DenDongGai

Mai Ninh / Nguyễn Hương

 

Đến Đồng Gai

 

 

* Năm 2000, mùa hè, bên bờ biển Manche

Sóng đánh tràn lên những bờ ruộng xanh ngắt. Tôi ngạc nhiên dụi mắt mấy lần, sao ḅ và đồng cỏ lại ngay cạnh đại dương? Lá thư hôm qua viết dưới ngọn hải đăng để kể cho Emilie về những chuyến đi và hỏi thăm tin tức sơ Thérèse trong căn pḥng bệnh xá, tôi chưa kịp gửi. Vậy sao Emilie lại đang đứng kia, dựa bên thân cây trơ trọi cao vút. Áo nàng xanh lục, tay lủng lẳng b́nh đựng sữa bằng nhôm trắng bạc. Tôi muốn cất tiếng gọi: ‘‘Đừng đợi mất công, giữa khuya lũ ḅ không nhỏ sữa, chúng bận làm t́nh’’. Emilie không nghe tiếng tôi, mải ngó đăm đăm những mông ḅ đè ập lên nhau, chúng sáng rực từng chặp dưới ánh hải đăng. Sao tôi thấy thật rơ mấy lằn rănh hồng từ đó nứt ra, để mà lợm giọng? Tiếng ḅ rậm rựt mu mơ, ồn ào thỏa lạc phá tan nhịp điệu ŕ rào êm ái của sóng và gió. Tôi không thích cảnh thú vật trần trụi, nhưng Emilie thản nhiên vui thú. Ngày tám tuổi, Emilie lấy đuôi lá ngoáy vào hạ bộ cặp chó kiễng chân cấu quíu sau sân nhà. Con đực tru tréo, con cái ngước lên Emilie với tṛng mắt biết ơn, long lanh ướt. Tôi nhăn mũi kêu bẩn và hôi, Emilie cười bảo tại Suzanne không yêu súc vật thiên nhiên. Tôi bỏ Emilie ra về, băng qua chiếc cầu bắc ngang con sông cạn, ḍng nước mỏng chỉ đủ lượn qua những hạt sỏi trắng. Chín tuổi, tôi tự nhủ một ngày sẽ rời ngôi làng, ra đi. 

Tôi tḥ tay vào túi áo, cạnh giấy tờ thư cứa sắc khiến chợt nhớ sơ Thérèse từng đứng giữa cách đồng trơ khô, tước những cọng hoa gai đâm máu. Sơ thường cúi nh́n chăm chăm vào màu đỏ thắm túa quanh sắc gai xanh rợn cắm đầy ḷng tay, không hẳn để quan sát vết thương mà dường như t́m kiếm một điều ǵ trên những đựng chỉ tay nhuộm máu.  Khi ngửng lên sơ bỗng bảo:

‘‘Đây là loại cây đă băng đại dương đến đất này từ hơn thế kỷ trước. Thời đó hoa kém xanh, mang ánh tím dịu dàng và gai không đâm thịt cứa da.’’

Tôi cười:

‘‘Chuyện cây cỏ vượt lục địa bây giờ đâu hiếm’’

Sơ quay sang, nhấp nháy mắt:

‘‘ Suzanne à, ngay cả người. Thời nào cũng có những kẻ chẳng bao giờ đi khỏi con đường hay ngôi làng ḿnh ở, như Emilie’’.

 

Amherst, Massachusetts, 5 tháng 7, 1863.

Buổi sáng Susan nói:

“Khói quận vào sương sáng, bây giờ lâu tan, mà màu xám.”

Susan hỉ mũi vào khăn tay, xong đưa lên nh́n.

“Chỉ mấy năm trước thôi, đâu có như thế này. Tàu hỏa mới thêm chuyến qua Boston. C̣n cô nói nhà máy mới xây thêm ở đâu, Vinnie?”

Emily nghe Vinnie nói đâu đó.

Emily hỏi:

“Sue ở lại lát nữa ăn trưa với tôi?”

Susan nói:

“Không, tôi phải ra đón Austin ở nhà ga, hôm nay phải ăn cơm nhà.”

Sau bữa trưa, Emily viết cho Susan:

“Sue, nắng giữa ngọ trắng toát. Nhưng đó là giữa ngọ. C̣n bây giờ th́ màu trắng lồng qua màn mỏng trên cửa sổ đang mở về hướng tây và dội lên tường đục sữa. Cô phụ bếp không để tôi yên, hết hỏi buổi chiều món gratin dùng khoai tím hay khoai vàng, đến hỏi roast ướp bao nhiêu tiêu muối. Nếu chẳng sợ Mẹ không vừa miệng chắc tôi đă mặc.

“Trưa hè ngọt như mật hoa loăng.

“Tôi vẫn ở lại nhà mà như tôi đă đi trên tất cả chuyến tàu hỏa chạy qua Massachusetts. Mà những chuyến xe đó, chúng về đâu Sue hả?’’

Trưa hôm đó Emily nằm dài trên giường trong gian pḥng khóa cửa. Nắng nhảy trên tường. Emily mân mê thánh giá, di di dài xuống từ cổ trũng. Da Emily nhợt, thánh giá để lại dấu ấn hồng trên bụng. Biển bao bọc, sóng tràn qua người. Chiếc áo trắng dài phủ gót Emily vẫn mặc hằng ngày trôi bềnh bồng trên mặt giường, như trên đại dương. Biển nuốt trọn vẹn Emily như nuốt hạt sương. Bọt biển bạc đọng lại quanh dấu ấn hồng, tan nhanh trên da, để lại chút trí nhớ trong màu ngọc.

 

Baltimore, 1 tháng 9, 1863.

Ông Abelard White thân mến,

Sáng nay tôi đă ghé tai em họ ông đọc hết đoạn thư trước của ông. John ra dấu cho tôi đọc lại. Không phải. John không cho dấu hiệu ǵ, nhưng tôi biết John lắng nghe và c̣n muốn nghe lại nhiều lần. John băng bông bó ngang hàm, nước hồng tái thấm ra tới ngoài. Hàm trái của John chỉ c̣n lại lỗ hổng. Tôi đọc lại thư ông cho kịp trước giờ vệ sinh.

Năm giờ rưỡi là giờ vệ sinh. Thường không cần đồng hồ cũng biết. Tiếng giày các cô y tá nhèm nhẹp trên sàn đang lau loáng bóng. Tiếng xô nước đập vào chân giường sắt lanh canh, đánh thức bệnh nhân, những thanh niên c̣n trẻ. Họ trở ḿnh rên.

Mỗi sáng, tôi lăn John sang bên, cuộn khăn giường vào dưới lưng John. Phẩn vàng nâu khắn vào sợi vải. Có lẽ tôi không nên kể những điều như thế với ông, nhưng đối với tôi chúng không c̣n xa lạ. Xong tôi lăn John trở lại, sang bên kia giường rút cuộn khăn từ dưới hông cậu ấy.

      Mùi hôi xông ngược, dai dẳng.  

Hiện thời, đa số bệnh nhân tại bệnh viện Baltimore là thương binh được chuyển về từ chiến trường Gettysburg. Tôi là y tá chính thức nên phải ở hẳn lại đây.

Tôi muốn biết lá ở Amherst đổ màu ǵ? Vàng? Như nắng ở đây tháng này lúc 2 giờ chiều? Hay đỏ? Như máu? Không như máu. Màu lá không giống màu máu. Nhưng lúc chết lá cũng có màu rỉ, như máu khô. Máu khô bay thành bụi rỉ.

Tôi nghĩ đến tác giả bài thơ gấp nhỏ giữa mớ thư từ nhàu nát trong túi John. "Hăy cứ nằm phơi thế kỷ/Chẳng một lần ngẩng nh́n nắng ngọ." Thế kỷ số nhiều - tôi nghĩ, đời người dài vậy sao? Người ông nhắc tới là Emily Dickinson? H́nh như đây không phải là một nhà thơ nổi tiếng. Tôi không đọc thơ, tôi đọc thánh kinh. Mỗi tối trước khi đi ngủ. Vậy thơ của cô Emily Dickinson có giống những điều trong kinh thánh không?

Ông nói nhà cô ấy nằm trên lộ giao thư của ông từ khi ông vào làm sở bưu chính. Vậy cô Dickinson là người ra sao? Tôi trong đời chưa được quen biết nhà thơ nào. 

Ông White, tôi muốn nghe kể về chuyến hải hành của ông nội John sang châu Á hơn bốn mươi năm trước.

Theresa

 

Amherst, 12 tháng 9, 1863.

Cô Theresa, nhờ cô đọc cho John nghe cùng.

John thân,

Ông cụ lần đó đổ bến ở con sông lớn, đáy sâu, tàu vào tận thành. Nhưng không ai được xuống. Cả tàu chờ. Nắng chóa mênh mông, không ai ở nổi trên boong tàu. Gỗ trong pḥng thuyền trưởng rịn nước. Da thủy thủ rịn nước. Đêm khuya sương rơi đồm độp.

Tàu được lệnh tháo lui khỏi sông ngược về phía biển, cặp bến vào vịnh nhỏ gần miệng sông. Cậu bao giờ thấy dừa chưa? Thân chúng cao vút, lá rẽ xanh mướt, rũ rượi. Ông cụ bảo chiều vắng, gió lên, nghe lao xao như tiếng người nói ở xa. Bờ biển cong. Trẻ con chống thúng đan bằng tre đi lại mà không lật.

Họ phơi cá, tôm, và mực. Xông nồng nặc. Mùi mặn đến thối.

Quan địa phương tiếp đón bằng sweetmeat và trà nóng. Cậu đă từng ăn thứ này chưa? Ông cụ bảo đó cũng là trái cây xắt nhỏ tẩm đường. Tàu neo lại đó mấy hôm. Trên tàu ai cũng bồn chồn v́ không biết dân bản xứ ư đồ ǵ.

Đêm khuya trăng soi, trời cao vọi. Hơi ấm sệt lại lúc nửa đêm, loăng ra theo gió khi về sáng. Thuyền trưởng cắt phiên canh. Bọn c̣n lại vẫn trăn trở, chăn mền nhơm nhớp.

Sau đó th́ tàu được phép ngược con sông lớn trở về bến chính cạnh thành. Hôm sau ông nội được vào thành. Dinh Tổng Đốc trồng nhiều cây gốc sần sùi, lá đậm, hoa to kết chùm trắng, gay mũi.

John, nếu cậu cố làm bệnh nhân ngoan ngoăn, ngày mai Theresa sẽ đọc nốt lá thư và cậu sẽ biết lư do tại sao dân bản xứ không cho thuyền trưởng John White xuống diện kiến Tổng Đốc thành ngay hôm đổ bến ở sông lớn.

 

Cô Theresa,

Tôi không biết cách nào khác hơn là mong cô săn sóc cho John chu đáo. Chúng tôi luôn sâu xa biết ơn cô.

Cô hỏi tôi về Emily Dickinson. Tôi không phải là người hiểu thơ. Tôi thật ra không biết ǵ hơn là nhà cô ấy ngoài những người hầu th́ có 3 người trong gia đ́nh: người mẹ, cô em Levinia mà h́nh như gọi là Vinnie, và cô Emily. Người em trai Austin th́ đă lập gia đ́nh và ở cạnh nhà. Nghe nói cậu này cưới cô bạn thân của Emily là Susan. Emily vẫn làm thơ đưa qua bờ giậu cho Susan.

C̣n điều nữa là cô Emily lúc nào cũng mặc áo trắng. Cô nghĩ v́ sao?

Đoạn sau của bức thư, cô để qua ngày hôm sau hăy đọc, để John mỗi ngày đều có hơi nhà.

 

John quí,

Tổng Trấn Lê Văn Duyệt của thành Gia Định tuyên bố Hoàng Đế Gia Long đă băng hà và thái tử đă lên ngôi kế vị, lấy hiệu Minh Mạng. Đó là lư do thương thuyền phải tháo lui ra vịnh chờ phép cập bến và diện kiến Tổng Đốc thành.

Ừ th́ cậu nghĩ: chỉ có thế mà đ̣i cậu phải chờ thêm một hôm mới được nghe. Nhưng cậu thử tưởng tượng đi. Một hoàng đế băng hà. Ở một vương quốc phương đông. Cậu nghe đi bốn chữ Hoàng Thượng Băng Hà bay dài theo hành lang hun hút trên môi của bọn t́ nữ thái giám xuyên qua vách sơn son thếp vàng của cấm cung. Cậu nghĩ xem cả triều thần và hoàng gia nín thở chờ cuộc giao quyền. Cậu nghe xem: tiếng ve ra rả đêm sương.

Xứ An Nam hoa trắng gay nồng, ở bên kia một lục địa và một đại dương. Cậu nghĩ bọn ḿnh bao giờ được đi xa thế?

Anh họ của cậu,

Abel White

 

* Năm 2000, ngày..tháng, cảng Southampton

C̣n hơn một giờ con tàu Queen Mary băng Đại Tây Dương mới rời vịnh cảng tấp nập này. Đoàn thủy thủ quần xanh áo trắng, cát-két viền chỉ vàng vội vă đón những người khách cuối. Tôi vẫn nấn ná lại dưới bầu trời đục mây, gió thổi phần phật bao tán cờ cắm dọc theo bến và trên các cột buồm của mấy con tàu đồ sộ. Nhiều hành khách sang trọng đứng trên boong cao, áo quần phất phới. Đă nhảy từ thế kỷ 19 sang 21, chẳng ngờ vẫn có những mệnh phụ đội mũ rộng vành tua tủa lông chim, các mảnh váy voan phồng phần phật cuốn lên, vùng vẫy giữa những thanh lan can gỗ nâu láng bóng. Trời chưa hẳn tối nhưng bao nhiêu ngọn đèn đă thắp rực con tàu và bến cảng. Nếu không có đám khách b́nh dân tụ ở tầng thấp gần mặt nước, rối rít vẫy chào tṛ chuyện ồn ào với thân nhân đến tiễn, người ta tưởng sắp lên tàu tham dự một lễ hội tưng bừng. Tôi ngóng ra xa, t́m bóng những chiếc cầu phao bằng bê tông xám xịt và các mảng tàu ngầm u uẩn nặng nề dần dần trồi khỏi mặt sóng. Đấy là loài khủng long nằm sâu đáy nước đang vươn dậy trong sương mù kín đặc để hất những người lính ngoại quốc lên bờ biển cạnh làng Amblie của tôi. Tháng sáu 1944 ấy, bao tán dù rơi xuống như thả nấm, tôi chưa ra đời, c̣n sơ Thérèse tung tăng trinh trắng, lần đầu tiên nắm phải cành gai nhọn máu trên cánh đồng chiến tranh. 

Lá thư mới nhất của Emilie từ Amblie kịp đến trong thùng thư lưu trữ sáng nay, như bao giờ, thư viết trên giấy học tṛ, nét chữ tṛn trĩnh y bờ vai nàng thường lộ ra ngoài vành cổ áo. Phong b́ mở ra phức mùi khói rạ, thứ mùi không giữ nổi chân tôi. Khi sơ Thérèse hỏi tại sao tôi muốn đi xa, tôi ngó ra bầu trời đục, gió và sương lẩn quẩn vờn nhau trên cánh đồng lẫn lộn rạ vàng và hoa gai xanh buốt. Có phải tôi đă chán sự b́nh lặng đơn điệu của những cánh đồng, chán cái càn cạn của ḍng sông, chán mực thấp lè tè của núm đồi, chán mùi phân ḅ uế và cỏ mủn. Những lí do tôi từng xem là cái cớ thúc đẩy bỗng trở nên mơ hồ, nhưng hơn lúc nào cả, tôi biết ḿnh phải lên đường. Nhiều năm rồi tôi mong mỏi chờ đợi tuổi trưởng thành để thực hiện điều đó.

Từ trên hải đăng xuống tới vịnh cảng này tôi viết vội hồi âm cho Emilie mấy ḍng, bỏ vào thùng thư trước lúc con tàu băng đại dương rời bến. Tôi cần biết tin sơ Thérèse. Emilie cho hay, từ hai mùa đông qua, sơ không c̣n cầm nổi bút, mắt cũng gần loà. Những con bệnh bây giờ đến bệnh xá chỉ c̣n nghe sơ say sưa kể chuyện quân đội đồng minh giải phóng nước Pháp và Âu Châu đă nhào lên bờ biển vào những ngày chớm hè 1944, và về buổi chiều xảy ra thảm sát trên mảnh vườn sau nhà thờ nh́n xuống thung lũng. Chục ṇng súng quơ ngang tượng Chúa, rạt trên mái tóc cha xứ và con chiên. Lính Đức quát tháo lùa tất cả ra sân qùy trên đất ẩm. Không ai hiểu ngôn ngữ những con người tự cho ḿnh thuộc ḍng giống chúa tể để vượt sang thống trị xứ người. Đám giáo dân chỉ biết im ĺm líu ríu, ngay cả Chúa cũng lặng thinh. Mười người dân làng và một anh lính Mỹ chắp tay sau gáy, đứng thẳng, mặt chúc xuống cánh đồng gai, quay lưng vào Đức mẹ Maria ẵm Chúa hài đồng. Rồi chỉ phút giây, mười một tiếng nổ, không hơn không kém, máu họ ục ra nhuộm tím cỏ xanh. Nửa đêm hôm đó, làng Amblie thắp đèn băo âm thầm đào huyệt. Tuy nhiên ngay hôm sau, đến phiên bốn lính Đức bị bắn chết trên xe jeep, viên đạn xuyên qua gáy tài xế, chiếc xe đâm sầm vào cây sồi già nhất giữa ngă ba đường, cuối con dốc. Chữ vạn ngoặc vẽ ở đầu xe nhúm lại như lỗ rốn người già. Ngần ấy chuyện, kể đi kể lại, hồ như mới hôm qua. Thảng hoặc, sơ ngừng, ngẫm nghĩ, rồi cầm tay một người đàn bà ngồi cạnh, ngỡ là Emilie nên sơ ân cần hỏi có biết tôi đă đi đến bờ bến nào trong cuộc hành tŕnh hay không.

Tôi theo sơ Thérèse về ở căn pḥng bên hông nhà thờ từ lúc mẹ tôi mất. Trước khi nhắm mắt bà giao tất cả những ǵ có được cho sơ, trong đó có tôi, đứa bé gái vừa lên năm. Sơ Thérèse thật thà bảo, tiền mẹ để lại đủ cho tôi ăn học và sắm sửa hành trang khi lấy chồng. Tôi kể điều ấy với Emilie hôm hai đứa đứng ở góc vườn kín, tôi vén váy chỉ cho bạn xem vệt máu chảy đầu tiên. Emilie che miệng khúc khích:

‘‘Như vậy có thể lấy chồng rồi.’’ 

Tôi không thấy ǵ hào hứng, rồi để quên đi cảm giác buôn buốt âm ẩm khó chịu, tôi nằm lăn trên thảm cỏ, nh́n trời. Emilie ngồi cạnh đọc thơ:

"Thượng đế vẽ lại thiên nhiên thêm một lần

dịu dàng như t́nh yêu và mơ màng như cái chết"

Thuở ấy tôi không hề nghĩ đến t́nh yêu, nhưng Emilie dù chưa nhỏ máu giữa hai lóng đùi đă tưởng mơ xao xuyến, ngay cả lúc ngồi dạng trên tấm ghế con, váy vén gần tới bẹn, hai tay ṿ cái núm vú nâu ḷng tḥng của con ḅ cái, nặn từng ḍng sữa đục ngà. Mười hai tuổi, Emilie kề vào tai tôi bắt chước hơi thở của ông bố, tiếng rên của bà mẹ, kêu rằng đấy cũng là thơ, thơ đẻ ra con nít, thơ phải lọt vào đời sống. Tôi lặng thinh. Với tôi, thơ ấy chỉ là cái chết. Cái chết của mẹ và bào thai nửa đêm giông băo. Mẹ ra đi với đứa nhỏ c̣n dính trong bụng, chỉ vài phút sau khi sơ Thérèse xông vào nhà, người ướt đẫm nước mưa. Gió thổi vỡ rào rào, khung kính bắn toé những v́ sao óng ánh dưới chân tôi. Nhưng cái chết là bóng đen, cái chết là máu tươm ra đỏ ối khăn giường mẹ, là khuôn mặt thon thả đă nát nhàu đau đớn với vành mi khép chặt và cái đầu đứa nhỏ chỉ lọt ra ngoài phân nửa, nhờn, bẩn. Đêm hôm đó sơ Thérèse cuộn tôi trong tấm chăn dạ, dỗ ngọt tôi leo lên chiếc xe con cóc cọc cạch chở về căn pḥng bên cạnh nhà thờ, cùng một phía với dăy nhà dùng làm pḥng chích thuốc và băng bó thương tích cho những nông dân trong vùng. Sơ nói ngày xưa cũng chính trên mảnh đất nhà thờ, người ta kê giường vải cho thương binh, máu uế các băng ghế gỗ và bục giảng kinh của cha xứ.  Những thiếu nữ trong làng như sơ thuở đó vừa đuổi ruồi, tẩy ố chùi rửa bệnh nhân vừa thổi nấu những nồi súp khoai tây lỏng. Bây giờ sơ làm cả công việc đỡ đẻ cho sản phụ khi viên bác sĩ làng không kham hết.

Sơ Thérèse, cũng như Emilie, chưa từng ra khỏi vùng đất Amblie và mấy thiếp làng lân cận. Bao nhiêu năm, sơ chỉ đứng trên triền đồi của ngôi nhà thờ nh́n xuống thung lũng, thả mắt mơ màng. Những lục địa đại dương không ǵ khác hơn chân trời và biển xám.

 

Baltimore, 2 tháng 10, 1863.

Ông White thân mến,

Đọc An Nam trong thư ông tôi thấy ra nắng, ngửi ra hoa, nh́n ra cấm cung huyền bí.

Ông có thấy là An Nam trong thư ông càng viết càng xa, xa đến nỗi hoàng đế có băng hà th́ thời gian cũng chỉ đứng lại như trong một bức tranh bưu thiếp? Khoảng cách một lục địa và một đại dương là một khoảng cách an toàn cho ông, người ngồi ở Amherst mơ An Nam.  Một An Nam hoang tưởng.

Tôi ước ǵ Gettysburg cũng xa như An Nam, cách một lục địa, một đại dương, và một lịch sử. Tôi không biết ǵ về Gettysburg, từ  địa h́nh cho đến hoa cỏ. Tôi không biết ve đêm hè Gettysburg có kêu như ve An Nam không. Nhưng thời tiết Gettysburg vào tháng Bảy th́ tôi biết. Từ những trạm y tế cứu thương gần mặt trận – nói thế chứ đa số thương binh không được ǵ hơn là tấm giấy để tự đuổi ruồi bu rút vào vết thương, họ được chở về đây và Harrisburg trên hằng loạt những toa xe lửa lót rơm. Họ mang theo mùi thuốc súng, mùi śnh ươn của nắng. Sau nhà thương, chỗ khoảng đất trống được chắn bởi lớp vải thô là đống thây chưa người nhận. Gần hơn là đống chân tay bị cưa để chận nhiễm trùng lan vào máu. Một quả đồi nhỏ gồm những cánh tay bắp chân quéo vào nhau, chung chạ. Tôi không muốn ra đó nh́n, nhưng mùi thịt người thối rữa xốc vào mũi, bám lên tóc, len vào áo. 

Trận Gettysburg kéo dài 3 ngày đầu tháng Bảy. Số tử vong là 5.662, số thương vong là 27.203, và trên 10 ngàn mất tích. Ở chiến trường quân chiến thắng phải chôn quân chiến bại, cứ hố tập thể lấp cạn 60 thây quân phục xám Miền Nam. Không ai biết số tử quân chôn tại chỗ là bao nhiêu. Suốt tháng Bảy, chúng tôi không có thời gian làm vệ sinh bệnh viện như tôi đă tả với ông trong thư trước. Chúng tôi dội vôi lên tường và tạt vôi quét sàn vào cuối ngày để bớt nhầy nhụa. Tôi không biết tả sao cho ông thấy màu vôi trộn vào với những dung dịch đổ ra từ thân thể con người.

Theresa

 

Amherst, 20 tháng 10, 1863.

Cô Theresa,

An Nam không xa tâm thức tôi như cô nghĩ. Ông Cụ White c̣n trở lại An Nam lần nữa, mười mấy năm sau. Phép cập bến lần này không đến từ Dinh Tổng Trấn mà từ triều đ́nh Huế gửi vô. Tường thành Gia Định h́nh bát quái đă bị bắn sập. Tôi không biết lần này có c̣n những gốc hoa trắng nữa không. Dinh Tổng Trấn vắng người. Đại sảnh lát gạch đất nung h́nh vuông, to, màu vàng, viên đậm viên nhạt, yên ắng. Thỉnh thoảng có người hối hả chạy ngang. Ông cụ chờ diện kiến quan thay quyền Tổng Trấn. Nắng ngă. Có người đến đưa ông cụ ra đầu chợ Gia Định, chỗ có đám đông vây quanh một cái cũi treo lơ lửng.

Mọi người chăm chăm trông vào cũi. Không ai nói ǵ. Ông cụ nghểnh cổ nh́n. Vật trong cũi xù lông, di động.

Lúc người thông dịch đưa ông cụ đi gặp chức sắc để bàn chuyện thương thuyền nước ḿnh ghé bến thành Gia Định, ông cụ hỏi: ‘‘Con vật ǵ đấy?’’ Người thông dịch đáp: ‘‘Tên nó là Lê Văn Khôi, thằng Mán, dưỡng tử của cố Tả Quân Tổng Trấn Gia Định, dấy loạn thủ Đồn Phiên An, Hoàng Thượng bắt được, đang trừng phạt làm gương’’. Ông cụ hỏi: ‘‘Sao lại làm loạn?’’. Người thông dịch nói: ‘‘Vô ơn. Hoàng Thượng ân sủng, lại ra sách ‘Nhất Thị Đồng Nhân’ Mán Mọi Man cũng coi là người trong thiên hạ, là tôi của vua, thần dân của Đại Nam’’. Ông cụ bảo nghe nói Lê Văn Khôi bị án lăng tŕ.

Tôi không biết ông cụ có nh́n thấy cuộc hành quyết không.

Tôi cứ thắc mắc hoài: nếu Khôi cứ ở lại nhà, với rừng với núi, đừng theo Duyệt xuống kinh th́ hắn vẫn được làm người ? Ở đâu th́ ḿnh là người, và vượt qua biên giới địa lư nào th́ thành thú?

Đêm ông cụ kể chuyện Khôi, trời giông, cửa đập. Tôi dựa vào tay ghế bành xanh sờn của ông cụ chập chờn thấy vẫn ngồi nghe, nhưng h́nh như chuyện Khôi kết thúc khác đi. Tôi nghe ông cụ nói rơ lắm: khuya trước hôm hành h́nh, Khôi bẻ cũi trốn xuống bến tàu, lẻn lên thuyền ông cụ xin cứu. Ông cụ dấu hắn dưới hầm tàu, trong một kiện đường mía. Tàu rời bến trước khi trời sáng. Lúc vượt eo biển Malacca, Khôi được cho lên boong tàu xem rừng rậm chạy dài xuống biển.  Họ sang Tích Lan mua trà. Khôi nh́n thấy đồn điền, màu trà ngăn ngắt, cuộn theo những vùng đồi. Tàu thả neo ngoài Cochin. Dừa cao vút, lá rẽ xanh mướt, rũ rượi. Khôi ngồi trên biển lặng, nghe tiếng gió trên bờ, trong những hàng dừa. Lao xao. Như tiếng người nói ở xa.

Theresa, cô nghĩ có thật Khôi xuống tàu vượt biển không? Hay tôi chiêm bao và Khôi đă bị xẻo thịt? Ngoài ra ông cụ cũng có thể lẫn.

Theresa, những chỗ da thịt bị mất của John đă kéo da chưa? John có lúc nào tỉnh không?

Yours,

Abel

 

Baltimore 20 tháng 11, 1863.

Abel,

Ông mong Khôi thoát nhục h́nh để vượt biển? Ở là chết đi là sống. Giữa chết và sống th́ chọn sống. Phải không ông? Cho dù biên giới nào đó vượt qua là, ǵ nhỉ, mất ḿnh, như ông nói, thành thú?

Vết thương John không lành, lại không ở chân tay để cắt bỏ. Làm sao giữ người ta sống nếu cắt bỏ thanh quản, cắt bỏ cả khuôn mặt một người? Chắc ông cũng không muốn biết hết chi tiết làm ǵ. Nhưng tôi sẽ tiếp tục đọc thư ông cho John.  

Ngày hôm qua, trên phần đất chiến trường biến thành nghĩa trang, Tổng Thống Abraham Lincoln đứng lẫn vào đám đông, đầu trần, đọc diễn văn về những người đă làm hiển linh chiến địa bằng sức chiến đấu của họ, cho thể chế tự do. Từng câu đang được khắc vào đá, át giọng những người ngă xuống- như John làm sao lên tiếng?

Chúa cũng không lên tiếng từ những nơi đă bị bỏ lại quá khứ. Chúa không ở Gettysburg, chúa không ở băi đất trống sau nhà thương. Quanh đây, chúa chỉ có mặt trên trang kinh thánh tôi đọc mỗi đêm. Tôi phải tin vào những điều viết trên trang giấy: mọi sự dừng lại, an nhiên như thời của chúa - nằm phơi thế kỷ.

V́ ngoài ra th́ có ǵ hả ông?

Theresa

   

Amherst 30 tháng 11, 1863.

Theresa,

Nếu Khôi vượt biển th́ cô nghĩ Khôi thấy ǵ khi vào đến vịnh Massachusetts? Nước xanh màu trời, màu lục, đậm nhạt. Hải đảo xanh màu diệp tố, có đảo dài như h́nh cá đao uốn lượn. Những chiếc thuyền giong buồm trắng, lướt trên mặt biển ṿng theo đường cong của đảo, để lại những vệt sóng trắng.  Khôi trông xuống nước, bóng đảo ngầm đáy nước di động như bóng đàn cá voi di cư lên từ Nam Cực. Vịnh Massachusetts nh́n từ đường chim di ở trên cao sẽ như thế. Và vào đêm, Khôi sẽ thấy ánh sáng hải đăng quét ngang mặt nước, một luồng ngắn, một luồng dài, đều đặn như nhịp thở chiêm bao, xô tới tương lai, an bài như định mệnh.

Tối qua tôi mơ thấy ra cảng Boston đón tàu của ông Cụ. Khôi đứng trên boong tàu nh́n xuống cảng tấp nập người. Khôi thấy phu tứ xứ khuân hàng, chuyển các kiện trà, đường, sợi vải, kim loại lên toa xe lửa chuyển đi với tốc độ trung b́nh ba đến bốn mươi dặm Anh một giờ. Tôi thấy Khôi đứng trên boong chăm chăm nh́n tôi. Gió thổi từ vịnh hất chiếc mũ nồi tôi không kịp níu. Tôi dợm chạy theo chiếc mũ đang lăn tṛn về phía tàu bỏ neo. Tôi nghe Khôi cất tiếng, từ thấp tới cao. Tiếng Khôi ré lên như tiếng kêu của loài nửa ó nửa khủng long từ thời tiền sử. Tôi nói : Im đi.

Tự dưng Khôi đứng trên bờ, trước mặt tôi, nh́n thẳng vào mắt tôi. Khôi đen đủi, nhỏ thó, tóc đanh lại, môi thâm run lên như sắp nói. Tôi xích lại gần, áp sát mặt vào để nghe. Tôi nghĩ Khôi sẽ kể chuyện An Nam. Nhưng khi Khôi mở miệng, tôi thấy lưỡi Khôi bị cắt, cuống lưỡi ngo ngoe, run lên không thành lời. Chỉ ra tiếng ré, từ một tương lai xa như tiền sử.     

C̣n John cũng sẽ vĩnh viễn không nói nữa. Phải không cô? Tôi không nh́n thấy Gettysburg theo viên đạn xoi lở thân thể John. Tôi chỉ biết John là máu mủ với tôi. Buổi tối, tôi nh́n ḿnh trong gương mà như thấy lỗ hổng bên hàm trái. Cô biết không, tôi chỉ muốn trông ra cửa sổ mà tưởng tượng An Nam với đêm đẫm sương và ngày gắt nắng, vĩnh hằng. Vậy mà tôi cứ thấy Khôi. Có khi tôi thấy Khôi mặc đồng phục người đưa thư, ch́a tay trao cho tôi lá thư màu xanh nhàu nát. Có khi tôi thấy Khôi cầm dao sét rỉ đâm vào hàm trái của tôi. Tôi cứ thấy bóng Khôi nhỏ người thoăn thoắt đi lẫn vào đám đông ngoài phố Boston. Với chiếc lưỡi cụt. Đám đông không ai nghe ai thấy Khôi. Không ai biết bộ tộc Khôi ở trên rừng. Không ai biết Gia Định Thành có nhiều thứ hơn là gạch đất nung và hoa đại trắng. Khôi đă lỡ bỏ rừng xuống kinh, nên Khôi sẽ phải đi măi. Dừng bước, tất cả những ánh mắt nh́n mà không thấy của đám đông bản xứ sẽ biến Khôi thành thú, nói không thành tiếng người. Rồi Khôi sẽ đi đâu nữa? Sang bờ biển bên kia để trông về An Nam, để làm cu-li bím tóc khoét núi nối thêm số 30.000 dặm đường rày hỏa xa chằng chịt chắp nhau băng qua bề ngang lục địa?

Tôi muốn ở măi lại Amherst. Amherst b́nh yên, vĩnh hằng như thế kỷ, số nhiều.

Theresa, tóc cô màu ǵ nhỉ? Tôi tưởng tượng mắt cô màu nâu sâu thẳm, trong vắt, có những tia mỏng màu vàng rực. Như lửa? Như lá New England tháng trước? Như nắng tháng này lúc 3 giờ rọi nghiêng trên nước vịnh Massachussetts? Tôi nghĩ đến bàn tay cô móng cắt sát, thoăn thoắt quấn băng cho John. Và môi cô se khô ghé vào tai John, phía không có lổ hổng, đọc những điều tôi viết để khỏa lấp cho niềm sợ hăi, của chính tôi, của cô, của John, về sự chuyển động của đất, về sự vận động của thời gian, và nhất là về sự đối diện với những điều xa lạ đến hủy diệt.

Quê cô ở đâu? Sau này cô sẽ về đâu? Cô nghĩ cô có muốn sống hết đời ở một nơi như thế này?

Abel

 

* Năm 2000, ngày…tháng, Nouvelle- Angleterre.

 

Hai trận băo trên đại dương đă làm cuộc hải tŕnh dài thêm bốn hôm, nên sáu ngày sau con tàu mới cập bến. Tôi bước chân lên miền đất của đoàn người di dân thanh giáo bốn thế kỷ trước, không mảy may trong đầu ư nghĩ t́m xem hơi hướm Âu Châu c̣n sót lại ǵ. Tôi chỉ nhớ Emilie thường đọc cho nghe những câu thơ của Emily Dickinson, người đàn bà sống quanh quẩn trong vùng Massachusetts này với bao ngàn bài thơ sáng tác trong suốt gịng sống hầu như chỉ được công bố vài năm sau khi bà qua đời. Emilie thích thú:

‘‘Suzanne, người đàn bà lạ lùng ấy đă tự biến ḿnh thành bất cứ một vật ǵ: đàn ông đàn bà, đồ vật, ong bướm hoa cỏ… để đặt ra những câu hỏi về cuộc đời, cả về cái chết, để nhận biết được thế giới. Nhiều buổi chiều ta ngồi ở đây với mùi củi cháy trong ḷ sưởi, với hương cỏ trộn lẫn phân ḅ, ngó ra màn sương đang lênh thênh trên ruộng mạ mà tha hồ tưởng tượng h́nh bóng thế giới, những con người tất tả quanh co hiện ẩn giữa phố phường. Có thật phải ra ngoài kia, phải ở những nơi khác mới t́m thấy con lộ mở?’’.

Tôi không trả lời được câu hỏi ấy nhưng con lộ mở đă đưa tôi đến đây, dù chẳng chủ đích làm một cuộc hành hương. Nắng đầu thu toả từ một bầu trời xanh dịu rơi xuống những bờ tường gạch đỏ. Sau vài ngày dừng lại ở bến cảng, bây giờ đi vào đất liền hồn tôi đỡ sôi sục hơn với vùng cây cối cao thâm. T́m măi mới có một quán cà-phê bày ba chiếc bàn con trên hè phố. Một cái khuất dưới tán dù, cái kia có bà đầm già và con chó ngồi chễm trệ trên ghế đang xù lông gườm gườm nh́n tôi, bàn thứ ba ngoài nắng với một người đàn ông đang đọc báo, tóc màu hạt dẻ vuốt dài ra sau tai. Thấy bóng người, ông ta ngửng lên. Đoán tôi t́m chỗ, người đàn ông c̣n trẻ, chạc hơn ba mươi khoát tay mời, rồi tiếp tục cúi xuống trang Massachusetts Daily.

Dăm đám mây đă lạc về, cơn gió lay hàng cây trước mặt rồi đẩy cái nắng biến mất trong ḷng đường. Tôi đưa ly cà-phê nhựa lên mũi, tuyệt vọng t́m mùi thơm nồng trên cái cốc sứ men xanh nhỏ xíu của quán cà-phê đầu làng Amblie. Chàng thanh niên lật trang báo, tôi thoáng giật ḿnh thấy cái tên Amherst, buột miệng hỏi nó cách đây bao xa. Anh ta đáp:

''Mấy chục miles, cô cần đến đó?''

''Ồ, tôi chưa biết.''

''Cô ở đâu tới?''

''Bên kia đại dương.''

''À, như các ông tổ của tôi.''

Tôi nh́n kỹ chàng ta hơn, hai con ngươi màu ve chai mỏng pha chút ánh xanh dương trong suốt. Chàng trai mời tôi chiếc donut, miệng cười xẻ nửa đồng tiền trên má:

''Cà-phê xứ này hẳn không hợp gu cô nhưng bánh ăn được, không đến nỗi ngọt''

Tôi nh́n b́nh trà trước mặt, nói bâng quơ:

''Anh uống trà buổi sáng.''

Anh ta lại cười:

''Cả gia đ́nh tôi, từ bao giờ vẫn giữ kiểu cách gốc Anh.''

''Trong mấy thế kỷ di dân? Anh sang nước Anh chưa? À không, trở về mới đúng''

"Chưa, nhưng ông tôi, bố và anh tôi th́ đă. Bố tôi từng là lính trong cuộc chiến giải phóng Châu Âu.''

Tôi ngạc nhiên:

''Nơi nào anh biết không?''

''Ông nói bờ Normandy, nước Pháp.''

''Tôi từ đó đến.''

Chàng ta thả cái nh́n dài và bảo hăy nói về xứ sở mà cha anh đă ao ước được quay lại bên phần mộ những người đồng đội tử trận năm xưa. Trên con phố yên của buổi sáng đang vất xuống lề đường những cánh lá vàng đầu tiên, tôi chẳng ngại ngần kể về những ngôi làng nơi ấy. Về phần đất chiến trường đă biến thành nghĩa trang với gần mười ngh́n cây thập giá và ngôi sao David trắng toát đứng trật tự hàng ngang hàng dọc, lặng lẽ trong tiếng sóng dập dồn. Sơ Thérèse đă từng cúi người cặm cụi đọc tên, ngày tháng, quân đoàn, sinh quán: Connecticut, New York, Massachusetts, Louisiana… của những người lính đă ngă xuống trên miền đất Normandie thật xa lạ với họ. Khi ấy tôi c̣n quá nhỏ để biết v́ sao, và sơ Thérèse t́m ǵ trên các tấm bia.

Lúc đứng lên sắp bước đi, chàng trai bảo rằng anh ta ở trong phong trào phản chiến. Cha ông anh ta đă đóng góp quá nhiều cho những cuộc chiến tranh. Từ ông cố tổ hơn một trăm bốn mươi năm trước được Abraham Lincoln vinh danh trên nền đất Gettysburg, đến người cha cụt chân trước khi nhắm mắt c̣n nhắc về hơn năm ngàn lính đồng minh đă bỏ thây, chỉ trong một ngày mùng 6 tháng 6 năm 44 trên đất Normandie. Rồi sang thằng anh trai từ chiến trường Việt Nam trở về, mỗi đêm choàng thức chụp ngay bất cứ một thanh gỗ hay một cán chổi chạy ra vườn, miệng nổ pháo đùng đùng bắn loạn vào những thân cây thẫm tối. Ban ngày chui tọt vào chuồng chó lom khom như nhốt cũi, gầm gừ rồi lẩm bẩm Khe Sanh suốt mấy năm trời. Chàng trai hỏi:

''Cô có nghe tên Khe Sanh, Việt Nam?''

Tôi lắc đầu:

''Tôi chưa sinh ra thời ấy. Nhưng tôi biết hơn hai thế kỷ trước tổ tiên tôi đổ bộ vào đất An Nam. Lịch sử xứ tôi ghi lại là từ khi có thương nhân ngoại quốc và giáo sĩ truyền đạo đến An Nam, dân tộc ấy mới biết đèn điện và có chữ quốc ngữ.''

Chàng thanh niên cuộn tờ báo trong tay:

"Ngoài nhóm người buôn bán và giảng đạo c̣n bao kẻ cập bến An Nam với những con tàu chở súng ống"

''Người ta thường biện hộ cho sự xâm lược, phải không anh?"

Anh ta gật đầu im lặng, rồi giơ tờ báo lên từ giă:

''Chúc cô hài ḷng với New England. Ông cha tôi khi đến nơi này đă nghĩ rằng đây là đất mới''

Tự nhiên tôi buột miệng:

''Anh tên ǵ?''

''White. John White. Ciao!''

Anh ta băng qua đường, đầu lênh khênh chạm những chùm lá. Tôi nh́n theo miệng ngớ ngẩn lập lại ‘‘John White’’, lẽ nào? John đă vào xe, phóng vút. Mấy ngày cuối cùng trước khi ra đi, tôi quanh quẩn bên sơ Thérèse, giúp sơ dọn dẹp bệnh xá, chùi rửa dụng cụ, xếp lại tủ thuốc. Sơ dẫn tôi vào căn cḥi đựng xẻng cuốc làm vườn và cả cỏ khô ở cuối sân nhà thờ, nghiêm lặng như đưa vào thánh địa. Sơ đẩy nhẹ ngón tay lên dấu dao khắc lồng tên sơ và hai chữ JW trên mảnh tường gỗ vẫn c̣n đứng được với thời gian. 

 

* Năm 2000, đầu thu, Amherst.

Cây cối Amherst đổ lá nhiều hơn thị trấn tôi ngồi cà-phê với John buổi sáng. Cứ thể mùa thu sắp đi vào độ huy hoàng nhất. Ánh trời vừa đủ để nâng sáng màu lá đỏ. Giữa chiều, không gian tĩnh mịch. Đứng ở đầu con đường, tôi nghĩ đến Emilie, ngập ngừng. Người ta vừa chỉ cho tôi, ngôi nhà nằm khoảng ấy, bên phải, cửa gỗ xanh lá cây, bờ rào sơn trắng. Chốn xa kia, không biết Emilie chờ đợi h́nh ảnh ǵ của căn nhà đă trở thành cổ tích dù nó vẫn c̣n hiện hữu, dù vẫn có người lui tới thăm viếng. Chắc chỉ đơn giản là một nhà lưu niệm không hơi ấm khi người ở đă không c̣n, hẳn thế.

Vắng những ánh đèn và bảng hiệu chói loé màu sắc của trung tâm thị trấn, con đường Main hắt hiu cũ kỹ như lùi lại hơn trăm năm trước. Đám lá theo gió chạy rào rạt cuốn tới chân cặp vợ chồng già đi ngược chiều. Ngang qua cột đá trắng ố nước mưa, họ chẳng hề đưa mắt nh́n vào ngôi nhà ấy, như không có ai, vườn rào cửa đóng. Nhưng cách mấy bước tôi lại nghe vẳng tiếng người từ bực xi-măng ngưỡng cửa thoáng ánh rêu xanh, một người đàn ông đeo kính đi cùng ra cổng với một thiếu phụ tóc nâu chẻ đường ngôi giữa ngay ngắn, áo thắt eo trên váy trắng phồng phủ tới gót chân. Người đàn ông ăn mặc cũng cùng kiểu y phục cũ xưa. Thiếu phụ dáng khoan thai, nàng ngừng lại bên bụi hồng cất tiếng:

''Ông đừng lo, tôi sẽ viết thư cho Theresa, Susan ghé qua chiều mai sẽ đem đi gửi''

''Tôi chỉ mong John chóng nhận được. Nhưng sao cô không ra ngoài?''

Có tiếng cười nhẹ:

''Tôi đă đi rồi đấy chứ, tháng 5 năm 1886. Ông không nhớ sao? buổi chiều ấy ông đă đến tiễn đưa và đặt một đoá hồng nhỏ hái trên lộ đưa thư lên mảnh đất người ta đặt tôi an nghỉ. Ồ xin lỗi, tôi chẳng nên nhắc lại như vậy. Chào ông White.''

''Hăy gọi tôi là Abel, như xưa. À, dạo Theresa quyết định rời Baltimore là khoảng nào cô có biết không ?''

Thiếu phụ quay nửa gương mặt ra ngoài ánh nắng, giọng nhẹ nhàng thoang thoáng trách cứ:

‘‘Độ sau này tôi lại băn khoăn với chuyện đi và ở nên quên cả ngày tháng. Abel, ông đă làm xáo động những người đàn bà chúng tôi với bao nhiêu địa danh. Nhưng tôi không muốn chuyện ở và đi lại dính liền vào những cuộc chiến.’’

‘‘Ồ, xin lỗi cô, tôi cũng mong như vậy. Chào cô Emily.’’ 

Người đàn ông ra khỏi cổng. Họ không nh́n thấy tôi. Ông ta khép cánh cổng, ngước đầu lên cây sồi già lá c̣n mong manh chút nắng, cành x̣e ngang căn pḥng có hai mảnh voan trắng đang phất phơ bay ra khỏi khung cửa mở. Người đàn ông đi về cuối con phố, tôi vẫn thấy thật rơ Emily Dickinson đứng trên thềm hiên mỉm cười, như thể đă thấy tôi và đang chào hỏi. Tôi muốn chạy lại nói với thiếu phụ về Emilie người say mê thơ bà, về sơ Thérèse và cả cuộc gặp gỡ chàng thanh niên tên John ở quán cà-phê vừa rồi, nhưng cánh cửa nặng nề đă đẩy người đàn bà vào trong, mất hút.

 

Amherst, 1 tháng 12, 1863.

Emily hỏi:

“C̣n ǵ nữa không ông White?”

Abel nói:

“C̣n. Cô nghĩ có điều ǵ vĩnh hằng không?”

Emily nh́n theo đường gân xanh phập phồng trên bàn tay Abel ngăn mép cửa.

“Có.”

“Thời của chúa?”

Emily thấy bả vai Abel di động, đường máu chạy phập phồng ở cổ, trán Abel loà xoà tóc màu hạt dẻ. Emily quay đi:

“Tôi không biết. Có lẽ.”

“Nếu không phiền, cô ngồi xuống tôi đọc cô nghe đoạn thư của cô y tá săn sóc em họ tôi. Tôi có điều muốn hỏi.”

“Ngày mai.”

“Cô hứa?”

Trưa đó nằm trong pḥng, Emily không biết ḿnh đă hứa điều ǵ với Abel. Bọt sóng tan lách tách trên da Emily nhợt nhạt, quanh dấu ấn hồng. Emily nhắm mắt thấy bầy nhặng trắng lúc bay lên cánh x̣e như thiên thần, chập chờn như mây bay, lúc đậu lại xám như mớ bụi tro.

 

Amherst, 2 tháng 12, 1863.

“Cô đọc đoạn này.”

Emily ngồi ghé xuống ghế dài nhồi lông ngựa bọc nhung đỏ. Abel nh́n nắng đổ trên tường yên ắng, không có bóng lá nhảy múa. Abel nh́n tóc Emily đậm màu búi thấp sát gáy, không có sợi nào ḷa x̣a. Áo Emily trắng, có xếp ly và thêu viền bằng chỉ trắng.

Mắt Emily rà theo ḍng chữ Theresa mà nghĩ đến lớp men mát lạnh trơn trụi trong ḷng thau nước rửa mặt sau giấc ngủ buổi trưa hôm trước. Thau nước bằng kim loại tráng men hồng rất nhạt, viền xanh dương đậm. Emily nghĩ có lẽ men nên màu trắng. Theresa nói ǵ?

“Tôi không có câu trả lời cho ông và cô ấy. Tôi không biết ông muốn ǵ?”

Abel nh́n ra sân nắng yếu ngả dài theo bóng cây sồi.

“Cửa sổ pḥng cô nh́n ra cây sồi?”

“Không, cây sồi phía đông. Cửa sổ pḥng tôi trông ra khoảng đất phía tây nam có cụm thông thưa.”

Emily không nh́n nhưng biết môi Abel đỏ lắm. Emily đứng dậy khỏi chiếc ghế nhồi lông ngựa.

“Tôi tiễn ông ra cổng.”

Abel níu cổ tay, Emily quay phắt lại. Môi Abel kề cận, th́ thầm:

‘‘Cô sẽ ở đây, Amherst, vĩnh viễn?’’

Emily nghe hơi Abel thở bên má. Emily thở dài. Abel cúi đầu:

“Tôi xin lỗi cô tôi đi.”

Emily nh́n theo lưng áo Abel khuất qua ô cửa. Emily nghe tiếng chân Abel trên sàn gỗ cũ. Gió đầu tháng Chạp se khô luồn vào pḥng. Emily nghe tiếng cửa đóng. Emily nghĩ Abel sẽ đi như Charles đă bỏ đi. Hôm gặp cuối, Charles nói cụm thông thưa ngoài cửa sổ pḥng Emily coi chừng bị bọ rày, không khéo héo mất, xem cành nào bọ ăn th́ chặt, và pha nước long-năo mà vẩy. V́ Emily sẽ ở với cụm thông, về dài. Charles nói ǵ đó về an bài của chúa. Emily lặp lại: providence. Charles nói: ừ.

Buổi trưa hôm đó Emily nằm sấp trên giường. Nắng nhạt ḷa x̣a đổ xiên trên lưng. Môi Abel đỏ. Có lần Emily nghe Abel kể cho Susan bên kia bờ dậu chuyện đưa thư ngoài hải đăng. Emily nghe tiếng Susan cười trong vắt. Nhưng Emily không thấy ánh đèn hải đăng sáng, quét ngang biển, chỉ thấy gió. Gió quất vào ṿng cửa kính hải đăng. Những thớ gỗ đ̣n kêu răng rắc. Emily thấy trời giông nửa khuya ngoài hải đăng, bướm đêm theo đèn đập cánh vào cửa kính. Nhèm nhẹp, thâu đêm.

Thư Theresa nói ǵ? An Nam là quá khứ hoang tưởng? Baltimore là Gettysburg? Amherst nằm đâu giữa quá khứ và tương lai của Gettysburg? Giữa nơi không có chúa và thế giới bị chúa hủy diệt? Emily thấy căn nhà của ḿnh như thể từ cao. Căn nhà gạch đỏ có cửa sổ màu xanh lá cây đậm ở phố đường Main giữa Amherst, phía tây vịnh Massachusetts phía đông của An Nam phía bắc của Gettysburg. Bên trong căn pḥng cửa sổ mở về hướng tây, một người đàn bà nằm sấp như đóng đinh vào mặt giường phẳng phiu. Emily úp mặt xuống gối, luồn tay vào dưới mấy lần vải trắng. Ngón tay Emily chạm vào da thịt nóng. Emily cong người ép sát xuống mặt giường phủ lớp chăn chỉ sợi trắng. Sức nặng của thân thể ấn xuống, ngón tay Emily thọc sâu vào khoảng không vô tận giữa An Nam và Amherst, giữa Amherst và Gettysburg, giữa thời điểm bây giờ và tương lai phía sau trận chiến. Môi Abel vẫn đỏ.

Chó dại chạy đi chạy lại tru trong khoảng sân cỏ cháy đang mục nát lẫn vào đất ẩm. Trời chưa đổ tuyết.

 

* Năm 2000, ngày…tháng, Vịnh Massachusetts.

Anh John,

Từ Amherst tôi trở lại quán cà-phê này, tưởng sẽ được gặp anh sáng nay. Tự dưng tôi muốn kể với anh về sơ Thérèse, không phải Theresa thời 1865 mà Thérèse của chiến trường Normandie.

1944, Maria Thérèse mười lăm tuổi, mồ côi mẹ, nhưng cha nàng chăm lo con gái hơn cả cho những thùng rượu táo Calva vàng ánh nổi tiếng cả vùng do chính ḿnh chưng cất, tuy ông không thể đem giấu con như chôn giấu rượu trong bao nhiêu năm, dưới sự lùng soát của lính Đức nazi. Dù giữa chiến tranh đói kém, thiếu nữ vẫn hồn nhiên tung tăng giữa vườn táo, cánh đồng, sông suối. Nhưng tháng sáu này, Thérèse không c̣n được tắm sông và phơi hồng làn da trong nắng đầu hạ trong suốt. Bom đạn nhả xuống như sấm nổ tung từ ḷng biển đưa về. Nàng ngồi trong bóng tối nghe súng bên ngoài lúc chát chúa lúc ŕ rầm cùng hơi thở hồi hộp của cha đang lắng nghe tin tiến quân của lính đồng minh từ cái transitor kề sát vào tai. Không thể ngờ định mệnh của người thiếu nữ tươi mởn sẽ vụt nhiên tan tành bắt đầu từ đêm tối ấy, khi một người lính Mỹ đập dồn dập vào cửa ngoài cùng lúc với tiếng xe nhà binh nghiến mặt đường quen thuộc của đoàn quân Đức Quốc Xă.

Maria Thérèse và người cha đă giấu chàng John trong mấy ngày quân Đức cố thủ. Anh ta nằm trong hầm rượu, nhai bánh ḿ và khoai tây với hàm răng trắng bóng khi cười đầy nét trẻ thơ. Ngay đêm đầu ông bố Thérèse đă mời anh ta một ly Calva ngoại tuổi, gọi là mừng cuộc đô hộ của bạo lực sắp chấm dứt mặc dù số người bị thương mỗi ngày đưa về thị trấn đă đầy nghẹt các bênh viện, lắm khi người ta phải chuyển tải vào nhà thờ các làng bên cạnh. Thérèse sợ máu nhưng vẫn lẻn ra ngoài những buổi trưa thăm ḍ tin tức.  Thân người đẫm máu cùng mùi tử khí quanh quất trong làng khiến nàng càng lo âu cho chàng lính giấu ở nhà. Nàng đem về vài điếu thuốc, anh ta bập bẹ hai tiếng merci, đầu thuốc lập loè nhưng ḷng mắt xanh lại cháy một thứ lửa đốt rụi lồng ngực phập phồng cô gái mười lăm.

Đến một buổi chiều John biết không thể trốn măi, quyết định mặc nguy hiểm phải ra đi. Linh hồn Thérèse run rẩy trước ngày chia tay, nàng kéo John vào căn cḥi cất dụng cụ làm vườn. Cả thân thể bốc bừng, căng nứt mà ră rời trong ánh nh́n sâu buốt của anh chàng lính đến từ bên kia Đại Tây Dương. Hai người đổ xuống nệm cỏ ngái phân ḅ, mất cả không gian và thời gian, ch́m vào mê man cho đến khi ông cha lo lắng đi t́m. Nh́n thấy con gái, gương mặt đông cứng tái sạm hơn tường đá nhà thờ, hai con mắt mở trừng. Maria Thérèse phải bỏ lại người t́nh theo cha về nhà, nằm xuống giường với đáy quần lót ẩm, cơn đau dịu dàng xa xót. Bên kia pḥng người cha ch́m trong bóng tối, chỉ có mùi rượu xông lên át cả hơi đất nồng sau hai ngày mưa giông. Chiếc transitor bị bỏ quên, im ĺm. Đêm yên lặng lạ lùng, cho đến khi đồng hồ trên tường vừa dứt ba tiếng kính coong, cũng là lúc quả trọng pháo lọt qua nóc nhà, rơi trúng ngay chỗ ông ngồi, kéo cả tấm thân to lớn xuyên qua mặt hầm rượu tan hoang dưới chân bàn. Xác người đàn ông bắn thành bao mảnh, máu ḥa trong vũng rượu và miểng thủy tinh tung toé.     

Những tháng ngày sau, Thérèse lùng t́m tin tức bóng dáng John, lang thang cùng các bà sơ và những cô gái làm y tá thiện nguyện. Họ đi từ bệnh viện này sang nhà thương nọ, tỉnh thành này qua thị trấn kia, những nơi cuộc chiến chưa ngừng. Rồi một buổi chiều, những bà sơ này phải kềm giữ thân thể cô gái mới đầy mười sáu quằn quại trên giường sản phụ, họ đă bứt xác đứa nhỏ nghẹt thở chết giữa cửa đời v́ sinh ngược và thiếu tháng trên tay người mẹ trẻ. Mấy năm sau, cha xứ làng Amblie đứng trước cửa bệnh xá nói với con chiên: "Chúa đă hồi sinh Maria Thérèse thân yêu của chúng ta".  

 

Anh John,

Nghe chuyện tôi kể đến đây hẳn anh thấy tôi đă không mạo muội lắm khi gửi đến anh thư này, v́ đâu phải lần đầu tôi nghe tên John White ở quán cà-phê cách đây vài hôm. Buổi sáng đó chúng ta đă nói về những cuộc chiến tranh xâm lược được biện hộ. Cứ nghĩ đến thời người xứ tôi đem súng ống vào An Nam, rồi quân phiệt nazi tràn sang Âu Châu và bố anh đă để lại một phần thân thể trên miền đất quê tôi như John của sơ Thérèse liệu sống hay chết sau đó, cho đến mới đây anh của anh đă sang Việt Nam và trở về điên khùng v́ ám ảnh, tôi lại tự hỏi, thế nào là hành động xâm lăng, thế nào là giải phóng. Phải có một biên giới rơ rệt cho con người không thể nhầm lẫn trong mọi biện hộ? Bao giờ chúng ta lại gặp nhau để nói về những điều ấy, anh John?

Suzanne

 

Baltimore, 12 tháng 8, 1865.

Theresa lắng nghe tiếng c̣i tàu sắp đổ bến Baltimore. Khói cuộn sậm màu, hăng hắc. Chiếc áo nhung vải màu hạt dẻ bó sát người bắt đầu đẫm mồ hôi. Đáng lẽ cô nên mua chiếc áo tơ xanh theo lời cô tiếp tân cửa hiệu hàng may sẵn. Nhưng Theresa không đủ tiền để phung phí, mà chiếc áo vải sợi th́ thô, màu nhuộm lại không đều. Theresa mở hai hạt nút ở cổ, chuẩn bị hành lư. Mắt Theresa chạm vào giỏ mây, đưa tay mở khoen cài, khẽ đụng đầu ngón tay vào mũi gai chơm chởm bên trong. Cô yên tâm.

Những người chờ tàu như cô, họ về đâu? Có bao nhiêu địa danh trên một lục địa?

Theresa tay ôm gói quần áo tay xách giỏ mây, lần đầu bước lên tàu hỏa. Người chen chúc trên sân ga mà toa lại vắng khách, không mấy người đi Boston để về Amherst. Cô chọn chỗ ngồi cạnh cửa sổ.

Tàu chạy hướng bắc trong nắng hắt xiên, mây như sắp giông, oi bức. Khói tàu tan dọc dài theo mép rừng thưa vùng quê, theo những cánh đồng đă gặt trải rạ sẫm vàng.

Mở chiếc giỏ mây, Theresa khe khẽ nâng ra một bông hoa a-ti-sô xanh cứng to bằng hai ḷng bàn tay xoè, tua tủa cánh tím và chơm chởm đầy gai. Sao gai lại đâm ra từ nhụy hoa khi nở, Theresa không biết. Nhưng cô biết vị đắng của a-ti-sô để lại vị ngọt trên lưỡi. Nụ búp a–ti-sô hấp, tẩm bơ loăng là món được những người dư giả chịu mua. Và cô biết người ta có thể trồng hoa a–ti-sô trên những cánh đồng khô gió ở Castroville, phía nam San Francisco, cạnh vịnh Monterey, bên kia lục địa. Theresa nh́n thấy tương lai, gần như định mệnh. Chỉ non 20 năm nữa, những gia đ́nh gốc Ư như cô sẽ lập trang trại với những thửa ruộng bát ngát thẳng hàng. Những gốc a-ti-sô búp xanh tṛn. Tới mùa, những người làm công gốc Mễ Tây Cơ, Nhật, và Trung Hoa sẽ hái búp hoa gai bằng những lưỡi dao to bản, thứ dao Khôi dắt trong người lâu lắm rồi, lúc Khôi c̣n ở lại nhà. Qua mùa, họ sẽ chặt cây hoa xuống sát gốc, chờ mùa sau mọc lại.

Với tiền dành dụm từ lương y tá suốt mấy năm cuộc chiến, cô có thể bắt đầu bằng một thửa đất. Theresa nh́n thấy đồng a–ti-sô ḿnh sẽ trồng, tua tủa như ṿng gai của chúa, sáng lên trong giờ phục sinh. Theresa để hoa a–ti-sô trên ḷng. Nhụy gai châm chích vào người qua mấy lớp vải dày, cảm giác tê tê lan ra, xông lên thái dương như hai luồng điện nhẹ. Cô thiếp đi và mơ thấy ḿnh trần truồng ôm bông hoa gai đi giữa cánh đồng rải rác đàn ḅ, về hướng hải đăng. Lúc chợt tỉnh, Theresa có cảm giác bông hoa gai cô ôm đang biến thành đứa trẻ sơ sinh trơn tuột, ngọ nguậy trong ḷng.

Tàu vẫn chạy về hướng bắc, song song với Đại Tây Dương. Theresa không thấy biển. Trong thư sau cùng, Abel tả hải đăng ở vịnh Massachusetts. Không, Abel chỉ tả địa h́nh và những loài cá vượt biển từng đàn qua vịnh Massachusetts. Nhưng Theresa nh́n ra hải đăng. Theresa nh́n thấy đèn hải đăng sáng, quét ngang biển, một luồng ngắn, một luồng dài, đều đặn, như hơi thở ngắn dài của hai người đuổi cuốn theo nhau qua chiều ngang lục địa. Suốt đêm. Và tất cả những đêm sau đó.

 

* Năm 2000, ngày…tháng, Vịnh Massachusetts.

Khuya nay tôi lại lên tàu để đi một nơi khác. Thời buổi bây giờ ít ai du lịch bằng phương tiện chậm chạp này. Đáng lẽ sau cuộc viếng thăm Amherst, tôi nên đi về Baltimore bằng xe lửa – nói là xe lửa nhưng bây giờ thực ra là chạy điện – đi ngược hành tŕnh của Theresa, cô y tá đă chăm sóc một John White trên chiến trường Gettysburg. Hôm nọ tôi đă nh́n thấy Abel và nhà thơ Dickinson nơi ngôi nhà Amherst, tuy thế tôi không tin ḿnh sẽ có thêm cơ may gặp được Theresa.

Sau Amherst, tôi định tiếp tục cuộc hành tŕnh về hướng Tây, đi xem có c̣n những cánh đồng gai khô gió phía nam Castroville. Tôi muốn biết chúng có nằm phơi tầng tầng thế kỷ và hoa gai nơi này có xanh buốt đâm thủng bàn tay sơ Thérèse. Nhưng tôi sẽ lại lên con tàu, đi ngược hải tŕnh. Ít ǵ tôi cũng phải trở về Amblie. Có lẽ việc tôi thấy Emily Dickinson trong ngôi nhà cô ấy là một dự báo. Sáng nay tôi được tin Emilie, thư lần này phải vượt đại dương thế mà đến bưu điện lưu trữ thật nhanh :

Amblie, ngày…tháng, một năm hai ngàn.

‘‘… Suzanne, sáng nay tất cả dân làng đều có mặt nơi mảnh đất chôn mười người đă bị lính Đức bắn chết năm nào và cả ông bố sơ Thérèse. Theo gịng đạo, xác không chôn trong quan tài, nên người ta đă đặt sơ Thérèse trên một tấm ván sồi phủ vải lanh trắng và hoa. Mọi người đổ đất thẳng lên h́nh hài khô mỏng, chẳng chút mùi da thịt đến tưởng chừng nó sẽ nằm ngàn năm không suy xuyển. Gương mặt sơ thanh thản lạ lùng, trái ngược với những cơn mê sảng gần đây. Hai ngày cuối, sơ mở miệng là hỏi những toán quân đổ bộ đă tiến đến đâu? Thậm chí ngồi bật dậy, đ̣i xuống hầm rượu đem thức ăn cho John. Sơ bàng hoàng hú lên những tiếng c̣i báo động, rồi bỗng dưng gương mặt dịu xuống, sơ đ̣i lấy Calva mời bố. Mái tóc vẫn mượt suốt gần thế kỷ chợt bong khô thành cước. Hồi chúng ta c̣n nhỏ, cha xứ cứ bảo thời chưa có Chúa vũ trụ sôi sục máu lửa,  mọi vật sinh ra là hủy diệt lẫn nhau, phải đợi đến khi Chúa giang tay chịu khổ h́nh để thế giới được an nhiên bền vững. Suzanne à, đêm cuối cùng chợt tỉnh, trong hơi thở hắt sơ bảo ḿnh chưa sống tới thời của Chúa…’’

 

Nguyễn Hương – Mai Ninh

19 tháng 10, 2004