Đọc :
THƠ CHUỒNG THÚ - CHÂN PHƯƠNG
Cảm giác đầu tiên của tôi: lại phải kinh ngạc v́ Chân Phương!
Làm sao anh có thể viết về cái tàn bạo một cách…chơi chơi như thế?
Như thể thi sĩ nhẩn nha dạo một sáng chủ nhật vô hướng, ra phố nh́n cái nọ, ngó cái kia, b́nh phẩm chút xíu trong đầu, cười cười, cuối buổi thong dong, tạt vào chợ… ăn quà vặt một cái… trước khi về nhà.
Không thể tin được!
Vậy mà Chân Phương viết những bài Thơ chuồng thú như thế đó!
Những bài thơ viết về những điều tàn bạo, những điều phi lư, những tội ác, những nhức nhối dầm dề, những bài học đích đáng cho người đời sau về thói độc ác và ngu xuẩn của kẻ thống trị tăm tối, những hiện thực vô nghĩa chờ bánh xe lịch sử quay ṿng cuốn vứt, đang xảy ra ở một nơi, hẳn thi sĩ yêu quư nhất, thương nhớ nhất và buồn bă nhất mỗi lần nhớ đến: quê hương - nơi - đau cắt ruột như yêu thương cắt ruột.
VỤ ÁN
lửa riu riu
than cũi cháy đều
nồi lớn
nồi nhỏ nấu
nước sôi sủi bọt
thịt xương chín ră từ từ
đôi đũa bếp to
ngọ nguậy trong đầu
cặp tṛng bốc khói quên bất măn
cái lưỡi luộc nhừ không phản kháng
kéo dài mấy ngh́n năm
vụ án chưa thụ lư
chẳng thấy kư giả sử gia
vắng nhân chứng quan ṭa
mỗi ngày mấy bận
tội ác tiếp tục xảy ra
TÈO ĂN THỊT TÍ
Lối ẩn dụ sâu sắc nhất của bài thơ chính lại là cách lột trần ẩn dụ, v́ nội dung của hiện thực phi lư đến mức, người ngoài cuộc – dù gai người bởi cảm giác trần trụi lột tả – vẫn băn khoăn, không hiểu mức hư cấu văn chương của tác giả đến đâu, c̣n người trong cuộc, đau điếng, chết lịm: sao có thể tồn tại nổi, sự phi lư này, ngày hôm nay?
Tôi đă tự hỏi ḿnh nhiều lần: Khi làm những bài thơ đau đớn, Chân Phương khóc trước hay khóc sau khi viết, hay chẳng bao giờ có thể nh́n thấy nước mắt của anh hết, v́ nó đă chảy vào trong biến thành nỗi tê buốt câm lặng?
Bởi tri thức và phong cách viết tỉnh táo của anh đă đến mức biến thành cái đặc thù Chân Phương,
Ví dụ: anh luôn luôn t́m được khía cạnh Hài trong cái Bi để tố cáo hiện thực. Nhấn mạnh sự trái ngược này, anh khiến người đọc bật cười… đau đớn, cười ra nước mắt.
Nếu bài thơ dưới đây là một giọt nước mắt xẻ chia nỗi nhục phi lư:
CHỈ NAM CHO BÚT MỰC
mẩu truyện ngắn đày anh biệt xứ
một câu thơ đưa chị vào tù
mấy ḍng nhật kư bất ngờ thành những chấn song
bài biên khảo biến làm đêm tra khảo
chỉ thị mật thay thế các phương pháp lư luận
lối vào trụ sở công an cắt ngang mọi trường phái phê b́nh
nơi giá treo cổ
đu
đưa
giải
văn
nghệ
cao
quí
nhất
Th́ mấy ḍng thơ dưới đây là một tiếng cười gằn như tiếng nấc v́ câm lặng chịu đựng này:
TIẾU LÂM TRONG TÙ
sáo hót
vẹt gật gù
mi học quên được đến đâu ?
vẹt hót
sáo gật gù
mi học nhớ được đến đâu ?
Rồi ta buồn, thơ thẩn băn khoăn nghĩ, với bài thơ anh gọi tên nỗi đau và t́nh yêu ngày hôm nay của anh:
VIỆT NAM VIỆT NAM
những chân trời rướm máu
núi với biển
và đủ loại máy chụp h́nh
Rồng Tiên chẳng cứu được cháu chắt
đứa nào cũng án tù
hoặc lưu vong
càng ngày càng dày cộm
cuốn album rách sờn nát
TÁM MƯƠI TRIỆU TẤM MÀU MÈ VÔ NGHĨA
Chân Phương viết về bất kỳ đề tài nào, anh cũng như thể một kẻ lùi thật xa đối tượng, chỉ miêu tả, chỉ tŕnh bày, gọt rũa ư kiến, nhưng cùng lúc, nỗi hóa thân vào sự vật của anh khiến người đọc sửng sốt.
Bởi anh -nhà thơ- dùng từ ngữ chính xác quá, gọi tên sự vật đúng bản chất của nó quá, nên nỗi hóa thân thơ ca này, khiến người đọc lúc vui buồn, lúc cúi đầu chiêm nghiệm cuộc sinh tử, hệt như một thái độ cần phải có của một kẻ làm người trong đời sống…
Nguyễn Hồng Nhung
(2009-07-01)