NGHĨ…GHI…NGHĨ…

 

NGHĨ…GHI…NGHĨ….

 

Đọc Pilinszky János miệt mài

Càng ngày càng vỡ lẽ: từ ngày đọc và dịch Hamvas Béla đến giờ, tại sao ḿnh càng hiểu ra những nhà thơ Hung trước kia trên trường đại học, ḿnh chỉ thích một cách”cảm tính” mà không hiểu tại sao thích? Trước kia, ḿnh đă thích Szabó Lőrinc, Juhász Gyula, Pilinszky János, nhưng…cứ đọc thế thôi, biết là hay nhưng không giải thích nổi.

Giờ đây th́ biết rồi: chính nhờ metafizika,  siêu h́nh học, bản thể học trong tư tưởng của Hamvas Béla. Trước kia, không biết chút ǵ về điều này, không ai dạy bảo cho mà biết, chưa đủ sức để hiểu, và đây là lư do chính: chưa gặp bác Hamvas Béla.  V́ nếu thiếu cách tiếp cận cơ bản từ các tác phẩm của Hamvas, không hiểu ǵ cả.  Hamvas Béla không cung cấp kiến thức, bác chỉ đường, kẻ nào muốn hiểu, hăy cặm cụi, hăy quay lại từ đầu, hăy vứt bỏ tất cả những ǵ bị nhồi nhét từ xưa tới nay, hăy „bước ra khỏi hiện tại”, hăy bước ra khỏi thời gian lịch sử, hăy trở thành tờ giấy trắng, hăy NH̀N và suy ngẫm. Sẽ hiểu.

Tất cả mọi kẻ”mù chữ thánh ”, mọi kẻ duy vật hóa, mọi kẻ ngu muội chỉ học phần ngọn mà không hiểu phần gốc, hiện thân chính xác của nền giáo dục XHCN vô thần, vô sản hóa, quy tất cả vào vật chất và đấu tranh giai cấp, lấy cơ sở nào để hiểu: thượng đế là cái ǵ? tội lỗi là cái ǵ? bản thể là cái ǵ? siêu nhân là cái ǵ? siêu việt, bí truyền là  ǵ?

Sống trong cái thế kỷ của xă hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa: chỉ loanh quanh trong một cái khung chật hẹp của hệ tư tưởng giáo điều, ảo tưởng, vô nghĩa, dối trá, ù cạc…làm sao hiểu nổi bất kỳ cái ǵ ngoài những điều thiển cận nhất của ư thức hệ vô sản, chỉ có ta-địch, kẻ thù- quân ta- quân địch,  cướp chính quyền, giết kẻ thù giai cấp…

Trời ơi, gần một thế kỷ bạo động, bạo lực, lưu manh hóa, khiếp sợ bạc nhược và mê muội…

Một lũ học sinh, sinh viên học một đống kiến thức không dùng vào bất kỳ việc ǵ, trước hết: v́ chúng nó có hiểu ǵ đâu? Nhất là các thế hệ sinh viên VN học về các môn xă hội, nhưng không hiểu tư ǵ về bản chất xă hội, không biết một tư ǵ về loài người, học các môn xă hội ở giữa châu Âu, nhưng không có một tư kiến thức ǵ về tôn giáo, về triết học, không hiểu chúng đă từng học những cái ǵ, trời ơi?

Sống và học năm sáu năm trời giữa một xă hội mà sự ra đời, h́nh thành của nhà nước và xă hội ấy gắn liền với đạo thiên chúa, vậy mà kiến thức tôn giáo là con số không to tướng, hỏi chúng học cái ǵ không biết?

 Tất cả các thiên tài về xă hội của châu Âu đều gắn liền với tôn giáo, chưa nói đến  lịch sử tôn giáo châu Âu, đặc biệt là đạo thiên chúa c̣n có những thăng trầm riêng biệt của nó, ngay người châu Âu nằm giữa ḷng đạo c̣n bổ báng lẫn nhau v́ những khuynh hướng phát triển tách rời, biến thiên và pha trộn giữa các đạo với nhau, hỏi làm sao lũ người trẻ tuổi từ châu Á đến,  trong đầu duy nhất „được trang bị”mỗi một thứ kiến thức là  ư thức hệ vô sản , làm sao chúng có thể hiểu nổi, để có thể tiếp thu, học hỏi? Ôi, cha mẹ ơi, thật đúng là điếc không sợ súng!

Đến tận ngày hôm nay, nền giáo dục „chính thống” của CHXHCNVN vẫn Y NGUYÊN lạc hậu và lạc hậu như vậy thôi, không khác.

( 2012-08-25)

….

Những kẻ nào sống trong một cảm giác: mất đi một cái ǵ đă từng biết, từng trải qua, từng thể nghiệm…kẻ đó sẽ” Cảm” được thơ Szabó Lőrinc

 

C̣n kẻ nào sống trong nỗi chờ đợi một cái ǵ đang đến, sẽ giải thoát cho nỗi đau đớn từng giây từng phút về thể xác... cái đang đến nhẹ nhơm hơn, êm ái hơn nỗi đau „trần thế”( như bệnh ung thư)…kẻ đó sẽ”Hiểu” Petri György.

 

120 bản sonett Tang của Szabó Lőrinc, mà (đến hôm  nay) ta đă dịch được một nửa, thực ra là một chuỗi độc thoại xuyên suốt con đường tinh thần được mệnh danh là T̀NH YÊU. 

 

Trên con đường này cảm giác ĐĂ TỪNG SỐNG được kiểm nghiệm. Nhiều bài có vẻ như bức tranh mô tả hiện tại, nhưng với tinh thần:  thời gian có thể chia thành ba thời rành rọt? 

 

Không, ở đâu có T̀NH, ở đấy cùng lúc có cả quá khứ, hiện tại, và tương lai của con người!

 

Đôi khi đang dịch, ḿnh dừng lại, lật giở t́m những mẩu viết về Szabó  Lőrinc lúc ấy, hoặc xem những bức ảnh nhà thơ, với những người khác, với bà vợ…và mơ màng tưởng tượng lúc đó thực chất trong đầu chàng nghĩ cái ǵ? 

 

Bởi v́ trong những bài thơ Tang, Sz. Lőrinc đă chết, chết theo người yêu, chàng chỉ...cầm bút như kẻ sống!

 

Hay ngược lại nhỉ?

 

Ôi, có thể cho rằng ta đang c̣n sống chỉ v́ ta đang viết các chữ cái, đang đọc các chữ cái và đang „vui vầy” cùng chữ cái? Nếu quy định sống chỉ có ngần ấy, con người hạnh phúc biết bao!( 2012-08-27)

 

….

Hôm nay cùng một người bạn bàn luận về ngôn ngữ và tŕnh độ tri thức, khi đề cập đến  các tác phẩm của Hamvas Béla. Đột nhiên, một ư nghĩ lóe ra trong đầu: có phải ngôn ngữ của tác phẩm nói lên tŕnh độ tri thức của tác phẩm không?

 

Bởi v́ có những tác phẩm (phần lớn là tác phẩm dịch) ở VN khiến người đọc không hiểu ǵ hết. Bởi v́ tŕnh độ đọc của độc giả chỉ dừng lại ở những tác phẩm”nội” mang tính chất ”địa phương” viết về các vấn đề nội địa, đầy tiểu tiết, minh họa cho một đời sống người  vụn vặt.

 

Bởi vậy ở VN có dịch cả Kant lẫn C.Mác lẫn Khổng tử cũng đến thế mà thôi. Ai hiểu?

Ngôn ngữ chứa tri thức trong các tác phẩm ấy xa lạ, quá xa lạ, không dùng vào việc ǵ.

 

Phải chăng đây là một trong những giải thích cho câu hỏi: tại sao văn hóa, văn học VN  tŕ trệ đến thế?

Trước hết các nhà văn, các nhà văn hóa VN „không thèm” đọc, không đọc sách, bất kỳ cái ǵ của thằng nào, thằng khác, chúng tao không đọc, bởi v́ nguyên những  ǵ xảy ra ở cái dải đất h́nh chữ S này cũng đủ làm chúng tao loạn xạ, lộn nhào, quay cuồng hàng ngày rồi, đọc thêm cái ǵ và vào lúc nào nữa? Ngôn ngữ chúng tao dùng ở cái chữ S này không cần lắm tri thức đến thế! Dùng vào việc ǵ?

 

Thế là cái đất nước VN tự khép kín tri thức của nó lại y như vị trí địa lư của nó: „Biển một bên và em một bên”

Em đây cũng chính là tao, là cái TÔI của tao, to nhất, duy nhất, tao chỉ loanh quanh với những nhu cầu hàng ngày của nó đủ mệt, đâu cần biết thêm cái TÔI của thằng bên cạnh làm ǵ nữa?

 C̣n biển  ư? đất nước quê hương ư? biển chỉ có cá tôm, sóng, không biết nói tiếng người, vậy th́: chúng tao”tự sướng” tự trèo lên”đỉnh cao muôn trượng”, tự căi lộn, tự dạy bảo, tự ngợi ca, tự mắng nhiếc nhau theo  tinh thần „cá mè một lứa” của ư thức hệ cộng sản toàn trị, một đảng, một chính quyền, cho ǵ được nấy, đă định hướng xă hội xong rồi, nhắm mắt cũng theo được,  muốn ǵ?

huhuhuhuhu….

 

„ Đừng nghe cộng sản nói, hăy nh́n cộng sản làm” -Sau năm bảy nhăm người ta truyền nhau câu nói ấy

Nhưng: cộng sản có làm ǵ đâu mà nh́n?

Phải sửa thành: hăy nh́n cộng sản làm cái việc Không Làm Ǵ Cả!

 

Bởi vậy cả đất nước ngày mỗi  nát bét dưới cái khung mọt ruỗng của ư thức hệ  toàn trị,  một bóng ma vô h́nh được hữu h́nh hóa bằng bộ máy quyền lực do công an và quân đội tạo ra, văn hóa văn nghệ ở VN không thoát nổi tính chất toàn trị hóa chính trị này: văn thơ công an, thi sĩ công an, nhà văn công an, và sau rốt…ngôn ngữ công an.

 

Logo duy nhất của đời sống tinh thần  xứ h́nh chữ S đă định đoạt xong: khiếp nhược hóa,  ngu muội hóa, bè phái hóa (cùng lúc: cá mè một lứa hóa) để giữ cho cái xương sống TOÀN TRỊ khỏi gẫy gục!

C̣n ǵ để nói tiếp?

Ngôn ngữ nào diễn tả đầy đủ tri thức „Ta tắm ao ta” của nội dung văn hóa văn nghệ văn học CHXHCNVN ngày hôm nay?

Ngôn ngữ nào? (2012-08-28)

 

….

„Mục đích của thuật luyện vàng là làm ra vàng và t́m ra đá quư của sự Thông Thái. Hoạt động này có thể là bên ngoài hoặc bên trong; hoạt động bên trong luôn luôn tác động ra bên ngoài và mang bên ngoài theo nó; hoạt động bên ngoài tác động đến bên trong và nâng nó lên.

Hai loại hoạt động này phủ lên nhau, bổ sung cho nhau, giúp đỡ lẫn nhau, bên ngoài và bên trong quấn quưt với nhau. Bởi v́ trong thời kỳ tạo dựng đầu tiên thế giới bên ngoài và thế giới bên trong không đứng riêng: nó là một, như thiên nhiên và tinh thần, thể xác và linh hồn, đời sống và sự sống là một.”( Scientia sacra I.)

Hăy nhớ thật kỹ đoạn văn trên của Hamvas Béla. Đây là tương tác của một đời người trong các mối quan hệ, nhưng trước hết trong mối quan hệ của con người nó với chính nó.

Bởi v́ nó vừa là nó vừa không phải là nó, nó vừa là một cá nhân, vừa là một xă hội, nó vừa là linh hồn vừa là thể xác luôn… Hiểu ra điều này, nó sẽ hành động nhất quán, việc đầu tiên và duy nhất nó có thể TẠO DỰNG cho nó trong cả cuộc đời: SỰ NHẤT QUÁN!

( 09. 10)

….

Ba bài thơ của Pilinszky János:

TRONG NGOẶC ĐƠN

Cha ơi, cha đă mất

Mẹ ơi, mẹ là người âm

Cha mẹ hăy dạy con chết,

như con đă học nói học đi

một khi nào đó ( Đúng không, từ mẹ ,cha)

 

BIẾN ĐỔI

Anh hư hỏng, nhưng em bảo, anh tốt.

Xấu xí, nhưng em cho rằng anh đẹp nhất trần đời.

Em lắng nghe măi tận cùng, những ǵ anh nói.

Thế là từ sẽ rữa tàn anh biến thành bất tử vĩnh hằng.

 

KHI EM ĐẾN

Anh một ḿnh, khi em đến,

anh sẽ là sinh vật sống cuối cùng,

chỉ là những túm lông trong chuồng trại rỗng tuếch

chỉ là những v́ sao thay thế bầu trời.

 

Trong nỗi mồ côi không chôn cất,

như trên băi rác mùa đông,

giữa đống phế liệu anh cào cấu

nhặt nhạnh  kiếm đời ḿnh.

 

Đây sẽ là ḥa b́nh hoàn hảo.

Đến trái tim anh chúng cũng chẳng lắng nghe,

những chướng ngại vật ngất ngây

của lặng câm tứ phía.

 

Hiện thực vĩnh hằng trần trụi.

Sẽ là của em, chỉ là của em

từ buổi sơ khai đă rắp tâm chuẩn bị

chỉ để cho em, sự dản dị tuyệt tác này.

 

Như một kẻ –một cái giỏ câm lặng

thời gian chỉ ngồi không nói năng chi

nó đă hết chân - tay cho vọng ước,

chỉ c̣n lại thân khúc thở dập dồn

 

Anh bị mất toàn bộ, khi em đến,

 không c̣n nhà, giường êm ấm cũng không,

chúng ḿnh nằm khểnh khang không vương vấn,

trong nồng nàn quyện gắn trắng trơn.

 

Nhưng em đừng chớp lấy! chớ vội rời bỏ!

Nếu em yếu mềm, lúc ấy anh tiêu luôn.

Trong giường, giữa những cái gối, giữa tiếng ồn

phố xá, sẽ kinh hoàng nếu choàng tỉnh, kinh hoàng.

 ( 2012-09-15)

…..

Không có thời gian để làm bất cứ điều ǵ. Những ngày này.

 Đúng hơn: đủ thời gian để làm bất cứ điều ǵ, trừ  suy nghĩ!

Nếu cứ chạy theo công việc của đời sống như thế này, không thể nghĩ đến, nghĩ ra bất kỳ cái ǵ hết.

 May c̣n cố đọc. V́ đọc sẽ gợi mở, bắt buộc phải suy nghĩ. Đôi khi ư nghĩ đến những lúc rất….buồn cười. Trong giấc ngủ chẳng hạn. Không hiểu  đang ngủ hay đang nghĩ nữa. Sẽ là nghĩ (chứ không phải là ngủ) khi cố gắng sắp xếp những suy luận cho có đầu đuôi, để một lúc khác, lôi nó ra, nghĩ lại từ đầu, hoặc nghĩ tiếp.

Khi đọc Hamvas, có cảm giác vừa nghĩ và vừa hiểu cùng một lúc. Tại sao thế nhỉ? Hiểu v́ bác nói những điều mới, nhưng nghĩ v́ điều bác viết khiến ta bắt buộc phải liên hệ với một cái ǵ đấy.

Hôm nọ, đọc  Nhật kư của Hamvas có một câu làm ta phân vân: „ Hăy giữ lấy thật chặt chất thiên chúa giáo của anh”. Đem ra hỏi ông Dúl Antal.

Ông Antal bảo: nghĩa là ai như thế nào hăy ở đúng h́nh hài ấy, tính chất ấy mà hành động, đừng vứt đi cái ǵ cả, đừng thay đổi cái ǵ cả, cái anh đă có, đang có.  Khi các con chiên cầu nguyện trong nhà thờ, họ ngước nh́n lên thấy những khung cửa sổ nhà thờ mang màu sắc khác nhau, có cửa sổ màu đỏ, có cửa sổ màu trắng,  màu vàng, giống như sự khác nhau của mỗi thực thể cá nhân riêng biệt đang tụ tập nhau dưới kia, nhưng lời cầu nguyện hướng về Chúa như nhau. Khi ánh mặt trời tắt, tất cả các khung cửa sổ nhà thờ tối om như nhau, không c̣n nhận ra màu sắc khác nhau nữa, lời cầu nguyện vang lên vẫn là một.

Ḿnh đă suy ngẫm khá lâu về điều này. Ư nghĩa quốc gia nằm ở đây? Ư nghĩa của gốc gác xuất xứ nằm ở đây? Con người nếu hiểu ra điều này sẽ thấy: thực ra họ chỉ là một, chung một nhân loại. ( 09.18)

….

Ngập ngụa đọc Pilinszky  János khoảng nửa tháng nay. Bất kỳ lúc nào có thể. Chỉ Pilinszky.

Bác Hamvas ở một căn nhà khá xa, khi ta đến thăm Pilinszky, mặc dù những lời thuyết tŕnh của họ có cái ǵ đó giống nhau, khiến NHN đắm ch́m trong một thế giới hoàn toàn im lặng, riêng tư, chậm răi, đầy suy tư nhưng không buồn phiền, khổ sở.

Trái lại, nó đầy ăm ắp như nước mưa phủ tràn cái chum nửa đậy nửa lộ thiên có ống máng dẫn dắt từ mái hiên xuống. Nó đầy ăm ắp đến mức không thể nhúc nhích. Chỉ những ư nghĩ ngọ nguậy theo những chữ cái tiếng Hung.

Pilinszky quá hào phóng, cùng một lúc cho nó tất cả: cảm giác, ấn tượng, nhận thức, và cả sự êm đềm sống nữa. Sống như nó hằng muốn.

Khi c̣n bé, chiều chủ nhật được bố chở ra biển chơi, nó hay ngồi bó gối ngắm sóng. Và nghĩ.  Nghĩ cái ǵ? không nhớ nữa, nhưng chắc chắn đấy là cội nguồn của những cơn bất an măi sau này…nếu như một ngày nó không gặp bác Hamvas Béla. Từ chỉ dẫn của bác Hamvas, nó tha thẩn t́m lại những người quen cũ, ngớ ra v́ đột nhiên hiểu ra họ, hiểu ra những điều ngày xưa khi c̣n là sinh viên nó chỉ biết là HAY, nhưng không hiểu tại sao.

Không ai dạy nó một điều dản dị: sống là tồn tại trong ba điều: trong vũ trụ, trên quả đất và như một sinh vật  có tên con người. Nhưng Pilinszky học được điều này từ khi c̣n rất bé. Các quốc gia châu Âu ra đời cùng đạo Thiên Chúa, các hài nhi mở mắt chào đời bằng nền tảng học vấn cao cả tích tụ từ vũ trụ và đời sống người đă được „thánh hóa”, thiêng liêng hóa.

 Như thể có sẵn một cái xương sống, một cái giường êm ấm vững chăi h́nh cái xương sống để ngủ khi sống và ra đi khi chết. Sướng quá. Nhưng có đúng những hài nhi châu Á ra đời không có chút xương sống nào nâng đỡ không? Có chắc không? Nó bắt đầu hoài nghi tự hỏi. Vậy các học thuyết Lăo tử, Khổng tử, Ấn độ giáo nằm ở đâu trong khung trời châu Á? ( 2012-09-19).