Một ngày suy tư
Cả một ngày, tôi lang thang trong thành phố. Tôi đi dọc sông Duna, ngắm nắng vàng trải dịu dàng như mật, ngắm thu đang về với những chiếc lá bay bay…
Tôi đi giữa trưa nắng, mà tưởng như đang nh́n thấy người đàn ông Do thái vật vờ trong đêm, chạy sát những hàng rào trong phố hẻm Budapest vắng tanh, tưởng như thấy h́nh ảnh ông giơ tay lên trời, cuối đoạn kinh Kaddis, sẵn sàng trở về trời, với nỗi thống khổ cô đơn, mà định mệnh đă trao cho ông.
Tôi đă lang thang khắp Budapest, với một trái tim buồn đau đớn
Trái tim buồn cảm nhận những nỗi đau từ cuốn sách mới dịch, và không hiểu có ngẫu nhiên không, cảm nhận cả nỗi đau của một người tôi yêu dấu. Anh, giống như tác giả cuốn sách, là người thứ bao nhiêu trong số ít ỏi những người nghiêm túc, đến trái đất này với sứ mệnh cô đơn cần gánh vác?
Tựa lan can bên bờ sông, tôi ngắm kinh thành Buda xa xa, và suy nghĩ, rồi ngạc nhiên về ngày sống hôm nay của ḿnh. Nó quá kỳ dị, quá phi lư, với tôc độ diễn biến quá nhanh, đến nỗi nếu sắp xếp lại thứ tự những sự kiện xảy trong một đời người, người ta không lập tức t́m ra lời giải thích.
Tôi đến thành phố này với tuổi 18 ngơ ngác, chấp nhận một cuộc sống như mơ, so với đoạn đường đói khổ chiến tranh quê nhà, tưởng xứ sở thời sinh viên tươi đẹp ấy là hiện thực đẹp và đúng như sách dạy trong trường. Nhiều thập kỷ sau quay lại, vẫn đất nước yêu quư này, nhưng khó thuyết phục tôi lần nữa, một hiện thực xă hội thuở nào tôi đă chứng kiến tại đây.
Không, vẫn h́nh ảnh người đàn ông Do thái chạy trong đêm Budapest, với kinh hoàng những kỷ niệm sống động, về một tuổi thơ đă mất, về chất Do thái như một định mệnh, xua đuổi ông về cơi vô tổ quốc, h́nh ảnh ấy ông đă vẽ hàng chục năm trước đây, trên nền trời đêm Budapest, nhưng làm sao tôi biết và hiểu nổi, khi thời đó trên trường đại học, người ta dạy những khái niệm màu vàng, hôm nay té ra là màu đỏ? Một cuộc cách mạng bị d́m trong khủng bố, được dạy trên trường, cho học sinh, như một cuộc phản cách mạng, để hơn nửa thế kỷ sau, hoa lại đặt dưới chân tượng đài kỷ niệm, những người đă ngă xuống năm 1956, v́ mơ ước độc lập của đất nước Hungary ?
Cũng như làm sao tôi biết, anh, một thuở nào cùng bạn bè, hăm hở đi theo ngọn cờ yêu nước đă chọn, để học, để mơ ước, để hiến dâng hoài băo của ḿnh trên một xứ châu Âu, mơ giấc mơ mai sau phụng sự quê nhà?
Chất định mệnh trong anh, trong tôi, quy định những ai là người Việt nam sống trong thế kỷ này, đều phải tham gia một cuộc chiến. Một cuộc chiến, mà những khái niệm cũng đổi màu như đă từng có ở đây, một cuộc chiến mà những dư âm, và những bí ẩn của nó chưa hề khai thác hết, vẫn tiếp tục trong do dự kiếm t́m của lịch sử, trả lại màu nguyên thủy, cho sự vật, cho cuộc đời, cho cả quá khứ, lẫn hôm nay, của mỗi một cuộc đời Việt Nam.
Tôi dừng lại trên trang sách, ngẫm nghĩ rất lâu, khi người đàn ông Do thái, trong những cơn xa lạ, với chính sự sống sót của ḿnh, từ trại tập trung trở về, không bao giờ có thể sống b́nh thường như những người khác được nữa. Auschwitz, trại tập trung, ḷ thiêu người, một sự thật về sự dối trá và độc ác của thế kỷ 20, đă tạo ra một h́nh thức hủy diệt con người tàn bạo nhất từ trước tới nay trong lịch sử : người sống, cảm thấy ḿnh đă chết, ngay trong tiềm thức của chính ḿnh.
Có ngẫu nhiên không, khi cũng qua những trang sách, tôi biết anh, như nhiều trí thức Việt, nh́n thấy sự vỡ mộng của ḿnh, đi từ chính những lư tưởng ấp ủ, như một nhân chứng nh́n thấy trước, cái chết của ḿnh. Từ một cái chết đi ra, liệu h́nh thức sống nào, đảm bảo sự yên b́nh cho một tâm hồn đă thức tỉnh, ngoài việc bảo tồn chính những giá trị đă cứu ḿnh khỏi cơn quật ngă của sự tỉnh ngộ?
Tôi không dự phần, với những biến đổi lịch sử những năm 50, 60 của thời đại, nhưng qua sách vở, và đặc biệt, qua cuộc sống ở xứ người, cùng cộng đồng Việt lưu vong của ḿnh, tôi dần dần nhận ra, hiểu ra những bi kịch của thời đại tôi đang sống.
Tôi t́m thấy bao nhức nhối suy tư của ḿnh, về cuộc sống hiện tại của dân tộc ḿnh, chính từ những nghiền ngẫm đau đớn, về quá khứ của đất nước này, một đất nước châu Âu xinh đẹp, tổ quốc thứ hai của tôi
Cuộc sống quanh ta, với những mưu sinh khó nhọc của con người, với những chuyển đổi lịch sử nặng nề của xă hội, mà càng ngày ta càng hiểu rơ hơn, khiến ư thức về dân tộc của ta càng sâu sắc bao nhiêu, nỗi chia xẻ nhân bản vượt bờ cơi quốc gia của ta càng lớn bấy nhiêu. Để hiểu ra một điều : nhận thức đúng của từng cá nhân, chính là trách nhiệm của mỗi tri thức cá nhân, nhắc ta hăy nghiêm túc suy tư, để sống nghiêm túc.
Tôi nhận ra thêm một điều : tác giả cuốn sách, cũng như anh, như những ai biết đớn đau về thời cuộc, đều cô đơn. V́ họ không chấp nhận sự đồng hóa, cũng như nỗi thỏa thuận yên b́nh của một cuộc sống dễ dăi, không tri thức, không suy ngẫm. Trong nỗi cô đơn xứng đáng với con người này, họ bày tỏ. Bằng văn chương, bằng nghệ thuật, như một h́nh thức sống trọn vẹn nhất với những nhận thức trải nghiệm của ḿnh.
Ngày sống hôm nay của chúng ta thật kỳ lạ, đời đă đi vào văn chương từng phút, và văn chương cũng đáp trả lại đời ngay lập tức, tặng cho đời những phút ưu tư. H́nh như chỉ đến với văn chương , mới có thể chia xẻ nỗi ưu buồn này trong khoảnh khắc?
Tôi nh́n thấy người đàn ông Do thái, đất sụp lở dưới chân, câm lặng hàng tháng tṛi, khi co ḿnh vào những đêm suy tư tự thân, để từ chối những thỏa hiệp sinh tồn, để tồn tại như một biểu tượng bất hạnh của dân tộc Do thái, trong bi kịch thời đại.
Tôi nh́n thấy anh, một ḿnh với biển, trong suy tư câm lặng và đau đớn, không chia xẻ, không rên xiết, khi không t́m ra một cơi quê hương hiện hữu đi về.
Tôi biết tại sao, đôi khi ḿnh rất bơ vơ, đầy đau đớn, không dứt ra nổi một trạng thái cảm nhận, một trạng thái cảm xúc tất yếu mà cuộc sống hiện tại, cũng như những giá trị văn chương tôi đă đọc, đă dịch, mang đến cho tôi. Hiểu tại sao ḿnh yêu những ngày lang thang ngẫm nghĩ trên phố đường Budapest, đây là xứ sở của một nền văn hóa, một trong những điều cơ bản, đă giúp tôi nhận ra những cơn đau.
Tôi nhận ra : những người như anh, như tác giả cuốn sách, dù không muốn chia xẻ cùng ai nỗi cô đơn định mệnh, như vai tṛ của Chúa trên cây thánh giá, nhưng, những giọt máu rơi từ cây thánh giá Chúa, vác trên con đường đầy đọa nhọc nhằn ấy, khi rơi xuống, ḥa vào những giọt nước mắt thành thót, của những người thương mến đi sau, sẽ tạo ra những cuộc đời an ủi...
Không phải nỗi an ủi chỉ để chia xẻ, mà là nỗi an ủi về những tương lai, nỗi đau sẽ lên tiếng, như đă bao lần nỗi đau lên tiếng, trong lịch sử đau thương lặp đi lặp lại của con người...
Budapest xinh đẹp, với những dáng cầu vừa mềm mại vừa cổ kính, phai mờ dần, trong sương thu chiều đổ, mờ ảo soi ḿnh xuống ḍng Duna, từ chỗ tôi đứng, có thể nh́n thấy những tháp chuông cong tuyệt mỹ của những nhà thờ tư lự phía bên kia sông.
Trong một chiều thu suy tư bên ḍng sông lặng lẽ này, tôi nh́n thấy ḿnh ḥa làm một vào những nỗi đau, những ưu tư, những cô đơn số phận, như ḍng nước êm đềm kia măi t́m cách xuôi chảy về nguồn.
(2008-08-30. HN)
.