HAMVAS BÉLA

                                TRANH  MẶC HỌA TRUNG QUỐC

 

tn_kina25_1

 

Tranh mặc họa Trung Quốc chứa đựng hai yếu tố: một là đường nét và mảng tối, hai là  một không gian trống rỗng màu trắng. Khi, theo cách thức hội họa châu Âu, tôi nhận thấy, ḿnh xuất phát từ đường nét và mảng tối, và khi nh́n khoảng không phủ kín bằng một không gian màu trắng, tôi không hiểu ǵ hết.

Tôi cứ tưởng đây là sự mô tả một vật, một phong cảnh hoặc một hiện tượng. Trong một giây may mắn tôi chợt nhận ra,đây không nói về hai lực, hai sức mạnh h́nh thức hóa như nhau. Không. Màu trắng không phải là môi trường, là không gian thụ động, là sự trống rỗng, là hư vô, là sự t́nh cờ. Không, và không. Đúng hơn nó tạo ra màu đen (đường nét, mảng tối), giống như màu đen tạo ra màu trắng. Quyền lực tạo ra h́nh thức là màu trắng. Vũ trụ, hư vô. Cái phi xác định. Infinitezimális (cực tiểu).

Đối với con mắt châu Âu chỉ có đường nét màu đen và mảng tối. Họ chỉ nh́n thấy những cái đó. Họ chỉ cho rằng những cái đó tồn tại. Không gian, vũ trụ, màu trắng, hư vô, họ không nhận ra. Trong một giây may mắn tôi không xuất phát từ màu đen sang màu trắng, mà đi từ màu trắng sang màu đen. Đấy là giây phút tôi bỗng chợt hiểu tranh mặc họa Trung Quốc. Cùng lúc, tôi cũng chợt hiểu, mặc dù màu trắng ở”bên ngoài” màu trắng là”môi trường” là” không gian”- thế nhưng nó lại chính là cái bên trong, chính là nội dung, là nhân vật và là thời gian.

Tất cả những điều này bởi v́, tôi đă không nh́n từ màu đen có thể „sờ „ bằng cảm giác đến màu trắng, mà tôi nh́n từ màu trắng phi xác định sang màu đen.

( Chủ thể là vị trí mà từ đó thực tại có thể nh́n thấy.)

Tôi không đặt vị trí vào sự vật mà vào lực tạo ra h́nh thức, không đặt vào khách thể mà đặt vào chủ thể. Không  vào cái lồ lộ mà vào tính chất phép thuật của nó.

Hội họa hiện đại không c̣n nghi ngờ ǵ nữa có quan hệ họ hàng với mặc họa Trung Quốc. Nó chỉ có một sai lầm duy nhất, vẫn luôn luôn xuất phát từ màu đen, từ kinh nghiệm cảm giác, từ khách thể, và coi không gian là cái thụ động và trống rỗng. Đây vẫn là sự sùng bái thần tượng (idolatria). Chủ nghĩa hiện thực. Khách thể-phức tạp. Hậu trường. Đây vẫn chưa là thực tại.

Người họa sĩ hiện đại lớn là kẻ nhận ra không phải một cái ǵ h́nh thức hóa tạo nặn ra hư vô, mà là hư vô tạo nặn, h́nh thức hóa ra một cái ǵ.  Là người hiểu, màu trắng, sự trống rỗng, khoảng không và chủ thể nhỏ nhất không có ở bên ngoài, mà ở bên trong, không phải cái lộ thiên mà là tính chất huyền thuật, không phải khách thể mà là chủ thể. Tôi cho rằng, hoàn cảnh để người học sĩ được sinh ra, phải chín muồi.

Chừng nào chúng ta mới chỉ nh́n thấy đường nét và các h́nh dạng trên tranh, chừng đó chúng ta mới chỉ nh́n thấy nửa bức tranh. Giống như tranh châu Âu thực chất chỉ là nửa bên ngoài của hiện thực. Chừng nào chúng ta chưa hiểu rằng từ bên ngoài sự trống rỗng trắng tác động vào bên trong không là ǵ khác, ngoài là một lực h́nh thức hóa tác động từ bên trong ra ngoài, chừng đó chúng ta hoàn toàn không thể am hiểu ǵ về hiện thực thật sự của hội họa.

 

SỰ IM LẶNG

(Ghi chép về tranh mặc họa Trung Quốc)

Feruccio Busoni trong Mỹ Học Âm Nhạc của ḿnh đă viết, trong âm nhạc châu Âu, trong âm nhạc thực thụ ông chỉ thấy có hai yếu tố: một là fermata (âm ngắt) và quăng nghỉ.

Quăng nghỉ, sự im lặng, sự tĩnh lặng là sự dâng tràn đầy ắp cao nhất của âm thanh. Điều này trong mặc họa Trung Quốc là không gian trống rỗng, là cái hư vô. Tranh châu Âu  chín mươi tám phần trăm là âm nhạc và hai phần trăm là quăng nghỉ (sự tĩnh lặng, khoảng không, sự phi xác định, sự im lặng). Tranh Trung Quốc ít nhất sáu mươi phần trăm là quăng nghỉ, sự im lặng và bốn mươi phần trăm là âm nhạc.

Tranh mặc họa Trung Quốc bơi trong hư vô.

Có những bức tranh không có cả quăng nghỉ. Nặng nề. Trong điêu khắc quăng nghỉ là tính chất méo mó trong tượng, thiếu chi, là đá giữ nguyên sự sần sùi nguyên thủy.

 

QUĂNG NGHỈ CỦA SẤM RỀN

Không cần tạo dựng h́nh thức cho vật thể mà cần cho cái hư vô –một  quăng nghỉ đă được xác định đúng đắn. - Thượng đế sống trong cái hư vô.

Chỉ một lần, một lần duy nhất, từ khi có thế gian, Thượng đế không chịu nổi tiếp, đă gần như cất tiếng. Gần như thôi. Khi trái tim Ngài đập mạnh và Ngài muốn kêu thét. Đấy là khoảnh khắc Chúa Giê su bị đóng đinh trên cây thánh giá thốt lên: Cha ơi, Cha, sao Cha nỡ bỏ rơi con!

Thượng đế không lên tiếng. Ôi! giá mà ta biết Thượng đế muốn thét lên điều ǵ. Và sau những từ ngữ này, một quăng nghỉ khủng khiếp nhất có thể h́nh dung đă  xuất hiện. Đây chính là quăng nghỉ của sự hú gào. Đây là quăng nghỉ của sấm rền.

( In trong tập: Nghệ thuật và Không gian của ARS&VITA 2013)

 

Nguyễn Hồng Nhung dịch từ nguyên bản tiếng Hung

( Budapest 2014. február 26.)