NHỮNG BÍ ẨN CỦA CÂY QUA MỘT NGƯỜI GÁC RỪNG

 

KapcsolĂ³dĂ³ kĂ©p

Một người gác rừng cho biết: cây cũng tṛ chuyện, tính toán, kết bạn, học tập và chăm lo cho thế hệ cây non của chúng. Năm 2016 một người gác rừng tên là Peter Wohlleben dẫn một nhà báo của tạp chí New York Times đến khu rừng bác ta chăm sóc, chỉ cho nhà báo xem hai cây dẻ lớn đứng cạnh nhau. „chúng là bạn của nhau”- bác nói, rồi chỉ lên ṿm cây giải thích hai cây dẻ  này không vươn  đè lên cành của nhau để đừng che mất ánh sáng lẫn nhau, và những t́nh bạn này mạnh đến nỗi nếu người ta chặt cây này cây kia cũng mau chóng chết.

Bác gác rừng t́m phóng viên tạp chí v́ năm 2015 bác viết một cuốn sách, dẫn đầu sách bán chạy hàng tháng trời, người ta dịch ra bao nhiêu thứ tiếng bán trên chợ sách quốc tế. Cuốn sách kể về những ǵ bác gác rừng am hiểu nhất, về cây và rừng.

Đầu thế kỷ 21 quá nửa nhân loại trở thành cư dân thành thị, càng ngày càng tách xa dần thiên nhiên khi ngồi lỳ trước máy tính để mơ về thiên nhiên. Bởi vậy cuốn sách „Bí ẩn cuộc đời cây xanh ” của Wohlleben đặc biệt trở nên hấp dẫn. Những điều người gác rừng người Đức này khẳng định bản thân nó đă rất ly kỳ: cây  tṛ chuyện với nhau thông qua một màng lưới  gồm những cái rễ dưới đất và màng lưới nấm trong rừng. Nhưng chưa hết, khi nhân cách hóa cây xanh, Wohlleben c̣n cho rằng cây xanh như các bậc phụ huynh biết quan tâm đến thế hệ cây non, chúng c̣n kết bạn, kết hội với nhau, đánh nhau với những loài cây chúng không ưa, và biết đau, biết học tập, biết tính toán nữa.

Những điều tưởng như nực cười được người gác rừng ghi lại thực ra rất có cơ sở khoa học và đây là những kết quả nghiên cứu được bác gác rừng theo rơi và ghi chép. Một vài nhà thực vật học phê phán cuốn sách, cũng chỉ biết chê bai tác giả đă viết về cây y như so sánh các động vật sống gần con người. Thực chất thông qua mạng lưới như mạng máy tính của rễ cây và mạng lưới nấm trong rừng, cây xanh  gửi kư hiệu cho nhau (cái được)  người gác rừng gọi là những buổi tṛ chuyện, c̣n các dưỡng chất  cây cung cấp lẫn cho nhau bác gác rừng gọi là sự chăm sóc thế hệ.

Điều thuyết phục của cuốn sách chính là cách dùng từ của bác tác giả gác rừng rất dễ hiểu và vui nhộn khi chỉ ra mọi sự thật, cứ y như một cuốn sách giáo khoa sinh vật học trong trường cấp ba vậy. Theo tác giả sự đoàn kết của thế giới các cây dẻ có thể t́m thấy ở khắp châu Âu sau thời kỳ băng hà, chúng mọc khắp nơi đâu có thể và hạ triệt những loài cây khác. Chiến thuật của lũ cây dẻ gai châu Âu là chúng cho phép rất ít ánh sáng lọt xuống bên dưới chúng. Điều này có nghĩa là: dưới những cây dẻ chỉ sống sót những loại cây ít nhu cầu ánh sáng nhất và lũ dẻ gai này phát triển hợp tác rất mạnh cùng nhau, cùng nhau cho phép ánh sáng lọt dưới những ṿm lá của chúng. Nếu những cây dẻ non đă có vẻ trưởng thành, hàng cây dẻ già cho phép nhiều ánh sáng hơn tỏa xuống từ ṿm cây để cây non lớn mạnh nhanh chóng.

Nhưng đây cũng chính là điểm yếu của những cây dẻ: chúng quá ḥa với cộng đồng và chỉ trong rừng, giữa loài dẻ tương tự, chúng cảm thấy thực sự dễ chịu mà thôi. Trong khi đó những loại cây khác như cây sồi vẫn có thể hạnh phúc trong một nhóm nhỏ hoặc kể cả khi có một ḿnh. Giống như sồi, cây liễu và cây dương rất thích một ḿnh, chúng có nhu cầu càng đi xa cây mẹ bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Những loại cây này kể cả khi không có chính sách bảo vệ rừng chúng vẫn có thể sống sót, và điều này khiến chúng là những loại cây đi tiên phong trong việc lan tràn những cánh rừng tự nhiên. Ví dụ dưới một gốc dẻ các loại cây cỏ khác rất khó có điều kiện phát triển, nhưng dưới một gốc dương điều này xảy ra hết sức thoải mái.

Bác tác giả gác rừng c̣n cho biết cây chăm lo đến hậu duệ của ḿnh ra sao. Bác viết một cái cây non không mong ǵ hơn là được tiếp nhận dinh dưỡng liên tục để lớn nhanh đều đặn. Nhưng điều này rất khó khăn khi cây mẹ vẫn đứng trên đầu nó. Trong những thế kỷ xa xưa những cái cây già thông qua bộ rễ khổng lồ dưới đất của nó cung cấp chất dinh dưỡng cho thế hệ cây con cháu, chừng nào rễ của thế hệ này chưa nảy nở vững chăi và chắc chắn, như thể ánh nắng mặt trời vẫn đến chỗ chúng không bị một cản trở nào hết. Trong rừng, cơ hội của các cây non đến khi cây mẹ có thể  già đến 400-500 tuổi, già đến mức không thể nào giữ nổi cái tán (ngai) trên đầu nữa và đổ gục. Khi cây mẹ gục đổ những cây non sống sót bắt đầu nhận ánh nắng mặt trời và lớn lên.

Theo tác giả cuốn sách kế hoạch trồng rừng ngày nay đang gặp đúng vấn đề này, v́ con người không chú ư, nhận biết thế nào mới đúng là một khu rừng. Ngày nay người ta trồng rừng với chỉ một loại cây, điều này làm hỏng khả năng tự duy tŕ của rừng. Người ta trồng cây cách nhau quá xa làm cản trở mối quan hệ qua lại giữa các cây, c̣n ở nơi trồng nhiều loại cây khác nhau v́ vấn đề nổi lên lại là các lâm thương không để cho các khu rừng già đi.

Và các khu rừng gây trồng khi cây non đang thời kỳ lớn không được bóng râm che chở, nên chúng lớn rất nhanh trong khi rễ, gốc của chúng chưa đủ vững mạnh. Không phải ngẫu nhiên những tác hại của các trận băo hay xảy ra trong các khu rừng gây trồng. Bởi v́ trong các khu rừng gây trồng cao nhất là cây được 80 năm tuổi người ta đă chặt mất. Con người sống 80 tuổi được coi là tho, nhưng cây sống một cuộc đời chậm răi từ tốn hơn nhiều, ví dụ trong một môi trường thích hợp một cây dẻ có thể sống 400-500 năm. Một cái cây 80 tuổi, theo bác gác rừng chỉ là một đứa trẻ, không phải ngẫu nhiên trong một khu rừng nhiều thế kỷ không động tới, một cái cây 80 tuổi chỉ cao chừng 2-3 mét. Trong các khu rừng gây trồng các cây 80 tuổi người ta đă tính chuyện thu hoạch, chính v́ thế tác giả cuốn sách ví những cây xanh bị gây trồng ngày nay giống hệt như những con vật được nuôi để lấy thịt.

Trong những khu rừng gây trồng nhân tạo ngày nay cây xanh cũng thường xuyên không cảm thấy dễ chịu, và chúng truyền những tín hiệu khó chịu buồn bă này cho nhau. Theo các nghiên cứu trong cuốn sách chính con người cũng cảm thấy điều này khi đi du lịch hoặc dạo chơi trong các khu rừng. Khu rừng nào càng già và khỏe mạnh càng tạo thành  môi trường tốt con người, mang lại sự yên ổn b́nh thản cho con người, mang lại sự cân bằng trong hoạt động máu, tim mạch và huyết áp của con người. Theo tác giả công tŕnh nghiên cứu về rừng mang lại lợi ích cho toàn bộ nền nông nghiệp, và một điều quan trọng là toàn cơi châu Âu có rất nhiều khả năng để con người hăy để những khu rừng nhân tạo được già đi. Hăy để yên cho thiên nhiên hoàn thành công việc của nó, và nhớ rằng cây rất biết thích nghi với môi trường, hay nói cách khác là cây cũng có khả năng học tập: ví dụ một cái cây trong nhiều năm nhận được nước rất đầy đủ, nhưng bỗng nhiên có một mùa hè khan hiếm nước, cây sẽ ghi nhớ điều đó và bắt đầu đ̣i hỏi nước một cách tằn tiện hơn rất nhiều so với trước kia.

Đọc xong cuốn sách „ Bí ẩn cuộc đời cây xanh” con người chợt nhận ra những điều quan trọng cần biết về thế giới bên cạnh họ, tác giả cho rằng dù nền tảng của nền văn minh là con người biết sử dụng vật chất trong môi trường xung quanh ḿnh để sống sót và phát triển, nhưng cũng cần phải coi trọng thiên nhiên đừng phá vỡ và hành hạ những cội nguồn sức mạnh chúng ta nhận được từ chúng, hăy đừng coi thiên nhiên là một vật vô cảm.

( Sarkadi Zsolt)

 (Nguyễn Hồng Nhung sưu tầm trên báo Hung và chuyển ngữ -2019. június. 10)