SUY NGHĨ VỀ SARTRE VÀ HAMVAS BÉLA

SUY NGHĨ VỀ SARTRE VÀ HAMVAS BÉLA

Khi đọc Jean Paul Sartre và Hamvas Béla, thật kỳ lạ, tôi nhận ra những tương đồng, những liên hệ khiến tôi không thể không viết ra như một nhận xét: c̣n mong manh, vụn vặt, rất mơ hồ, nhưng có thể, là những ư tưởng mở màn cho một ḍng suy nghĩ sẽ tiếp diễn, bởi v́ tôi rất yêu thích đọc Hamvas Béla, mong muốn được dịch nhiều nhất các tác phẩm của ông. Tôi biết tôi có một hạn chế: tôi không phải dân học triết, tôi từng là một sinh viên văn khoa, tôi không có điều kiện đọc và đi sâu vào triết, và tuy Jean Paul Sartre không xa lạ trong ngôn ngữ văn chương, nhưng có lẽ (v́ những tác phẩm triết của Sartre gần như chưa được dịch ra tiếng Việt- người ta chỉ dịch văn chương Sartre) nên tôi biết ít về lư thuyết hiện sinh của Sartre.  Nhưng biết đâu, từ đọc và dịch Hamvas Béla, tôi sẽ hiểu thêm nhiều hơn về Sartre?

Khái niệm siêu h́nh ở Sartre và ở Hamvas Béla đều là Vũ trụ. Cái Sartre gọi là Hư vô (chính là Tồn tại), Hamvas gọi là Sự sống ( chính là Vũ trụ) đều gặp nhau ở một điểm hợp nhất: là Một, có Một. Bởi vậy nền tảng phân tích, cách phân tích  hiện thực của cả hai đều là phương pháp luận biện chứng, nh́n thấy sự thống nhất trong chính quá tŕnh phát triển và thay đổi của sự vật. Hamvas Béla cho rằng Sự sống là khía cạnh siêu h́nh của hiện thực, như một nền tảng duy nhất để dựa vào đó phân tích con người như một công cụ thể hiện cụ thể tính chất siêu h́nh ấy. Jean Paul Sartre cho rằng tính chất phi hiện thực-sự Tưởng tượng- là khía cạnh siêu h́nh của hiện thực, chỉ từ tính chất này mới có thể giải thích toàn vẹn về thân phận con người trong một thời đại hiện lên, biểu hiện  như một hiện thực nhất định.

Khái niệm thứ hai rất hay bắt gặp ở Hamvas Béla và Jean Paul Sartre là khái niệm thần thánh. Điều lư thú đầu tiên là đối với cả hai triết gia, ư nghĩa thánh thần này rơi xa khỏi khái niệm thánh thần trong thiên chúa giáo, mà chỉ gắn liền với Con người mà thôi. Có lẽ đây là điểm tương đồng theo ư nghĩa hiện sinh giữa hai triết gia chăng? Ở Sartre, con người tự „thánh hóa” bản thân ḿnh khi tự lựa chọn cách giải quyết đời sống người của ḿnh trong các t́nh huống. Sự thánh hóa này nằm ở trách nhiệm tự thân. C̣n Hamvas Béla coi tính chất thần thánh là đặc thù có sẵn trong bản thân con người trong mối liên hệ với Sự sống, như một nhân tố phát triển của vũ trụ.

Cần phải nhận ra đối tượng triết học của Hamvas Béla là Con người trong văn hóa cổ, mà ông dùng từ” Truyền thống” để diễn tả nội dung nền tảng cho sự phát triển con người, một nền tảng đúng đắn nhất mà theo Hamvas con người đă tự đánh mất, tự xa rời. C̣n đối tượng triết học của Sartre cũng là Con người, nhưng là con người cụ thể trong một thời đại cụ thể (thời hiện tại chúng ta đang sống). Tuy nhiên Hamvas Béla cũng lại dựa vào chính sự kiện và đời sống của con người thời đại chúng ta (thế kỷ 20) để phân tích nền tảng giá trị của các xă hội truyền thống, bởi vậy cả hai triết gia đều phân tích rất sâu sắc sự „sụp đổ” của giá trị làm người, hay c̣n gọi là sự tha hóa của con người hiện đại, bằng tất cả các phạm trù triết, mỹ, đạo đức,tâm lư, chính trị …tóm lại là bằng toàn bộ nội dung văn hóa làm nên con người.

Ở Sartre có lẽ hấp dẫn nhất là ư tưởng về cái Xấu và cái Tốt, được nh́n nhận như một trong những nguồn gốc của sự tha hóa của con người trong cái siêu h́nh biểu hiện của đời sống (hiện thực hay sự tưởng tượng, đạo đức hay mỹ học)

(a, để nghĩ tiếp đă, khó quá, hiểu mà chưa diễn đạt được-NHN-06.09)