SÁCH MỚI CỦA HAMVAS BÉLA TẠI VIỆT NAM

Nguyen Hong Nhung fényképe.

Niềm vui đến như sắc lửa e ấp của hoa lựu xuân Budapest, khi biết tin một tác phẩm mới của Hamvas Béla lại được ấn hành tại Nxb Tri Thức.

Nhớ lần đầu tiên đọc tiểu luận này của HB...chẳng hiểu ǵ cả, bởi lúc đó chưa hề đọc tác phẩm nào của ông, chưa hề làm quen với tri thức tổng hợp Đông-Tây của ông, chưa h́nh dung nổi khái niệm sự thống nhất hóa của các tôn giáo - một trong những nội dung cơ bản các tác phẩm của HB.

Chỉ sau khi đă dịch nhiều hơn, đọc lại NIỀM CẢM HỨNG- tác phẩm ấn hành mới nhất của HB tại VN- mới hiểu tại sao người đọc Hungary cho rằng đây là một trong những tiểu luận cô đọng và khó đọc nhất của Hamvas Béla.

Ai mang một kho tàng tri thức càng nhiều, đa dạng và sâu sắc về những kiến thức tôn giáo, văn hóa của nhân loại trong đầu, người đó càng cảm thấy thú vị hơn khi đọc và suy ngẫm tiểu luận này.

Nó là một tri thức mở hướng tới các nguồn tiếp cận các tôn giáo, cùng lúc lại là một kết luận cô đọng nhất về tính chất MỘT thống nhất của truyền thống văn hóa nhân loại, mà người ta hay dùng khái niệm ĐỜI SỐNG TINH THẦN CON NGƯỜI để diễn tả.

( NHN)

.................................................

Sankara định nghĩa sự thức tỉnh như sau: là cái khi xảy ra chẳng có ǵ xảy ra hết. Sự kiện này, thứ „“phi -sự kiện” có ba quá tŕnh.

Quá tŕnh thứ nhất, tôi ngồi trên bờ sông và tôi nh́n thấy chim đậu trên cành liễu, gió thổi cành liễu đung đưa.

Quá tŕnh thứ hai, không cây cũng không chim, không gió cũng chẳng có sông, tôi chẳng ngồi đâu cả, chẳng nh́n thấy ǵ hết, bởi không có sự Nh́n và không TÔI, kẻ đang nh́n.

Quá tŕnh thứ ba, tôi ngồi trên bờ sông và tôi nh́n thấy chim đậu trên cành liễu, gió thổi làm cành liễu đung đưa. Không có ǵ xảy ra.

Bước đầu tiên, vị trí tôi có trong đó, tôi ghi khắc sâu vào ư thức của ḿnh toàn bộ. Không chỉ ḍng sông, cây liễu, gió và chim.

Tôi nhận ra dạng h́nh, tính chất của ḿnh, nhận ra những phức tạp của số phận ḿnh, những nút thắt đời ḿnh, những khả năng của ḿnh để tháo gỡ chúng, và sự bất lực của ḿnh biết rằng tôi không thể tháo gỡ những kỉ niệm của ḿnh và sự vô tận của những khả năng ẩn náu trong bản thân ḿnh.

Bước đầu tiên: tập trung sự chú ư vào khoảnh khắc tôi đang ở trong đó. Trong bước này mức độ tập trung càng sâu sắc càng quyết định việc thu được cái toàn bộ một cách vẹn toàn nhất.

Bước thứ hai, tôi bắt đầu tháo gỡ vị trí này. Không có vật thể. Cái gọi là khách thể chỉ là mâu thuẫn, đối thủ và sự đối kháng, là cái mà tôi phóng chiếu ra và trong nhận thức mờ mịt của ḿnh tôi coi nó là hiện thực.

Không cây liễu chẳng con chim, đây thuần túy chỉ là màn biểu diễn của tâm trạng lượn sóng của tôi. Nhưng cũng không có cả tâm trạng lượn sóng, chỉ ư thức bị hư hoại của tôi tin vào nó.

Nhưng không có cả ư thức hư hoại và không có cả niềm tin, chỉ là một trạng thái phẳng lặng trong sạch vĩnh viễn, trong đó h́nh ảnh của toàn bộ sự sống phản chiếu. Nhưng không có tâm trạng, không có gương, không h́nh ảnh không có sự Thấy. Tất cả rỗng.

Đây là bước thứ hai.

Bước thứ ba, tôi đặt lại vị trí tất cả các đặc tính, khả năng và các giác quan của tôi, biết rằng không có ǵ khác ngoài sự trống rỗng, tôi đặt lại vị trí các sự vật, cái ư thức hư hoại của tôi, cành liễu, gió, ḍng sông cùng con chim, tôi biết rằng đây chỉ là ảo ảnh toàn bộ và vô hiệu lực.

Ư thức đă bước qua giới hạn-hiện thực và thu được thứ tri thức mà Mahajana gọi là thứ tri thức ” “cứng hơn kim cương” (vajracchedikā-năng đoạn kim cang)

Đá, như một h́nh ảnh tượng trưng trong truyền thống là thứ không thể hỏng. Trong thuật giả kim, đá của sự thông thái là tri thức tuyệt đối.

Petrus, núi đá. Tường đá Kába. Thứ đá cứng hơn kim cương là nền tảng đá của nền tảng cơ bản.

Là nơi, từ đó nh́n hiện thực. Không có khách thể.

“Niềm tin vào tư tưởng của sự vật không thể nói ra lời”. Nhưng niềm tin trong tinh thần và trong linh hồn càng khó nói ra lời hơn..

“” Kẻ là tôi, một sinh linh sống động cho tư tưởng cá nhân là hiện thực, không thể coi là một Bồ Tát”.

Tất cả mọi sự vật đều cần phải bỏ đi, nhưng cái phi –-sự vật cũng cần phải bỏ đi nốt.

Kẻ nào coi trọng thế gian cần phải tạo dựng những ư nghĩa không điều kiện, hoặc chỉ có duy nhất một điều kiện của chúng: "ư thức hư hoại của con người và sự tính tỉnh táo bị lu mờ. Đấy là hậu quả của niềm tin đờ đẫn vào thế gian.”

“Thế gian không phải là thế gian, v́ thế nó là thế gian”. „ “Tôi không là tôi, v́ thế là tôi”.

Ekacitta cứng hơn cả kim cương, là thứ nếu dịch sát nghĩa ekacitta là ư thức cơ bản, hay nền tảng cơ bản của ư thức.

Đây là thứ ư thức trần trụi” “không manh áo quần”.

Giờ đây một lần nữa tôi lại có thể ngồi bên bờ sông, ngắm con chim đậu trên cành liễu đung đưa, bởi giờ đây tất cả những điều này không phải là khách thể và sự tưởng tượng áp đặt và ảo ảnh của một ư thức hỗn loạn nữa. Tất cả giờ đây không c̣n điều kiện ẩn náu trong đó nữa.

Đây là cái mà tôi nh́n vượt qua giới hạn-hiện thực, là bhutahatin.

Đây không c̣n là tầm nh́n nữa mà như Sufi nói: Nh́n do cái phi-nh́n dạy dỗ, hay nói cách khác đây là một kinh nghiệm cảm hứng.

Cảm hứng chỉ có nghĩa ngần này: đứng bên ngoài. Đứng bên ngoài sự bồn chồn bất an rải tứ phương, và đứng bên trong sự hợp nhất được thực hiện.

“Tôi tự do khỏi chính bản thân tôi, khỏi chính cái TÔI.”. Tôi được giải phóng khỏi sự tự do.

“Người nào tin rằng có sinh linh và có sự giải thoát, không thể gọi kẻ đó là Bồ Tát.”.

Đây là tri thức cứng hơn kim cương.

( Hamvas Béla: Niềm cảm hứng- nxb TT 2017)