LĂNG TỬ VÀ EM

 

Có thể đặt tên cho bài viết này: LĂNG TỬ ĐẾN BUDAPEST, nhưng em đă đổi ư, giữ nguyên nhan đề đầu tiên em nghĩ đến. Bởi giờ đây em là Budapest trong đầu lăng tử rồi, tất nhiên, dù không đông Âu một trăm phần trăm….

Lăng tử đến Budapest trong chuỗi mười một ngày hè nóng nhất tại châu Âu, có lẽ đấy là ư muốn của Thượng đế, để ba ngày liền, em và lăng tử không đủ thời gian, sức lực, sự tỉnh táo để suy nghĩ về bất kỳ điều ǵ, mà chỉ sống…đúng hơn chỉ để ứng xử với nhau theo cách thức của những kẻ bảy tám năm mới chỉ quen nhau, quư mến nhau trên mặt chữ…Đúng không anh?

Ga phía Đông lúc đó nóng bỏng, toàn bộ nhà ga như một cái ḷ nướng, ṿm trần bằng sắt tỏa lửa dưới nhiệt độ 41 độ C, em chạy từ chính giữa nhà ga, sang tận cùng sân ga bên trái, rồi ngược trở lại chính giữa ga để sang sân ga bên phải. Cái nắng hè đặc biệt năm nay đă biến một châu Âu ôn đới trở nên rối loạn như một xứ nhiệt đới,  kể cả bảng giờ tàu.

Áo ướt đẫm mồ hôi, mặt đỏ bừng bừng, em căng thẳng nh́n vào đám người nhễ nhại đổ bộ từ tàu xuống sân ga, thoáng chút hoang mang không biết ai sẽ là anh đây, lăng tử ơi.

Oh! một nụ cười tươi! Sẽ nhớ măi! một nụ cười sáng bừng trên khuôn mặt thông minh. Vậy mà sao trong nhiều ảnh chụp, anh buồn thế? hoặc khắc khổ, hoặc âm thầm…

Cô đơn, có phải tên gọi một trạng thái thường trực trong nhiều tấm ảnh chụp những kẻ vô cùng nhậy cảm? những kẻ dù ư chí sắt đá mănh liệt đến mấy vẫn không tài nào xua đuổi được cảm giác hẫng hụt đến nao ḷng v́ thiếu sự ḥa hợp nào đấy luôn ngự trị trong ḷng chăng? Oh! Em có thể diễn tả mọi trạng thái của em hộ anh?

Không, nụ cười tươi ấy phảng phất nhiều nỗi niềm hơn em rất nhiều, giống như tri thức của anh ấy, dày và rộng hơn em rất nhiều. Pardon.

Từ phút nhận ra nhau trong cái lồng sắt nóng bỏng Budapest giữa một ngày tháng Tám ấy, ông mặt trời đă muốn em và anh hăy hưởng trọn vẹn tất cả trong ánh nắng sáng trắng toát của trưa hè tỉnh táo, chứ không muốn khoác bất kỳ ánh hào quang  ảo ảnh nào lên những  giây phút ngắn ngủi cùng  hiện diện của chúng ta. Bởi vậy, với em, những ngày gặp anh ở Budapest mạnh nhất là ấn tượng về nụ cười thông minh của anh, như tầng kiến thức của anh.

Oh! anh đă dễ chịu khi ở nơi đây, đúng không? Em không thể phát biểu thay anh được, em chỉ CẢM thấy thế.

Về phía em, những buổi tṛ chuyện ngắn ngủi của chúng ta mọi chốn mọi nơi trong vài ngày ấy, mang lại một kết quả hết sức kỳ lạ, điều này chắc chắn lăng tử không hề biết, làm sao anh có thể hiểu nổi về em, chính em c̣n ngạc nhiên nữa là?

Em đang viết những ḍng này khi chiều tà, trong ánh sáng tranh tối tranh sáng của một ngày nữa lại trôi qua, mấy ngày rồi em không hề thích làm ǵ hết, chỉ đọc, đọc lăn lóc, trên giường, cạnh bàn, ngoài ban công, bên cốc cafe và mẩu bánh mỳ, ngoài thư viện…

Em đọc SZERB ANTAL, đă bao nhiêu lâu rồi em mới đọc lại ông, nhà văn học sử - triết gia vĩ đại nhất của nền văn học Hungary Do Thái, bao nhiêu năm rồi, bao nhiêu?

Lăng tử đă bắc cầu cho ḍng suy tư của em quay lại với ông, anh có biết anh là người đầu tiên và duy nhất làm việc này không? Chắc anh cũng không bao giờ nghĩ tới.

Buổi sáng cuối cùng ở Budapest, trong khi chờ đợi xe đi Vienna, anh muốn xem bảo tàng, em đă dẫn anh đến bảo tàng lịch sử. Thời gian rất ngắn và bảo tàng cũng không quá lớn, nhưng những ǵ xem cùng anh trong đó, anh c̣n nhớ không, em đọc tiếng Hung, anh đọc tiếng Anh, rồi chúng ta BẢO nhau, giảng giải, tŕnh bày, giải thích, bổ sung cho nhau bằng tiếng mẹ đẻ của chúng ta…

Oh, anh không biết đâu, một phép lạ đă xảy đến với em, như thể một cơn mưa vô h́nh bằng máu tuôn trào, ngấm vào từng mạch máu em…

Em đă nhớ lại tất cả, tất nhiên, không phải ngay lúc ấy, mà măi những ngày sau, khi không c̣n bóng dáng anh ở Budapest nữa, lúc đó em mới ngấm, ngấm cái ǵ: những lời nói của anh, những kiến thức của anh, những câu chuyện của anh về văn hóa châu Âu, về văn hóa Hungary (mà em đă từng học) hay ngấm toàn bộ những ǵ xảy ra trong mấy ngày ở gần anh…em không biết rơ, nhưng em CHỢT nhớ lại tất cả…

Oh! lăng tử ơi, không thể chỉ diễn tả bằng lời, nhưng rơ ràng, em đă nhớ lại tất cả những trạng thái của em thời sinh viên, đột nhiên, anh  đă làm em nhớ lại tất cả.

Em đă bồi hồi đi đi lại lại những con đường gần trường đại học nhiều lần, thưở ấy em nh́n thấy linh hồn của những ngôi nhà hai bên những con đường ấy, thưở em chỉ đến trường đại học, về kư túc xá, hoặc vào thư viện để vùi đầu vào sách. Thưở đó, lần đầu tiên em biết đến cái tên SZERB ANTAL, qua cuốn sách dày cộm:” Lịch sử văn học thế giới”. Lúc đó em mới học năm thứ nhất, tiếng Hung chưa đủ để hiểu bất kỳ cái ǵ đến đầu đến đũa, nhưng em đă cố gắng đọc ông kinh khủng, bởi tác phẩm của ông gợi lên nỗi khát khao mơ hồ vô cùng mănh liệt trong em, muốn biết về tất cả cái thế giới này qua văn học, qua chữ.

Thế mà em đă hiểu đấy! Em đọc thêm cả những tác phẩm khác của ông, cảm thấy ḿnh vừa hiểu vừa không hiểu. Toàn bộ thật mơ hồ! Giờ đây, sau rất nhiều chục năm, mới hiểu rơ hơn tại sao toàn bộ quá khứ, trong đó có kiến thức đă đọc của ḿnh lại mơ hồ đến thế. Không chỉ v́ trên đường đời chẳng bao giờ ḿnh dùng đến chúng, những kiến thức đă học, mà điều cơ bản nhất: như mọi sinh viên VN học ở nước ngoài sau đó quay về VN, sợi dây liên kết giữa kiến thức và đời sống của bản thân với thế giới đă bị cắt phựt phũ phàng ngay khi rời giảng đường trường đại học. Không bao giờ những kẻ du học ấy có dịp kiếm chứng lại những ǵ đă tiếp thu trên đường đời của ḿnh. V́ nhiều lẽ.

Toàn bộ đời sống mơ hồ cho đến khi người ta sững lại và tỉnh ra. Để giải thích cho bao nhiêu cựu du học sinh tại Hung sau này quay lại sống, định cư ở đất nước này, nhưng vĩnh viễn không bao giờ t́m lại được tầm vóc của ḿnh thưở đi học nữa, cứ như thể quá khứ và hiện tại do những nhân vật khác nhau sắm vai tṛ…

Lăng tử ơi, anh đă giúp em thâư lại hồn của tất cả, những ǵ là Hung, xung quanh em, bằng kư ức của thời du học, bằng khát vọng thèm khát khủng khiếp muốn hiểu ra tất cả từ văn chương chữ nghĩa của một con ranh châu Á, và việc đầu tiên là em quay lại t́m linh hồn- tinh thần của SZERB ANTAL.

Anh c̣n nhớ giây phút em và anh đi quanh nhà thờ Do Thái không, em đă chỉ và giảng giải, và đợi anh chụp ảnh chân dung ông trong cái vườn hoa để những bia tưởng niệm những người Do thái đă bị giết chết trong trại tập trung của phát xít Đức. Chắc anh c̣n nhớ?

Những ngày cuối tháng Tám này, em đọc lại, cố gắng đọc lại ông càng nhiều càng tốt, giờ đây những ǵ ông viết em hiểu hết sức rơ ràng, không c̣n cảm giác mơ hồ như xưa nữa lăng tử ơi- toàn bộ những ǵ em đă hiểu về nền văn hóa Hung, và thật kỳ lạ, em nh́n thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa những người em đă đọc, đă dịch với SZERB ANTAL.

Em viết những ḍng này cho anh, sau bao nhiêu lúc lăn lộn để đọc lại, hiểu thật kỹ cuốn tiểu thuyết tuyệt vời nhất của ông: „ LỮ HÀNH VÀ CƠI TRĂNG” –cuốn sách này đă dịch ra rất nhiều thứ tiếng ngay từ khi mới ra đời (1937) và ra cả tiếng Anh: ”Journey by Moonlight”

Bối cảnh của tiểu thuyết này diễn ra ở thành Vua (VÁR) anh c̣n nhớ  nơi em và anh ngồi uống nước ngắm hoàng hôn đổ xuống sông Đanup, bên kia là nhà Quốc hội không?

Đọc lại nó em gặp lại những cảm giác vô cùng quen thuộc, đây là thế giới của tâm hồn em, mà thưở du học em không hề hiểu điều đó, đây là toàn bộ nỗi khát khao về đời sống tinh thần mà kẻ trẻ tuổi nào cũng đều trải qua. Hôm nay đọc lại, em hiểu rơ và vô cùng bồi hồi, như thể kẻ lâu ngày đi xa t́m về đến nhà.

Ôi! cảm ơn chuyến du ngoạn của lăng tử, dẫn em quay lại với một trong những kỷ niệm đẹp đẽ nhất của em trong thời sinh sinh viên: sống cùng thế giới của SZERB ANTAL, sống với một thời đại văn hóa Hungary mang giá trị sâu sắc và đẹp tuyệt trần đến mức không thể diễn tả chỉ bằng lời.

Em quyết định: em sẽ dịch SZERB ANTAL. Chắc chắn.

Anh biết không, trong lá thư cuối cùng gửi về cho vợ từ trại tập trung, trước ngày bị giết, SZERB ANTAL có viết một câu nhắc đến Hamvas Béla, người đă gửi quà cho ông là một cây bút.

Biết đâu, đọc và dịch Hamvas Béla bốn năm nay, giờ đây em mới hiểu hết được những trang viết của SZERB ANTAL, mới hiểu rơ, thật rơ (nhưng chắc không thể hiểu hết và thật sâu sắc) cái tinh thần văn hóa Hungary, một trong những bí ẩn huyền bí nhất mà em cần phải học và khám phá trong kiếp này của em. Lăng tử có nghĩ thế không?

NHN (Budapest. 2015. augusztus 29.)