Sức mạnh của chữ
Cách đây năm năm, đúng trong những ngày tháng bảy này, tôi đă viết một bài báo.
Lúc đó tôi là một trong những cây bút chính của một tờ bảo tiếng Việt tại Hung.
Bài báo của tôi, giống như một ánh chớp có kèm theo sấm rền, làm rung chuyển cái không gian của dân xa xứ vẫn được gọi tắt là cộng đồng Việt tại đây.
Trong một ngày, ai cũng hỏi tên tôi náo nức, trong một tuần, ai cũng muốn đọc bài báo đó xem nó ra sao, trong vài tháng liền, chủ bút của tờ báo liên tục đăng những bài chửi rủa phẫn nộ, trong một năm, thậm chí lâu hơn, cùng với việc bị dọa dẫm, chửi bới, lăng mạ v́ „dám nói xấu cộng đồng”, người ta nghĩ tôi đă bị khai tử ra khỏi cộng đồng Việt.
C̣n tôi, khi sấm chớp nổ ra từ ng̣i bút của ḿnh, lần đầu tiên tôi hiểu, thế nào là sức mạnh của chữ, sau đó hiểu đến cụm từ : đánh hội đồng, sau đó hiểu thế nào là bản chất của đám đông, cuối cùng hiểu ra cái giá của sự thật với người viết văn.
Trong lúc dịch thuật, tôi biết thêm được một điều quan trọng, mà Márai Sándor, một nhà văn vĩ đại của Hungary đă viết, trong tác phẩm” Lời cỏ cây” :
Đă một vài lần tôi bị săn đuổi và bị tấn công - và trong sự nghiệp của một nhà văn, sự săn đuổi bị lặp lại này là không thể tránh khỏi - tôi đă nghiệm thấy rằng, sự cứu giúp bên ngoài chưa bao giờ cứu nổi một nhà văn bị tấn công.
Kể cả quyền lực, ṭa án, sự ủng hộ của các bạn đồng nghiệp, thậm chí cả sự cổ vũ tự nguyện của những kẻ thiện chí lẫn các bậc thông thái có kinh nghiệm cũng vậy.
Nhà văn chỉ được cứu vớt bằng những tác phẩm của ḿnh.
Mà cũng chưa cần kể đến chất lượng tác phẩm, báu vật duy nhất của nhà văn, mà là ư đồ, thứ được thắp sáng trong cuộc đời nhà văn.
Đấy là thứ ánh sáng, là sức mạnh bí ẩn –là thứ mà một cách nào đấy– đem lại cho nhà văn sự kiên cố.
Như vậy nhà văn chỉ có thể bị thất bại, nếu người khác chứng minh được rằng ư đồ của nhà văn là không chân thành.Lúc đó dẫn đến sự tự vẫn của nhà văn và tác phẩm. C̣n tất cả những điều khác đều không đáng kể : bản án, sự bảo vệ.
Ư nghĩa của chữ đă bảo vệ sự thật trong bài báo của tôi, một sự thật, mà những người phản ứng với tôi, cũng vẫn phải thừa nhận : đây là một phần cuộc sống của người Việt ở Đông Âu trong những năm cuối thế kỷ XX, và thậm chí, vẫn đang tồn tại đến tận ngày hôm nay.
Ghi chép về chợ
Thành phố ấy giống như trăm ngh́n thành phố khác, cũng những con đường chằng chịt, những ngả xe đổ đi muôn hướng, những mái nhà cao thấp lô xô dưới rặng cây, những khu chợ xô bồ, những nhà tầng chật ních dân của giới hạ lưu, cũng như trung lưu, những khu ở sang trọng lặng lẽ, kín đáo dành cho những kẻ lắm tiền…Và tất nhiên, cũng giống như trăm ngh́n thành phố khác, có những khu riêng dành cho đám tứ xứ, những kẻ sinh ra từ một xó nào đấy trên trái đất, đến đây lập nghiệp..
Đấy là một khu chợ. Từ trên cao nh́n xuống, cái đập vào mắt đầu tiên là một dăy hộp sắt dài - thường được gọi là côngteno – chất thành hai tầng, vừa cao chót vót, vừa đen đủi xấu xí, tạo thành một đường viền xám xịt cho cả khu đất trống có cái tên mỹ miều : Chợ Tứ Hổ.
Từ ngày lập chợ tới giờ, chưa thấy ai thắc mắc về tên chợ, tuy nó không gợi một mẩu liên tưởng nào đến vị trí nằm giữa cái vườn hoa quận Tám, chuyên mua phấn bán hoa, và khu cư dân ”Chicago” rặt một phường ám muội của dân Digan gần đấy.
Chỉ có thể cắt nghĩa tên chợ được h́nh thành trong giây phút tưởng tượng của tay chủ chợ, chợt bay bổng như cánh diều gặp gió, khi một hôm y thấy đám thương gia châu Á bước vào thuê chỗ ngày mỗi đông hơn. Đúng rồi ! ai nhắc đến cái lục địa đông dân nhất thế giới ấy mà không bị mê hoặc bởi truyền thuyết về những con rồng, con hổ, những vơ nghệ cao cường của các vơ sỹ dùng bàn tay chẻ đôi viên gạch, những học thuyết đạo lư cao chín tầng mây mà kiếp người bám chặt vào đó để sống qua ngày như kẻ sắp chết đuối vớ được mảnh bè trôi ngang..
Tay chủ chợ hẳn đă khoái chí cười ha hả khi y mường tượng trên khu đất này sẽ không chỉ có một chúa sơn lâm, mà những bốn chúa sơn lâm hoành hành, không phải giữa rừng xanh, mà là giữa những hộp sắt chồng lên nhau, những kẽ đường đi chật hẹp, bẩn thỉu, ngổn ngang thùng giấy, túi dứa, túi nilon, xe kéo tay, mái hiên bằng bạt chăng kín mít…
Một cái cổng cũng mỹ miều được dựng lên từ những thanh sắt xiên xiên, trên viết bằng mấy ngôn ngữ khác nhau, xanh xanh đỏ đỏ ḷe loẹt, mặc kệ ai muốn đọc th́ đọc, ai muốn hiểu th́ hiểu, bởi vừa bước qua cổng chợ, người ta khắc hiểu đây là một quốc gia riêng, của dăm bảy loại người, với ngần ấy tiếng nói, thói quen, thói xấu, nét đáng yêu, thủ đoạn lưu manh, thói khôn vặt, cùng vẻ bất cần đời của dân chợ búa.
Vừa bước qua cổng chợ, nơi có mấy tay giữ trật tự đeo băng đỏ to lực lưỡng, lúc nào cũng lảo đảo v́ buồn ngủ và chán chường, người ta vấp ngay phải mấy chú c̣ mồi đổi tiền người Ả Rập, mà dân chợ quen gọi tắt là bọn „Ả”, để phân biệt với „bọn Ru” làm thuê, bọn ”mọi”( người Digan) dọn vệ sinh, cùng một loạt các loại chủ cũng được vắn tắt hóa như thế : ”bọn Cộng”, „bọn Tàu”, „bọn Hung”,”bọn Thổ”..
Quả là chưa ở đâu ngôn ngữ được mă hóa gọn nhẹ và dễ hiểu đến thế. Cũng như chưa ở đâu, khái niệm ”quê hương”được diễn tả cụ thể đến thế, trong các bufe đầy ăm ắp và thơm ngào ngạt vào hồi mười một giờ trưa : bún chả, nem rán, rau muống xào, dưa giá, tôm rang… với đầu bếp Việt, mỳ rau, bánh bột nhân bắp cải, cháo quẩy, chân gà tẩm x́ dầu rán…của đầu bếp Tàu, bánh nhồi thịt nướng, đổ sữa chua của dân Thổ, xúc xích rán, khoai tây nghiền, xúp đậu đỏ… của dân Hung.
Bước vào cổng chợ, người ta đă lảo đảo trong cái không khí buông tuồng, xô bồ, lộn xộn, sấp ngửa giữa một khoảng không nhộn nhịp kẻ bán người mua, kẻ đi đi lại lại, kẻ ăn người uống, kẻ đẩy xe hàng đầy ắp đi ngang, kẻ huưch vào bụng nhau đi ngược, kẻ nhớn mắt nh́n hàng treo cao, kẻ đưa ngón tay dấp nước bọt đếm tiền, kẻ uể oải ngáp sau dăy bàn, kẻ cười rinh rích, th́ thầm vào tai nhau trong tiếng rao liên hồi của mấy chú c̣ tiền da nhợt ”Đô-la đây ! Đô-la đây !”, giọng lao xao hỏi giá ”Mennyi đô-la ? Mennyi ơ rô ?” (đô-la bao nhiêu, ơ-rô bao nhiêu ?), tiếng quát bất th́nh ĺnh của vài tay cửu vạn ”Vigyázz ! Kocsi !” (cẩn thận ! xe !), tiếng nạt con cáu kỉnh của mụ già Digan đang quét váy rộng thùng th́nh đi lại nghênh ngang như một mụ phù thủy…
Bước sâu vào chợ, ta sẽ vấp phải ngổn ngang hàng hóa, bày chi chít trên những dăy bàn chật cứng của các ”hộp sắt” mở toang cửa, những ngách ra vào len lỏi bé xíu như màng nhện chăng giữa các lối đi, ưu tiên cho sự tŕnh bày những mốt quần áo mới nhất, hoặc các kiểu giày, kiểu túi, kiểu quần, kiểu mũ ”nhái” các hăng mốt thế kỷ, khiến người mua nhẹ dạ cứ sướng mê tơi, v́ giá rẻ giật ḿnh của nó…
Nhưng có lẽ nổi bật nhất vẫn là các gương mặt của đám thương gia : kẻ nói người cười, kẻ ngáp, người ngủ gật, kẻ rên rỉ hát theo một điệu ”nhạc vàng” năo nuột, kẻ diễn thuyết oang oang, cảnh bán bán mua mua giữa hàng hóa, giữa đám dân tứ xứ đông huyên náo như một cái tổ ong sắp đến lúc vỡ…
Những gương mặt không thể phán xét !
Những gương mặt không cho phép nhận diện !
Tiến sĩ ? kỹ sư ? nhà thơ ? bác sĩ ? nhà giáo ? hay đơn thuần chỉ là kẻ không nghề ngỗng ?..
Mọi giả thiết đều có thể, trong buổi nhập nhằng giao nhau giữa các miền địa lư, trong sự đổi ngôi của các thể chế chính trị, trong sự xoay vần tưởng như ngẫu nhiên, nhưng thực ra đều đủ lư do của các cuộc di dân, từ xó đất này sang mẩu đất kia…
Vậy mà sau hàng rào bưng kín mít của chợ, cuộc sống thường nhật của một đất nước châu Âu vẫn đều đặn trôi đi, tàu điện vẫn leng keng đưa kẻ công chức đến sở, đưa bà nội trợ đến hàng rau, đưa lũ trẻ con đến trường, đưa báo chí tung đi muôn hướng với cơn sốt tranh giành vị trí quyền lực, của các đảng liên minh, hoặc đối lập…
Có cái ǵ vô lư trong sự tồn tại song song của chợ giời ”quốc tế”, với nếp sống muôn thuở của dân bản xứ nơi đây…
Có cái ǵ phi lư trong sự hiện diện của đám dân được đóng khung bằng những dăy công-te-nơ cao ngất ngưởng lạnh lẽo kia…
Có cái ǵ mù ḷa trong la bàn của đám dân tứ xứ, như đoàn tàu vẫn nằm trên đường ray, nhưng không biết nên chuyển động về hướng nào…
Ôi những buổi b́nh minh của nhân loại ! những buổi chuyển tiếp của thế kỷ ! những buổi tận cùng của các nền văn minh ! những giờ phút hấp hối của một đời người !
Có ǵ trắng trợn và đau đớn hơn nỗi phơi bày của chợ ? Có ǵ ră rượi hơn nét mặt vô hồn của những con người đang phó mặc cho ḍng đời đưa ḿnh đến đâu th́ đưa, trong một không gian đă lên khuôn ?
Chẳng nhẽ đó là bản khải hoàn ca lớn nhất trong những ngày lưu bạt của một kiếp sống đơn độc, như kiếp sống hôm nay ? Đơn độc bởi tất cả những kẻ đóng khung trong khu chợ ấy, đă phải mang cái vốn cuối cùng của đời người ra để đánh bạc, mang bản năng sinh tồn ra để trả lời cuộc đời.
Và không có sự chọn lựa khác ?
Đơn độc khi cố t́nh không nhớ đến tất cả, những ǵ khiến người ta phải suy nghĩ, phải tự đặt câu hỏi, phải hoài tưởng và chắp nối…
Chẳng nhẽ đấy sẽ là một chuỗi sống triền miên ?
Chẳng nhẽ đấy sẽ là câu trả lời duy nhất cho một lớp người bị dày ṿ bởi quá nhiều khát vọng ổn định ?
Và nó sẽ chỉ được chấm dứt trước khi nhắm mắt xuôi tay, để hiểu rằng quả thật vô nghĩa lư, nếu sinh ra chỉ để vật lộn với cái ăn, cái ở…
Động đến bản năng sinh tồn là khi ta trả thú về với rừng, trả lá về với cây nguồn, trả gió cho những thung lũng đầy sương, và trả lại nước mắt cho những trang thơ văn, những bản nhạc, những bức họa khát vọng…
Để trong cuộc sống, mà bản năng sinh tồn được ưu tiên trên hết, t́nh yêu chỉ c̣n là tiếng rên rỉ, th́ thào qua khe cửa đêm mưa tuyết, như linh hồn nàng Catherine của ”Đồi gió hú” : „Cho em vào ! Em lạnh quá ! Cho em vào !..”
Chỉ c̣n lại niềm an ủi – có phải là duy nhất – khi mỗi sáng b́nh minh, mặt trời từ phương Đông thức dậy, chú chim sẻ cô đơn cất cánh run rẩy bay đi kiếm ăn, c̣n ngoái lại mỉm cười với ông Mặt trời – kẻ nhân chứng duy nhất cho cuộc dấn thân này – cười buồn hiền hậu nói với chú : ”Con hăy bay đi ! chừng đôi cánh con c̣n mạnh ! Ta sẽ soi đường cho con !”
( 2008-07-19. HN)