Jesse-2-NHNhung

JESSE.2

http://www.youtube.com/watch?v=H_IRob0AFUQ&NR=1

 

 Cô nhận được một lá thư dài từ nửa bên kia của trái đất.

Kèm theo là một bài hát mang hương vị day dứt ra đi của chất linh hồn lăng du Zigan.  Đúng thế, giọng nữ nhừa nhựa vừa cất lên, những cỗ xe ngựa lắc lư chất đầy các đạo cụ sân khấu, cùng đám đàn bà, trẻ con lố nhố tḥ đầu ngắm nghía trên con đường bụi mù hiện ra trước mắt cô, đôi lúc, đám nghệ sĩ thang thang Zigan này nhảy xuống đất đi bộ, những lớp váy nhiều tầng sặc sỡ như đuôi công của đám phụ nữ xoay tṛn theo gót những đôi ủng nện xuống ḷng đường mạnh mẽ của những người đàn ông…

 Những giai điệu vừa nhanh như những bước nhảy gấp gáp, vừa tha thiết ngân dài như ánh hoàng hôn tím đỏ đang lụi tắt, vừa mời chào vừa vẫy gọi, vừa chia tay lưu luyến khiến tim người nghe vỡ ra từng khoảnh khắc…

Jesse! Jesse đă trở về !

Trong một không gian khác hẳn. Và một thời gian sống khác hẳn.

Cô đang hấp hối như một con cá mấp mé sát mặt nước, đôi khi cá gắng sức muốn lật nghiêng để thay đổi trạng thái, nhưng không được, đôi khi cá gắng quẫy cái đuôi nặng tŕnh trịch, muốn nhớ lại cảm giác lặn sủi tăm, nhưng không nổi, thế là nó đành vật vờ nửa tỉnh nửa mơ lơ lửng sát mặt nước lạnh băng ửng trăm sắc cầu vồng từ những khúc xạ ánh sáng găy gục xuyên xuống…

Cô không biết chính xác nguyên nhân gây nên sự hấp hối này.

Cô chỉ nhớ cảm giác đầu tiên khi chạm chân đến khoảng không thời gian thu gọn trong cái lồng có tên gọi thành phố quê hương. Đấy là cảm giác lạnh toát. Không hiểu từ lúc đôi mắt cô nh́n lên những rặng cây phủ  bụi trắng hếu hai bên đường phố, hay chính từ sự dửng dưng  như biến thành tượng  của những rặng cây này. Cô luôn luôn nghĩ: linh hồn của cây cối trong thành phố này đă bỏ đi rồi. V́ cây cối xung quanh cô không c̣n màu xanh âu yếm của sức sống non xanh nữa. Chỉ c̣n lại h́nh thù của cây mà thôi.

Đấy là cảm giác lạnh toát, khi đi qua khung cửa sổ những ngôi nhà bên đường, đặt chân lên những viên gạch lát vỉa hè, hay bước ngang một góc phố, sang dăy phố bên kia, không nhận ra bất cứ liên hệ ǵ từ quá khứ xa xưa của linh hồn cô, với nơi cô cất tiếng khóc oe oe chào đời.  Như thể tất cả chỉ là một sa bàn dưới đôi chân bước.

Chỉ những mặt nạ đông đúc đi lại ngược xuôi trên đường, những mặt nạ trong rất nhiều trang phục, đông như một ḍng suối đặc sệt  các loại côn trùng màu sắc khác nhau đang quẫy đạp, va chạm, chồng chéo, đan xen, chảy trên vỉa hè,  chảy dưới ḷng đường, cùng những ḍng xe bất tận trong  âm thanh  ŕ rầm như sóng biển….

Khoảng không gian chật hẹp đặc sệt những người là người này giống như một cái cốc chỉ có nửa cốc nước nhưng người ta tham lam tống vào đấy hàng chục th́a đường với khát vọng càng ngọt càng ngon. Và kết quả là đường không thể tan, cũng như không thể lấy lại chỗ đường đă bỏ vào cốc, nó đă ḥa vào chỗ nước ít ỏi và tạo thành một thứ dung dịch sền sệt, không chảy mà cũng chẳng đông đặc.

Cô biến thành một hạt đường vô danh trong thứ dung dịch ma quỷ ấy. Không có đường thoát.

Giá như toàn bộ chỉ là một sa bàn câm lặng trong tủ kính của một viện bảo tàng. Chỉ cần ngắm trong mấy phút rồi bỏ đi.

Giá như!

Để  câm lặng của trầm ngâm suy nghĩ sau khi bước ra khỏi cửa viện bảo tàng cứu vớt mọi phút tham ước ngu si hưởng lạc gấp gáp…

Giá như!

Nhưng không thể. Cái khoảng không thời gian nhất định gói trong cái lồng vô h́nh này nhắc nhở sự sống bằng chính âm thanh của nó. Âm thanh người. Ngôn ngữ người. Hỡi ôi! có loại thuốc độc nào nặng hơn và nguy hiểm hơn chính bản thân sự sống đă bị nhiễm độc?

Từ một sinh linh b́nh thản tươi tỉnh và cân bằng, đến ẩn náu tạm bợ trong thành phố có sự sống màu xám nơi đây, cô từ từ nhuốm bệnh.

Bởi  trời ban cho cô khả năng hiểu ngôn ngữ người nơi đây.

Những ngày trước đó cả ngày cô lẳng lặng, làm mọi việc như một cái máy, không cảm xúc, không suy nghĩ, cô vật vờ mấp máy sát mặt nước như một con cá đang giăy chết. Con cá hấp hối, cặp mắt cá lờ đờ rơi theo tia nắng mặt trời xuyên qua làn nước đục, găy gập thành những tia cầu vồng bảy sắc lấp lánh quanh tấm thân cá nặng nề cố lật hoặc vật ngang vật dọc, cố làm động tác bơi hay cố kéo dài cảm giác muốn bơi?

Đêm đêm chui vào giường, kiệt sức v́ câm lặng cả ngày hoặc v́ đầu đau như búa bổ, cô lẩm bẩm một ḿnh trước khi ch́m vào giấc ngủ lạnh ngắt:” Ta chịu đựng! ta đang chịu đựng!”

 

Ngày nào trạng thái này cũng xảy ra, cô cảm thấy tuyệt vọng, không thể tự ḿnh thay đổi trạng thái của ḿnh, dù cuộc sống xung quanh cô luôn xảy ra một cái ǵ đó.

Những ngày cuối cùng của năm cũ, trong mua sắm tưng bừng và ăn uống nhậu nhẹt cũng tưng bừng của thiên hạ, cô ngồi gơ phím như thường lệ trên căn pḥng thuê từ tầng gác tư cao nhất. Tối hôm đó, cô nghe tiếng cười nói từ dưới đường vọng lên, cô biết họ đang chạm cốc, mời nhau ăn và bắt đầu tṛ chuyện rôm rả. Lát sau những giọng hát vọng lên.

 Cô cười thầm trong bụng v́ lời bài hát mang màu sắc chính trị phổ cập một thời, từ trẻ con bắt đầu tập nói đến người già thều thào đều thuộc và sẵn ḷng cất tiếng hát, trong bất kỳ dịp nào từ long trọng đến b́nh dân. Cô nghe câu chuyện của họ và biết  họ là những người làm công trong các cửa hàng trong phố, trước khi về quê nghỉ với gia đ́nh, họ tụ tập ăn uống chia tay.

Sau tiếng hát mỗi lúc một ê a dần là tiếng nói cười ầm ĩ, tiếng mời mọc lẫn nhau và  tiếng cốc chạm. Rồi...tiếng cốc, bát đĩa vỡ tan, tiếng lục cục ǵ đó xô, va đập vào nhau,và bắt đầu lanh lảnh một giọng chửi cất lên. Âm điệu vừa dứt của bài hát khi năy tươi tỉnh cố gắng „hướng thiện” bao nhiêu, th́ tiếng chửi giờ đây ngược lại bẩn thỉu cục cằn thô lỗ bấy nhiêu.

Từ phút đó cho đến quá nửa đêm, mệt mỏi gập laptop đi nằm, cô bắt buộc phải nghe trọn bộ màn tŕnh diễn văn hóa nguyên thủy của kẻ mượn hơi men đóng vai quyền lực trừng trị kẻ kia, nghe thứ văn hóa  đổ lỗi, đe dọa, quen thuộc và tất yếu như thể cơm ăn nước uống hàng ngày ở xứ này.

Cô chợt nhớ ra một câu của Hamvas Béla mà cô yêu thích:” Tất cả mọi người đều ở trong thứ nước sốt này”. Cô có chạy đằng trời! thoát đằng trời cái môi trường bi hài kịch bao quanh cô.

Hôm sau, cô ngập ch́m toàn bộ thân thể trong tiếng nhị ̣ í e và tiếng gơ giữ phách của dàn nhạc đám ma trước cửa gia đ́nh đối diện. Một bà cụ vừa qua đời. Một ngày từ sáng đến quá nửa đêm, tiếng nhạc rên rỉvừa như tiếng khóc than van vừa như tiếng kể lể vô tận xoáy vào từng tế bào khiến người nghe lúc đầu cảm thấy bùi ngùi, sau bắt đầu tự hỏi: đến bao giờ kết thúc? v́ không thể làm ǵ nổi trong thứ nhạc đơn điệu cắn rứt khiến người nghe lúc cảm thấy phát điên, lúc xẹp xuống bần thần…Hừ! cái môi trường mở toang cùng tŕnh diễn và cùng chịu đựng này !

Những ngày sau, cuộc sống hàng ngày trở lại theo quỹ đạo b́nh thường, cô lập tức biết ḿnh đoán chính xác tư nữa cái ǵ sẽ xảy ra: đài truyền thanh phường mở từ bảy giờ sáng với những bài hát cổ lỗ sĩ cô thuộc ḷng từ hồi c̣n bé, sau đó một giọng nữ oang oang loan báo đủ loại tin tức vặt vănh xảy ra trong cái khu vực có một con kênh đen ng̣m, thối hoăng đầy rác rưởi nằm giữa những dăy nhà san sát. Mỗi lần đi qua cây cầu nhỏ xíu bắc ngang, cô tự hỏi: làm thế nào để quen với mùi hôi thối xông lên nhức tận óc và cảnh tượng bẩn như băi rác này?

Gần nhà cô trọ có một băi đất trống người ta đă kịp quây bạt làm không gian giữ  các loại xe. Gắn liền với một cơ quan hành chính nhà nước ǵ đó, ở đây có một tầng lớp thị dân mới: những người bảo vệ. Họ mặc đồng phục, vai có gù như lính của cung đ́nh, từ sáng đến tối làm đúng một việc: không làm ǵ cả, chuyển động loanh quanh nh́n giời nh́n đất và đợi ngày kết thúc. Họ mắc một cái đài và một tivi cùng một cái loa to tướng trước cửa vào băi xe, cả ngơ và cả phố ngoài kia sẽ chịu đựng cả ngày thứ âm thanh thời thượng từ tiếng loa này phát ra, từ nhạc thời”ngụy” đến nhạc “đỏ” cùng”xanh” cùng”trẻ”cùng”teen”…

Cô đi ngang qua tiếng nhạc mở hết cỡ và tự hỏi: sao người ta không chán ngấy sự đơn điệu này ?

 Có lẽ chỉ cô thắc mắc, bởi mọi việc vẫn cứ thản nhiên diễn ra, người người thản nhiên sống. Có lẽ chỉ một ḿnh cô hấp hối, giữa cái thành phố đặc sệt người xe và tắc đường và bụi bậm này. Cô hấp hối bởi cô không ḥa ḿnh nổi vào cuộc sống xung quanh. Cô như đang xem một cuộn phim chiếu trước mắt, quan sát, ngẫm nghĩ, và chịu đựng, v́ cô cảm thấy quá sức chịu đựng của ḿnh. Cô cảm thấy ḿnh không phải là ḿnh, ở đây.

 

Rồi đến hôm cô nhận được thư của Jesse. Một lá thư thật dài. Niềm vui đột ngột ùa vào ḷng khi đọc khiến cô ngồi lặng rất lâu. Niềm vui thật lạ, nó làm cô tỉnh táo trở lại. Như thể con cá ngắc ngoải đang ngáp ngáp hụt hơi được thả về sông, về ḍng nước ấm áp và trong lành, con cá tỉnh lại, quẫy đuôi và muốn lặn…

Phút đấy, cô hiểu con người bên trong của cô đă bị bệnh. Có một thứ hiện thực bên trong khác hẳn thứ hiện thực bên ngoài, đấy là cuộc sống tinh thần, là thứ vô h́nh, thứ hiện thực tạo nên bằng sự ngẫm nghĩ. Của ngôn từ. Cô nhuốm bệnh bởi được nuôi dưỡng bằng thứ ngôn ngữ cô hiểu, tiếng mẹ đẻ, nơi đây. Tại sao tại nơi đây chỉ cô nhuốm bệnh?

Jesse kể cậu đang giúp những đạo diễn trẻ dựng những tác phẩm đầu tay của họ. Cô h́nh dung Jesse đi lại, mỉm cười lắng nghe những đạo diễn tuổi đời chưa quá đôi mươi run rẩy, lúng túng, hồi hộp tập dựng những màn kịch đầu tiên trong đời, trong khi đôi mắt biết nói của cậu tỏa cái nh́n ấm áp và tin cậy lên từng người. Jesse kể cho cô nghe về những nhà hát tự do, những nhà hát ngoài trời nhiều khi không bán vé, nhiều khi diễn viên là những kẻ không chuyên. Jesse say mê nhà hát, sân khấu và những vai diễn. Sao thế nhỉ?

 Cô đọc đi đọc lại những câu văn kỳ dị, cố gắng đoán nghĩa của chúng,  không thể không mỉm cười, thậm chí có lúc cô cười phá lên v́ cấu trúc và ngữ pháp vô nghĩa của câu văn. Jesse dịch lá thư bằng trang dịch trên mạng. Cả hai tiếp tục không biết ngôn ngữ của nhau. Cô chép những đoạn dịch từ những bức thư trước của Jesse thành một lá thư dài ngồi đọc thật kỹ và ngẫm nghĩ thật lâu. Cô và Jesse cố gắng hiểu nhau qua những đoạn văn dịch kỳ dị này. Cô vẫn cảm thấy Jesse  gần gũi với ḿnh hơn bao giờ hết.

Cô nghe đi nghe lại bài hát, ngay từ âm thanh đầu tiên, cô nhận ra những ngày tháng Mười không thể nào quên trong cái biệt thự vắng bên hồ, đấy là hương vị của sự b́nh yên và niềm vui sướng tự nhiên. Có một cái ǵ đó khó lư giải giữa sự yên b́nh hạnh phúc trực tiếp mà con người Jesse thừa sức tạo dựng, với cái cách thức truyền đạt gián tiếp của nhà hát, của các vở kịch mà Jesse yêu thích. Đấy là cái ǵ nhỉ? Tại sao Jesse say mê nhà hát, say mê nghề đạo diễn đến thế?- cô ngẫm nghĩ nhiều lần nhưng chưa t́m ra lời giải đáp.

Nhưng hôm nay cô bất chợt nhận ra: chất say mê hoang dă ẩn hiện trong mối quan hệ giữa cô và Jesse nằm trongmột phạm trù rất có vẻ xa cách, nhưng thực ra nằm ngay trong đời sống, đấy có phải là thứ mang tên:  sự CÁCH ĐIỆU?

 Đúng! không thể có câu trả lời khác!  cô ngẫm nghĩ: cái thiếu vắng trong đời sống của thành phố quê hương cô chính là sự thiếu vắng chất cách điệu – cây cầu bí ẩn gián tiếp của hành vi sống- như một đặc thù sáng tạo chỉ có của đời sống người? .

 Thiếu sự cách điệu bí ẩn này đời sống người hoàn toàn trần trụi, là màn kịch không sân khấu, không hậu trường, không cánh gà, không màn nhung, là thứ đời sống bị tước bỏ toàn bộ niềm vui  bí ẩn  nằm trong cái vô h́nh, cái không lời, cái siêu h́nh tất yếu của sự vật.

Jesse yêu thích nhà hát, nơi ngày ngày bằng những cử động lặp đi lặp lại đi kèm với ngôn ngữ nói, người ta cố gắng khám phá và thực hành cái đẹp, trong hành vi giao tiếp lẫn nhau, những thực hành này là các vở kịch, các tập dược diễn trên sân khấu. Cô nhớ tới những ngày sống ngắn ngủi bên cạnh Jesse và nhận ra cậu là hiện thân của sự tinh tế trong giao tiếp, thứ tinh tế tế nhị đẫm chất người toát ra từ sự yêu thương trong sạch cái đẹp hồn nhiên tỏa ra từ cậu, một sinh linh xă hội không cần phải đối phó với những giả dối cũng do chính con người tạo ra.

Có thể tin cuộc sống hàng ngày quanh ta đây không có chút mảy may cách điệu nào như trong nghệ thuật không?  Có một đời sống không chút sáng tạo, không chút vươn lên đạt tới một cái ǵ đó như nghệ thuật, giữa những con người với nhau? Bởi cuộc sống người làm nên từ cái ǵ nếu không phải từ những cố gắng vươn lên t́m cái đẹp? Nghệ thuật há chẳng phải chỉ duy nhất con người biết dựng xây? Và nghệ thuật lớn nhất há chẳng phải là NGHỆ THUẬT SỐNG giữa con người với nhau ?

Cô không tin cuộc sống là sự trần trụi, chỉ là sự trần trụi mà thôi. Nhưng hiện thực mạnh hơn khát vọng. Cô đă nh́n thấy những điều ḿnh không muốn tin. Trong chính cuộc sống đang diễn ra hàng ngày nơi quê hương cô, mà nền tảng của nó là sự giả dối. Sự giả dối thấm đẫm từ nền tảng cơ bản nhất làm nên một cộng động  người: trong ngôn ngữ.

Té ra thứ ngôn ngữ cô hiểu nơi đây dùng để biện bao cho sự dối trá lớn nhất trong bộ óc con người: biện bao cho một hệ tư tưởng dối trá. V́ con người sống trong hệ tư tưởng ấy nói một đằng làm một nẻo. Sự dối trá này bao trùm từ h́nh thức bên ngoài đến nội dung bên trong. Cả thành phố trang hoàng bằng chỉ màu đỏ của cờ và những khẩu hiệu mang những nội dung kỳ dị. Nội dung kỳ dị bởi nó chẳng liên quan ǵ đến nội dung sống của cư dân trong thành phố này. Thậm chí, khó mà tin rằng chính những con người đang sống cạnh cô đây là kẻ hồ hởi vẽ và viết lên những nội dung tuyên truyền ấy.

Cô từng ngắm nghía rất lâu một tranh áp phích vẽ những người dân của đất nước cô, đang phấn khởi Sống, trên mọi lĩnh vực hoạt động của họ. Hăy chỉ cho cô xem, trong cái hiện thực sống hàng ngày, những người trên bức áp phích này đang ở đâu? Trong tranh họ là những con rối má hồng, mắt trong sáng, cười hớn hở, mắt nh́n thẳng, vịn tay nhau hoặc dựa vào nhau cùng nh́n về một hướng mặt trời đỏ rực là những ngọn cờ, để tiến bước. Dưới chân tấm áp phích, những mặt người vô cảm hoặc bịt kín trong những chiếc khẩu trang xấu xí chảy thành ḍng xe máy, ô tô nặng nề chậm chạp nhích từng bước.

Không thể có họa sĩ nào vẽ chân dung tự giễu thành công hơn.

Vậy th́ nó sinh ra để nhằm một mục đích ǵ chứ?

Để người ta quên đi. Quên nghĩ và đặt câu hỏi. Để cứ thế mà lao bừa lên phía trước. Như những con ngựa bị che mắt nh́n ngang dọc, chỉ theo cây roi của người thúc mà tiến. Cả thành phố hấp hối với bầu không khí đầy khói xăng, bụi, với ngày lại ngày đường xá tắc ứ nghẹn, không dành cho bất kỳ ai  một phút thoáng ngẩn ngơ nghĩ suy. Mỗi ngày ra đường, cô thấy từng đoàn người xe ào ạt đổ ra đường, như những đợt sóng thần hung tợn, sắp sửa chực cuốn đi tất cả…

Cô nhắm mắt lại. Cuốn trôi nhanh đi, sóng thần! cái hiện thực trần trụi và tắc nghẹn hấp hối này! Cuốn đi! hăy cuốn hết ra biển đi!

Nhưng không có ǵ xảy ra hết.

Chỉ  đơn điệu, đều đều, tẻ ngắt, những bài ca dối trá lại vang lên ngày lại ngày, như thử sức chịu đựng của những đôi tai, những trí óc hiểu ngôn ngữ xứ sở này.

V́ thế nét mặt kẻ đi đường quanh cô mới dửng dưng làm sao, v́ thế đôi mắt họ mới trống rỗng làm sao, và những câu chuyện của họ trao đổi với nhau mới nhạt nhẽo, đầy tâm tư tự ti và mặc cảm làm sao. Ôi! có dân tộc nào buồn như dân tộc của cô trong ngày sống hôm hay không?

Không ai nhận ra điều này chăng? Chỉ những con cá ngáp ngáp cái miệng tuyệt vọng giẫy giụa trước khi buông xuôi, nằm lật nghiêng phơi những cái bụng trắng hếu trên mặt nước hồ bên công viên chiều qua cô đi ngang hiểu ra điều này chăng? c̣n con người th́ không: họ túm rất đông bên hồ, chỉ trỏ, bàn căi om x̣m rồi bỏ đi dửng dưng. Đă từ lâu con người và thiên nhiên xứ này không c̣n chia xẻ linh hồn với nhau nữa.

Bởi v́ thành phố đă làm bay mất linh hồn của chính nó-thành phố- nơi con người tụ tập nhau lại giữa trung tâm để đón nghe những lời sấm truyền của thần linh, của thượng đế giờ đây thành phố ấy chỉ c̣n là đám gạch ngói lạnh ngắt mù mịt bụi phủ những dấu chân hối hả tàn phá của đám người không tín ngưỡng mà thôi.

Thần linh đă bỏ cư dân xứ này và ra đi.

Chỉ c̣n lại chúng ta với nhau.

Chỉ c̣n lại cô.

Buốt giá đau buồn trong một chiều cuối năm lạnh ngắt.

Giữa xứ sở quê hương, nhận lá thư người bạn văn nơi chân trời xa tắp, và một bài ca, cầu xin vị thần b́nh yên Gabriell quay trở về dẫn dắt những kẻ quá đau buồn và tuyệt vọng….

Cô bấm vào đường linh và nghe thêm lần nữa:

http://www.youtube.com/watch?v=H_IRob0AFUQ&NR=1

Jesse!

Nguyễn Hồng Nhung

(Hà nội 2011.02)