Về nhà văn Nguyễn Mộng Giác, đă có rất nhiều bài giới thiệu hoặc tưởng niệm. Chỉ xin giới thiệu dưới đây bài thơ và viết của chị Trần Mộng Tú cùng bài phỏng vấn của hai anh Phạm Phú Minh và Trần Doăn Nho.

Trân trọng.

Miêng

 

Nói chuyện với Nguyễn Mộng Giác

Phạm Phú Minh và Trần Doăn Nho

Vào đầu tháng 7 năm 2008 đă có một cuộc trao đổi giữa nhà văn Nguyễn Mộng Giác với Phạm Phú Minh và Trần Doăn Nho, tại nhà riêng của ông, thành phố Westminster, Nam California. Đây không phải là cuộc nói chuyện giữa ba người, mà diễn ra như là buổi phỏng vấn chia làm hai phần, phần đầu do Phạm Phú Minh, phần sau do Trần Doăn Nho đặt câu hỏi.

Để cho gọn, bài này không tŕnh bày dưới h́nh thức vấn đáp, mà chỉ tŕnh bày phần trả lời của Nguyễn Mộng Giác do Phạm Phú Minh ghi lại từ băng video.

Tiểu sử

Tôi tên thật là Nguyễn Mộng Giác, sinh năm 1940 tại huyện B́nh Khê, bây giờ đổi thành huyện Tây Sơn, tỉnh B́nh Định. Thời kháng chiến chống Pháp 1946 đến 1954, tỉnh B́nh Định thuộc Liên khu 5, gồm các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngăi, B́nh Định, Phú Yên. Tôi đi học tiểu học và trung học tại vùng kháng chiến. Sau Hiệp định Genève 1954, chuyển qua học trường quốc gia, từ lớp Bảy qua học lớp Đệ Tứ tại trường Trung học Cường Để, Quy Nhơn, sau đó vào học Vơ Tánh, Nha Trang, rồi học năm chót của bậc trung học tại trường Chu Văn An, Sài G̣n. Đậu tú tài 2 xong, tôi học một năm tại Đại học Văn Khoa Sài G̣n, rồi ra Huế học Đại học Sư phạm ban Việt Hán. Ra trường năm 1963 tôi dạy tại trường Đồng Khánh, Huế, hai niên khóa, rồi đổi vào Qui Nhơn làm hiệu trưởng trường Cường Để, rồi làm Chánh sở Học chánh tỉnh B́nh Định cho đến năm 1974 th́ vào Sài G̣n làm chuyên viên nghiên cứu giáo dục tại bộ Giáo Dục.

Sau tháng Tư 1975 tôi bị cho nghỉ việc, đến 1981 th́ vượt biên, và định cư tại tiểu bang California Hoa Kỳ từ 1982 cho đến nay.

Công việc viết lách

Tôi gia nhập làng văn hơi chậm, vào năm 1970, lúc đó đă bước vào lứa tuổi 30. Thời điểm xuất hiện trên văn đàn rất quan trọng đối với nhà văn. Nếu một người cầm bút xuất hiện ở lứa tuổi mười tám đôi mươi th́ mọi chuyện như quá tŕnh sáng tác hay tư tưởng sẽ diễn tiến b́nh thường. C̣n những người bắt đầu viết văn chậm như tôi th́ sẽ rơi vào hiện tượng này: tuy mới vào làng nhưng ḿnh lại không thuộc giới những nhà văn trẻ nữa, mà cũng không thể thuộc vào lớp lớn cùng lứa với ḿnh, v́ “tuổi nghề” ḿnh c̣n mới mẻ. Khi tôi bắt đầu viết th́ những tác giả cùng lứa tuổi với tôi như Nguyễn Xuân Hoàng, Nguyễn Đ́nh Toàn chẳng hạn, đă thành danh rồi. Và cùng “khởi hành” với tôi là lớp người rất trẻ, thua tôi khoảng 10 tuổi. Do chỗ lấn cấn này, ḿnh sẽ có cảm tưởng ḿnh là kẻ đứng bên lề, luôn luôn ở vai tṛ biên tế.

Như đă nói ở phần tiểu sử, sau hiệp định Genève năm 1954 tôi đổi từ vùng Việt Minh sang vùng quốc gia. Việc này có ảnh hưởng lớn về tâm lư. Về đi học lại trong vùng quốc gia, tôi nhận thấy bạn bè cùng lứa họ khác hẳn ḿnh, so với ḿnh họ hồn nhiên, vô tư và cả ngây thơ nữa. Bởi v́ họ không trải qua những kinh nghiệm ghê gớm như ḿnh suốt chín năm trong vùng Việt Minh. Chẳng hạn phong trào rèn cán chỉnh cơ, cải tạo tư tưởng đă len lỏi vào trường học. Học sinh chúng tôi cũng phải theo những khóa cải tạo, hàng ngày ngồi trước trang giấy trắng cố moi óc t́m cho ra và ghi xuống những “tội lỗi” của ḿnh. Tôi nhớ lúc hết khóa, ban đêm trong một gian đ́nh giữa đồng vắng, giữa những cây đuốc cháy bập bùng, thằng Nhánh, con một địa chủ, 12 tuổi bạn cùng lớp của tôi, cầm bản phản tỉnh vừa khóc vừa thú nhận đă có lúc muốn hiếp dâm cô con gái của tá điền, hoặc có lúc đă cầm cái gương soi lên trời để làm dấu hiệu cho máy bay địch oanh tạc! Đă sống qua những cảnh ngộ như thế, khi về thành phố tôi thấy ḿnh đă già quá giữa những bạn học mới. Cũng v́ tâm trạng này, tôi không tham dự những sinh hoạt ồn ào biểu t́nh xuống đường của học sinh sinh viên sau này tại những nơi tôi theo học.

Sau 1954, tiếp tục đi học tại các trường vùng quốc gia, tôi gặp trở ngại về vấn đề học ngoại ngữ (Pháp văn, Anh văn) v́ tŕnh độ yếu so với lớp ḿnh đang theo học. Nhưng chính v́ chỗ yếu này đă khiến tôi và những người khác cùng cảnh ngộ phải cố gắng rất nhiều để bắt kịp. Riêng tôi, nhờ sự cố gắng này mà về sau tôi có thể đọc tiểu thuyết tiếng Pháp, và đâm ra mê một tác giả Nga là Dostoievsky qua các bản dịch tiếng Pháp.

Một tác giả ngoại quốc khác cũng làm tôi say mê sau này khi lớn hơn, đó là Kim Dung. Tác giả truyện chưởng này đă gây cho tôi một ấn tượng mạnh khi viết về chính và tà, làm liên tưởng đến sự va chạm giữa giữa cộng sản và tự do ở Việt Nam.

Kim Dung tŕnh bày nỗi giằng xé băn khoăn giữa chính và tà, trong chính có tà, trong tà có chính. Đó có thể là tâm trạng của một số tướng tá VNCH, họ lớn lên trong cuộc kháng chiến chống Pháp, họ không theo kháng chiến mà lại theo Pháp, sau này khi cuộc diện đă trở thành đấu tranh giữa tự do và cộng sản th́ họ vẫn mang tâm trạng không ổn giữa con đường chính nghĩa hay không chính nghĩa lúc đầu. Cảm hứng từ quan niệm chính tà lẫn lộn của Kim Dung, tôi viết một số bài, và gửi cho ông Nguyễn Hiến Lê đọc, không ngờ ông cho đăng lên báo Bách Khoa. Người dẫn tôi vào văn đàn chính là ông Nguyễn Hiến Lê.

Về các sáng tác trước 1975, tôi nhận thấy các cây bút miền Trung có khuynh hướng hiện thực, bám sát cuộc chiến tranh, khác với những nhà văn miền Bắc di cư và nhà văn miền Nam. Các cây bút miền Trung có vẻ coi t́nh thế đất nước quan trọng hơn là những khuynh hướng văn học nhập cảng từ Paris. Điển h́nh như nhà văn Vơ Phiến, đă tỏ ra nóng ruột: tại sao tai họa cộng sản sờ sờ ra đấy mà mọi người làm như chẳng thấy ǵ cả, cứ đi viết những thứ phù phiếm!

Khuynh hướng hiện thực đó có mặt trong những sáng tác của tôi trong thời kỳ đầu. Các truyện ngắn “Băo Rớt,” “Tiếng Chim Vườn Cũ,” tôi viết theo lời kể của Lữ Quỳnh về những thảm cảnh của Thừa Thiên. “Qua Cầu Gió Bay,” đăng bốn kỳ trên tạp chí Bách Khoa khai thác tâm trạng của người nữ tù binh, do Hoàng Khởi Phong kể. Truyện dài Đường Một Chiều, kể một vụ án mạng mà người phạm tội không biết là ḿnh phạm tội, được giải thưởng Văn Bút năm 1974. Tôi viết chậm mà lại bắt đầu trễ, mới từ 1970 đến 1975 là đă phải ngưng. Có lẽ v́ c̣n “ấm ức” nên tôi đă tiếp tục viết Sông Côn Mùa Lũ vào những năm từ 1977 đến 1981.

Việc sáng tác Sông Côn Mùa Lũ

Tôi bắt đầu có ư định viết Sông Côn Mùa Lũ vào năm 1977. Hôm ấy tôi t́nh cờ gặp anh Nguyễn Thành Hải, trước kia làm nhà xuất bản Nhị Khê, anh ấy và tôi ngồi uống cà phê nói chuyện văn nghệ, viết lách. Sau 1975, giới cầm bút chứng kiến cuộc đổi đời, thấy được tâm trạng người trí thức Miền Nam, nhưng tôi nói với Hải viết trực tiếp về đề tài này không được, rất nguy hiểm. Bèn nảy ra ư viết về thời Tây Sơn, cũng là cảnh đổi đời, mượn tâm trạng giới trí thức thời Tây Sơn để soi sáng cho thời nay.

Có ư định rồi mới bắt đầu t́m tài liệu. Tôi đến thư viện quốc gia cũ, đường Lê Thánh Tôn, sau 75 vẫn mở cửa cho công chúng, t́m đọc thư của các giáo sĩ Thiên Chúa Giáo đi truyền đạo tại Việt Nam thời ấy, và nhất là hai cuốn quan trọng là Hoàng Lê Nhất Thống ChíLịch Sử Nội Chiến Việt Nam của Tạ Chí Đại Trường.

Tài liệu th́ rất nhiều, nhưng vẫn không đủ cho nhu cầu viết tiểu thuyết. Ví dụ thời ấy ăn mặc ra sao? Xưng hô như thế nào? Các chi tiết về khung cảnh cũng không t́m thấy. Hoàng Lê lại viết bằng chữ Hán. Tôi phân vân không biết viết như thế nào. Viết như Ngô Tất Tố trong Bút Nghiên được chăng? Hay là viết theo cách đối đáp trong tuồng hát? Cuối cùng chính Nguyễn Du đă cho lối thoát: tôi đọc lại Truyện Kiều th́ thấy ngôn ngữ của Nguyễn Du đâu có khác bây giờ bao nhiêu, mọi cái đều trong sáng, b́nh thường. Tôi thấy công việc trở nên giản dị, ḿnh cứ viết b́nh thường với ngôn ngữ thời nay.

Thai nghén từ 1977, đến 1978 th́ bắt đầu viết và hoàn tất vào năm 1981. Trong thời gian này, tôi cố t́nh cho mọi người biết công việc viết lách của ḿnh, tôi viết một cách công khai. Thỉnh thoảng vẫn trao đổi với Nguyễn Thành Hải. Sau khi viết xong, tôi nhờ ông Thanh Tuệ (nhà xuất bản An Tiêm trước 1975) đóng bản thảo thành bốn quyển b́a đỏ gáy da, trông rất đồ sộ.

Suốt thời gian sau 1975, Hội Văn Nghệ ở thành phố Hồ Chí Minh luôn luôn nhắc rằng Hội không phân biệt cũ mới, anh em nhà văn của Sài G̣n cũ có tác phẩm cứ đem đến để được xét xuất bản. Một hôm tôi bỏ bốn tập Sông Côn Mùa Lũ vào một thùng giấy, đèo xe đạp đến nhà xuất bản Văn Nghệ, gặp ông giám đốc Hà Mậu Nhai. Thoạt tiên khi nghe tôi nói muốn xuất bản sách, ông giám đốc rất niềm nở, bảo hăy làm đề cương đi rồi bắt đầu viết, nhưng khi nghe bản thảo đă có sẵn rồi th́ ông khựng lại, nhất là khi thấy bốn quyển bản thảo đồ sộ th́ ông tỏ ra bối rối. Ông gọi người thư kư vào, bảo lượng định việc ấn loát. Sau khi tính toán, người thư kư cho biết sách sẽ vào khoảng 2000 trang, nếu in 1000 cuốn th́ th́ phải tốn trên hai tấn giấy. Ông Nhai bảo tôi số lượng giấy quá lớn không thể có để in ngay được, đề nghị tôi gởi bảo thảo lại cho ông đọc, khi nào thuận tiện sẽ in. Trong thâm tâm tôi th́ đang có ư định vượt biên, việc mang bản thảo đến nhà Văn Nghệ chỉ là tạo ra một cái cớ để có được một thứ giấy chứng nhận nào đấy, pḥng khi tôi đi rồi công an xét nhà th́ tập bản thảo khỏi bị tịch thu v́ có giấy tờ hợp lệ. Tôi bèn nói tôi cần có một Hợp đồng xuất bản với nhà Văn Nghệ, và cần chi phí để đánh máy toàn bộ tác phẩm. Kết quả là ông giám đốc Hà Mậu Nhai bằng ḷng làm hợp đồng. Có được tờ giấy “an toàn” cho nhà tôi giữ tập bản thảo nếu lỡ tôi đi không lọt bị bắt và bị khám nhà, ít lâu sau tôi có đường giây vượt biên.

Sau khi tôi và đứa con trai đi rồi, bản thảo Sông Côn Mùa Lũ vẫn c̣n giữ tại nhà. Khi đến Mỹ tôi đă có một số cố gắng để chuyển bản thảo qua, trong đó có việc nhờ Hà Túc Đạo, nhưng đều không thành công. Đến năm 1990 nhà tôi là Diệu Chi cùng cháu út qua Mỹ do tôi bảo lănh, đă đem được nguyên bộ bản thảo qua như một phép lạ. Nhà tôi bỏ bốn tập vào trong va li, cùng với một số sách giáo khoa mà con tôi đang học, khi công an xét hỏi đó là cái ǵ, nhà tôi bảo ḿnh là nhà giáo, đó là tập hồi kư của đời dạy học. Thế mà không hiểu sao họ cho qua không thắc mắc. Thời gian đó công an chỉ hay để ư t́m bắt những thứ quư giá như đồ cổ chẳng hạn không cho đi ra nước ngoài, c̣n những thứ như giấy tờ sách vở th́ chắc không để ư mấy. Tôi đón nhà tôi tại phi trường Los Angeles, khi nghe nói cả bộ bản thảo được mang theo an toàn, tôi cảm thấy lạnh cả người, và nghĩ ngay là có Ơn Trên phù hộ.

Ai xem tập bản thảo cũng tưởng là bản chép lại sau cùng, sau nhiều lần sửa chữa trong bản nháp, nhưng thật ra th́ đó là bản duy nhất, tôi chỉ viết một lần, không sửa chữa. Cao Xuân Huy nhận phần đánh máy toàn bộ bản thảo để chuẩn bị in. Hai nhà xuất bản Văn Nghệ của ông Vơ Thắng Tiết và Thanh Văn của anh Châu Văn Thọ cùng chung vốn in bộ này. Hai cuốn đầu in xong vào năm 1990, hai cuốn sau xong năm 1991.

Về chuyến vượt biên

Tôi vượt biên thành công với đứa con trai, vào tháng 11 năm 1981, sau bốn lần thất bại, trong đó có một lần tôi dự định vượt biên tại Long Xuyên, có ghé thăm ông Nguyễn Hiến Lê ăn với ông một bữa cơm tiễn biệt, đó là lần cuối cùng tôi gặp ông.

Chuyến đi thứ năm, sau năm ngày và sáu đêm trên biển chúng tôi được một giàn khoan dầu của Tây Đức và Ḥa Lan vớt, sau đó được đưa vào đảo Kuku (tiếng Nam Dương có nghĩa là cái móng tay) thuộc Indonesia. Với tâm trạng một người vừa thoát khỏi cuộc sống đè nén của chế độ cộng sản, các vết thương từ cuộc sống ấy hăy c̣n mới mẻ, với cảm giác được tự do, tôi bắt tay ngay vào việc viết lách. Bây giờ nh́n lại, tôi thấy thời gian hai tháng trên đảo Kuku này là thời kỳ hoàng kim trong đời viết văn của ḿnh. Trong tâm trạng “sống lại” đầy mới mẻ mà tôi vừa nói, tôi t́m gỗ làm một cái bàn viết dă chiến ở sườn núi, hằng ngày mang giấy bút lên đấy ngồi viết, viết trong sự tĩnh mịch xa hẳn xă hội, chỉ nghe tiếng gió ŕ rào, tiếng những đàn khỉ chí chóe đây đó, và đôi khi những đám mây ngưng đọng ngay trong tàng cây trên đầu ḿnh. Tôi viết say sưa, hầu như mỗi ngày một truyện ngắn, buổi chiều xuống núi truyện được người vượt biên trong trại chuyền nhau đọc. Lúc bấy giờ tôi viết với tâm trạng không mưu cầu một cái ǵ cả, không một ư định nào cả, tôi viết hồn nhiên để bộc lộ chính ḿnh vậy thôi. Trạng thái này trước đây chưa hề có, và sau này cũng không bao giờ gặp lại, thật là một giai đoạn khinh khoái lạ thường của việc viết lách. Tại đây tôi đă viết xong những truyện sau này in trong Ngựa Nản Chân BonXuôi Ḍng, và tập I của bộ Mùa Biển Động.

C̣n nhớ một vài kỷ niệm, đó là khi viết truyện ngắn “Ngựa Nản Chân Bon” tôi lấy ư trong Thánh Kinh, một vài vị linh mục ở lán bên cạnh đọc được, đến t́m tôi v́ tưởng tôi là tín đồ Công giáo. Rồi khi ngôi chùa trên đảo xây cất xong, bà con Phật tử trong các lán lại nhờ tôi làm một câu đối để khắc vào chùa, tôi đă viết hai câu như sau:

Vượt biển t́m tự do, sống chết hai hàng lệ ứa

 


Lên non tạ Phật tổ, sắc không một mảng mây bay

kukuMainofficeVăn Pḥng Hành Chánh của trại tị nạn Kuku (Nam Dương), 09/1989

Sau hai tháng ở đảo Kuku, chúng tôi được chuyển sang đảo Galang. Sang chỗ mới, tôi tiếp tục viết, nhưng không c̣n cái đà như tại Kuku viết là viết thôi, hoàn toàn với cái hồn nhiên của một kẻ vừa thoát được sống tự do, được làm chủ đời ḿnh. Qua Galang, mọi việc bắt đầu có chủ đích. Tại đây ai cũng cần chứng tỏ ḿnh là nạn nhân của chế độ cộng sản và… cần đi Mỹ. Ai cũng ước ao được đi Mỹ, đến nỗi khi phái đoàn của các nước khác như Pháp, Đức… đến phỏng vấn để cho tị nạn, người ta trốn lên núi để khỏi gặp phái đoàn.

Tại Galang có một tờ báo dành cho người tị nạn do linh mục Dominici, tên Việt là Đỗ Minh Trí chủ trương. Tôi giúp viết cho tờ báo ấy, và ngưng việc viết truyện lẫn tiếp tục Mùa Biển Động. Tôi cũng liên lạc được các văn hữu ở Mỹ, trong đó có nhà văn Vơ Phiến, ông khuyên tôi nên cố gắng xin đi Mỹ, con cái sẽ có tương lai hơn.

Và tôi đă đến Mỹ, vào tháng 11 năm 1982. Thoạt đầu tôi cộng tác với vài tờ báo của bạn bè. Và tôi bắt đầu viết văn trở lại.

Đánh giá các tác phẩm của ḿnh

Đọc lại tác phẩm của ḿnh, đó là một việc rất ngán đối với tôi, v́ ḿnh sẽ thấy nhiều khiếm khuyết quá về mặt kỹ thuật. V́ nhận ra nhiều chỗ hở, chỗ vụng, nên cảm thấy không bằng ḷng với tác phẩm. Cũng giống như một người kia sắm một chiếc xe hơi mới, bị người ta gạch một đường trên lớp sơn c̣n bóng loáng. Anh ta đem xe đi sơn lại, mới y như trước, người ngoài không nhận thấy ǵ, nhưng chính anh ta th́ vẫn bứt rứt, v́ biết chiếc xe đă bị vết sẹo, dù bây giờ không c̣n nh́n thấy nữa.

Lúc chưa bị đau yếu, tôi có ư định sẽ viết một bộ Văn học sử Việt Nam hải ngoại và một cuốn trường thiên tiểu thuyết về cuộc sống của người Việt tại hải ngoại. Nhưng rồi đổ bệnh, sức khỏe kém, tôi biết ư định ấy không c̣n thực hiện được nữa.

Bây giờ nh́n lại, tôi thấy miền Nam trước 1975 đă có được một cơ chế tôn trọng tự do phát biểu. Trước hiện tượng nhiều nhà văn tại Việt Nam ngày nay khi sắp qua đời mới công bố những lời tự biện hộ cho chính những ǵ không thật ḿnh đă viết, hoặc những việc không phải ḿnh đă làm, tôi thấy thật là một thảm kịch.

Nếu có một lời nhắn nhủ cho lớp trẻ, tôi sẽ nói: Nếu có ư định làm ǵ, th́ nên làm ngay. Đừng đợi có điều kiện tối hảo mới làm, như kiểu tự hứa: “Khi có điều kiện, tôi sẽ làm việc này việc kia…” mà nên bắt tay làm ngay.

Cuối cùng, tôi mong mọi người mạnh khỏe, và tận hưởng các thú vui của đời sống.

xxx

 

  Trần Mộng Tú

 

 

 

                               NHẠT NHÒA

 

                                                                          Sách có in trăm cuốn

                                                                          Đắp mặt chỉ một trang

 

Đàn chim với những con Rose breasted màu nâu nhạt, ngực đỏ;con Western King with fledgling cũng màu nâu nhưng cái cái ngực vàng hườm; con Red headed woodpecker mình gọi là chim gõ kiến có cái đầu màu đỏ, con Indigo Bunting tròn như con sáo quê nhà, nhưng lại xanh biếc như da trời. Tất cả bọn chúng, mỗi buổi sáng, theo nhau về ríu rít trong vườn nhà tôi. Chúng hót chiêm chiếp rộn rã ngay từ sáng tinh mơ, chúng thoáng sân trước trong những bụi tùng thấp, vụt vào sân sau trong vòm cây Mộc Lan (Magnolia), tranh nhau ăn ở cái máng thực phẩm treo đong đưa trên một cành cao. Chúng đến ngày giờ nào không rõ rệt, chỉ biết chúng đến cùng với nắng, chúng đến sau những cơn mưa.Thấy chúng đến, biết là mùa hạ đến. Khi không thấy chúng nữa, biết thu về.

 

Trong tháng sáu kéo sang tháng bẩy năm nay, tôi đón tiếp khá nhiều khách: chị Bích Hà từ quận Cam của California đến chơi mười ngày, ông anh tôi mang theo một người bạn từ Virginia đến chơi một tuần, vợ chồng cậu em từ Việt Nam sang năm tuần (đi chơi vài tiểu bang khác xong lại quay về Seattle), cậu cháu từ Pháp sang bốn ngày. Tất cả sáu người. Họ đến và đi khác ngày nhau, nhưng tôi biết rõ ngày giờ của từng chuyến bay. Vì ít ra ngay ở thời điểm này, họ có đủ sức khỏe để xắp xếp cho những chuyến đi của họ. Như những con chim mùa hạ, họ biết nơi đến, nơi đi và nơi trở về.

Anh Nguyễn Mộng Giác, người bạn văn của tôi, đã bẩy năm nay, anh không có thể tự xắp xếp cho mình đi đâu, về đâu. Anh đi theo chỉ thị của bác sĩ, của bệnh viện, của hospice Cuối cùng, vào một ngày nắng hạ năm nay, anh đã theo cánh tay của vợ con trở về nhà, nằm trên giường của mình, rồi nhẹ nhàng nhắm mắt, xuôi tay, bỏ đi hẳn, không quay lại nữa.

 

Anh bỏ đi đâu tôi không biết, vì nơi anh đến, vợ con anh và chúng tôi, tất cả những bạn anh còn ở trên mặt đất này, chưa ai đến đó bao giờ. Anh bỏ lại tất cả những trang sách anh đã viết. Hai tập trường thiên tiểu thuyết, nhiều tập truyện ngắn. Anh không mang được trang sách nào cùng đi với anh cả. Hơn bẩy mươi năm trước anh đến với cuộc đời, chẳng mang theo một chữ nào, ngoài một tiếng “oe” thảng thốt. Bây giờ đi cũng phải để lại tất cả những “tài sản” anh tích tụ được, dù đó chỉ là những trang giấy và những con chữ. Như tất cả bạn anh: những nhà văn, nhà thơ khác, đã qua đi trước anh, họ đã đánh rơi tất cả những gì họ viết xuống, khi những bàn chân không còn giẫm trên mặt đất này.

 

Sách có in trăm cuốn

đắp mặt chỉ một trang

thơ có viết ngàn quyển

còn lại chỉ một hàng

một hàng thơ nằm thẳng

giữa vách gỗ thơm hơi

“Xử thế nhược đại mộng” (1)

Tử sinh một tiếng cười (tmt)

 

Thật vậy, nếu theo như phong tục cũ ở quê nhà, người ta thường lấy một vuông vải trắng mỏng hay một tờ giấy bản đắp lên mặt người vừa mới qua đời, để xem còn thở hay không? Và cũng để tránh, không muốn ai nhìn thẳng vào mặt người chết (vì sợ chạm vía) Anh Giác mà được ai đó, xé một trang sách của anh, đắp lên mặt mình thì chắc anh mãn nguyện lắm!

Như vậy thì số giấy dùng để in những con chữ anh Nguyễn Mộng Giác viết xuống quả có hơi nhiều so với số giấy anh cần mang đi với mình ở giờ phút lìa đời.

Không biết những người thân yêu trong gia đình, khi khâm liệm, có ai nhớ đặt một cuốn sách của anh vào áo quan trước khi hỏa thiêu không nhỉ.

 

Trong thời gian dài nằm trên giường bệnh, thỉnh thoảng bạn bè xa, gần, rủ nhau ghé viếng thăm anh. Chụm đầu vào nhau nói chuyện văn chương, chẳng bao giờ thấy ai đặt ra câu hỏi: “Liệu khi mình đi ra khỏi cuộc đời này, mình có muốn tiếp tục làm văn chương không?” Nếu có ai đặt ra câu hỏi đó thì anh Giác sẽ trả lời như thế nào?

 

Chúng ta đến đây, đặt bàn chân nhỏ trên mặt đất này, trưởng thành, và già đi, chúng ta biết mình muốn làm gì, muốn ở đâu. Chúng ta tìm đủ cách để đạt được cái nhu cầu ở đâu và làm gì. Nhà văn Nguyễn Mộng Giác, biết nhu cầu của anh là cần sống ở một vùng đất an bình, tự do, để anh được viết như được thở. Anh đã dùng chính mạng sống mình, vượt qua bao nhiêu biển, bao nhiêu núi, bao nhiêu con đường khó đi, để đến được vùng đất cho anh thở và viết tự do. Suốt chiều dọc của cuộc đời, anh luôn luôn dính liền với “Chữ”. Từ dậy học, làm việc cho Sở Học Chánh, đến viết văn. Định cư ở Mỹ anh tiếp tục viết văn, làm báo văn học, ngay cả để mưu sinh anh cũng chọn được việc làm in, ấn cho đến lúc về hưu. Hai bàn tay anh lúc nào cũng chạm vào những công việc của mực và giấy. Anh sống hạnh phúc trong môi trường này. Trong nhiều năm, ngôi nhà ở đường Strait, Westminster, miền Nam California, được bạn bè tứ xứ khi đến quận Cam, coi như một cái “Câu Lạc Bộ Văn Nghệ” Cuối tuần ghé đến thế nào cũng thấy tụ họp, tiếng nói, tiếng cười, trong một tương giao thân mật tràn ngập không khí văn chương, sách vở, Những tên tác giả, tên sách trong và ngoài nước, những nhóm sinh họat văn học, những cấm kỵ văn chương, những cuốn sách mới xuất bản, những ngôn ngữ đổi mới…. Sóng sánh trong những ly rượu đỏ, uống cạn cùng với tiếng cười.

 

Bây giờ anh lại tiếp tục đi nữa, anh có chọn đi không nhỉ? Anh đến chỗ người ta gọi là “Niết Bàn” là “Thiên Đàng” anh có tiếp tục làm một nhà văn nữa không? Hay được đổi đến một nơi không có một lằn ranh biên giới nào của tư tưởng, người ta sẽ không còn nhu cầu viết nữa. Những người bạn đi trước anh, có rủ anh lập một cái “Câu Lạc Bộ Văn Nghệ” mới ở nơi đó không?

 

Hôm thứ bẩy, ngày 7 tháng 7 năm 2012, chúng tôi đến dự lễ giỗ năm thứ 49 của nhà văn Nhất Linh tại tư gia của anh Nguyễn Tường Thiết, người con út cụ, Trong khi im lặng nghe anh Thiết thổi khẩu cầm trước bàn thờ, hồi tưởng lại ký ức những tiếng nhạc của cha lúc còn sinh tiền đã thổi cho mình nghe. Tiếng nhạc quyện bay lên cùng với khói nhang nhạt nhòa, thơm ngát trước hình ảnh của người đã bỏ ra đi. Tôi hình dung ra cũng trong giờ phút này, gia đình anh Nguyễn Mộng Giác và bạn hữu đang tụ tập cầu siêu cho anh ở quận Cam, miền nam Cali. Những lời chia buồn cũng sẽ lững lờ, nhạt nhòa quyện vào hương khói, khăn tang và những đóa hoa.

 

Ai đó đã nói: “Thượng Đế rót đời sống vào cõi chết, rót sự chết vào cõi sống, không để rơi ra ngoài một giọt nào” (2)

Chúng ta có được chứng kiến khi Thượng Đế làm công việc “rót” đó không?

 

Tôi nhớ ở trung học, khi thầy giáo dậy về cái bình thông nhau, thầy cầm cái bình nghiêng qua, nghiêng lại, mực nước ở hai bên bao giờ cũng bằng nhau khi cái bình đặt đứng thẳng.Thượng Đế chắc cũng rót sống, chết vào nhau ở một cái bình như thế.

Nhất Linh, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Mai Thảo, Nguyên Sa, Thanh Tâm Tuyền, Thảo Trường, Nguyễn Mộng Giác, …và những người cầm bút khác, còn sống hay đã chết, tất cả chỉ là những giọt nước trong cái bình thông nhau. Ở cái bình thông nhau đó, Thượng Đế rót qua, rót lại, không rơi ra ngoài một giọt nào.

 

Phải chăng, những con người được gọi là văn nhân, nghệ sĩ họ là những giọt nước đặc biệt của Thượng Đế, nên dù ở trong cái bình “Sống” hay “Chết” những giọt nước mong manh này vẫn óng ánh, trong suốt, tinh khôi, dù có bốc hơi nhạt nhòa bay đi nhưng không bao giờ mất dấu.

Những suy nghĩ, tư tưởng, cảm xúc của các văn nhân, thi sĩ đã viết xuống, những cuốn sách của họ đã in ra, để lại những dấu ấn nhạt nhòa nhưng vĩnh viễn trong tâm những ai đã đọc, cảm thông và đã chạm tay vào giấy mực với sự quý trọng.

 

 

Trần Mộng Tú

 

Viết sau ngày ra đi của Nguyễn Mộng Giác.(mồng 2 tháng 7 năm 2012)

 

(1)- God pours life into death and death into life without a drop being spilled 

        (Author Unknown)

(2)Xử thế nhược đại mộng/Hồ vi lao kỳ sinh (thơ-Lý Bạch)

    Cuộc đời như giấc chiêm bao/Việc chi ta phải lao đao với đời (dịch-tmt)

 

 

 

 

Trần Mộng Tú

 

Như Tiếng Sách Rơi

                  Tiễn bạn văn Nguyễn Mộng Giác

    

 

Bạn bè tan như đá vụn

theo nhau lăn xuống chân đồi

ngọn đồi dần dần sạt lở

tiếng rơi như tiếng sách rơi

 

Tiếng sách rơi khô trong hạ

thả vào võng gió chênh vênh

một chút âm dư vương lại

cũng tan theo nắng, nhẹ tênh

 

Từng mảnh đá lăn từng mảnh

có chút bụi nào bay xa

có giọt sương nào đọng lại

có giọt lệ nào như hoa

 

Văn chương theo người thinh lặng

chữ nghĩa theo người bốc hơi

giấy mực theo người khô cạn

bạn ơi sách ơi…. mây trôi

 

Tiếng những bàn chân rất chậm

tiễn ai về cuối chân trời

như tiếng sách từng cuốn một

rơi xuống từ trên đỉnh đồi

 

Cúi xuống nhặt lên một cuốn

mở ra trắng xóa hàng hàng

giấy mỏng thơm như áo liệm

bìa thơm như nắp áo quan

 

tmt

Ngày 2 tháng 7 năm 2012