MỘT T̀NH YÊU KỲ LẠ

„Và kẻ lưu đày vườn Êden lặng câm

sà bay xuống miền Kaukazus…”

( Lermontov: DEMON)

Galgóczy Árpád- từ một tù cải tạo ở trại giam Xô viết trở thành kẻ phiên dịch cho nền thi ca cổ điển Nga mang  một số phận đặc biệt. Ông sống ở nước Nga cả thảy 13 năm, trong đó 7 năm là cư dân Gulag- trại cải tạo của chế độ Nga Xô Viết. Cũng tại nơi đó ông học tiếng Nga và làm quen với các nhà thơ cổ điển của nền văn hóa vĩ đại này. Trước tiên ông dịch Mikhail Yuryevich Lermontov , rồi lần lượt dịch Aleksandr Sergeyevich Pushkin, Fyodor Ivanovich Tyutchev, Jazíkov…gần đây nhất ông dịch Alekszander Blok, và viết những cuốn tiểu thuyết theo dạng hồi kư về những năm tháng bị giam giữ trong các trại cải tạo Xô Viết.

-Thực ra tôi đă bắt đầu viết tiểu thuyết Gulag trước khi tập hợp thi tuyển Một T́nh Yêu Kỳ Lạ, nhưng v́ bận quá nên tôi bỏ dở nhiều lần. Tôi cho rằng rất cần ghi lại những kỷ niệm không chỉ cho những người bạn cùng tù đày nhiều năm với tôi, mà c̣n cho cả những người trẻ tuổi hôm nay, những người biết rất ít hoặc biết méo mó về giai đoạn lịch sử này. Tôi chỉ ghi lại những ǵ đă xảy ra. Tôi may mắn kiếm được miếng ăn trong trại giam bằng tài kư họa chân dung của ḿnh, khi người ta không được phép gửi ảnh chụp từ trại giam về nhà, tôi bèn vẽ chân dung cho họ theo yêu cầu của họ. Cuốn sách của tôi kể về những người bạn Hungary cùng bị giam với tôi, như Saly Geza, một biên tập viên một thời của đài phát thanh, trong trại đă tự đào tạo ḿnh thành một bác sĩ giỏi, đôi khi t́m cách cho các bạn tù Hung được”ốm” để nghỉ ngơi, nói về những người bạn khác như Becze László, một thợ sửa ô tô xe máy cừ khôi, hay Cserviny Jozsef trước kia phụ trách những người Digan, trong trại cũng trở thành bác sĩ. 

-Được biết trong trại cải tạo ông có quen với những trí thức, nghệ sĩ Nga cũng như hậu duệ các gia đ́nh Nga quư tộc. Từ họ ông đă học tiếng Nga tốt tới mức sau khi hồi hương ông đă bắt đầu dịch…

- Có một lần một tù nhân Nga t́m tôi, té ra đấy là một nhà thơ trẻ, anh ta đă đọc nhiều thơ của Petơfi và rất thích bài” Một ư nghĩ cứ dày ṿ tôi măi”, thế là chúng tôi dạy lẫn cho nhau, anh ta lấy trường ca thơ của Lermontov có tên DEMON để dạy tiếng Nga cho tôi, và tôi đă học thuộc ḷng. Khi trở lại quê hương, bản dịch đầu tiên của tôi chính là bản trường ca này, tôi cứ sửa đi sửa lại, sau dần tôi đă dịch được một lèo. Khi tôi mang thử vài trang dịch đến Nhà xuất bản Europa, người ta xem và lập tức đề nghị tôi đưa họ xem tiếp. Quay lại anh bạn nhà thơ Nga: từ anh ta tôi lần lượt quen những đại diện của tầng lớp trí thức, nghệ sĩ, những hậu duệ của các gia đ́nh quư tộc Nga cũng bị giam giữ, ví dụ tôi quen chắt của Đại nguyên soái lừng danh Aleksandr Vasilyevich Suvorov. Những người bạn này giới thiệu và giúp đỡ tôi đọc các tác giả cổ điển Nga.

- Khi hồi hương, lúc đầu hoạt động dịch thuật của ông là dịch kỹ thuật, nhưng bên cạnh đó ông từ từ dịch các tác giả cổ điển Nga như một hobbi, sau dần trở thành một nghề lúc nào không hay. Ông có một lối dịch thơ rất riêng, như thể ông biết diễn tả bằng tiếng mẹ đẻ linh hồn của các thi sĩ cổ điển Nga, một lối diễn tả ngôn ngữ chỉ riêng của ông, như nhà thơ Hungary Szilágy Ákos đă thốt lên: Galgoczy là một nhà thơ bẩm sinh sinh ra để dịch thơ.

- Lúc đầu tôi không địch dịch v́ tôi không hề có bằng cấp ǵ, nhưng tôi cứ làm như tự học một nghề thủ công. Không giống các dịch giả chuyên nghiệp, tôi không đi từ đầu đến cuối đều đặn mà tôi đọc và dịch lướt toàn bộ tác phẩm. Đă có rất nhiều bản dịch thơ cổ điển Nga nhưng cũng rất nhiều bài dịch phù phiếm, tôi bèn dịch một loạt các nhà thơ cổ điển: Puskin, Zsukovszkij, Baratinszkij, Tyutcsev, Lermontov, Fet, Balmont, Blok và nhiều người khác nữa. Anyegin tôi dịch khi có một bà cô ở Debrecen đề nghị tôi, cứ như thế từ từ mọi người bắt đầu biết đến tôi. Nhiều người bạn là nhà thơ bắt đầu góp ư, phê b́nh, giúp đỡ các bản dịch của tôi. Vào khoảng những năm 90 giới văn chương Nga bắt đầu để ư đến tôi. Rất lâu họ vẫn không lư giải nổi tại sao một tù nhân Gulag lại có thể quan tâm đến văn học, thi ca Nga để làm ǵ. Họ mở một cuộc điều tra nghiêm chỉnh, và thừa nhận trong các bản dịch của tôi chất nhạc của thi ca Nga giữ được rất sống động. Rồi họ đề nghị trao giải thưởng và nói với tôi rằng chưa có một ai dịch thi ca Nga ra một ngôn ngữ khác nhiều như tôi, như một cá nhân đă làm.

- Giới phê b́nh nói về ông như sau: „ Nhà dịch giả đă nhận được một phần thưởng lớn nhất về ngôn ngữ như một ân sủng cho những đau khổ và thăng trầm đă trải, nhận được niềm cảm hứng cá nhân, nhận được một tri thức đă cá nhân hóa từ sâu thẳm bên trong con người phụt ra từ một nền thi ca của một ngôn ngữ xa lạ.” Nhà thơ Margocsy István cho rằng ông đă tạo dựng được một thứ ngôn ngữ thơ khi dịch các nhà thơ lăng mạn Nga không hề tương ứng với ngôn ngữ của Arany János và Petơfi, v́ nó giản dị hơn, không quá cổ, nhưng cũng không hề hiện đại, chính v́ vậy toát lên được ngôn ngữ thi ca đặc biệt Nga so vói những bản dịch của những người khác.

- Khá lâu tôi loay hoay không t́m ra ngôn từ phản ánh được cái riêng của từng nhà thơ tôi dịch. Nhiều người bảo tôi: hăy dịch bằng ngôn từ hiện đại hôm nay, nhưng tôi không đồng ư. Tôi vật lộn măi cuối cùng đă t́m ra một thứ ngôn từ diễn tả vừa ư. Tôi không phải là nhà thơ nên tôi không đặt cá nhân ḿnh vào dịch phẩm, bởi vậy tôi có thể biết hoàn toàn đồng nhất với tác giả.

-Nhưng ông dịch thơ của Blok bằng ngôn ngữ hiện đại…

- Bạn bè cổ vũ tôi hăy dịch một Ady Nga ra tiếng Hung. Lúc đầu tôi không muốn dịch v́ tôi cảm thấy Blok không phải là thế giới của tôi, nhưng rồi tôi đọc và rơi vào sự lộng lẫy của thơ Blok. Tôi dịch miệt mài, trong một tháng tôi dịch 36 bài của Blok. Trường ca thơ „Skitak” tôi dịch trong hai ngày  không ngày không đêm cho đến khi xong th́ thôi. Cuối cùng có 43 bài của Blok trong tuyển tập „MỘT T̀NH YÊU KỲ LẠ” của tôi.

Nguyễn Hồng Nhung sưu tầm và dịch từ bản tiếng Hungary

(2019. május 17. -12h đêm)