PHỤC SINH

 

PHỤC SINH

 

Tôi không biết những ngày này tôi là ai và muốn ǵ nữa? bởi v́ dường như tôi sống bằng hy vọng: rằng ông Anti sẽ không chết.

 Ai cuối cùng mà chẳng chết?

 Nếu ông  khỏe lên, đi lại như người b́nh thường, sống và làm mọi việc như trước đây  tôi đă gặp, chỉ cần kéo dài thêm chút thời gian nữa thôi, sẽ củng cố LẠI TỪ ĐẦU niềm vui sống của tôi ( có lẽ thế?)

C̣n bây giờ: tôi không biết, ông đang ở trạng thái nào?

hấp hối? giẫy giụa? đợi chết? hay sẽ qua khỏi? sẽ khỏe lên? sẽ sống tiếp?

Ôi Chúa ơi!  giờ đây tôi mới nh́n rơ đến thế LINH HỒN chảy như thế nào trong thân xác.

 Có một điều kỳ lạ nhất, ông đă không”chuyển động” trước mặt tôi như một kẻ đang bị ung thư.

Những kẻ khác, rời bệnh viện về nhà (mấy người đ̣i về như ông?), họ sẽ nằm liệt giường, chăm bẵm cái cơ thể đang bị hủy hoại từng ly từng tư, chắc chắn họ đêm ngày rên xiết, hơn bao giờ hết họ cần sự chăm sóc của người thân, họ cần t́nh thương và sự nâng niu từng giây phút.

Không, ông Anti không thế.

Cái bóng gầy guộc giơ xương của ông nhẹ bỗng lay lắt trước mắt tôi, khi ông tự lái xe trở về ngôi nhà trên ngọn đồi đầy cây ăn quả mà ông yêu mến. Bóng ông chấp chới  từng bước từng bước trước mắt tôi, nghiêng ngả xiêu vẹo bước xuống các bậc cầu thang, khất sau rặng cây, tôi mường tượng ông lại xiêu vẹo bước  tiếp lên các bậc cầu thang nữa, vào nhà,  nhẹ ngồi xuống ghế trước khung bàn ngập giấy, sách, bản thảo đầy chữ in, chữ viết tay, xếp cao như núi…

 C̣n tôi, tôi đang ở trạng thái nào của t́nh cảm?

đau đớn? buồn sâu thẳm? tuyệt vọng? câm lặng?

Không đủ sức để kinh ngạc, hay đúng hơn, từ mùa đông sau những ngày gặp ông trong bệnh viện trở về, tôi đă tê liệt.

Tôi đang sống trong những ngày chờ đợi, bởi nỗi khủng khiếp đối mặt với thần chết ẩn náu trong tấm thân gầy sụt ba mươi kg của ông đă khóa miệng tôi lại. Tôi lặng lẽ theo dơi bộ xương vô h́nh vác lưỡi hái, một ngày sẽ mượn thân xác ông hiển hiện, như một h́nh ảnh cụ thể trước mắt tôi, như lá vàng bay từ cành rơi xuống đất, hoặc như một sáng tháng hai, hồ nước biến mất, chỉ c̣n lại mặt băng cứng lạnh toát khứa vào tim những tiếng hú liên hồi của gió đông…

 

Lần đầu tiên tôi biết ông Anti vào một chiều tháng sáu. Tôi gọi điện, và được ông hẹn gặp tại một ngôi nhà nằm cao trên núi. Lúc đó, ông đă bắt đầu bị bệnh, nhưng tôi không biết. Có lẽ dấu hiệu không b́nh thường duy nhất của ông là sắc da tái nhợt, và đôi khi đang đi đi lại lại tṛ chuyện trong pḥng, ông xin lỗi tôi để ngồi quỳ hai đầu gối xuống một chiếc ghế kỳ lạ, trông như một cái xe trượt tuyết. Ông bảo ông đau cột sống, và một chân ông đôi khi tê dại, mất cảm giác.

Chuyện  tṛ với ông cực kỳ lôi cuốn. Với giọng nói dịu dàng, ông giống như một linh mục giảng đạo, để con chiên ngồi trước mặt là tôi há hốc miệng lắng nghe. Sau này tôi mới biết, ông học thần học ở trường ḍng, nhưng đức tin và tri thức không thuyết phục được ông, ông bỏ giấc mơ trở thành linh mục thiên chúa giáo, rồi một ngày, người ta thấy ông nhập một tu viện phật giáo Nhật bản.

Tôi và ông chưa bao giờ đủ thời gian để tự nói về nhau. Tôi đọc các bài ông viết trên tạp chí, trên internet hoặc trong sách. Cả những bài viết sơ lược về tiểu sử của ông. Dường như tất cả những thông tin này chỉ là một lớp bụi phủ lên một cá nhân, như lớp phấn phủ lên làn da căng của quả táo, không liên quan ǵ để mùi, vị, hương thơm bên trong của quả.

 Bởi mỗi một lần gặp ông và chúng tôi tṛ chuyện, tôi không t́m thấy mối liên hệ của cái thế giới thông tin bên ngoài về ông, với toàn bộ nội dung những câu chuyện chúng tôi trao đổi. Những câu chuyện của chúng tôi  là một thế giới khác hẳn, không h́nh, không nói về bất kỳ cái ǵ cụ thể, nhưng lại sống động và trực tiếp nhất v́ bàn về tất cả.

Sau này tôi gọi tên được sự khác biệt này: đấy là linh hồn tṛ chuyện với linh hồn. Vẫn về đời sống ta đang ở trong đó, nhưng không bị cắt ra vụn vặt, từng mảnh rời như quả táo bị cắt thành từng miếng riêng rẽ, mà chỉ như một ngọn tay vô h́nh di trên làn da căng của quả táo dường như cũng vô h́nh , nhưng khiến ta nh́n rơ từng tế bào riêng biệt tạo nên quả táo đó, tṛn căng, toàn vẹn.

Có lẽ từ bé tới lớn, ta chỉ quen xé nhỏ, càng nhỏ càng tốt, toàn bộ hiện thực sống của ḿnh. Như thể ta và hiện thực đó đứng bên cạnh nhau để xé. Và ngụp lặn, ch́m nghỉm vào một biển tối mênh mang không hiểu từ đâu ra, mà trí tưởng tưởng cùng toàn bộ những điều được dạy dỗ từ tấm bé bảo ta đấy là số phận. Chưa ai kịp hiểu cái ǵ, ra sao, thời gian đă hết, những mảnh, mẩu người rơi rụng xung quanh nhau như nấm rời cuống, ơ thờ và lạnh lùng. Đấy là hết kiếp. V́ chưa bao giờ ai dạy ta về linh hồn. Để nh́n thấy ḍng chảy.

Khi linh hồn tṛ chuyện với linh hồn, ta nh́n thấy ḍng chảy. Không phải những mảnh chắp của sự vật sự việc xé nát, mà kỳ diệu một ḍng chảy vô tận. Bởi lần đầu tiên, ta nghiệm ra linh hồn và thân xác.

 

Tôi gọi điện cho ông Anti, báo cho ông biết tôi vừa dịch một bài viết của ông. Lúc đó là cuối mùa thu, lá vàng bắt đầu rơi đầy gốc cây. Ông hẹn gặp tôi tại một ngôi nhà nằm trên một đồi đầy ắp cây ăn quả. Khi đến cổng, tôi nh́n thấy một bóng người cao gầy bước rất chậm giữa những hàng cây, tóc bạc lơ thơ  lất phất bay trong gió.

Trái với nỗi thấp thỏm lo âu dày ṿ tôi và sự tàn lụi trông thấy của ông, chúng tôi cứ gặp nhau là mỉm cười,  dí dỏm đùa, và dịu dàng tṛ chuyện. Đúng hơn, sự b́nh yên bao giờ cũng bắt đầu từ ông. Ông có thói quen nói rất chậm răi, từ tốn một điều ǵ đó, giữa chừng, ông chợt dừng lại, và mỉm cười. Như thể b́nh an là lan tỏa nhiệt từ một cái ǵ đó vô h́nh  trong cơ thể, tỏa ra ngoài. Linh hồn mạnh hơn thể xác khi cố giữ thăng bằng cho nỗi b́nh yên. Ông cố gắng dạo trong vườn, lúc bứt một quả táo đưa cho tôi, lúc lượm một cành khô khư khư giữ lấy mang về cuối vườn vứt vào một đống lá đă vun. Nhưng những câu chuyện vẫn cuốn hút như thế. Giờ đây, bệnh tật là nỗi vô h́nh trong cái cơ thể gầy guộc kia, chứ không phải linh hồn nữa.

Tôi vẫn giữ măi giọng tṛ chuyện dịu dàng và nụ cười dừng lại trên môi hé mở của ông trong trí nhớ, đến mức vào lễ Giáng Sinh đến thăm ông, tôi gần như bật ngửa người ra phía sau khi thấy ông chôn chân trên ghế. Vẫn nụ cười dịu dàng trên khuôn mặt đă hốc hác đi nhiều, ông xin lỗi v́ không thể tiễn khách ra cửa. Đấy là khoảnh khắc tôi gặp lại thần chết, kẻ ngạo mạn nhăn nhở cười buổi nào, khi thấy tôi trân trân nh́n vào khoảng trống trước mắt, và tê tái cúi đầu.

Vài hôm sau, vợ ông thất thanh gọi điện báo cho tôi biết ông Anti đă nhập viện. Tôi hớt hải đến thăm. Lần thứ nhất, vẫn thấy ông cười b́nh thản. Lần thứ hai, gặp một khuôn mặt hốc hác ghê người. Lần thứ ba, đầu ông nằm im trên gối không động đậy, và từ đôi mắt xanh biếc nỗi buồn mênh mang  tỏa khắp căn pḥng. Ông bảo ông muốn nắm tay tôi một chút. Bàn tay ông lạnh ngắt. Tôi bước ra khỏi bệnh viện, tuyết trắng phủ kín phố phường vắng ngắt. Thần chết nhăn nhở đi bên cạnh tôi, khi tôi lang thang không đích trên đường vắng, mặc mưa tuyết rơi ướt đẫm thân ḿnh.

Vài hôm sau, tôi đến thăm ông Anti lần nữa. Căn pḥng mở toang, không một bóng người. Chưa kịp hoàn hồn sau một phút tái ngắt, tôi nh́n thấy người ta chở ông Anti vào. Không phải người nữa, một cái xác bất động. Hai người hộ lư hai bên, đặt cái xác xuống giường, phủ hờ chăn và đẩy xe đi.  C̣n lại tôi và vợ ông Anti, mỗi người một bên hỳ hục kéo chân, kéo tay cho ông nằm lại ngay ngắn. Tôi xếp lại đôi chân sưng phù, lạnh buốt của ông rồi thu cánh tay ông cũng lạnh ngắt xuống lớp chăn. Phía bên kia vợ ông vừa sụt sịt vừa đắp cổ, phủ ngực cho ông. Cánh tay bên kia của ông tḥ ra ngoài lớp chăn ngắn, tôi t́m một chiếc khăn bông, phủ lên trên, rồi kéo vợ ông ra cửa, sau khi nh́n một lần nữa khuôn mặt im ĺm, bất động tái nhợt trên gối.

Vợ ông nói rất nhiều, tôi không hiểu ǵ hết, chỉ sực tỉnh khi bà nhắc đi nhắc lại: tao sẽ sống với ai? với ai, nếu Anti chết?. Tôi giữ vai bà, nói to từng tiếng một: VỚI TAO.

Bạn đă bao giờ nh́n thấy một người vừa cười vừa khóc trong cơn tuyệt vọng chưa? Đấy là lúc linh hồn vẫn c̣n biết thổn thức. Vẫn chưa biết đau.

Ra khỏi cổng bệnh viện, tôi không đi về phía bến xe mà đi ra hồ nước, nằm trong một công viên rất lớn cạnh bệnh viện. Tuyết rơi xiên xiên trên tóc. Tôi đứng trước một mặt băng đóng cứng, trắng xóa, rộng mênh mông bởi những bụi cây xung quanh hồ đă biến mất, chỉ c̣n lại một màu trắng tinh khiết, lạnh toát, lặng câm. Tôi đứng không nhúc nhích, mất cảm giác hay nỗi đau xé như  tan ra trong  thét gào im lặng từ lồng ngực: Tại sao?

Tại sao cần chứng kiến những cảnh này? Tại sao chết khi đang sống? hay phải chết ngay khi đang sống mới đúng là sống? ta c̣n sống? hay thực ra chết rồi?

Tôi biết tôi phải làm một cái ǵ đó ngay lập tức, để có thể sống tiếp.

Tôi mở laptop, gơ phím.  Viết hai bài thơ

 

                          NGHI LỄ

Thuở thơ ấu  ngồi ngắm hàng giờ

lũ kiến khuân về tổ một con giun chết,

chúng xếp một hàng dài, trang nghiêm trịnh trọng

vác trên đầu vừa là ân nhân, vừa nạn nhân

chiếc  quan tài thương tiếc

nghi lễ tang thích thú ngây thơ

đến bây giờ mới hiểu.

 

 EM CỐ NÂNG ANH THÀNH KƯ ỨC

 Lát thành con đường sẽ hồi xuân, cây đâm mầm tư tách

 đá dưới chân mềm đi, thiu thiu ngủ trong lời t́nh tự

đôi bồ câu gù gù

nắng ấm xoa má hồng thiếu nữ,

mát lạnh trời xanh vút khúc cầu hồn.

Em cố nâng anh thành kư ức

 vẽ thành cuốn truyện tranh

rất nhiều h́nh, rất nhiều lời

giải thích, rất nhiều đối thoại ngây ngô, rất nhiều sắc màu,

rất nhiều âm thanh  ẩn ức..

 vẽ đêm đêm tấm tức rễ trở ḿnh,

nước  nguồn nào chậm rề  róc rách

 khát nắng, đùn sương, gặt trước

 ban mai.

Em cố nâng anh thành kư ức

nấp dưới gầm giường con bệnh ra đi không lời từ biệt

trốn sau trang sách bạc phếch tóc muối tiêu

hào phóng chia đôi ngày nốt

 lang thang  chờ cơi vô t́nh.

 

Khoảng một tuần sau, vợ ông Anti reo lên trong điện thoại: mai, Anti sẽ về nhà.

Sao? ông ấy vẫn c̣n sống? Mày không biết đâu, mũi ông ấy thổ ra từng vắt huyết. Mai, chúng ta sẽ về nhà.

Tôi đă lặng lẽ theo sau cái bóng gầy guộc vật vờ lên nhà, xuống vườn cùng ông Anti nhiều tuần lễ. Ngồi đối diện với ông bên chiếc bàn làm bằng những tảng cây xẻ đặt giữa vườn, ngắm nắng nhảy nhót trên vai, trên tóc ông, nh́n nụ cười xiêu vẹo trên khuôn mặt méo mó, để rưng rưng tận đáy ḷng khi nghe giọng nói vẫn ngọt ngào và chậm răi cất lên. Ôi! linh hồn! chỉ linh hồn người mang lại cảm giác b́nh an ấy, bởi linh hồn luôn khao khát tṛ chuyện với linh hồn.

„Ông thấy trong ḿnh ra sao?”- tôi hỏi.

„ Tôi không có năng lượng”- ông dịu dàng trả lời.

„ Mỗi ngày ông hăy nhận năng lượng từ mặt trời nhé, và từ tiếng chim hót nữa, từ màu vàng, màu tím, màu  hồng của hoa, ông hăy ngủ trong nắng ấm, được không?

Ông Anti mỉm cười.

Có những chập tối, tôi đứng rất lâu bên cửa sổ trong căn pḥng không bật điện, nh́n ra vườn cây ngoài kia, nơi những thân cành gầy guộc giơ cao những cánh tay trơ trụi lên bầu trời tối sẫm, như một bộ xương người cố vươn lên, vươn lên không gục ngă…

Tôi biết rằng, chỉ cần sáng mai thôi, b́nh minh lên, những tia nắng yếu ớt đầu tiên sẽ soi rơ cho tôi thấy từng nụ xanh e ấp đang phủ đầy cành cây gầy guộc đêm qua, để một vài hôm nữa, lá x̣e tung, lan khắp cành, và cảnh tượng sẽ là những ṿm cây xum xuê xanh ngắt, hănh diện khoe ḿnh trong nắng, dưới những gốc cây, hoa dại vàng, trắng , nũng nịu ngả đầu bên những bụi cỏ âu yếm gió mơn man…

Tôi biết rằng không thấu kính nào lừa ta hết, ḍng chảy bất tận của đổi thay cứ nhào nặn trái tim ta khi th́ rỉ máu, lúc hăm hở hát ca, lúc âm thầm gục khóc.

Mùa xuân đang tích góp ḍng nhựa sống hộ ta chăng- hỡi sinh linh nhậy cảm nhất hành tinh này?

Nguyễn Hồng Nhung

( Budapest. 2012-04-06)