Nguyễn-Khoa Thái Anh
Chốn vắng của Dương Thu Hương
(Bản Anh ngữ: No Man's Land, dịch giả: Nina Mc Pherson và Phan Huy Đường, ISBN I-4013-6664-3, U.S.: Nhà xuất bản Hyperion East, 402 trang, $24.95)
Nhà văn Dương Thu Hương, người phụ nữ miền Bắc quả cảm đă cống hiến quăng đời thanh xuân của ḿnh cho cuộc đấu tranh v́ lư tưởng chống Mỹ cứu nước để rồi sau “giải phóng” miền Nam năm 1975 đă phải "ngồi bệt xuống vệ đường Sài G̣n bưng mặt khóc" [1] cho một thiên đường đánh mất, có lẽ là một trong những ng̣i bút và tiếng nói trong nước lên án nhà nước Việt Nam mạnh dạn nhất.
Rất tiếc tiểu thuyết Chốn vắng của bà chưa được ấn hành bằng tiếng Việt ở hải ngoại. Như mấy quyển tiểu thuyết sau này - Fragments of A Life, 1989; Novel Without A Name (Tiểu thuyết vô đề), 1995; Memories of A Pure Spring (Hồi quang của mùa xuân), 2000 - No Man's Land (Chốn vắng, viết xong 1998) chỉ được xuất bản bằng tiếng Anh ở Hoa Kỳ (2005) đang tiếp tục gây tiếng vang cho tác giả. Ngoài Những thiên đường mù (Paradise of the Blind) đă được xuất bản trong nước một thời gian ngắn trước khi bị cấm, với ba quyển tiểu thuyết cuối cùng được xuất bản bằng tiếng Anh ở ngoài nước, Dương Thu Hương đă tạo cho ḿnh một chỗ đứng ở Hoa Kỳ và châu Âu. C̣n độc giả Việt thích đọc nguyên bản Chốn vắng có lẽ phải chờ thêm một thời gian nữa, xem ở hải ngoại có ai đủ bặt thiệp và sức thuyết phục để đảm trách vai tṛ in ấn với sự ủy nhiệm của tác giả hay không.
Qua văn phong bóng bẩy, đầy thi vị của No Man's Land, độc giả không cảm thấy ḿnh đọc truyện dịch mà trái lại như được xem một cuốn phim ly kỳ đầy màu sắc, hương vị và t́nh tiết éo le. Biến chuyển tài t́nh của cốt truyện, nghệ thuật tả chân không nhân nhượng, và nghệ thuật chuyển ngữ xuất sắc của hai dịch giả Phan Huy Đường và Nina McPherson đă mang lại cho người đọc cảm tưởng như đang thưởng thức một tuyệt tác Anh ngữ. Hai dịch giả này đă hợp tác với tác giả ở ba tác phẩm và nếu không lầm th́ ông Phan Huy Đường dịch từ tiếng Việt sang tiếng Pháp và sau đó bà Nina McPherson chuyển từ Pháp văn sang Anh văn. Được biết bà Nina Mc Pherson có du lịch và nghiên cứu về Việt Nam, nên đă có một số vốn liếng về Việt Nam. Trong một truyện dịch dài trên 400 trang, người thạo tiếng Việt không khỏi phát hiện được một số từ ngữ dịch chưa chuẩn, thí dụ như: chim lợn (danh từ miền Bắc) được dịch là “pig bird” thay v́ “owl” là chim cú mèo (từ miền Nam), đậu xanh (mung bean) thành đậu vert (French green beans), măng thành tre (bambo thay v́ bamboo shoot) và một vài câu ca dao tục ngữ dịch sai ư. Nhưng xét trên tổng thể, No Man's Land là một truyện dịch mà các tác phẩm được chuyển ngữ khác khó sánh được.
Chốn vắng lần lượt xoay quanh khoảng non một chục nhân vật chính sống ở Thôn Núi (Mountain Hamlet), miền Bắc Trung bộ vào thời hậu “giải phóng” (sau 1975). Câu chuyện bắt đầu bằng một cơn giông tố thịnh nộ theo gót cô Miên trở về làng sau một chuyến đi t́m mật ong trên núi, nhưng rồi không như cơn giông qua mau và chóng tàn kia, khi cô rẽ đám đông đang vây quanh đầu ngơ để vào nhà, (độc giả cùng) cô bị một cú sét đánh ngang đầu: bóng ma của người chồng cũ tưởng đă chôn cất cùng với quá khứ nay lại t́m về án ngữ cuộc sống hạnh phúc êm ấm của cô.
Bổn, người chồng mà cô lấy vội trước khi anh lên đường ra trận, sau mười bốn năm biệt tăm, chỉ nghe tin đă thành liệt sĩ, nay lại lặn lội trở về sau nhiều năm luân lạc, kể cả một thời gian được người vợ Lào cứu sống và phụng dưỡng trên vùng sơn cước. Sự xuất hiện của Bổn giữa đám dân làng không phải là chuyện vinh quy bái tổ, không có chiêng trống hay khải hoàn ca của nhà nước đón mừng, nhưng một bàn tay vô h́nh đă cắt đặt và đề cử sự hy sinh của một người khác, một thiếu phụ đă lập gia đ́nh, để đền bù cho người lính đă hi sinh quăng đời trai trẻ của ḿnh cho lư tưởng ấy cái phần thưởng mà v́ nghĩa vụ nên chưa kịp hưởng.
Đương nhiên sau cuộc đoàn tụ bất ngờ đó, xă hội c̣n nặng tinh thần phong kiến của làng xă Việt Nam đă tiếp tay quyền lực, gián tiếp ràng buộc và áp lực cô Miên phải rời bỏ Hoan, người chồng yêu quư và lư tưởng của ḿnh - một nông thương gia khá giả và nhân từ - để đón nhận một số phận mới, ngang trái và hẩm hiu. Từ một cuộc sống sung túc chuyển sang một cḥi nhà tồi tàn, Miên phải g̣ bó trong cuộc sống mới với một kẻ thân tàn ma dại mà nay chỉ c̣n là hiện thân của một quá khứ nguội nhạt, hậu quả của mội mối t́nh thời non trẻ quá vắn số. Từ thuở ban đầu quen biết, rồi cưới hỏi, đến khi Bổn lên đường chinh chiến, cuộc t́nh của hai người chỉ diễn ra trong vài ba tuần.
Bổn không những đă trở thành cái bóng mờ trong tim óc người thiếu phụ c̣n son trẻ - người đă một con với Hoan, người chồng đă cùng nàng xây 12 năm tổ ấm, sau khi nàng chịu tang Bổn hai năm - mà c̣n mang bệnh liệt dương, thân thể teo tóp, đầu óc nhỏ nhen. Anh mang bệnh tính của những cú sốc tâm thần do hệ quả của binh lửa (người Mỹ gọi là Post Traumatic Stress Syndrome/PTSD), lẫn lộn giữa hư và thực, lúc nào cũng bị ám ảnh bởi một quá khứ khốc liệt của chiến tranh đến độ không những thân thể yếu đuối, cày không hay (nằm liệt giường hai ngày sau nửa buổi làm vườn), t́nh không biết, nên vô tích sự trong việc chăn gối. Có những lúc không thể đương đầu với cuộc sống thực tại, Bốn lại lui về nương náu trong thế giới hư cấu của anh. V́ thần trí bất an, nhiều lúc Bổn không sống trong thực tại mà đang vấn an hoặc than trách chuỗi ngày đă qua với hồn ma của của người trung sĩ trung đội trưởng đă bỏ mạng trong một trận đánh long trời lở đất do bom napalm Mỹ. Kết cuộc chỉ riêng Bổn c̣n sống sót.
Chuyện hồi tưởng hay hội ư với người trong quá khứ, Bổn làm thường xuyên và cũng đều đặn như chuyện đi cầu cạnh để Già Phiếu (một người đàn ông ngoài sáu mươi mà vẫn cường dương, có vợ trẻ và đông con) mách nước cho anh chinh phục lại vùng đất c̣n màu mỡ. Tưởng đă chiếm được thể xác của Miên, chỉ cần thời gian để tẩm bổ và hồi dương rồi có con với nàng th́ Bổn sẽ có t́nh yêu và mái ấm gia đ́nh. Nhưng qua cách thử nghiệm những bí quyết gia truyền do quân sư Phiếu chỉ điểm, độc giả thương hại Bổn hẳn đă có những phen dở mếu dở cười với những hành vi t́nh ái cố gắng thái quá của anh. Điều không buồn cười là t́nh yêu không thể thu phục bằng những toan tính hay mưu mô ti tiện mà trong trường hợp này có lẽ chỉ trông chờ ở một giải pháp cao đẹp hơn. Những vụ “tam tinh hải cẩu bổ thận hoàn” (tiếc rằng thời đó không có Viagra), hái dược thảo, máu và dái dê của Bổn đă đưa đến một kết cục quái gở giữa hai người.
Trong khi đó Hoan phải gánh chịu cảnh oan trái, ôm nỗi niềm đau khổ đi xa, để lại cho vợ ngôi nhà lớn để lui tới (khi nàng muốn) và bé Hạnh, đứa con trai 5 tuổi được bà chị trông nuôi. Cái cử chỉ lặng lẽ quân tử, số tiền lớn mà chàng trao lại cho Miên trước khi chia tay (cũng là phần lớn số tiền Miên đă chi để thuốc thang cho Bổn) cũng như những ơn huệ chàng trao cho dân làng đă nói lên phần nào con người của Hoan. Chàng chỉ c̣n biết giải sầu qua những xáo trộn nội tâm hoặc hồi tưởng những lúc sống với mối t́nh không chân dung ở miền duyên hải, một ḿnh trên nhà sàn trong những đêm không trăng sao, chờ đợi người đàn bà dai dẻo; hoặc theo bạn trai đi thăm viếng những cuộc mua vui thể xác rẻ rúng khác.
Nhưng đến khi người đàn ông quả cảm này chứng nhận được chuyện cam chịu đau khổ và ư tưởng muốn tháo gỡ nỗi tù túng của Miên th́ Hoan đă nhận thực được sự hy sinh vô lư của ḿnh và ra tay thi hành kế hoạch để giải thoát người vợ yêu quí.
Đây quả là một cuộc chiến tâm lư thu phục nhân tâm đầy đủ tính cách "thiên thời, địa lợi, nhân ḥa" và đến khi bản chất lật lọng của Bổn đă không được làng nước và ngay cả Xa, người bạn thân đồng ngũ của anh dung túng nữa th́ kết cục cũng đă được đoán trước. Khi Bổn được về dưới mái nhà của Hoan chung sống với Miên và ông Lư, người quản gia trung tín của Hoan, và được Miên chăm nuôi, người đọc không tránh khỏi ước muốn sự việc sẽ cải hóa được Bổn, nhưng từ chuyện dự định cưỡng hiếp nàng cho đến chuyện mượn súng săn của Xa để giết Hoan, cho đến khi chủ tịch xă và chủ tịch hội đồng nhân dân xă quyết định xử lư âm mưu thâm độc đó, th́ có lẽ sự cáo chung của chế độ đen tối đă thành h́nh. Bổn không thể vin vào hậu thuẫn của bạn đồng ngũ và dân chúng nữa, khi bị lănh cú bộp tai chát chúa của Xa.
Do đó chuyện kết tinh hắc ám - ḥn máu của Bổn trong bụng của Miên - cái thai lớn dần là một thấp thỏm, hồi hộp, một lời nguyền rủa. So với chuyện đứa con sơ sanh ở đoạn kết, có phải tác giả đă kéo màn cho ánh sáng hy vọng về một tương lai sáng sủa hơn?
Và đến kết cục, khi Bổn đă nhập cuộc hàn huyên được với vị trung sĩ trong một thế giới mới th́ mọi chuyện có lẽ đă được tọa hóa và công lư an bài.
Đây không chỉ là một chuyện t́nh éo le tay ba, hay là những mảnh đời trong xă hội thôn dă thời hậu chiến mà chính là một thế giới thu gọn của Việt Nam, bao hàm ư nghiă của cục diện đương đại. Cái hay của Dương Thu Hương không chỉ nằm trong lời văn hay kết cấu của cốt truyện mà chính ở cái bố cục "thiện thắng tà", một triết lư nhân hậu, rất thuần Việt, bất chấp hiện trạng bi đát của con người. Cái khéo của Dương Thu Hương là đă vượt qua được chính thân phận cay đắng của ḿnh, của đất nước để chuyển đạt một thông điệp tươi sáng đến với quê hương, một sự bắt mầm, một hy vọng đang vươn lên trong màn đêm, một cách tài t́nh và bóng bẩy.
Độc giả có thể thấy trong Bổn h́nh ảnh của một số lănh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, biểu tượng của những ư đồ nhỏ nhen, cố chấp, tham quyền cố vị và bám víu; Hoan là hiện thân của một thế lực dân chủ, một chính thể ngay thẳng giàu mạnh và bao dung, ngay cả khi thua trận hay thắng thế lúc nào cũng là một nguồn lực dồi dào giúp cho sự sinh tồn của đất nước. Miên là mảnh đất miền Nam màu mỡ và trù phú hay chính là cả đất nước Việt Nam đang trông chờ sự gỡ trói ra khỏi thế bí, giải thoát khỏi sự ám chướng hoen ố của bóng ma quá khứ.
Ng̣i bút tả chân của Dương Thu Hương thật mănh liệt và táo bạo, cho ta thấy cảnh tồi tàn của Việt Nam thời hậu chiến, tưởng chừng mùi hôi thối của những ngơ ngách, hẻm hốc, mương cống, nhà chứa, hay ngay cả bệnh thối mồm kinh niên của Bổn đă xông lên tận mũi. Bù lại, độc giả không khỏi h́nh dung hay mường tượng đến những màu sắc, âm thanh hay những hương vị đậm đà khác của quê hương như tiếng sóng vỗ, mùi mặn của nước biển, tiếng gió hú trên những buôn thượng du, mùi thơm ngào ngạt của những đồng nội rợp hương thơm của các loài hoa, mùi đất và cây cỏ sau cơn giông. Hay là thực tại hơn: đám diều hâu vỗ cánh chập chờn theo dấu chân tàn lực của Bổn để rỉa rúc vào cái xác anh kéo lê lết sau lưng mà chúng đă mổ ăn hơn một nửa?
C̣n ǵ thực hơn đối với những cựu chiến binh (nhất là đối với Dương Thu Hương), h́nh ảnh quen thuộc của những cảnh chiến trường khốc liệt, máu me và chết chóc, một ván cờ thí bắt đầu và kết thúc bằng sự hy sinh đắt giá đến tột cùng của dân tộc mà ngày nay chính quyền Hà Nội vẫn rêu rao cho chính nghiă của cuộc chiến thắng vừa qua, cho một bóng ma tàn của quá khứ đă và đang được dùng làm lư cớ cho sự trường tồn của bạo quyền?
Chẳng lẽ chỉ riêng tác giả - một trong những người đă hy sinh để đóng góp cho quá khứ của chiến thắng đó - mới có quyền ước mơ cho một đất nước Việt Nam công bằng và tươi sáng hơn?
California, July 2005
© 2005 talawas