TU VIỆN ĐÁ TREO METEÓRA
1.
Rất hăn hữu, chỉ đôi khi những người khách đến Hy lạp nghĩ đến việc xuống tàu hỏa, gần biên giới phía bắc để thăm viếng những tu viện đá treo Meteóra.
Đúng hơn chỉ đám khách say mê chụp ảnh thích thú cuộc du ngoạn này. H́nh ảnh nơi đây quả thực hấp dẫn. Cần phải h́nh dung ra một vùng núi đá cuội trơ trọi không một bóng cây, nơi nước đă bào ṃn các khúc đoạn, để lại những cây cột vĩ đại trong các rănh dựng đứng.
Ở vùng trũng đá lởm chởm này những cây cột đá trông giống những gốc cổ thụ vĩ đại hóa thạch nhô cao, dễ có đến hai ngh́n năm trước đây người ta đă xây các ngôi nhà trên đỉnh những cột đá đó. Rất có thể tất cả gạch ngói, mái, cửa sổ được kéo lên bằng dây, bởi không thể chuyển những thứ này lên bằng bất cứ cách nào. Trên đỉnh các cột đá chỉ đủ chỗ xây một căn nhà một hoặc hai pḥng. Ở cửa ra vào có cầu thang bằng thừng, có thể thả sâu xuống chừng tám ngh́n mét sải tay.
Cả hệ thống tu viện Meteóra là một ngôi nhà được suy tưởng theo phương cách của một đội quân tổ c̣ hoặc chuồng chim bồ câu. Các tăng hội Hy lạp của đế quốc Bidăngtin xây những ṭa nhà này, để có thể sống tách biệt hẳn với thế giới.
Tu viện Meteóra không đẹp, không tuyệt tác. Chiêm ngưỡng xong người ta không bao giờ quên, nhưng không tiếp tục nghĩ đến nó khi thanh thản nghỉ ngơi, lúc dạo chơi, khi tṛ chuyện. Họ chỉ nhớ ra nó khi nh́n thấy một côn trùng xấu xí, hoặc lúc khe khẽ kể về những hồn ma.
Giống như hết thảy mọi thứ có trong thời đại Bidantin, tu viện này cũng kỳ quái; c̣n hơn thế nữa. Ở những nơi khác cũng có tu viện. Cách Meteóra không xa có tu viện Athos, mang phong cách hoàn toàn Á đông. Ở vùng Tiểu-Á cũng đầy rẫy tu viện. Tại Tây tạng có những thành phố tu viện.
Nhưng ở khắp nơi trên quả đất này không đâu có sự khiêu khích vượt tầm như vậy, một sự tách biệt trơ trụi đến thế. Tu viện này đặc biệt nổi bật khi người ta suy tưởng: trong các tu viện phương tây và phương đông từng có người Bonaventura( Ư), người Abélard, các lạt ma, các vị bồ tát, nhưng chưa ai nghe thấy bao giờ ở Meteóra người ta xua đuổi các nhà khổ hạnh làm biến đổi thế giới một cách đặc biệt, cũng như về việc từ các tu viện đă từng xuất hiện một tư tưởng lớn.
Đây một lần nữa lại đúng là Bizantin.
Meteóra không phải do một nhà khổ hạnh lớn, kẻ bứt ḿnh tách khỏi thế giới, t́m kiếm chốn nương thân trên đỉnh những cây cột đă cháy trụi dựng lên; cũng chẳng phải một tinh thần rời xa đám đông, mà nỗi cô độc đă xua đuổi ra khỏi thế giới con người.
Trong tu viện là những kẻ bẩn thỉu, nửa hâm hấp, sống cùng vài ba học tṛ, những kẻ mà các thực hành nghi lễ tôn giáo của họ giống những thực hành mê tín Papua hơn là của thiên chúa giáo.
Ngoài ra, c̣n có một điều khác quan trọng hơn: có lẽ ở nơi đây chưa bao giờ xảy ra bất kỳ điều ǵ khác lạ, dù cách đây một trăm năm, hay năm trăm năm cũng thế, từ thời lập tu viện ra đến giờ.
2.
Bước đầu tiên để hiểu được tu viện Meteeóra là không hiểu tại sao, không ai chú ư đến cái tinh thần rất đặc biệt nơi đây: tinh thần Bancăng. Điều này gắn bó như thế nào với Bizantin, không nghi ngờ ǵ nữa, đây không là ǵ khác ngoài chủ nghĩa Bizantin sô vanh.
Tất cả, những ǵ được tạo dựng ở Bizantin- là một trật tự sống cực kỳ tinh xảo, tiện nghi, phức tạp: sự khoe khoang có một không hai, sự hư hỏng ở mức cao nhất, các nghi thức ma quỷ, sự tha hóa của giá trị đạo đức giả, quyền lực vô nhân tính và cơn sốt vàng- tất cả rơi vào tầng lớp dân chúng, lúc đó chưa đến nỗi dă man cho lắm.
Bởi v́ dân chúng khi chuyển đến vùng Ban căng vẫn chưa tỏ ra hoang dại như những con ngựa hoang. Đấy là những nhóm người tàn sót lại, những nhóm cư dân xé lẻ, là những mảnh vỡ đă chịu đựng những mảng sống đặc thù cắt ngang mà một ngh́n năm sau cũng không mài rũa nổi, những mảng vỡ dân cư này cho đến tận ngày hôm nay cũng không thể tập hợp họ thành một dân tộc thống nhất.
Một hệ thống đời sống sâu bọ nhất, thoái hóa nhất rơi xuống đây, vào đống người đê tiện lổn nhổn này, cái đống rác của các mảnh vỡ dân cư. Có thể h́nh dung, cái ǵ sẽ xảy ra nếu một nội dung đời sống vô cùng cao cấp, về mặt đạo đức có thể bất kỳ, tốt hoặc xấu, nhưng rơi vào tay mảnh vỡ cư dân này .
Dân Phi châu trấn lột người châu Âu: dân bản xứ mở khóa túi, cặp, lấy những chiếc th́a bạc móc xuyên qua lỗ mũi , lấy lưỡi dao cạo xóc thành ṿng đeo lên cổ, c̣n đèn pin treo lên đầu ngọn giáo, máy chữ treo lên cây cột giữa làng và chỉ cho người châu Âu xem như một vật tế.
Đấy là quan hệ của Bizantin và các mảng vỡ dân cư. Đấy là Ban-căng.
Đầy rẫy những tập quán đáng nghi, nặng nề, hư hỏng, những tư tưởng, lư tưởng tinh tế xảo quyệt, gian giảo, những dối trá lập lờ đánh lận con đen, sự phản bội đường mật, ngoắt ngoéo, những tâm địa sau lưng trong những cái mặt nạ bản năng thảm hại, dẫn đến sự đểu cáng của chất người- tất cả, mọi cái truyền đến từ những mảng vỡ dân cư, xâm nhập và mê hoặc.
Ban-căng không là sự đồng hóa giữa văn hóa cao cấp và sự dă man, như trước kia đă từng có giữa Hy lạp hoang dại và Địa Trung Hải phát triển, hoặc như sự gặp gỡ giữa đại đa số dân di cư và La Mă.
Sự hoang dại thuần khiết và văn hóa thuần khiết có quan hệ họ hàng: bởi vậy chúng phù hợp và thu hút lẫn nhau. C̣n ở đây không phải vấn đề về văn hóa cao cấp cũng như về sự dă man.
Mà: là ḍng chảy liên tục của nạn dịch tha hóa có một không hai trên quả đất, cái gọi là chủ nghĩa Bizantin, là sự gặp gỡ của những bộ lạc rơi rớt lại trong một xó đảo bởi những cơn lốc xoáy lịch sử, rất có thể bởi vậy chúng hút và ḥa vào nhau.
3.
Giữa thế kỷ XV khi những người Mohamed ( Hồi giáo) chiếm Bizantin, có vẻ như vương quốc Hy lạp đă vĩnh viễn biến khỏi trái đất. Có đủ lư do để tin như vậy. Đấy là một dân tộc mới, bằng kỷ luật lành mạnh và bản năng phong tỏa, bằng đạo đức thanh giáo cứng rắn, quân đội hùng mạnh, và ư thức kiêu hănh đặc thù đă chiếm lĩnh Bizantin và làm lung lay Ban-căng.
Trong lịch sử đầy rẫy các ví dụ kể về chuyện từ đội quân xâm lược và kẻ bị xâm lược ḥa thành một dân tộc và một tinh thần. Ở đây có một điều ǵ đó hiển nhiên trong việc một dân tộc mới tiếp nhận từ dân bản xứ, và ngược lại, để sự vay mượn ḥa đồng này biến thành h́nh thái thứ ba. Đôi khi hành động này trở nên khả quan.
Nhưng trong trường hợp này không như vậy. Chưa đầy một trăm năm đă có thể nhận ra ngay tác động của tinh thần Bizanti, khiến toàn bộ vương quốc Mohamed( Hồi giáo) ch́m xuống đầm lầy Bizantin, chưa kịp trao lại bất kỳ cái ǵ cho Bizantin hoặc Ban-căng. Cái khả năng vùng Ban-căng ô hợp dưới tác động của Hồi giáo sẽ trở thành một dân tộc duy nhất đă bị tan vỡ, đứt đoạn.
Tất nhiên đây không phải chuyện ngẫu nhiên.
Một mặt cái tinh thần Bizantin luôn sản sinh ra sự tan vỡ hơn là củng cố; mặt khác có thể ḥa hợp lẫn nhau giữa các tầng lớp dân tộc, hoặc bộ lạc, hoặc các tộc đúng là lành mạnh hoặc tṛn vẹn, chứ không thể từ các mảng vụn người.
Đạo Hồi thất bại ở Ban-căng cũng như trước đó Julius Caesar, Pie Đại Đế, Vimos, Atilla, Augustus, Napoléon, như người Ai cập, La mă, Tây ban nha, người Anh, nói riêng và nói chung thất bại.
Tại sao? tại nhiệm vụ này không thể.
Tư tưởng đế vương của Hồi giáo không chịu nổi Ban-căng, bởi vậy nó chết ngạt trong tinh thần Ban-căng. Chưa bao giờ quyền lực thế gian lại thối rữa nồng nặc như đạo Hồi. Nhưng cái ǵ vậy, cái ǵ đă tấn công, đánh úp, xé nhỏ và đầu độc, truyền bệnh và bóp ngạt, đào thải và hút vào?
Chỉ thuần túy đấy là đạo đức Bizantin: sự sang trọng bóng bẩy lười biếng và đê tiện, thái độ tôi tớ hèn hạ, tính cách khoe khoang, tính âm mưu, háo danh, sự phản bội, giết hại lẫn nhau, những bẩm báo nặc danh, sự ngạo mạn, chuyên quyền, sự vô thức tố cáo, sự thua thiệt, ghen ghét, lễ giáo.
Giờ đây Ban-căng c̣n giàu có thêm bởi một thuộc tính nữa: trong quá tŕnh tha hóa, ngoài cái sọt đựng những mảng vụn bào dân tộc bẩn thỉu, lộn xộn, vô nghĩa, giờ đây c̣n thêm tàn dư những xác chết của đế chế Hồi giáo.
4.
Khi bằng cái thang dây lên cao sáu mươi sải tay ḅ vào, người ta thấy từ cửa tu viện Meteora một cái đầu bù xù bẩn thỉu đần độn nh́n ra, xem kẻ lạ mặt nào dám quấy rầy cuộc sống thiêng liêng của ngôi nhà: hẳn kẻ này nghĩ như vậy.
Và nếu người ta bước vào nhà, sẽ từ từ sẽ hiểu ra hậu trường và bản chất của tất cả. Tất cả cái gọi là văn hóa, hoặc h́nh thức cuộc sống của đám đông, hoặc trật tự sống chính là dấu ấn cơ bản của hành vi cá nhân.
Đấy là hành vi cơ bản nhất: thể loại. Từ gốc cổ Hy lạp Tüposz có nghĩa là dấu ấn đầu tiên đă được xác định. Đây là h́nh thức cổ: là cái đầu tiên và cái gốc của thể loại.
Đôi khi từ cử chỉ, đôi khi từ nét mặt, từ dáng vóc người ta nhận ra Tüposz Đôi khi từ mùi vị. Tu viện Meteora có một mùi đặc biệt. Không phải mùi hầm đá hoặc mùi ngôi mộ, cho dù hơi giông giống. Bởi v́ ở đây không có xác chết mà có những con người, nói đúng hơn là những linh hồn sống và không biết, không thể chết. Nó đứng ở cửa chết nhưng không vào được. Swift từng nhận ra tüposz và gọi là strulbdrug
Đấy là những kẻ một trăm năm mươi, hai trăm tuổi. mù ḷa, không răng, điếc, không đi, không nói được, những kẻ vật vờ giữa nửa ư thức tự chủ của giấc ngủ và sự tỉnh táo một cách bất lực, và không chết nổi.
Khát vọng duy nhất của họ: Đấng Sáng tạo hăy cho con được chết. Nhưng họ vẫn sống- khủng khiếp, hăi hùng, một cuộc sống ma quái. Tại sao họ không chết được? Tại sao họ không thể chết? Swift không nói về điều đó.
Strulbdrug không tự ḿnh đẩy ḿnh ra khỏi con đường, hăy đến, cái ǵ lớn hơn nó. Cái chết là một sự khiêm tốn. Con người để chết được, cần nhận biết một bước thông qua nó, có thể thông qua và vượt. Cần cút đi một cách đẹp đẽ, b́nh thản, khiêm nhường, cần phát biểu một cách rộng lượng: đây, tôi đứng tách ra khỏi hàng đây.
Đây là sự khiêm nhượng lượng thứ từ strulbdrug là tính chất thánh thượng vắng bóng khiêm tốn. Không biết tránh sang một bên, chỉ cầu xin thượng đế một cách ngu xuẩn. Con người không nhận được cái chết cho không: chết một cách tốt lành và đấy là phần thưởng, đạo đức, sự ngợi khen.
Kẻ bất hạnh chỉ xin cái chết, nhưng không biết quỳ xuống, xin sức lực để nh́n rơ hăy cho phép nó bất lực về chính bản thân nó. Bởi v́ sao? Nó là đỉnh cao của nhân loại? không thể sáng tạo ra cái ǵ lớn hơn? Nó là con của người? là mục đích của thế giới? Sao nó dám cho rằng qua nó có ǵ đó rơ ràng hơn, cao hơn, đẹp hơn? Tại sao nó không dọn chỗ và mở đường? Tất nhiên rồi! Thế mới là strulbdrug! Bởi thế nó không thể chết được, bởi không biết thừa nhận, bởi vậy nó sống tám trăm năm và chỉ biết lẩm bẩm: giá được chết, được chết!
Tu viện Meteora có mùi strubdrug. Nơi những con người sống trong cái tinh thần không biết ra đi. Giờ đây có thể hiểu tại sao người ta lại xây các tu viện. Bởi thế. Những kẻ xây xin cái chết, để xin được quyền cho phép bước ra khỏi cuộc sống, để biết chết.
5.
Có một điểm nơi cái Tôi ma quỷ không chết nổi, tự giúp đỡ ḿnh để kẻ sát nhân kích động. Tự nó chỉ biết sống, không biết chết, và không biết rằng chỉ có thể sống một cách như đă chết. Nó không biết, con đường nào dẫn đến sự khiêm nhường, để có thể đứng sang một bên, và như vậy bắt buộc phải tự giết bản thân ḿnh. Điều này xảy ra với Bizantin, bằng tüposz của cái Tôi ma quỷ.
Nó gọi chất đạo Hồi đến để giết. Những người Hồi giáo tin rằng nếu cần phải giết một người nào đấy là phải đâm chết. Họ không hiểu rằng giết khó hơn rất nhiều so với tàn sát. Giết là cần phải nuốt chửng, phải thu nhập và tiêu hóa. Về điều này những kẻ Hồi giáo không biết ǵ hết. Và bởi vậy Bizantin trả thù bản thân kẻ sát nhân : nó tiếp nhận và tiêu hóa Hồi giáo.
Trong cuộc đời con người điều này không hiếm. Cái h́nh thức kích động của niềm tin mù quáng trong cái Tôi nằm trong sự keo kiệt liên tục đánh mất mức độ và tất nhiên trong mâu thuẫn của nó: nằm trong sự lăng phí.
Con người trong cả hai trường hợp này đều muốn giữ, nhưng lại cấm giữ một cái ǵ đấy chỉ bằng một cách thức khác.
Kẻ keo kiệt muốn dấu diếm ngay trước cả bản thân ḿnh; đây là một kẻ giẻ rách, kẻ bị tóm mười ngh́n lượng vàng dấu trong cái túi cói, sau khi bị nện cho một trận ở xó đường. C̣n kẻ phung phí lại chia tất, chia cả bạn bè, anh chị em, cha mẹ, rải rắc luôn gia tài trước khi bị một kẻ nào đó được mời đến bắn gục hoặc bóp cổ nó.
Chỉ một thứ không được phép giữ lại trong cả hai cách bảo quản các khả năng khác nhau này: cái Tôi. Kẻ keo kiệt ǵn giữ nó trong cái túi của ḿnh, c̣n kẻ phung phí tưởng ḿnh ở trong nó. Bởi vậy kẻ keo kiệt th́ đề pḥng, kẻ lăng phí th́ đào thải: kẻ keo kiệt là kẻ phung phí hướng ngoại, c̣n kẻ phung phí là kẻ keo kiệt hướng nội.
Không có ǵ tầm thường hơn khi kẻ keo kiệt hướng nội và bắt đầu phung phí, hoặc kẻ phung phí quay ra hướng ngoại và bắt đầu tiết kiệm. Cả hai đều là niềm tin của cái Tôi mù quáng, tội lỗi, bất hạnh độc ác và ngu xuẩn.
Là thách thức trong mức độ lớn nhất, đấy là sự ác cảm khi con người nh́n kẻ keo kiệt hoặc hoang phí, một cách rất có lư. Đấy là sự phẫn nộ, khi kẻ nào đề cao ư nghĩa cái Tôi rằng chỉ được nếu cho. Và chỉ có nếu không có, và không có nếu có. Người b́nh thường bực ḿnh v́ những điều này. Nhưng kẻ sát nhân là kẻ cảm thấy ḿnh là thông điệp của thượng đế, kẻ nghĩ rằng: nó đến để phán xử. Và bắt đầu phán xét.
Giữa đám các mụ già keo kiệt và các demi-monde hoang phí bao giờ cũng có kẻ sát nhân lẩn quất. Chúng kéo lũ sát nhân vào cuộc sống của chúng. Nếu có cắt hoặc bóp cổ chúng cũng chả xảy ra điều ǵ đặc biệt ngoài việc đă xảy ra điều chúng phán.
Có một giới hạn, quá giới hạn ấy cái Tôi không chết nổi, không c̣n kích động kẻ sát nhân nữa. Nó không có khả năng. Đây là điểm cần đưa vào một khái niệm mới. Đấy là khái niệm mới: autoknirps.
Đây là tṛ chơi chữ bởi con người từ sự thận trọng mó vô t́nh vào những sự việc nguy hiểm nhất một cách vô thức.
Ta cần biết máy ảnh có một bộ phận nhỏ, chỉ là một cái móc kéo giúp máy ảnh tự nó chụp. Người ta gọi nó là autoknirps.
Thay cho knips là knirps tiếng Đức nghĩa là con trẻ, một thằng người bé tí co quắp, một thằng lùn xấu xí. Vậy th́ autoknirps nghĩa là một con người tự thu nhỏ ḿnh lại, biến thành thằng lùn, một kẻ mọi giá thu nhỏ ḿnh trong một góc bé xíu càng bé càng tốt: trong một căn pḥng, hay trong một cái giỏ bằng rơm, hay trên đỉnh một cây cột đá, hay trên triền một dăy đá Meteora.
Sống chỉ ngần ấy, chiếm chỗ, mở rộng, chinh phục khoảng không. Điều này người ta gọi là lớn lên. Luôn luôn to hơn, lớn hơn. Cuộc sống mở rộng không ngừng. Đặc biệt nếu con người không lớn lên trong vật chất nữa, nó lớn lên trong tinh thần và linh hồn: trong sự vô h́nh. Giống như lửa. Đến chừng nào đủ.
Niềm tin - cái Tôi autoknirps biết điều này. V́ thế nó thu h́nh bản thân nó lại. Nó thu nhỏ, để tránh ngọn lửa tiêu hóa tinh thần, nó co quắp nó lại trong một vị trí bé xíu- bé tư để cứu vớt ḿnh khỏi sự cháy sém của cái Tôi. Và nó cứu được.
Autoknirps không chỉ muốn chạy trốn mà đă chạy trốn. Truyện cổ tích nhận biết diễn tŕnh này của cuộc sống, rằng đấy là chú lùn. Là thực thể tự nhiên hoàn toàn, kẻ lẩn tránh khỏi tinh thần, sống trong rừng, ẩn náu, khép kín, dưới những tảng đá ẩm ướt hoặc dưới tán cây, trong tranh tối tranh sáng, kẻ nấp để đừng cần phải giao tiếp, để kẻ lạ khỏi phát hiện ra.
Kẻ lạ là tinh thần, thứ đe dọa cái Tôi của nó. Nó sống phi tuổi tác. Truyện cổ tích cho biết những chú lùn ngh́n tuổi không phải là hiếm. Có những chú lùn gần như bất tử. Râu của họ dài chạm đất, đầy nếp nhăn, méo mó, họ ăn nấm và rễ cây, sống trong hang.
Ban đêm họ nheo nhéo và nhảy múa: Tôi là Tôi- đấy là ư nghĩa của điệu nhảy. Họ giống như các xác ướp: khô cứng, gầy g̣ và già thất kinh. Họ không chết. Họ tối tăm, lạnh lùng và khó tính. Đúng là họ không lớn lên nữa, nhưng cũng chả sao. Quan trọng là họ sống. Quan trọng là họ lúc nào cũng Tôi là Tôi.
Cũng chả sao khi thực ra họ cũng chả khác cái nấm hay chiếc lá khô nơi họ ẩn náu. Nhưng họ tồn tại. Xấu xí? Không nhận được ǵ hết? Chẳng t́nh yêu, chẳng cuộc phiêu lưu, chẳng tri thức, chẳng cuộc chiến, chẳng ánh sáng?- Không sao hết/ Quan trọng là họ tồn tại và Tôi là Tôi. Họ sống quăn queo, run rẩy ôm lấy bản thân: sống sót, sống sót.
Xin mời- Quyền lực lên tiếng- mi cứ việc sống sót, để xem mi đi tới đâu? Chú lùn.
Autoknirps đến kích động kẻ sát nhân cũng không nốt. Nó không giết những chú lùn. Kẻ sát nhân không quan tâm, nó mang nhiều phẩm chất cao quư trong nó, sao lại phải bạn bè với lũ này. Đi mà nhảy xuống giếng hoặc cắt mạch máu. Chú lùn không chọc ngoáy bản năng chê bai ngu ngốc của kẻ sát nhân.
Bởi con người chỉ hiểu hoàn toàn kẻ sát nhân, nếu biết nó làm việc ”tốt”. Nó giết kẻ keo kiệt, kẻ hoang phí bởi v́ ở đây có việc ”đă làm tốt”. Bởi v́ những kẻ này yêu cầu nó. Autoknirps không gọi ai và cái ǵ, nó không có nhu cầu đến cái tốt lẫn cái xấu. Tôi là tôi. Chẳng cần ai khác, ngoài bản thân nó, và t́m ra cách thức để có thể thu nhận và bảo vệ: cái co quắp-Tôi.
Nó đánh mất hết? Đúng. Nhưng châu báu c̣n lại. Nó không cần lợi ích, và cũng không muốn. Lợi ích là một thứ nguy hiểm, quyến rũ, lôi kéo đến những không gian tự do, vào một số phận nào đấy. Chính là cái mà nó muốn tránh xa. Không cần số phận. Cần cái Tôi.
Nó chỉ giữ ǵn châu báu. Bởi vậy truyện cổ tích kể rằng chú lùn phần lớn canh giữ ḥm đá quư đào được và vàng bạc. Dưới ḷng đất, chẳng ai tiêu vào đồ uống, nhà cửa, quần áo sặc sỡ, vào bánh mỳ. Chỉ có ở đấy thôi. Chú lùn đào ḿnh lên, và chẳng ai bắt gặp.
6.
Tôi là Tôi- Meteora tuyên bố. Không đặc sắc hay sao? Xây tu viện để cầu khẩn Thượng đế, hăy giải thoát khỏi cơ co quắp-cái Tôi.
Homoioata: bằng kiến trúc thu nhỏ chữa chạy cơ co quắp-cái Tôi, hay đúng hơn muốn bắc cầu bằng kiến trúc này cho sự thu nhỏ cái Tôi riêng, để khóa bản thân ḿnh vào bản thân, đưa lên đỉnh cột và khóa lại.
Biến thành Autoknirps khi muốn giải thoát khỏi bản thân. Một sự điên rồ thuần túy, nếu không cùng lúc là một căn bệnh nguy hiểm; một căn bệnh nguy hiểm, nếu cùng lúc không là một lời nguyền định mệnh; lời nguyền, nếu không phải là nguyên nhân, là nguồn gốc và là cội nguồn: cái Tôi.
Đây là ṿng quay của Quỷ: từ cái Tôi sang cái Tôi- các chú lùn quay tṛn như thế trong rừng lúc nửa đêm, họ đi trốn, để quay trở lại, và túm lấy tóc nhau. Tṛ chơi duy nhất của các chú lùn: chạy xung quanh gốc cây, thật nhanh để làm sao đuổi kịp tấm lưng của chính họ. Đấy là tṛ chơi-Meteora.
Meteora không phải tu viện của Thánh Ferenc, không phải tu viện của Tây Tạng. Ở đó cũng có sự khổ hạnh, như ở đây, nhưng đây không phải sự hiến dâng, mà là khổ hạnh của sự sống sót: kiếm t́m tri thức, từ h́nh phạt, từ đau đớn, từ việc ăn chay, từ roi quật, để thu thập tri thức làm thế nào sống sót.
Tại đây Bizantin sống sót như thế đó, nỗi sợ chết thắt ngập trong cơ co quắp -cái Tôi, tại đây một ngh́n năm được chăm sóc và tha hóa, trong các tu viện trần trụi. Meteora là nhà tù của cái Tôi, là của cái Tôi, kẻ tự tách ḿnh ra khỏi thế giới, không tham dự, không muốn số phận, không muốn ǵ hết, chỉ muốn duy nhất cái Tôi.
Và đă nhận được: những xác ướp, sự tối tăm ẩm thấp đóng mỗi ngày dày thêm trong các tu viện, nhiều ngh́n năm trong nhà tù cái Tôi đáng nguyền rủa và bất hạnh. Người nào chỉ nghĩ đến bản thân, người đó sống trong Meteora, trên đỉnh cột đá, bị ướp xác, và tội nghiệp, không chết được.
Người trẻ tuổi, kẻ mở cửa, kẻ tu hành rậm râu chúi đầu đọc, kẻ đă sáu trăm năm hay bao nhiêu năm rồi cầu nguyện, biết điều này. Nó biết c̣n nhiều hơn cả bằng trí óc và tri thức của nó.
Nếu nó nh́n ra ngoài cửa sổ, nó không thấy ǵ ngoài sa thạch xám-vàng và các khoảng cách. Giống như cảnh của thế giới bên kia. Địa ngục của sôi sục. Một xô nước trong góc nhà, nhưng đă có mùi.
Họ làm ǵ cả ngày? Tự lo lắng cho bản thân. Cả ban đêm cũng thế. Có thể đến ngủ họ cũng không dám, và chắc chắn họ không có giấc ngủ. Có thể quyến rũ họ ngắm một người đàn bà, hoặc hăy huưt sáo đi, hay đi tắm đi hoặc hăy uống một ly rượu. Có thể sau cùng họ sẽ cầu nguyện một cách thực sự.
Một tu viện đơn độc, được xây lên để con người lẩn trốn nốt khỏi mắt thượng đế. Mùi Strulbdrug , mùi của kẻ không chết được, kẻ ngạo mạn với chính bản thân bằng một cách thức ngạo mạn, và phung phí reo rắc cả thế gian vào cái không là ǵ.
Kẻ trốn tránh chiến tranh, trốn nạn dịch, sự chinh phục, trốn quân vô lại, kẻ không cần cho bọn cướp, cho tai ương lẫn quân Thổ. Chú lùn không vời đến kẻ sát nhân. Chỉ ngồi và cầu nguyện với bản thân trên nóc cột đá, trên những phiến đá xám, khép kín và ngu muội đi.
Và nếu có ai tại sao nó làm như thế, cùng lắm nó sẽ nhún vai, nh́n qua cửa sổ ngắm những tảng đá trần trụi và từ tốn trả lời: cả Trái đất là Meteora.
Trong tập tiểu luận triết học Câu chuyện vô h́nh- Hamvas Béla
Nguyễn Hồng Nhung dịch từ bản tiếng Hung
(2010.11.12)