NhungNgayTaSongHomNay-NHNhung

 

Những ngày ta sống hôm nay

( Tạp văn)

 

 

Tôi ngẫm nghĩ khi đặt nhan đề này cho bài viết.

 

Một loại nhan đề thuở chiến tranh, trong văn chương miền Bắc nhan nhản: đọc lên đă thấy cái khí thế thời đấy thường gọi là”hào hùng” „sôi nổi” nhưng „tha thiết”…

 

Chỉ ai sống những năm 70 của thế kỷ ở miền Bắc mới hiểu hết ư nghĩa của loại nhan đề này, và chỉ riêng viết về ư nghĩa của nó cần rất nhiều thời gian, giấy bút, và tâm huyết, h́nh như lịch sử đang kiên nhẫn đợi các nhà văn Việt phục hồi bộ nhớ một cách „lành lặn”, để viết về chiến tranh Vietnam -tại miền Bắc- một cách đầy đủ, nhiều góc cạnh, để viết về các loại nhan đề văn chương Bắc cho sát với tính chất lịch sử của nó hơn th́ phải.

 

Tôi lấy cái nhan đề này đặt cho bài viết của ḿnh, khi chợt nhận ra: ngày chỉ có đầy đủ ư nghĩa, nếu ta sống hết thời hiện tại của nó, văn chỉ có giá trị khi đặt ra những vấn đề của ngày hôm nay.

 

Mấy ngày hôm nay bạn bè xa gần tíu tít gửi cho tôi những tin tức thế giới hết sức giật gân: ”những học giả nghiên cứu văn hóa Mayan đă kỹ lưỡng nghiên cứu thiên tượng sẽ xuất hiện vào ngày 21 tháng 12 năm 2012, họ cho rằng đây là ngày chung kết của nền văn minh hiện tại trên quả đất. Ngày này là ngày Đông chí (Winter Solstice). Đây là ngày mặt trời sẽ hoàn toàn trùng hợp với giao điểm mà h́nh thành bởi Hoàng Đạo (Ecliptic) và Xích Đạo (Eqator) của Hệ Ngân Hà. Sau đó, nhân loại sẽ đi vào một nền văn minh hoàn toàn mới „

Thư đi từ lại, mọi người gửi tiếp cho nhau bài viết về dự đoán tương lai của nhà tiên tri Barba Vanga (Bungari) về những năm tiếp của nhân loại. Toàn những tin kinh hoàng, những phỏng đoán thất thiệt, những viễn cảnh tương lai rùng rợn chờ đợi con người.

Tôi cứ tưởng bạn bè của ḿnh sẽ náo loạn hớt hải, hoặc ít nhất than văn, kêu rên…Không! Chẳng thấy ai làm sao, bật computer cả bọn lại nhào vào chat với hớn hở khoe này mách kia, hoặc gửi kèm theo mail những bài thơ, những kể lể dài ḍng…

Lạ. Con người quả là một thứ sinh vật kỳ lạ nhất cơi đời này. Nhưng ngẫm nghĩ một hồi, thấy đấy mới đúng là cuộc sống, là hiện tại. Chàng Kiệt Tấn hay đùa bỡn chắc lại gật gù bảo tôi: „chưa thấy quan tài chưa rỏ lệ!”

Tôi chợt nhớ ra những ngày sống trong chiến tranh của ḿnh. Nếu nh́n thật kỹ, về bản chất, những ngày sống đó khác hẳn ngày sống hôm nay, v́ lúc đó là thời chiến tranh, c̣n bây giờ là thời ḥa b́nh.

Cuộc sống trong chiến tranh, giống như một căn nhà có một cánh cửa lúc nào cũng mở, bất kỳ sự việc trên đời nào đều có thể xâm nhập hoặc từ ngoài vào hay từ trong ra qua cánh cửa mở. C̣n những người sống trong căn nhà này luôn luôn ở tư thế sẵn sàng đối phó, bởi bất kỳ cái ǵ cũng có thể xảy ra, kể cả cái chết - sự đứt đoạn cuối cùng.

Nhưng cái hiện tại căng thẳng đó không chỉ duy tŕ trong một ngày, mà rất lâu, tính bằng thế hệ. Bởi vậy có lẽ dân Việt -trong đó có lũ bạn bè tôi giờ đây- vẫn c̣n nguyên si cái tư thế đối phó sẵn sàng với mọi bất trắc ấy trong máu, nên chẳng hiện thực đáng sợ nào đe dọa được họ nữa.

Có lẽ vậy con người vẫn tiếp tục thản nhiên sống, mặc kệ ngày mai ra sao, cho dù đứng về mặt lư thuyết, con người có khả năng đề ra những giải pháp cứu văn được t́nh thế tương lai của ḿnh.

Cho rằng ḿnh đă phát hiện ra tính chất lạc quan tự thân này của cuộc sống, tôi vứt công việc sang một bên, đi vào phố chơi lang thang. Thành Budapest diễm lệ sáng chói chang dưới nắng thu vàng rực rỡ sau cơn mưa.

Mưa rửa sạch những mệt nhọc hiện đại của đời thường, trả lại từng đường nét tinh tế và lộng lẫy trên những tháp chuông nhà thờ cao vút, trả lại dáng vẻ dịu dàng uyển chuyển của ḍng Đanuưp biếc xanh uốn lượn dưới những cây cầu, trả lại sắc đỏ ối của những dàn cây leo tràn vào từng khung cửa sổ những ngôi nhà mái đỏ, nho nhỏ xinh xinh, cạnh con đường toàn những bậc thang gập ghềnh trèo lên thành cổ…

Budapest giống như một lâu đài cổ trong truyện cổ tích, được phóng to khi ta nh́n qua kính lúp. Đi qua một chùm đèn bằng sắt đen có những hoa văn lượn cực kỳ tinh tế, đứng dưới chân một tượng bằng đá xanh thể hiện người dũng sĩ thuở xưa đang phi ngựa phóng về phía, hoặc thả bộ băng qua một cây cầu đá lâu đời nhất của thành phố, đôi khi tôi có cảm giác ḿnh không thể chỉ là người đời nay, chỉ là người của thế kỷ này được.

Bởi tôi nhận ra tất cả âm thanh, màu sắc, khí thế, cảm giác của những cuộc sống Người đă trôi qua tại nơi đây, có thể từ những câu chuyện tôi đă đọc trong sách, có thể chính v́ tôi sờ tay lên mặt đá lạnh ram ráp này, hoặc v́ một phần tuổi xuân tôi đă trải qua ở đây, những kinh nghiệm đời thu được làm tôi có cảm giác đó.

Có thể rất nhiều người có cảm giác này như tôi. V́ cùng một thời đại, họ đều trải qua ít nhất hai chế độ chính trị - văn hóa - xă hội khác nhau như tôi, đều cùng có một quá khứ về chiến tranh.

Ngẫm nghĩ kỹ về những điều đă trải, đă biết, đă so sánh, đă đọc và đang chứng kiến, có thể nói, có thể viết vô tận về những điều có thể thổ lộ cho nhau -chúng ta- những kẻ đang sống trong thời đại này.

Thế mà không như vậy. Luôn luôn có những bức tường hạn chế vô h́nh đâu đó, ngăn con người không ra khỏi một cái quỹ đạo cũng vô h́nh nốt, quy định họ lại trong đó. Tại sao thế nhỉ? Đấy là cái ǵ vậy? Cái ǵ quy định con người đến mức gần như tuyệt đối thế?

Bên ḍng Đanuưp có một đoạn đường đi bộ tuyệt đẹp, tôi vừa bước từng bước gật gù theo những ư tưởng của ḿnh, vừa ngắm quả núi bên kia sông sặc sỡ sắc vàng ươm pha đỏ ối, xanh đang rực lên trong nắng chiều sắp tắt, như một tảng màu bất hủ rơi từ bức tranh diễm lệ của vũ trụ xuống, chợt tôi dừng chân, ngước nh́n một tấm biển bằng đồng ghi ḍng chữ ” Tại đây nhà triết học vĩ đại Hung, nổi tiếng thế giới Lukács György đă sống và làm việc từ năm 1945-1971”.

Tôi dừng lại đọc thật kỹ, ngẫm nghĩ một hồi rồi bước đi. Ở đâu có một tấm biển ghi ḍng chữ: ”Từ năm…đến năm… tại đây nhà triết học maxit Lukács György đă dùng quyền hạn chính trị của ḿnh hạn chế và cấm đoán hoạt động của các đồng sự triết học khác” ? Ở đâu có nhỉ? Chắc chả ở đâu có. Chắc chỉ được ghi lại trong sách, một trong những bản sao lịch sử nghiêm khắc nhất. Tôi đă đọc những trang sách nói về sự trù úm và đầy ải bạn đồng nghiệp của nhà triết học Hung nổi tiếng này, khi ông c̣n nằm trong guồng máy chính trị đương thời.

Lạ. Con người quả thật là những sinh vật lạ lùng nhất. Tự xúm nhau lại tạo dựng nên các quần thể chung lớn nhất như thành phố, quốc gia, rồi nghĩ ra các hệ tư tưởng để điều hành lần nhau, để rồi chính tất cả những „thành tựu” ấy đè bẹp họ.

Đất nước của vua Atilla quật cường này sau thời kỳ thể chế chính trị cũ thay đổi, cứ như có một cơn lốc vô h́nh đi qua đây, xới trộn tất cả các tầng đất đá lên, để lộ thiên tất cả những thứ ǵ từ xưa bị dấu kỹ. Tâm linh người dân ở đất nước này cũng thế, một ngày tự dưng họ toàn nói về những điều ngày xưa họ chỉ để trong ḷng, và rất nhiều sự việc, cứ như một ván cờ xóa đi làm lại từ đầu, quay trở lại điểm xuất phát đầu tiên.

Tôi đứng ở một bến metro mang tên Ferenciek tere, khi tôi c̣n là sinh viên ở đây nó là quảng trường Giải phóng. Nhiều điều tôi được học trong trường đại học hồi đó giờ cần phải hiểu lộn ngược lai -về mặt chính trị- bởi đơn giản theo thời gian cách giải thích, góc độ đánh giá đă thay đổi.

Chỉ tội nghiệp cho con người! Khả năng chịu đựng để thích nghi của con người cao đến nỗi, cũng vẫn là con người ấy, ở chỗ này dường như nó hèn mạt khốn nạn đến mức không thể tha thứ được, nhưng ở chỗ khác, nó có thể hiên ngang dấn thân như một người anh hùng chân chính.

Thời gian đă dạy tôi hiểu nỗi đau lớn nhất của con người là không được làm người một cách ra hồn, v́ nó biết đau, biết buồn sâu sắc, biết trở thành con người thật sự mới là cái đích sống của một kiếp. Thơ văn, sách vở đă dạy tôi điều đó. Con người t́m đến sách, đến viết, đến hoạt động nghệ thuật cũng v́ thế. Nhưng dường như nỗi đau là vô tận.

Bởi những ngày sống hôm nay của ta, một cách như thế nào đó, vẫn không đúng như ước muốn làm người của ta, một cách nào đó con người vẫn cứ lặp đi lặp lại những sai lầm cũ của ḿnh, và tiếp tục chịu đựng. Tại sao vậy?

Không chỉ riêng kinh nghiệm bản thân của từng người, văn học và nghệ thuật cũng nói về những nỗi đau của con người là lớn nhất. Tất nhiên như mọi sự vật trên đời, những nỗi đau xuất hiện, tăng dần theo mức độ, và nỗi bất hạnh của con người dường như cứ lặp đi lặp lại chính v́ cái mức độ hiểu biết, cảm nhận về nỗi đau khác nhau.

Tôi nhớ đầu những năm 90, khi Đông Âu vừa thay đổi thể chế chính trị, tôi về nước, một đồng nghiệp học triết với tôi cứ hoang mang hỏi đi hỏi lại: ” Có đúng là thể chế chính trị đấy bị lật đổ không? Họ không sợ xă hội bị hỗn loạn à? Bây giờ sẽ lấy ǵ thay thế đây?”

Tôi nhớ khi học về sự kiện năm 1956 Liên xô đàn áp bằng xe tăng những người Hung nổi dậy đ̣i chính quyền, tôi hỏi cô giáo dạy ḿnh ”Thưa cô, sao gọi là phản cách mạng được khi người nổi dậy là người dân sống ở đất nước này?” Cô giáo nh́n tôi, không đáp.

Tôi nhớ câu chuyện một người bạn Hung kể cho tôi lư do suốt đời không bao giờ ăn đùi gà của anh ta: ” V́ người đàn bà cho đứa trẻ lên sáu -con của một nhà quư tộc đang trong trại lao động cải tạo- một miếng đùi gà - đă bị đánh tả tơi ngay trước mặt đứa bé.”

Tôi nhớ một lần, tôi gửi một bài hát Việt cho một người bạn Việt đang sống bên Mỹ, anh rất ngạc nhiên hỏi tại sao anh không biết đến bài hát này bao giờ? Tôi kể cho anh nghe đấy là thời điểm tôi cùng đồng nghiệp đi điều tra nông thôn miền Bắc tơi tả hoang tàn v́ chiến tranh như thế nào, tôi đă nghe bài hát này, và nhớ lại. Anh bạn Việt bên Mỹ trả lời tôi rằng: lúc đó anh cũng đang ở miền Bắc-trong một trại giam…

Nỗi đau của con người, phải chăng đến tận thời đại này cũng chỉ có thể biết đến một cách gián tiếp mà thôi? Tại sao? Cái ǵ làm con người không cảm thấy đau?

Nguyễn Hồng Nhung (2009-10-11)