ĐỌC SÁCH:
NGƯỜI PHỤNG SỰ (LE SERVITEUR)
( CH. LAZENBY M.A. DỊCH GIẢ: BẠCH LIÊN)
MỤC LỤC
QUI LUẬT I - Bước đầu tiên là sống để phụng sự nhân loại .
- Hiến dâng.
QUI LUẬT II - Các bạn hãy bền chí trong việc tự hiến dâng để phụng sự nhân loại.
QUI LUẬT III - Các bạn hãy phân biện.
QUI LUẬT IV - Các bạn hãy học hỏi về giá trị của sự định trí.
QUI LUẬT V - Các bạn hãy tập suy nghĩ cho minh bạch.
QUI LUẬT VI - Các bạn hãy phụng sự lý tưởng tùy theo tính chất và trình độ mình.
QUI LUẬT VII - Các bạn chớ lưng chừng.
QUI LUẬT VIII- Các bạn hãy chăm chỉ nhận xét đời sống ở chung quanh có liên
quan đến mình và hãy cố gắng hiểu sự huyền diệu của nó.
QUI LUẬT IX - Các bạn hãy lãnh đạm với những vật ở ngoại giới.
QUI LUẬT X - Các bạn hãy đến gần Chơn Sư.
- Trung đoạn.
QUI LUẬT XI - Các bạn đừng nhận tiền thù lao công việc tinh thần của mình.
QUI LUẬT XII - Các bạn hãy tránh sự tự thương thân xót phận.
QUI LUẬT XIII - Các bạn hãy tránh sự khoe khoang, phô trương.
QUI LUẬT XIV - Các bạn chớ tự tán thưởng chớ tự khen phục mình.
QUI LUẬT XV - Các bạn hãy tránh sự tự mãn chánh đáng.
QUI LUẬT XVI - Các bạn hãy khước từ những kết quả của việc làm.
QUI LUẬT XVII - Các bạn hãy nói sự thật, hãy hoạt động thành thật, hãy là hiện thân của sự thật.
QUI LUẬT XVIII - Các bạn hãy hợp nhất với tác giả của các thứ Thánh kinh khi đọc những cuốn này.
QUI LUẬT XIX - Các bạn hãy tự do .
QUI LUẬT XX - Các bạn hãy tránh những thủ đoạn phô bày quyền lực.
QUI LUẬT XXI - Các bạn hãy thương yêu trong sự giản dị tuyệt đối. Các bạn đừng e sợ phải thương yêu.
QUI LUẬT XXII - Các bạn hãy trở thành những "Đấng Cứu Thế”.
QUI LUẬT I
Một sự hiến mình giản dị, thực hiện trong sự tịch mịch và sâu kín trong chính tâm y sẽ hữu ích cho kẻ chí nguyện, y cam kết trước cái phần cao cả nhất, cao thượng nhất của bản thể y là y sẽ hiến dâng đời mình để ủng hộ Bản thể đó khi nó hoạt động bên ngoài. Muốn như vậy y không cần tự coi mình như là một trạng thái của Tâm Thức Vũ Trụ, của Thượng Đế, Đấng Ban Phát Sự Sống, Ngài thường ngự trị trong mọi tư tưởng, mọi hành động và mọi hình thức của Vũ Trụ. Cái sự hiểu biết ấy sẽ đến sau. Sự quan trọng của sự hiến dâng là nó in vào những sinh lực của con người một xu hướng mạnh mẽ trong sự kiên tâm trên con đường chân chính.
Các bạn hãy nhớ rằng mình là kẻ phụng sự. Từ nay, mong sao những tư tưởng này bao giờ cũng là ngọn đuốc ở nơi các bạn, chiếu sáng tất cả. Tâm thức của các bạn. Các bạn hãy nhìn chung quanh mình và các bạn sẽ nhận thấy hai hạng sinh viên huyền bí học. Hạng thứ nhất rán phát triển nơi mình những năng khiếu khiến họ đi đến mức độ cao nhất của sự tiến triển cá nhân. Hạng sau, trong đó có các bạn – có thể gọi là "Những Người Phụng Sự". Cả hai hạng này đều chính đáng. Một nhà hiền triết đã nói rằng hai con đường đều dẫn đến một mục đích tuy lúc khởi đầu, chúng hình như theo chiều hướng khác nhau.
Lòng kiêu mạn và tật khoe khoang là chung cho cả hai con đường. Sự cần được người ta biết giá trị mình nếu rất chính đáng đối với một người theo con đường phát triển cá nhân, thì bị cấm ngặt đối với các bạn. Mỗi ngày, các bạn phải nghe theo những tiếng gọi của lý tưởng, không được lo nghĩ đến sự thưởng hay sự phạt. Khi cần phải làm cái gì mà các bạn cho là điều thiện, thì các bạn phải lãnh đạm đối với lời khen ngợi cũng như đối với lời chỉ trích. Các bạn hãy luôn luôn sẵn sàng vâng theo lời của Bản tính cao thượng của mình và tiếng nói vô thinh trong lòng mình.
QUI LUẬT II
Các bạn hãy bền chí trong việc tự hiến dâng để phụng sự nhân loại.
SỰ tiếp tục rất cần cho sự cấu thành những thói quen của cái trí, chúng nó có xu hướng gây nên một cách tự động những hành vi thích hợp với lý tưởng đã phát sinh ra chúng. Điều này áp dụng cho tất cả những lý tưởng. Dù cho các tầm mức cao siêu của những lý tưởng đó là đến bực nào, những lý tưởng đó cao thượng đến đâu, hấp dẫn đến đâu, những điều này đều ít quan hệ; điều cốt yếu là phải làm sao hiểu rõ tất cả giá trị của lý tưởng do một sự cố gắng của Tinh Thần luôn luôn lặp đi lặp lại.
Chỉ do cách duy nhất đó mà tinh thần được phục hồi sinh khí lại và sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến cách sống của chúng ta. Mỗi buổi sáng và mỗi buổi chiều, các bạn phải trở vô nội tâm mình – tự tĩnh – và tập trung tư tưởng vào cái lý tưởng phụng sự mà đời sống của các bạn đã hiến dâng cho nó. Đó là một hình thức quan hệ của sự định trí, và các bạn phải thực hành nó một cách siêng năng trong bảy năm. Bạn hãy là người phụng sự với tất cả tấm lòng khiêm tốn. Bạn hãy làm đầy đủ những bổn phận nhỏ nhất của đời sống hằng ngày một cách không kiêu hãnh, không ngạo mạn. Bạn cũng hãy chuẩn bị để có thể đảm đương những trách nhiệm lớn lao hơn, những bổn phận quan trọng hơn, chúng sẽ tới với bạn khi dần dần bạn trở nên khôn ngoan hơn bằng cách tập trung tư tưởng vào sự hợp quần của gia đình nhân loại. Trong bảy năm đầu tiên đó, tốt hơn là đa số những người chí nguyện chớ nên quá chuyên chú về một việc nào, nhưng mà nên suy nghĩ đại khái về những vấn đề nhân loại trong cái vẻ tổng quát của nó hơn là trong những tiểu chi hay là những giai đoạn của quốc gia. Tuy nhiên, lời khuyên này không phải áp dụng cho tất cả những người chí nguyện.
QUI LUẬT III
Các bạn hãy phân biện.
Cái phàm ngã của bạn, – mà chính bạn, là cái Chơn ngã Trường tồn –bạn đã hiến dâng để phụng sự nhân loại, gồm bảy thể đặc biệt, có thể thay đổi và phát triển. Người ta gọi chúng là những uẩn. Đó là:
1– Bốn thể của bạn: xác thân thô trược, thấp thỏi; xác thân tinh nhuệ, cao đẹp – thể Hạ trí lẫn với cái Vía; thể Thượng trí thoát khỏi những cảm xúc.
2– Những cảm giác của bạn gồm: thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, cảm giác về sự giao hợp, về nóng lạnh, về các phủ tạng và xúc giác (gồm những sự đau đớn thể xác) v.v. . . .
3– Những quan niệm trừu tượng của bạn về đời sống, thí dụ những tư tưởng của bạn về tôn giáo, quốc gia mỹ thuật, về những nguyên tắc luân lý thường được thời đại bạn công nhận, về địa vị xã hội của bạn vân vân . . .
4– Những xu hướng của bạn, nghĩa là những xúc động xem xét bề ngoài dường như có vẻ tự nhiên, chúng thúc đẩy bạn hành động một cách nào đó, hay khiến bạn tránh sự hành động trong những trượng hợp khác; chúng khiến bạn suy nghĩ dễ dàng khi theo một vài chiều hướng, và khiến bạn gần như không sao có thể theo được những chiều hướng khác. Chính những xu hướng này thúc giục bạn nghiêng về phía lý tưởng chủ nghĩa, về duy vật chủ nghĩa, về sự tu khổ hạnh, về thẩm mỹ học, về sự lập luận hữu lý, vân vân . . .
5– Sức mạnh cái trí của bạn, nghĩa là một ký ức chắc chắn, một trí thông minh sáng suốt, một sự đúng đắn, không sai chạy, vân vân . . .
6– Khả năng của bạn để tạo ra Thiên Đàng (nước Thiên Đàng ở trong mình bạn) nghĩa là uy lực được cấu thành bởi những hành động và tư tưởng nhân đức từ bi, bởi những sự hy sinh mà bạn phải chịu để mưu hạnh phúc cho người khác; bởi sự quên mình nó khiến bạn ở trong bóng tối và vui mừng khi thấy những kẻ khác chiếm những chỗ ngồi tốt nhất, những địa vị cao sang nhất.
7– Uy lực tinh thần của bạn ấy là bạn có cái năng lực bao hàm cả Vũ Trụ trong cái nhìn của bạn, ấy là giữa thế giới thay hình đổi dạng, bạn mất hẳn cái cảm giác chia rẽ bạn với Đời Sống Vũ Trụ. Chính mãnh lực này khiến bạn có thể nói ra một cách giản dị và một niềm tin tưởng tuyệt đối rằng: "Đời Sống Trường Tồn với ta chỉ là một".
Khi nào có thể đứng một mình giữa cái lương tri bất tử và thiệt thọ của mình, có thể ngắm sự tác động của ba mãnh lực lớn của thiên nhiên gọi là ba đặc tính Gu na, xuyên qua bảy lớp cấu thành phàm ngã của bạn, và không bị chi phối bởi những hành động và phản động của những giá trị thuộc về phạm vi kinh nghiệm khách quan; thì chừng đó mới hoạch đắc được tánh phân biệt mà sự thực hành qui luật III, chủ trương phát triển.
QUI LUẬT IV
Các bạn hãy học hỏi về giá trị của sự định trí.
Khi lặp lại một sự xác nhận những qui luật III, các bạn hãy nương mình vào chốn Vô Thủy Vô Chung và bạn dần dần tự giải thoát khỏi cái tư tưởng cho rằng những thể vô thường của phàm ngã bạn cấu thành cái Chơn Ngã Trường Tồn của bạn. Nay, bạn đã đi tới mức xem xét được những thể đó dưới cái bản tánh thật của chúng, bạn thấy chúng chỉ là những sự kinh nghiệm của Chơn Ngã. Sau khi hiểu biết cái uy lực sáng tạo của mình trong phạm vi tư tưởng, rồi bạn sẽ muốn mang lại cho lý tưởng mình một căn bản vững vàng và trường tồn hơn trong tâm thức của bạn. Bạn sẽ hiểu rằng mọi trách nhiệm về luân lý đều ẩn tàng trong những nơi thâm sâu nhất của tư tưởng bạn, và chính điều gì xuất phát nơi trái tim con người sẽ làm cho y cao thượng hay thấp hèn. Muốn tiến tới sự vững vàng không còn thay đổi nữa, phải học và thực hành sự định trí. Giống như một dòng suối trong vắt từ dưới đất chui lên, rồi cho những làn nước mát mẻ của mình chảy vào những con kinh đào ngay đường thẳng lối; tinh thần khi thoát ra khỏi con người thì ban rải tình thương và ân lành qua những lý tưởng mà sự định trí đã ghi chặt và làm cho chúng trở thành thường trực trong tư tưởng.
QUI LUẬT V
Các bạn hãy tập suy nghĩ cho minh bạch.
Sau khi biết được giá trị của sự định trí, bạn phải luyện cái trí bạn luôn luôn suy nghĩ cho minh bạch và quả quyết về mọi đề tài được trưng bày ra trước sự chú ý của bạn. Bạn hãy loại trừ những dòng tư tưởng mập mờ, hồ đồ, chỉ được phác họa nửa chừng và bị bỏ lơ lửng không kết luận. Chẳng bao lâu, bạn sẽ nhận thấy rằng bạn có nhiều tư tưởng mà bạn không ngờ. Một trong những phương diện tốt nhất để đi đến sự làm cho trí hóa sáng suốt là học toán.
Đặc biệt là Chơn Sư Pythagore, Ngài bắt các đệ tử Ngài phải có cái trí thông minh rõ ràng và hết sức sáng suốt mà chỉ có sự học hỏi toán học mới cho ta được điều đó mà thôi. Các đệ tử Ngài học đại số, lượng giác học, hình học phẳng (bình diện), hình học không gian và thiên văn học. Những khoa toán học cũng rất cần để hiểu các Sư Phụ Sérapis, Althotos, Astrologos, Trithémius, Khémi và vị Đại sư của khoa canh nông là Đức Triptolème, và các đệ tử của các Ngài đều học khoa đó. Thật là thú vị mà ghi chú rằng tuy Chơn Sư Hilarion không hoàn toàn bắt buộc học trò Ngài phải là những nhà toán học, mà theo lời tục truyền, khi còn là một thanh niên trẻ tuổi, Ngài đã là một nhà toán học giỏi nhất Âu Châu, khi Ngài đầu thai ở tại đó trong thế kỷ thứ 19.
QUI LUẬT VI
Các bạn hãy phụng sự lý tưởng tùy theo tính chất và trình độ mình.
Một vài thí sinh có bản tánh hiền hậu dịu dàng, yêu mến, nhưng thiếu học thức, có thể bị nản lòng khi đọc những qui luật kể ra trước đây. Họ có thể thấy kỷ luật nghiêm khắc quá. Vậy họ hãy nhận định rằng trên đường phụng sự có nhiều lý tưởng khác nhau và các tính chất sai biệt đều có thể được sử dụng. Tha thiết muốn phụng sự nhân loại là điều quan trọng hơn là làm một nhà toán học đại tài mà không có lý tưởng.
Sự phát triển trí thức và lòng bác ái thâm sâu là hai con đường cùng dẫn đến một mục đích. Chúng đi song song bên nhau và cả hai đều phải được theo đuổi trong một lúc, lòng bác ái không tri thức giống như gió thổi trong sa mạc, nhưng tri thức mà không tình bác ái thì khô khan, không nảy sinh được gì cả, cả hai hợp lại thì thành minh triết, và trong sự biểu lộ, minh triết cũng là cách phản chiếu lên cho điều ḥa những lý tưởng dùng để thực hiện hạnh phúc của cả một loạt mục tiêu thiêng liêng.
QUI LUẬT VII
Các bạn hãy chớ lưng chừng.
Đây là một định luật nghiêm khắc và bất di bất dịch, trong đời sống huyền bí của người phụng sự: khi bạn vừa tự hiến dâng để phục vụ thì tất cả mọi sở trường và sở đoản của bạn và của toàn thể nhân loại nữa, đều đứng lên trong lương tâm bạn để quyến rủ và thử thách bạn cả ngàn cách. Chúng quyến rủ bạn để bạn bê trễ trong những nhiệm vụ mà lý tưởng mới của bạn bắt buộc phải làm. Những thú vui khác nhau và hấp dẫn sẽ tự hiến dâng cho bạn để cám dỗ bạn và làm cho bạn quên tự chủ. Còn có những sự quyến rủ tế nhị hơn, những bổn phận kém quan hệ; như những lối xã giao đẹp đẽ, những quan niệm về điều thiện, điều ác của những người xung quanh bạn, tất cả những cách thông thường để xem xét mọi vấn đề về đời sống xưa nay vẫn thích hợp với những sự tiến tới của bạn. Bây giờ bạn phải đánh giá lại tất cả những giá trị đó, và phải từ bỏ một vài thứ, có lẽ là một số lớn, bạn phải nhất quyết là không bao giờ được làm những việc lưng chừng. Không bao giờ bạn được cho phép sự sợ hãi hay thú vui làm cho bạn đi sai hướng. Bạn hãy hoàn toàn tập trung tư tưởng vào việc của bạn làm. Bạn đừng bao giờ để cho những hình ảnh giác quan đứng giữa mà ngăn cách ánh sáng Thiêng Liêng với ánh sáng nơi bạn.
QUI LUẬT VIII
Các bạn hãy chăm chỉ nhận xét đời sống ở chung quanh có liên quan đến mình và hãy cố gắng hiểu sự huyền diệu của nó.
Khi bạn tiến tới qui luật này, bạn hãy trịnh trọng đi sâu vào đời sống huyền bí. Bây giờ, bạn phải phát triển hai khía cạnh của sự quan sát thời gian. Bạn phải tập có thói quen xem những việc xảy ra hàng ngày như là phần tử của một thời đại gồm có hàng ngàn năm trôi qua của dòng tiến hóa của nhân loại. Bạn hãy cố gắng xét nghĩ đời sống theo quan niệm một giai đoạn kéo dài hàng chục ngàn năm và đồng thời cũng coi nó theo quan niệm của công việc hàng ngày của bạn, mà không để cho cái viễn ảnh rộng lớn của mình làm thiệt hại đến sự làm tròn bổn phận cấp thời. Trong tầm mắt mở rộng, bạn phải thoát ra khỏi những sự cảm xúc cá nhân, những thành kiến, những sự ưa thích riêng. Tuy nhiên, nhà huyền bí học là một người hoạt động. Bạn sẽ sống giữa loài người và bạn sẽ có vẻ làm việc hăng hái như những ai hãy còn có một quan niệm bị hạn chế. Bạn phải xem sự tàn phá hay sự tạo lập một quốc gia, mặc dầu quốc gia ấy ra sao, hay là những hình thức bề ngoài của một tôn giáo, dù tôn giáo ấy thế nào, như là một phần tử của một cơ tiến hóa đã được tính toán suy gẫm kỹ càng và hoàn toàn không có một khuyết điểm nào cả.
Bạn cũng sẽ biết được rằng những nỗi băn khoăn của tinh thần rất thường có trong đời sống hằng ngày, khêu gợi nơi ta cái ngọn lửa bay lên và thúc đẩy nhân loại tiến đến những trình độ cao siêu. Bạn là một cây nhỏ trong cái vườn cây rộng lớn mênh mông, và nếu bạn từ khước cái vai trò mà bạn phải đóng với những bông hoa khác, bạn sẽ bị khô héo mau lẹ và vẻ đẹp của bạn sẽ tàn phai. Luôn luôn, bạn sẽ phải lo giải quyết những việc nhỏ nhặt và bày tỏ thái độ rõ ràng trong những cuộc tranh biện không quan hệ: "Bạn phải làm việc như những kẻ có tham vọng làm việc vậy" (Ánh Sáng trên Đường Đạo). Và tuy vậy, bạn phải giữ cho thật cách biệt hai cái trạng thái của yếu tố thời gian cái nhãn trường tổng quát rộng lớn và sự thấy những sự nhu cầu khẩn cấp hiện thời.
Cổ nhân tượng trưng Hermès bằng một bức tượng có hai thân hình; một thiếu nhi và một ông lão. Như vậy có nghĩa là trong sự giản dị và trong đức tin của nó, Minh Triết rất ngây thơ, nhưng do những sự kinh nghiệm chồng chất từ vô số thời đại, thì Minh Triết rất cổ kính. Cùng một lúc, bức tượng này chỉ dẫn hai quan niệm cuộc đời mà tôi nói trước đây.
Vậy thì trong qui luật VIII, người ta bảo bạn thận trọng sự nhận xét đời sống chung quanh bạn.
Qui tắc này viết cho người chí nguyện thực sự, y phải vượt lên cao hơn ba hình thức của đời sống tôn giáo là tự do tư tưởng, chánh thống bảo thủ và lý tưởng thần bí. Mỗi hình thức này đều có lý do tồn tại của nó và làm một nhiệm vụ quan hệ trong sự phát triển tinh thần của con người. Lẽ cố nhiên, bạn sẽ cần phải làm việc trong phạm vi tôn giáo như bạn đã làm trong phạm vi chính trị, nhưng khi ấy, bạn phải làm việc mà không có chút tư tưởng tự cao tự đại, chia rẽ nào, Bạn phải hiểu rằng mọi lý tưởng đều có thật và có thể là nguồn gốc của sự cao thượng, tuy rằng thật ra, mỗi lý tưởng tự nó chẳng có gì cao thượng cả. Chỉ có lòng thành thật duy nhất của kẻ nào mang lý tưởng đó mà ḥa vào đời sống của mình mới làm cho lý tưởng đó cao thượng mà thôi.
Bạn phải nhìn ngắm sự chiến đấu giữa tư bản và lao động một cách không thiên vị và nhớ rằng sự ích kỷ của kẻ nghèo, không bao giờ lại cao thượng hơn sự ích kỷ của người giàu, và những Chơn Sư Minh Triết không bao giờ đánh giá một người tùy theo số tiền bạc mà y có, hay tùy theo vai trò của y trong đời sống công cộng. Các Chơn Sư phán xét giá trị một người tùy theo lối y cư xử với đồng loại, mặc dầu địa vị xã hội của y ra sao, và tùy theo cách y làm đầy đủ bổn phận do địa vị buộc y phải làm.
Khi xem xét đời sống nhân loại, bạn hãy nhớ rằng, bất cứ lúc nào, chỉ duy có cái tinh thần nó làm linh động tất cả mà thôi. Nghèo nàn về của cải ở thế gian này không phải là một đức hạnh đâu, cũng như sự giàu có cũng không phải là một tật xấu. Đối với nhà huyền bí học, sự thanh bần là có tư tưởng "bất chiếm hữu", dứt bỏ, mặc dầu địa vị giàu sang đến đâu, và cũng là sự hiểu biết rõ ràng rằng tất cả những thứ gì mà bạn dường như đang cầm trong tay, đều thuộc về toàn thể nhân loại và phải được dùng để phụng sự loài người.
Bạn sẽ nhìn những sự tranh đấu giữa nam giới và nữ giới, giữa thanh niên và bô lão, giữa những nhà lý tưởng ưa nhớ lại quá khứ và những nhà tiền phong của những thời đại vị lai, với một cách vô tư.
Bạn hãy yêu mến họ tất cả và vun trồng lòng thiện cảm của bạn đối với những lý tưởng riêng biệt của họ, phải cố gắng mà hiểu thấu cái cách của mỗi người quan niệm đời sống.
QUI LUẬT IX
Các bạn hãy lãnh đạm với những vật ở ngoại giới.
Bạn hãy để ý rằng qui luật này không bắt bạn phải phát triển nơi mình sự thù ghét những đồ vật ở ngoại giới. Nó không cho là một đức tánh cái điều mà chúng ta ở Tây phương gọi là tu khổ hạnh. Để tuân theo luật này, bạn phải phát triển nơi mình cái năng khiếu hành động tùy theo sự đòi hỏi của bổn phận hằng ngày, không nghĩ đến sự ban thưởng, không lùi bước trước những sự đau khổ, chúng có thể là nghiệp quả của sự hành động của bạn. Luôn luôn hành động theo cách này là đã phát triển sự lãnh đạm thực sự đối với những đồ vật ở ngoại giới. Trong thế giới của sự kinh nghiệm giác quan, những sự vui, những sự buồn là cần thiết. Trong kinh Gita, người ta gọi chúng là những sự tiếp xúc của giác quan. Bởi vì vô thường cho nên chúng tới rồi bỏ ra đi. Tự chúng, chúng không có tính cách một đức hạnh hay một tật xấu. Con đường chơn chánh của người đệ tử không phải là chọn cái vui này mà bỏ cái buồn kia, mà phải chấp nhận cả hai thứ như bạn chấp nhận những hiện tượng khác của thiên nhiên như mưa, nắng vân vân. . . . Khi bạn tiến đến được cái điểm nơi đó bạn có thể sống thích hợp với lý tưởng mình và không bị những thú vui hay những sự đau khổ ảnh hưởng đến thì lúc đó bạn đã làm chủ được qui luật IX này rồi.
Tuy nhiên bạn phải nhận định kỹ càng rằng, trong đời bạn, sống với tư cách người đệ tử, bạn sẽ không tự giải thóat ra khỏi những nỗi vui buồn đâu. Bạn sẽ cảm thông cả vui lẫn buồn, nhưng cái thái độ của bạn đối với những cảm xúc ấy khác biệt hoàn toàn với thái độ người thường.
Thỉnh thoảng bạn nên từ bỏ những thú vui của giác quan, tuy nhiên, bạn chớ nên xem sự từ bỏ này tự nó là một đức hạnh đặc biệt. Nói tóm lại, đó chỉ là phương tiện dẫn đến cứu cánh, chớ không phải đó chính là cứu cánh đâu. Sự tự chủ đòi hỏi Chơn Ngã phải ngự trị giác quan, nó không có nghĩa là bạn đừng làm bổn phận mình vì sợ thú vui giác quan.
QUI LUẬT X
Các bạn hãy đến gần các Chơn Sư.
Khi bạn là người đệ tử, đã thực hành những qui luật trên đây, thì tinh thần bạn sẽ sẵn sàng thừa nhận cái ý nghĩ rằng bạn không phải là người cao cả nhất trong những người nắm giữ sự hiểu biết của loài người; ở phía trên bạn, còn có những Đấng Cao Cả, những người mà thần trí dũng mãnh, thật là những kho tàng của khoa học, triết học, của sự hiểu biết những qui luật về Đời Sống; sự hiểu biết này vượt khỏi sự hiểu biết của bạn đến mức, nếu đem ra so sánh thì những sự hiểu biết của bạn giống như những ngọn nến ở bên cạnh của một Đại hải đăng. Ngoài ra, bạn phải phát triển trong lòng mình một tánh khiêm nhượng nó chỉ rõ cho bạn thấy rằng lòng ích kỷ hãy còn làm mờ tối những cảm tình bác ái, từ bi của bạn biết bao; chúng chỉ là những bóng lu mờ của cái lý tưởng chói sáng rực rỡ của sự thiện cảm hoàn toàn mà bạn đang mang trong lòng. Thiết tưởng, không khó khăn gì cho bạn để biết được rằng những trung tâm điểm vĩ đại của khoa học và từ bi ấy cũng sống trong thế giới loài người. Bạn sẽ không còn phản đối những danh từ: Chơn Sư Minh Triết, Sư Trưởng của Khoa Học, Chơn Sư Từ Ái, áp dụng cho những vị Bạn Đường Cộng Tác, các Ngài điển hình hoàn toàn cho cái mục đích mà bạn bắt đầu hiến dâng đời bạn cho nó.
Khi mà bạn tập tuân thủ 9 qui luật đầu tiên, rất có thể, và có lẽ chắc chắn rằng bạn cảm thấy nơi mình những sự giác ngộ khác nhau, đó là những sự điểm đạo nhỏ, nhưng bây giờ trọn vẹn đời sống của bạn sắp sửa được biến đổi, đến nỗi con người không tự hiến dâng không sao tưởng tượng được.
QUI LUẬT XI
Các bạn đừng nhận tiền thù lao công việc tinh thần của mình.
"Không bao giờ bạn được hỏi xin tiền thưởng hay định giá tiền về những cái gì mà bạn phải cho ra với một sự rộng rãi như những vị Đế Vương. Những tặng phẩm của tinh thần không có giá trị buôn bán. Chúng chỉ thuộc quyền sở hữu của bạn khi bạn còn là người phụng sự cho đời sống Đại Đồng".
Lẽ dĩ nhiên những qui luật này không áp dụng cho người thường mà sự phát triển và sự tiến hóa còn bị đinh luật phát hiện phàm ngã chi phối; y chiến đấu trong mọi việc để bành trướng chính cá nhân y. Những định luật này là để dành cho những ai theo định luật hy sinh cao thượng hơn và đã hiến đời mình để phục vụ nhân loại. Đó là điều mà bạn đã làm trong bảy năm gần đây, trong khi sáng và chiều, bạn luyện tập tinh thần. Do đó định luật này hết sức là quan hệ đối với bạn, tuy nó không thể áp dụng cho những kẻ khác.
QUI LUẬT XII
Các bạn hãy tránh sự tự thương thân xót phận.
Vấn đề được xem xét trong qui luật XI là thuộc phạm vi những sự chiến đấu của Chơn Ngã nội tâm. Ở đây bạn phải giải quyết một vấn đề tương tự. Thương thân xót phận mình là một sự cám dỗ quỉ quyệt, vì trong giai đoạn tiến hóa mà bạn đang trải qua bây giờ, nhiều năm có thể dùng để cho bản ngã ở nội tâm của bạn được nhiều kinh nghiệm và trở nên khôn ngoan và trong thời gian đó không có một điều gì đặc biệt thú vị xảy ra. Hình như bạn sẽ bị bỏ rơi. Hình như các Chơn Sư không trông thấy bạn nữa. Bạn vốn cô đơn. Những năng khiếu và tài ba của bạn, mà bạn tưởng là quí báu và muốn thấy được sử dụng hình như không được ai đếm xỉa tới.
"Bạn đừng lao mình vào trong những việc mà người ta gọi là việc thực tế của đời sống, những công việc xã hội vân vân. . ." Làm việc cho những công cuộc ấy thì có lẽ rất tốt, nhưng bạn là một người mới bước chân vào hàng ngũ chí nguyện đang vào thời kỳ phát triển mà lại dùng công cuộc ấy như một liều thuốc tê hầu làm dịu sự bực tức của mình hay như một liều thuốc phiện để giảm bớt những đau khổ của lòng tự ái đã bị tổn thương, thì điều đó không thích hợp đâu.
QUI LUẬT XIII
Các bạn hãy tránh sự khoe khoang phô trương.
Cấm ngặt bạn không được dùng một mưu mẹo cá nhân nào để theo đuổi mục đích này. Sự cố gắng của bạn phải hướng về sự làm cho đời mình ḥa đồng với đời sống của đồng loại. "Bạn không được vượt lên cao khỏi đám đông và đứng riêng biệt một mình. Bạn không được lên ngồi trên cái bệ cao".
QUI LUẬT XIV
Các bạn chớ tự tán thưởng, chớ tự khen phục mình.
C̣n tế nhị hơn ý muốn phô trương là sự tự xét mình để tìm kiếm sự tự khen ngợi khi người ta cảm thấy mình bị ám ảnh bởi những ý tưởng đen tối kể ở qui luật XII. Bạn có khuynh hướng tự an ủi với tư tưởng này là: bạn vẫn lãnh đạm, không quan tâm tới dư luận vì chính bạn đã tự biết giá trị của mình rồi. Hành động như vậy là bạn tự buộc mình vào một bờ sông xa lạ, và những triều lưu vĩ đại đầy ân lành của đời sống huyền bí chúng đã từng dịu dàng đưa bạn về phía Đại dương của sự Trường Sinh Bất Tử và của sự hiểu biết Chơn Ngã một cách có ý thức sẽ chảy xa bạn, để mặc bạn mắc cạn trên bờ.
QUI LUẬT XV
Các bạn hãy tránh sự tự mãn chánh đáng.
Chúng ta hãy tỉ dụ bây giờ bạn đã thành công trong sự chiến thắng những sự quyến rủ kể ở ba qui luật cuối cùng. Dĩ nhiên, bạn sắp sửa tự khen ngợi vì đã thành công và cái thú vui tự nhiên mà bạn cảm thấy có thể trở thành một mối nguy hại và một sự quyến rủ mới mẻ cần phải vượt qua. Đó là một trạng thái mới của sự thán phục đã kể ở qui luật trên và H.P.B. đã nói về vấn đề này: "Một đức hạnh mà người ta khen ngợi là một tật xấu đáng kết tội nhất".
QUI LUẬT XVI
Các bạn hãy khước từ những kết quả của việc làm.
Muốn mạnh, bạn phải định trí. Muốn chỉ theo đuổi một mục đích thôi, bạn phải tự giải thoát ra khỏi tất cả những dây ràng buộc, chúng làm bạn xao lãng mục đích đó. Nhân quả là định luật của hành động và nó quả quyết rằng:"Người ta phải hái những trái cây mà người ta đã gieo hạt". Ở trường hợp những người không tự hiến dâng cho việc phụng sự thì phàm nhơn hái quả là phàm nhơn đã gieo hạt. Nhưng đời sống của bạn đã luôn luôn hiến dâng cho sự phục vụ nhân loại vì tình bác ái, thì bạn luôn luôn gây những nhân để làm cho nhân loại được hưởng hạnh phúc và bạn không hái những kết quả.
Bạn đã huấn luyện cho trí bạn chỉ nghĩ đến hạnh phúc của nhân loại mà không nghĩ đến quyền lợi của chính mình và một sự lạ xảy ra. "Khi mà phàm ngã vừa bị bỏ rơi trọn vẹn thì nó trở nên đặc sắc hơn và mạnh mẽ hơn, đồng thời người ta không thiết tha nghĩ đến chính mình nữa".
QUI LUẬT XVII
Các bạn hãy nói sự thật, hãy hoạt động thành thực, hãy là hiện thân của sự thật.
Ở một trong những qui luật kể trên, người ta đã nói rằng: Sự thật là một đức tánh cố hữu của lòng người. Dù trong những sự kiện khoa học, triết học hay tôn giáo, không phải người ta chỉ thấy sự thật ở những hiện tượng ngoại cảnh mà thôi. Sự thật, cái đức tánh thâm sâu và thường trụ, ngự ngay tâm của bạn, và chỉ sự thật mới có thể giải thoát khỏi sự nô lệ của sự dối trá và ảo ảnh. Vì vậy nên mọi sự mà người ta gọi là tội lỗi đều có thể được sửa chữa và tha thứ, trừ ra tội lỗi đối với Tinh Thần Chân lý nội tâm. Ở trong tâm của mỗi người, có ba sự này chúng thường nhận xét và chứng minh:
1– Cái ý chí của Sự Thật, Chân lý, là Phụ Mẫu của lương tri tinh thần.
2– Chân lý khai triển là cái Tinh Thần Minh Triết duy nhất.
3– Cũng cái tinh thần ấy, áp dụng trong mọi hoạt động. Nó làm cho ta thành một người con của Vĩnh Cửu, đó là người con duy nhất của Tinh Thần Chân lý Trường Tồn đang ngự trong chính trái tim y.
QUI LUẬT XVIII
Các bạn hãy hợp nhất với tác giả của các thứ Thánh kinh khi đọc những cuốn sách này.
"Ngươi hãy nhìn vào Tâm ngươi, ngươi là Phật đó".
"Đạo ở trong mình ngươi và phóng ra khắp cả Vũ Trụ".
"Ngươi là ngọn lửa thiêu đốt những cặn bã và chỉ còn để lại vàng ròng nguyên chất".
"Nước Thiên Đàng ở trong mình ngươi".
QUI LUẬT XIX
Các bạn hãy tự do.
QUI LUẬT XX
Các bạn hãy tránh những thủ đoạn phô bày quyền lực.
Câu này được dùng ở đây để dịch tiếng lóng của Anh ngữ "STUNTS" (võ nghệ phi thường) và "TRUCS" (mưu mẹo, quỉ quyệt ). Những mưu mẹo này gồm có:
1– Những sự biểu diễn làm khích động, dầu thực hành nơi công cộng hay ở tư gia.
2– Sự khoe mình và những sự phô trương cho người ta thấy.
3– Những sự biểu diễn lạ thường về cách thở, cách ngồi, cách nằm . . .
Sự Đại Chiến Thắng Tinh Thần và những con đường dẫn dắt đến nó đều hết sức giản dị. Nơi đây, tôi không nói đến những công việc làm vì khoe khoang và để được sự tán thành của quần chúng. Tôi nói trước để bạn đề phòng một sự lầm lẫn mà bạn có thể phạm một cách dễ dàng, mặc dầu bạn có rất nhiều hảo ý. Có nhiều trường dạy huyền bí học, đa số dạy sự phát triển tánh ích kỷ và thêm sức cho sự ham sống nghĩa là sự khao khát những sự từng trải, những sự kinh nghiệm và sự phát triển cá nhân.
Ai muốn cứu vãn đời mình thì phải bỏ mất nó đi. Ai đã quyết định hy sinh đời mình để phụng sự nhân loại thì sẽ nhận thấy rằng Đời Sống Thiêng Liêng của Vũ Trụ tuôn chảy qua y vậy.
QUI LUẬT XXI
Các bạn hãy thương yêu trong sự giản dị tuyệt đối. Các bạn đừng e sợ phải thương yêu.
QUI LUẬT XXII
Các bạn hãy trở thành những "Đấng Cứu Thế".
Và bây giờ chúng ta đi đến qui luật cuối cùng.
Bạn hiểu rằng ở phía sau đời sống của bạn, có một chương trình vĩ đại, và do một sự hiến dâng không ngừng, bạn đã thành một kẻ phụng sự nhân loại. Bạn đã mở rộng nhãn trường của mình và lòng thiện cảm của mình đến mức bây giờ bạn có thể trở nên một Đấng Cứu Thế.
Tự con người sinh ra, bây giờ bạn sẵn sàng lại đầu thai vào mình con người vì từ nay tuy bạn chắc chắn được chào đời trong những trường hợp không có đấu tranh và quay cuồng của sự xung đột cá nhân, bạn cũng sẽ không tự tách ra khỏi những sự đấu tranh và lo nghĩ của các huynh đệ của bạn, họ ít sáng suốt hơn bạn. Bạn sẽ không ướm thử từ giả loài người để đi đến một thế giới khác để quên mất cuộc đời, nhưng bạn sẽ biến đổi trái tim của bạn thành một nguồn bác ái cuồn cuộn chảy về phía những em bé thân yêu của bạn, đó là "nhân loại, kẻ mồ côi đui mù"; do cái lý tưởng của bạn, bạn đã hợp nhất đời mình với đời sống của nhân loại.
Nguyễn Hồng Nhung đọc và tóm tắt
( Bp. 2013.06.28)