TRAO ĐỔI VỀ THƠ DỊCH

 

( Trích thư trao đổi giữa dịch giả Nguyễn Ngọc Châu-tiếng Nga và dịch giả Nguyễn Hồng Nhung- tiếng Hungary)

 

………………………….

Nguyễn Hồng Nhung:

 

Anh Ngọc Châu thân mến!

Theo ư kiến riêng của tôi, kẻ không"mặn mà" lắm với thơ lục bát, tôi cứ băn khoăn không hiểu tại sao anh cứ phải dịch thơ Nga sang lục bát, để thể thơ tự do, chất thi ca châu Âu chẳng rơ hơn chăng? Tất nhiên đấy chỉ là ư kiến riêng của tôi thôi, tôi tôn trọng mọi sáng tạo của người khác, ai cũng có lư do để làm như người ta muốn.

 

Nguyễn Ngọc Châu:

 

Chị Hồng Nhung thân mến!

Về phương thức sáng tác, dịch thuật thì mỗi người có một quan niệm và ý thích riêng. Ngọc Châu làm (và dịch) thể loại thơ gì cũng được, cũng không đến nỗi dở nhưng vì sao lại dịch sang lục bát thì nói hơi dài. Mời chị Hồng Nhung đọc tham luận dịch thơ mà Ngọc Châu đã đọc ở Hội thảo Văn học dịch Hà Nội:

 

   TÍNH SÁNG TẠO TRONG DỊCH THUẬT PHẢI ĐƯỢC HIỂU 
NHƯ THẾ NÀO TRONG VIỆC DỊCH THƠ NƯỚC NGOÀI?

 

„Là người yêu thơ và thích làm thơ, tôi muốn giăi bày một số băn khoăn về việc dịch thơ sau đây.

Băn khoăn thứ nhất: Có thể dịch thơ nước ngoài sang thể thơ lục bát được không?

Nhiều lúc tôi thấy run v́ hầu như chẳng có ai nói nên dịch thơ Tây sang thơ lục bát. Dịch giả Hoàng Hưng cũng từng băn khoăn trong việc này khi nói: "Thực sự th́ thơ không có cách nào dịch nổi v́ thơ là nghệ thuật ngôn ngữ, nó gắn chặt với đặc điểm của ngôn ngữ gốc, nếu chuyển sang ngôn ngữ khác th́ bài thơ bị chết mất một nửa".

Lí do thúc đẩy tôi dịch tập Thơ t́nh nước Nga hoàn toàn sang thể thơ lục bát là do vài năm nay tôi có tham gia biên tập cho trang Web Vanthoviet.com và Vandanviet.net, có cơ hội giao tiếp với nhiều nhiều nhà thơ, nhà phê b́nh văn học và độc giả, đồng thời cũng hay la cà tới các Câu lạc bộ Thơ của thành phố Hải Pḥng, tham gia một số cuộc giao lưu thơ liên tỉnh cấp Câu lạc bộ, do đấy mà có phần hiểu được tâm lí của người yêu thơ. (Xin mở ngoặc để nói rằng đó chỉ là các độc giả thông thường, hoàn toàn không phải là "siêu độc giả" như cụm từ nhà thơ Mai Văn Phấn đă dùng. Tuy nhiên số này phải chiếm đến 80% lượng người quan tâm đến thi ca hiện nay). Những người này đa phần không thích thơ dịch, nhiều người không đọc và nếu có đọc cũng thừa nhận là không nhớ được một bài thơ dịch nào.

Tại sao lại như vậy? Có phải thi sĩ nước ngoài tầm tầm nào cũng được chọn dịch đâu. Toàn là các đại thi hào hoặc chí ít cũng là những nhà thơ thành danh ở một quốc gia nào đó. Phải chăng là do quan niệm và cách dịch thơ hiện tại có vấn đề, khiến cho người Việt Nam (đang nổi tiếng là một quốc gia yêu thơ?!) không tiếp cận được với tinh hoa của thi ca thế giới?

Thêm một nhận xét là đại đa số các bản dịch thơ đă có đều dùng thể thơ không vần hoặc tự do. Số lượng bản dịch sang thơ có vần không nhiều, với thể lục bát th́ đúng là quá ít (trong chừng mực các bài mà tôi đă t́m được trên mạng và ở tủ sách một số thư viện).

Vậy nên mặc dù đă biết rằng khi dịch thơ nước ngoài sang thơ lục bát Việt Nam có thể "sẽ làm mất tinh thần thơ phương Tây do kiểu ngắt nhịp chẵn và tiết tấu chậm của thể thơ lục bát" như ư kiến của dịch giả Thái Bá Tân, hoặc "sến hóa" thơ Tây phương, như một độc giả comment dưới bài giới thiệu về dịch thơ lục bát của nhà thơ-dịch giả Triệu Lam Châu đăng trong blog của anh Lê Thiếu Nhơn, nhưng tôi vẫn cố chọn những bài nào có thể phù hợp với lục bát để cho ra một tập thơ dịch xem sao. Ít nhất th́ cũng được hai việc là làm cho người yêu thơ b́nh dân quan tâm và thích thơ Nga hơn lên đồng thời góp phần tôn vinh thể thơ lục bát truyền thống có từ ngàn đời của đất nước Việt Nam, không kể những yếu tố khác nằm ngoài văn chương - nhưng cũng khá quan trọng - là nâng cao tinh thần hữu nghị lâu đời giữa hai dân tộc Nga -Việt v.v…

Qua hội thảo tôi rất mong có cơ hội để được nghe những cao đàm về vấn đề này.

Băn khoăn thứ hai: Tính sáng tạo trong dịch thuật phải được hiểu như thế nào?

Sẽ có nhiều tham luận khác đề cập đến vấn đề này, tôi xin phép chỉ nêu ngắn gọn, tập trung vào câu hỏi "tính sáng tạo trong việc dịch thơ nước ngoài sang thể thơ lục bát nên được hiểu và có thể chấp nhận ở mức độ nào" mà thôi. Trong khi ba tiêu chí cũ là TÍN - ĐẠT - NHĂ đă không c̣n thích hợp để đánh giá một tác phẩm dịch thuật, dịch giả Lê Bá Thự nói chỉ cần một chữ ĐÚNG là đủ. Hiểu được nội hàm của riêng chữ "ĐÚNG" này cũng không phải là việc dễ dàng v́ nếu hiểu "ĐÚNG" theo kiểu dịch văn bản khoa học kĩ thuật hoặc hợp đồng kinh tế th́ làm ǵ c̣n có vấn đề "tính sáng tạo trong dịch thuật", trong khi Chủ tịch Hội đồng Văn học dịch Nguyễn Văn Dân nói cần phải có tính sáng tạo với câu giải thích "sáng tạo là người dịch phải lựa chọn được các từ ngữ và cách diễn đạt tương đương chính xác nhất trong vô số cách diễn đạt để chuyển tải trung thành nội dung và ư đồ nghệ thuật của bản gốc".

Dịch giả Thúy Toàn cũng có một nhận xét khi nói về chuyện thơ dịch, ông nói:"Người đọc Việt Nam đều thừa nhận rằng có hàng chục bản dịch bài thơ Đợi anh vềcủa Simonov nhưng chẳng có bài nào người ta nhớ, ngoài bài của Tố Hữu, mặc dù nhiều người cho đấy là dịch khác, xa với nguyên bản, xa cả tinh thần. Ngay nhịp điệu của những câu thơ tiếng Nga nó cũng khác với nhịp điệu thơ Tố Hữu."

Anh Ngô Tự Lập, người một thời cùng ở Hải quân với tôi, th́ cho rằng "Trong việc chuyển ngữ thơ không thể nào đạt được yêu cầu “tín, đạt, nhă” như b́nh thường được v́ thơ có những đặc thù riêng không giống những môn nghệ thuật khác… Cũng chính v́ sự bất khả thi trong việc dịch thơ mà nảy sinh nhiều vấn đề, chẳng hạn nên dịch đúng nguyên bản (mà không hay) hoặc chỉ giữ lại ư chính của tác giả rồi người dịch sáng tạo thêm miễn là tác phẩm đó đi vào ḷng độc giả. Trong thực tế, nhiều bản dịch hay, được độc giả thuộc nằm ḷng nhưng thực chất so với nguyên bản là sai."

Trong khi dịch thơ Nga sang thơ lục bát, thật sự tôi đă coi những ư kiến trên như kim chỉ nam để chọn từng bước đi thích hợp, sao cho bản dịch có được tính thơ nhưng vẫn sát với ư tứ, thậm chí với ngôn từ tác giả sử dụng ở mức tối đa. Trong trường hợp không thể t́m được từ tiếng Việt tương đương nào có thể đáp ứng yêu cầu nghiêm khắc về gieo vần, th́ đành phải giữ tứ mà không giữ từ vậy thôi.

Dịch thơ sang thể lục bát là một việc quá khó (ít nhất cũng là với tôi) bởi lẽ yêu cầu về vận của thơ lục bát rất khắt khe, chữ thứ 6 của câu 6 bắt buộc phải vần với chữ thứ 6 của câu 8, rồi chữ thứ 8 của câu 8 bắt buộc phải vần với chữ thứ 6 của câu 6 tiếp theo. Cứ như thế cho đến hết bài, dẫu có phân thành bao nhiêu khổ thơ chăng nữa th́ giữa các khổ cũng vẫn phải vần với nhau theo yêu cầu trên. Cũng là dịch sang thơ có vần nhưng nếu dùng thể thơ 4 câu 7 chữ (hoặc 4-5-6-8-9 chữ) th́ c̣n có khá nhiều cách để gieo vần, lại không bắt buộc giữa hai khổ thơ cũng phải vần với nhau. Mà lục bát đă không vần th́ nên quẳng bỏ, không thể coi là thơ, thậm chí cũng chẳng thể thành ca dao, ḥ hay vè ǵ cả!

Ban đầu tôi định né tránh bài nào các nhà thơ-dịch giả thành danh đă dịch để đỡ có sự hiểu lầm, thâm tâm cũng lo là bản sau không thể nào sánh với bản dịch được người ta học thuộc ḷng từ lâu, nhưng rồi với ham muốn thử nghiệm tôi quyết định cứ dịch để độc giả thẩm định xem sao.

Xin phép tŕnh bày hai bản dịch thuộc vào trường hợp trên để mong nhận được sự phân tích, phê phán, góp ư của các đại biểu cùng bạn bè đồng nghiệp:

Tôi yêu em

(Bản dịch của Thúy Toàn)

 

Tôi yêu em: đến nay chừng có thể. 
Ngọn lửa t́nh chưa hẳn đă tàn phai; 
Nhưng không để em bận ḷng thêm nữa, 
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.


Tôi yêu em âm thầm không hy vọng, 
Lúc rụt rè, khi hậm hực ḷng ghen, 
Tôi yêu em, yêu chân thành đằm thắm, 
Cầu em được người t́nh như tôi đă yêu em.

 

* * *

Cánh buồm

(Bản dịch của Tạ Phương)

 

Thấp thoáng trắng cánh buồm đơn chiếc 
Trong mờ xanh sương sớm biển khơi!... 
Buồm t́m chi ở chốn xa xôi? 
Và bỏ lại ǵ nơi cố hương thân thiết?

Sóng cuồn cuộn trào dâng, gió rít, 
Cột buồm cót két, ngả nghiêng... 
Ôi, hạnh phúc - buồm không chạy trốn 
Cũng không tha thiết kiếm t́m. 

Dưới buồm luồng biếc trong như ngọc, 
Trên buồm tia nắng rực tựa vàng... 
Nhưng buồm vẫn sục sôi đ̣i băo tố, 
Dường như trong băo có b́nh an.

Я вас любил

(Nguyên bản của A. Пушкин)

 

Я вас любил: любовь еще, быть может, 
В душе моей угасла не совсем; 
Но пусть она вас больше не тревожит; 
Я не хочу печалить вас ничем. 

Я вас любил безмолвно, безнадежно, 
То робостью, то ревностью томим; 
Я вас любил так искренно, так нежно, 
Как дай вам бог любимой быть другим.

 

* * *

Парус

(Nguyên bản của М. Лермонтов)

Белеет парус одинокой 
В тумане моря голубом. — 
Что ищет он в стране далекой? 
Что кинул он в краю родном? 

Играют волны, ветер свищет, 
И мачта гнется и скрыпит; 
Увы! — он счастия не ищет 
И не от счастия бежит! —

Под ним струя светлей лазури, 
Над ним луч солнца золотой: — 
А он, мятежный, просит бури, 
Как будто в бурях есть покой!

 Yêu em

(Bản dịch của Ngọc Châu)

 

Yêu em t́nh măi trong ḷng

Tim anh chưa hết lửa hồng đâu em

Nhưng đừng phiền muộn ǵ thêm

Anh không hề muốn làm em nghĩ nhiều

 

 

Âm thầm, vô vọng anh yêu

Rụt rè, ghen, cũng rất nhiều cuồng say

Chân thành, đằm thắm t́nh này

Cầu người em gặp một ngày… hơn anh.

 

 

* * *

Cánh buồm

(Bản dịch của Ngọc Châu)

 

Cánh buồm đơn độc sáng lên

Trong mù sương giữa xanh đen biển trời!...

Kiếm t́m chi chốn xa xôi?

Và ǵ bỏ lại phương trời quê hương?

 

 

Sóng đùa nhả, gió khoan buồm

Vặn lưng cót két trụ luôn xoay đầu

Hạnh phúc chẳng kiếm t́m đâu

cũng không chối bỏ, mặc dầu – ôi chao!

 

Dưới buồm luồng biển thanh màu

Trên buồm vàng nắng một bàu trời xanh.

Buồm ưng băo tố bạo hành

B́nh Yên lúc đó mới thành - dường như!

Để có thể tŕnh làng bản dịch cỡ xoàng như hai bài lục bát trên cũng đă yêu cầu người dịch phải nắm vững ngôn ngữ thơ lục bát, ngoài ra phải có vốn từ vựng Việt ngữ phong phú, thậm chí lai tạp cả Hán tự với những từ nước ngoài đă Việt hóa (hoặc sắp thành Việt hóa), nếu không th́ đành "bó tay chấm com!" khi không thể nào t́m được từ hợp vận. Tôi chợt nhớ đến nhận xét của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp trong lời b́nh đầu tiên về thơ Đồng Đức Bốn "Vốn từ của anh (ĐĐB) loanh quanh khoảng 600 từ". Không dám bàn căi ǵ về câu nói của anh Thiệp nhưng nếu đúng như thế th́ dẫu ai có là thần đồng thơ lục bát, cũng không thể nào dịch được thơ nước ngoài sang lục bát của ta cả!

Xin giăi bày thêm một điều là tôi đă cố t́nh không giữ luật bằng trắc của thể thơ lục bát cổ điển, dùng nhiều phá cách như chấm câu giữa ḍng, ngắt ḍng hoặc nối ư của hai câu liền nhau, với ư đồ tránh sự đơn điệu dễ gây nhàm chán cho độc giả khi phải đọc hàng loạt bài thơ lục bát, và phần nào thổi đôi chút "hương vị thơ Tây phương" vào bản dịch mà thôi. Những "thủ thuật" nho nhỏ đó cũng rất mong được các vị dịch giả tiền bối, dày dặn kinh nghiệm dịch thuật cũng như độc giả cho ư kiến trong và sau hội thảo này.

Băn khoăn cuối cùng: Nên có những phương tiện hỗ trợ và khuyến khích dịch thơ nước ngoài như thế nào?

Tôi đă có được nhiều đầu sách (cả dịch và sáng tác), được các nhà xuất bản in ấn, phát hành và trả nhuận bút "bèo". Duy nhất cuốn Thơ t́nh nước Nga phải bỏ tiền cá nhân ra in. May là sau đó một số bạn bè thích nó, đă mua và bán hộ được hơn 200 cuốn, đủ để thanh toán chi phí với nhà xuất bản. Nhưng nếu thơ dịch cũng phải chịu chung "số phận" của thơ Việt Nam hiện tại là "hăy bỏ tiền túi ra mà in nếu ai đó… ngộ thơ" th́ không thể hi vọng ǵ vào việc có những tập thơ dịch "hoành tráng", chỉ nên coi là tṛ tiêu khiển của một số người ham thích, chủ yếu qua mạng internet với nhau mà thôi.

Thực ra nếu Hội đồng Văn học dịch thực sự có mong muốn làm bà đỡ cho việc dịch thuật thơ th́ cũng không đến nỗi thiếu biện pháp. Qua việc bạn bè bán hộ thơ dịch song ngữ của tôi vừa qua, th́ khả năng chào bán sách ở các trường chuyên ngữ, trường đại học, cơ quan đối ngoại hoặc thương mại liên doanh với nước ngoài không đến nỗi khó khăn. Có thể dùng làm tài liệu hỗ trợ học tập, làm quà tặng trong dịp tổng kết, tiếp xúc ngoại giao hay khách hàng… Có điều đă là nhà thơ-dịch giả th́ không ai giỏi những việc như vậy, mà họ cũng chỉ cần không phải tự bỏ tiền in sách đă có đủ nhiệt t́nh lẫn ham mê dành cho công việc. Vậy nên sự hỗ trợ của Hội đồng Văn học dịch cùng các Quĩ, các nhà Xuất bản và nhà Sách là hết sức cần thiết và quí giá cho công việc giới thiệu nền thi ca thế giới đến với đại đa số người đọc của đất nước chúng ta.”

                                                                                     Nguyễn Ngọc Châu

                                                                          

Nguyễn Hồng Nhung:

 

Anh Ngọc Châu thân mến!

Nếu có ai hỏi tôi về thơ dịch, tôi chỉ nói thế này: người dịch sẽ dịch tác giả nào gần với tính cách sáng tạo của họ nhất, đấy mới đúng là sự lựa chọn mang tính chất cá nhân hứng thú và tự nguyện.

V́ dịch là SÁNG TẠO. Ta và tha nhân (người khác) kết hợp để trở thành một phiên bản thứ ba hoàn toàn mới. Văn hóa là hệ quả của quá tŕnh kết hợp một lần nữa. Không có quá tŕnh kết hợp này không có cách nào để linh hồn (tinh thần) con người đến được với nhau trong cơi trần mênh mông nhưng đầy giới hạn.

 H́nh thức thể hiện bản dịch cũng giống như ngôn ngữ dịch của dịch giả, thể hiện GU THẨM MỸ trong văn chương của người ấy. Đọc và đánh giá là của người thưởng thức rồi. Hăy để toàn quyền phần này cho người đọc.

Đọc các sáng tác (nghĩa là đọc các dịch phẩm) chúng ta có thể h́nh dung ra kẻ tái tạo ngôn từ: đấy là những bức chân dung không bao giờ giống nhau, những cách sử dụng câu chữ không bao giờ trùng lặp, những dịch giả duy nhất cho một văn bản tái tạo, những phiên bản văn hóa NGƯỜI thiên h́nh vạn trạng, để chúng ta có thể thưởng thức đời sống tinh thần  nhân loại trong vẻ đẹp của mỗi một ngôn ngữ riêng biệt.

 

Đọc mấy bài thơ tiêu biểu do anh dịch và Thúy Toàn dịch, tôi nhận thấy sự thống nhất trong cách hiểu tinh thần của bài thơ giữa hai dịch giả, cái khác nhau ở đây chính là các từ tiếng Việt khác nhau mà hai dịch giả sử dụng, chứ không phải v́ h́nh thức truyền tải của bài thơ.

Tất nhiên, bản dịch của anh "có vần" hơn, nhưng lời dịch của Thúy Toàn mang"tâm tư riêng tư" hơn th́ phải?

Đây cũng là ư kiến riêng của tôi về lục bát: Không hiểu sao tôi cứ thấy cách thể hiện của h́nh thức lục bát không TRỰC TIẾP như thơ tự do. Có lẽ v́ quy tắc làm thơ lục bát rất chặt chẽ và bắt buộc?

Nhưng: tinh thần con người không có biên giới, sáng tạo là đôi cánh chắp cho con người bay tới bất cứ nơi nào họ muốn.

Các dịch giả hăy cứ YÊU niềm sáng tạo riêng của ḿnh và hăy cứ hiện thực hóa nó, thể nào cũng sẽ gặp" tri âm, tri kỷ" từ những bản dịch rất riêng, rất khác của ḿnh, đúng không anh?

……………………………………………

(2015. június 18.)