TRỞ VỀ NHÀ

 

Mỗi lần trở về là một ấn tượng khác. Cả ta lẫn đất trời, cảnh vật thiên nhiên, đời sống xă hội người. Đó chẳng phải là ta thuở ra đi, chẳng phải là ta ngày quay lại…

vĩnh viễn chỉ là ảo ảnh trưng bày một kiếp, cái nháy mắt trong ”thiên h́nh vạn trạng” sự sống, khắc biến đổi chớp giật của vận động tinh thần cơi người…

Hà nội -sau rất nhiều năm ta từ biệt ra đi, lộn về thăm viếng -h́nh như lần đầu tiên hiện ra như là chính nó- hay chỉ v́ con ranh Hà nội lần này mới „tạm” hiểu được chính ḿnh?

Không biết!

Nhưng: B̀NH AN ơi! em đă tới thăm tôi và ở lại cùng tôi, không rời nửa bước!

Nửa ngày sau khi rời sân bay đi vào thành phố, nhấm nháp miếng quẩy ṛn tan dúng mềm trong nước phở gà béo ngậy thơm ngào ngạt quán PHỞ MAI xưa, sà xuống quán trà vỉa hè, dơng dạc xin bà chủ quán vẫn tṛn trĩnh như năm nào một chén đặc quánh, vị trà thơm tắc nghẹn, tan biến vào cái thân thể mỏi nhừ nhưng khoan khoái, trong tiếng phành phạch của xe máy, trong làn khói mù một biển xe con lẫn những tiếng í ới, râm ran của lũ lượt người đi lại ngược xuôi…

Tầm thường là câu hỏi hiện ra trong óc:” Những ai, đi đâu mà đi lắm thế? ”, lơ đễnh vui vui:” Hừ! vẫn thế thôi! có ǵ khác đâu?”, nhưng trời ơi! sướng làm sao nải chuối tiêu trứng cuốc trong quang gánh lững thững đi ngang của bác nhà quê vấn khăn khiến ta bất chợt quay đầu ngây ngất nh́n….

Một khoảng không lao xao bất tận rất đỗi lộn nhào ập tới. Kỳ lạ cái lao xao lộn xộn, lộn nhào chẳng liên quan ǵ đến ḿnh nhưng cứ dính lấy ḿnh này! nghĩ đến, nhớ lại, bần thần suy tư hay đang lù lù giữa Hà nội cũng đến thế mà thôi!

Không! khác chứ! đang SỜ thấy không gian Hà nội, đang ở trong nó, là nó, đang cảm động nhận ra…

Có thật đấy chứ những khái niệm trừu tượng chỉ tháng năm giúp ta hiểu nó là cái ǵ: LƯU VONG, DÂN TỘC TÍNH, TIẾNG MẸ ĐẺ, QUÊ HƯƠNG…

Bấy lâu đi theo lối ṃn phân chia nhận thức, nên cứ mỗi lần ra đi-quay trở lại, lại quằn quại, lúc nhận ra cái này lại bỏ quên cái kia, vơ vét kư ức vẫn luôn luôn thấy hoặc là ḿnh, hoặc quê hương xa lạ, rét buốt, rứt từng cơn đau bằng vơ vẩn lư sự cùn…

Hừ!

……

Hà nội lần này gặp lại: thấy nó mở rộng, cả cảnh quan lẫn con người. Vẫn xây dựng và hoàn thiện hạ tầng, cùng lúc phá vỡ và làm hỏng không thương tiếc những ǵ đă có, kể cả trong thượng tầng, nhưng có một cái ǵ đó không thể bắt Hà nội đứng yên được nữa, nó bắt buộc phải chuyển ḿnh. Các độ tuổi trong từng thế hệ san sát tách biệt nhau, khác hẳn nhau theo các mức độ, như không thể biết trong đầu bọn trẻ có những ǵ hôm nay khác hẳn hôm qua, cũng như không thể biết lớp già liệu ngày mai có ǵ mới hơn hôm nay hay không? càng khẳng định suy nghĩ ḿnh cho là vẫn đúng: hăy tiếp tục hành động như ḿnh đă t́m ra hướng và miệt mài theo đuổi, hăy hiện thực hóa từng ngày sống của ḿnh theo hướng”bay lên”….

….

NGÔI NHÀ TRẮNG

     ( https://www.youtube.com/watch?v=5gRpSJPbnOg)

Thật t́nh cờ, hôm nay có dịp dịch lời một bài hát quen thuộc của thập kỷ 70, nhưng lần đầu tiên ta nghe bằng tiếng Hung trên đất Hungary yêu dấu.

Đấy là năm 1972 - một năm không bao giờ có thể quên: Mỹ ném bom rải thảm B52 tại Hà nội, đúng vào những ngày cuối năm như ngày hôm nay, lúc đó ta mới 19 tuổi, vừa sang châu Âu du học được ba tháng.

Bốn mươi năm đă trôi qua, hôm nay ngồi giữa Hà nội ngày nào bị đạn bom tàn phá nay đă sống lại, phục hồi và nở hoa, nghe bài ca ”Ngôi nhà trắng”, chợt nhớ đất Hungary da diết.

NGÔI NHÀ TRẮNG một thuở của ta ơi! một con bé ra đi từ chiến tranh Việt nam khốc liệt đến ngôi nhà trắng Hungary xinh nhỏ học tập, với ngần ấy năm tháng trôi qua chỉ để hoàn tất một sứ mệnh không bao giờ mi chạy trốn được nữa: trở thành một dịch giả văn hóa của hai ngôn ngữ: Hungary-Việt nam.

Cảm ơn Thượng Đế v́ ân sủng quá lớn lao này!

 

Fehér házikó

 

      Vándor Kálmán

 

Van egy kicsi házikó.

Fehér fala ragyogó,

Oda jártunk te meg én,

Boldogságunk idején.

 

Minden kis zug visszahív,

Semmit sem feled a szív.

De a boldog ifjúság

Nem jön vissza soha már.

 

Mégis újra elmegyünk,

Emlékeket keresünk.

S feltűnik a régi nyár,

És egy vidám ifjú pár.

 

Az a kicsi házikó

Most is olyan ragyogó,

Nekem egyet jelent már,

Ez a ház, s az ifjúság.

 

Mégis újra elmegyünk,

Emlékeket keresünk.

S feltűnik a régi nyár,

És egy vidám ifjú pár.

 

Az a kicsi házikó

Most is olyan ragyogó,

Nekem egyet jelent már,

Az a ház, s az ifjúság

NGÔI NHÀ TRẮNG

 

(Bản dịch của Nguyễn Hồng Nhung)

 

 

Có ngôi nhà xinh nhỏ

vách tường trắng rạng ngời.

Ḿnh từng cùng nhau đến

thuở hạnh phúc êm đềm.

 

Từng góc nhỏ th́ thào

 tim không quên hết thảy,

nhưng tuổi xuân hạnh phúc

vĩnh viễn chẳng quay đầu.

 

Vậy mà cứ t́m lại

những kỷ niệm khôn nguôi.

Để hè xưa vụt tới

cùng đôi lứa vui tươi.

 

Có ngôi nhà xinh nhỏ

giờ tường trắng vẫn ngời,

với tôi điều duy nhất:

ngôi nhà- tuổi thiếu thời.

 

Vậy mà cứ t́m lại

những kỷ niệm khôn nguôi.

Để hè xưa vụt tới

cùng đôi lứa vui tươi.

 

Có ngôi nhà xinh nhỏ

giờ tường trắng vẫn ngời,

với tôi điều duy nhất:

ngôi nhà- tuổi thiếu thời.

 

(Hà nội 2012.12.31)

 

……

 

Trong một quán cafe, NHN đợi những người bạn mới chưa bao giờ biết nhau, nghe về nhau để gặp gỡ nhau.

Nhưng lại biết quá rơ về nhau. Qua Hamvas Béla.

Giải thích thế nào đây hiện tượng cứ lặp đi lặp lại này: những ḍng tư tưởng của một người tên gọi Hamvas Béla, rơi vào những khoảng không - thời gian khác nhau, giữa những ngôn ngữ khác nhau, trong những miền đất đất xa lạ, giữa những con người xa lạ.

Nhưng những ḍng tư tưởng này, từ bản gốc viết tay trên chính quê hương của tác giả trong những năm tháng của thế kỷ trước bị kiểm duyệt, cấm đoán, đến những bản dịch ngày nay (ra các ngôn ngữ khác nhau, trong đó có tiếng Việt) được fotocopy từ internet kéo xuống thành những văn bản truyền tay nhau (trong các quốc gia khác nhau), tạo hợp thành những nhóm người nho nhỏ thắp lửa tim đi t́m nhau?

Nghe những người bạn mới kể lại họ đă ”tái sinh” thế nào khi gặp Hamvas, có những người trở thành kẻ nghiện, thuộc ḷng Hamvas Béla, những cuốn vở sao chụp các bản dịch Hamvas (do NHN) đă được truyền tay như thế nào không chỉ ở Hà nội mà ở Sài g̣n cũng vậy, chợt nhớ đến những câu chuyện tương tự xảy ra với tác phẩm của Hamvas ở Cseh, Serbia, Đức, Anh…mà ông Dúl A. nhiều lần kể.

Nghe những nhận xét quá đúng và „gan ruột” về tư tưởng của Hamvas của những người đọc, kinh ngạc v́ sức thuyết phục của tri thức người giữa nhân gian hỗn loạn. Nơi đây -Hà nội- cũng có những làn sóng ngầm dưới ḷng đất và trong ḷng người. Liệu ta có biết thêm chút ít ǵ không trong những ngày ngắn ngủi trụ lại nơi đây?

Bác Hamvas Béla -ông thánh Hungary có đôi mắt nhân hậu- trở thành một sợi chỉ vô h́nh chỉ đường và ràng buộc mọi con người (vô h́nh) trên quả đất này lại với nhau như thế đó.

Cần chăng thêm minh chứng về sự hiện hữu của linh hồn người, tinh thần người?

Không thể viết ra đây những ǵ xảy ra trong buổi gặp mặt hôm đó. V́ lời những người này nói với những người kia, chỉ diễn tả nỗi hân hoan đọng làm MỘT với nhau trong một mạch sống (vô h́nh) êm ả, dù ta khẳng định đă „thành công” bước ra khỏi cơi T̀NH, đă quên NHAU trong dạng h́nh cụ thể (chỉ c̣n DỊCH HAMVAS là cụ thể hành động mỗi ngày), vậy mà niềm vui linh hồn gặp mặt vẫn làm ta thao thức gần suốt đêm.

Dù giờ đây t́nh cảm trong ta là tia sáng trong suốt, không màu, để sự vật chỉ ánh sắc khi ta tiếp xúc, vẫn không khỏi khiến ta gợn chút băn khoăn: cái ǵ sẽ tới trong đời sống c̣n lại một mẩu ngắn ngủi của ta đây? Liệu đi cùng tác phẩm của Hamvas đến quăng đường nào?

Không biết!

…..

Tham dự một vài buổi sinh hoạt tinh thần của giới trí thức Hà nội trong lần về nhà này. Khác với những lần về thăm trước, khi tự soi rọi lại cái bên trong của ḿnh.

Trước kia, sự tham dự đôi khi là những lần hội ngộ với „dân” Hà nội, với giọng nói, thói quen, các khuôn mặt, các chân dung của kỷ niệm kư ức, đôi khi là sự kiếm t́m thư dăn trong cộng đồng, trong thói quen sinh hoạt người ta thường gọi là ”tập quán quê nhà”, nhưng dường như không chủ đích, không chuẩn bị, chỉ theo ngẫu hứng hoặc theo cơ hội.

Bởi vậy, những lần tham dự trước dường như không mang lại điều ǵ mới mẻ lúc ra đi, cùng lắm chỉ củng cố thêm sự chán chường, buồn mệt của tư duy phân cách, để rồi cứ ngập ch́m tiếp tục trong cơi luẩn quẩn t́nh cảm, tạo ấn tượng, tạo kỷ niệm, dù đi qua bất cứ biên giới hữu h́nh nào…

Nhưng những tham dự lần này có lẽ khác. Trước tiên h́nh như có một NHN vô h́nh luôn „cưu mang” một NHN trong thân xác cụ thể, chiều theo ư muốn tham gia của nó vào bất cứ hoạt động nào, nhưng cùng lúc lại khéo léo „nhủ” thầm vào tai nó nên đi đâu làm ǵ, với ai, ra sao trong những ngày sống rất đặc thù này.

Nó đến các cuộc hội thảo thơ văn, triết một cách… tỉnh queo, nhận ra nhiều người, chào hỏi niềm nở để thấy nhiều người nhớ ra nó, những cũng khá đông người lạ, chẳng ai biết ai, để… dĩ nhiên đến phần kết thúc, đột nhiên… thành người quen của mọi người quen. Bởi v́ nó không chỉ đến mà c̣n tham dự. Một cách rất nhiệt thành và chân thực. Như nó muốn.

Như trong một buổi ra mắt cuốn thơ dịch của một dịch giả tiếng Nga lăo làng, vừa đồng thời là một giáo sư và một dịch giả triết. Trong buổi hội đàm này, điều nó thích nhất là không khí của thơ dịch, khi ở đoạn cuối, các dịch giả thi nhau cất lời đọc dịch phẩm riêng của ḿnh, hoặc đọc to những bản dịch mà họ yêu thích trong cuốn thơ mới xuất bản của dịch giả nọ.

Lần đấy, nó cảm nhận ḷng say mê câu chữ vô tận của bác dịch giả có khuôn mặt rạng sáng, có tác phong tự chủ, điềm tĩnh, với mái tóc trắng như cước, mỗi lần cất tiếng đọc thơ lại như quên hết thảy mọi kẻ ngồi xung quanh, chỉ đắm ḿnh vào lời cất lên của chính ḿnh.

Nó cũng hăng hái đọc một bài thơ nó dịch từ một nhà thơ Thiên chúa giáo Hungary mà nó yêu thích, tuy trước khi đến lượt, nó vội vàng vào mạng kiếm t́m và chép ra giấy, v́ nó có bao giờ thuộc các dịch phẩm của chính nó đâu!

Buổi đọc thơ thật êm ấm, dễ chịu, phù hợp làm sao với trạng thái tươi tỉnh của những ngày đầu tiên về nước. Cần so sánh như vậy để nhớ rằng sự tươi tỉnh này, theo những ngày sống ”trập trùng” trên quê hương sẽ biến thành sự vất vưởng như thế nào đó của mệt mỏi triền miên…

Chắc tại độ đậm đặc của tất cả: cư dân thành phố, các món ăn ngon gặp lại, độ ẩm trong không khí, tiếng ồn và sự vô luật của mọi sinh hoạt.

Hừ!

Lần thứ hai tham dự một buổi tŕnh bày dịch phẩm triết cũng của bác dịch giả ấy, tổ chức ở một nơi khác với các cử tọa và đám đông khác, nó khoái trá nhận ra sự cách biệt quen thuộc trong quan hệ của người tŕnh bày với những kẻ ngồi nghe. Không phải chỉ v́ trong đám người nghe có rất nhiều người trẻ tuổi, hoặc v́ nội dung văn bản tŕnh bày khá trừu tượng, mà v́ một hiện tượng nó đă từng nhận ra trong các buổi „tọa đàm tri thức” ở VN lặp lại một cách khá chi là quen thuộc: chả ai hiểu ai.

Diễn giả nói xong, người nghe hỏi những câu hoặc chỉ để diễn giả một lần nữa giải thích lại khái niệm, hoặc cả hai kiên nhẫn „phục vụ hỏi-đáp” lẫn nhau v́ tư duy mỗi người đi theo một hướng. Các vị đại diện cho „tuổi già xồng xộc đến” nhất định ưa thích „dĩ văng hào hùng” với những câu hỏi không hiểu cần trả lời ra sao? C̣n những người trẻ tuổi hỏi những câu càng ”chả hề giống ai”nữa.

Có cảm giác trên các vị trí ”xung kích” của văn hóa như báo chí (cả mạng lẫn giấy), trong nhà trường, trên bục giảng, lớp người trẻ chiếm đa số, nhưng họ „trẻ” cả về tŕnh độ, mới toanh như áo quần đúng mốt đẹp đẽ trên người, nhưng các câu hỏi của họ không ít lần rập khuôn theo khung mẫu ”giáo dục” hoặc chứng tỏ rành rành người đọc „không có thời gian” đọc sách.

Hiện tượng này giờ đây không làm NHN thắc mắc nữa, v́ nó nhận ra khắp các lĩnh vực đời sống Hà nội (hay biết đâu trong cả cái nước VN này) đều nhan nhản sự „khập khiễng” này.

Ở lĩnh vực vật chất, cả Hà nội lúc nào cũng là một hiện trường xây dựng ngổn ngang dở dang, dù nhiều công tŕnh mới xuất hiện (như rất nhiều cầu vượt cho xe cộ hoặc cầu dành cho người đi bộ) làm giảm bớt gánh nặng giao thông, nhưng mật độ xe dày đặc và tỷ lệ tai nạn giao thông thường xuyên khiến đời sống Hà nội như một „định mệnh” khủng khiếp tất yếu đối với kiếp sống hôm nay.

C̣n sự khác biệt trong các độ tuổi với biểu hiện tŕnh độ khác biệt hẳn nhau của cư dân thủ đô cứ „nổi lên, ch́m xuống” trong mọi hiện tượng, khiến người ta cứ nửa tin nửa ngờ h́nh như ở xứ này mọi việc vẫn cứ tiếp diễn như cũ, chả có ǵ khác. Tham dự thêm dăm buổi sinh hoạt văn hóa tinh thần, từ từ nhận ra những đợt sóng ngầm của một cái ǵ đó khang khác h́nh như đang chuyển động trong hồn người sống nơi đây. Thật lư thú khi nhận ra điều này phần lớn lại nằm trong lớp người trẻ có vẻ rất ”tự xung đột” với rất nhiều khía cạnh bộc lộ tự thân. Thế cơ chứ!

Trong một buổi ra mắt sách của một nhà văn đang được coi là „hiện tượng” ở VN với cái khái niệm nóng hổi: hậu hiện đại, NHN rất „khoái” một giáo sư, một nhà nghiên cứu lư luận văn học đă và đang „nâng” hiện thực văn chương nước nhà từ mấy chục năm nay thành LƯ THUYẾT.

Tuyệt! Cần tổng quát hóa, khái quát hóa tất cả những mảnh vụn của văn hóa nghệ thuật mang ư thức hệ độc tôn ở quê nhà để mà „vun” nó vào một xó (làm ǵ sau hẵng hay), ít nhất không để nó tung hoành lải nhải như một sự chọc tức tư duy. Trong buổi hội thảo này, những người nghe trẻ tuổi tỏ ra có những chính kiến riêng, tiến bộ hơn hẳn lớp người ”mũ ni che tai” xưa kia (quan ba cũng ừ, quan tư cũng gật).

NHN được „hân hạnh” mời phát biểu, bèn tranh thủ „giới thiệu” bác Hamvas Béla như một cầu nối tâm linh giữa nhà văn hậu hiện đại nọ và những lời nhận xét của NHN về Y.

Ngay sau buổi tọa đàm, thật hạnh phúc khi nhiều bạn trẻ t́m nó và tỏ ư muốn đọc, biết sâu hơn về Hamvas Béla. Tất nhiên mạng internet „lao ra” làm nhiệm vụ tiên phong bắc cầu, thời đại này người ta lập tức hỏi địa chỉ e-mail của nhau thay v́ hỏi địa chỉ số nhà.

 Đây là e-mail của một bản trẻ gửi cho NHN:

„Ở Việt Nam, cháu thấy mấy vấn đề sau: Kiến thức hiện giờ không được hệ thống v́ quản lư thư viện quá chán. Những buổi hội thảo, hội nghị, các diễn giả nói các vấn đề và các ngôn ngữ quá xa so với các bạn trẻ. Nhiều bạn cháu biết, họ mong muốn t́m kiếm kiến thức nhưng không có nền tảng cho nên họ đi t́m sách rất khó khăn và khả năng đọc bị hạn chế. Vậy mà mấy trào lưu hô hào văn hóa đọc hiện nay lại toàn kiểu lấy số lượng đè chất lượng, chỉ càng làm rác thêm đầu óc của tuổi trẻ thôi.”

Tṛ chuyện với các bạn trẻ thấy nổi lên khả năng sử dụng ngoại ngữ cũng như công nghệ thông tin vững chăi của họ. Và một điều nữa khác hẳn các thế hệ trước họ: tự tin.

Để cùng lúc: ” không coi ai ra ǵ” và: ”coi trọng tất cả”.

Tuyệt!

H́nh như những ngày c̣n lại trên quê nhà hứa hẹn sẽ lư thú với những hẹn ḥ gặp mặt cùng các bạn trẻ đây, ta ơi!

Nguyễn Hồng Nhung

(Hà nội 2013-01-10)