HAMVAS BÉLA
SỰ THỐNG NHẤT CỦA SỰ SỐNG
(Trích tiểu luận triết học: Scientia sacra)
1.
Mục đích của nhập định là trả lại sự thống nhất của sự sống. Nhưng không trả lại sự thống nhất của một sự sống từ sự ra đời của con người cá nhân, mà là một sự sống – homo aeternus- bị đánh mất v́ sự phản bội vật chất hóa.
Bởi v́ khi con người cá nhân sinh ra, không từ sự thống nhất của sự sống, mà từ sự tăm tối bao phủ của vật chất, từ trạng thái ḥa làm một với sự tăm tối của vật chất. Nhân loại phổ quát vĩnh cửu thực hành sự thống nhất của sự sống ngay từ buổi ban đầu của thời gian, chứ không phải con người cá nhân. Khi từ sự sống phổ quát này rơi xuống, nhân loại bắt đầu mờ mịt dần.
Về câu hỏi, cái ǵ là đặc tính của sự đứt đoạn, cái ǵ là cái bị đứt đoạn và đứt đoạn từ cái ǵ, truyền thống cổ dạy như sau: con người đánh mất bản chất thật và nhận lấy cái Tôi vật chất tự nhiên, nhầm lẫn và đồng nhất ḿnh với cái Tôi này. Kết quả của sự đồng nhất nhầm lẫn, là không sống trong cái Tôi thống nhất, phổ quát, mà sự sống bị đứt đoạn thành nhiều cá nhân, trong thiên h́nh vạn trạng. Veda dùng hai từ sau để phân biệt:
Thực thể người vĩnh cửu: Átman; Con người cá nhân: Dzsiva.
Nguyên nhân của nhầm lẫn là sự tỉnh táo bị thoái hóa, tinh thần trong sạch bị rối loạn, đấy là sự mê ngủ, đờ đẫn, mê muội, một dạng điên rồ, một ḷng tin bậy (abhimana)
Mục đích của sự nhập định là làm tan abhimana trong con người, chấm dứt mê muội, đánh thức từ sự mê ngủ, chấm dứt mọi rối loạn của tinh thần và nâng sự thức tỉnh của con người lên trạng thái cội nguồn của nó.
Kẻ đă nhập định nhận thức: cái Tôi cá nhân riêng của nó không là ǵ khác ngoài sự nhầm lẫn. Không có cái Tôi cá nhân, nó chỉ tưởng như vậy, chỉ trong sự sống suy thoái. Chỉ duy nhất một thực thể người tồn tại, vĩnh cửu, con người bất tử: átman. Đây là hiện thực. Ngoài cái đó ra, chỉ là ảo ảnh. Toàn bộ tự nhiên vật chất, bằng tất cả sự vật của nó, sự việc của nó, thực thể của nó, bằng các ngôi sao, bằng cây cỏ, súc vật, lũ ma quỷ, các vị thần, bằng đời sống, sự ra đời, cái chết- tất cả đều là ảo ảnh. Hiện thực duy nhất, bất biến, hiện hữu bất biến: linh hồn, Thần, átman.
Sự phân biệt của truyền thống cổ, sự tách biệt của cái Tôi cá nhân và thực thể bất tử cũng không có nghĩa rằng đây là hai nguyên tố thế giới độc lập. Cái Tôi cá nhân không là nguyên tố thế giới, mà là maja, ảo ảnh, là niềm tin xằng bậy (abhimana) - một sự tỉnh táo bị suy thoái của thực thể bất tử, là sự rối loạn điên rồ. Chỉ có một sự sống mà thôi, một hiện hữu duy nhất. Truyền thống cổ, không chỉ Veda, Kinh Dịch, không chỉ Heracleitos, Platon, không chỉ Kabbala, mà truyền thống Ai cập, Iran, Tây tạng, Peru. Mexico cũng nói về advaita, advaita nghĩa là: không phải hai mà chỉ một. Henpanta einai.
Như vậy khi người học tṛ đợi nhập định hiểu ra sự thống nhất, nhận thức hiện thực, từ bỏ sự mê muội điên rồ, không phải từ hai quay trở về sự thống nhất, mà nó nh́n ra, cái nó thấy là hai, hai cái riêng một đằng là cái Tôi cá nhân nằm trong sự tỉnh táo bị suy thoái, và một đằng là sinh linh bất tử, không phải hai, mà là một.
Ở đây không phải là một từ nói về mức độ của một cái ǵ đó mới, chưa được kinh nghiệm và có thể đạt tới sự sống. Thực ra không có ǵ xảy ra hết: ”Trong phần b́nh luận Sankara Vedanta, người ta cho rằng sách thiêng nói về con đường dẫn đến sinh linh bất tử, và có liên quan đến cái ǵ đó cao hơn. Đây là một quan niệm sai lầm. Không thể cập bến đến với một sinh linh bất tử…nơi nào có con người, không thể đến nơi đó.” Không cần đạt tới átman. Tại sao? Bởi átman chính là bản thân con người. Không phải là bản chất thật sự của con người, bởi v́ không có thật sự và không thật sự.
Chỉ có một, và đấy là átman, chỉ cần nhận thức ra mà thôi, nhưng quá tŕnh nhận thức này không phải là một cái ǵ diễn ra dưới một cái ǵ. Không có điều ǵ xảy ra, chỉ sinh linh bất tử nhận ra sự đồng nhất với chính bản thân nó, thức tỉnh để nhận ra một hiện thực duy nhất của chính nó. Nhập định là một thời gian và là một quá tŕnh trong đó”không xảy ra điều ǵ hết”, đây chính là nhận thức: ta là sinh linh bất tử. Ta là átman, ta luôn luôn là átman, là kẻ mà ảo ảnh của nó là thế gian và đời sống, là kẻ ta không sinh ra, không phải là ta trong thân xác con người, là kẻ không có các giác quan, các xúc cảm, các tư tưởng, các h́nh ảnh, các giấc mơ, là kẻ chỉ có một sự sống vĩnh hằng và không thay đổi.
Ta là” bông hoa sen nở trong trái tim”. Ta là átman, kẻ: ”nhỏ hơn cả hạt gạo, nhỏ hơn cả hạt lúa mỳ, linh hồn của ta, kẻ sống trong trái tim của ta, lớn hơn cả trái đất, lớn hơn thế gian, cả bầu trời, lớn hơn cả toàn bộ các thế giới. Là kẻ nhận biết tất cả, hiểu tất cả, cảm tất cả, thấu suốt, im lặng, vô tư, đấy là linh hồn của ta, kẻ ẩn sâu trong trái tim ta, đấy là Átman, và ta sẽ là Átman, nếu ta từ biệt nơi đây. Ai biết điều này, người ấy không bao giờ c̣n hoang mang nữa.”
2.
Thiên khải (sruti) của truyền thống, là sự dạy dỗ như một lời tuyên ngôn cho biết: thực ra không có ǵ xảy ra hết khi nhập định, chỉ sự tỉnh táo bị suy thoái chợt rún động, và sự rún động này xua đuổi mọi quấy rầy của abhimana (niềm tin xằng bậy), và con người phục hồi lại bản chất thật sự của nó, khi nó nhận ra átman và được chữa khỏi căn bệnh ảo ảnh. Sự dạy dỗ này tuyệt đối, đáng tin cậy, là sabda
Szmriti (kư ức) bổ sung cho lời dạy dỗ (sruti) tuyệt đối, đáng tin cậy này. Kư ức (szmriti) ngay từ đầu chỉ được nhớ lại, không đáng tin cậy và không theo kiểu một lời tuyên ngôn, đấy là asabda. Đây là sự dạy dỗ trong các truyền thống của các dân tộc khác nhau có liên quan đến các h́nh ảnh, các huyền thoại, các ấn tượng, các tên gọi, các thần linh, các ư kiến khác nhau.
Szmriti (kư ức) là việc thực hành lời tuyên ngôn. Sự dạy dỗ và tri thức về nhập định, về các bậc thang, các mức độ, các thực hành, về khổ hạnh, rất nhiều từ ngữ, h́nh ảnh, cảm xúc, ấn tượng, tư tưởng chỉ như một sự thực hành, ngay từ đầu đă được nhắc nhở tới, nhưng không đáng tin cậy. Các mức độ nhập định được phân biệt bởi các dân tộc, các truyền thống, các trường học, bởi những người thày, các học tṛ. Tất cả mọi nơi đều diễn ra như thế, nhưng đồng thời, lại không xảy ra cái ǵ hết. Con người không thể đạt tới atman, bởi v́ bản thân con người là atman. Ảo ảnh, cái bên ngoài, h́nh tướng, con đường của sự nhận biết này chính là szmriti (kư ức).
Mục đích của nhập định là trả lại sự thống nhất của sự sống. Sự trả lại này xảy ra như sau, con người thức tỉnh về chính bản chất riêng của ḿnh và nhận ra, chỉ có một sự sống duy nhất tồn tại, một hiện thực duy nhất, là bản thân nó, là sinh linh bất tử. Theo szmriti: vực sâu nhất, sự ngủ quên hoàn toàn của tỉnh táo, sự thiếp đi trong tăm tối của vật chất chính là h́nh ảnh mà con người ở trong đó trước khi linh hồn con người ra đời.
Khi linh hồn bước vào thiên nhiên, nghĩa là lúc nó vừa sinh ra, nó đă đặt những bước chân đầu tiên đi về phía thức tỉnh. Trong sự lăng quên của vật chất, bên ngoài không-thời gian, bên ngoài ánh sáng và khả năng, một cách vô thức, lăng quên, nó đứng ở giới hạn của không-sự sống một cách vô hồn, trong trạng thái vô luật, như ma quỷ dạng khí, những kẻ đă đánh mất tia lửa bất tử của chúng.
Khi linh hồn bước vào thiên nhiên, nó nhận được theo thứ tự một loạt quà tặng của sự sống: nó có thể sắp xếp theo thời gian để lấy lại sự sáng sủa của nó; nó có cả một không gian, các khả năng không thể đếm xuể là động lực và kim chỉ nam của nó: khả năng của các giác quan, các xúc cảm, của các tư tưởng, ư chí, của bản năng của ư thức. Không gian và thời gian và cái Tôi là công cụ của linh hồn, v́ chính bản thân chúng, để lấy lại sự tỉnh táo bên trong, và linh hồn biết thực hiện sự rún động này khi giữa chừng thực ra không có ǵ xảy ra hết.”
Sự sinh ra là bước đầu tiên đi về phía sự thống nhất bị đánh mất, giống như cái chết là bước đi cuối cùng. Đời sống, số phận con người, bản chất có ư nghĩa không ǵ bù đắp nổi của cái Tôi, là tại đây, lúc này trong không-thời gian này, bằng cái Tôi này, trong h́nh tướng thiên nhiên vật chất này, trong thể xác bằng các giác quan, các tài năng, cần lấy lại sự tỉnh táo, cần quay trở về với sự thống nhất của sự sống, về với hiện thực và với linh hồn bất tử. Đây là khả năng và cơ hội. Không c̣n dịp khác.
Sự nhập định không là ǵ khác ngoài việc làm sáng tỏ cho con người biết điều này. Sự nhập định v́ thế không phải là một kiến thức mang tính chất con người, thiên nhiên, trần thế, mà là sự tỉnh thức mang tính chất siêu nhiên. Những ân sủng mở ra cho con người: không gian, thời gian và cái Tôi. Điều thứ tư: tri thức về sự nhập định. Như vậy mọi phương pháp, khả năng, công cụ đă được đặt vào tay con người, để nó lấy lại, chiếm lĩnh lại vị trí cổ cội nguồn của nó. Và mở ra cho nó toàn bộ các khả năng, mà kẻ mang những khả năng này là cái Tôi kinh nghiệm; Mở ra cho nó nơi thực hành các khả năng: không gian; Mở ra quá tŕnh thực hành và khả năng của thể hiện: thời gian; Sau cùng là ư thức, mức độ, phương pháp, khuynh hướng, ư nghĩa và bản chất của mục đích: sự dạy dỗ về nhập định – ân sủng thứ tư.
Nhập định là lời dạy dỗ nói về ư nghĩa của cuộc đời, về mục đích của cuộc đời, về sự thực hành cái Tôi như một công cụ, để con người biết trả lại sự thống nhất của sự sống, và biết quay lại trạng thái cổ đă bị đánh mất, hay như Veda nói: biết nhận thức ra hiện thực của bản chất bất tử của ḿnh.
Truyền thống ngay từ đầu đă biết hồi tưởng cho rằng, có hai cách trả lại sự thống nhất của sự sống: trong cộng đồng hoặc một cách cá nhân. Người ta gọi nghi lễ trả lại sự thống nhất của sự sống trong cộng đồng là sự hiến tế. Cứ như thể cách thức cá nhân thực hành sự trả lại này không là sự hiến tế. Thực ra cũng là sự hiến tế, nhưng không mang tính chất nghi lễ, mà chỉ trong nghĩa bóng của từ ngữ. Người ta không quen gọi các phương pháp mang tính cá nhân, thiền định, khổ hạnh, các phương pháp luyện công, những nỗ lực để đạt được sự tỉnh táo là hiến tế.
Trong bí cung của hiến tế: „ Chúng ta đạt tới ư nghĩa thực chất đời sống của tất cả chúng ta: chúng ta bước vào sự thống nhất của sự sống, chúng ta trở thành các đặc tính của MỘT, lên tầng sự sống siêu không-thời gian, bước vào trung tâm của mọi sức mạnh.” Baader nói, con người vĩnh cửu, khi phạm luật của sự sống ngay từ buổi b́nh minh của thời gian, đă tự làm vấy bẩn bản thân, và sự vấy bẩn này lan ra khắp cả thiên nhiên. Bởi vậy con người đă mang toàn bộ thiên nhiên cùng ḿnh lao xuống sự tăm tối.
Hiến tế chuẩn bị cho sự thu nhận lại trạng thái đúng luật trong sự sống. Con người cùng toàn bộ sự sống thiên nhiên ch́m đắm trong máu của đất. Khi linh mục mở các huyết mạch của con vật hiến tế để máu chảy ra, sự đổ máu này tác động trở lại với con người, bởi v́ linh hồn ch́m ngập trong máu được giải thoát. Sự hiến tế là một hành động thần bí, khi linh hồn con vật bị buộc vào sự đổ máu này bay lên, nâng linh hồn con người buộc vào máu lên cùng nó. Linh hồn con người bị cầm giữ bởi máu có thể thức tỉnh, và đấy là con đường hướng về phía sự sống. Sự hiến tế chuẩn bị cho sự phục sinh. Trong thần bí này nhân loại cùng tham dự.
Sự quay trở lại, sự phục sinh, trả lại trạng thái thống nhất của sự sống, sự hóa thân, chiêm đoán- các cách gọi khác nhau cho duy nhất một sự kiện. Trong thời cổ, ngoài sự hiến tế, c̣n có rất nhiều phương pháp quen thuộc khác chuẩn bị cho sự hóa thân, và phần nào đấy đă được thực hiện. Những quá tŕnh lớn trong đời sống cộng đồng của nhân loại, các nghi thức, dharma, việc duy tŕ luật lệ thế gian, việc hoàn tất các nghĩa vụ đẳng cấp, sự phục vụ, tất cả đều là các nỗ lực hóa thân.
Nhưng các hiện tượng được thể hiện như các phong tục quen thuộc, như các quy tắc và nghi lễ cùng sự nỗ lực thực hiện của tṛ chơi chung, các buổi tiệc tùng chung, các ngày lễ, các bể tắm, hôn nhân, sự sinh ra và cái chết, tất cả đều chỉ chung về một hướng: giữa mọi cội nguồn, nơi đây, tất cả đều là sự thần bí tồn tại; Và ư nghĩa của những sự thần bí này là: trả lại sự thống nhất của sự sống. Tất cả (được gọi là) phong tục, giống như sự hiến tế, bởi vậy rất tuyệt vời, rất phi vật chất, chống lại vật chất, bởi vậy trang trọng và cao cả, bởi khi phong tục được thực hiện, như trong sự hiến tế, là lúc các sức mạnh thần bí được giải phóng, những sức mạnh này tách ra khỏi vật chất, và chuẩn bị trả lại sự thống nhất của sự sống.
Những sức mạnh thần bí được giải phóng trong những bí ẩn, trong lời hát chung, trong tṛ chơi bóng của những người Mexico. Đây cũng chính là nền tảng huyền bí của nhà hát. Hy lạp cổ thời hellen gọi những sức mạnh huyền bí này là thélesma; Thélesma là một đời sống đặc thù, Schuler nói. Bản thân từ này bắt nguồn từ từ telein, mang ư nghĩa kết thúc và nhập định. Và: ”Cha của mọi sự vật trên thế gian là Thelesma”- theo Hermes Trismegitos.
Sự hiến tế hay phong tục mang ư nghĩa cao cả, và sự huyền bí, lời hát chung, tṛ chơi thần bí, khi giải phóng thelesma và thực hiện nó, một cộng đồng đă nhập định một cách tập thể. Trong những khoảnh khắc như vậy, sự thống nhất của sự sống xuất hiện trong đời sống con người- một sự sống phổ quát, rạng ngời, tỉnh táo, là Horus, là Mặt Trời có cánh, là Kecalkoatl, là con rắn Bút. Mặt Trời có cánh là h́nh ảnh tượng trưng của mặt trời linh hồn, ánh sáng của linh hồn.C̣n con rắn Bút là h́nh ảnh tượng trưng của vật chất đă linh hồn hóa: bởi v́ rắn là vật chất c̣n cánh và bút có nghĩa là linh hồn.
Mọi sự hiến tế, mọi phong tục và tṛ chơi thần bí đều làm dịu đi mối quan hệ với vật chất, và làm tan ra mối liên quan với sự tăm tối. Như vậy sự huyền bí đă thực hiện điều này bằng một phương pháp siêu việt và không thể hiểu nổi.
3.
Con đường nhập định của cá nhân là thiền định, khổ hạnh, sự phủ nhận bản thân, sự thực hiện các bổn phận, sự duy tŕ luật- nhưng không bao giờ v́ chính bản thân ḿnh, mà luôn luôn tỉnh táo, có ư thức, sáng sủa và v́ sự duy nhất.
Dhjana xác định bốn cấp bậc: Trước hết là sự phân biệt (vivéka)- hai là sự thiền định (vicsara) – ba là sự tĩnh tại (priti)- bốn là ân sủng (sukha).
Ở mức độ đầu tiên con người học cách phân biệt cái bản chất và cái phi bản chất. Tư tưởng trọng tâm ở đây là sự phân biệt átman và dzsiva. Ở mức độ thứ hai con người học cách quay đi với thế giới giác quan, bên ngoài. Ở mức độ thứ ba học cách đi trên con đường bên trong; đây là mức độ phải vượt qua các ngưỡng nguy hiểm bên trong. Ở mức độ thứ tư là làm quen với trạng thái cổ, với niềm cảm hứng ngất ngây của sự sống mở không giới hạn, tự do, với niềm hạnh phúc mặc khải.
Hồi giáo mật tông (Sufism) cũng dạy về bốn cấp độ. Đầu tiên là Hasta, nhân loại; ở cấp độ này con người từ bỏ những ràng buộc cá nhân, giống loài, dân tộc, (cái gọi là) những ràng buộc tập thể, và học để biết toàn bộ nhân loại là một và học cách hiến dâng bản thân cho nhân loại duy nhất này. Học nâng ḿnh từ tăm tối tập thể lên sự sáng sủa phổ quát. Cấp độ thứ hai là Taregut, sự chiếm hữu quyền lực. Con người thu thập những sức mạnh tinh thần và chiếm hữu được các sức mạnh tạo khả năng thực hành những quyền lực cao hơn. Nó tạo ra luật pháp, cai trị nhà nước và ra lệnh. Cấp độ thứ ba là Araff; đạt được những khả năng siêu nhiên. Các giới hạn thiên nhiên không bao giờ c̣n là giới hạn đối với nó nữa. Nó tự do tiếp xúc với thế giới bên kia và các Cha. Cấp độ thứ tư là Hagegut, sự thiêng liêng, là trạng thái arhat; con người hiện thực hóa trong bản thân nó trạng thái cổ, tinh thần bất tử và vĩnh cửu của con người.
Sách Agroucsada Parikcsai dạy về ba bậc thang: đầu tiên là guru, người chỉ huy. Đấy là nhà giáo, là kẻ cai trị nhà nước, là người thày dạy nhập định, là người chỉ huy lớp người trẻ, cố vấn. Bậc thang thứ hai là nhà tiên tri, bói toán, đạo sĩ, người có khả năng siêu nhiên. Thứ ba là người thày của toàn bộ các sức mạnh trên thế gian, là Sakti, là thần linh đă hóa thân. Đây là trạng thái trước sự biến đổi mà Veda gọi là aisvarjam, sự ngự trị thế gian.
Pitago từng dạy dỗ về hai mức độ. Mức độ thứ nhất nói về các đức hạnh đời sống hoạt động; đây là công truyền. Mức độ thứ hai nói về các đức hạnh của đời sống tinh thần; Điều này chỉ những người ở „ṿng trong” được học, đây là bí truyền. Hierocles cho rằng nhập định thật sự chỉ là ṿng dạy dỗ thứ hai.
Cần phải biết về sự giúp đỡ và lời khẩn cầu xin giúp đỡ của các thần linh: „Mi chớ bắt tay vào công việc, chừng nào mi chưa cầu khẩn các thần linh hăy giúp đỡ công việc mi muốn bắt đầu.”” Nếu học được điều này, mi sẽ hiểu bí mật của con người và của các thần linh bất tử” „Và điều này, rằng các công việc khác nhau to lớn và có ư nghĩa như thế nào, cái ǵ là bản chất của chúng và cái ǵ buộc chúng lại với nhau; đúng như vậy mi cũng sẽ hiểu, cái ǵ là quy luật của vũ trụ, là đặc tính của nó và cái ǵ là một và giống nhau trong tất cả các sự vật- như vậy mi sẽ không bao giờ tin vào cái không cần tin, và trên thế gian sẽ không c̣n ǵ mù mờ trước mi nữa.”
Sau đó đến sự dạy dỗ lớn về số phận, về heimarmene. „Số phận là thứ làm đui mù con người và lấy mất trí óc tỉnh táo của họ.” Nhập định không là ǵ khác ngoài lüszisz tesz heimarmenesz- sự tháo bỏ những xiềng xích của số phận.
Cái ǵ là heimarmene? là sự đông đảo nhiễu nhương của những cái Tôi, là các quyền lợi, các bản năng, sự hỗn loạn, xung đột của các đam mê –Đây là sự rối loạn như bị rồ dại của linh hồn người, khi đồng hóa, nhầm lẫn, nh́n những h́nh ảnh mộng trong sự mê muội thành hiện thực, thèm muốn danh tiếng, của cải, sự thành công cho cái Tôi cá nhân, tranh giành, đấu đá, săn lùng – và con người, như Pita go đă nói:” Lũ bất hạnh! Chúng không thấy và không hiểu cái tốt ở ngay bên cạnh chúng! Ít kẻ biết rằng từ sự bất hạnh của chúng cái ǵ được giải phóng! Chúng như những cục bột vô duyên lăn đây-đó, và gặp đủ mọi khổ sở. Từ lúc chúng ra đời trở đi sự phiền nhiễu định mệnh đuổi theo chúng khắp nơi, khiến chúng lên bờ xuống ruộng và chẳng tài nào hiểu nổi tại sao”
Đấy là heimarmenesz. Đấy là szamszara-luân hồi. Đấy là sự hỗn loạn xuất phát từ mọi nhiễu nhương điên rồ, là xung đột không phương cứu chữa của cái Tôi mà sự tỉnh táo của nó đă bị suy thoái trong mê muội. „ Hăy cẩn thận! – Pitago từng kêu lên – con người có nguồn gốc Thượng đế.”
Con người không phải là cái Tôi mê muội, là loài côn trùng nhốn nháo, nhiệm vụ của nó không phải đi thu thập tích lũy danh tiếng, của cải, quyền lực, đam mê trong ṿng luân hồi, trong heimarmenesz, nó không phải lúc nào cũng vội vă, lao động cật lực, khổ sở. Bản chất thật sự của con người mang tính chất thần, Thượng đế- bất động, không lay chuyển, bất tử, vĩnh hằng. Hăy nh́n xem: sự yên b́nh của thiên nhiên, sự hài ḥa của các v́ sao, sự tĩnh tại, trong sạch bên trong của linh hồn, của trật tự thế gian đều nói lên rằng duy nhất chỉ có con người tạo ra sự hỗn loạn.
„Thiên nhiên thiêng liêng bao phủ những bí ẩn được cất dấu – nó chỉ cho mi sự huyền bí của nó, và mi dễ dàng làm được điều ta đă an bài.”
Pitago đă an bài cái ǵ vậy? Chữa lành bệnh từ heimarmene. Sự thức tỉnh. Sự giải thoát khỏi những niềm tin xằng bậy (abhimana), để con người biết: ta là átman, ta là hiện thực, là sự hiện hữu duy nhất, là MỘT-là sự sống bất tử. Ngoài ta ra tất cả đều là ảo ảnh. Ta nh́n thấy những h́nh ảnh mộng khủng khiếp này trong sự mê ngủ của ta. „ Và nếu linh hồn mi lành bệnh, mi được giải phóng khỏi mọi cái xấu và mọi sự hỗn loạn-nhận thức tỉnh táo sẽ dẫn đường, thứ đi từ trên cao xuống, sẽ là sức mạnh dẫn đường trong mi- và nếu như vậy, sau đời sống, mi sẽ cởi bỏ cái thân xác hữu hạn của mi, mi sẽ đến với ánh sáng trong sạch, mi sẽ hóa thần, bất tử, vĩnh hằng, và cái chết vĩnh viễn không bao giờ ngự trị trên đầu mi nữa.”
4.
Như vậy sự dạy dỗ của Veda- Sruti (thiên khải) dưới h́nh thức lời tuyên ngôn, ngay từ buổi ban đầu đă là nền tảng của một truyền thống có khả năng hồi tưởng, không cần phải chứng minh. Tự nó đă sáng rơ đến nỗi không cần phải so sánh nữa. Lấy một ví dụ là đủ: đấy là ví dụ về sự dạy dỗ của Trang Tử về Đạo.
Veda đă dạy dỗ ǵ? Rằng cần phải phân biệt giữa dzsiva và atman. Dzsiva là cái Tôi cá nhân, là ảo ảnh; c̣n atman là sinh linh bất tử, là hiện thực. Dzsiva là sự đa dạng, atman chỉ có Một. Cái đa dạng, thể hiện như sự vật sự việc, không là sự thật mà chỉ là ảo ảnh.
„Các giới hạn không xuất hiện từ linh hồn- Trang Tử nói –lời giải thích ư nghĩa thường xuyên và nghiêm khắc của từ ngữ không có trong sự sống. Con người cá nhân đă tạo ra sự phân biệt.” Bên phải và bên trái, bộ phận và toàn thể, bên ngoài và bên trong, tác dụng và phản tác dụng chỉ tồn tại đối với cái Tôi cá nhân. „Từ quan điểm đa dạng và phân biệt có những bộ phận khác nhau, như gan với mật, như các địa phương khác nhau như Chu và Vũ; từ quan điểm phổ quát mọi sự vật và thực thể là Một” „Từ quan điểm phi cái Tôi nh́n ra, tuyệt đối không có các sự vật. Các sự vật chỉ nh́n thấy từ quan điểm của cái Tôi.”
Từ quan điểm của phi cái Tôi, của cái Tôi tổng thể, cái Tôi phổ quát, không có phân biệt. Hai đối diện nhau. Nhưng:”Trạng thái trong đó cái phi Tôi và cái Tôi không đối diện nhau, đấy là điểm góc của sự sống.” „Những người cổ xưa đă đưa kiến thức của họ đến tận điểm góc cuối cùng.” „ Trong thời hoàng kim con người ngồi lặng lẽ, và không biết nên làm ǵ; họ đi, nhưng không biết đi đâu; họ có đầy thức ăn, họ hạnh phúc, họ quạt mát da thịt và dạo chơi. Đấy được gọi là đời sống cho đến khi các thần linh xuất hiện, mang đến cho họ các phong tục, lập ra quy tắc cho hành vi ứng xử, tổ chức các luật lệ đạo đức, và bắt thế gian nhảy múa theo ư thần linh, để thần linh an ủi các trái tim. Và từ lúc đó con người trở nên vội vă, cuống quưt, phá vỡ các ngăn trở, t́m cách chiếm lĩnh tri thức, họ bắt đầu căi vă, tranh luận lẫn nhau, bắt đầu t́m kiếm lợi nhuận, cho đến chừng mọi cái không thể dừng lại được nữa. Đây là tội lỗi của các thần linh.”
Chừng nào sự sống là một, không cần đến quy tắc, luật lệ, sự tốt lành; không cần đến thần linh. Sức mạnh của sự sống lớn đến nỗi con người chỉ dạo chơi mà vẫn có đầy thức ăn và hạnh phúc. Nhưng khi các thần linh đến, mang theo cái tốt và luật lệ, đă mang sự phân biệt đến. Thế là sự thống nhất chấm dứt.
Người ta chia sự sống ra thành cái tốt và cái xấu, ra thành miền bắc và miền nam, phía đông và phía tây. Cùng với các giới hạn thần linh mang đến cái Tôi, sự sở hữu, niềm đam mê, bản năng, các dục vọng cá nhân, các mục đích, và lúc bấy giờ con người bắt đầu vội vă, cuống quưt, bắt đầu nổi loạn vượt qua các giới hạn, chống lại các quy tắc, thế là bắt đầu xuất hiện xung đột, chiến tranh, và nhiều quan điểm, thế giới quan, nhiều chủng loại, nhiều tôn giáo, nhiều dân tộc, nhiều bộ tộc, nhiều giai cấp mà các quyền lợi và khát vọng của chúng đều chống chọi lẫn nhau.
Sự thống nhất của sự sống bị vỡ ra thành các mảnh.Đây tất cả đều là tội lỗi của các thần linh. Tội lỗi của đạo đức. Tội lỗi của các giới hạn. Tội lỗi của các cái Tôi.„Các giới hạn không xuất phát từ sự sống…Sự phân biệt do cái Tôi cá nhân tạo ra.” „Từ quan điểm của sự đa dạng và phân biệt, mới có các bộ phận…từ quan điểm phổ quát mọi sự vật và thực thể là MỘT.”và sự phổ quát chính là sự sống.
„ Có cần đạo đức cho kẻ cướp không? Tại sao lại không! Thiếu đạo đức chúng không thể hành động được. Một cách bản năng chúng biết người ta cất giấu cái ǵ ở đâu: tài năng của chúng ở đấy; Cần phải đột nhập: sự dũng cảm ở đấy; Cần phải chạy trốn: nghĩa vụ ở đấy; Cần phải biết thành công hay không: sự thông thái ở đấy; Cần phải chia chác:danh dự ở đấy. Ai không có năm đức hạnh này đừng mơ làm kẻ cướp giỏi.”
Và: „Chừng nào thế hệ của các thần linh c̣n chưa hết, chừng đó những kẻ cướp giỏi vẫn c̣n tiếp tục tồn tại”. Thần linh và kẻ cướp bổ sung cho nhau; thần linh gọi kẻ cướp đến và kẻ cướp gọi thần linh đến. Thông thường cùng trong đúng một cá nhân. Tại sao? V́: hai đă tạo ra các giới hạn, cả hai có đức hạnh, sự giỏi giang, sự phân biệt, sự ưu tú của nó. Một trong hai đều không nằm trong MỘT, trong sự phổ quát, nơi không giới hạn, không sự khác biệt, nơi tất cả là một.
„Trong sự sống, thực thể sống hành động một cách vô tư và không có sự sợ hăi. Không quan tâm đến có quyền-không có quyền, đẹp-xấu. Niềm vui của nó trên trái đất là mọi người đều được hưởng lợi. Ḥa b́nh của nó là mọi người đều tự do tiếp xúc. Nếu một kẻ ra đi, dân chúng khóc thương như đứa trẻ mất mẹ.” Đây là thực thể sống trong sự thống nhất, kẻ đồng nhất với sự phổ quát. „ Kẻ nào đồng nhất với sự phổ quát, kẻ đó không có cái Tôi. V́ không có cái Tôi cá nhân của nó nên nó không coi sự sống như sở hữu.” Không vạch ra các giới hạn, không tạo ra luật lệ, không tách biệt thành tốt xấu, đúng và không đúng, bên phải và bên trái, không tách biệt thành cái Tôi, thành các dân tộc, các ngôn ngữ, các vị trí địa lư, biên giới.”
Các giới hạn không xuất phát từ sự sống…Sự phân biệt do cái Tôi cá nhân tạo ra.” „Từ quan điểm của sự đa dạng và phân biệt mới có các bộ phận…từ quan điểm phổ quát mọi sự vật và thực thể là MỘT.”
Và để con người trả lại sự thống nhất cho sự sống, không cần làm ǵ hết. Không cần phải săn đuổi và khổ sở. Khi sự thống nhất của sự sống được trả lại khi ” thực ra không có ǵ xảy ra hết”. Hăy để mặc và tất cả tự nó đâu vào đấy.
Có một so sánh nhỏ về người chăn ngựa: trách nhiệm của người chăn ngựa là tránh xa những công việc có hại. Ngoài ra không cần làm ǵ hết. „Người nào muốn sửa chữa bản tính của ḿnh bằng sự học tập mang tính chất thế gian, để đạt tới trạng thái cổ, kẻ đó muốn điều chỉnh các dục vọng của nó bằng tri thức thế gian, để nh́n cho rơ hơn, đấy là kẻ điên rồ và lừa dối.” „Mi hăy thả ḿnh ra để tinh thần của mi bay cao lên quá thế giới giác quan; hăy tập hợp sức mạnh của mi đến nơi không tiếp xúc với vật chất; hăy thả mọi sự vật ra con đường của chúng một cách tự do, và đừng chịu đựng trong bản thân mi những tư tưởng của cái Tôi: mi sẽ thấy, trật tự của thế gian được trả lại.”
5.
Cái trạng thái, khi con người trả lại sự thống nhất của sự sống trong bản thân nó, truyền thống Hindu gọi là szamádhi.
Szamádhi là mức độ và trạng thái thiền định cao nhất, khi con người hoàn toàn tắt ư thức của ḿnh, đưa cho linh hồn một cơ hội để rời bỏ thế gian ảo ảnh và sự thức tỉnh của nó lộ diện. Đây là sự hoàn thành trạng thái siêu nhiên, là Brahma-vidja, trải qua sự thức tỉnh siêu việt nhất. Trong trạng thái này bản thân linh hồn thức tỉnh ra sự thật về hiện thực của bản thân nó, rằng hiện thực chỉ có duy nhất một, là sự bất tử và vĩnh hằng và vô tận.
„Việc nhận thức ra Atman không có nghĩa là con người sẽ trở thành cái ǵ hoặc thành ai; không có nghĩa là đạt đến bằng các việc, làm bằng sự cố gắng, bằng kỷ luật. Sự nhận thức này hoàn toàn độc lập với cố gắng mang tính chất con người. Nó không thể là kết quả của một cuộc nghiên cứu, không thể tác động đến nó bằng tri thức và những hành động ân huệ. Đến bản thân công việc Viết cũng chỉ tạo sự giúp đỡ cho việc làm biến mất, cùng lắm là làm chấm dứt sự chia cắt và mơ hồ xuất phát từ sự hỗn loạn điên rồ.”
Bản thân lời tuyên ngôn, Veda cũng không thể trích dẫn hoàn toàn sự thức tỉnh trong sự thống nhất của sự sống. Nhưng: không thể thiếu được, và như Trang tử nói: tránh xa các quá tŕnh ngăn trở. Bản thân linh hồn cần tự nhận thức, và trong sự huyền bí của Cần cũng cần nhận ra một điều là: không có ǵ xảy ra, bởi v́ khi con người thức tỉnh: không xảy ra chuyện ǵ hết”
Trong Szamádhi, từ Hy lạp gọi là mức độ cao nhất của eksztázis (niềm cảm hứng), được đặt tên là epopteia, mà sau này trong thời hellenis người ta gọi là methé néphaliosz, là sự ngây ngất của lửa khô, mà lửa khô theo Heracleitos là mức độ cao của sự tỉnh táo trong linh hồn sống ở trái đất, khi con người biết đến hương vị an b́nh vĩnh cửu, yên tĩnh mặt hồ, và niềm hạnh phúc vĩnh hằng của atman. Đây là thiên khải. „Đây là hiện thực trong ư nghĩa tuyệt đối, là sự sống cao nhất, vĩnh cửu, vượt qua mọi đổi thay, tràn đầy, viên măn, bất biến, một sự sống theo bản tính của nó tự nó sáng chói và rạng rỡ, thứ trong đó không có tốt và xấu, không có tác động và phi tác động, không có quá khứ và tương lai, đây là trạng thái phi vật chất, siêu nhiên: là sự giải thoát-là moksa
Sự sống được hiện thực hóa không có thuộc tính (attribútum). Các sức mạnh của linh hồn thần thánh mang tính siêu việt, nhưng những lời tuyên ngôn trong mối quan hệ với thiên nhiên lại là các thần linh. Các thần linh này là Các Quyền Lực và Những Cái tên. Nhưng nếu linh hồn đạt đến sự giải thoát, nó được nâng cao hơn các Quyền Lực và Những Cái Tên. Trong các truyền thống cổ mức độ cao nhất của linh hồn không có tên.
Kinh Kabbala cho rằng Jehova – bốn chữ cái Jod Hé Vau Hé- mang ư nghĩa toàn thể các đặc tính của Thượng đế, nhưng ngay trong sự Thống nhất cũng có nghĩa là một sự sống tuyệt đối không thể đặt tên, không thể nắm bắt. Theo truyền thống Hindu átman không có tên; từ này: átman, là Thượng Đế cao nhất, người không c̣n là sức mạnh, Quyền Lực và Tên Gọi: Brahman đă cho trạng thái cổ của linh hồn, của sự sống. Đây là tính chất siêu nhiên không thể gọi tên, mà Dionüsziosz Areopagita từng nói đến, và tác phẩm này đă đem đến cho thời trung cổ châu Âu một truyền thống cổ của sự sống phổ quát, vô giá, không tài nào nắm bắt nổi.
Linh hồn trần thế đă hiện thực hóa trong trạng thái szamadhi: arhat, kẻ ư thức rằng vẫn c̣n các sức mạnh, các khả năng, các đặc tính, nhưng không bao giờ xuất hiện các cái Tôi của nó nữa. Giờ đây chúng chỉ là các công cụ, như chính bản thân cái Tôi cũng thế. Arhat sống trong sự thống nhất hoàn toàn của sự sống, trong kaivaljam. Đấy là sự giải thoát, là sự hóa thân, là thiên khải, là linh hồn đă trở về nhà- buddha: là sự thức tỉnh hoàn toàn.
Linh hồn đă tháo bỏ hoàn toàn cái ǵ không phải là linh hồn, không phải là hiện thực, cái chỉ là maja, ảo ảnh, tên gọi. Linh hồn được nâng lên từ các nhân tố quyết định, từ upádhi. Nó đă đạt tới sự sống tràn đầy, trong sạch, rạng rỡ, đến theleszma, đến đời sống cơ bản (rasza), nó đă đạt đến hạnh phúc, bởi sự sống nguyên mẫu chính là niềm hạnh phúc.
6.
Nếu con người trong đời một lần đạt tới sự tỉnh táo cao nhất của linh hồn, và tan vào trạng thái ấy, nó sẽ không bao giờ cần quay lại thiên nhiên vật chất nữa, và ấn tượng này đưa nó vượt qua giới hạn đời sống. Đấy là trạng thái nirvikalpaszamádhi. Đây là lúc con người đă đạt tới sự thức tỉnh và quay trở lại thiên nhiên vật chất, là arhat, và không bao giờ c̣n là cái Tôi con người nữa, mà là con người cổ, là sự hiện thực hóa trạng thái cội nguồn homo aeternus, sự hiện thực hóa trong ư nghĩa phổ quát.
Con người này đă hoàn thành Tác Phẩm Lớn, như truyền thống Hermes đă dạy. Nó tách khỏi Mẹ Mặt Đất, khỏi Magna Mater và bước vào cuộc hôn nhân với sự Thông Thái, với Sophia, Trinh Nữ Trời. Sophia là mẹ, người yêu, và là vợ, là con gái của linh hồn đă nhập định. Tác phẩm lớn của nhập định đă hoàn thành. Nó đă đạt tới mức độ như Tabula Smaragdina đă nói: „Cha nó là mặt trời, mẹ nó là mặt trăng, không khí mang nó trong dạ con và mặt đất cho nó dinh dưỡng”., Trong nó thức tỉnh sự tỉnh táo âm dương, cơ thể nó biến thành khí, hay nói đúng hơn thành tinh thần, thành száhuv, và đất nuôi dưỡng nó: nó vẫn tạm thời sống ở mặt đất.
Nhưng đây là con người: ” Sức mạnh của nó không suy suyển, nếu nó quay về với đất.” Có nghĩa là: nó có thể tự do hành động, suy nghĩ, dạy dỗ, cai trị, lănh đạo- sức mạnh của nó c̣n nguyên vẹn. Nó không c̣n các hạn chế, các dục vọng, các thành kiến, các khát vọng cá nhân, các bản năng dấu diếm. Cái tôi của nó không là ǵ khác ngoài như một công cụ để thông qua đấy nó tiếp xúc với con người trong trong thiên nhiên vật chất.
Nó đă hiện thực hóa dharmaka, và dạng h́nh sự sống thiên khải của nó là: sinh linh phổ quát (dharmadhátu), sự Thông thái sáng ngời như gương (aksobhja), cái làm đẹp thế gian (ratnaszambhava), tri thức sáng sủa (amitábha), và Quyền lực ngự trị trên các biến đổi (amoghasziddhi) rạng ngời trong nó. Bởi v́ kẻ nhập định không thực hiện chính bản thân nó, mà thực hiện tính chất của sinh linh và sự sống hoàn hảo, bất tử và phổ quát. Nó là con trai của Thượng đế: truyền tải những sức mạnh siêu nhiên.
Mục đích của tất cả mọi nhập định là nâng con người lên sự thống nhất của sự sống, và trên con đường chiêm đoán (divinácio) đạt tới mục đích, sau đó con người đă hóa thân, đă giải thoát, đă trả lại sự thống nhất của sự sống, quay trở lại trần thế và ở đó nâng nhân loại lên cao cùng với nó: Veda, Đạo, Hermes Trismegitos, Kabbala, Zarathustra, Pitago và toàn bộ truyền thống cổ đă dạy dỗ như thế đó.
Nguyễn Hồng Nhung dịch từ nguyên bản tiếng Hung
( Budapest. 2013.06.16)