HAMVAS BÉLA VÀ VỢ -KEMÉNY KATALIN
Cô gái 27 tuổi Kemény Katalin vào tháng Chạp năm 1936 quyết định đến Thư viện Thủ đô để nói thẳng cảm tưởng của ḿnh với người phê b́nh tập thơ Rabelais cô vừa dịch, mới xuất bản. Cho dù, dường như nhà phê b́nh 39 tuổi Hamvas Béla không nghiêm khắc hơn so với thói quen của ông. Theo Hamvas Béla, bản dịch của Katalin chính xác đúng như những ǵ một bàn tay phụ nữ có thể làm được, và dù vượt trội hơn hẳn so với các bản dịch từ tiếng Anh và tiếng Đức, nhưng cùng lúc không trả lại sự nhẹ nhơm của tác phẩm gốc.
Lời ngợi khen nửa vời này khiến cô gái trẻ tức giận, cô bèn t́m đến nơi làm việc của nhà phê b́nh không quen biết đang giữ vai thủ thư ở đó. Cô nói cho ông biết, ông đă nói sai ở điểm nào, để người này giải thích lại cho cô hay, cô đă làm ǵ với một văn bản từ thời trung cổ. Buổi gặp gỡ diễn ra khá lâu, ngày hôm sau họ lại tiếp tục tranh căi. Vài tháng sau buổi quen biết đầu tiên, họ lấy nhau.
Trước khi gặp Kemény Katalin, Hamvas Béla đang trải qua một thời kỳ khủng hoảng trong sự nghiệp cũng như trong đời tư. Cùng Kerényi Károly, họ ra chung một tờ tạp chí tên là Sziget ( Đảo), nhưng tờ báo phải đ́nh chỉ v́ bán không chạy, và cuộc hôn nhân đầu tiên của ông đang bế tắc. Hamvas Béla từ khi c̣n trẻ đă mường tượng ra một người bạn đời ông muốn sống cùng như thế nào. Ông muốn t́m một người trước hết phải là một người bạn tinh thần của ông, tuy không nhất thiết phải đọc quá nhiều, có học thức quá cao, để c̣n có thể cùng ông khám phá sự bí ẩn của tri thức.
Người vợ đầu tiên của ông là Angyal Ilona, không hề phù hợp với mong ước của Hamvas Béla, một người đàn bà đẹp, tuyệt đối không thiết tha ǵ với con đường tinh thần mà chồng ḿnh đang theo đuổi. Đấy là một cuộc hôn nhân t́nh yêu mà nửa này muốn nhốt nửa kia vào một cái chuồng chung, sẵn sàng nhảy xổ vào nhau như hai con hổ - sau này Hamvas Béla tả lại.
Người vợ đầu tiên của ông cho đến tận cuối đời vẫn không thể nào hiểu nổi tại sao chồng ḿnh lại bỏ đi năm 1935, và sau khi hai người ly hôn, bà vẫn giữ tên chồng cho đến tận khi mất. „Chúng tôi sống rất hạnh phúc, không thể có hai kẻ nào hạnh phúc hơn trên thế gian. Sau tám năm, chúng tôi ly hôn (…)nhưng tôi không thể nào quên được ông ấy. Tôi vẫn cứ là vợ ông ấy, và sẽ như thế cho đến lúc chết.”-Angyal Ilona, người vợ đầu tiên của Hamvas Béla cho biết vào năm 1980.
C̣n Hamvas Béla thường cho rằng ḿnh chịu trách nhiệm về cuộc hôn nhân đổ vỡ này và ông không tin ḿnh sẽ t́m được một người bạn đời như ư muốn. Thực ra ông chỉ mơ ước được sống, viết trong sự b́nh yên, không vướng nhiều ràng buộc, bên cạnh một người bạn đời cùng mục đích. Đúng lúc đó cô giáo dạy tiếng và văn học Pháp Kemény Katalin xuất hiện. Sau buổi tṛ chuyện đầu tiên, Hamvas Béla lập tức cảm thấy ngay Katalin có thể là một người bạn cùng chí hướng sáng tạo với ḿnh.
Nhưng gia đ́nh cả đôi bên đều không vui mừng. Ông bố của Hamvas Béla theo phái cánh tả, là một mục sư thiên chúa giáo, c̣n cha của Kemény Katalin có khuynh hướng theo chủ nghĩa cộng sản, cùng gia đ́nh vừa trốn khỏi Erdély (vùng đất cũ của Hungary bị cắt cho Rumani sau Thế chiến II-ND). Gia đ́nh đôi bên ngờ vực nh́n nhau. Và không chỉ có thế.
Khi Katalin giới thiệu Hamvas Béla với cha mẹ ḿnh, trong bữa ăn tối hôm đó, Hamvas Béla phát biểu:” Thật tai hại, khi người ta không thể về hưu sớm ở tuổi bốn mươi, như ở Thụy sĩ chẳng hạn.” Ông bố vợ (tương lai) sửng sốt bảo con gái: „ Thế nào, mày định lấy một người về hưu làm chồng?”. Hamvas Béla măi sau này mới tiết lộ cho ông bố bà mẹ không thích mọi sự rắc rối của ḿnh là đă lấy vợ. C̣n cha của Katalin lo lắng viết một người bạn: „ H.B.- là một người vô cùng học thức nhưng có những tư tưởng vô cùng phản động, kể cả với lợi ích và vận mệnh riêng của ḿnh. (…) Rồi thời gian sẽ cho biết, hai cái linh hồn đẽo gọt từ hai cái cây khác hẳn nhau này sẽ ḥa hợp với nhau thế nào.”
Sự ḥa hợp thực ra đến rất nhanh. Hai vợ chồng Hamvas Béla dự định sẽ dành cả cuộc đời cho đọc và viết. Người chồng ban ngày làm ở thư viện, buổi tối trở về cùng vợ trong căn nhà dự tính biến thành một cái thư viện ở chân núi Remete. Theo Katalin, vợ ông, những bản thảo chưa hoàn chỉnh dành cho 500 năm ra đời như thế. Nhưng khi chiến tranh Thế giới bùng nổ Hamvas Béla đă ba lần cần nhập ngũ, thậm chí ông bị gửi đến cả mặt trận nước Nga. Lúc ở trong quân ngũ, ông viết một trong những tác phẩm chính của đời ḿnh, tác phẩm Minh Triết Thiêng Liêng (Scientia sacra).
Khi ở trong quân ngũ Hamvas Béla đă hai lần đánh bạc với số phận của ḿnh: Lần thứ nhất, dưới lệnh ḿnh ông cho phép những người Do Thái bị bắt cưỡng bức lao động trở về nhà họ. Lần thứ hai ông trốn khỏi mặt trận nước Đức, để trở về Budapest chăm sóc người vợ đang ốm nặng.
Rồi sau đó, nhà của hai vợ chồng Hamvas Béla bị trúng bom, toàn bộ những cuốn sách hai vợ chồng tích lũy, giữ ǵn cẩn thận hàng chục năm, cùng toàn bộ những bản thảo dang dở bị cháy trụi hoàn toàn. Đối với Hamvas Béla sự hủy diệt này giáng cú sốc xuống số phận ông c̣n lớn hơn cả chiến tranh. „Tôi đă trở thành ăn mày. Thế gian tư hữu đă bị hủy diệt…Tôi cố gắng không bao giờ c̣n bám giữ lấy bất kỳ cái ǵ nữa…Tôi đă hiểu ra, trở thành ăn mày thật là khó khăn, nhưng cũng tốt…”
Và thật sự, những năm tháng ăn mày đă đến. Hamvas Béla sau chiến tranh c̣n tiếp tục làm việc như một biên tập viên một thời gian, và tác phẩm „Cách mạng trong nghệ thuật” viết chung cùng vợ- Kemény Katalin đáng lẽ đă được in nếu không có sự chỉ trích ngăn cấm gay gắt từ Lukács György, lúc đó là Đảng viên cộng sản, Bộ trưởng bộ Văn hóa. Sau sự chỉ trích này, Hamvas Béla bị buộc thôi việc.
Ông kiếm t́m một giấy chứng nhận có nghề làm vườn, và cùng vợ chuyển đến một căn nhà mượn người quen, họ hàng ở Szentendre, và ông bắt đầu nghề làm vườn. Với người khác, đây có thể là một sự lưu đày đích thực, nhưng vợ chồng Hamvas Béla cảm thấy hạnh phúc. Trong một lá thư, Hamvas Béla đặt tên khoảng thời gian tuyệt vời này là”thiên đường”, nơi họ có thể sống trong một ḥa b́nh bất ngờ và một bầu không khí sáng tạo màu mỡ: „ Ôi, giá mà tôi có thể sống măi như thế. Tôi sẽ không bao giờ muốn chết.”- Hamvas viết.
Trong giai đoạn này, nhiều lần hai vợ chồng nói đến chuyện biết đâu một lúc nào đấy họ sẽ xây được tổ ấm riêng của ḿnh. Có lần dạo chơi cùng vợ, Hamvas Béla ngồi xuống một tảng đá phủ đầy rêu và phác họa trên đất ngôi nhà của họ sẽ như thế nào, sẽ có tiếng dế ”rỉ rả” bốn bề. Họ mua hai chiếc tách – và không bao giờ uống đến- làm vật tượng trưng cho mơ ước của ḿnh :” Để sau này sẽ uống trong „căn nhà đó” – Sau này Katalin kể lại.
Nhưng cảnh tượng lăng mạn nghèo khó của họ cũng mau chóng chấm dứt. Hamvas Béla phải lựa chọn một việc làm, để tránh khả năng bị đưa đi lao động cải tạo. Ông trở thành thủ kho của Công ty xây dựng Nhà máy Điện ở khu công nghiệp nặng ngoại ô. Bên cạnh công việc hàng ngày đều đặn, ông vẫn viết không ngừng. Ông học tiếng Sanskrit, ông dịch các tác giả La tinh, Hy Lạp, Heber, Trung Quốc.
Những công nhân cùng làm việc với ông thời đó không hề mảy may hay biết, một trong những con người thông thái nhất thời đại của họ là người, ngày ngày phát dụng cụ lao động cho họ trong nhà kho. Trong những năm ấy Hamvas Béla chỉ gặp vợ ḿnh, Kemény Katalin hai tuần một lần vào một buổi cuối tuần nào đấy, ông đă sống một ḿnh 13 năm liền trong các khu tập thể công nhân khác nhau.
Từ khu xây dựng công nghiệp Hamvas Béla về hưu. Trong những năm cuối cùng của cuộc đời, không hề hy vọng các tác phẩm của ḿnh sẽ được xuất bản, ông vẫn viết tiếp đều đặn. Trong khoảng thời gian này đôi khi ông bị trầm cảm. „ Cơn u sầu của tôi gây nhiều phiền phức (…) tôi làm quen và ráng chịu, chỉ môi trường xung quanh tôi (nhất là Katalin) phải chịu đựng nó. Tôi đă là một bạn đời có thể chịu đựng nổi đến năm sáu mươi chín tuổi, nhưng từ tháng Hai tới giờ quả là khó khăn.” – ông viết.
Ngày 4 tháng 11 năm 1968 ông bị chảy máu năo. Gă bác sĩ trẻ tuổi vừa đến hét lên với Hamvas Béla lúc này đă liệt nửa người: „ Bố già bị làm sao?”. Hamvas Béla ngước nh́n vợ và không thốt lên thêm một lời nào nữa. Ông bị hôn mê, và qua đời ba ngày sau đó. Vợ ông, Kemény Katalin sống đến năm 2004, trong những năm tháng tuổi già, bà bắt gặp ḿnh như một nhà thơ. Bà xây được một căn nhà nhỏ ở Szentendre, căn nhà vợ chồng bà từng mơ ước. Câu chuyện xây căn nhà này được bà kể lại trong một tiểu luận bằng thơ đề tặng người chồng đă mất của bà, Hamvas Béla.
Những người học tṛ, những người viết tiểu sử của Hamvas Béla thường viết về mối quan hệ của Hamvas Béla và Kemény Katalin, vợ ông theo hai khuynh hướng. Khuynh hướng thứ nhất coi Katalin như một người bạn đời tinh thần rất hoàn hảo bên cạnh Hamvas Béla. Khuynh hướng thứ hai cho rằng Katalin là một người vợ vụng về, không biết chăm sóc chồng: không đi thăm ông ở các khu tập thể công nhân, không gọi điện thoại, và v́ thế người chồng, Hamvas Béla, người ta chỉ thấy ông quay trở lại khu công nghiệp với những cuốn sách, chứ không phải với thức ăn được nấu mang đi từ nhà.
Thực ra cả hai khuynh hướng viết về họ đều có thể đúng. Mối quan hệ hôn nhân của họ không thuộc về thế gian này, điều này thể hiện hoàn toàn trên các văn bản.
„ Bí ẩn của t́nh yêu là từ hai thành một”- Hamvas Béla đă viết.” T́nh yêu đôi khi như thể từ một thành hai, cho dù thực ra nó luôn luôn là hai, chỉ t́nh yêu biến nó thành một. C̣n t́nh bạn đôi khi như thể từ hai mà ra, cho dù nó luôn luôn là một, chỉ t́nh bạn biến nó thành hai.” Ngoài hai người, Hamvas Béla và Kemény Katalin ra, không ai có thể biết, mối quan hệ đích thực nhất của họ thực chất là mối quan hệ nào.
(Nyáry Krisztián)
Nguyễn Hồng Nhung dịch từ nguyên bản tiếng Hungary
( Budapest. Lễ Phục Sinh 2014.04.20)