SuyTuongVeMotThiDanKerteszImre

Suy tưởng về một thị dân

–Ghi chép về Márai Sándor-

(Kertész Imre)

 

Các nền độc tài  thế kỷ XX đă tạo nên nhiều h́nh thức tồn tại tinh thần mới. Nhà văn, kẻ mơ màng tới những khát vọng tinh thần lư tưởng của thời đại, thường tranh luận với nhau  trong các quán cafê, các câu lạc bộ, các quán trà văn chương, bỗng một ngày bàng hoàng hoảng hốt khi nhận ra các lư tưởng này thoắt sa đọa trở thành hệ tư tưởng của nhà nước, chỗ ngồi của đối thủ tranh luận được thay thế bằng nhân viên công an ch́m của nhà nước toàn trị, các cuộc tranh luận ra đi, chỉ c̣n lại sự nghe ngóng. Và tự do bỗng trở nên chật chội trên những ḥn đảo, như  những giọt nắng cuối cùng trước ngày băng giá, và thế là xuất hiện các nhà văn lưu vong.

Trong thời đại của chúng ta, vấn đề lưu vong từ ư nghĩa tồn tại trong cuộc đời thuần túy, bỗng vụt trở thành vấn đề tinh thần và đạo đức. Nhà nước toàn trị cộp dấu ấn nhục nhă lên mặt kẻ dưới quyền, kể cả khi họ lẩn tránh đời sống công khai, khi bằng cách bảo vệ tính vô danh, họ thử giữ ǵn tính cộng đồng nhân bản  nhất. Nhưng nhà nước toàn trị bản chất của nó chính là toàn trị, bởi vậy nó bắt buộc người ta phải t́m đến sự đứt đoạn hoặc đồng hóa : nó sở hữu tư duy, nó mở về phía chúng ta những đựng dây ăngten chệch hướng với phương thức tai nạn bất ngờ và mang tính ác mộng, bắt buộc con người phải chọn lựa. Vô h́nh chung một cá nhân  tự bước vào  cơn ác mộng, bản thân cá nhân biến thành ma trơi, thực hiện những hành vi ác mộng, mà  trong điều kiện b́nh thường họ không  nhận lấy - và thường xuyên không cảm thấy - trách nhiệm cá nhân. Trong bộ máy của chủ nghĩa toàn trị phát xít, nạn nhân biến thành một thứ phụ tùng hoạt động tích cực, của cỗ máy được nặn ra nhằm thủ tiêu chính bản thân họ, có lẽ đây là một kinh nghiệm cực đoan nhất, cùng lúc là một kinh nghiệm hạ đẳng nhất, mà lịch sử nhân loại đựợc kiểm chứng.

„..Nếu tôi ở lại…tôi bắt đầu hưởng thứ kỹ thuật bí hiểm của việc  tẩy năo, thứ c̣n nguy hiểm hơn cả việc thủ tiêu ư thức bằng những công cụ vật lư được sử dụng trong các pḥng hơi ngạt, hoặc các nhà tù : người ta bắt buộc tôi phải thủ tiêu cái”tôi” chống đối trong bản thân ḿnh một cách có ư thức.(…) Rồi giây phút ấy sẽ đến, khi (người bị nhắm tới) không chỉ trở nên lănh đạm, mệt mỏi ră rời, mất ḷng tin một cách tuyệt vọng - giây phút ấy sẽ đến, khi người đó bắt đầu tin rằng, tất cả cần phải như vậy. (…) Lúc đó người ta sẽ tự giải thích cho ḿnh rằng, v́ quyền lợi của”nhân dân”họ từ bỏ tự do cá nhân, v́ quyền lợi của”tổ quốc”họ  sống đời sống của một giai cấp  mới đặc biệt dễ chịu (…) Đối với tôi, đây là giây phút tôi hiểu ra rằng cần phải đi khỏi tổ quốc Hungary của tôi : bằng mọi giá, không mặc cả, không hy vọng trở lại, nhưng cần phải đi khỏi nơi đây…”

Những ḍng trên được Márai Sándor ghi lại trong cuốn tiểu thuyết lớn, mang tính tự sự, phân tích và nhớ lại, có nhan đề ”Đất ! Đất !..”, ông đă miêu tả lại một Budapest năm 1948, những tháng ngày quyết định nặng nề.

Ông biết chính xác, ḿnh chọn lựa ǵ . ”Tôi đă học được bài học, và biết, ở châu Âu người ta nói bảy mươi thứ tiếng, chín mươi nhăm phần trăm gốc của những tiếng này là Ấn-Âu. Tiếng mẹ đẻ của tôi nằm trong năm phần trăm ít ỏi sót lại, tiếng Hungary có nguồn gốc Ural-Altaj(…) Vĩnh viễn tôi sẽ trở thành kẻ xa lạ được thừa nhận ở đây

Năm 1947 ông đi một lượt các nước Tây Âu, đến Zurich, Paris, Roma. Ông xem xét tỷ mỷ, rồi - thêm một lần, lần cuối cùng - „trở lại với tiếng Hungary” -như ông viết ”cái ǵ đợi tôi, ở phía Tây, nếu tôi ra đi ?(…) tôi, một kẻ bên mép châu Âu, cái ǵ lôi kéo, buộc tôi tới đây ?(… ) có lẽ v́ những hồi ức tội lỗi chung : là ư thức, tất cả chúng ta đều có tội, những kẻ châu Âu, Tây  cũng như Đông - bởi v́ chúng ta sống ở đây, chịu đựng và cho phép mọi việc xảy ra như nó muốn (…) chúng ta có tội, v́ chúng ta là người châu Âu, và chúng ta chịu đựng để ”chủ nghĩa nhân đạo” biến mất khỏi ư thức người châu Âu (…)Bởi v́ luôn luôn có bạo lực, sự hỗn loạn, có ḷng quả cảm và sự hèn nhát, có nỗi tàn bạo và tính kiên nhẫn… nhưng sự giả dối chưa bao giờ trở thành sức mạnh làm nên lịch sử, như trong những năm (giữa hai cuộc thế chiến) này.”

Chúng ta trích dẫn, và sẽ trích dẫn tiếp Márai để nh́n rơ hơn việc ông không đến phương Tây như một người di tản, mà như một nhà văn châu Âu, người, chúng ta có thể nói,  xin  quyền gánh chịu tội lỗi trong mọi hành động mà những con người có ư thức ở châu Âu đă gây ra chống lại ư thức. Đây là một con người đặc biệt : thay v́ than văn cho số phận riêng, trở thành nạn nhân của nền thống trị cộng sản, ông muốn sám hối và t́m ra bài  học cho sự hủy diệt xă hội con người. Nhưng không chỉ tố cáo, mà ông c̣n muốn tự hủy diệt luôn, như Jean-Baptiste Clamence, người luật sư đầu đàn trong tiểu thuyết ”Sụp đổ” của Camus.

Tính nghiêm túc của sự tồn tại luôn luôn hấp dẫn tôi, như cách thức Márai bằng số phận riêng của ḿnh trả giá cho sự sụp đổ. Những bài b́nh luận ngày càng nhiều về Márai đă coi sự ra đi di tản của ông là một trường hợp đơn giản, mà không quan tâm đến ư nghĩa và hiện tượng của quyết định này. Người ta coi đây là một quyết định cá nhân có thể hiểu được từ bản thân nó : Márai là một nhân vật không ưa thích nền độc tài, ông không chịu nổi, người khác hạn chế ḿnh trong cả công việc lẫn sự chấp thuận, cấm quyền tự do hoạt động và đi đây đó. Thôi được, vậy các nhà văn ở lại, phải chăng họ yêu thích những điều đó ? Và c̣n quyết định của các nhà văn khác, cũng rời bỏ nước Hung, tại sao chúng ta không quan tâm chú ư đến họ như vậy ?.. Đấy, chúng ta không để ư đến họ, v́ sự dứt bỏ ra đi của Márai đă đi xa hơn quyết định của một cá nhân : hành động lưu vong của ông là một dấn thân tố cáo, và bi kịch duy nhất của nó nằm ở chỗ, sự dấn thân này - chính v́ như một sự tố cáo và tượng trưng - nó đă thất bại trên sân khấu lịch sử.

Chúng ta đang nói đến một Márai, không phải tác giả của Những ngọn nến cháy tàn, là nhà văn của Lời tự sự của một thị dân, của Đất ! Đất !.. và của những cuốn Nhật kư viết bắt đầu từ 1943, tác giả của những phóng sự như Tập sách nhỏ về giáo dục quốc gia (1942), Châu Âu bị ăn cướp (1947).

Liên quan đến thành công rực rỡ của tiểu thuyết Những ngọn nến cháy tàn, có thể do sự nhẹ dạ, hoặc không được giới thiệu kỹ, giới phê b́nh Đức đă so sánh ông với Joseph Roth. Đây là một sự nhầm lẫn cơ bản. Không có bất kỳ loại hồi tưởng kư ức ǵ buộc Márai với nền quân chủ Áo - Hung : nói một cách đặc trưng, ông nhiều gắn bó với Lübeck, hơn là với Viên. Cùng với thế kỷ, ông sinh năm 1900, trong một thành phố nhỏ ở miền Bắc nước Hung, tại Kassa, thành phố sau Thế chiến thứ nhất đă bị cắt đứt khỏi quốc gia. Tổ tiên của gia đ́nh ông là những người Đức di cư, tầng lớp tư sản thành phố Kassa vẫn thường gọi cha ông là ḍng họ Grosschmid, cha ông là luật sư và là thượng nghị sỹ. Márai cũng có thể phát biểu, như Paul Celan nói về Czernowitz : „es war eine Gegend, in der Menschen und Bücher lebten” (Nơi tồn tại của những con người và những quyển sách).

Tóm lại chúng ta muốn nói rằng, gốc rễ xă hội của Márai không c̣n ngh́ ngờ ǵ nữa, và quyền lực đă biến ông thành kẻ không gốc rễ tại Hungary. Ông không thuộc tầng lớp trí thức Do Thái, nhưng ông là một thị dân, và vị trí này của ông trên đất Hung giữa hai cuộc thế chiến cũng là một vị trí có vấn đề. Đây là một địa danh đặc thù, đầy khủng hoảng tinh thần, cấm cung  trước quá tŕnh hiện đại hóa, nơi mà  vào năm 1920 những trào lưu chống cộng sản, chống dân chủ, bài Do Thái cùng lúc xuất phát, và tại những bộ máy giáo dục hành chính, người ta đưa vào ”numerus clausus”.

Arthur Koestler, vào cuối những năm 30 sau khi chu du khắp đất nước, đă viết : ”Nước Hungary sau chiến tranh trở thành một nhà nước bảy triệu dân bé nhỏ, phần lớn dân chúng là những người nông dân mù chữ, vật lộn với nền kinh tế khó khăn, và những cuộc khủng hoảng sâu sắc như nước Áo, nhưng khác hẳn Áo, đất nước không gặp phải những bất đồng văn hóa với các láng giềng cùng chung ngôn ngữ, Hungary là mảnh đất đạo đức bế quan tỏa cảng giữa ḷng châu Âu”. Đó là thời kỳ của  những  nhà tiên tri chính trị, của phong trào văn học b́nh dân, của những kẻ bảo vệ nhân chủng, của những kẻ b́nh dân chọn con đường thứ ba được ưa thích, như lời Ady Endre, thi hào vĩ đại của dân tộc „Những kẻ nuốt sương mù”.

Một trong những nỗi bất hạnh lớn của Hungary là tầng lớp quư tộc nhỏ và bậc trung đă ngủ quên trong khoảnh khắc họ cần phải biến thành tầng lớp thị dân đă được hiện đại hóa. Quyền lực chính trị cũng như vậy, tầng lớp thị dân có tài sản luôn luôn là „một cơ thể xa lạ”, là kẻ thù của ”nhân dân”, là „chủ nghĩa tư bản Do Thái” đă hành hạ và biến đất nước Hungary thành thuộc địa. Nhưng thực chất - cho đến tận ngày hôm nay - đấy vẫn chỉ là một cuộc đánh nhau v́ quyền lực, v́ sự ra đời của một danh pháp (nomenklatura), v́ một nền văn học, nghệ thuật ”dân tộc” được nhà nước bảo hộ và tài trợ, những thứ, như từ một kư túc xá tồi tệ, đơn giản nhất là người ta đuổi ra khỏi trường những tài năng ”xa lạ với dân tộc”, những kẻ theo ”chủ nghĩa thế giới”.

Từ rất xa nơi đây, tại San Diegó,  một Márai tám mươi nhăm tuổi c̣n nhớ lại những điều này : „Người ta mường tượng trong năm 45 rằng, nếu những kẻ trong cái quần đùi nhuốm màu dân tộc đứng xếp hàng sau những người cộng sản, chẳng cần ǵ khác, chỉ cần chờ đợi,  trông chừng những người cộng sản hoàn thành xong cái công việc bẩn thỉu của họ - cướp lấy tài sản, nhà băng, của cải của giới quư tộc và giới Do Thái - lúc đó họ, vừa xoa tay vừa tiến lên phía trước và nhận lấy toàn bộ. (…). Những kẻ ưa thích văn học dân dă cho in các  tác phẩm bằng  ngân sách nhà nước, và tất cả sẽ thành dân tộc và thành nông dân. Những người cộng sản hiểu rơ điều này, họ sử dụng những người nông dân dân tộc một thời gian, sau đó họ nhét tất cả vào một cái rọ (…) nếu có chuyện xảy ra, là những người nông dân này một lần nữa dám lên tiếng với nhà nước, chắc đây sẽ là một trong những thảm kịch của dân tộc Hung. Những người cộng sản chỉ hoàn thành những ǵ mà lũ người cánh hữu trong cái quần đùi mang màu sắc nhiễu loạn lên kế hoạch (…). Chủ nghĩa cộng sản là một thảm họa, nhưng kẻ đối lập chính cống luôn luôn là phái cánh hữu bần tiện ,huyênh hoang, bận đồng phục”dân tộc” ( trích „Nhật kư, 1984-1989”).

Khi năm 1934 Márai cho ra đời cuốn Tự sự của một thị dân, ngay trong tên sách, nếu không phải là một sự khiêu khích, th́ cũng là một cách biểu dương lực lượng như thế nào đấy. Tác giả ”thổ lộ” ǵ trong cuốn tiểu thuyết tiểu sử này ? Không phải những bí mật riêng tư ngột ngạt. Ông thổ lộ rằng ông sinh ra như một thị dân, một cư dân thành phố, của châu Âu ; rằng ông duy tŕ, theo đuổi những tư tưởng thị dân, để gánh vác ư thức trách nhiệm của người thị dân v́ châu lục và số phận của nó, nơi mà kiểu mẫu loại người này sinh ra và tạo nên châu Âu ; rằng, như ông viết, „trở thành thị dân : một sự nghiệp”. Ông c̣n thổ lộ những điều khác, rằng ư thức sự nghiệp, tính chất châu Âu là một ảo tưởng „người nào hôm nay viết, như thể chỉ muốn làm nhân chứng dành cho một thời đại muộn mằn hơn (…), nhân chứng về thế kỷ mà chúng ta sinh ra, một khi nào đấy đă tuyên bố bản khải hoàn ca của tri thức, (…) và tin vào sức mạnh kháng cự của tinh thần, thứ có thể hăm phanh  khát vọng chết của đàn súc vật”.

Khát vọng chết của đàn súc vật… một chia xẻ tha giác (empatikus) năm 1934. Nhà văn đôi khi hạ bút xuống viết một câu văn tưởng như chỉ để cảm hứng nét lượn của âm thanh, nhưng thực ra định mệnh đă đến cùng lúc. Cho đến tận bây giờ, ông vẫn là một trong những nhà văn thành công nhất, có uy tín nhất của đất nước. Có lẽ ông bí mật cho phép sự mù ḷa kiên định của thời thế, có lẽ ông đă khiêu vũ một hai bước  trong vũ hội hóa trang của khát vọng chết,  mà từ  nơi đó - cho đến tận hôm nay - châu Âu vẫn đang thức tỉnh với một vị chua chát trên môi. Đúng, trong một tiểu luận, ông đă gọi chiến tranh là ”nỗi bất hạnh lớn nhất”, nhưng có vẻ như một thời gian dài ông vẫn cho rằng nỗi bất hạnh này có thể ḱm hăm được phần nào. Có lẽ v́ thế ông không bước ra khỏi những cuộc tranh luận chung chung, những quan điểm quyết định sự đảm đương vai tṛ chiến tranh của nước Hungary. Thậm chí trong tập tiểu luận trên - Tập sách nhỏ về giáo dục quốc gia, 1942 - ông đă quan tâm đến những nhiệm vụ sau chiến tranh : „Người nào đảm nhiệm vai tṛ trên thế gian, - ông viết, - hăy chia tay với tất cả những ảo tưởng quyến rũ, với những vai tṛ diễn thuyết hùng hồn và tự lừa dối ḿnh của các”linh hồn” dân tộc. Hăy xem xét lại một cách thật sự vị trí của dân tộc Hung giữa  các dân tộc khác”.

Bởi vậy nhiều kẻ đă hộc lên. Trong tổng thể những ǵ liên quan đến dân tộc Hung hiếm khi xảy ra một sự khiêu khích như những từ ngữ này : sự tự lừa dối ḿnh của dân tộc và, cần phải đánh giá lại vị trí thật của đất nước. Ai thử thí nghiệm khiêu khích này, kẻ đó sẽ đụng chạm những nỗi cấm kỵ, hoặc bị xúc phạm đến tận ngày hôm nay ; những người đó hoặc phải lưu vong, như Márai, hoặc sống trong im lặng, thậm chí bị bỏ tù, như Bibó István, hoặc bị thủ tiêu như Hamvas Béla. Điều đụng chạm đến Márai Sándor là, cuộc đổ bộ của phát xít Đức vào Hungary ngày 19 tháng Ba năm 1944 đă gây ra sự kiểm duyệt lớn với cuộc đời của ông. Một cách bí mật ông đă tự đánh giá vị trí của đất nước và bản thân, bằng cuốn Nhật kư bắt đầu viết năm 1943. ”Ai dám nói, những điều cần nói - mà nội dung của nó là sự thật -  được sàng lọc như thế nào ? - ông viết trong Nhật Kư năm 1944 - qua hai mươi lăm năm - trong các lĩnh vực về dân tộc, xă hội, và đạo đức ? - Tất cả chỉ là những câu được viết ra một nửa, c̣n nửa câu kia  đọng lại trong ng̣i bút hoặc trong hệ thần kinh của nhà văn. Nỗi kinh hoàng tri thức tinh tế ngự trị, không thực thi bằng giá treo cổ hoặc roi gân ḅ, mà cái phẩy tay, chớp mắt của những gă viên chức đeo nhẫn gắn quốc huy đă chỉ huy buổi ḥa nhạc tinh thần dân chúng Hung suốt một phần tư thế kỷ ! Ai biết những điều ấy ?...”. Rồi, ông hạ thấp hơn : „Các vai tṛ đó thật bội bạc biết bao, những kẻ cần tính sổ với toàn bộ sự kiện dối trá của Dân tộc, Thiên chúa giáo, và Tổ quốc. Tôi thương hại họ”. Nhưng chả có ai để ông thương hại ; những sự kiện này chủ nghĩa xă hội cộng sản một mặt tiếp tục dối trá, mặt khác lại chà đạp nó, và ngày nay, trong năm thứ mười của sự thay đổi thể chế chính trị, một lần nữa lại được thử nghiệm với chúng ta, trong sự dối trá không thể che dấu của chúng.

Chúng ta muốn cảm nhận rằng, nỗi lưu vong của Márai đă bắt đầu ngay từ khi ông c̣n ở trong nước, khi thế chiến nổ ra, và bắt đầu khi, bằng phương cách trách nhiệm của một thị dân, ông chậm răi suy nghĩ về con đường thoát khỏi thảm kịch chiến tranh, xây dựng lại linh hồn và tinh thần của đất nước. Ai muốn điều này ? Quyền lực quan tâm tới những kẻ đổ bộ mới - những người Nga - và lũ trợ lư đao phủ trong nước ; những kẻ bán nước phát xít, hoặc bán nước liên kết với kẻ xâm lược mới, bắt đầu thích nghi hoặc chạy trốn với tài sản ăn cướp được của dân Do Thái, tang tóc dành cho sắc tộc Do Thái sống sót từ các trại tập trung thất thểu trở về nhà, một nhóm bọn họ bị trả thù, nhóm khác lưu vong, c̣n lại đại đa số dân chúng tay trắng, họ đành mau chóng thích nghi với sự sống sót, sự quên lăng, với những lo toan sống c̣n phút chốc. Một quá tŕnh sám hối lớn lao, mà thiếu nó, không cái ǵ có thể bắt đầu, đă không xảy ra : việc tẩy rửa trong sạch lại tinh thần chẳng mấy chốc được thay thế bằng việc tẩy năo giết người của guồng máy công an ch́m.

Márai sửng sốt nh́n quanh : ”Vị thế của tôi trong đời sống tinh thần của người Hung chỉ c̣n là nước cờ chiếu tướng chấm hết - ông viết năm 1947 - nh́n về phía tả, không có ǵ để tôi t́m kiếm, v́ bước ra khỏi giai cấp của tôi đồng nghĩa với việc tự sát đạo đức : tôi chỉ có thể phê phán giai cấp này từ bên trong, những cái khác đều là sự phản bội. Nh́n về phía hữu, tôi không tiến thêm được một bước, v́ chỉ bằng hơi thở thôi tôi cũng không có ư định ủng hộ chủ nghĩa phát xít ŕnh ṃ với dao găm và dùi cui ẩn náu sau phái cánh hữu. Tôi cần ở lại một ḿnh, hoàn toàn một ḿnh, với công việc của tôi, thứ giờ đây có rất ít ư nghĩa, với tất cả những hậu quả thực tại và mang ư nghĩa xă hội của vị trí đó”.

Chúng ta đều biết giữa những năm 1917 và 1989 rất nhiều nhà văn châu Âu buộc phải viết những ḍng tương tự. Nhưng dù sao, rất ít người c̣n lại một ḿnh như Márai. Trong bức ảnh chụp năm 1935, Márai bắt tay Thomas Mann, lúc đó đang là khách của Budapest. Đây là hai nhà văn châu Âu cuối cùng, những người tự nhận ḿnh là những thị dân,  những người từ ư thức sự nghiệp thị dân đă rời bỏ cái giai cấp tha hóa biến chất thành phản bội, từ bỏ một dân tộc đă ch́m đắm trong thảm kịch. Nhưng Márai có thể phát biểu như Thomas Mann chăng : „Nền văn hóa Đức ở nơi nào có tôi” ? Nền văn hóa Hung ở đâu ? Đă từng xuất hiện và sẽ tiếp tục xuất hiện nữa hay không ? ”Có thể viết không có tiếng vọng lại hay không ? – Márai  ghi chép trong Nhật kư 1953 tại New York - khóa ḿnh trong một ngôn ngữ, một ngôn ngữ như không là một ngôn ngữ sống ? Có những thời kỳ, sống giữa sự tàn bạo, các nhà văn đă từng viết không tiếng hồi âm.  Nhưng các nhà văn đó c̣n hy vọng một điều ǵ : một sự tiến bộ mới, sẽ vang lên vào một ngày kia, xuyên qua những ngôi mộ, hồi âm lại những điều họ đă viết trong nỗi vô vọng câm lặng. Ngày nay, chính hy vọng đó là điều vô vọng - ít nhất trong những không gian có h́nh hài con người”.

Nỗi lưu vong của Márai là sự chọn lựa chứng thực - như của Thomas Mann - và, không c̣n nghi ngờ ǵ nữa, Márai cần phải đi con đường cấp tiến hơn. Trong tác phẩm Đất ! Đất ! ông đă từng viết rằng, tầng lớp thị dân Hung trong toàn bộ sự tồn tại của nó luôn có một cái ǵ đó ”theo kiểu biếm họa”, chất biếm họa này cũng thấm vào thực tại của nhà văn một cách không ǵ cứu văn được. Tầng lớp thị dân Hung không bao giờ  thực hiện nổi những chức năng hiện đại hóa,  chức năng đánh giá và văn minh hóa, những thứ mà nền dân chủ tư sản ít nhất đă thử thí nghiệm (cho dù từ 1945 đến 1948 lại không). Như vậy, khi ta thảo luận về nền giáo dục quốc gia, việc ra đi của Márai  không chuộc lại được nỗi hổ thẹn im ĺm của dân tộc, nỗi sửng sốt trước sự thiếu hụt, và việc nhận biết rằng, một tinh thần vĩ đại của nền giáo dục quốc gia đă từ bỏ đất nước ra đi. Người ta lập luận việc ra đi của ông là  riêng tư, được coi như một sự chạy trốn, bốn chục năm liền tên ông rất ít khi đọc thấy tại Hungary. Và có thể cả ngày hôm nay, khi hầu hết các tác phẩm của ông được in lại, đôi khi một số người tán dương, chính những kẻ đă quên giúp đỡ, thậm chí c̣n chửi bới, vu khống : ngày nay họ cũng không hề nh́n rơ rằng, thông qua số phận của Márai Sándor, vai tṛ chưa bao giờ xuất hiện của tầng lớp thị dân Hung đă thất bại.

Nhưng ông ngược lại, đă biết trước điều này, và tri thức này từ từ đă giải phóng ông khỏi những ràng buộc của ”số phận Hung” nhỏ nhoi. Đối với tôi, Nhật kư viết từ 1984-1989 là một văn bản văn học nhân văn nhất của thời đại - nếu như có thể coi đó là văn học, những ḍng chữ giản dị nhất, của một người già nói về sự cô đơn đến cùng cực, nói về cái chết của vợ và con trai, về một vài tác phẩm đă đọc, về việc mua một khẩu súng lục, sau đó đến việc tường thuật sự chuẩn bị cho một cuộc tự sát. Lúc đó ông sống ở San Diegó, mù ḷa một nửa, cô độc, tự do và thông thái, như lăo nhân Oidipusz trong Kolonosz. Vào ngày sinh nhật lần thứ 86, chuông điện thoại vang lên nhiều lần, hồi lâu : ”Tôi không nhấc điện thoại, - ông viết, - có một cái ǵ đó không c̣n thích hợp trong việc một người cứ sống hoài, quá cữ cần thiết”.  Nhưng ông vẫn minh mẫn đến cùng, không t́m đặt ḿnh vào sự an ủi, tôn giáo, sự thương hại hay cảm giác tự hài ḷng, nhưng cả nỗi quyến rũ của thành công cũng không, những thứ mà người khác gắng thử với ông : năm 1989, người ta thử mời ông về ”tổ quốc”, một cách ”hoàn toàn” „không điều kiện”, sẽ cho in lại tất cả, tác phẩm, bài viết, tất cả những ǵ được gọi là ”sự nghiệp viết”. (…) Tôi không cho phép in bất kỳ cái ǵ ở đó, nếu quân đội Xô viết vẫn c̣n đóng trên đất ấy”. Ông đă 89 tuổi, không cho phép người khác mặc cả với ông. Cho dù, theo niềm tin của tôi, không liên quan ǵ đến quân đội Xô viết ông cũng  không có ”tổ quốc” để trở về. Ars moriendi quan tâm : „Không được phép vội vă, nhưng cũng không được phép đến muộn với một „cái chết tốt lành”.

Ghi chép trước buổi định mệnh của ông : ”Hôm nay rất thiếu vắng nỗi tinh tế mỏng manh của cơ thể L. (vợ ông). Thiếu nụ cười, giọng nói của nàng”. Và ḍng viết cuối cùng của ông ngày 15 tháng Giêng năm 1989 : „Đă đến lúc”. Ông chĩa súng vào thái dương, bóp c̣.

Tôi không muốn kết thúc như vậy. Tôi cần nói thêm một điều khác, mà tôi biết khi đọc Nhật kư của Márai, mà sau đó tôi đă viết vào tác phẩm ”Nhật kư khổ sai” của tôi :

„Nhật kư của Márai, trong  năm 1944 viết : „ Ngày 3 tháng 6 báo động, phi cơ thả bom vào lúc 9h30 sáng, đây là đợt tấn công dữ dội nhất từ trước tới nay” - tôi nhớ rất chính xác đợt ném bom này. 9h30 sáng đối với tôi, trong khu nhà máy gạch Budakalaszi (có thể v́ cơn đói triền miên), đă là buổi trưa. Vài đứa chúng tôi trèo lên một cái g̣ cạnh hàng rào, nơi được coi là vị trí cao hơn mặt đất, để nh́n ra xa xem có chuyện ǵ xảy ra. Điều xảy ra đă được Márai ghi lại : ”Bầu trời trông như một sân băng, với những đường rạch ngang dọc bởi lưỡi dao của giày trượt băng xé nát, hoặc như một tấm gương bị những bàn tay say ngật ngưỡng vẽ những đường ṿng tṛn bằng kim cương. Từ không gian cao vút lấp lánh hàng loạt thân máy bay cánh bạc lóe sáng trong ánh nắng mặt trời. Những chiếc  máy bay gầm rú hơn hai tiếng đồng hồ… Lúc này ai định vào Pest : như thể nhảy bổ vào một căn nhà đang cháy.”…vv..

Márai từ Leányfalu đi tàu vào thành phố : ”Tàu chạy dọc bên cạnh nhà máy gạch Budakalasz. Bảy ngh́n người Do Thái sống quanh Pest đang tập trung ở đây, giữa những nơi sấy gạch, họ đợi để đi đến trại tập trung. Những hàng lính nạp đạn sẵn sàng sát cạnh”. Không hiểu tại sao, cuối cùng cũng có một cái ǵ đó vui sướng trào dâng trong tôi, v́ Márai Sándor đă nh́n thấy tôi. Lúc đó ông bốn mươi tư tuổi, tôi mười bốn. Ông đă nh́n thấy tôi giữa đám trẻ đeo ngôi sao vàng trên áo, giữa nơi sấy gạch ; và ông biết - đứa trẻ này lúc đó chưa hề biết - chẳng mấy chốc nó sẽ bị chở sang Auschwitz. Tất cả những điều này - một nhà văn biết làm ǵ hơn - ông ghi trong Nhật kư (và nhật kư này là dấu ấn tinh thần quan trọng nhất, dễ nắm bắt nhất, rành mạch nhất của thời đại). Những điều này có nghĩa lư ǵ vậy ? Thật khó giải nghĩa, như giải nghĩa một ngôi sao đặc biệt. Vậy mà, trong tôi vẫn trào lên một cảm xúc nào đó sâu sắc, một ư nghĩa nào đó tách biệt khỏi cả hai chúng tôi, ư nghĩa này chậm răi lan tỏa trong không gian, cho dù trong sự hỗn loạn nhiễu nhương rất khó gọi tên, nhưng vẫn tồn tại và không thể xóa nḥa nổi như làn sóng rađiô  trong không gi

(Bài viết cho báo ’Die Welt”- Berlin. XLIV. Số 30.2000.julius.)

 Nguyễn Hồng Nhung dịch theo nguyên bản tiếng Hungary