Thêm một thân phận Nobel
Văn học châu Âu một lần nữa lại nổi trội lên với nhà văn nữ người Rumani gốc Đức Herta Müllert vừa được giải văn chương Nobel 2009.
Herta Müllert sinh ngày 17 tháng 8 năm 1953 tại một làng nhỏ ở Bana Niczkyfalva, trước chiến tranh thế giới II đây là phần đất thuộc về Hungari. Khi nữ văn sĩ ra đời, chế độ cộng sản N. Ceausescu đă có mặt trên mảnh đất này hơn 10 năm.
Rumani là một đất nước có nhiều nhóm sắc tộc cùng chung sống. Làng của bà là một làng người Đức, cách thành phố Temesvár chừng 30km, nơi Herta Mullert tốt nghiệp đại học sau này, cạnh đó là một làng của người Hung một làng của người, Szlovák và một làng của người Rumani.
Cha bà khi c̣n trẻ đă từng là lính SS trong quân đội phát xít Đức, mẹ bà đă trải qua năm năm bị giam giữ trong trại cải tạo của nhà nước Xô viết.
Khi theo học văn học Rumani và tiếng Đức trên trường đại học, bà đă cùng bạn bè lập ra một nhóm trí thức nói tiếng Đức đối lập có tên gọi Aktionsgruppe Banat. Sau khi tốt nghiệp bà làm việc tại một nhà máy, như một phiên dịch, sau 2 năm bà bị sa thải v́ không chịu hợp tác với cơ quan mật vụ Securitate, bà kiếm sống và viết như một người tự do, tuy nhiên luôn luôn bị kiểm soát.
Năm 1987, bà cùng người chồng lúc đó - cũng là nhà văn Richard Wagner trốn sang Đức. Hiện nay bà sống ở Berlin.
Tập truyện ngắn đầu tay của bà: Niederungen, với nhiều xóa bỏ do kiểm duyệt, xuất bản năm 1982. Hai năm sau nguyên bản được xuất bản tại Đức, cùng năm 1984 với một tác phẩm khác : Drückender Tango. Trong cả hai tác phẩm này bà mô tả thế giới đầy rẫy sự tham nhũng, khủng bố và bị đè nén của một làng mang sắc tộc Đức tại Rumani.
Báo chí Rumani phê phán rất gắt gao các tác phẩm này, trong khi tại Đức dư luận rất ca ngợi. V́ chống lại nền độc tài, các tác phẩm của Herta Müllert bị cấm.
Sau khi định cư ở Đức, trong hai mươi năm khoảng hai mươi tác phẩm văn học có giá trị của bà ra đời và gây nhiều tiếng vang lớn, đây cũng là khoảng thời gian bà được nhận nhiều giải thưởng văn học.
Bà được trao giải Nobel cho tiểu thuyết Herztier (1994), mô tả những ấn tượng thời niên thiếu và một đời sống khắc nghiệt trong xă hội độc tài toàn trị Ceausescu. Bà được vinh danh: „Với sự súc tích của thi phẩm và sự chân thực của văn xuôi, nữ văn sĩ đă vẽ lên h́nh ảnh một hiện thực vô tổ quốc của ḿnh”
Tin Herta Müllert được giải thưởng Nobel gây xốc cho nhiều người, nhưng đối với giới văn chương Đông Âu, trong đó có Hungari, điều này chỉ mang thêm cho họ những niềm vui và những an ủi, cùng hy vọng lớn.
Bởi nội dung trong các tác phẩm của Herta Müllert chính là nội dung văn chương hiện nay của Đông Âu, của Hungari.
Viết về xă hội cộng sản toàn trị, mổ xẻ phân tích tận gốc rễ những tác động của hệ ư thức chính trị này lên con người, lên cuộc sống xă hội trong quá nửa thập kỷ vừa qua, không chỉ là hệ quả tất yếu sau thời kỳ thay đổi thể chế chính trị ở những nước Đông Âu, mà dường như đây là một nhiệm vụ bắt buộc tự thân của các nhà văn.
Một trong những ch́a khóa then chốt để hiểu được tác phẩm của các nhà văn Đông Âu, thể hiện rất rơ trong tác phẩm của Herta Müllert chính là „vẽ lên h́nh ảnh một hiện thực vô tổ quốc của ḿnh”.
Không hiểu được ch́a khóa then chốt này của văn học Đông Âu, sẽ ngộ nhận về đánh giá của Viện hàn lâm Thụy Điển khi trao giải Nobel văn chương 2009 cho Herta Müllert - nhà văn Rumani gốc Đức, cũng như sẽ không hiểu hết giá trị của những trang sách viết về chủ nghĩa toàn trị cộng sản trong một giai đoạn lịch sử của loài người.
Rumani – cũng giống Hungari và các nước Đông Âu khác – là một đất nước nhiều sắc tộc. Quê hương của Herta Müllert nằm trên phần đất trước kia thuộc về đế chế quân chủ Áo-Hung. Trước thế chiến, người dân ở các làng mang những màu sắc dân tộc khác nhau này sống rất b́nh yên cạnh nhau.
Nữ văn sĩ nhớ lại: „ ông tôi vẫn thường sang một làng bên cạnh, làng Végvár, nơi chỉ những người Hung sống, để đánh cờ. Gần làng tôi ở có làng của người Szlovák, Vukova, và một làng của người Rumani, Duboz, nhưng các làng khác nhau này không bao giờ đánh nhau, không động chạm đến nhau. Cùng lắm, chúng tôi đến các làng lân cận, nếu biết ở đó có lễ hội, lúc đó chúng tôi đến để ”xem những người ấy làm ǵ”…
Nhưng sự thay đổi thể chế chính trị sau thế chiến II đă phá vỡ sự yên b́nh này. Hungari là một nước thua trận, bị cắt những phần đất khá rộng lớn sát nhập vào các quốc gia láng giềng, chỉ riêng sự kiện này đă gây những đảo lộn cực kỳ lớn cho đời sống từ đó cho đến tận ngày hôm nay của những người dân Đông Âu.
Một đặc thù lịch sử không được phép quên khi đánh giá lịch sử văn học thế giới, chính là sự chia cắt những phần đất quê hương của Hungari sau thế chiến II, đó là phần đất Erdély - trung tâm văn hóa nghệ thuật nổi tiếng nhất của Hungari, sát nhập vào Rumani, và các nước lân cận.
Màu sắc của một hệ tư tưởng chính trị mới sau thế chiến II tiếp tục in những dấu ấn khác lên đời sống người dân Đông Âu, đặc biệt với các gia đ́nh mang những tính chất đặc thù như gia đ́nh Herta.
Sự tha hương ”vô tổ quốc” trong tâm hồn nữ văn sĩ đă bắt đầu từ những ngày thơ bé, khi nhận thức ra sự phân biệt đối xử của chính quyền đương thời đối với gia đ́nh, người thân, bạn bè cùng sắc tộc với ḿnh. Những bi kịch riêng của gia đ́nh trở thành kư ức và làm nền móng cho những tác phẩm sau này của nhà văn.
Khi trả lời phóng vấn, Herta Müllert cho biết: bà không đi t́m đề tài viết, trái lại. Đây không chỉ trường hợp riêng của Herta Müllert. Nhà văn Hungari Kertész Imre đoạt giải Nobel văn chương 2002 cũng vậy: suốt đời ông chỉ viết về một đề tài duy nhất, đề tài Do thái trong những thăng trầm lịch sử của thế kỷ 20 tại Hungari, bởi ông là một người Do thái.
Mới gần đây nhất, tiểu thuyết „Vua trắng” - được dịch ra gần 30 thứ tiếng, viết về cuộc sống của một cậu bé 11 tuổi dưới chế độ toàn trị cộng sản Rumani N. Ceausescu, đă đưa nhà văn trẻ tuổi Hungari gốc Rumani (sinh 1973) Dragonmán György lên đỉnh cao của sự vinh quang. Trong tiểu thuyết này, xă hội toàn trị cộng sản Rumani của những năm 80 hiện lên từ tất cả những góc cạnh vô nhân tính nhất.
Viết về thân phận ”vô tổ quốc” trong xă hội toàn trị của ḿnh là đề tài quen thuộc của các nhà văn nổi tiếng Đông Âu, xa lạ ngay trên quê hương ḿnh, thế hệ nhà văn đối lập chọn con đường thể hiện ḿnh bằng cách xoáy thẳng vào những vấn đề nhức nhối nhất của thời đại ḿnh sống.
Miêu tả lại đời thường của những người dân thường trong một quốc gia, nhưng những bức tranh xă hội này không hề b́nh thường, bởi những nội dung đặc thù mang màu sắc chính trị đặc thù của thời đại, trong đó đời sống con người được thể hiện như những tiếng kêu cứu, như những cung bậc giằng xé nhận thức khác nhau của các thái cực đạo đức và t́nh cảm, chống lại sự thoái hóa đạo đức, chuẩn mực của xă hội toàn trị.
Từ những trang viết về những thân phận „vô tổ quốc” của các tác giả này, người đọc nhận ra dấu ấn kinh hoàng của sự khủng bố độc tài, cùng sự tố cáo những giá trị đạo đức bị lật ngược so với những giá trị đạo đức truyền thống của loài người, nhắc lại cả một giai đoạn lịch sử đau thương của xă hội Đông Âu, như nhà văn Do Thái Hung Kertész Imre đă gọi ”đây là di sản hằn sâu của châu Âu”.
Một trong những đặc trưng cơ bản của nhà văn viết về xă hội toàn trị chính là tính chất „vô tổ quốc” của họ, họ không t́m thấy chỗ đứng của ḿnh trong xă hội họ sống, họ chỉ viết những vấn đề của cuộc đời riêng, nhưng đấy chính là bức tranh sinh động nhất về một xă hội thoái hóa đến mức cá nhân không thể ḥa nhập, buộc phải cự tuyệt và từ bỏ xă hội ấy.
Trong thực tế phần lớn các nhà văn này là những người lưu vong, không sống ở nơi ḿnh sinh ra, nhưng họ chỉ viết về quê hương riêng. Tính chất kỳ thị và phân biệt giai cấp, tầng lớp của xă hội toàn trị với một số tầng lớp và giai cấp nhất định, phải chăng đă để lại dấu ấn suốt đời cho những thế hệ nhất định, tạo nên một đặc thù riêng của chủ nghĩa cộng sản toàn trị thế giới?
Herta Müllert cho rằng sở dĩ bà không thể từ bỏ được đề tài về đất nước Rumani một thời của bà, cho dù giờ đây bà sống ở Đức, chính v́ những dấu ấn của chủ nghĩa toàn trị Rumani đă tạo ra cuộc đời của bà, chi phối suy nghĩ của bà, bà cần phải viết ra như trả một món nợ với cuộc đời.
Nhưng phải chăng chính v́ vậy Herta Müllert mới thật sự là một nhà văn chân chính, theo ư nghĩa sứ mệnh cao cả của người cầm bút?
Nguyễn Hồng Nhung
( Bp. 2009-10-16)