THẦN THÁI
Tôi chợt nhận ra : thần thái của Anh và Pilinszky János có ǵ đấy giống nhau !
Nh́n từ những bức ảnh chụp ? Có lẽ. Cũng sống mũi thẳng cương nghị, khuôn mặt nh́n nghiêng nghiêm nghị và cô độc, ánh mắt không dừng lại ở một điểm cố định, vành môi mỏng mím chặt không giăi bày…
Tất nhiên, trong ánh nh́n, trong thần thái, có một cái ǵ đó khác nhau : Anh trông „hiền” hơn : nét Á châu rơ rệt ? Pilinszky trông „tươi tỉnh” hơn : ánh lửa của chất thiên chúa giáo châu Âu ?
Nhưng vẫn phải dụi mắt : có ǵ đó giống nhau ! Nhất là sau khi đọc văn thơ của cả hai người. Có một cái ǵ đó tương tự.
Trong tinh thần tác phẩm của họ ? Trong xúc cảm bộc lộ từ thơ văn của họ ? Trong nỗi im lặng quằn quại của cô đơn nhả ra từng câu chữ buồn bă và đau đớn ?
Đúng ! thần thái của một người cầm bút tỏa ra từ tinh thần cái lư tưởng của họ, xây dựng nên tác phẩm đời họ, cho dù ta chỉ nắm bắt được thần thái ấy qua biểu hiện của xúc cảm xương thịt thân xác, một phần thôi ư ? không, trong tất cả, bởi tư chất ấy không chỉ mang tính chất cá nhân mà c̣n là cái ǵ đó chung. Chính từ tính chất chung này, ta mới so sánh được người nọ với người kia.
Anh và Pilinszky dường như đă định vị xong tư chất của ḿnh ?
Pilinszky tất nhiên - ông đă mất cách đây hơn ba mươi năm, và nói như Hamvas Béla : chỉ sau cái chết con người mới có số phận, cũng là số phận của tác phẩm cuộc đời họ.
Nhưng Anh đang sống, cùng thời với tôi, vậy mà tôi vẫn nh́n ra sự định vị tư chất này : bởi sự im lặng sâu sắc trong anh ?
Cả hai đă t́m thấy chính bản thân ḿnh, điều đó không c̣n ghi ngờ ǵ nữa.
Trong cuốn tiểu luận triết học „Scientia sacra” Hamvas Béla viết :
„Con người vĩnh cửu không hoạt động : đây là con người mà kinh Veda nhắc đến : ”Hai con chim đậu trên một cành cây, một con ăn trái của cây, một con đứng nh́n không động đậy.” Con người vĩnh cửu không ở trong phạm trù của đời sống, mà trong phạm trù của sự sống, và như vậy không hành động, không hoạt động, không sống mà chỉ : có - ngay từ buổi ban đầu, không bao giờ đứt đoạn cho đến tận cùng của thời gian : có.”
Rất ít người hiểu ra điều này cũng như đạt tới tri thức để nắm bắt và xây dựng tác phẩm đời ḿnh đạt tới tŕnh độ phổ quát này.
Thần thái của người thường vẫn là thứ thần thái luôn thay đổi, bị biến động theo môi trường sống. C̣n ở những kẻ đă giác ngộ, đă nhận ra từ chính họ một điều ǵ đó cao hơn bản thân họ, họ sẽ nhập được với cái phổ quát của vũ trụ, cái ta gọi là bản thể, là siêu h́nh, là Đạo, như Hamvas Béla viết :
„Hiểu một cái ǵ đấy nghĩa là quay lại trạng thái cội nguồn của nó : chính v́ vậy chỉ hiểu được nếu nhận thức từ góc độ siêu h́nh. Siêu h́nh bởi v́ vị trí cội nguồn của sự vật là meta ta phüsztika, trên cả thiên nhiên vật chất, siêu nhiên.”
…
Viết những ḍng trên, sau khi trầm ngâm đọc Pilinszky János và nghĩ tới Anh. Trong một sáng chớm lạnh của lập thu châu Âu….
(2012-09-23. NHN)