DỊCH MỘT BÀI PHỎNG VẤN VỀ NHÀ VĂN NOBEL HUNGARY

KapcsolĂ³dĂ³ kĂ©p

( Sau khi nhận giải thưởng Nobel văn học, Kertész Imre chuyển đến Berlin sống, 12 năm sau ông quay lại nước Hung sống tiếp những ngày cuối đời. Bài phóng vấn này ra đời trong thời gian đó…-Người dịch)

-        Một câu hỏi rất tự nhiên nảy ra là tại sao ngài lại quay về sống ở Budapest? Ngài đang rất dễ chịu ở Berlin cơ mà…

-        V́ căn bệnh của tôi (K.Imre mắc bệnh Parkinson-run tay). Tôi không duy tŕ được hai cái nhà ở hai đất nước, không thể được nữa rồi, đi du lịch tôi cũng không thể, vả lại họ hàng con cháu vợ tôi, Magda, đều sống ở Budapest.

-        Cuốn sách mới nhất của ngài „Quán rượu cuối cùng” gồm những mẩu ghi chép, nhật kư của ngài từ 2001 đến 2009. Khi viết ngài có nghĩ đến chuyện lúc nào đó sẽ xuất bản chúng không?

-        Không bao giờ. Thực ra đó không phải là nhật kư, chỉ là những ghi chép tôi viết đều hàng năm để nhắc ḿnh đừng quên. Những ư tưởng, những suy nghĩ dành cho một cuốn tiểu thuyết nào đấy, nếu không ghi ra thể nào tôi cũng quên. Nhiều lần vào buổi tối hoặc ban đêm tôi ghi vội một ḍng vào cuốn vở rồi nhét vào ngăn kéo. Một người giúp việc của tôi t́m ra và cho rằng đây là một chất liệu văn học thú vị, thế rồi anh ta t́m thêm ra những ghi chép khác và sau cùng là một số lượng lớn những giấy tờ ghi chép như vậy. Giờ đây tôi công bố v́ nó hay.

-        Tiểu thuyết cuối cùng của ngài „Hồ sơ của K.”(2006) dựa trên cuộc đời của ngài. Đó là những câu hỏi, những cuộc phỏng vấn tự thân, có một cảm giác là ngài cần phải tính sổ với câu hỏi thực ra ngài là ai?

-        Trong tác phẩm tiểu sử của tôi những thất bại, vật lộn của tôi đáng quan tâm nhất. Tại sao một cái ǵ đó không chạy? tại sao tôi mặc kẹt ở đây, tại sao tôi không tiến lên trước…cứ thế và cứ thế tiếp tục. Tác phẩm này không như nhật kư của Thomas Mann. Khác hẳn. Thomas Mann là một nhà văn tiêu biểu, kẻ cho rằng rất quan trọng điều xảy ra với ḿnh, ḿnh cạo râu ra sao…Tôi viết phi mục đích.

-        Viết đến với ngài như thế nào? Ngài không sinh ra trong một gia đ́nh có truyền thống quan tâm đến văn học đấy chứ, hay là…?

-        Không hề. Cha mẹ tôi là những thị dân nhỏ. Cha tôi mất sớm. Tôi sẽ bị cản trở hơn rất nhiều nếu cha tôi c̣n sống, ví dụ rất khó có thể h́nh dung tôi sẽ trở thành nhà văn. Với mẹ, tôi chạy trốn khá sớm. Mẹ tôi chả bao giờ hiểu tôi. Thomas Mann là người đưa tôi đến việc viết văn.

-        Như thế nào thưa ngài?

-        Một lần khi c̣n là thanh niên tôi được cho một cái vé đi xem Opera, lúc đó khoảng năm 1949, người ta diễn vở Die Walküre, WWV 86 của Wagner. Tôi không có khái niệm ai là các nhân vật, tôi chỉ sống cùng nhạc của vở. Rồi một lần tôi đến chỗ một thằng bạn, thấy nó có một cuốn sách mỏng của Thomas Mann, cuốn Wälsugenblut, bằng tiếng Hung, tôi lập tức đánh cắp luôn. Cái chính tôi biết chủ đề cuốn sách chắc chắn một kẻ phục vụ trong ngành ăn uống (như nó) không quan tâm. Và tác động của cuốn sách đối với tôi thật mạnh mẽ. Tác phẩm này của Thomas Mann là ấn tượng văn học đầu tiên trong đời tôi.

-        Lại chính là cuốn Wälsugenblut! Theo nhiều người đây là một tác phẩm chống Do thái và là một tác phẩm khiêu dâm…

-        Tôi lúc đó không hề nh́n nhận như vậy, và cho đến ngày nay cũng không. Ngôn ngữ tác phẩm đă tóm lấy tôi, trời, có thể viết một cách tự do như thế, con người lúc viết chắc chắn hoàn toàn tự do. Thế là tôi lần lượt đọc các tác phẩm khác của Thomas Mann, trước tiên là Các Tiểu Luận, sau đến Cái chết ở Velence. Thật sự cuốn sách này đă đảo lộn tôi. Anh hăy h́nh dung một chàng trai trẻ, kẻ mà h́nh ảnh lư tưởng của văn học với nó dừng lại ở „Xa Mạc Tư Khoa”( tác giả: Vaszilij Azsajev-ND) một câu chuyện khủng khiếp viết với phong cách xă hội chủ nghĩa.

-        Tóm lại Thomas Mann là h́nh mẫu văn học lư tưởng của ngài?

-        Chính xác. Một cái ǵ đó xuất hiện, một phong cách, một sự táo bạo độc đáo. Văn học không là ǵ khác ngoài sự táo bạo và sự chuyên cần.

-        Và ngài bắt đầu viết…

-        Vâng. Tôi bắt đầu tự h́nh dung ḿnh sau khi đọc. Anh biết không đại loại như thế này: tôi đọc một cuốn sách từ Thomas Mann, ông nhắc đến Nietzsche, thế là tôi t́m đọc Nietzsche. Không dễ dàng, v́ thời đó không thể t́m ra Nietzsche để đọc v́ sự kiểm duyệt, nhưng tôi quen một hiệu sách cũ, nơi có thể t́m thấy những thứ đó, và cứ như vậy tiếp tục…

-        Ngài có quen một nhà văn nào để có thể trao đổi không?

-        Không, tôi tránh điều đó. Một lần trong bể bơi tôi nói chuyện với một nhà văn già, khi ông ấy hỏi tôi làm nghề ǵ, tôi trả lời tôi là nhà văn, ôi, thế là tôi nh́n thấy lửa cháy bừng bừng trong người ông ấy. Từ đó trở đi tôi không bao giờ nói chuyện với ông ấy nữa, tôi tránh.

-        Mẹ ngài có bao giờ đọc những ǵ ngài viết không?

-        Chắc chắn mẹ tôi đă đọc tác phẩm Không Số Phận của tôi, nhưng mẹ tôi không hiểu lấy một từ. Mẹ tôi là một người có tham vọng. Đối với bà thế gian không có ǵ thay đổi sau Auschwitz, bà nghĩ Auschwitz là quá khứ, bà đă sống sót, bởi vậy không có ǵ xảy ra. Và đây là điều quyết định: con người hoặc có một khoảnh khắc NGỘ ra hoặc không bao giờ. Tôi, nhiều năm sau sự kiện Auschwitz tôi hiểu rằng có một điều lớn lao đă xảy ra với ḿnh. Nhưng với mẹ tôi không có ǵ xảy ra hết, tuyệt đối không.

-        Ngài nói như có vẻ trách móc mẹ ḿnh?...

-        Không, tôi không bao giờ có thể trách móc ai là người như thế nào. Đây chỉ là một nhận định. Tôi chỉ muốn hiểu rơ tại sao ḿnh không thể sống cùng mẹ ḿnh. Bà sống một đời sống đủ tiện nghi dưới thời cách mạng và cùng chồng đi đến Beograd, ở đó chồng bà là thương tá, đối với bà đây là con đường công danh lớn nhất bà đạt được

-        Nhưng ngài với gia đ́nh ngài lại không như thế, đúng không? Trong tác phẩm của ông mọi quan hệ con người đều chỉ là ảo tưởng…

-        Tôi đă viết như thế à?

-        Vâng, tôi trích nhé: „Mọi quan hệ con người đều chỉ là ảo tưởng. Gia đ́nh: sự duy truyền, vấn đề tài sản. Bạn bè: những từ ngữ âm ấm…

-        Chính xác.

-        …sự bất lực, sự vô công rồi nghề. Giữa tất cả những điều này có một chút niềm vui thương hại kẻ khác. C̣n t́nh yêu: một cái nháy mắt bay mất phi dấu vết.”Nếu ngài cảm thấy ḿnh phi gốc rễ như vậy, ngài tin vào cái ǵ?

-        Đúng thế, đây là câu hỏi để con người suốt đời suy nghĩ. Rất nhiều lần tôi tự hỏi tại sao ḿnh lại quan tâm đến Thượng Đế nhiều đến thế. Tôi từng viết nếu quả thật có Thượng Đế tôi sẽ là một tín đồ của ngài.

-        Và luôn luôn chỉ là những câu hỏi, không có câu trả lời?

-        Chỉ có những câu hỏi, không có câu trả lời, đúng thế.

-        Ngài có tự nhận ra trong tác phẩm mới của ngài, ngài lạnh lùng đến như thế nào khi quan sát ḿnh?

-        Thực ra điều này rất bản năng. Tôi như thế. Đấy là một h́nh thức truyện ngắn không có ǵ đặc biệt, là tôi không viết v́ quyền lợi của một mục đích nào, tôi không muốn t́m ra một thái độ, mà tôi chính là như thế.

-        Một tác phẩm của ngài có tên: TÔI-một kẻ khác. Đấy là cảm giác nền tảng của ngài?

-        Con người thực ra là một kẻ không bao giờ đồng nhất với bản thân nó, và không bao giờ biết thật sự nó là ai. Con người luôn luôn nh́n thấy một kẻ khác trong bản thân nó. Nếu tôi cảm thấy đau, và chân tôi run rẩy như lúc này đây- đấy là tôi, hoặc cũng không phải là tôi. Đây là những câu hỏi khó, những câu hỏi của đời sống, và nếu con người đă một lần quan tâm đến những câu hỏi kiểu này, nó không bao giờ bỏ đi được nữa. Nếu tôi được trẻ lại 20 tuổi, tôi sẽ viết nhật kư về căn bệnh Parkinson của ḿnh, tôi sẽ ghi lại tất cả, triệu chứng, cảm giác… Đây là những câu hỏi lư thú nhất: Con người là ai, nếu nó có những nỗi đau?

-        Ngài đối diện thế nào với căn bệnh của ngài?

-        Thật chó chết! nguy hại, như thể Gothe sẽ nói. Nguy hại.

-        Nếu nh́n lại đời sống ḿnh từ trước tới giờ, ông cảm thấy ân hận v́ điều ǵ chưa làm hoặc đă làm không?

-        Nếu như tôi có thể tránh xa khỏi bản thân tôi, nỗi đau của tôi, lúc đó cảm giác của tôi là tôi đă có một cuộc đời tuyệt đẹp. Tôi đă trải qua một đời sống trần gian và tôi đă hiểu ra, chính v́ thế tôi không hối tiếc điều ǵ cả. Tôi nghĩ một cách tất nhiên rằng tôi hiểu ra tất cả bằng một cách riêng của tôi, tôi sống một đời sống, nhưng trong đó vẫn có đủ toàn bộ hiện tượng. Tôi sẽ là ai nếu như thiếu trại tập trung Auschwitz? Nếu như người ta bàn về chuyện này. Chẳng là ai và chẳng là cái ǵ. Một người trung b́nh. Con người trải qua một cái ǵ đó, cái sau này  trở nên toàn vẹn, cái lớn lao và đẹp tuyệt.

-        Câu hỏi này có vẻ hơi hài hước, nhưng có thật ngài mừng v́ đă sống qua trại tập trung Auschwitz?

-        Đúng.

-        Thật không?

-        Thật. Ở đó tôi đă trở thành tôi. Không có Auschwitz tôi có thể trải qua cái ǵ cơ chứ?  Cái mà mọi người trải qua khác. Con người có thể bàn nhiều đến tài năng- nhưng tài năng là cái ǵ? Đấy là một kỹ năng. Nhiều nhà văn, những kẻ viết thường xuyên, sách cũng không đến nỗi tệ, nhưng đối với tôi là một cuộc tranh đấu để t́m ra chữ. Khái niệm tài năng không nói lên điều ǵ với tôi. Không phải tôi có tài năng mà cần tài năng để nh́n thấy những ǵ xảy ra với tôi. Đây là một nhiệm vụ. Tôi cần phải bắt ḿnh có tài năng để định dạng h́nh những điều ngoại lệ đă xảy ra với ḿnh.

-        Ngài nhận được chẩn đoán bệnh Parkison của ḿnh năm 2000. Năm 2001 ngài viết:” khoảng 4 năm nữa tôi sẽ chết”. Trong nhật kư nhiều lần ngài viết lại điều này, thế là đủ.

-        Và đến tận bây giờ tôi vẫn đang ở đây (cười)

-        Câu hỏi: cần làm ǵ với con người, nếu một kẻ nào đấy quan tâm quá nhiều đến cái chết? nếu đợi cái chết quá lâu?

-        Cuộc đời của con người luôn luôn trở nên buồn chán. Tôi bị buộc vào cái ghế. Bạn bè rất ít khi đến, nhưng lúc đó tôi cảm thấy dễ chịu. Ngoài ra…

-        Ngài không bao giờ rời khỏi nhà, rời khỏi pḥng cũng ít khi. Ngài làm ǵ để khỏi phát điên?

-        Tôi làm việc. Tôi đọc lại những nhật kư tiếp theo, tất cả những ǵ chưa đưa ra công chúng. Người cộng sự luôn mang đến những tờ bản thảo mới, anh ta đọc to lên sau đó chúng tôi cùng làm.

-        Nhưng ngài không viết nữa cơ mà?

-        Không. Tác phẩm của tôi đă khóa lại, nhưng nếu có ǵ chợt đến trong đầu, tôi đều muốn viết ra. Tôi chỉ có thể viết một cái ǵ mới, nếu tôi tiếp tục cái cũ, nhưng cái cũ thực ra đă khép lại rồi. Thực ra là thế. Nhưng điều này không được phép nói với nhà xuất bản, nếu không tôi sẽ không nhận được tạm ứng (cười). Thật khó h́nh dung tất cả những ǵ tôi viết từ trước tới nay lại là những cuốn sách t́nh yêu theo phong cách  Hänsel und Gretel (truyện trẻ em-ND). Nhưng thật tuyệt nếu lại viết.

-        Ngoài ra chắc ngài đọc nhiều?

-        Tôi nghe nhạc th́ đúng hơn. Tôi yêu âm nhạc. Rất nhiều đĩa CD tôi mang từ Berlin về, tôi c̣n chưa tháo ra, anh nh́n mà xem đầy cả hộp…Nhưng rồi đến bao giờ tôi không biết. Thực ra tôi mong ước…đây không phải là cuộc sống nữa…

-        Ngài hạnh phúc đến như thế nào khi ở Berlin, ở đó ngài thở cùng thế gian, c̣n bây giờ ngài làm người khác có cảm giác thế gian của ngài chỉ là một căn pḥng. Tôi hỏi ngài: ngài có khả năng nào để mang cả thế gian vào căn pḥng này?

-        Nó vẫn vào, kể cả khi tôi không muốn. Ở đây tôi có những người bạn, những người bạn già…Tôi đă không quan tâm đến chính trị nữa. Có một người đă từng hỏi tôi làm sao tôi lại có thể mở đến như vậy với đời sống. Suốt cuộc đời tôi đều cảm thấy dễ chịu và không nghĩ rằng tôi có nghĩa vụ phải tự tử, bởi v́ Primo Levi đă từng làm điều này.

-        Ngài đă một lần phát biểu sẽ không bao giờ tự tử, không đứng vào hàng ngũ những người sống sót trở về từ trại tập trung sau này đă vứt bỏ cuộc đời của họ.

-        Không, không phải v́ tôi không muốn đứng vào hàng ngũ những người đó mà đơn giản chỉ v́ tôi không có hứng. Nhưng bây giờ tôi có hứng (cười), nhưng giờ ra ban công tôi cũng chịu không đi nổi, để mà nhảy xuống từ đấy.

-        Điều này có trong tác phẩm mới nhất của ngài: tự tử không phải là một câu hỏi triết học, mà thuần túy chỉ là câu hỏi về thực hành.

-        Đúng thế, tôi sống ở tầng hai, quả là một nhiệm vụ khó khăn ra được đến cái song sắt. Đối với tôi không thể thực hiện nổi.

-        Phiên bản đặc biệt của” Tạp chí Pari” đă hănh diện rằng ngài sẽ không bao giờ trả lời phỏng vấn nữa, đấy là cuộc phỏng vấn cuối cùng. Chúng ta có thể xác định một cách hoàn toàn công khai là cuộc phỏng vấn hôm nay sẽ không phải là cuối cùng chứ? ( cười và giơ tay)

-        Nhất trí.

( Người phỏng vấn: Adorján Johanna - Frankfurter Allgemeine Sonntagsszeitung, 2013. szept. 15. Bản dịch tiếng Hung của: Brezsnyánszki Zoltán)

Nguyễn Hồng Nhung dịch từ bản tiếng Hungary

( Budapest. 2019. junius. 07)