HAMVAS BÉLA

 

HERMES TRISMEGISTOS

( Trích tiểu luận triết học Scientia sacra)

 

1.

 

Dưới cái tên Hermes Trismegistos, từ thời đại Alexandria c̣n lại vài đối thoại và những văn bản vụn. Ngôn ngữ của những lưu trữ này là tiếng Hy lạp, bởi vậy ban đầu người ta tưởng tác giả của chúng là một nhà triết học Alexandria sống đầu công nguyên, hoặc cao nhất là trước công nguyên một-hai trăm năm.

Dù vậy, nói về nội dung của các tác phẩm, gần như theo đồng quan điểm, chúng ta đang đối diện với những tác phẩm thích nghi Hy lạp hóa đặc trưng (sinkretikus hellenistikus). Chủ nghĩa Sinkretizmus (thích nghi) trong trường hợp này có nghĩa là tác giả từ mọi miền của thế gian quen thuộc thử nghiệm sự thống nhất bắt buộc của những tinh thần khác nhau xuất phát từ các nguồn ở Alexandra. Công việc mang tính chất thích nghi này về bản chất khác hẳn sự thích nghi; cái ban đầu chỉ tập hợp chất liệu, cùng lắm hàn gắn lại; cái sau đúng là tạo ra sự thống nhất.

Cần phải sửa lại quan điểm cũ này. Giữa tất cả các nhân vật,  tác phẩm của Mead có ư nghĩa nhất, đáng tin cậy nhất, ngoại trừ những nhầm lẫn xuất phát từ lư thuyết của ông, văn bản Hy lạp này không chỉ được coi như hoàn toàn cổ, mà c̣n là bản dịch nhập định Ai cập cho phép quay trở lại thiên niên kỷ thứ tư.

 Ngôn ngữ Hy lạp và thuật ngữ tương tự như của phái Thông giáo (gnostikus) trong những đối thoại văn bản gốc có rất ít thay đổi. Ở Alexandria lúc ấy có hàng đội quân các nhà bác học làm việc, để thu thập những kỷ vật cổ khắp trái đất cho thư viện. Các đại lư của thư viện đi đến tận Trung Quốc, Ấn độ, Tây tạng, Irán, Caucazus; bằng con đường của những kẻ kế tục các triều đại cai trị ở Alexandria người ta sử dụng ảnh hưởng của họ để kiếm cho được những văn bản cổ nổi tiếng từ các nhà nước khác. Sau đó họ cho dịch ra tiếng Hy lạp và giữ ǵn nó trong thư viện.

Ảnh hưởng sống của nhân vật linh thiêng hóa từ lâu đă bị mất, chỉ c̣n sách giữ ǵn tinh thần thời cổ. Mục đích của thư viện Alexandria, là ǵn giữ truyền thống của toàn bộ nhân loại ở một nơi.

Có thể giả thiết rằng, văn bản Hy lạp trên nền bản gốc, ngoài các tên gọi ra, bản chất không có ǵ bị thay đổi. Cái tên Hermes Trismegistos là một sự biến đổi kiểu Alexandria như vậy.Theo bản gốc Hermes có tên là Toth. Dưới cái tên Toth có ba tượng trưng ẩn náu:Toth là một thần linh Ai cập; giáo chủ cao nhất của Ai cập tên như vậy, giống như Dalai Lama ở Tây tạng, Zarathusra ở Iran, Püthia ở Delphoi; sau cùng Toth là đẳng cấp giáo chủ, hay là tên gọi của những kẻ đă nhập định. Sau khi đă nhập định, linh mục và học giả lấy tên một thần linh, là Toth, bởi v́ ngài đại diện cho tinh thần của thần linh trong loài người thông qua hành động.

Trong văn bản nếu người dịch chép lại được một cái ǵ đó đều gần như phù hợp với tinh thần tác phẩm đến mức có thể tin nổi sự trung thành của bản dịch. Các khó khăn trong những vấn đề sự tin cậy của bản dịch chưa từng là những việc không vượt qua nổi; Đặc điểm phổ quát của tiếng Hy lạp cho phép có thể bước tiếp sang tiếng Ai cập tổng hợp bằng những phù hợp xuất sắc. Ngày nay, nếu văn bản La tinh cần dịch ra tiếng Pháp, Tây ban nha hoặc Ư, các khó khăn sẽ lớn hơn một cách phi tỷ lệ, bởi v́ cần phải dịch ngôn ngữ La tinh đa năng ra các ngôn ngữ cá nhân hóa hiện đại.

 Trong trường hợp này thứ bị đánh mất chính là thứ quan trọng nhất: tính chất đa năng. Sự đa năng trong một ngôn ngữ chỉ có ngần này ư nghĩa: có khả năng đánh dấu tất cả các sự vật của thế gian. Ngày nay cùng lắm chỉ c̣n có ngôn ngữ ngoại giao, ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ văn học. Những loại ngôn ngữ này đă đánh mất bản chất đa năng của chúng, đặc biệt đánh mất những khả năng của chúng là có thể xướng danh  những hiện thực tinh thần cao nhất. Về những hiện thực tinh thần cao nhất ngày nay người ta vẫn bắt buộc phải sử dụng những từ ngữ tiếng La tinh hoặc Hy lạp. 

Những ǵ thuộc về vấn đề tác giả, hoàn toàn không có ư nghĩa. Tác giả cá nhân của các đối thoại giống như ngày nay, trong bất kỳ văn bản nào, trước kia không có. Tinh thần phổ quát không nhấn mạnh đến hiệu suất cá nhân con người, không được đánh giá cao, cũng như không dùng để nhận thức.

Ở châu Á, nơi, cái tinh thần của truyền thống vẫn một phần là hiện thực sống, ngày nay vẫn như vậy. Nếu khách lữ hành châu Âu có mặt ở Ấn độ nghe thấy một bài hát Ballad (bài hát cổ) và thích, họ sẽ hỏi tên bài hát. Dịp khác, họ sẽ yêu cầu một danh ca khác hát bài Ballad này. Người này sẽ hát, nhưng người châu Âu kia nhất định không thỏa măn. Không giống bài họ đă nghe.

Và người Ấn giải thích, ở Ấn độ trong các tác phẩm âm nhạc và thi ca không có các cá nhân tự do diễn đạt như ở phương Tây. Người biểu diễn bị buộc vào các tác phẩm họ diễn, để bản chất của tác phẩm c̣n nguyên. Sự ràng buộc này không đưa đến sự tùy tiện và làm mất sự trung thành với bản gốc. Thi ca và tác phẩm âm nhạc mang chất Âu châu, nếu trong h́nh thức truyền khẩu truyền thống như vậy, có thể tồn tại hàng trăm năm và tinh thần của tác phẩm không hề bị thay đổi.

Sự tŕnh diễn bản anh hùng ca Homeros ở Hy lạp cũng giống như vậy; hoặc trường ca Nibelung và Edda cũng thế. Sự trung thành không biểu hiện bên ngoài như h́nh thức theo chữ cái ngày nay, rất nhiều khi hoàn toàn đánh mất tinh thần bên trong của văn bản. Trong thời kỳ đó người ta ǵn giữ sự trung thành đích thực, và v́ vậy tên tuổi của các nghệ nhân lớn hơn nhiều, bởi các buổi biểu diễn của họ xác thực.

Gốc rễ như ngày nay con người cá nhân thề thốt, rất có thể xưa kia chưa từng mang ư nghĩa ǵ. Mỗi một tác phẩm của truyền thống cổ khi rơi vào thư viện Alexandre giống như việc một cái nhà thờ rất có thể do người Hy lạp cổ xây nên, sau đó người Cơ đốc giáo làm lễ rửa tội trong đó, và hôm nay trở thành của người Hồi giáo. Các tôn giáo thay đổi, nhưng cái nhà thờ vẫn c̣n lại đúng như vậy. Từ, ngôn ngữ, cách diễn đạt, tên gọi đă thay đổi nhưng tinh thần cơ bản vẫn c̣n lại đúng như vậy.

 Trong đại đa số những tác phẩm mang tên Hermes Trismegistos để lại cho chúng ta, tinh thần cổ có thể nhận ra bằng con mắt tự do. Và tinh thần cổ ngự trị trong Hy lạp Alexandre không bị bóp méo một chút nào, như thể ví dụ: sự ngự trị của đạo Phật sau này trong các văn bản của Tử thư Tây tạng hoặc trong cuốn T’ai I Csin Hua Cung Csih của Trung quốc.

 

2.

 

Sự đáng tin cậy của các dịch phẩm Hy lạp dựa trên ba khía cạnh: thứ nhất là các tượng trưng siêu h́nh học, thứ hai là tên của các vị thần linh, và thứ ba liên quan đến các huyền thoại.

Các tượng trưng siêu h́nh học được giữ ǵn trong các từ ngữ. Nhưng các từ ngữ này không phải là thứ từ ngữ dùng hàng ngày. Trong các văn bản của Hermes Trismegistos người ta gọi từ giữ ǵn tượng trưng siêu h́nh học là Logos. Logos nghĩa là sức mạnh, ư nghĩa, tác dụng của tinh thần được tuyên bố, thậm chí trong số nhiều, các logos mang ư nghĩa như lời kinh (sutra) của Sankrit.

Định lư siêu h́nh học chứa đựng trong từ. Liên hệ của logos trong mọi trường hợp đều mang tính chất phổ quát. Tại nhiều nơi logos thường trùng với ư nghĩa của từ „Buddhi” (Bồ tát) của Sanskrit và csiszti ( sự tỉnh táo) của Iran; trong những trường hợp này nó có nghiă là sự tỉnh táo trực giác hay sự tỉnh táo tâm linh.Bí ẩn của logos là không được phép nêu sự vật trước và cho những kẻ chưa nhập định.

Nếu kẻ chưa nhập định tiếp cận, xuất hiện sự thay đổi huyền bí của logos ; tác dụng và sức mạnh của logos suy giảm và biến mất. Không hiếm trường hợp, ư nghĩa đích thực của nó ngược hẳn lại; đặc biệt là khi kẻ nào muốn sử dụng logos v́ lợi ích cá nhân. Đặc tính của logos không chỉ là vô tác dụng trong tay kẻ vô đạo, mà c̣n là nếu họ muốn sử dụng bằng phương pháp bị cấm, lời tuyên bố có thể mang đến những nguy hiểm không lường trước bởi một sức mạnh siêu việt linh thiêng hóa.

V́ vậy một trong những mục đích của sự nhập định là người thày dạy cho học tṛ bí ẩn của logos. Không được phép phát ngôn bất cứ ǵ từ nhu cầu lợi ích ích kỷ; kẻ nào sử dụng dễ dăi những từ ngữ của thượng đế, kẻ đó đùa rỡn với sự sống của nó, từ ngữ sẽ chống lại nó. Người thày dẫn nhập kẻ học vào vương quốc linh thiêng của logos- thần ngôn.

Ở vị trí siêu h́nh học, nơi nào có logos, chính xác nơi đó xuất hiện huyền thoại. Lời tuyên ngôn đầu tiên ở tất cả mọi trường hợp đều là siêu h́nh học. Cái mà logos tuyên bố, thực ra là sự tượng trưng của vô h́nh và vô ngôn. Cái huyền thoại tuyên bố, cũng vô ngôn nhưng đă hữu h́nh.

Theo Veda con người nhận ra tượng trưng siêu h́nh bằng trực giác tâm linh và tâm bồ đề, c̣n nhận ra h́nh ảnh huyền thoại bằng manas. Manas là sự nhậy cảm bên trong, sự nhạy cảm với các h́nh ảnh cổ của linh hồn. Nói theo lời diễn dịch của Gúenon: sens interne. Logos và huyền thoại cùng nhận ra điều này, nhưng bằng giác quan khác: con người nhận ra logos bằng khả năng siêu nhân đa năng, c̣n nhận ra huyền thoại bằng khả năng tập thể đa năng. Logos và huyền thoại cùng nói lên một điều: một cách vô ngôn và khôn tả.

Khía cạnh thứ hai đáng tin cậy liên quan đến tên của các thần linh. Các thần linh- nếu điều này lại trêu tức người ta lần nữa- như các công thức đại số, không thể định nghĩa nổi. Các thần linh không phải là các nhân vật cố định có h́nh thù rơ rệt. Trực giác tâm linh và sự nhạy cảm bên trong (manas) cùng một lúc nh́n thấy những đường nét và đặc tính mới, và t́m ra những khuôn mặt và tên gọi cho những thứ này. Con người nhạy cảm với nhận thức linh thiêng nh́n theo cách theurgikus. Hoạt động tạo ra theurgia trái ngược với thần học thời hiện đại mang đầu óc khoa học có thể có hiệu lực, nhưng chỉ mong muốn tạo ra những h́nh dạng trừu tượng.

Khía cạnh thứ ba đáng tin cậy là sự nhận thức bằng những h́nh ảnh huyền bí. Các thi phẩm lớn của Dante, Heros, Vergilius, Shakespeare đầy rẫy những h́nh ảnh (được gọi là) thiền định mà bất cứ lúc nào cũng có thể trích dẫn, và là những h́nh ảnh thực chất mang lại tác động của tác phẩm.

Điều bí mật của những h́nh ảnh này là chỉ dẫn tới những biến đổi, những quá tŕnh bên trong, (được gọi là) sự thanh tẩy, sự ngộ ra, và bằng những điều này nâng đời sống con người lên cao. Ư nghĩa của những h́nh ảnh này là làm thức tỉnh. Biến con người thành kẻ tỉnh táo. Và cái ǵ sống trong các thi phẩm, trong một mức độ nhất định cũng sống trong huyền thoại. Nội dung của huyền thoại là h́nh ảnh làm thức tỉnh, là h́nh ảnh cổ, h́nh ảnh thiền định. Tác dụng của h́nh ảnh này phổ quát và mang tính tập thể; không ai rời bỏ được tác động của những h́nh ảnh này.

 Sự tin cậy của những đối thoại của Hermes Trismegistos phụ thuộc vào bên trong nó có những tượng trưng siêu h́nh học - logos hay không, có dồi dào những quan điểm mang tính chất của toàn bộ sự sống siêu việt hay không, có h́nh ảnh thiền định huyền bí hay không. Và trong các đối thoại của Hermes Trismegistos ngay lập tức có thể nhận ra các đặc điểm này. Dịch giả dịch những tác phẩm này từ nhiều loại ngôn ngữ Ai cập Cổ ra tiếng Hy lạp Hellenis đă cứu vớt toàn bộ những ǵ quan trọng trong tác phẩm.

 

3.

 

Sự nhập định luôn luôn dẫn nhập vào một huyền bí nào đấy, nhưng ngay cả sự nhập định bản thân nó cũng đă huyền bí.

Trong thời cổ, khi sự nhập định c̣n là một tổ chức, và nhân loại là tổ chức quan trọng nhất, sự nhập định diễn ra theo luật, giữa những điều kiện hà khắc bên ngoài. Không có sự nhập định không những không thể chiếm lĩnh được vị trí trưởng giáo, vua hoặc trong nghị viện, mà đến việc trở thành linh mục, quân nhân, quan ṭa, thày thuốc, nhân viên hành chính cũng không.

Ngoài sự nhập định của đẳng cấp thông thường để một thanh niên được dẫn nhập vào vị trí xă hội, anh ta c̣n phải tham dự việc học tập đặc biệt cao cấp để trở thành một sinh linh chín chắn. Việc học tập này độc lập hoàn toàn với trường học. Trường học chỉ cho cái gọi là kiến thức mang tính chất vật chất và số lượng; c̣n sự nhập định cho mức độ tinh thần và sự tỉnh táo. Kinh Veda gọi sự học tập ở trường là vidnya, c̣n mức độ tinh thần và sự tỉnh táo là vidja. Sự phân biệt này ở Iran, Trung Quốc, Tây tạng cũng giống hệt như ở Ai cập, ở Mỹ với các tín đồ Orphikus và Pitago.

 Ngày nay sự nhập định đă hoàn toàn biến mất, chỉ c̣n lại trường học một cách không mấy lành mạnh. Bởi v́ ngày nay con người chỉ tham dự vào vidnya (kiến thức, số lượng nhận thức) c̣n mức độ tinh thần và sự tỉnh táo th́ không, nên sự nhập định không chạm đến họ một cách trực tiếp.

Điểm xuất phát là các giác quan buộc con người vào thế giới vật chất, c̣n kinh nghiệm và xúc cảm về hiện thực của nó không có. Nó chỉ có cuộc đời; sự sống của nó ẩn hiện trong bóng tối. Ở người tỉnh táo hơn sẽ sớm hơn người mê ngủ, nhưng ai một lần trong đời cũng sẽ đạt đến ngưỡng của đời sống, hoặc nếu lúc khác không th́ trong giây phút hấp hối, nó sẽ phải mở mắt ra một lần trước hiện thực.

 Cái chết và sự nhập định là một hiện tượng có họ hàng với nhau. Bởi nhập định vừa là cái chết vừa là sự sinh ra. Chết trong thế giới vật chất và sinh ra trong thế giới tinh thần. Cái chết cắt đứt thô bạo đời sống, làm tan vỡ mối quan hệ có vẻ cần thiết với thiên nhiên vật chất. Sự nhập định cũng đúng như vậy: cắt đứt sự liên tục của đời sống bằng một can thiệp nhân tạo, và làm cản trở hướng của các giác quan hướng về thiên nhiên.

 Nhập định cần làm thế v́ con người cần nhập vào sự sống thông qua phần bị cắt đứt bằng can thiệp nhân tạo. Nói bằng ngôn ngữ ngày nay: sự nhập định cắt đứt mối quan hệ với thiên nhiên bằng phương pháp do người thày chỉ dẫn, và ở vị trí bị cắt đứt này người thày dẫn dắt tinh thần của sự sống siêu nhiên vào linh hồn người. Quá tŕnh này có tên mang tính chất hellenis mà có thể nguồn gốc của nó bắt nguồn từ truyền thống Orphikus- Pitago cổ: metanoia. Có nghĩa là sự chuyển đổi.

Sự nhập định này họ hàng với cái chết; nhưng cùng lúc cũng là sự sinh ra. Một số truyền thống gọi nó là sự tái sinh. Đôi khi sự tái sinh xảy ra không cần sự nhập định, khi con người từ trực giác tâm linh tỉnh táo tự dẫn dắt ḿnh chuẩn bị một cách đạo đức, một cách cần thiết cả về tinh thần lẫn linh hồn. Nhưng metanoia- sự chuyển đổi này chỉ từng phần, và như vậy không hoàn thiện. Trong thời cổ các ông thày chuẩn bị toàn diện cho người thanh niên nhập định một cách phù hợp.

 

4.

 

Sự nhập định đi kèm với những điều kiện bên ngoài cần thiết.

 Bắt đầu từ giây phút Brahmacsárin- cậu học tṛ trẻ của Brahma- xuất hiện ở cửa pḥng ông thày với cây đuốc trong tay, cần phải tiến hành hết các bước dài của nghi lễ. Ngày nay người ta giải thích một cách tượng trưng từng chi tiết nghi lễ này. Họ nhầm. Thực chất như sau: có sự phù hợp quan trọng quá tŕnh diễn ra bên trong người học tṛ cũng như trong thế giới tinh thần và vật chất tự nhiên.

” Cái ǵ có ở trên cũng đúng như vậy với cái có ở dưới- Hermes Trismegistos phát biểu trong cuốn Tabula Smaragdina- cái ở dưới cũng đúng như cái có ở trên.”

Trong thiên nhiên cũng xảy ra đúng như trong tinh thần và trong linh hồn. Sự phù hợp của con người thiên nhiên trong các sự kiện tinh thần: các nghi lễ. Đây là sự phù hợp mà ngày nay người ta không hiểu hoặc cho là phép thuật.

Các mức độ thức tỉnh của học tṛ cũng cần phải thể hiện ra các h́nh thức bên ngoài: bằng trang phục, bằng màu của trang phục, cách may cắt, bằng đồ trang trí trên đầu, bằng sự lựa chọn cử chỉ, và thực phẩm.

Khi đă thử thách những bài thi cuối cùng khó nhất của người học tṛ Ai cập, trưởng lăo đăi một bữa ăn chung. Bữa ăn này là süntrophion, là nghi lễ thực phẩm thống nhất, khi những lính canh của tinh thần thần linh Toth hợp nhất trong và do thực phẩm. Vết tích của bữa ăn này ở Rôm là caenaromana. Bữa ăn tối này là sự hợp nhất với thần thánh. Bởi v́: cái ǵ ở dưới cũng giống như cái ở trên. Trong thế giới tinh thần sự hợp nhất diễn ra song song với bữa ăn tối hợp nhất, và việc cùng ăn là ư nghĩa của nghi lễ, không là ǵ khác.

 

5.

 

Truyền thống cổ không dạy những ǵ chưa từng ai nghe thấy bao giờ, những ǵ hoàn toàn mới, đặc thù, đặc biệt và v́ thế cần nhiều thời gian và sự cố gắng.

 Tư tưởng của truyền thống là những tư tưởng tuyệt đối và vĩnh cửu, những điều con người và tất cả mọi người đều biết và hiểu một cách trực tiếp, những điều ai cũng nhận ra. Phần quan trọng nhất không thể so sánh với bất cứ ǵ của truyền thống chính là sruti, lời tuyên ngôn, xuất hiện ra đời cùng thế gian. Nó không xuất hiện như thể một người ở một nơi nào đấy viết ra toàn bộ và tiếp tục truyền bá.

Lời tuyên ngôn trong Tạo Hóa là sự sống, là gốc gác, là mục đích, là sự sáng sủa tỉnh táo của ư nghĩa, của hiện thực. Khi thế gian xuất hiện, cùng với nó xuất hiện cả tri thức về nguồn gốc, sự sống, mục đích, ư nghĩa, hiện thực của thế gian, cái trong tinh thần của Tạo hóa cùng thời với tạo hóa và sự tỉnh táo, sự sáng sủa. Khi trong linh hồn tạo hóa cùng lúc xuất hiện mục đích, ư nghĩa, h́nh dạng, hiện thực và cùng với những quá tŕnh,  nhận thức lóe lên, trí nhớ tỉnh táo h́nh thành, và là đặc thù từ hồi bấy giờ cho tới nay của linh hồn. Linh hồn ǵn giữ các tư tưởng. Bởi v́ Linh hồn là tạo hóa, là Sinh Linh tạo nên thế gian.

Truyền thống gọi tư tưởng đầu tiên có liên quan đến tạo vật đầu tiên là lời tuyên ngôn, là ư nghĩa cổ, mục đích cổ của sự vật, là sự bí ẩn của tạo hóa, là những quy luật của đời sống thế gian. Gọi là lời tuyên ngôn bởi v́ những tư tưởng này xuất hiện cùng sự mở ra của sự sống trong buổi ban mai của thời gian: chúng cùng lúc mở ra cùng tạo hóa và và biến thành sự tỉnh táo trong linh hồn.

Linh hồn đều nhớ ra tất cả những kư ức này. Huyền học Hy lạp gọi kư ức này là anamnesis: những kư ức cổ của con người nhớ ra một cách siêu việt những sự vật tuyệt đối của sự sống. Khi con người sống trong thiên nhiên vật chất, bằng sự giúp đỡ của kư ức cổ (anamnesis) nhận ra những sự vật tuyệt đối, là cái mà thời cổ người ta thường nói, là sự tiếp nhận lời tuyên ngôn.

Nghe thấy và gắn bó với lời tuyên ngôn không phải là cái ǵ kỳ lạ đối với những khát vọng mơ hồ nào đó. Biết về nó và hiểu về nó không đ̣i hỏi con người phải đi thu thập, học hỏi từ đâu. Linh hồn mang trong bản thân nó tùy theo cá tính. Chỉ cần thức tỉnh. Sự dạy dỗ của lời tuyên ngôn là kiến thức tổng quát nhất và trực tiếp nhất, thứ tất cả mọi người không cần nghe duy nhất một từ, cũng hiểu.

 Nghe thấy, gắn bó, nhận thức, hiểu ra lời tuyên ngôn- cần đến hai quá tŕnh: cần phải được nâng lên mức độ logo và cần phải thức tỉnh.

Cần phải được nâng lên mức logo, bởi lời tuyên ngôn chỉ có thể hiểu và nắm được bằng logos; Logo tạo ra thế gian, và ai muốn hiểu bí ẩn của tạo hóa, người đó cần phải biết rằng: logo -thứ tạo dựng thế gian, bản thân nó chính là lời tuyên ngôn. Thứ tạo dựng thế gian, thứ đó là ư nghĩa, là sự sáng sủa, là ư chí, là bản năng; là tư tưởng, ư tưởng, ư muốn, là kinh tế, là lửa, sức mạnh, quyền lực, giới hạn, h́nh ảnh, kiến thức,t́nh yêu thương, sự phù hộ, chính là logo. Bởi vậy cần nâng lên mức độ logo.

Cùng lúc đó cần phải giữ vững sự tỉnh táo. Bởi v́ lời tuyên ngôn không thể do một linh hồn vật vờ lĩnh hội.

” Lời tuyên ngôn chỉ có thể nghe thấy - Böhme nói- như âm thanh bên trong, và chỉ con người tỉnh táo mới trải qua”.

Lời tuyên ngôn là những tư tưởng tuyệt đối và vĩnh cửu, mà con người ai cũng nhớ ra, là những tư tưởng tất cả mọi người ngay từ đầu đều đă biết không cần lời giải thích, là những ấn tượng cổ: bắt đầu của của sự sống, tạo hóa, mục đích của thế gian và đời sống, những quy luật sự sống.

Truyền thống Ai cập nói, Hermes Trismegistos là người ở mức độ tỉnh táo đến mức nếm trải qua ấn tượng” lời tuyên ngôn nghe thấy như một âm thanh bên trong”. Tri thức của Hermes được” ghi lại trong bầu khí quyển ê ter”- ghi lại trong tinh thần của con người.

Lời tuyên ngôn ở Ấn độ được bảy đạo sĩ tiếp nhận. Ở Trung Quốc do Hoàng Đế. Ở Mexico do Kecalkoat, Rắn Bút, ông thày của nhân loại.

Sự bắt đầu của tạo hóa, của sự sống, ư nghĩa, mục đích và định luật của nó con người biết từ lúc mới sinh ra, và tri thức từ thuở khai thiên lập địa con người mang theo ḿnh có cả sự nhập định.

Rằng cái ǵ là sự nhập định, không cần phải dạy dỗ, giống như cái ǵ là sự sống, là đời sống, cái ǵ là ư nghĩa và mục đích của tất cả. Trong tận cùng sâu thẳm của linh hồn chứa đựng tri thức về sự nhập định, rằng sinh ra trong sự sáng sủa của thiên nhiên chưa đủ- ư nghĩa và mục đích đích thực của đời sống trần thế là ở đây, trong số phận này, trong cái TÔI này, trong không gian, thời gian này, trong cộng đồng cần phải sinh ra lần nữa, cần phải sinh ra lần thứ hai từ sự sáng sủa vật chất đi vào sự sáng sủa chói lọi hơn.

Sự nhập định cũng chính là một ấn tượng cổ, như sự sống, như linh hồn, số phận, hiện thực. Trong nhân loại cổ sự nhập định quan trọng nhất, là một hành động có ư nghĩa quyết định toàn bộ đời sống. Kẻ nào chưa trải qua điều này, kẻ đó chỉ sinh ra một lần. Thực thể đó không thể coi trọng nổi: nó là người anh em thiu thiu ngủ trong đờ đẫn vật chất, như súc vật hoặc cây cỏ.

Nhân loại thực thụ sinh ra hai lần (dvidzsa) và cộng đồng đích thực là cộng đồng của những con người đó. Của những kẻ đă nhập định, những kẻ đă thức tỉnh và trở thành một phần trong lời tuyên ngôn. Lời của những kẻ này, logo của những kẻ này nằm trong sự cai trị, trong luật lệ, trong sự sáng tạo; Như Veda đă nói: trong sự thêu dệt tiếp nối của đời sống. Những kẻ này là sự thức tỉnh Veda, là những con người chân chính.

 

6.

Với câu hỏi, những ǵ là các quá tŕnh h́nh thức của sự nhập định, cần trả lời như sau:

-     Quá tŕnh đầu tiên là hoạt động say mê cho những mục đích vật chất nhất thời trong một đời sống vô trách nhiệm và mê ngủ;

-     Quá tŕnh thứ hai đôi khi chậm răi, đôi khi đột nhiên thức tỉnh khi thấy rằng nếu đời sống con người cứ thế tiếp tục, sẽ rơi vào vô nghĩa, vào cái không có ǵ; nhận thức này bất th́nh ĺnh và rún động;

-     Quá tŕnh thứ ba là sự khủng hoảng; con người vẫn bằng toàn bộ thực thể của ḿnh bám chặt lấy thế gian vật chất và phân vân bơ vơ đi về phía các giá trị vĩnh cửu và tận cùng; nó từ từ nh́n về phía những hiện thực sâu sắc hơn vật chất, nó thức tỉnh, đời sống của nó mở ra; sự thức tỉnh và mở ra đôi khi chỉ diễn ra trong vài khoảnh khắc, và người ta gọi khoảnh khắc đó là sự ngộ ra;

-     Quá tŕnh thứ tư là cuộc chiến dài lâu và khó khăn, để con người từ bản thân ḿnh quên đi vật chất hữu hạn và trở nên rắn rỏi dần trong sự sống;

-     Quá tŕnh thứ năm là sự trầm tĩnh dần dần tới khi con người thấy sự giải phóng khỏi những điều kiện thiên nhiên vật chất hoàn toàn là không có; con người  thánh thiện hóa những nỗ lực và mọi khả năng của ḿnh hướng về sự cứu vớt bản thân bằng sự phục vụ nhân loại phổ quát.

Khi hiểu ra các quá tŕnh h́nh thức trong phác họa cơ bản này không ai dấu được sự ngạc nhiên, rằng các quá tŕnh này trong h́nh dạng khác, nhưng gần như trong cùng một ư nghĩa, và thực ra là lời chỉ dẫn đến các quá tŕnh cổ, mà họ đă gặp không biết bao nhiêu lần.

Bởi v́ điều này, người ta thường thấy trên sân khấu, nghe thấy trong âm nhạc, đọc thấy từ một truyền thuyết hoặc từ một tiểu thuyết. Đây là điều nói về các nhịp điệu đơn giản hóa về mặt h́nh học của sự sống: đây là các h́nh thức cơ bản, các công thức cơ bản. Đây là h́nh dạng tuyệt đối không thể đơn giản hóa thêm được nữa.

Vậy đây là h́nh dạng ǵ vậy?  Một cuộc sống vô tư, vô trách nhiệm, vô giới hạn- sự khủng hoảng rún động- sự thức tỉnh bất ngờ về cái cao hơn, vượt quá đời sống, và sự cố gắng chậm răi từ từ vượt lên một sự sống cao hơn.

 Đấy là một công thức cơ bản, mà các kết cấu bi kịch dựa trên đó, là kết cấu của âm nhạc, của tiểu thuyết và thi ca, là các kết cấu của hội họa, điêu khắc, triết học: khởi nguồn từ nền tảng của thiên nhiên- sắc nét dần- đạt đến điểm điển h́nh- trải qua trạng thái ngộ ra (catharsis) và cân bằng trong sự sáng sủa.

Tất cả mọi sáng tạo rơi ra từ tay con người và mang nội dung tinh thần đều giữ ǵn những nhịp điệu này: những nhịp điệu nhập định- bởi vậy tất cả những ǵ rơi khỏi tay con người đều một lần nữa nói lên một ấn tượng cổ của sự nhập định. Mọi h́nh ảnh cổ của lời tuyên ngôn tinh thần của con người đều xảy ra trên cơ sở của ấn tượng cổ của sự nhập định, và chỉ có thể diễn ra như vậy.

 Mọi sáng tạo của con người đều mang đời sống dấn thân vào sự khủng hoảng, thanh lọc bằng sự khủng hoảng, và sau rốt trấn tĩnh nó. Mọi sáng tạo văn học, nghệ thuật, triết học đều là bản sao nhợt nḥa của sự nhập định- kể cả những sáng tạo đáng tin tưởng nhất trong bản thân nó cũng giữ ǵn và duy tŕ, và thể hiện những mệnh lệnh của sự rún động và thanh lọc bằng cách truyền bá ấn tượng tương tự phát sinh từ con người.

 Và tác phẩm càng mang tính chất quyết định và có ư nghĩa, càng thể hiện rơ nét ấn tượng cổ của sự nhập định, và càng giống với sự nhập định đích thực. Tác phẩm dưới tác động trực tiếp của sự nhập định như vậy thường là bi kịch và tác phẩm âm nhạc lớn. Bi kịch của Nietzsche được cho là bắt nguồn từ âm nhạc. Rất có thể đúng như vậy.

 Nhưng cả hai thứ đều xuất phát từ huyền bí của sự nhập định: một đội ngũ các h́nh ảnh tượng trưng dẫn dắt linh hồn con người-bí ẩn của sự giải nghĩa các h́nh ảnh tượng trưng, không phải về Oidipus, về Antigone, về Philoktetes, về Aias, mà về linh hồn người, là thứ mang số phận sống trên quả đất và số phận này linh hồn nhận lấy để thức tỉnh.

Linh hồn trên điểm đỉnh của số phận rơi vào khủng hoảng và cần phải thanh lọc, tẩy rửa: cần phải thức tỉnh. Bi kịch là sự mô tả linh hồn anh hùng- tés heroikhes tükhes episztasis- âm nhạc cũng không khác. Và cả hai cùng lúc nói lên một cách tượng trưng sự nhận thức ra ánh sáng và trạng thái từng trải tỉnh táo mà sự nhập định dạy dỗ.

 

Nguyễn Hồng Nhung dịch từ nguyên bản tiếng Hung

( Hà nội 2013-01-07)