NamDaoGtNMGiac

Nam Dao giới thiệu

 

Nhà văn Nguyễn Mộng Giác, vài truyện ngắn.

 

Những ai quan tâm đến ḍng Văn Chương hải ngoại ( tên thật là lưu vong) hẳn khó  mà không biết ( hay nghe tên, ít là vậy) nhà văn Nguyễn Mộng Giác, chủ biên  tạp chí Văn Học trong một thời gian trên dưới 15  năm. Không chỉ là một  trong dăm người  nhận cái nghiệp giữ sinh khí văn chương nơi đất khách, ông là tác giả hai bộ tiểu thuyết trường thiên Sông Côn Mùa Lũ  và  Mùa Biển Động, người đầu tiên ‘’cả gan’’ viết 2 ngàn, 3,4  ngàn trang  trong một thế giới  tiêu thụ ‘’ḿ ăn liền’’, trong đó  nhiều người, kể cả những  người  bạn  được  tặng sách,  chỉ ậm ừ tránh không nói ngoa là đă đọc ( lật sách đọc xéo như nguưt văn chương không gọi là, theo thiển ư, đọc). Ấy, cái nước ta (ở Đông hay Tây)  th́ vẫn (ăn th́ ở xổi) thế!

Xin giới thiệu trong tinh thần ăn nhanh và gọn với Mc Donald, Pizza Hut…ba truyện ngắn của Nguyễn Mộng Giác. Hy vọng, tuy nhanh và gọn, bạn đọc cảm được cái dư vị ngọt ngào của thể loại văn chương mang t́nh người, thứ vị  chỉ lắng xuống và thấm vào hồn mà chẳng cần những kích thích xúc giác như mù-tạc, xốt ketchup, hay ớt tabasco.

Cũng xin trích một  đoạn trong  trao đổi Nam Dao-Nguyễn Mộng Giác về tiểu thuyết lịch sử, và đăng lại một bài viết cách đây 2 năm nhân dịp tạp chí Văn Học vinh danh mhà văn Nguyễn Mộng Giác.

ND

 

Trích đoạn

H́nh Như có điều ǵ …

Truyện ngắn Nguyễn Mộng Giác :

Một mảng mây bay

Ngựa nản chân bon

Thư gửi cho đám mây xa

 

___________________________

 

Trích ‘’ Thảo luận về tiểu thuyết lịch sử’’, Nam Dao-Nguyễn Mộng Giác, Văn Học, số 197, 2002

(…)

Nguyễn Mộng Giác :

(…) Các nhà lư luận, tùy khẩu vị từng thời, phân chia văn chương thành hai ḍng song hành: vị nghệ thuật và vị nhân sinh, dương tính và âm tính, cái cao cả và cái dung tục, vĩ mô và vi mô, hay như mới đây trên Hợp Lưu số 66 (tháng 8 & 9/2002) anh Ngân Xuyên có dịch một bài của nhà phê b́nh Nga Fazil Iskander, trong bài đó ông dùng một thuật ngữ mới: văn chương ở nhà và văn chương vô gia cư.

“Văn học ở nhà có đặc điểm nhân tính giản dị khiến anh muốn được sống bên cạnh các nhân vật của nó, anh được ở dưới mái nhà bè bạn, anh được che chở tránh những cơn băo táp thế giới, anh sống cùng những người chủ nhà thân thiện, dễ mến. Và ở đây, trong ngôi nhà ấm cúng và hiếu khách, anh có thể cùng với chủ nhà suy tư đàm luận về các số phận của thế giới cũng như về những tác động của các cơn băo thế giới.

Văn học vô gia cư không có bức tường nào che chắn, nó mở toang ra trước mọi cơn băo thế giới, nó dường như thử thách anh trong những hoàn cảnh của cơn bi kịch thực sự, anh bị lôi cuốn, hấp dẫn bởi cảnh tượng vực thẳm của cuộc sống, nhưng anh không bao giờ muốn sống bên cạnh vực thẳm đó. Vả chăng điều này c̣n phụ thuộc nhiều vào tính cách người đọc.

Văn học ở nhà, chủ yếu là sự hiền minh (Puskin, Tolstoi). Văn học vô gia cư, chủ yếu là trí tuệ (Lermontov, Dostoievski)….”

 

Nếu theo cách phân loại trên, th́ vâng, tôi là người chủ trương văn chương ở trong nhà, cuộc đời này dù sao vẫn c̣n rất đáng sống, con người dù sa đọa đến đâu cũng rất đáng thương, ṿm đời bụi bặm này dù sao cũng là một mái nhà che mưa che nắng cho tất cả chúng ta. Anh thuộc các nhà văn vô gia cư, báo động một trận đại hồng thủy nhân loại đang cận kề mà không ai hay biết. Họ điếc, anh phải hét lớn vào tai họ, mong họ thức tỉnh.

 

Nam Dao

 

Vâng. Quan điểm của tôi cũng có những chỗ giống với Fazil Iskander. Nếu có hét, trước hết  tôi hét lên nỗi kinh hoàng của tôi đă. Hét rồi tỉnh dậy, tôi kể lể cơn mộng ác để tự an thần, với thành tâm mong mỏi chẳng sẽ c̣n một ai cũng mộng mị kinh hoàng như tôi. Và hét để giải mộng ác bây giờ, hầu hy vọng mộng lành về sau. Hy vọng thôi anh ạ, biết đâu cũng chỉ lại là lạc quan tếu !

 

Phân loại trên quan điểm nhân sinh, tôi cũng nghĩ, có hai loại văn: thứ văn chương của hiền giả, tin vào và tạo ra trong tác phẩm sự an b́nh hằng cửu, lấy gốc là đời sống. Đời sống sẽ tiếp nối qua những bềnh bồng lịch sử, và có gian nan, cay đắng th́ rồi sẽ cũng qua, cái c̣n là nhân tính, là con người. Ví dụ, Tolstoi, Balzac trong văn chương, hoặc Renoir trong hội họa, chẳng hạn. Người viết có thể quằn quại với hoàn cảnh sống (và viết) của ḿnh, nhưng văn chương (nghệ thuật) họ lại biểu tỏ điều ngược lại, vẫn chừng mực, trầm tĩnh, sâu xa, hài ḥa và mang niềm hy vọng như cái nền trên đó lịch sử tiếp tục. Tôi có cảm tưởng đó là cái nét chính của văn chương Nguyễn Mộng Giác, chứ cái lẽ v́ anh “thường thường bậc trung” nên …anh hùng hảo hán bị kéo về cái mức “bậc trung” là cách nói dễ thương, nhưng nói cho có mà thôi. Loại thứ hai, là văn chương của đập phá và tuyệt vọng. Kể như Dostoevski, Kafka làm thí dụ…Thứ văn chương của tôi thuộc hạng thứ hai: nó hướng về sự hài ḥa như một lư tưởng. Nó không mang đủ niềm tin về tương lai và coi hy vọng là lẽ đương nhiên. Trong cái bềnh bồng của lịch sử, đời sống (cho ra sống) và nhân tính có thể bị vùi dập đến độ hoàn toàn triệt tiêu. V́ vậy, như chủ thể, con người phải đương cự và tạo ra cái lịch sử của ḿnh, với ư thức về sự bất ổn có tính cơ cấu, và sự phủ định niềm tin nói trên như  đương nhiên. Chính v́ thế mà trong Gió Lửa, mang mang một niềm ǵ như tuyệt vọng, chí ít th́ là thất vọng. Và từ đó, nó thành một lời kêu, kêu thương rồi kêu gọi. Một đàng là thân phận thiết tha, đằng kia là chủ thể quyết liệt giữ lấy sự tồn sinh của ḿnh. Nếu văn chương của Sông Côn Mùa Lũ là loại hiền giả nhân đạo, bao dung, thân thiết với độc giả, tạo ra một mái ấm văn chương mời độc giả vào b́nh tĩnh luận bàn về thế giới, quá khứ và tương lai con người, th́ Gió Lửa thuộc loại văn chương thứ hai. Nó bắt người đọc vào một cuộc tự xét xử, với đe dọa cuả thứ tương lai bấp bênh, quá khứ mù mờ và niềm bất ổn hiện tại. Nó đẩy độc giả vào một thử thách chênh vênh bên bờ vực thời gian, phải đi tới, và xin chớ tin vào định mệnh. Nghịch lư thay, thế mà Sông Côn Mùa Lũ lại được sinh đẻ trong hoạn nạn cùng cực, giữ được tâm thế hiền giả, trong khi Gió Lửa, th́ bà đỡ là bà đỡ trong một thế giới an b́nh, nhà hộ sinh đủ tiêu chuẩn vệ sinh một nước tân tiến, và không hề có một điều ǵ trong đời sống cá nhân tôi buộc văn chương của tôi phải bi phẫn, khốc liệt và lắm lúc cực đoan, đ̣i sám hối như với lời nguyền của Chế Mân trong chương kết của Gió Lửa. Nhưng nghĩ cho cùng, thật đó có phải là điều ngịch lư hay không? Phải chăng có sống ở cực này th́ mới có điều kiện tâm, sinh lư để nh́n vào một cái cực đối nghịch kia, như một phương cách giữ thăng bằng trên bước đi chông chênh của văn chương?

(…)