ChuyenCoTichCuaMeNHNhung

Truyện Cổ tích của Mẹ

 

Một hôm Cún bảo Mẹ :

- Mẹ ơi có phải ngày Mùng một tháng Sáu người ta nghĩ ra để trẻ con được tặng quà không ?

- Ai bảo con thế ? - Mẹ hỏi.

- Cô bảo - Cún sốt sắng đáp - Các bạn trong lớp ai cũng được bố mẹ mua cho bao nhiêu là quà vào ngày Tết của thiếu nhi, cô bảo thế.

- Thế con thích mẹ mua cho con cái ǵ ? - Mẹ hỏi.

- Thế này mẹ ạ, con thích... - Cún bắt đầu liệt kê ra một danh sách những thứ mà trong mơ Cún đă thấy, bắt đầu từ chiếc ôtô có cần cẩu...

- Thôi thôi, mẹ biết rồi... Đến giờ đi học rồi đấy, con không đi học à ? - Mẹ hỏi khi nghe tiếng cậu bé trên gác léo nhéo gọi "Quang ơi, Quang đi học !"

- Dũng ơi vào đây, đợi tớ với... - Cún vội vă đeo cặp lên vai, rồi vừa chạy vừa chào rối rít : "Con chào mẹ, con đi học !"

Mẹ đứng trên cửa sổ, nh́n xuống đường thấy hai thằng bé quần áo xốc xếch với hai cái cặp to hơn người, chuyện tṛ vui vẻ, đang chuẩn bị chạy vèo qua đường.

Nhưng không, chúng dừng lại trước ông bán kẹo đứng dưới lùm cây xanh tràn ngập tiếng ve ngân, và bắt đầu chỉ trỏ. Mẹ tḥ đầu ra cửa sổ gọi to :

- Quang, Dũng...

Hai đứa trẻ ngẩng lên. Mẹ chỉ vào chiếc đồng hồ đeo tay, hai đứa lật đật kéo nhau đi. Nhưng không, chúng lại dừng lại trước hàng bà bán xổ số.

- Quang, Dũng... Mẹ xuống đây !

Chúng kéo nhau đi được vài bước, rồi lại dừng lại trước cô bán bóng bay đang thấp thoáng ẩn hiện sau mớ bóng to nhỏ đủ các màu và đủ các h́nh.

Mẹ vừa dậm chân một ḿnh trên gác vừa hét tướng lên :

- Dũng, Quang… ơ hai cái đứa này lạ nhỉ ? Có định đi học không nào ?

Lần này th́ chúng đi thật. Hai đứa nh́n mắt trước mắt sau, rồi ù té chạy qua đường, hai chiếc cặp nặng trĩu sau lưng ǵm chúng lại, khiến chúng phải vươn ḿnh về phía trước, vung vẩy hai tay, như hai con rùa mảnh mai cơng hai cái nhà sau lưng.

Khi hai cái bóng nhỏ líu ríu khuất hẳn sau rặng cây, Mẹ mỉm cười quay lại bàn viết.

Trưa hè oi ả, tiếng ve ngân không dứt như muốn ru cả không gian ch́m vào cơn mơ màng ngây ngất nóng. Chỉ đôi khi một cơn gió chợt thoảng qua khẽ khàng, khiến khoảng không đang thiu thiu ngủ bỗng choàng tỉnh dậy, ngọn cây chợt lạng xiêu đôi chút, bầy ve cũng ắng đi trong vài giây, nhường chỗ cho tiếng trống trường "Thùng, thùng, thùng.. " văng vẳng vọng tới.

Mẹ ngồi xuống cạnh bàn và viết lên giấy câu chuyện tối qua :

" Buổi tối, Mẹ đưa Cún đi qua đê La Thành từ nhà Bà Ngoại về nhà. Con đê mọi khi gió mát rượi như thế mà hôm nay oi bức lạ thường. Cây cối đứng im phăng phắc, lũ chó hung hăng không buồn tỏ khí phách chủ nhà làm ầm ĩ như mọi lúc mà nằm dài trước cổng, lũ mèo rón rén đi đi lại lại quanh mấy cái đống rác, thỉnh thoảng lại "ngoe" lên một tiếng, v́ buồn phiền không t́m ra cái ǵ đặc biệt.

Những đám đông đầy người chừng như thấm cái nắng hè gay gắt chói chang từ sáng đến sẩm tối, giờ đây không buồn bước chân ra khỏi nhà. Họ nằm la liệt trên những tấm phản, tấm chiếu, quạt phành phạch, hoặc ŕ rầm nói những câu chuyện mệt mỏi bị tiếng quạt trần chạy rầm rầm át đi...

Trên con đường đê vắng chỉ có tiếng xích xe đạp, tiếng phê đan lạch xạch của chiếc xe đạp cũ rích của Mẹ vang lên.

Bỗng hai mẹ con nghe thấy tiếng khóc sụt sịt, rồi một tiếng nói nhẹ nhàng nhưng cứng cỏi :

- Tại sao em lại phải khóc ? Đói một bữa đâu có ai chết ?

Té ra có hai chú ngựa, một đen một trắng bị buộc sát cạnh nhau bên một chiếc xe ḅ đen đủi, cũ kỹ và rỗng tuếch.

Ngựa Đen lấy đuôi phe phẩy đuổi những con muỗi định lợi dụng màn đêm xông vào đốt ngựa Trắng bé nhỏ mảnh mai. Chú ngựa này đang khóc thút thít, kể lể nỗi niềm ông chủ chắc mệt nhọc sau một ngày lao động nóng bức đă quên béng không ném cho cả hai bữa tối đơn sơ gồm vài bó cỏ non và một b́nh nước lạnh.

Một hồi chừng như những tiếng kể lể, xen tiếng sụt sịt làm Ngựa Đen bắt đầu bực bội, chú nghiêm giọng bảo Ngựa Trắng :

- Em hăy nghe đây : Tổ tiên ta đâu có phải sinh ra để kéo những chiếc xe ḅ rách nát trong một cái thành phố ngột ngạt như thế này !

- Em hăy nh́n kia - Ngựa Đen kiêu hănh ngẩng đầu về phía Đông - Mặt trời sẽ mọc lên từ đó. Khi những tia nắng đầu tiên của vầng Thái Dương sáng chói chiếu rọi khắp trái Đất là lúc tổ tiên ta soi ḿnh xuống những con sông lấp lánh, rửa mặt trong ḍng nước mát lạnh tinh khiết rồi băng ḿnh phi qua những đồng cỏ xanh, những núi đồi, thảo nguyên bát ngát, những thung lũng đầy hoa thơm cỏ ngọt, những cánh rừng chưa vương một dấu chân người, để lao vào những trận chiến đấu oai hùng, làm nên những kỳ tích oanh liệt mà sử sách c̣n ca ngợi măi với những trang văn thơ đẫm nước mắt và máu, với những bản nhạc những bức hoạ khắc vào đá, vào đất, để lại trong không gian tiếng vó ngựa rầm rập, tiếng kèn chiến thắng, làm vương trên bao cánh hoa không chỉ những giọt sương của những b́nh minh tự do mà c̣n cả những giọt nước mắt của bao thế hệ thanh thiếu niên, của những bà mẹ một đời chờ đợi và những người cha không hề muốn ngă xuống...

Ngựa Trắng im bặt, không than văn mà cũng chẳng khóc nữa.

Phía chân trời một ngôi sao bỗng sáng loé lên trước khi rơi xuống đất.

Ngựa Đen đăm đăm ngước nh́n lên bầu trời đêm hè đen nhánh, mềm dịu dàng như một miếng thạch khổng lồ, loáng thoáng những chấm sao rải rác như những hạt vừng thơm phưng phức...

 

Trời đêm bỗng dịu hẳn đi, gió từ đâu thổi về mát rượi. Cún ngáp một cái rơ dài và hỏi :

- Mẹ ơi sắp về đến nhà chưa ? Con buồn ngủ quá !

Về đến nhà, Mẹ buông màn, bật chiếc đèn nhỏ trên bàn, thơm vào má Cún, và bảo :

- Con ngủ đi nhé, con trai bé bỏng của mẹ...

Trước khi ch́m vào giấc ngủ ngây thơ ngọt lịm, Cún vẫn c̣n cố hỏi :

- Mẹ ơi, nhưng mà ông chủ sẽ nhớ bữa tối hôm sau của Ngựa Trắng và Ngựa Đen chứ ?

Mẹ đứng bên cửa sổ, những đêm sau, gió th́ thầm kể nốt cho Mẹ nghe câu chuyện bỏ dở về đôi ngựa bị bỏ quên trong thành phố :

"... Sáng hôm sau khi ông chủ vội vă quay lại chỗ buộc xe, tay cầm mấy bó cỏ c̣n ướt đẫm sương đêm, Ngựa Trắng nh́n thấy mừng quá, vội láu táu kể lại những điều nó được nghe Ngựa Đen kể về tổ tiên của loài Ngựa thuở xa xưa.

Ông chủ tức giận mắng cho Ngựa Đen một trận :

- Rơ đồ hăo huyền ! Tao cho mày sẽ nhịn luôn bữa sáng nay, để xem mày có c̣n kiêu hănh được nữa hay không ?

Ngựa Đen nức nở khóc.

Không phải v́ tiếng nhai cỏ rào rào, và nét hớn hở thuần phục của Ngựa Trắng, hay vẻ hả hê của ông chủ, mà nó khóc v́ biết rằng những cánh hoa xinh đẹp của cuộc đời lại trĩu nặng quằn xuống bởi thêm những giọt nước mắt đắng cay của một trái tim đau đớn, bên cạnh nước mắt của mất mát và ước mơ sau những cuộc chiến chinh... "

 

Bạn bè của Mẹ đọc những ḍng chữ này trên giấy đều bảo :

- Thằng con mày sẽ không lớn được bởi những chuyện Cổ Tích này !

Mẹ chỉ cười.

Đoạn cuối truyện Mẹ chỉ giữ riêng cho Mẹ mà thôi.

Rồi đến ngày Mùng một tháng Sáu, Cún hớn hở như tất cả các bạn, khi được Mẹ mua cho biết bao đồ chơi, sau khi đă lần lượt đi thăm từ ông hàng kẹo, đến cô bán bóng bay, chị bán đồ chơi, cũng như bà làm bánh ngọt.

Tay khư khư ôm những món quà, với vẻ mặt hạnh phúc của Côdét đi bên cạnh Giăng van Giăng vừa thoát khỏi quán trọ nhà Tênacđiê, Cún thận trọng hỏi Mẹ :

- Nhưng mà mẹ ơi, tối nay mẹ vẫn kể chuyện cổ tích đấy chứ ?

Tối, sau khi đă mệt nhoài v́ xếp ôtô và ăn hết bánh đến kẹo, Cún xếp tất cả đồ chơi vào trong màn, để bên cạnh gối, và vừa lim dim nh́n lên trần màn, Cún vừa lắng nghe chuyện Mẹ kể :

"Ngày xửa ngày xưa, có hai cô bé sinh đôi.

Một cô tên là Niềm Vui, c̣n cô bé kia tên là Nỗi Buồn.

Cả hai cô bé đều xinh đẹp, thanh mảnh, đều nhẹ nhàng như những cánh bướm, và trong suốt như ánh mặt trời mỗi sáng b́nh minh chiếu lên tường.

Chỉ có điều không bao giờ người ta nh́n thấy hai cô bé cùng sóng đôi một lúc.

Khi Niềm Vui nhảy nhót bên cạnh những luống hoa, đuổi theo vồ bắt những con bướm trăm ngàn màu sắc, những chú châu chấu nhảy tư tách trên cỏ, là lúc Nỗi Buồn lang thang bên những bến sông vắng ngắt, thả những chiếc lá xinh xinh xuống ḍng nước lững lờ, hay nằm dài trong đám cỏ ngút ngàn mê mải ngắm mây trôi...

Khi Niềm Vui ca hát bên cửa sổ lúc nắng nhảy nhót trên những búp hoa hồng, là lúc Nỗi Buồn giơ tay hứng nước mưa rỏ tư tách từ ống máng xuống sân nhà, hoặc biến thành những bọt bong bóng nước mưa tan vỡ ra từng mảnh...

Hai chị em được mẹ cho ra biển chơi, Niềm Vui thích nhất là những đêm cắm trại tưng bừng, nơi có những chàng trai chơi đàn giỏi, hát hay với những ánh mắt hút mất hồn người khác, có những nụ hôn ngọt như trái thị đầu tiên rơi vào giỏ, và tiếng cười tiếng nói của đám nam nữ xinh tươi, chưa bao giờ thèm thừa nhận sức mạnh của thời gian là ǵ...

C̣n Nỗi Buồn lúc đó lang thang một ḿnh trên bờ biển vắng, nghe tiếng sóng đập ́ oạp vào bờ, nghe gió lao xao đuổi nhau trong rừng thông tối sẫm, cảm thấy chân ḿnh cũng rớm máu như khi từng giọt máu rỏ dưới gót chân Nàng Tiên Cá, mỗi bước cố gắng nhảy quay tṛn theo điệu nhạc, với Hoàng Tử yêu dấu của ḷng ḿnh trước khi b́nh minh thức dậy, nàng sẽ tan thành bọt biển, vĩnh viễn biến trở lại thành giấc mơ vĩnh cửu về T́nh yêu trong trái tim những kiếp đàn bà biết yêu nhiều nhất... "

Cún vừa chập chờn thiếp đi trong tiếng nói dịu dàng của Mẹ, vừa cố cưỡng lại đôi mi mắt cứ tự sập xuống, để cố nghe nốt câu chuyện của Mẹ :

"... Người ta bảo rằng chỉ có Mẹ của họ -chính là Trái Đất- và cha của họ -Chính là Bầu Trời- mới không nhầm lẫn khi nhận biết về hai cô bé sinh đôi ấy.

- Làm sao chúng xa rời được nhau ? -Mẹ của hai cô bé nói- Nếu không có Niềm Vui, th́ cũng chẳng có Nỗi Buồn. Sự vắng mặt của đứa này, chính v́ sự có mặt của đứa kia. Và cây lá, hoa, chim chóc, ánh nắng, giọt mưa, sỏi đá... sẽ nghèo nàn biết bao, nếu vắng bóng hai đứa bé sinh đôi ấy. "

 

Bạn bè của Mẹ thoáng một chút đăm chiêu sau khi đọc chuyện cổ tích này, rồi họ hỏi :

- Thế thằng bé nhà cậu nó nghĩ ǵ về những chuyện cậu kể ?

- Nó nghe bằng đôi tai của nó, và nghĩ bằng cái đầu của nó, tớ làm sao biết được ? -Mẹ khẽ nhún vai và trả lời.

Mẹ đă có lư.

Vào năm mười hai tuổi, Cún thấy Mẹ hỳ hục lau đôi giầy da của Cún, định đặt lên cửa sổ vào một đêm tháng Chạp, Cún chạy ra ngăn Mẹ lại :

- Mẹ ơi, bây giờ th́ con biết rồi, không có ông già Mikulas đâu.

Mẹ làm ra bộ ngạc nhiên :

- Thế mọi năm ai cho kẹo và quà vào giày của con ? Không phải ông già Mikulas à ? Con c̣n mở cửa để đi t́m dấu chân ông ấy, xem làm sao ông ấy trèo lên cửa sổ được cơ mà ?

Cún nh́n Mẹ và đột nhiên nghĩ ra :

- Mẹ, đúng là mẹ rồi, mẹ cho kẹo vào giầy của con, mẹ giả vờ làm ông Mikulas...

Giờ đây, Mẹ vẫn ưa thích đứng bên cửa sổ hằng đêm, lắng nghe gió th́ thầm kể những câu chuyện cổ tích.

Chỉ có điều không phải để kể cho Cún nghe trước lúc đi ngủ nữa, v́ Mẹ biết thừa dưới gốc cây hoa đinh tử hương tím biếc kia, Cún đang th́ thào kể ǵ đấy vào tai cô bạn gái xinh đẹp và tṛn trĩnh như một cái bánh gối tẩm mật...

Mẹ nghe chuyện của gió để chuẩn bị kể lại cho thằng Cún em, bé xíu như thằng Cún anh ngày nào, chui vào giường, cũng giương đôi mắt tṛn xoe nh́n lên trần nhà, đắm ḿnh vào từng h́nh ảnh mà Mẹ vẽ ra trước mắt nó :

"... Ngày xửa ngày xưa có một con ong, sống cùng cả họ hàng nhà ong trên một cây hạt dẻ rất lâu đời.

Nó chuyên bay đi rất xa để kiếm mật.

Lúc đầu chỉ v́ nó không thích phải nh́n cái cảnh cụ ong già nhất nhà cứ ngồi trong một xó nhà đợi chết. Sau đó là v́ nó vốn là một con ong bướng bỉnh, đă định làm ǵ th́ phải làm đến cùng.

Bay đi xa rồi, nó mới phát hiện ra những loài hoa nó chưa nh́n thấy bao giờ, phát hiện ra những cánh đồng hoa thơm ngào ngạt với những hương sắc nó tưởng người ta chỉ bịa ra trong cơn khát trí tuệ của những tập Bách khoa Toàn Thư dày cộm

. Và mật được kết thành từ những loài hoa ấy mới thơm ngon tinh khiết làm sao. Tưởng chừng mỗi thế kỷ trôi qua chỉ tạo ra được một giọt mật duy nhất, trong đó có tất cả dấu tích của thiên tài, của nỗi đắng cay cùng ngọt ngào của mỗi ngày tồn tại vượt lên ranh giới giữa cái chết và sự sống. Điều kỳ diệu hơn cả là trong mỗi bông hoa trên những cánh đồng hoa ấy, đều phảng phất vị mật thế kỷ mỏng manh nhưng dai dẳng.

Con ong nhỏ bé của chúng ta mê mải sống, mê mải làm mật với một hy vọng có vẻ hăo huyền là làm sao lấy được một chút mật kỳ diệu ấy về cho đám ong cùng xứ sở trên cây hạt dẻ già không tên tuổi.

Trở về khu rừng xa xôi, nó không tài nào diễn tả nổi mùi vị đặc biệt của thứ mật ấy cho những con ong khác biết. Mỗi một lời kể, một câu chuyện chỉ để đám ong hiếu kỳ biết thêm về một mảnh vỡ của thế giới cỏ cây, thiên nhiên, mà không tài nào chắp vá lại thành một hiện thực cho được :

- Cậu nói cái ǵ ? tuyết á, tại sao không t́m cách mang về đây một ít, thứ ǵ ở đây không có là quư lắm !

- Sao ? mỗi một gia đ́nh ong có một cách làm mật riêng ? Thế xă hội loài ong để đi đâu ? Sống thế th́ hỗn loạn quá !

- Cái ǵ ? Văn hoá nào nằm trong cái vị mật ấy ? Bán ra thế giới càng nhiều càng tốt chứ cần ǵ bản sắc văn hoá ?

Chú ong "không giống ai"của chúng ta, lần đầu tiên mới hiểu : cái giá của sự hiểu biết có thể được trả bằng chính sự tồn tại của một kiếp sống.

Chú hoang mang không biết cần phải làm ǵ. Quay về nhà ngày ngày nh́n cụ ong già đợi chết trong một xó ư ? hay cứ tha thẩn vui chơi như đám bạn hết sáng lại đến chiều không màng suy nghĩ ? tại sao chú lại phải ra đời ? tại sao lại phải sống một kiếp ong ? Và chú có phải là loài ong hay không ?

Chú chợt nhận ra rằng : chú sẽ chẳng bao giờ hiểu nổi loài ong của cánh đồng hoa rực rỡ kia, làm thế nào để tạo ra được vị mật đặc biệt cô đọng bởi hàng thế kỷ sống ấy.

Cũng như chú sẽ không bao giờ mang nổi vị hạt dẻ bẩm sinh trong chút giọt mật riêng tư của chú pha trộn với vị mật xứ khác có tuyết rơi mùa đông, có hoa hướng dương mùa hè, và lá bạch dương rụng mùa thu...

Chú sẽ chỉ là con ong hiếu động đi về bay từ cánh đồng hoa này sang cánh đồng hoa khác với bản năng bẩm sinh là khao khát tạo ra mật ngọt...

Có lẽ cụ ong già đợi chết trong xó nhà cuối cùng vẫn xứng đáng là một người cao tuổi nhất ?

Thế là, trong lúc đợi thời gian chứng minh, chú chỉ c̣n một cách duy nhất là bay đi rồi lại bay về... "

Cũng như Mẹ, khi đợi hết Cún anh lớn, rồi đến Cún em lớn, Mẹ lại đến bên cửa sổ và nghe gió th́ thào kể chuyện, những câu chuyện cổ tích không dễ quên...

(H. N)