KeAnXinNHNhung

 

Kẻ ăn xin

 

 

Anh là một kẻ ăn xin.

Bằng chữ.

 

Ngay bắt đầu quen nhau, anh đă hấp tấp bày tỏ niềm ngưỡng mộ của ḿnh. Bằng cách gửi một loạt bài của tôi đă được copy lại ”để đọc dần” –sau này tôi hiểu thêm, đây là một đặc điểm của những kẻ  khôn ngoan tham lam– anh gửi để tôi cảm động, để tôi hănh diện, mà quên rằng, đọc dần hay đọc ngay đều là « ân huệ » của người đọc, với người viết, không liên quan ǵ đến sự hănh diện hoặc cảm động mà hai đối tượng có thể dành cho nhau.

 

Rồi, anh chia xẻ ấn tượng với một truyện ngắn viết đă khá lâu của tôi, nhưng anh không phân tích dài, chỉ đưa ra một vài ḍng ”đồng cảm”, mà nếu thiếu sự phân tích, giống như một câu văn lơ lửng không hiểu từ đâu ra?

 

Ấn tượng của anh về văn tôi ( tạm thời) chỉ thế. Chắc anh bận nên chưa đọc hết ? Nhưng sau này tôi vỡ lẽ : vội vàng là đặc điểm chính của anh. Vội vàng v́ muốn mọi điều ḿnh làm, ḿnh nghĩ đều « cho xong béng », v́ mọi thứ, dường như đi bên cạnh anh, chứ có nhập vào hoặc toát ra từ anh đâu ? Nhưng tại sao lại trách anh, khi  vội vàng là một trong những đặc điểm chính của quê ta – nơi quan trọng nhất là bề nổi khuôn mặt khoe ra với thiên hạ, như một xứ, lắm đầu bếp tài ba biết nấu nhiều món ăn đa dạng -  nhưng chỉ để bày lên bàn tiệc,  mỗi nhà vua được quyền phán xét chất lượng nếm, nên phải vội vàng chế biến rơ nhanh.

 

Anh bắt đầu bộc lộ bản thân. Với thói quen. Như tất cả mọi người. Có người kể ngay những đam mê của ḿnh, người quan tâm đến gia đ́nh, họ hàng, các mối quan hệ, người bàn chuyện văn chương, người gợi ư ḍ hỏi những điều xa xôi, để t́m ra những con đường tiếp cận tế nhị… C̣n anh thuộc típ thể hiện sự thân mật trực tiếp bằng than văn. Than văn cho bản thân.

 

Sau này tôi thêm một kết luận: những người ưa than văn rất sợ mất ḷng người khác. H́nh như họ cũng hiểu than văn là thứ gợi niềm thương, không thương hại th́ thương xót, cả hai niềm này đều dễ làm người khác t́m đường tháo chạy. Nhưng kẻ hay than văn giống kẻ liều đánh bài, mang đồng tiền cuối cùng ra đặt cược, biết đâu gặp vận may, một biến thành mười, từ kêu la một thân một ḿnh, biến thành nhiều ḿnh để bấu víu.

 

Tôi không tin những người biết viết, những người biết sắp xếp những chữ cái thành ḍng, thành trang, thành tập, lúc kêu gào, kể khổ, gợi ḷng thương đều như vô thức.

 

Những người này cực kỳ ư thức về việc họ làm.

 

Song song với nỗi tự thương thân, là ca ngợi, hoặc làm thế nào đấy cho vừa ḷng người khác, giống như sự nhất thiết hai mặt của một bàn tay, hoặc chí ít, là cách giữ chân một kẻ đồng t́nh ở lại cạnh ḿnh, khi kể khổ.

 

Tôi nhận được thơ tặng. Những bài thơ ra đời vội vă, có những từ ngữ rất đẹp, rất kêu, thậm chí, gợi màu sắc và âm thanh. Như đứa trẻ với hộp ch́ mười hai màu, vẽ và tô một con công rực rỡ.

 

Chỉ cảm xúc, cả nơi người viết lẫn nơi người đọc h́nh như đều mỏng dính. Mong manh như màng nhện, dù từ ngữ trong bài nổ đôm đốp như nút chai sâm banh...

 

Tôi nhớ, đọc xong, tôi phá ra cười. Tôi là như thế, cái ǵ bất b́nh thường đều làm tôi lăn ra cười ngay lập tức. Sau đó, sẽ từ từ cảm nhận …

 

Tôi khó chịu, thấy những bài thơ làm ḿnh bực bội.

Những màu mè rỗng tuếch, trong đó tôn vinh, đặt người khác ngồi lên một cái bệ cao ngất ngưởng, và anh, trên một bệ khác, cũng ngất ngưởng như thế, bên cạnh. Ta sẽ ca ngợi nhau, v́ nhau, ta đau đớn, v́ nhau, ta buồn phiền, v́ nhau, ta đẹp lộng lẫy, v́ nhau, ta ưu tư, và v́ nhau, ta sẽ thành bất tử!

Dù, ca ngợi hay ưu uất,  đều không màu không mùi, không vị, như bong bóng xà pḥng thổi bay lên từ một mẩu cọng rơm.

 

Ôi những mô típ quen thuộc biết dường nào của văn chương quê nhà!

Và, những cây bút, da mỏng như pơluya, vừa chạm vào đă chảy máu, vừa hỏi lại một câu, đă xù lông dựng đứng, vừa nhăn trán chưa hiểu, đă chạm ḷng tự ái, những tâm hồn bất khuất và nhạy cảm biết nhường nào…

 

Nhưng tại sao giả vờ cứ như thật được nhỉ?

Tôi đă nhiều lần tự hỏi.

 

Như một hé mở tâm sự anh bảo, tôi viết vẫn c̣n lộ ḿnh lắm, hăy như anh, dấu ḿnh thật kỹ, mà viết vẫn như thật, nước mắt thiên hạ vẫn chảy...

 

Tôi băn khoăn đọc một loạt chuyện ngắn của anh.

Đọng lại trong tôi những t́nh tiết, đúng, anh rất biết dừng lại những vụn vặt t́nh tiết nào, để ca ngợi, để tán dương, hoặc biến hư cấu thành „như thật”, và ngược lại. Nhưng đọc rồi người ta cứ băn khoăn, và tự hỏi : xong sao ? những mẩu viết này liên quan ǵ đến đời ai ? Dùng vào việc ǵ ?

 

Con người là một sinh vật nhậy cảm nhất, nó „ngửi” cuộc sống bằng toàn thân. Nhưng chính v́ thế, cần nâng cấp hành động „ngửi” của nó, đừng để nó ḥa đồng với những tầm thường thưởng thức. Để sau đó nó chỉ biết tiếp tục tiếng cười và tiếng khóc bản năng, hoặc cùng lắm, nâng thành giọng than van chua chát…

 

Sao viết thế lại thành thói quen được nhỉ?

 

Tôi đặt vài ba câu hỏi, về quá khứ, về sự nghiệp cầm bút của anh. Và chợt hiểu.

 

Anh có cái thông minh nhận ra vấn đề và tổng quát sự kiện của kẻ biết viết văn. Lúc bắt đầu viết, tại một thời điểm, anh biết thiên hạ cần văn chương ǵ, anh biết món ăn tinh thần nào sẽ nhảy ngay vào đĩa hạng nhất, miễn cạnh tranh, thậm chí, anh biết thời thế của anh đang cần những nhà văn như anh, cần lắm.

 

Leo tới đỉnh vinh quang, anh cảm phục bản thân trên hết, sau, học thêm thói quen nâng niu người khác, sợ người khác mất ḷng, mà viết cho tôi, anh ngỡ ḿnh đặc biệt đại lượng với đời. Biết ḿnh biết ta, anh tiếp nhận thói so b́, làm nền cho những lời than thở và ḷng khinh miệt đồng nghiệp, tuy dấu diếm.

 

 

 

 

Đối với anh : tất cả là tṛ hề, anh đi guốc vào bụng mọi người, anh đi guốc trong bụng anh, anh biết chẳng có ǵ thiêng liêng và bất tử…Than ôi ! đúng quá ! ta chẳng coi đời ta ra ǵ, và coi người bên cạnh ta cũng thế, họ với ta cũng vậy, hỏi cần kính trọng bắt đầu từ cái ǵ đây ?

 

Bởi thế (điều này anh nói thêm trong ngoặc) anh cần đi t́m t́nh yêu, t́m một người yêu xứng đáng, để tôn vinh, để quên đi những bẩn thỉu đời thường.

 

Tôi lại hỳ hục t́m đề tài, t́m nội dung, t́m nhân vật trong những trang anh, cũng như đồng nghiệp của anh viết. Để hiểu nền tảng câu tự hỏi của ḿnh ”thế có nghĩa là sao?”

 

Tôi gặp những tuyến nhân vật sắp hàng thẳng tắp, chỉ có thể đi bên phải hay bên trái, chỉ có thể đi về phía đông mặt trời mọc, và nhất thiết cần mỉm cười, không dừng lại, hay quay ngang.

 

Tôi tưởng ḿnh đang xem những bộ phim sử, bộ binh dàn hàng ngang mà tiến. Nhưng những người viết, ai cũng ngồi một ḿnh, một bút, một tâm trạng, sao lại dàn hàng ngang cùng viết được nhỉ? Té ra tinh thần đă được lên khuôn, cái tinh thần, đẻ ra một mô h́nh chung thời đại, cái tinh thần người cầm bút sẽ đưa vào tác phẩm, cái tinh thần ấy chỉ được có một, do ban giảm khảo quy định sẵn và đợi chấm điểm.

 

Bởi vậy anh mắc bệnh so b́. Bởi nếu đă cùng chung một hướng đề tài, tại sao không ai nh́n thấy anh là nhất, xung quanh anh, ai cũng có lỗi, cùng lắm chỉ hơn anh về ưu thế. Người có họ hàng, hoặc thân quen ban giám khảo, người hoặc nhiều tiền hơn anh, để biết cách gần gũi công chúng hơn.

 

Thậm chí, anh nh́n thấy sự sa đọa của họ, cái thói quen kéo bè cánh, tụ tập „mắng mỏ” thiên hạ, chỉ v́, than ôi, họ có ḷng tự tin hơn anh. Tự tin vào những điều :”chúng ḿnh đi guốc trong bụng nhau”.

 

Anh không có ḷng tự tin, nên anh tự kiêu, kiêu ngạo anh hơn họ và không thèm là họ. Bởi vậy anh cần đi t́m một lư tưởng xa xôi, một t́nh yêu êm đẹp, một giăi bày xứng đáng với anh,

 để quên đi?

 

Tôi chợt nhớ đến một đoạn trong truyện Hoàng tử nhỏ.

- tại sao ông uống?

- ta uống để quên đi

- quên cái ǵ?

- quên là ta đang uống.

 

Không, anh chả muốn quên, ngược lại chứ,

với một cuộc chạy đua văn chương, nơi ban giảm khảo treo giải thưởng cho những ai viết thuần nhất, hay nhất, cảm động nhất, cần phải nhớ: chẳng có ai xứng đáng, chẳng ai viết ra hồn cái đề tài lư tưởng hóa ấy, v́ nó không có thực trong cuộc đời, tiêu chuẩn nào dám cho rằng, hư cấu tôn vinh này đă đạt đến đỉnh cao thời đại và đỉnh cao nghề nghiệp?

 

Thế là,

 

Mặc bế tắc thiên hạ, phân vân vô trách nhiệm, vô phương hướng, vô lương tâm, vô ...h́nh chịu đựng,  anh tự chọn cho ḿnh phong cách kêu than.

Để sám hối cho một kiếp long đong, lận đận không gặp may,

cho một kiếp ăn xin

bằng chữ ?

 

 

Nguyễn Hồng Nhung

(Bp. 2009-04-30)