Suy tư sau những cuốn sách dịch
Khi dịch xong tiểu thuyết Kinh cầu nguyện Kaddis đành cho những đứa trẻ không ra đời, của Kertész Imre, nhà văn Hung đoạt giải Nobel, tôi đă ngậm ngùi suy nghĩ rất lâu, bởi nỗi đau đớn cuốn sách mang lại
Lúc dịch xong Những ngón nến cháy tàn – tiểu thuyết của Márai Sándor tôi cũng đă gặp nhiều cảm nhận đau đớn. Những ngón nến cháy tàn mang cho ta nỗi đau tuyệt vọng, nó chứa đựng một cái ǵ đó thật nhục nhă cho con người. Trong nỗi nhục mạ này, nỗi thống khổ khôn xiết của những bất lực cá nhân, của sức mạnh ma quỷ muốn chiến thắng từ những đặc tính đớn hèn của con người lên tiếng, nó hiển nhiên, không chối căi, thật tuyệt vọng, và không tha thứ. Những ngọn nến cháy tàn khiến người đọc vật vă đau hàng tháng trời, nhưng rồi v́ vẫn phải sống tiếp, người ta muốn tạm quên đi, muốn cảm nhận đau đớn này ngủ yên trong một góc tâm hồn, dịp khác chạm phải, lại đau đớn, lại chua xót thay cho con người.
Kinh cầu nguyện Kaddis dành cho đứa trẻ không ra đời lại khác : buông cuốn sách, một tâm tư đau đớn sẽ đeo đuổi bạn măi không rời, bạn không thể không ngẫm nghĩ, suy tư, v́ cảm giác đau không hề lạ lẫm này. Rồi bạn nhận ra: nó là nỗi đau đớn của chính chúng ta, của từng ngày sống hôm nay, của thời đại này, của trái đất này hôm nay, nhưng tựu trung, thật kỳ lạ, lại chỉ là nỗi đau đớn của một số con người nghiêm túc. Nỗi đau này không thể cảm nhận từ một đám đông, chỉ từ những cá nhân. Những cá nhân nghiêm túc, những khuôn mặt đại diện cho tri thức của thế kỷ 20. Ít lắm, những cá nhân này, trên quả đất này.
Đây là sự cự tuyệt tất cả, những ǵ không được xếp vào bảng giá trị xứng đáng dành cho con người, cự tuyệt tất cả những ǵ tiêu diệt con người. Những con người nghiêm túc, sinh ra trong một thời đại bi kịch, nổi bật lên ở họ là những đặc thù nhận thức thông thái, là những trí tuệ sáng suốt và đầy xúc cảm cao quư, hơn thế nữa, họ vượt lên trên hẳn thời đại của ḿnh, để đánh giá, phê phán, và không tha thứ. Những người nghiêm túc này không dừng lại như một nạn nhân, hoặc hiện diện như chính bản thân nỗi đau, họ trở thành lời tiên tri chỉ ra những lầm lỗi thời đại, gây ra nỗi đau cho con người.
Kertész Imre, cũng như một số học giả chân chính của thời đại chúng ta, với những trải nghiệm cá nhân phải trả giá bằng cả cuộc đời, họ không chấp nhận thời đại gây ra những nỗi đau này, họ cự tuyệt tham dự, vô h́nh chung cự tuyệt luôn cả sự hiện hữu của ḿnh. Nhưng cùng lúc, sự cự tuyệt của họ, nỗi chối bỏ toàn diện, sâu sắc hiện thực đau ốm này của thời đại họ, lại ngời sáng như một biểu hiện hy vọng của tương lai.
Ai có thể tin rằng, tương lai đă lộ h́nh hài ngay từ những tiên tri chối bỏ hiện tại tận gốc rễ ? Ai dám cùng Kertész Imre, cách đây nửa thế kỷ, chối bỏ cả một thời đại ông đang tồn tại trong đó, với niềm tin nguyên thủy, con người không thể bị đồng hóa, bởi bất kỳ giá trị nào phản bội lại con người? Những ngày sống của chúng ta hôm nay dường như như đang muốn chứng minh, suy tư nghiêm túc của những trí thức chân chính như Kertész Imre, quả thực, đă phác họa mong manh một bức tranh hy vọng mới cho xă hội, cho con người ?
Bởi vậy đây là một nỗi đau mang lại cảm giác cao thượng, mang lại nỗi anh minh, khiến người đọc vừa đau đớn vừa thấu cảm sâu sắc nỗi bi tráng của nó, vừa hiểu ra một chân lư của đời sống con người : chỉ có thể tiến lên phía trước.
Thế kỷ 20 chứa đựng đầy những phi lư trong bản thân nó, các giá trị bị thay đổi nhanh đến mức không đủ thời gian cho nó tự chín muồi và mang một ư nghĩa nào đấy. Cuối cùng chính mỗi cá nhân quyết định thang giá trị cho ḿnh, chứ không phải xă hội giúp đỡ họ. Bởi vậy, trừ những người nghiêm túc, những người – như đă được định mệnh an bài, tự đi con đường của họ - c̣n đại đa số trở thành những đám đông nghiêng ngả, hoặc mệt mỏi an phận.
Những người nghiêm túc, không mặc cả với sự thỏa thuận của đám đông, cũng như không nhắm mắt làm ngơ trước thời cuộc, họ trở thành những số phận cô đơn, cô đơn ngay trong tri thức, và cả trong những xúc cảm mạnh hơn tri thức của họ.
Trong một ư nghĩa tôn giáo nào đấy, họ giống như vật tế thần của tạo hóa, để mang lại thế cân bằng cho những đổi thay thời đại
Trong ư nghĩa của văn chương, họ trở thành biểu tượng bất khuất của niềm tin vào sự thật. Một sự thật - cho đến tận ngày hôm nay - h́nh như con người mới chỉ mong muốn đạt đến, và phải chăng, sẽ luôn luôn chỉ là bóng dáng của lư tưởng tương lai.
Chính v́ thế, mang lại cho ta cảm giác đau, rất đau đớn.
(2008-08-28.HN)