TanGauVeDocVanDichVanNHNhung

Tán gẫu về đọc văn dịch văn

 

Em có thói quen là đọc xong một cái ǵ đó, hay viết luôn cảm nghĩ của ḿnh, sau này nghĩ lại đôi khi thấy thật ra ḿnh viết cho ḿnh th́ đúng hơn là ḿnh viết cho người khác

Khi em viết : tại sao anh lại viết thế ? th́ thực ra em đang tự hỏi bản thân em, nhưng lại viết luôn vào lá thư lúc đó gửi anh.

Em đă ngẫm nghĩ và tự trả lời như sau : anh viết không như một người Việt Nam viết, từ cách đặt vấn đề đến cách phân tích và dàn trải câu chuyện. Em là một đứa sống lâu ở nước ngoài, em thích và hiểu ngay được những ǵ anh viết, thậm chí em đồng cảm (ví dụ em nghĩ đến nhiều và bị nhiều chi tiết ám ảnh).

Nhưng đại đa số những người Việt Nam mà em quen (họ sống ở đây và trong nước) chỉ coi đấy như những tác phẩm văn học (được sáng tác, hay cần phải sáng tác), họ không chia xẻ, v́ những điều anh đặt ra không có trong ḷng họ.

Anh viết như thế v́ thực ra anh không phải là một người Việt Nam "nguyên bản", theo cách hiểu thông thường. Em về nước thấy người trong nước rất vô tư, lo nghĩ rất cụ thể và hưởng thụ cũng rất cụ thể. Chẳng có ǵ ngạc nhiên, với ánh mặt trời, đất, nước, khí hậu và khung cảnh sống nhiệt đới, họ chính là hiện thân của những quả na, quả mít, quả bưởi ngoài Bắc, hay quả măng cụt, vú sữa trong Nam, họ cứ việc "thiên nhiên" mà sống, C̣n anh (và cả em nữa) không có cái thiên nhiên nhiệt đới đấy nên chắc chắn là khác rồi.

Trong truyện của anh phát hiện ra những nét tinh tế của đời sống mà em thích, và anh luôn chủ động để đưa mọi chi tiết vào một khái quát hóa nào đó, đấy là tŕnh độ viết hay tŕnh độ hiểu biết của anh th́ em không biết, chắc do tŕnh độ hiểu biết th́ đúng hơn, và ưu thế ngoại ngữ đă đưa anh đến những "tầm" nào đấy mà nhiều người c̣n thiếu. Em đọc "Nỗi buồn chiến tranh" và cho rằng, nếu Bảo Ninh là một "ông tây" biết nhiều ngoại ngữ chắc anh ấy sẽ lao vào dịch, khi chưa muốn viết, rồi lúc nào đó quay lại với đề tài chiến tranh mà anh ấy là "chuyên gia".

 

Nhà văn Do Thái Hung Kertesz Imre cả đời chỉ có mỗi đề tài Holocaus, nhưng v́ đồng thời là một dịch giả tiếng Đức lỗi lạc nên những cuốn sau này, vẫn về đề tài ấy của ông đă chuyển sang cả lĩnh vực triết học và có tính thời đại cao.

Có thể em đă nghĩ nhiều điều khác nữa, nhưng ngay bây giờ đây em không nhớ hết lại để viết cho anh.

Về cuốn "Lời cỏ cây"- em dịch, đấy là nhà văn hiện đại Hung mà em ưa thích nhất, có một thời kỳ "khủng hoảng" tinh thần, em đọc ông này suốt ngày v́ có cảm giác như ông ấy viết cho ḿnh, đang nói chuyện với ḿnh. Thực ra đến tận 1997 sách của Marai Sandor mới in lại tràn ngập nước Hung, v́ ông là một nhà văn lưu vong, trước đó bị cấm lưu hành. Em chọn cuốn này dịch đầu tiên v́ em nghĩ Việt Nam ḿnh trong xă hội hiện tại chẳng có cái tư tưởng ǵ cả, toàn những ư thức hệ chính trị nhảm nhí, lớp thanh niên cứ phân vân không hiểu nghe ai đây? Chẳng khác nào một đoạn Marai viết về lũ người ba hoa, họ làm trong cả xă hội "các khái niệm biến mất, chỉ c̣n lại toàn từ ngữ". Trung tâm ngôn ngữ-văn hóa Đông Tây đă in cuốn này cho em hồi tháng 11/2007. Trong tháng 2/2008 cuốn thứ hai cũng của Marai do em dịch sẽ in xong cũng tại Đông tây. Em mơ ước sẽ được dịch thêm nhiều tác phẩm của ông nhà văn này v́ em rất mê.

Hiện tại em đang phải dịch cho xong 2 cuốn của Kertesz Imre, trong đó có một cuốn rất hay và rất...khó, là cuốn "Kaddis, kinh cầu cho đứa trẻ chưa ra đời", em thật sự bất ngờ khi đọc cuốn này, em nghĩ nxb trong nước cũng sẽ bất ngờ nếu họ in, v́ họ chỉ biết Kertesz là nhà văn Hung đoạt Nobel, nhưng chưa biết rằng tác phẩm của ông toàn nói đến vấn đề thân phận người trí thức trong một xă hội toàn trị (thông qua đề tài Do Thái). Ông xem xét và viết dưới một góc độ triết học (nhất là triết học Đức và Pháp mà ông bị ảnh hưởng) và làm cho em dịch rất khổ sở v́ em không đọc nhiều về triết học, anh biết đấy, em giống như một tù nhân, không dám đi đâu làm ǵ, v́ giữa chừng dịch, em phải xem thêm những sách liên quan, hoặc vào nét t́m các điển tích để hiểu mà dịch. Thêm nữa văn của Kertesz khác hẳn văn của Marai, văn Marai là thứ văn cổ điển, nhiều h́nh ảnh, c̣n văn của Kertesz là thứ văn "tự thân" có lẽ chỉ mỗi ông ấy hiểu chính xác ḿnh viết ǵ thôi.

Bây giờ em chỉ biết cầu Chúa phù hộ cho em làm xong nhiệm vụ này, nhưng em bắt đầu bị lôi cuốn vào những khái niêm mới mẻ, mặc dù nhiều khi em chẳng hiểu ǵ cả. Anh có tin rằng có những lúc em cứ dịch thế thôi, hôm sau đọc lại mới hiểu ? Anh cho em một lời khuyên ?

Nguyễn Hồng Nhung