SUY NGẪM
Nghe bản giao hưởng số 5 của Beethoven.
Máu thịt nhất đối với tôi-bản giao hưởng này- giữa mọi âm thanh Beethoven.
Hoàng hôn. Mở toang cánh cửa sổ kư túc xá, dơi mắt theo con đường nhỏ ngoằn ngoèo lên núi, tỳ tay lên khung cửa, tôi không biết sau lưng ḿnh cạnh chiếc bàn nhỏ, Erzsi cô bạn Hung cùng pḥng đang đặt một chiếc đĩa hát lên máy. Những âm thanh đầu tiên vang lên.
Hiện tại biến mất.
Đúng hơn: hiện tại –phút giây ta thở cùng những âm thanh Beethoven lần đầu tiên nghe trong đời biến mất- không bao giờ c̣n cái TÔI đơn lẻ trước đấy nữa.
Ta đă ḥa vào với người khác, với một nền văn hóa khác, vĩnh viễn.
Năm tháng cuộc đời là sự lặp đi lặp lại quá tŕnh ḥa quyện này. Ta luôn luôn là kết quả của những sự kết hợp.
May mắn, ta sẽ rút ngắn ấu trí nhận thức về chính cuộc đời tạo ra ta nếu gặp được những sự kết hợp xứng đáng. C̣n nếu không, ta phải trả giá, bằng quằn quại tâm hồn, những phút giây chết đi sống lại và đau đớn những câu hỏi: tại sao? để làm ǵ? …bất tận.
Mười tám tuổi đời, bước chân vào sống trực tiếp trong nền văn hóa châu Âu, tôi đă may mắn gặp người thày thứ nhất: Beethoven.
Bởi lúc đó tôi chưa biết chút ǵ về đất nước Hungary, về tiếng Hung về con người Hung, về quê hương thứ hai, nền văn hóa thứ hai của ḿnh.
Tôi nghe Beethoven trên đất Hung như thế: một buổi chiều ngẫu nhiên, trong kư túc xá, cạnh cô bạn Hung mà tôi mới chỉ biết nh́n cô ta cười thay tṛ chuyện, với cái đầu vừa rời khỏi xứ sở chiến tranh, với một tâm hồn thiếu nữ non trẻ và trong sáng như tờ giấy trắng.
Cả chiều và tối hôm đó, tôi nghe đi nghe lại bản giao hưởng số 5, ngồi chết lịm trong ánh chiều tà đang tắt, rồi trong bóng đêm đậm đặc dần cuối hè, xung quanh tôi không ǵ tồn tại tiếp, chỉ Beethoven-âm thanh Beethoven.
Tôi đă bị chinh phục hoàn toàn.
Nỗi cô đơn âm ỉ, nghẹn ngào, lay lắt, nỗi thống khổ vô h́nh trào dâng day dứt như khí xung quanh ta, lắng xuống hay bùng lên, chỉ là sự dồn nén của vô vàn thao thức linh hồn: đi về đâu? bến bờ cập bến nào đây, để làm ǵ hỡi những miền vô thức?....
Beethoven trả lại muôn vàn kiếp linh hồn mờ khuất của một con bé châu Á bằng cách dúi vào tai nó những âm thanh đầu tiên- để những tháng ngày trôi qua tiếp chỉ c̣n là những cơn vật vờ t́m kiếm- t́m kiếm giữa khu rừng rậm huyền bí văn hóa châu Âu.
T́m kiếm ǵ đây?
Ta là ai? sinh ra để làm ǵ, đi về đâu?
Vậy đó: sinh ra từ một xứ sở- đến một xứ sở khác- vật vă – tiếp nhận-khước từ- quằn quại-
Giữa chừng: nó biến dạng, thay màu, rồi lột xác, rồi quay đầu kiếm t́m lại ảo ảnh sinh thành…
mà không hiểu một duy nhất hiện thực: CON NGƯỜI CHỈ LÀ KẾT QUẢ CỦA NHỮNG KẾT HỢP VĂN HÓA.
T́m cái TÔI làm chi TA ơi, ở đâu, ở đâu có cái tôi đơn lẻ ấy?
không ở đâu hết.
Chỉ có một ĐỜI NGƯỜI duy nhất, mang những nhăn hiệu khác nhau: Beethoven, Mozart, Liszt, Tolstoï, Standal, Márai…
Chỉ có một bản nhạc duy nhất SỰ SỐNG ḥa tấu trong không gian vũ trụ quanh ta, bằng những biến tấu khác nhau của những ĐỜI NGƯỜI riêng lẻ.
Thông qua một kênh duy nhất hiện hữu: vươn măi, lên cao măi những bậc thang kết hợp lẫn nhau cái RIÊNG LẺ ĐƠN NHẤT CỦA VĂN HÓA NGƯỜI.
Đấy là lư do đầu tiên và sau cùng ta đi t́m CHÂN LƯ SỐNG.
Chiều nay, tôi đă hiểu ra điều này, khi nghe lại bản giao hưởng số 5- bản giao hưởng tôi yêu thích nhất.
Ôi! Beethoven.
Cảm ơn!
Nguyễn Hồng Nhung
(Otthon 2010.05.16)