp nhận, là thứ từng có và vẫn c̣n lại, kể cả trong trường hợp (to bea villain- ta sẽ thành kẻ vô lại) con người muốn phục tùng nó một cách cố gắng và vẹn toàn.
Những kẻ nổi loạn cổ điển, Platon và Khổng tử, Buddha và Herakleitos đối với dân dị giáo và Savonarola, đối với con người- khi lắng nghe họ - chỉ có thể hiểu nổi, nếu lấy đạo đức thẳng thừng chống lại thế gian. Nổi loạn chỉ mang ư nghĩa khi đối mặt với thế gian suy thoái, bởi đấy chính là cơ sở của nó. Cái mà người ta gọi là nhân danh sự thật. Tuyên bố sự thật về mặt kỹ thuật - sống, chưa bao giờ là một kinh doanh lợi nhuận, theo từng thời kỳ có thể ít nhiều nguy hiểm đến tính mệnh, nhưng chỉ những kẻ đối lập với thế gian dám tuyên bố.
T́nh huống này, giờ đây là một thứ không ai chờ đợi và không thể hiểu nổi, hay: thế gian đang nổi loạn. Một vị trí phức tạp vô giới hạn đang tấn công. Sự hư hỏng bắt đầu xử sự như một kẻ bị hiểu lầm. Lương tâm cắn rứt bắt đầu nói về sự thật. Tất cả những điều này đă đi quá xa để con người có thể hiểu nổi.
Không ǵ ngu xuẩn hơn, thậm chí mất dạy hơn khi sự hư hỏng đóng vai kẻ bị xúc phạm và lên tiếng đ̣i quyền lợi. Đây là ví dụ điển h́nh cho thấy trong lịch sử các sự kiện chồng chéo lên nhau, đổi vai tṛ cho nhau và tan ḥa vào nhau đến mức sau đó hoặc rất khó, hoặc tuyệt đối không thể nhận ra chân dung của chúng nữa.
Dostojevskij viết về mô h́nh các cuộc nổi loạn truyền thống trong chương Grand Inquisitor –Đại Pháp quan (tiểu thuyết „Anh em Karamazov”). Theo huyền thoại, Đấng Cứu Thế hiện ra một lần nữa trên trái đất và dân chúng nhận ra Ngài. Sự thống trị của thế giới bị đe dọa, như khi lần đầu tiên Ngài đến đây. Đấng Cứu Thế bị bắt và bị kết tội chết. Nhưng trước đêm bị thiêu sống, trong nhà tù, Đại Pháp Quan thuyết phục Ngài hăy rời bỏ trái đất. Thế gian này, ở đây không có chỗ cho sự thật.
Đây là huyền thoại trừu tượng trong tinh thần của đạo đức thẳng thừng và lương tâm cắn rứt.
Hành vi nhân đạo trong trường hợp này chỉ có thể và từng có là lập trường đứng bên cạnh Đấng Cứu Thế chống lại Đại Pháp Quan. Không nhất thiết cần phải nổi loạn, nhưng cũng không thể hiện thực hóa một cách khác.
Con người chưa bao giờ chiến thắng nổi cảm giác khó chịu với thế gian, và không ai có thể im lặng khi người ta đuổi sự thật ra khỏi thế gian. Cho dù vô nghĩa đến đâu, con người cũng không thể làm ǵ khác ngoài việc nổi loạn.
Điều chịu đựng khó khăn nhất trên thế gian là bất công có uy quyền c̣n sự thật th́ yếu ớt. Điều thảm khốc là sự thật không biết tự nó thực hiện nó. Đây là sự sợ hăi run rẩy không ngừng trong con người, rằng sự thật bị xua đuổi khỏi trái đất và chúng ta ở lại đây không được bảo vệ. Đây là sự từ bỏ của sự thật. Đây là ư nghĩa của mọi cuộc nổi loạn.
Nhưng huyền thoại về Đại Pháp Quan đă lạc hậu. Thế gian bắt đầu thay đổi quan điểm, cho rằng đuổi Đấng Cứu Thế ra khỏi trái đất là đúng. Sự thật chỉ cần khi một người không duy tŕ (tại sao lại phải duy tŕ, khi chẳng mang lại lợi lộc ǵ?) lương tâm cắn rứt để thức tỉnh.
Sự thật giả định các mức độ. Sự thật cao cả, minh bạch, trong trắng, thẳng thắn. Điều này gây khó khăn bất tận cho đời sống, đặc biệt cho hoạt động của những kẻ cầm quyền. Để sống nổi, chúng ta không có nhu cầu về sự thật.
Sự nổi loạn trước kia không đáng tin cậy nhất nhưng về mặt lịch sử là một hành vi xác thực, dù không cứu văn được nhưng có lư do để lo sợ cho sự trong sạch của đời sống trong thế gian hư hỏng. Đạo đức thẳng thừng là phương pháp của sự lo sợ cho đời sống này. H́nh dạng trong trắng của nó rất hiếm hoi, phần lớn chỉ là sự ghen tỵ đời sống, ghen tuông với đời sống (resentiment), chính v́ vậy nó không phương cứu chữa, hệt như sự phục tùng.
Thứ duy nhất nó có thể làm được ở mức độ mang tính người là đ̣i hỏi sự thật. Nếu không có điều này, lúc đó sự nổi loạn bị gạt bỏ khỏi đời sống, con người hoang mang trong sự thật bị bỏ rơi chỉ là sự bùng nổ của t́nh trạng căng thẳng ma quỷ.
Trong biểu hiện nổi loạn gần đây thế gian thử biến bản thân ḿnh thành một hành vi đáng tin cậy, hoặc nếu không được, ít nhất về mặt lịch sử hăy xác thực. Chống lại thử nghiệm này, mặc dù chẳng ai lên tiếng, nói chung ai cũng rụt cổ lại, nhưng có vẻ như, ít nhất đến lúc này, thử nghiệm đă thất bại. Mọi dấu hiệu cho thấy đối với thế gian, đối với sự phục tùng, thừa nhận hành vi này đáng tin cậy là một sự vô nghĩa.
Thế gian vẫn khăng khăng lập luận: sự phục tùng như một hành vi được chấp nhận. Sự phục tùng c̣n đấy, như một thích nghi đáng khinh và tầm thường, mà người ta đành theo v́ bắt buộc, nhưng là một điều nên, thậm chí cần phủ nhận, bởi vết nhơ từ nó không tẩy được. Cho dù người ta cố sức thí nghiệm bằng bất kỳ loại lư thuyết bào chữa nào đi nữa với tương lai - như sự tiến hóa chẳng hạn, hay bằng mọi cố gắng dối trá hóa lịch sử - nhưng hành vi này của thế gian vẫn không được chấp nhận là xác thực.
Trong những thế kỷ vừa qua con người nổi loạn v́ Đấng Cứu Thế -như một sinh linh làm sống lại toàn những khó khăn thừa thăi vô ích, nên bị đuổi ra khỏi trái đất. Gần đây con người ngậm miệng và tảng lờ, bởi người ta dạy họ rằng, Đấng Cứu Thế vẫn luôn luôn được gửi xuống, thế là đúng, thế là chuyển đổi, là sự thật!
Chừng nào c̣n cần chứng kiến đến cùng quá tŕnh bị đi đày của sự thật, con người c̣n nghiến răng, hoang mang v́ sự yếu ớt của sự thật, nhưng dù nổi loạn điên tiết chăng nữa, vẫn c̣n lại con người. Giờ đây, khi Đại Pháp Quan, như một kẻ cai trị hợp pháp của thế gian được thừa nhận- dù thừa nhận trong im lặng, con người vẫn phải ḅ lết bằng tứ chi.
Sự nổi loạn của thế gian là quan điểm đời sống mới mẻ, mà ít nhất ba trăm năm nay người ta chuẩn bị trong từng chi tiết, với mục đích cứu vớt con người khỏi bản án của lương tâm cắn rứt, hay dùng từ khác là tuyên bố trắng án cho sự phục tùng.
Tùy từng mức độ nhất định của sự bất lương, người ta bắt buộc phải chứng thực sự tầm thường của ư thức phạm tội một cách nào đó.
Một số người cho rằng nổi loạn do cái đói của đời sống. Sự thèm khát sống xuất hiện như sau: con người sống một đời sống phi pháp, thực chất không phải nhận được ít mà nhận được sự chảy nhăo và rỗng tuếch.
Số khác cho rằng toàn bộ không liên quan ǵ đến nạn đói, thế gian không đói mà kén chọn. Điều kiện sống không phải là bánh mỳ nữa mà là kẹo. Nền văn minh bon-bon. Thế gian nổi loạn không phải v́ chết đói mà v́ ứ họng.
Tất cả những điều này vẫn như vậy trên thế gian. Không ai coi thế gian ra ǵ, nhưng cũng chẳng ai biết làm ǵ khác. Khinh bỉ, nhưng vẫn sống dưới tác động của nó, hay đúng hơn ghê tởm nhưng bị nó khuất phục, sau rốt nổi loạn chống lại nó và cùng lúc phục tùng nó.
Theo quan niệm của Đại Pháp Quan cần bỏ rơi sự thật mà sống. Cần thấy, sự thật th́ yếu ớt, và thế gian đủ quyền lực đuổi sự thật ra khỏi trái đất. Không có sự thật, như Nietzsche nói: Gott ist tot- Chúa đă chết rồi.
Quan niệm mới nhất nghiêm khắc hơn. Từ khi Gott ist tot (Chúa đă chết rồi) cả thế gian thở ra nhẹ nhơm, sau cùng cũng đến lúc cả sự thật, danh sự, đạo đức không cần phải coi trọng nữa. Thực hành tự do của đời sống chỉ thuần túy làm cản trở, như người ta nói. Lương tâm cắn rứt cần coi là bệnh lư và kém cỏi. Khoa học.Tuyệt! Bằng khoa học, cả một đống lập luận về đạo đức thẳng thừng đe dọa hàng ngh́n năm nay, bị đập tan.
Cần ghi nhớ điều này: thế gian không nhân danh sự thật. Cái mà thế gian nhân danh là đa số. Đa số được tụ tập bằng cách, nếu ai không đứng về phía nó, sẽ bị tước các khả năng sống, bị đóng dấu là kẻ nổi loạn và bị tống ra khỏi xă hội. Ư kiến của đa số không liên quan ǵ đến sự thật, nhưng trong một cộng đồng hư hỏng nó hoàn thành chức năng của sự thật.
Hoàn cảnh càng trở nên phức tạp, khi thế gian –đa số càng hư hỏng, càng ít hiện thực, thế gian chỉ c̣n là một đa số chính trị, một mặt đánh lạc hướng, mặt khác lừa bịp, một mặt khủng bố, mặt khác sản sinh ra các mánh khóa chính trị, trái với một cộng đồng thật sự, đây là một đa số thống kê lừa bịp nhân tạo, hay c̣n gọi là nền dân chủ.
Một học thuyết hư vô (nihilizmus)
Một luận điệu cũ rích.
Đặc biệt, các cách diễn đạt về các sự kiện, trong một khoảng thời gian ngày càng ngắn hạn, đă trở nên rỗng tuếch một cách đáng sợ. Trước thời cách mạng Pháp nhiệt huyết của Voltaine là ngạn ngữ. Kẻ theo thuyết hư vô giữa thế kỷ hai mươi gần như một ông thánh.
Mọi sự bảo vệ có thể gọi tên chấm dứt. Con người tưởng, nổi loạn chỉ có thể trên nền tảng đạo đức. Điều này trong sự nổi loạn là sự thật, đúng cả khi sự thật hoàn toàn trừu tượng, thậm chí kể cả khi đằng sau nó ẩn náu sự ghen tuông hoặc ghen tỵ đời sống (ressentiment). Nhưng nếu thế gian nổi loạn (nổi loạn chống lại sự nổi loạn), không trên cơ sở đạo đức.
Tất cả mọi người đều biết cái thế gian nói, không đúng. Nhưng, khi nói không đúng, nó không nói dối, ít nhất không hoàn toàn. Đôi khi nó như kẻ ngớ ngẩn, đôi khi như kẻ nói lảng. Thế gian lơ lửng giữa tưởng tượng và tự lừa dối. Nửa nhầm lẫn, nửa như ma, hơi hoang tưởng, tầm thường, ngu ngốc và mất dạy, ranh mănh và mê tín.
Điều đáng ngạc nhiên, là sự nổi loạn của thế gian sau rốt chẳng muốn cái ǵ và từ cái chẳng muốn này không thành bất kỳ cái ǵ. Đừng nói đến lư thuyết hay đạo đức, ảo tưởng hay cách mạng hay khủng bố. Toàn bộ không có ư nghĩa ǵ ngoài việc thế gian là thế gian, nơi tất cả đều suy thoái và tan ră, đánh mất h́nh thức và bản chất của nó, hư hoại và tan ră, ngu dại và cặn bă, vô nghĩa như điều mà kẻ nào đó định nổi loạn chống lại.
Nguyên mẫu của thế gian nổi loạn là kẻ ác chính thức. Ngày nay ta không sống trong tinh thần của Đại Pháp Quan nữa, mà trong tinh thần của kẻ bất lương chuyên nghiệp.
Thời gian xuất hiện của kẻ bất lương chuyên nghiệp không thể xác định. Nhưng bước đầu tiên và quyết định do Platon, trong tác phẩm Politheia cho rằng những kẻ cai trị dối trá. Châu Âu có khoảng hai ngh́n năm trăm năm khốn khó. Nền tảng của nó như sau: tự do nói dối v́ quyền lợi chung. Người ta nhận ra rất nhanh không chỉ những kẻ cai trị làm điều này, mà tất cả các nhà báo, và sự dối trá, không ngoại lệ, đều từ quyền lợi chung mà ra.
Bước thứ hai là công lao của Machiavelli. Từ quyền lợi chung người ta không chỉ cho phép dối trá, mà c̣n cho phép cả các tội ác, cơ bản là sự phản bội, lừa gạt, chọc gậy bánh xe, đầu độc, diệt chủng, và tất cả những điều này không ngược pháp luật, không ngoại lệ và một lần, không từ nhu cầu, mà như một thực hành chính trị.
Ban đầu người ta chỉ xóa mờ ranh giới giữa người nhà nước và kẻ bất lương. Muộn hơn, toàn bộ sự khác biệt bắt đầu bị xóa mờ một cách đáng sợ giữa kẻ bất lương và toàn bộ các đảng phái, các tổ chức.
Tội ác trở nên quen thuộc và là thực hành cai trị hợp pháp, đặc biệt sau tác phẩm của Georges Sorel (Reflexions sur la violence), đă thánh hóa và lư thuyết hóa toàn bộ quá tŕnh này. Tác phẩm của G. Sorel đă mở đường cho những kẻ bất lương chuyên nghiệp, đặc thù của thế kỷ hai mươi. Sorel đă hoàn thành bước thứ ba.
Bước thứ tư sẽ là ǵ, chúng ta chưa biết. Nhưng từ những ǵ con người biết xác định từ hành vi của kẻ bất lương chuyên nghiệp, kẻ ác chính thức, và những ǵ đọc nổi từ nét mặt kẻ ấy, chắc chắn không có ǵ tốt đẹp.
Đặc biệt, nếu con người để ư những khuôn mặt bất nhân được lưu truyền một cách nhanh chóng đến như thế nào, các đặc điểm đường nét ngày nọ qua ngày kia xuất hiện dày đặc hơn, không chỉ trên khuôn mặt của các bộ trưởng, các nhà ngoại giao, các chủ ngân hàng và quân nhân, các thày thuốc, linh mục - đă quá quen thuộc với con người- mà c̣n xuất hiện ngay mỗi đông đảo hơn ở cảnh sát, giáo viên, những người canh cổng và ngay cả trên khuôn mặt phụ nữ.
Không thể nhầm được. Khuôn mặt này thể hiện sự tối tăm của con tim. C̣n tệ hơn cả tội ác, v́ đă hư hoại. Không thể hoàn lương. Ngay chủ nghĩa trơ trẽn cũng rơi rụng khỏi nó. Nó bơ phờ, lo lắng, khiêu khích. Trong sự đê tiện đă đi quá mức độ vô lại chính trị của nó, các nét căng thẳng chỉ trở nên nhăn nhở khi thấy người khác đau khổ. Đôi mắt, đôi mắt tự nó ánh lên những tia sáng tím tăm tối của sự tuyệt vọng địa ngục.
Đời sống chịu đựng những gánh nặng khủng khiếp, nhưng với kẻ này đời sống gần như sụp đổ. Con người này không biết đến quyền lợi và sự ích kỷ, lợi ích và sự thuận lợi, chưa kể đến niềm vui, nó không c̣n biết ǵ khác, chỉ c̣n biết về gánh nặng khủng khiếp của sự diệt vong đông đặc lại trong nó.
V.
Diderot nói, nghệ sĩ là người, cái ǵ đem ra diễn, không được phép trải qua. Nghệ sĩ càng có tay nghề, càng đứng ở vị trí tránh xa các xúc cảm và những say mê. Không được phép thốt một lời chân thành, không được phép thể hiện một cử chỉ không chuyên nghiệp. Trong những mức độ càng như thật, càng là diễn viên dở và vô tác dụng. Cái định diễn, cần cân nhắc có ư thức, suy nghĩ thấu đáo tất cả những ǵ sẽ diễn ra, nhận biết về chúng hoàn hảo, nhưng không được phép trở thành kẻ liên quan. Nghệ sĩ không muốn giới thiệu hiện thực mà muốn khêu gợi tác động của hiện thực.
Thế gian là nơi sự vật không như nó có mà như nó tác động. Trên thế gian người ta kết án con người không theo đời sống thực sự của nó mà theo kết quả tŕnh diễn của nó.
Không phải cái có, mà là cái đó có tác động như thế nào. Con người trên thế gian, dù muốn hay không, đều cần phải trở thành triết gia, cần biết phân biệt cái ǵ là cái thực sự có, cái ǵ là cái chỉ bày ra. Không có sự trực tiếp.
Thế gian được xây dựng từ sự căng thẳng này, và tất cả những ǵ mang tính thế gian cũng thế: tôn giáo, nghệ thuật, khoa học. Nền tảng của siêu h́nh nằm ở đó. Có thể và có quyền nói đến sự giả bộ và hiện thực có chồng chéo lên nhau hay không, nhưng không ai dám khẳng định cái gây tác động là hiện thực.
Giữa cái có thực và cái giả bộ có thể thỏa thuận. Nhưng giữa cái có và cái gây tác động, không thể thỏa thuận. Trên thế gian, chúng ta không sống trong hiện thực, mà sống dưới các tác động. Logic của thế gian khác logic của hiện thực. Bởi vậy cái mà C.G.Jung nói hoàn toàn sai, hiện thực không phải là cái gây tác động ( Wirklichkeit ist,was wirkt).
Cái giả bộ có thể nhân tạo, và có thể tạo ra. Tại sao? Để gây tác động. Cái giả bộ có thể nói lên hiện thực. Tại sao? Để gây tác động. Cái có, tuyệt đối không gây tác động, và nếu có tác động, lại không thuộc về nó.
Tác động giả bộ thiếu hiện tại thật sự?
Cái ǵ là cái gây tác động trong sự tác động?
Có thể, cái gây tác động trong sự tác động không là hiện thực, và cũng không tồn tại. Có lẽ giữa hiện thực và phi hiện thực có một miền trung gian, là thứ không phải hiện thực cũng không phải là cái ǵ hết, là thứ không xác định được là không có, hay có.
Thứ tác động trong sự tác động chắn chắn không phải là hiện thực, như tác động của thế gian c̣n mạnh hơn cả hiện thực. Cần một lư thuyết riêng về việc con người kéo ḿnh ra khỏi sự tác động, và trên thế gian việc khó khăn nhất là nh́n xuyên thấu qua mạng lưới của sự tác động.
Thế gian mang bản chất nữ tính. Không bao giờ để ư tới hiện thực mà chỉ luôn luôn để ư tới tác động. Đàn bà không quan tâm tới cái có mà tới việc tác động như thế nào. Như thể họ không có mục đích ǵ khác, ngoài việc nhầm lẫn hiện thực.
Điều này trong dạng h́nh này không đúng? Họ chỉ có một câu hỏi duy nhất là tác động như thế nào đây? Chúng ta biết, người đàn bà đồng hóa ḿnh với tác động của việc họ làm. Phần lớn bằng cách dấu kín nhân tố thực, đôi khi chỉ ra cái không có. Họ biết đau khổ bởi những nỗi khổ sở không thể tưởng tượng nổi- như người ta nói- v́ sắc đẹp.
Nhưng phần lớn đàn bà không biết phân biệt giữa sắc đẹp và sự tác động. Họ biết cách khinh rẻ đáng kinh ngạc cái đang có. Điều này gần với nghệ thuật, nhưng độc quyền hơn và say mê hơn, và họ không muốn ǵ hết ngoài làm tṛ ảo thuật. Bởi vậy truyền thống hindu cho rằng thế gian là maja, ảo ảnh.
Mọi sự vật không tồn tại như ư nghĩa cội rễ của chúng mà theo cách chúng tác động. Nguyên nhân bản chất hư hỏng của thế gian là sự tác động mạnh hơn hiện thực.
Kẻ đi gây tác động, không nhất thiết là kẻ có đức tin xấu, nhưng quả thật một tác động thành thật vô cùng hiếm hoi. Người ta nói, toàn bộ nền hội họa chỉ có duy nhất một bức tranh vẽ người đàn bà không phải ảo ảnh (maja), không để thực hành tài năng, không là một vai diễn thể hiện một hiện thực bất kỳ. Đấy là bức La Gioconda (Leonardo da Vinci 1503-1519) – Không phải bà nội trợ, chẳng phải bà mẹ, không là cô dâu, chẳng phải gái giang hồ. Một người đàn bà như đàn bà.
Thật hiếm hoi thứ âm nhạc, hội họa, thi ca hoặc điêu khắc không muốn khêu gợi tác động, không là thực hành tài năng, hoặc mang vai tṛ nghệ sĩ.
Với đàn bà không ǵ định mệnh hơn là họ bị lật tẩy kỹ thuật gây tác động.
Truyền thống Do thái cho rằng trong thời hoàng kim các thiếu nữ của con người sống trong sự trinh trắng, bởi v́ họ chưa biết phân biệt giữa việc người ta nh́n họ hay không. Các thiên thần sa ngă đă dạy họ thực hành các thiên phú và đừng trở thành đàn bà mà hăy đóng vai đàn bà mà thôi. Trước đó đàn bà sống như đàn bà. Tuần túy Gioconda. Không muốn gây tác động.
Có thể, việc đánh mất sự trinh trắng này là sự bắt đầu của thế gian.
Nguyên nhân của sự sa ngă là tất cả đều khác so với cái có. Kỹ thuật gây tác động. Trang phục, phù hiệu, các phần thưởng, các động tác, âm thanh, hành vi.
Tác động không bao giờ từ tự bản thân nó.
Tác động là một trong những giá trị thấp của nghệ thuật. Cái con người muốn sử dụng, muốn làm như thế nào đấy không liên quan ǵ đến nghệ thuật. Thế nhưng toàn bộ nghệ thuật, thi phẩm, âm nhạc, tư tưởng, chính trị, đời sống chung đều hoạt động theo hướng nhận tác động nhiều nhất. Không đơn thuần chỉ là sự thể hiện. Ở quan điểm này, cái tác động là sự lừa phỉnh (fals). Đến các công thức toán học cũng không loại trừ, chỉ duy nhất ngoại lệ là các cuốn sách thiêng.
Cái ǵ sẽ xảy ra, nếu từ một cái ǵ đấy không đọng lại ǵ hết ngoài tác động của nó?
VI.
Lư thuyết thông tin bắt đầu từ việc con người trong kinh tế học hiện đại, trong các sự vụ tiền tệ, chính trị, quân đội, y tế, trong ngành cảnh sát, từ các quan điểm tŕnh bày văn học, nghệ thuật, đều cần đến những thông báo chính xác, ngắn, súc tích, nhanh và nhiều.
Phần lớn các loại thông tin đại chúng không phù hợp với các yêu cầu. Nếu đánh giá các thông báo này sẽ thấy các thông báo đó một hoặc nhiều trang không chính xác, không bao quát, không quán triệt, không cập nhật.
Theo lư thuyết thông tin, sự thái quá, loạn xạ, cản trở một thông báo đúng. Sự thái quá xuất hiện trong tính chất”tràng giang đại hải” nếu một thông báo ba hoa, trong tính chất mơ hồ nếu thông tin không chắc chắn, và đặc biệt nếu thông tin bị tác động về mặt cảm xúc hay lập trường tư tưởng.
Thông tin, kể cả khi khách quan, nhưng v́ sự thái quá xúc cảm hoặc lập trường chứa bên trong nó, đều không đáng tin.
Sự dối trá từ trước tới nay người ta chỉ đo từ mặt đạo đức hoặc logic, và bằng cách, như bằng một nhân tố đứng một ḿnh- nhưng đo sự dối trá, như bằng sự dối trá, người ta không biết cần phải làm ǵ. Lư thuyết thông tin- có thể cho con người một phương pháp tiếp cận sự dối trá.
Sự dối trá trước hết là một thông tin sai (disinformation). Là mọi sắp xếp bằng các điều kiện bên ngoài để thông báo được coi như một thông tin đúng, và sự dối trá chính xác cũng được sắp xếp như vậy. Nó chính xác, ngắn gọn, khúc chiết, bao quát, chi tiết, chỉ không đúng.
Thông tin sai (disinformation) thích nhất là không cần nói một lời nào. Bằng sự im lặng của ḿnh giá mà đánh ch́m toàn bộ vào hư không. Hoặc tạo ra một tiếng động thế nào đấy đừng nghe thấy. Đây là sự gây nhiễu của các đài phát thanh. Đây là thông tin sai (disinformation) đơn giản nhất.
Nhưng im lặng hoặc tiếng động cũng không thể làm như không có ǵ, thông tin sai cũng bắt buộc phải nói lên một cái ǵ đấy. Ít nhất gây ồn ào. Nếu kiểu ǵ cũng không thể thủ tiêu nhân tố có thật, nó đành phải thông báo.
Sự dối trá là một quá tŕnh đúp: thủ tiêu sự thật và thay thế vào vị trí ấy một cái ǵ đó. Đôi khi nhân tố thật bị che dấu hoàn toàn, đôi khi bị mập mờ hóa. Trường hợp sau là sự dối trá trong suốt, khi hiện thực lờ mờ hiện ra thông qua sự dối trá.
Thông tin, cho dù xác định đối tượng chính xác như thế nào cũng đều có hậu quả hiện sinh. Cái thông báo bị biến đổi. Thông tin đi theo hướng hiện thực, c̣n tin sai (disinformation) đi theo chiều đánh lạc hướng.
Sự dối trá là thông tin cố t́nh đánh lạc hướng và là thông tin lạc hướng. Trong công thức này sự dối trá thể hiện cũng đúng như thông tin. Cơ sở dựng công thức: nếu cơ sở của thông tin là nhận thức hoàn hảo về hiện thực th́ cơ sở của dối trá là sự ngu dốt hoàn toàn có thể đạt tới.
Sự biến đổi của thông tin đúng, là làm tôi biết nhiều hơn về hiện thực, c̣n biến đổi của thông tin dối trá khiến tôi biết ít hơn về hiện thực.
Định lư ẩn của lư thuyết thông tin là chắc chắn phải có hiện thực trong đó. Trong trường hợp nếu- theo Nietzsche- không có hiện thực, chỉ có lư do, lời giải thích, lúc đó lư thuyết đổ.
Về mặt logic và ngữ pháp có thể giữa thông tin và tin sai (disinformation) không có khác biệt khách quan. Bởi vậy cần xem xét vấn đề hiện sinh để có thể phân biệt chúng.
Mọi chuyện sẽ không có ư nghĩa ǵ nếu lương tâm cắn rứt của sự phục tùng và đạo đức thẳng thừng của kẻ nổi loạn không đối lập lẫn nhau. Nếu lương tâm cắn rứt không trốn vào ẩn nấp, dấu diếm và đánh lạc hướng đến vô hạn, c̣n đạo đức thẳng thừng nếu - ít nhất trong chừng mực bản thân nó chưa phục tùng thế gian- không chống lại tin sai (disinformation) và liên tục, khăng khăng đ̣i hỏi thông tin tự do.
Lợi ích của sự phục tùng là về phía nó thế gian bị thông tin sai. Tất nhiên. Cần thừa nhận thiệt tḥi đạo đức của kẻ phục tùng. Nó thú nhận bằng cách làm cho trầm trọng hơn hay đúng hơn là nói dối. Đây là tác phẩm chống đỡ quan trọng nhất của sự phục tùng.
Phần lớn cùng lúc nó cần duy tŕ không phải một mà vài thông tin sai, cũng như nhất thiết nó phải là tín đồ vô điều kiện của hệ thống đang cầm quyền, bởi chỉ như thế nó có quyền lợi, nhưng v́ trên thế gian không ǵ đáng ghét hơn một kẻ là tín đồ của hệ thống cầm quyền ( kể cả với đám bạn bè tin cẩn), bởi vậy nó cần duy tŕ những thông tin sai rằng nó khuất phục chỉ v́ những lư do miếng ăn mà thôi. Tác phẩm cơ bản của kỹ thuật sống phục tùng: cười nhăn nhở và cùng lúc cụp mắt xuống! Điều này ban đầu thực hiện khá khó khăn.
Platon, Machiavelli và George Sorel những kẻ lập ra nhà nước chính quyền hiện đại đều dạy rằng: được phép nói dối từ quyền lợi chung. Đây là nền tảng cơ bản của tất cả các hành động cai trị ngày nay: Cho phép dối trá từ quyền lợi chung.
Satjagraha trong truyền thống: không được phép nói dối, kể cả khi động đến quyền lợi của cả dân tộc.
Nhà nước hiện đại bộc lộ sự bất lực chính trị, bắt buộc phải tiếp tục hành động thông tin sai ở mức độ cao. Cách thức lănh đạo càng tồi tệ, trong nhà nước đó càng nhiều sự giả dối.
Trước kia người ta gọi một quá tŕnh ấu trĩ tầm thường và lỗi thời là „kiểm duyệt”, đơn giản để cấm đoán và bắt im tiếng các thông tin. Hành động này xảy ra trong thời kỳ nếu thấy dấu hiệu của một cái ǵ đấy, người ta tước ngay đi tác động của nó, việc làm này thuần túy thể hiện một đạo đức tuyệt vọng nhất.
Ngày nay trong việc bảo vệ một nhà nước- không chỉ giới báo chí, đài phát thanh, vô tuyến truyền h́nh, phim ảnh, nhà hát, văn học- sử dụng các thông tin sai một cách chính thức và có hệ thống, mà những kẻ phục tùng c̣n phải bắt buộc tiếp tục hành động nói dối tự nguyện của chúng.
Từ nghệ thuật, khoa học, kinh tế chỉ những thông tin cần thiết cho nhà nước mới được thông báo một cách đại chúng. Ngay dự báo thời tiết cũng không c̣n là một thông báo thông thường mà trong nó c̣n cần chứa đựng những thông tin phải có lợi cho nhà nước. Ngày nay có lẽ chỉ thông tin lịch và giờ tàu xe chạy là c̣n độ đáng tin cậy.
Nhà nước hiện đại cần biến con người thành kẻ không b́nh thường để có thể làm bất kỳ điều ǵ với họ. Sự bất lực chính trị không điều khiển nổi kẻ có đầu óc minh mẫn. Nhưng để làm mất tinh thần con người, chưa đủ, nếu trên báo chí, đài phát thanh, khắp nơi, đến tận ngành khí tượng, tất thảy thông tin đại chúng đều bị bóp méo. Cần phải biến đổi lại hoàn toàn cả thế gian. Đây là điều đang xảy ra ngày hôm nay.
Hệ thống thông tin sai (disinformation) cần bắt đầu ngay từ trường học quần chúng. Nhà nước hiện đại tập trung tổng thể, chi phí, công sức to lớn không thể tưởng tượng được cho sự dối trá được xây dựng một cách có hệ thống, nhằm thúc đẩy sức mạnh của nó. Chỉ cần suy nghĩ về điều này là đủ, ví dụ trong ngành giáo dục cần phải làm thay đổi toàn bộ giáo viên v́ bản thân lợi ích của mục đích.
Nhưng không ǵ quan trọng hơn là việc giả mạo lịch sử. Toàn bộ các ngành, lĩnh vực, cơ sở khoa học hành động trên cơ sở này. Người ta dạy dỗ con trẻ để nó không thể đến với số liệu thật sự, không có kinh nghiệm về hiện thực, thậm chí coi những thông tin đáng tin cậy là một tuyên truyền thù địch và coi hiện thực là một ảo tưởng lỗi thời và quá độ.
Nhà nước quá độ không sống bằng sự bóc lột công sức của nhân dân và sự khủng bố hèn kém mà trước tiên bằng các thông tin đại chúng sai lệch. Một nhà nước xuất hiện trong sự mất danh giá chỉ có thể duy tŕ nó bằng sự ô nhục.
VII.
Tư tưởng đă hai ngh́n năm trăm năm tuổi của châu Âu, hay c̣n gọi là triết học, là lư tưởng chỉ đạo đời sống, so với ư tưởng-bất tử- truyền thống là một sự bồng bột và không chặt chẽ, thậm chí mang tính chất tạm thời, bột phát, tự tiện và bấp bênh.
Người ta gọi thông tin phổ quát và đáng tin cậy về hiện thực là truyền thống.
Châu Âu không đứng trên nền tảng của truyền thống. Châu Âu không biết đến một hiện sinh đáng tin cậy, và điều này có nghĩa rằng những thông tin về các nhân tố bản chất của sự sống không đúng.
Cái mà châu Âu đă tạo dựng, từ thời Socrates và Platon, là một sản phẩm của những rối loạn lịch sử, là sản phẩm của sự khủng hoảng, trong trường hợp cứ cho là tốt nhất, đấy là một hiện tượng-trạng thái lịch sử xuất hiện tiếp theo một hiện sinh sai lầm, mà ư nghĩa của nó phần lớn c̣n thấp hơn nữa. Một phần cực kỳ lớn của nó không là ǵ khác ngoài là một hệ thống ru ngủ rắc rối, tự bảo vệ, tự chứng thực ḿnh của một hiện sinh giả của con người.
Sự giả dối phù hợp với một hiện sinh giả. Trong thời cổ đấy thuần túy chỉ là một sự lạc lối, nhưng bất kỳ giây phút nào cũng có thể quay lại với truyền thống, và các thử nghiệm quay trở lại rất có ư nghĩa này cũng đă diễn ra (Platon và nhiều linh mục khác, Plotinos, Marcus Aurelius).
Từ thời Phục hưng bắt đầu không thấy ǵ khác ngoài đội quân hiện sinh giả ra đời một cách điên cuồng. Từ hậu quả của việc thay thế bằng hiện sinh giả, thông tin sai trở thành đại chúng. Những hiện sinh giả cuồng tín, những kẻ bằng hoạt động và bằng những lời ba hoa nhằm bảo vệ và chứng thực sự hư hỏng của chúng, càng ngày càng xây dựng nên những sự giả dối vĩ đại quy mô hơn. Hiện sinh hư hỏng không thể xây dựng nổi cái ǵ ngoài một hệ thống dối trá. Càng hư hỏng hệ thống đó càng lớn.
Sự dối trá (thông tin sai-disinformation) không phải tội ác và sai lầm logic mà là sự hư hỏng bản thể học (ontologia). Một sự nhố nhăng, trước hết là sự không nghiêm túc trước cái chết. Một hiện sinh giả dối và một hệ thống dối trá phụ thuộc với nhau. Đến một bằng chứng cũng không có, không có bất cứ khả năng nào để có thể h́nh dung nổi, có thể thu thập được các số liệu chân thực của sự tồn tại một hiện sinh xác thực.
Châu Âu đến giữa thế kỷ hai mươi đă đạt đến mức, sau tất cả những điều trên không ai c̣n ngạc nhiên nữa, thậm chí cần phải ngạc nhiên nếu nó không đạt đến mức ấy. Vô ích nhắc đến khủng hoảng. Toàn bộ chỉ c̣n như sau, nếu ai c̣n cho rằng đây là một sự phát triển, người đó có thể nghi ngờ đầu óc ḿnh không b́nh thường.
Có một quy luật là kẻ nào đi chệch khỏi hiện thực thật sự, dù bất kỳ lư do ǵ và ở mức độ nhỏ nhất nào, kẻ đó cũng đánh mất khả năng thông tin về các dữ liệu thật sự của sự sống.
Sự sống thật sự chỉ mở ra dành cho một hiện sinh thật sự.
Hiện sinh giả (pseudoegzistencia) không hiểu và không thể hiểu nổi những nhân tố cơ bản của sự sống. Con người trong tri thức về hiện thực chỉ và duy nhất có thể tham dự vào việc thực hiện một hiện sinh đích thực. Không bao giờ có chuyện một hiện sinh hư hỏng lại có thể biết thu thập những thông tin về một hiện thực xác thực. Một hiện sinh giả bắt buộc phải sống trong giả dối, hay nói cách khác một kẻ dối trá bắt buộc phải sống trong một hệ thống dối trá.
Người ta gọi con đường và phương pháp bước ra khỏi hệ thống dối trá, cùng lúc bước ra khỏi hiện sinh hư hỏng là sự hiện thực hóa. Gọi là hiện thực hóa bởi v́ con đường và phương pháp này dẫn dắt tới sự thực hiện một hiện sinh xác thực, và dẫn tới khả năng, bản thân hiện thực biết nhận thức ra hiện thực.
Nietzsche là người dạy chúng ta hăy nghi ngờ tất cả các loại lư tưởng, và chúng ta quay trở lại như thế nào với con người coi lư tưởng là bản thân ḿnh. Rückschluss auf den, der es nötig hat. Chúng ta biết hệ thống lư tưởng (idealizmus) là hiện sinh giả, nhưng chúng ta cũng biết chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa thực nghiệm và chủ nghĩa duy lư và các loại chủ nghĩa châu Âu khác đều như vậy, hay nói đúng hơn đều là sản phẩm bắt buộc của con người bị thông tin sai, chính v́ thế là một hệ thống dối trá.
Giờ đây cái cần làm sau Nietzsche, không đến mức con người sẵn sàng cân nhắc lại cả hệ thống ví dụ như Jaspers đă làm với Descartes và chủ nghĩa duy lư khi cho rằng triết học này bắt nguồn từ bản năng quyền lực vô cảm của một tham vọng héo hon. Cái đầu tiên giờ đây cần thực hiện là t́m cho ra trong các hệ thống lỗi cơ bản, sai lầm tiên đề (proton pszeudosz), t́m ra sự dối trá đầu tiên bị che dấu trước hệ thống được xây dựng, hoặc đă bị phủ nhận, hoặc bị quên lăng.
Đây là bước đầu tiên dẫn về phía tự sát. Là sự lừa bịp đầu tiên, để nó tự cho phép ḿnh v́ một cái ǵ đấy (có giời biết) để thực hiện bề nổi, để cho rằng chỉ đùa giỡn và có thể tha thứ, nơi có thể v́ quyền lợi, v́ sự kiêu ngạo, hoặc đơn giản chỉ v́ sự chiều chuộng ḿnh đặt một cái ǵ đó vào trung tâm, rồi bắt đầu bảo vệ cái đó, thế là từ viên đá đầu tiên nó đặt tiếp thêm viên thứ hai, rồi cứ thế, và ṭa nhà đă xây xong, nhưng nó không biết rằng, toàn bộ hệ thống được chuẩn bị để bằng điều này, chỉ để bảo vệ một bản chất, một sự thật bí ẩn nằm trên cơ sở một sự dối trá dấu diếm sâu sắc duy nhất.
Cần thiết để con người từ đầu đến cuối thử thực hiện một quá tŕnh kết tinh, khi từ sự dối trá sơ khai xây dựng lên hệ thống và thế giới quan – tất nhiên sự dối trá càng sâu và càng độc hại, càng trong những khái niệm tinh tế - và thử đến tận cùng xem hiện sinh bị phá vỡ như thế nào, bởi, như mọi người đều biết, tất cả mọi sự dối trá đều làm tan vỡ tính chất cá nhân của con người.
Ở đây cần viện đến sự cứu trợ của Baileidés, kẻ đặc biệt tỏ ra thận trọng với con người xây dựng lên một hiện sinh giả như thế. Baileides nói, hệ thống này tốt chỉ v́, để kẻ kia t́m kiếm thêm những vũ khí lợi hại hơn và bằng chiến thuật kỹ lưỡng hơn bảo vệ sự dối trá riêng của nó. Nó sẽ rơi vào mâu thuẫn phân vân với chính nó và với thực tại sâu sắc hơn, nó sẽ quay cuồng hơn nữa với chính bản chất riêng của nó, và càng ngày càng xa rời sự thực chất.
Sự dối trá lúc này không c̣n là một hành vi một lần và ngoại lệ nữa, mà đă trở thành sự thực hành đời sống một cách có hệ thống, thậm chí là một kỹ thuật được gọt rũa và thành hàng hiệu. Cho dù sự dối trá chỉ một lần cũng không thể h́nh dung nổi nếu thiếu vắng sự đánh mất bản thể. Giờ đây điều này cũng chính là sự biến mất từ từ của hiện hữu người.
Hegel. Con người ngạc nhiên, ai sống hộ chính bản thân họ.
Baszileides tất nhiên là một sự ngây thơ cổ đại khi ông cho rằng hiện sinh giả chỉ bộc lộ trong tỷ lệ đáng kể và có hệ thống nếu người ta phản đối sự dối trá đầu tiên từ bên ngoài. Giờ đây chúng ta đều biết, không cần thiết đến sự chống đỡ bên ngoài. Con người, trước khi một kẻ khác nhận ra, nó đă tự biết nó nói dối, và bắt đầu tự bảo vệ bản thân, và bắt đầu tự trốn tránh trước bản thân, vào các lư thuyết và các điều kiện, và bắt đầu tự biện minh.
Đây là chứng tự phát cuồng, mà con người tiến hành với bản thân và trong bản thân, một tác phẩm cưỡng bức. Từ sự dối trá một lần và ngoại lệ sẽ xảy ra hành vi như thế này, và từ đấy thành hệ thống. Từ đấy sẽ thành tập quán và đặc tính. Con người từ từ dựng hàng rào bản thân, từ bỏ sự truyền tin sơ đẳng, hay nói cách khác chỉ mặt nạ lên tiếng, chỉ quan điểm, thế giới quan và triết học. Âm thanh của nó cũng tự đánh mất bản thân, nền tảng phát âm thông tin vang lên một cách giả dối, khiến một đôi tai đă nhập định nhận ra ngay, rằng nó c̣n tự nhiên hơn cả tự nhiên, trực tiếp hơn cả trực tiếp và thuyết phục hơn cả thuyết phục.
Nếu người nào chưa đủ kinh nghiệm trên lĩnh vực này, hăy thử kiểm tra lại tầm chân trời –ư nghĩa của các câu nói. Họ sẽ nhận ra, âm thanh giả dối kêu vang trống rỗng, cùng lúc trơn tru và lấy ḷng, bơi trong màu sắc âm ấm và làm ngây ngất, tâng bốc và quyến rũ, nhưng không phải như một bức họa, mà như một màn tŕnh diễn sặc sỡ nhiều sắc màu ngày chủ nhật. Khi con người dối trá, luôn luôn niềm nở hơn con người những lúc b́nh thường.
Trong sự dối trá con người ngày càng ngót dần trong bản thể của nó, cái nó nói, ngày càng chỉ là sự thay thế. Không! con người không quen chờ đợi để người ta tấn công từ bên ngoài. Lương tâm của nó bắt nó tự bảo vệ ḿnh trước bản thân. Nó cần một quá tŕnh chứng minh thường xuyên và có hệ thống, để có thể chịu đựng được chính bản thân nó.
Một câu hỏi ly kỳ nổi lên ở đây là phải chăng cái mà từ thời Platon người ta đặt tên là biện chứng, cái là thành tựu lịch sử của triết học châu Âu, phải chăng không giống hay sao (một cách đáng sợ) với cuộc tranh luận tự thân sống-chết của con người với lương tâm của nó, và phải chăng cái quá tŕnh logic mà sau này người ta gọi là bằng chứng, không phải cần t́m nguồn gốc của nó ở đây?
Câu hỏi này hợp lệ bởi một khi nào đó một ai đó chứng minh một cái ǵ đó, không bao giờ một chứng cớ phân vân lại thắng thế, mà nó đặt lên hai vai một tác phẩm có logic. Và sự chứng minh, cũng như phép biện chứng người Hy lạp t́m ra, nhưng không phải Orpheusz mà là các luật sư, các nhà hùng biện chính trị, kẻ ngụy biện.
Thế giới quan chỉ là chừng này: một hệ thống của sự giả dối, hoặc không phải là đôi khi hay ngoại lệ, mà khi con người suy ngẫm và một cách có hệ thống, cân nhắc và can đảm đưa ḿnh vào một hướng, không phải v́ quyền lợi, mà là hậu quả của hoàn cảnh sai lầm bận rộn trong đời sống. Nghĩa là, không là ǵ khác ngoài một sự thiếu nghiêm chỉnh của một hệ kiến trúc châu Âu gọi là thế giới quan, là thành lũy của sự dối trá trung tâm trong đời sống một con người mang một hiện sinh giả. Thế giới quan là kết quả của danh dự bắt buộc đặt lên con người, nếu nó đă một lần nói dối, hăy kiên tŕ giữ vững, là danh dự cơ bản để bảo vệ sự nói dối của nó chống lại mọi cuộc tấn công.
Jarry duy tŕ quyền được phép nói dối cho ḿnh. Điều này cần v́ con người từng bước có nhu cầu về sự thật, và cũng chỉ v́ có thể tha thứ cho kẻ khác, c̣n với bản thân ḿnh cần nghiêm khắc hơn. Ngoại lệ có thể nói dối, để con người nói chung hăy trở nên có danh dự.
Hạt giống của hệ thống dối trá không phải luôn luôn là điểm dối trá nhất của hiện sinh, nhưng luôn luôn là nơi con người chịu đựng nhiều nhất v́ sự hư hỏng riêng của nó.
Sự liên tục của dối trá. Như chức năng đời sống. Thế gian, như một tổ chức sự dối trá. Như một hệ thống-đánh lạc hướng. Như một tập quán. Như thể hiện sinh thực sự chỉ có thể có bằng cái giá bán thế gian đi.
Con người tưởng nó đang tiếp tục nhận thức, biết đâu chỉ là đang t́m cách bảo vệ và chứng thực chống lại lương tâm cắn rứt.
Nó hạ thấp bản thân với (cái gọi là) v́ đời sống. Một khái niệm cổ điển: bị tổn thương v́ sự sống c̣n.
Một đời sống bị dối trá. Một hiện sinh giả.
Sự giả dối không phải là hậu quả trực tiếp của sự khuất phục. Nếu nó tuyên bố công khai là nó nói dối, nó có thể cứu được bản thân.
Tôi nói dối v́ cuộc đời và của cải của tôi. Nhưng để cả cuộc đời tôi không như dối trá, th́ ư nghĩa của việc tôi làm đừng bị dấu kín trước tôi, tốt nhất là tôi thổ lộ ra, v́ người ta sẽ nh́n thấy rơ, và tôi có thể c̣n lại trong danh dự.
Con người trong hoàn cảnh này đừng sống trong sự tự lừa dối, như vậy hệ thống của nó vẫn c̣n lại trong sạch.
Không bao giờ có điều này.
Đi kèm với sự khuất phục, là con người tự đánh lạc hướng bản thân nó.
Đạo đức thẳng thừng và hiện sinh giả.
Điều kiện đủ- các lư thuyết. Sự trả thù, ressentiment.
Dân chủ. Chủ nghĩa xă hội- vân vân và vv…
Khi sự giả dối đă tổ chức quá sâu trong một mức độ, về mặt tri thức không thể phê phán được nữa, lúc đó nó c̣n được củng cố bằng việc điều này dường như không đúng sự thật, nó biến thành thần tượng.
Câu hỏi ngày càng trở nên đe dọa hơn, phải chăng sẽ c̣n có sự thật, khi tất cả mọi người đều nói dối.
Bởi v́ sống thật và nói thật phụ thuộc vào nhau nên một đời sống giả dối và lời giả dối cũng không thể tách rời nhau. Nhưng hiện sinh dối trá và hệ thống giả dối không thể xác định được bằng các khái niệm suy nghĩ thông thường. Về mặt đạo đức nó không tốt, không xấu, về mặt logic nó không sai cũng không đúng. Nhưng bằng các khái niệm sinh học cũng không thể xác định. Đời sống là một cái ǵ đặc thù, trong sự dối trá nó cũng sinh sôi nảy nở, đôi khi có vẻ như tốt hơn. Đấy là sự rậm rạp đậm đặc của đời sống bị hành hạ bởi sự dối trá. Từ sự dối trá người ta béo ph́ ra.
Người ta luôn luôn đặt con người bên cạnh lư tưởng. Nhưng trong thực tế con người không đứng trước sự đ̣i hỏi của lư tưởng, mà trong sự sống của nó hay bên trong lư tưởng, hoặc bên ngoài lư tưởng, thật sự và thực tế là: một thực thể tồn tại với các giá trị hoàn toàn hoặc không hoàn toàn. Đây là sự khác biệt giữa đời sống hiền ḥa- chắc chắn- thực chất-hoặc đời sống vô nghĩa - vô giá trị- phi bản thể. Đây là sự khác biệt giữa hiện sinh và hiện sinh giả.
Theo Nietzsche, cái mà con người nói dối với kẻ khác, không đáng kể, chẳng là cái ǵ so với cái con người tự nói dối ḿnh. Và ngày nay, cảm ơn ngành tâm lư học, mọi biểu hiện đều chỉ ra cho thấy, chúng ta đang ở thời kỳ chín muồi của sự dối trá. Tâm lư học là một phép, ta gọi là chống-yoga, không hề là một nhận thức mang tính người và là phương pháp tự phê b́nh, trái lại, nó dạy con người làm thế nào để tự dối ḿnh bằng những tích cực mớn trớn nhất, và làm thế nào dối trá với bên ngoài những đặc tính gây ảnh hưởng nhất. Tâm lư học là một phép của sự tự lừa dối bản thân mang tính chất hệ thống.
Cái ǵ xảy ra trong sự tự lừa dối bản thân? Rằng, con người đă đánh lạc hướng bản thân,tránh xa bản chất thật của nó. Sự đại chúng của tâm lư học phải biết ơn điều này, rằng nó không chỉ mang đến các thể loại phân loại khiến con người chết ngạt trong số lượng và các mức độ vô tận bởi những đặc tính bí ẩn bên trong dành cho nó, ai càng thiểu năng, kẻ đó càng chết. Ngày nay lư tưởng của con người không bao giờ được lấy ra từ các tiểu thuyết nữa mà từ các anh hùng tâm lư học, Freud và Jung, Adler và Rorschach và Szondy, những dạng kiểu cao cấp tự nói dối ḿnh.
Tâm lư học mang đến cho cách thực chứng thực tự thân, cho sự ẩn nấp và các tṛ trưng diễn một tṛ chơi phức tạp, những thủ thuật tự bảo vệ lươn lẹo, những phương pháp ngụy biện đáng ngờ thấp kém mang tính hướng ngoại. Tâm lư học gặt hái thành công bằng hoàn thiện kỹ thuật tự lừa dối ḿnh một cách không thể tưởng tượng nổi. Chúng ta không đối mặt với các anh hùng sử thi nữa mà với các anh hùng tâm lư, những kẻ tự nói dối thông qua những hướng nội, những phân tâm, những ưu việt.
Về những kẻ này, nói như Nietzsche, chỉ nên bịt mũi khi nói về họ, bởi v́ họ không chỉ tự diễn vai tṛ hoàn hảo với bản thân bằng sự thỏa măn không tấn công nổi, khinh thường tất cả những ai bị ảnh hưởng bởi tính chất tiêu cực của vai tṛ này, mà họ c̣n tỏ ra không bao giờ nhầm lẫn nữa bởi cái họ làm đă trở thành khoa học. Loại người này không phương cứu chữa. Không hề ngớ ngẩn. Chỉ hiện sinh giả. Kẻ nguy hiểm không phải kẻ nói dối từ bài bản mà là kẻ không cần sách, bản năng hóa sự nói dối. Những kẻ mà tâm lư bên trong là phản xạ. Đây là những bậc thầy tâm lư, những kẻ đă thực hiện xong hoàn toàn kỹ thuật tự lừa dối bản thân.
Kỹ thuật của sự tự lừa dối bao giờ cũng đi trước kỹ thuật của sự tự phê b́nh. Cái phi lư trong thời đại của tôn giáo và triết học xưa, trong thời đại nay của khoa học đă trở thành cái hàng ngày, sự tự lừa dối hiện diện một cách không thể lật tẩy được nữa. Tất nhiên trong trường hợp này sự dối trá không phải tội ác, không phải là bệnh tật cũng không phải là lỗi logic. Sự lừa dối là một hiện sinh không trong sạch, và điều này chỉ có nghĩa như sau: con người tự làm hỏng ḿnh, chứ không phải làm hỏng người khác trước nhất.
Con người đi với ngành tâm lư học giống như một nhà nước nhận ra, dàn lănh tụ của ḿnh do kẻ thù trả lương.
Tâm lư học xuất hiện để đi t́m qúa tŕnh giải quyết sự lừa dối, một quá tŕnh trong hiện sinh giả và trong những sự giả dối toàn bộ- dù có ư thức hay vô thức- lựa chọn ra sự đánh lạc hướng từ con người và biến nó thành cái vô hại. Trong các phương pháp phê phán và tự phê phán của tâm lư học người ta tưởng rằng bằng các phương pháp này có thể cứu vớt hiện sinh và tư tưởng, có thể vô hiệu hóa sự dối trá. Thế là ban đầu tâm lư học là một dạng khử trùng, một tạo vật được tiếp diễn bởi quyền lợi vệ sinh bên trong, một sự lập lại danh dự sơ khai (Nietzsche: intellektuelle Redlichkeit) và là sự giải tỏa toàn bộ những hành vi đánh lạc hướng.
Nhưng quá tŕnh ngược lại đă xảy ra khi: té ra, nếu hiện sinh thật không thực hành tâm lư của nó, nó lập tức quay ngược lại bản thân, hoạt động phê phán và tự phê phán bị thay thế bằng một quá tŕnh mù mờ và trốn tránh. Trong khoảng một trăm năm trở lại đây,lúc này là điểm đen tối nhất trong lịch sử nhân loại. Nếu đằng sau những công tŕnh soi rạng không có một hiện sinh thật sự, chỉ sau một thời gian ngắn bản thân tâm lư học biến đổi thành một kỹ thuật che đậy, và không c̣n là quá tŕnh khử giả dối nữa mà từ từ đi bảo vệ sự giả dối.
Điều này liên quan tới phân tâm học, tâm lư học chiều sâu, tâm lư học cá nhân, toàn bộ tâm lư học lâm sàng và hệ thống kiểm tra. Thay v́ lật mặt nạ của sự đánh lạc hướng, và khởi động quá tŕnh hiện thực hóa trong con người, tâm lư học củng cố sự đánh lạc hướng trong con người và cũng bằng phương pháp đánh lạc hướng đó chứng thực sự hư hỏng của nó, cất dấu sâu hơn hiện sinh giả, xây dựng rào lũy bảo vệ và chứng minh về mặt tâm lư.
Ở một vài ngành tâm lư học, nhất là phân tâm học, quá tŕnh này diễn ra cực kỳ nhanh chóng. Đến mức ngày nay phân tâm học trở thành một quá tŕnh ẩn nấp an toàn nhất, một kỹ thuật che đậy hiệu quả nhất, là sự bảo vệ mọi giả dối chắc chắn nhất, là sự đánh lạc hướng tốt nhất, là quá tŕnh nhầm lẫn hiện sinh giả có hiệu lực nhất. Cũng như vậy, ngoại trừ thần học nguyên thủy của Kierkegaardi ra, lần lượt tất cả đều chung một số phận, chủ nghĩa hiện sinh hiện đại cũng vậy, mặc dù về bản chất nó từng hứa hẹn sẽ là một phương pháp giải tỏa sự giả dối và hiện thực hóa thực tại.
Ngày nay chủ nghĩa hiện sinh cũng đă biến đổi thành một kỹ thuật che đậy, không bao giờ c̣n phơi bày hiện sinh giả ra nữa, mà trong chủ nghĩa này con người lẩn trốn và bảo vệ những đời sống giả. Chủ nghĩa hiện sinh giờ đây về mặt chiến thuật là một vị trí thuận lợi nhất từ quan điểm những đời sống giả của con người có thể được bảo vệ.
Đại khái đây là một số lư thuyết để có thể tiếp cận sự giả dối tuyệt đối ở châu Âu, hoặc khi một câu hỏi nổi lên rằng có thể nói dối sự thật được hay không? Kỹ thuật lật tẩy biến đổi thành kỹ thuật dối trá cũng có sự thật của nó, giống như kẻ nói dối có sự thật của nó. Quá tŕnh tự lừa dối bản thân này là một mức độ cao và phức tạp, mà mọi thí nghiệm thử lật tẩy điều này đều bị bật trở lại.
Tất nhiên việc một con người biết lần theo từng cử động tinh tế của hoạt động tự đánh lừa ḿnh không có, bởi v́ cái đặc trưng cho sự tự đánh lừa là một hành vi không thô bạo và nổi bật, ngược lại khó có thể nhận ra, nó là cái bóng, là sự chuyển động li ti, như cách thức ḅ của con sâu.
Nhưng điều này không quan trọng. Điều cần thiết và là dẫn chứng: là con người cần duy tŕ bản thân ḿnh trong một nhiệt độ thường xuyên có thể của danh dự nhận thức (intellektuelle Redlichkeit) và điều này giá trị hơn điều mà trong khoảnh khắc từ lương tâm cắn rứt của một kẻ khuất phục và từ đạo đức thẳng thừng của một kẻ nổi loạn một con người thảm hại đạt được.
Câu hỏi duy nhất của hệ thống đời sống hiện đại: Con người làm thế nào để thoát khỏi những sự dối trá mà nó tự xây xung quanh ḿnh, tự củng cố trong bản thân ḿnh, về mặt cá nhân, xă hội, trong âm nhạc, nghệ thuật, tư tưởng, trong sự đánh giá giá trị và trong tầm nh́n của nó.
Một đời sống bị lừa dối và những hiện sinh giả lớn lên từ đấy.
Một hệ thống phỉnh lừa tuyệt đối, thứ hệ thống ngay đến một điểm đúng duy nhất cũng không có. Thứ ngay trong bản thân nó phi vấn đề và không thể tấn công nổi. Là chứng thực và là một hệ thống biện minh cho một đời sống phỉnh lừa tuyệt đối.
Là sự dối trá duy nhất.
Nguyễn Hồng Nhung dịch từ nguyên bản tiếng Hung
( Budapest. 2014. 06.15)