BiHaiBienTap-NHNhung

 

Bi hài biên tập

 

Quyết định này đến với tôi khi anh chuyển lên vùng Bắc cực. Anh là mặt trời duy nhất sưởi ấm ngày ṃn mỏi lạnh giá chán ngắt của tôi. Tôi biết làm ǵ đây, nếu giờ đây phải ở cách xa anh đến thế?

 

Làm thế nào để ấm lên tự ḿnh?

Chỉ có cười, cười, duy nhất cười thật nhiều, cười lăn cười lộn, nước mắt sẽ chảy giàn giụa và thân nhiệt nóng bừng như lên cơn sốt…

 

Khi gửi cho anh truyện hài dịch thử đầu tiên, anh cổ vũ niềm phấn chấn chọn đúng việc, đi đúng hướng của tôi lập tức:

- Hay lắm! em dịch tiếp đi! Những cơn hắt x́ của anh dừng lại tức th́ v́ trận cười em gửi tới.

 

Thế là tôi quyết định dứt khoát.

 

Sáng hôm sau, tôi đi t́m nhà văn viết truyện hài hước hay nhất xứ Hung-nô, bụng bảo dạ sẽ năn nỉ xin ông cho không quyền xuất bản. Ngay từ thế kỷ trước ông đă nổi tiếng, v́ tài năng, v́ thông thái, và cả v́ suốt đời nghèo khổ, khi mất đi, không chỉ để lại bao kiệt tác văn chương cho nhân loại, ông c̣n thân ái tặng lại vợ con những khoản nợ kếch xù. Tôi quyết tâm tặng thêm một khoản trắng tay nữa cho ông, như thêm một một ḍng vào bài diễn văn nức nở ca ngợi ông của nhân thế.

 

Không may cho tôi, người nhà ông bảo, từ hôm qua tới giờ chưa hề thấy ông ló mặt về nhà, tận nửa đêm qua, lũ con nợ gồm một chủ xuất bản và vài kẻ cho vay lăi, chầu chực chán chê ngoài cửa, đành tạm tha cái xác nhà rộng tuếch của ông, ra về.

 

Tôi bần thần vẩn vơ, chợt nhớ ra quán cafe nổi tiếng trên đại lộ Körút, nơi từ một góc bàn ngổn ngang bút giấy, ông vặt trí tuệ siêu phàm của ḿnh ra từng cọng, như người ta vặt từng mẩu cành cây vương víu ch́a vào cửa sổ, biến chúng thành những câu chuyện hài hước rất vớ vẩn, nhưng khiến biết bao kẻ lạ cứ cười nức lên từng hồi. Nức lên nhiều đến nỗi, khăn tay giấy trở thành mặt hàng khan hiếm  thành phố.

 

Thế là tôi đi đến đấy.

 

Nhà văn Hung-nô vừa thấp lùn, vừa xấu xí, có cái miệng rộng ngoác đến mang tai, cổ ch́a ra chứa hai cái cằm, dưới đôi mắt quen thức đêm, da mắt chảy sệ, ông đang hí hoáy viết. Ông không thèm để ư xung quanh, nhân loại lắm mồm đang khoa trương kiến thức rỗng tuếch, làm nhạc đệm vo ve như muỗi bên tai.

 

Tôi say mê ngắm chân dung một  những nhà văn Hung-nô tôi yêu mến nhất,  đầu hiện lên những câu chuyện hài hước vừa trí tuệ vừa như có ǵ chua xót và riễu cợt người đời của ông. Tôi sắp sửa xin xỏ, để hân hạnh được thượng đế xui ông, nhường cho cái quyền nhân danh ông, mang những câu chuyện đời hài hước mà u buồn, về cho dân quê tôi thưởng thức.

 

Tất nhiên tôi phải viện cớ muốn mở mang dân trí và nâng cao trí tưởng tượng, cùng phát triển chức năng lấy tiếng cười làm vũ khí văn hóa tấn công đời, để mào đầu câu chuyện với ông, sau khi đă bứt ông khỏi trang giấy và lắng nghe tôi ba hoa khoác lác.

 

Ông vừa nghe tôi bằng nửa lỗ tai, vừa cạo giấy soàn soạt như  truyện ngắn „Chúng vẽ tôi”, vừa lơ đễnh ngoáy một con số 5 to tướng lên giấy như  truyện” Ông ta cho tôi đề tài”, rồi cuối cùng ngẩng lên nh́n tôi dứt khoát, như câu kết  truyện „Người Rừng” – nhà văn không biết nên nghĩ tiếp hay mắng một thằng Rừng ngơ ngẩn trước mặt- nên tốt nhất hạ lệnh” Cho tao một miếng!”

 

Đúng thế!

 

Nhà văn hài hước vĩ đại nhất của xứ Hung-nô cũng hạ lệnh cho tôi:

 

- Ta cho phép ! Nhà ngươi cứ đi mà dịch! Với duy nhất một điều kiện: Không được biến truyện hài hước của ta thành tṛ hề! Ta muốn nghe tiếng cười trí tuệ chứ không phải những tṛ đùa kệch cỡm! Điều kiện của ta chỉ có thế.

 

 

Thế là, được lời như cởi tấm ḷng, tôi bắt đầu thực hiện tuyên ngôn:” Dịch hay là chết!”

 

Đằng nào cuối cùng ai chả phải chết. Nói như anh: không cho cũng hết.

Cần phải hiểu tôi và anh đang nói đến chất lượng lẫn số lượng những ngày sống của con người trên Trái Đất.

Tôi c̣n hiểu rộng hơn: năng lượng sống hàng giờ hàng ngày, hàng tháng, hàng năm ..vân vân…không yêu cũng hết.

Bởi vậy cớ ǵ mà không yêu? Đằng nào chả hết, đằng nào chả chết?

 

Nhất là khi tôi yêu văn chương như yêu người. Đôi khi tôi nhầm anh với văn chương, nên đối xử với anh như đối xử với văn chương.

 

H́nh như xứ Bắc cực nơi anh sống có một ưu điểm: v́ khí hậu ở đó rất lạnh, anh biết tách thân nhiệt của ḿnh ra làm nhiều tầng, nhiều khu vực, để đối xử với từng đối tượng khác nhau cho đỡ tốn năng lượng vô ích.

 

Một hôm,  một buổi t́nh cờ vạ vật rong chơi  một khu triển lăm Chữ, tôi và anh bất ngờ đụng trán đánh bốp vào nhau, gây ra một khối u chung to bằng quả ổi. Muốn quá ổi này tan ra, để mỗi kẻ lấy lại vầng trán phẳng lặng xưa kia cho ḿnh, đôi bên đều cùng phải tỏa nhiệt, và hà hơi, tốn công tốn sức, nhưng một cách thật ḷng, để không gây gánh nặng cho kẻ kia mà ḿnh cũng luôn luôn như lông hồng nhẹ nhơm.

 

Làm được điều này, chỉ có mỗi cách đừng ông gà bà vịt, đừng kẻ nh́n phương bắc, người nḥm phương nam, đừng mất thời gian tŕnh bầy ư tưởng, tranh luận tri thức, chắp nối kinh nghiệm, mà nên cùng nh́n về một phía, làm chung nhau việc cứu chữa vết thương, bằng công sức và cách thức của ḿnh. H́nh như chỉ có mỗi cách ấy, phù hợp nhất với những kẻ tiết kiệm thời gian đến mức quái gở, để sống cho đă. Như anh và tôi.

 

Thế là thành một đôi. Ngôn ngữ xă hội hiện đại bảo: đấy là ê-kíp. Ngôn ngữ @ bảo đấy là nguyên tắc liên kết computer. C̣n tôi thích lối ví von bóng bẩy của postmodern” „Đằng nào chúng ḿnh chả đầu độc nhau?”

 

Tôi bắt đầu h́ hục dịch tập truyện ông nhà văn hài hước Hung- nô trao cho tôi. Anh là ban giám khảo đầu tiên, tôi là kẻ khoái chí cuối cùng khi giọng cười sằng sặc của ḿnh tắt ngấm, mệt đến nỗi không cất hơi cười thêm lần nữa, trước khi gơ bán phím: ”Xong!” để gửi bản thảo cho anh.

 

Có lẽ  những ngày tôi dịch tập truyện này, chúng tôi sống cầm hơi bằng năng lượng mặt trời tỏa ấm trên đầu và nụ cười vui vẻ tư tách  tim, và nỗi lâng lâng nhẹ nhơm như nhảy chân sáo  ḷng, và ḷng tin bất tận vào những điều thiện ḿnh sẽ rải trên thế gian này. Đấy là văn, là chữ nghĩa, là t́nh yêu sống mỗi ngày.

 

Có hôm, anh cùng tôi chạy lằng nhằng theo một nàng dẫn chó con chui hết từ xó nọ sang ngách kia trên phố Király, chỉ v́ nàng không nhớ ra tên chó con để ra lệnh cho nó ”Stop!”  truyện ngắn” Chó đi đường chó

 

Có lần nửa đêm gà chưa gáy, tôi gửi một chiếc xe Morgue tới đón anh, v́ anh khoái chí thấy chủ nghĩa hiện sinh đưa ḿnh vào nằm cạnh ông nhà văn Hung-nô, vừa đẩy hai xác chết sang hai bên, rồi nằm vào giữa,  truyện ngắn „Chiều chủ nhật”

 

Lại có lúc computer khúc khích kể cho anh nghe tôi đă bị dân bản xứ nh́n như một kẻ dở người v́ cứ liên tục cười tủm tỉm trên metro, bởi nhớ ra câu chuyện „Ḷ sưởi nóng cho tất cả mọi người”

 

 pḥng tôi và chắc ở Bắc cực,  pḥng anh, lúc nào cũng có một mặt trời vui tươi cười nhăn nhở, một bà bán trafik chuyên cung cấp khăn giấy, một bà bán bufe mang mấy mẩu bánh cứng quèo vào, đúng lúc dạ dày thắt lại v́ không thể chịu đựng cơn đói thêm được nữa.

 

Tôi biến thành mấy con sáo nhảy tưng tưng trên đường, hoặc đôi khi giữa đêm tỉnh dậy, không thể ngủ tiếp v́ bàn phím tự động gơ tanh tách, những hạt chữ rơi lanh canh như mưa đá giữa chiều hè nồng nực.

 

Rồi một ngày, cuốn sách dịch xong, tôi hư hửng trao cho người ta chuyển nó về nhà in, tưởng chỉ cần những con chữ xếp hàng nối đuổi nhau theo trật tự, là có thể mang đi rắc khắp thế gian những tiếng cười vui vẻ, những hạt ngọc tri thức của một nhà văn quá mải mê tṛ chơi chữ nghĩa, đến mức vừa bước vào nửa đời c̣n lại, giọng cười đă tắt.

 

Giá mà ai cũng chú tâm vào đọc, cười, làm việc, và say mê thưởng thức văn chương, như tôi và anh nơi xa cách, cùng nghĩ ra một tṛ chơi nào đấy cho ngày chờ đợi đỡ lê thê.

Giá mà ai cũng rạch ṛi, làm ra làm chơi ra chơi, yêu ra yêu, sống ra sống…có phải niềm vui hoàn thành công việc tṛn trịa biết mấy.

 Nhưng không, đời không dễ dăi hái những niềm hân hoan.

 

Tôi nhận đựợc một cuốn sách đă in xong, màu sắc, chữ, h́nh, minh họa, trang nhất trang hai, trang đầu, trang cuối rối bèm v́ trăm ngàn ư tưởng cùng đ̣i ưu tiên, cùng muốn làm chủ đạo ngay một lúc, khiến tổng thể là một sự chồng chéo ngút ngàn.

 

Bạn đă bao giờ ăn một cái bánh ga tô, trên đấy có tiết họa về tất cả mọi thứ trên đời bà chủ nhà nhận ra trên đường phố, và bắt thợ lấy kem tuưp vẽ lên mặt bánh? Trên đấy có đủ ôtô, xe điện, hàng cây, thùng đựng rác và kính màu lấp lánh của các cửa hàng.

 

Vâng, đúng thế, cuốn sách hài của ngài nhà văn Hung-nô yêu quư của tôi biến thành một cái thùng nước gạo: kẹp giữa những kiểu chữ to nhỏ như những thanh mỳ kích thước khác nhau ở trang đầu là bốn cái h́nh vuông, trên có một con mắt và những h́nh người vô nghĩa.

 Tại sao lại mắt mà không phải là môi? Tôi nhận được câu trả lời rất thâm thúy: mắt cười sâu sắc hơn môi. Cha mẹ ơi! Phen này ta quyết cười chỉ dùng mắt, nhất quyết không dùng môi.

 

Tự giải thích để làm yên ḷng ḿnh sau ba cái ảnh to đùng và bé tư nằm đúng hai trang sách kế tiếp nhau, chi chít như một cái nghĩa địa thiếu đất, tôi bắt đầu thấy gan ruột rầu rầu.

 Cha tôi hiện lên, ngồi bên cạnh tôi và triết lư như thuở nào: „Hơi quá đậm đặc một chút, Hài thành Bi, và hơi quá nhiều Bi thành Hài, con ạ.”

 

Tôi bắt đầu thở dài thườn thượt khi thấy những họa tiết chẳng ăn nhập chút nào với nội dung các truyện, và bắt đầu đau đớn như một kẻ bị chế giễu bởi những giọt nước mắt giữa đám tang, khi nh́n kỹ các h́nh minh họa.

 

Hoặc chân lư của tôi mắc bệnh, khi đ̣i đi liền với cái hợp lư, hoặc những h́nh minh họa này mang một tội ác tày trời là dám nhảy lên màn h́nh computer. Bởi làm sao chúng có thể đỡ đần ư tưởng cho những câu chuyện thâm thúy tôi dịch, chẳng khác nào trẻ con đổ sữa cacao lên áo và hỏi cha mẹ: trông có buồn cười không?

 

Tôi đau khổ nghĩ đến ông nhà văn Hung-nô của tôi, tất cả những ǵ ông định bụng dấu sau tấm phông hậu trường, để cuối truyện độc giả tự nghĩ và lôi ra thưởng thức, đă bị những minh họa vẽ dưới truyện chặn vào họng, thế là nụ cười tắt ngóm.

 

Để cơn thưởng thức Hài biến thành Bi vào điểm đỉnh, những lời đối thoại bị sửa lại đập chan chát vào mặt tôi, như thể ta nâng cao cái vỉ đập ruồi và: Chát! Cho mày chết, ruồi ơi!

 

- Tớ?!

 

Được sửa thành:

 

- Tớ ư!

 

 Thượng đế hăy nói cho con biết: tại sao phải sửa thế này? và mức độ gây cười của hai từ này có khác nhau hay không?

 

- Cái đau ở đây, cái đau ở đây

 

 Chàng bác sĩ vừa bông đùa vừa ngồi xuống ghế cạnh bệnh nhân truyện Tôi mời bác sĩ, được sửa thành:

 

- Tôi đau ở đây, tôi đau ở đây

 

Nghĩa là biến thành ông bệnh nhân nói!

 

Trời ! tôi muốn khóc ! Kẻ dịch thuật là tôi muốn nức nở nghẹn ngào khi thấy đứa con tinh thần của ḿnh đang lành lặn hóa tật nguyền, nói như nhân gian „Lợn lành hóa thành lợn què”.

Mà tại sao phải sửa mới được cơ chứ? Để cho ai hiểu rơ hơn đây, kẻ đi sửa hay người đọc, khi kẻ sửa không hề hiểu cốt truyện?

 

Nhưng đến lúc phát hiện ra hai bài văn truyện ngắn Chủ nghĩa ấn tượng bị xẻ in thành ba truyện ngắn riêng, cái Bi của sự ngu dốt của người đời đă thắng, tôi không chỉ nức nở nữa mà hét lên một tiếng, lăn đùng ra đất, chết thẳng cẳng dăm bảy phút nửa tiếng, hoặc lâu hơn… rồi từ từ tỉnh lại.

 

Anh từ miền Bắc cực trở về, ngồi bên, đắp chiếc khăn dúng nước lên trán tôi, thấy tôi mở mắt, anh cúi xuống, nói với tôi bằng một giọng buồn bă, nhưng vững tin cương quyết chưa từng thấy:

 

- Anh đă giữ một bản dịch y nguyên như trái tim em đặt công việc đó, sẽ có ngày nó trở về nguyên bản với người đọc, với t́nh yêu em dành cho nó, cho nhà văn Hung-nô hài hước. Một ngày, Chữ sẽ mạnh hơn mọi sự ngu dốt thống trị trên thế gian này.

 

 

Nguyễn Hồng Nhung

(2009-09-19)