CHÙM TRUYỆN NGẮN TRONG LÒNG BÀN TAY

               Nguyên Tác: Kawabata Yasunari

                      Dịch: Nguyễn Nam Trân

 

                                 Related image  

Kawabata Yasunari (1899-1972)      

                                    

         Nội dung:

 

1-Khuôn mặt       2-Mấy mẩu vải vụn      3-Bộ đồ đi ngựa       4-Cầu trời bằng tiếng mẹ đẻ        5-Người yêu của kẻ nghèo       6-Mùa hạ và mùa đông      7-Kẻ trộm dâu lá bạc      8-Chim thước      9-Ghềnh đá trượt     10- Lời nguyện cầu của trinh nữ.

 

                                        

Khuôn mặt

(Kao, 1932)

 

Từ độ lên bảy lên tám cho đến tuổi mười bốn mười lăm, khi lên sân khấu, nàng chỉ biết khóc. Khán giả hồi đó cũng hay chảy nước mắt theo nàng.

Lúc đầu, cách nhìn của nàng đối với cuộc đời là mình chỉ cần khóc là đủ làm họ khóc. Khuôn mặt của những người đến xem hát làm nàng đoán chắc họ sẽ khóc mỗi khi mình cất lên tiếng khóc. Không có một khuôn mặt nào của họ mà nàng không hiểu. Như thế, khuôn mặt của cuộc đời không có gì bí hiểm trước cái nhìn của nàng.

Cả một gánh hát, không lấy ai thủ được một vai đào con xinh đẹp và khiến khán giả cảm động đến rơi nước mắt như nàng.

Thế nhưng năm mười sáu tuổi thì nàng sinh con.

-Đứa bé này không giống tôi tị nào cả. Nó không phải là con tôi.Tôi không thừa nhận nó!

Người cha của đứa bé nói như vậy. Nàng bèn trả lời anh ta:

-Nó cũng chẳng có nét nào của em cả nhưng nó là con của em. Đúng không?

Khuôn mặt của đứa bé gái ấy là khuôn mặt con người đầu tiên mà nàng không hiểu được. Có thể nói rằng, đồng thời với việc sinh đẻ, cái nghề thủ vai đào con của nàng đến lúc phải cáo chung. Điều đó làm nàng cảm thấy có một hố sâu ngăn cách giữa sân khấu cải lương (Shingeki) - nơi tiếng khóc của nàng có thể làm bao người đổ lệ - và thực tế ngoài đời. Nếu nhòm xuống cái hố ấy, sẽ thấy nó đen như mực. Trong khoảng tối tăm đó, xuất hiện vô số những khuôn mặt người mà nàng không hiểu được, giống như khuôn mặt của con gái nàng.

Không biết ở một nơi nào đó trên đường lưu diễn, nàng đã chia tay người cha của đứa bé.

Thế rồi theo thời gian, nàng bắt đầu cảm thấy khuôn mặt của đứa bé ấy giống như khuôn mặt của người đàn ông nàng đã chia tay. Chẳng bao lâu sau, khi đứa bé ấy thủ những vai đào con như cảnh nàng hồi xưa, nó bắt đầu làm khán giả nhỏ lệ.

Không biết ở nơi nào đó trên đường lưu diễn, nàng đã chia tay với cả đứa con. Từ khi mẹ con xa nhau, nàng lại cảm thấy khuôn mặt của đứa con giống tựa mặt mình.

             *  *  *

Ở một rạp hát nhỏ vùng quê, mười mấy năm sau người đàn bà trẻ ấy tình cờ gặp lại cha mình vốn cũng là một kép hát rong. Thế rồi nàng được mách cho nơi mẹ nàng đang sống.

Khi gặp mẹ, ngay cái nhìn đầu tiên, nàng đã thốt lên:

-Trời đất ơi!

Thế rồi nàng ngã vào lòng mẹ và khóc.Từ khi ra đời, đây là lần đầu nàng mới gặp mẹ và cũng là lần đầu tiên từ khi ra đời, nàng mới được khóc một lần thật mùi mẫn. Lý do là vì khuôn mặt cửa đứa con gái mà nàng đã chia tay giống như đúc khuôn mặt của mẹ nàng. Cũng như chuyện nàng không giống mẹ tí nào, con gái của nàng và nàng cũng không giống nhau.Thế nhưng giữa cô cháu và bà ngoại thì họ như cắt mà để qua.

Có thể bảo rằng khi gục đầu vào ngực mẹ mà khóc, một người chuyên đóng vai đào con như nàng đã khóc rất thực lòng.

Giờ đây, với trái tim của một kẻ hành hương tìm về thánh địa, người đàn bà ấy đã trở lại gánh hát rong ngày nào để gặp con gái  mình và người cha của nó, giải bày cho họ câu chuyện về những khuôn mặt.

 

                                     (Dịch ngày 18 tháng 11 năm 2018)

 

 

Mấy mẩu vải vụn

 (Kogire, 1944)

 

Nàng không hề nghĩ rằng sẽ có một ngày nào mình phải sửa lại lần áo lót kimono đã mặc từ hồi mười ba mười bốn tuổi.

Mấy hôm trước, khi dọn dẹp đống quần áo mùa đông và tìm ra nó từ dưới đáy tủ áo cũ, Miyako thấy tuy vòng cổ quá hẹp không còn mặc được nữa nhưng tự dưng đem tháo nó ra ngay rồi giặt giũ cẩn thận.

Thế rồi hôm qua khi đã là xong và đo thử, nàng thấy nó vẫn còn đủ dài, chỉ cần sửa ống tay là có thể mặc lại bởi vì bề ngang của ống tay chỉ thiếu độ một tấc ta (shun = 3cm).

Hai ống tay áo được làm thành từ hai mảnh vải nối ở mức một phần ba độ dài. Miyako lẩm bẩm:

-Eo ôi! Đường viền lật ra ngoài nhỉ!

Cùng lúc, nàng nhớ lại cái thời mình đến tuổi mặc tấm áo lót này, vừa vặn khi ấy, cả nhà dọn lên sống ở Tôkyô.

Mãi về sau mẹ nàng mới giải thích cho nghe là theo phong tục ở Kansai (vùng Kyôto-Ôsaka), thông thường người ta khâu đường viền bằng cách xếp một phân (bu = 0,3 cm) lần lót rồi lật nó từ trong ra ngoài, trong khi ở Kantô (vùng Tôkyô), họ cứ để nguyên thế mà khâu (không có mặt trái mặt phải, NNT) hay lật ngược mé ngoài vào trong lần lót. Theo bà thì cách khâu của người Kansai đỡ tốn kém hơn nhưng cũng nói thêm rằng Miyako là một cô gái trẻ, nhiều dịp cần phải ra ngoài.

Kể từ ngày đó, Miyako khám phá ra rằng sinh hoạt của mẹ nàng nhất nhất đều theo phong cách Kansai. Bà không chỉ sống theo tập quán của một phụ nữ thời trước. Ở nơi bà hãy còn đọng lại nét dịu dàng  và sự trân trọng đến từng chi tiết như người xưa nữa

Mặt trái màu đỏ nơi cổ tay áo lót tuy đã phai thắm nhưng đó là cái màu gợi bao hoài niệm của loại hàng mút-xơ-lin (merinos). Mặt ngoài cũng làm bằng hàng mút-xơ-lin và được trang trí với những mô hình kiểu Yuuzen (1) rất dễ thương. Trên thân tấm áo lót bằng hàng fla-nen (flanel) ấy là những khuôn hình mắt cáo bình dị với hai màu vàng và hồng hoàng, vì giặt đi giặt lại nhiều lần nên có hơi tơi ra nhưng vẫn là thứ vải phẩm chất tốt. Mút-xơ-lin hay fla-nen là những mặt hàng giờ đây không mấy khi thấy lại và điều này chợt làm lòng nàng ấm lại. Vì vậy Miyako ước ao được sử dụng những mẩu vải cùng loại để sửa ống tay áo.

Nơi cổ tay, vì phải nối thêm ở mặt trong lẫn mặt ngoài, tại sao mình không ráp thêm một mẩu vải mượn lên nền fla-nen nhỉ? Miyako vừa lấy cái hộp đựng các mẩu vải ra vừa tự nhủ.  Cái hộp đến từ một cửa hàng bán quần áo đàn ông và trên đó, nàng có dán thêm giấy Chiyogami (2) sặc sỡ. Cái hộp này đã có từ thời nàng còn là học sinh trường nữ trung học, và khi trang trí nó như vậy, nàng muốn xác định nó là vật sở hữu của riêng mình. Nàng lấy những mẩu vải từ trong hộp và bày nó ra. Chúng nhiều đến nổi hai đùi nàng như bị ngập dưới đống vải. Đó là những mẩu vụn còn sót lại khi người ta may quần áo tây chứ không phải khi may kimono nên chẳng thấy mẩu nào có thể dùng để nối dài một cổ tay bằng fla-nen.

Tuy không tìm ra nhưng nó cũng không phải là điều làm cho Miyako đau khổ. Mặt khác, nàng cũng thấy không cần phải vội vàng nên cứ ngồi yên một chỗ, duy cái đầu hơi có hơi cúi xuống đằng trước ra chiều suy nghĩ. Dĩ nhiên, mỗi mẩu vải một đều gắn liền với một kỷ niệm của thời thiếu nữ. Thế nhưng những kỷ niệm đó cũng không đến nỗi tuôn ra ào ạt trong đầu nàng, chỉ biết lúc đó, đối với nàng,  thời gian trôi qua thật êm ả. Nàng chỉ có ấn tượng là mỗi mẩu vải đó giống như một vật thể sống động, đang chiếu những tia ánh sáng của chúng về hướng nàng.

Nàng nhớ lại một người bạn gái của mình dưới Kansai. Cô bé kia đã giữ lại trong một tập ảnh tất cả các mẩu vải kimono mình có từ khi mới ra đời. Chúng được sắp theo thứ tự thời gian cô ấy được may kimono, mỗi lần đều có chú thích tuổi tác, năm tháng. Khi được xem tập ảnh đó, Miyako sững sờ và có phần ganh tỵ. Nàng thấy từ con người cô bé xinh đẹp kia như có cái gì tỏa sáng đến lóa mắt. Sở dĩ cô gái kia có cái sở thích như thế cũng vì bà mẹ của cô ta là nhà sưu tập những mẩu vải cổ xưa. Lúc Miyako trở về nhà và kể chuyện lại, mẹ nàng tỏ ra khâm phục vì theo bà, đối với một đứa bé gái, có lẽ đó là những kỷ niệm quí giá hơn cả tranh ảnh và  sẽ làm cho nó hết sức vui mừng được nhìn lại chúng khi lớn lên.  

-Mẹ không hề nghĩ tới. Cho dù có ý tưởng đó đi nữa, mẹ cũng không đủ sức làm. Đáng lý ra mẹ phải giữ những mẩu vải cũ cho Miyako.

-Mẹ ơi, mẹ giữ cho Miyako đi. Từ bây giờ thôi cũng được mà! Bề gì mấy mẩu vải cũ vẫn còn đấy chứ, mẹ nhỉ?

-Vớ vẩn thật. Ba chuyện như vậy con nhà thường dân không ai người ta làm.

Ông bố nói như tát. Bà vợ ngơ ngác nhìn chồng rồi nín thinh. Ông ta lại tiếp tục:

-Suy nghĩ gì mà kỳ cục. Nuôi dạy con cái kiểu này làm sao chúng nên người được.

Trước đó, Miyako không hiểu tại sao cha mình lại giận dữ đến vậy nhưng giờ thì nàng bắt đầu vỡ lẽ. Không nên bị ru ngủ bởi kỷ niệm. Để lòng mình vướng vào những chuyện thuộc về quá khứ hay muốn níu kéo nó lại đều không ổn. Ở đây, cái quan trọng hơn hết là những mẩu vải của Miyako không có một bóng đen nào che phủ lên trên. Toàn là những kỷ niệm tuy bình dị nhưng trong sáng và hạnh phúc. Trong khi đó, những mẩu vải đẹp đẽ của cô bạn kia biết đâu chẳng mang vết tích sự ô nhục hay bất hạnh của người mẹ hoặc người con. Phải chăng hai mẹ con đang gìn giữ sự đau buồn của đời họ như một thứ bảo vật?

-Ô kìa! Ô kìa!

Mẹ của Miyako đến đứng bên cạnh nàng, mắt nhìn như dò hỏi. Cô gái hơi đỏ mặt vì e thẹn.

-Con muốn sửa lại áo lót kimono à? Chuyện không dễ đâu nhé! Nhất là ống tay, phải không? Chắc mẹ có đủ đồ đấy. Lấy cái cái rương cũ của mẹ lại đây coi!

Miyako lấy cái rương cũ đựng đồ lề, nặng nề đặt nó trước đầu gối của mẹ. Bà mở nắp rương và đưa tay thoăn thoắt kiểm điểm những xấp mẩu vải được xếp cẩn thận bên trong như thể đang đếm giấy bạc.

-Mẩu này dành cho ống tay đây. Còn lần lót bên trong thì phải dùng đến thứ này.

Bà vừa nói vừa rút ra một xấp mẩu vải mút-xơ-lin có hoa văn hoa cúc nhỏ và vải cô-tông đỏ.

Miyako nhìn quang cảnh với vẻ thán phục trước khi bật cười.

-Sao con lại cười?

-Đâu. Không có lý do gì cả. Thế nhưng khi nhìn mẹ kiếm vải, con có cảm tưởng như một phép lạ, từ trong rương mẹ muốn lấy ra cái ǵ cũng có.

-Chỉ vì mẹ đã quen việc thôi, con ạ.

Bà ngắm nhìn con gái đo mấy mẩu vải trong một khoảnh khắc rồi nói với một giọng bình thản:

-Dạo này Miyako vẫn còn viết thư thăm cậu Tayama đấy chứ?

-Vâng, hầu như mỗi tháng một lần.

Nàng trả lời nhưng đã bỏ bớt đến một phần ba sự thật.

-Lâu quá con nhỉ!

-Bốn năm rồi, mẹ ơi...

Miyako cảm thấy lòng nôn nao và những muốn đặt một câu hỏi cho người mẹ nhưng rốt cuộc chỉ cúi gầm.

-Chiến tranh đã kéo dài từ độ con tấm áo lót kimono này không còn vừa với người của con nữa.

-Vâng, đúng thế.

-Con đã trở thành người lớn giữa cuộc chiến tranh.

-Nhưng con hãy còn nhút nhát lắm mẹ ơi.

-Có nhiều điều mà khi còn trẻ, chúng mình không bao giờ ngờ nó có thể xảy đến đâu con ạ ...

Chưa dứt lời, người mẹ đã đi ra khỏi phòng.

Đúng như vậy, Miyako đã trở thành một thiếu nữ ngay giữa lòng cuộc chiến. Khi nghĩ đến đó, những thớ tim nàng bỗng nhiên quặn thắt. Nàng đưa mắt nhìn lên bầu trời và nghĩ về trận bão lửa của định mệnh đối với những cô con gái mới lớn cùng trang lứa.

Tuy vậy, Miyako lại cầm lấy mũi kim khâu. Nàng chợt thấy mình có một tình cảm trìu mến thật tươi mới đối với những mẩu vải lót kimono cũ kỹ này. Thêm vào đó là một cảm giác kỳ lạ. Nàng thấy như thể những mẩu vải đó - trong suốt thời gian cuộc chiến kéo dài – từ dưới đáy hòm rương cũng đã âm thầm chờ đợi nàng.

Nàng mới khâu xong một bên ống tay áo thì bà bác của nàng vừa tới. Nhân có tiếng bước mạnh mẽ như đàn ông đi cùng, Miyako chần chờ chưa muốn đứng dậy nhưng mẹ nàng đã ra ngoài cửa đón tiếp họ.

Khi đưa khách vào nhà, mẹ nàng đi ngang qua cánh cửa phòng mà không hề lên tiếng gọi con gái khiến cho nàng hơi lấy làm lạ. Thế nhưng chẳng mấy chốc, cánh cửa kéo fusuma ngăn hai căn phòng đã mở hé. Mẹ nàng nói mà như chỉ để mình nghe:

-Thật khó xử với bác Shimamura của mày quá ... Mẹ lấy trà ra mời  bác ấy đây, con pha hộ mẹ nhé?

Bà nhờ Miyako như vậy rồi quay ngoắt lại phía phòng khách, khuôn mặt hơi bối rối.

-Bác Shimamura định giới thiệu cho mình một đám nào đó chăng?

Miyako tự hỏi, lòng lo lắng. Nàng sửa soạn bình trà rồi không hiểu vì sao lại đi ra gian tiền đường. Nàng thấy một đôi ủng sĩ quan ai cởi ra để đó. Lại có một chiếc mũ lưỡi trai đang được đặt trên bậc thang. Miyako chìa tay ra, chần chờ một chút rồi nhẹ nhàng nhấc lấy nó và gác lên cao. Nàng trở lại phòng mình, cầm lấy kim khâu nhưng lần này cánh tay chợt cứng ra và bàn tay có hơi run.

-Miyako ra chào bác đi con.

Tiếng người mẹ gọi nàng từ phía hành lang.

Bà bác Shimamura giới thiệu trung úy Ôsawa với nàng rồi tiếp tục nói sau khi đưa mắt liếc nhìn cô cháu thật nhanh:

-Này cháu Miyako! Trung úy Ôsawa phải đi ngay đó. Cháu có tiễn được ra đến ga không?

Tuy là nhờ nhưng giọng bà giống như ra lệnh.

-Vâng ạ!

Lính quưnh không biết phải làm sao, Miyako nhón chân đứng dậy rồi lại quì một bên gối lên mặt chiếu. Mẹ nàng đi ra trước về phía hành lang vừa ra hiệu cho nàng bằng ánh mắt và thì thào:

-Mẹ đã trình bày cho họ xong chuyện cậu Tayama rồi. Vậy Miyako cứ lễ phép tiễn chân trung úy ra ngoài ga đi con!  

Miyako chợt cảm thấy một luồng hơi nóng hừng lên đôi mắt và một tình cảm thỏa nguyện lan ra khắp châu thân.

Hai người vừa mới ra khỏi cổng được bảy tám bước thì trung úy Ôsawa chợt đứng lại:

-Thôi, để tôi ở đây cũng được. Xin lỗi đã làm phiền cô!

-Dạ không sao đâu. Để em tiễn trung úy ra tận ga.

Miyako trả lời và lần đầu tiên Miyako ngước mắt lên nhìn khách.

Anh ta có vẻ suy nghĩ:

-Cũng được. Xin mời cô đi cùng vậy.

Người sĩ quan nói với giọng cả quyết.

Anh ta kể cho cô hay là nhân lãnh một công vụ, anh được lui về hậu phương khoảng hai tuần lễ nhưng sẽ ra tiền tuyến trở lại. Bác Shimamura của nàng có bảo là nếu anh có ý định lập gia đình, bà sẽ làm mai cho một người thật xứng đáng.

-Như cô cũng biết tính bác ấy đấy, bác ấy lôi tôi đi mà chẳng nói trước gì cho tôi cả. Rồi chúng tôi lại đột ngột đến nhà mà không báo cho gia đình cô hay. Xin lỗi cô thật nhiều vì đã quấy rầy, cô nhé.Thế nhưng bà bác của cô đã nhắc đi nhắc lại với tôi rằng cô là một người con gái tuyệt vời và quả là đúng như vậy.

Miyako không biết trả lời làm sao. Nàng cảm thấy một nỗi buồn thật thanh khiết nhưng nó lại giống như sự bình yên trong sáng. Hình bóng của Tayama bỗng dưng hiện ra trong tâm trí nàng.

-Cảm ơn cô đã tiễn tôi.

Trước quầy bán vé, viên trung úy làm một cử chỉ trang trọng: anh chào Miyako theo kiểu nhà binh.

-Cô nhớ giữ gìn sức khỏe nhé!

Anh ấy nhìn mình kìa, Miyako tự nhủ, và cảm thấy như bị người đàn ông ấy cuốn hút. Nàng không biết phải đối phó làm sao, đành để cho nước mắt ứa lên. Anh ấy có một cái nhìn không khác gì Tayama. Những người ra đi đều có chung cái nhìn như thế hay sao?

Tayama và nàng chưa hề trao đổi một lời giao ước. Thế nhưng cái nhìn của anh ấy vẫn còn sống trong lòng nàng và đã giúp nàng trưởng thành từ bốn năm qua. Thế là đã đủ đầy ắp khiến cho giờ đây nàng phải tìm cách xóa khỏi trái tim mình cái nhìn của viên trung úy. Thế nhưng, cùng một lúc, nàng lại không muốn quên nó để có thể còn cầu nguyện cho anh.

 

                             (Dịch ngày 20 tháng 11 năm 2018)

 

(1)  Yuuzen (Hữu Thiền) là một nghệ nhân thời Edo đã nghĩ ra phương pháp nhuộm và trang trí hàng vải nổi tiếng mang tên mình.

(2)  Chiyogami (Thiên đại chỉ): Giấy trang sức nhiều màu có hoa văn hoa, cỏ, nai vv..in bằng mộc bản.

 

 

Bộ đồ đi ngựa

(Jôbafuku, 1962)

 

Vừa đặt chân tới khách sạn ở London, Eiko đã kéo thật kín màn cửa sổ, ngã người và nằm vật ngang giường. Nàng nhắm nghiền đôi mắt. Nàng quên cả cởi giày nhưng chỉ cần duỗi cổ chân, lắc qua lắc lại bên thành giường là đã đủ làm đôi giày tuột ra và lọt xuống sàn. 

Nàng không chỉ mệt mỏi vì cuộc hành trình đơn độc bằng phi cơ xuyên qua Alaska và Đan Mạch. Làm như thể cái mệt mỏi đến từ chuyến bay đã tạo ra cơ hội cho những cái khác - sự mệt mỏi của  đời người đàn bà và sự mệt mỏi trong cuộc sống vợ chồng với Eguchi –  ùa ra và nổi lên bề mặt.

Nàng nghe có tiếng chim lảnh lót vang lên từng chặp. Chắc là vì khách sạn này nằm trong một khu dinh cơ yên tĩnh kế bên Công viên Hòa Lan (Holland Park) nên trong các bụi cây chim chóc mới nhiều đến thế. Thời tiết ở đây chậm hơn Tôkyô nên bây giờ là tháng năm mà mùa xuân mới đến ở London với vòm lá xanh non, những đóa hoa và tiếng chim hót. Thế nhưng giờ đây sau khi đóng kín cửa sổ, không nhìn thấy gì bên ngoài và nằm nghe chim hót, Eiko không thể nghĩ rằng mình đang ở trên một đất nước xa lạ.

-Thành phố London nước Anh đấy nhá!

Dù Eiko dặn dò mình như vậy nhưng nàng vẫn thấy như đang ở trên một cao nguyên bên Nhật. Nói đến tiếng chim thì trên núi cũng có nhưng trong đầu Eiko, đó lại là hình ảnh một cao nguyên. Bởi vì nàng có nhiều kỷ niệm đầy hạnh phúc thời sống ở cao nguyên.

.......Năm mười hai mười ba tuổi, Eiko có lần cùng hai người khác – ông bác và cô chị em họ – cưỡi ngựa đi trên một con đường xanh bóng lá của vùng cao nguyên. Nàng hình dung ra được vóc dáng nhỏ bé của mình ngày ấy. Trước khi Eiko được gửi nuôi trong cái gia đình đầy tiếng cười của ông bác, nàng đã sống với mỗi cha mình. Giai đoạn trước u ám như thế nào thì về sau, nhờ sống với bác, nàng càng hiểu rõ hơn. Mỗi lần được cưỡi ngựa là nàng hoàn toàn quên đi cái chết của cha mình. Thế nhưng niềm hạnh phúc ấy không kéo dài được bao lâu.

-Eiko-chan! Hai người có bà con đấy! Không nên đâu!

Lời khuyến cáo của Shigeko, cô chị em họ, đã làm cho hạnh phúc của nàng bị tổn thương. Eiko, lúc đó là cô gái vừa tròn mười bốn tuổi, đã hiểu ý nghĩa của câu nói đó trong bức thư ngắn Shigeko gửi cho nàng. Tình yêu hay ý định kết hôn với Yôsuke, người anh họ, là “không nên”. Shigeko đã xác định rõ như vậy.

Eiko thích cắt móng tay hay lấy ráy tai cho Yôsuke, nàng vui lên khi Yôsuke khen cô khéo léo. Mỗi lần làm mấy công việc đó, cô hầu như quên hết mọi thứ xung quanh và điều đó khiến cho Shigeko khó chịu. Thế rồi Eiko bắt đầu giữ khoảng cách với Yôsuke. Eiko hãy còn là một cô bé và về tuổi tác, Yôsuke lại hơn nàng xa lắc, chuyện kết hôn này kia chỉ là một giấc mộng hão huyền nhưng vì câu nói của Shigeko, trái tim của người con gái như được đánh thức. Mãi mãi về sau, Eiko vẫn xem đó là mối tình đầu của đời mình.

Yôsuke lập gia đình và có một mái nhà riêng. Đến lượt Shigeko lấy  chồng và ra khỏi nhà, chỉ còn Eiko ở lại. Dầu vậy, e rằng điều ấy vẫn làm phật ý Shigeko nên Eiko mới dọn vào cư xá của trường đại học nữ. Nàng vâng lời ông bác lấy chồng do một cuộc hôn nhân dàn xếp. Người chồng mất việc, Eiko phải đi dạy tiếng Anh ở một lớp luyện thi vào trường cấp ba. Chuyện như thế kéo dài được bốn năm năm cho đến một hôm Eiko tìm đến gặp ông bác để hỏi ý kiến về vụ ly hôn.

Eiko thổ lộ với ông bác về chồng nàng:

-Anh Iguchi dần dần trở thành một con người giống y bố cháu. Nếu bố không như vậy thì cháu vẫn còn có thể chấp nhận anh Iguchi. Thế nhưng mỗi lần nhớ lại chuyện của bố, cháu có cảm tưởng mình là người suốt đời bị những kẻ vô tài bất tướng bám theo, nên khổ tâm đến độ đứng ngồi không yên.

Cảm thấy mình là người chịu trách nhiệm về cuộc hôn nhân giữa nàng với Iguchi, người bác nhìn dáng điệu bực tức của nàng và khuyên thôi thì cháu chịu khó đi du lịch ba tuần hay một tháng ở đâu đó như bên Anh chẳng hạn, để có thời giờ suy nghĩ cặn kẽ, về lộ phí bác sẽ chi cho.

Trong khách sạn ở London, Eiko vừa nghe tiếng chim hót, vừa tưởng tượng ra hình ảnh ngày thơ bé của mình trong bộ đồ đi ngựa. Giữa lúc ấy, nàng cảm thấy có tiếng rít trong lỗ tai và tiếng rít ấy trở thành tiếng thác nước đổ. Thác nước đổ ầm ầm, dần dần to ra làm cho nàng chợt thét lên một tiếng “Ôi cha!” và vùng mở mắt.

......Eiko bước một cách ngại ngùng vào văn phòng nhà lãnh đạo của một xí nghiệp nằm ở tầng thứ bảy một bin-đinh. Trên tay nàng là lá thư của cha nàng gửi cho nhân vật ấy, người vốn là bạn cùng lớp với ông trên ghế trường cấp ba. Khi ông ta nhìn thấy Eiko, đã hỏi ngay:

-Em kia, mấy tuổi?

-Thưa ông, cháu mười một. .

-Hưừm. Về nói với bố cháu đừng bắt con nít đi làm những việc như thế này nữa nhé!...Tôi nghiệp cho trẻ con lắm đấy.

Với vẻ mặt không bằng lòng, ông trao cho Eiko ít tiền.

Eiko cứ thế mà thuật lại với người cha đang đứng đợi nàng bên dưới bin-đinh. Ông vung cây gậy, người lảo đảo, nhìn lên trên bin-đinh và nói:

-Thằng khốn! Thác nước đang trút xuống đầu tao đây này. Tao đang bị cả cái thác nó đập vào người.

Eiko cảm thấy từ trên tầng bảy của bin-đinh như đang có một thác nước đổ ụp xuống cha mình.

Eiko đã phải cầm lá thư của người cha đến ba bốn hãng khác nhau. Đó là những xí nghiệp nơi ông có các bạn học cùng lớp. Nàng cứ tuần tự đánh vòng hết hãng này qua hãng khác. Mẹ nàng vì quá ngán ngẩm ông chồng nên đã bỏ đi mất. Sau một cơn tai biến nhẹ, chân tay ông không còn có thể tự điều khiển đành phải chống gậy. Sau hôm đến viếng cái hãng có thác đổ, ông đã tìm tới một hãng khác:

-Cháu không đến một mình, có đúng không? Chắc bố của cháu đang nấp ở đâu quanh đây!

Người ra tiếp chuyện nàng nói như vậy. Eiko bất chợt đưa mắt nhìn về hướng cửa sổ. Người ấy bèn mở cửa sổ nhìn xuống và thốt lên:

-Chết chửa, cái gì thế này!

Như được mấy âm thanh ấy mời mọc, Eiko tiến đến gần cửa sổ và nhìn xuống thì thấy bên dưới, cha của nàng đã ngã lăn trên mặt đất. Khách đi đường tụ tập chúng quanh. Sau tai biến lần thứ hai này, cha nàng đã không qua khỏi. Eiko cảm thấy như có một ngọn thác nước đổ xuống từ cánh cửa sổ cao của hãng buôn và giết mất cha nàng.

Vừa mới đặt chân đến cái khách sạn ở London này, cái tiếng mà Eiko nghe được là tiếng của thác nước ấy.

Ngày chủ nhật, Eiko ra công viên Hyde Park, ngồi xuống chiếc ghế dài bên thành cái hồ nhỏ và ngắm đàn vịt trời. Có tiếng vó ngựa đến gần làm nàng quay đầu lại nhìn. Hai vợ chồng với hai đứa con, tất cả một gia đình bốn người, đang sóng ngựa đi tới. Một cô bé độ mười tuổi và người anh trai lớn hơn cô độ hai, ba tuổi. Ngay cả trẻ con như chúng mà cũng được mặc những bộ đồ đi ngựa may cắt đúng kiểu cách. Điều đó làm cho Eiko không khỏi ngạc nhiên. Đúng là họ có dáng vẻ của cô tiểu thư và cậu công tử con nhà. Sau khi đã nhìn theo như để tiễn chân một gia đình kỵ sĩ, Eiko bỗng thèm được đi tìm trong thành phố London này một cửa tiệm có bán những độ đồ đi ngựa  hình thù như vậy dù chỉ là để được cho tay sờ lên chúng mà thôi.

 

                                  (Dịch ngày 21 tháng 11 năm 2018)

 

 

Cầu trời bằng tiếng mẹ đẻ

 (Bokokugo no kitô, 1928)

 

                                          Một

Hắn có lần đọc quyển sách về ngôn ngữ học, trong đó, một người Mỹ là Tiến sĩ Rush đă báo cáo một số dữ kiện như sau:

-Có nhân vật tên là Tiến sĩ Scandila, quốc tịch Ư, giáo sư dạy ba thứ tiếng Ư, Pháp, Anh. Về sau, ông chết v́ bệnh sốt rét vàng da. Có cái là lúc bệnh mới phát, ông chỉ nói tiếng Anh. Khi bệnh nặng hơn, ông dùng tiếng Pháp và đă nói bằng Ư ngữ, tiếng mẹ đẻ của ḿnh, vào cái ngày ông hấp hối. Dĩ nhiên là lúc lên cơn sốt cao ăn nói lung tung, ông không thể nào chọn lựa ngôn ngữ phải sử dụng một cách có ư thức.

-Một người đàn bà đang lên cơn điên đă trải qua kinh nghiệm như sau: Khi mới bắt đầu lên cơn, bà bập bẹ mấy câu tiếng Ư, khi cơn đó đến tột đỉnh, bà dùng tiếng Pháp rồi lúc cơn điên hạ xuống, bà diễn đạt bằng tiếng Đức. Cuối cùng, sắp sửa lành, bà trở về với tiếng Ư, tiếng mẹ đẻ của ḿnh.

-Một viên chức ngành kiểm lâm về già, thời niên thiếu sống ở vùng biên giới Ba Lan rồi sau đó chủ yếu là ở Đức trong ṿng 30, 40 năm ǵ đó và không c̣n có dịp nói, ngay cả nghe tiếng Ba Lan. Có thể xác định là ông ta hầu như đă quên bẵng ngôn ngữ này.

Thế nhưng một hôm, sau khi bị gây mê th́ trong ṿng hai tiếng đồng hồ, ông ta chỉ nói, cầu nguyện và ca hát bằng một thứ tiếng: tiếng Ba Lan.

Tiến sĩ Rush lại quen biết một người Đức làm nghề truyền giáo, đă phục vụ nhiều năm trong hội thánh Tin Lành phái Luther ở thành phố Philadelphia. Thầy ấy đă kể lại cho ông Rush câu chuyện như sau:

Ở phía nam thành phố có một nhóm cư dân gốc Thụy Điển sinh sống. Kể từ ngày di dân đến Mỹ, nghĩa là 50, 60 năm về trước, bọn họ không có bao nhiêu dịp nói tiếng Thụy Điển. Đến độ người ta không thể nào tin rằng họ c̣n giữ được tiếng mẹ đẻ trong kư ức.

Lạ thay, trên giường bệnh, phần lớn những cụ già khi sắp sửa trút hơi thở cuối cùng – không biết có phải v́ kư ức bị chôn vùi từ một nơi xa xôi đă t́m về hay chăng – mà họ lại cất tiếng cầu kinh bằng ngôn ngữ của thời thơ ấu.

Tất cả các giai thoại vừa kể đều có liên quan đến ngôn ngữ. Thế nhưng thử hỏi những sự kiện kỳ quái đó có ư nghĩa ǵ?

Các nhà tâm lư học sẽ trả lời rằng có lẽ đó chỉ là vài “lệch lạc dị thường của kư ức”.

Thế nhưng một người thiên về t́nh cảm như hắn th́ chỉ muốn giăng hai cánh tay dịu dàng và thân ái để ôm choàng lấy mấy ông già bà cả này, những kẻ không thể cầm ḷng thốt ra những lời “cầu trời bằng tiếng mẹ đẻ”.

Thế nhưng một lời nói nào có nghĩa ǵ đâu? Nó chỉ là phù hiệu. C̣n tiếng mẹ đẻ là cái chi vậy?

“Đó là những sự cách biệt giữa các ngôn ngữ. Đối với những người trong xă hội cổ xưa, chúng được xem là cần thiết để giữ ǵn bí mật của ṇi giống và bộ lạc họ sinh sống”.

Dường như cũng đă có nhiều tác phẩm được viết ra để chủ trương điều này. Theo đó th́ khi “cầu trời bằng tiếng mẹ đẻ”, bạn chẳng những không muốn vứt bỏ những tập quán xưa cũ đă ràng buộc đến độ làm cho ḿnh không nhúc nhích được, mà ngược lại, sử dụng nó như một điểm tựa tâm lư để có thể sống c̣n. Nhân v́ nhân loại đă trải qua một lịch sử lâu dài nên giờ đây con người đă trở thành xác chết bị cột vào cái trụ bằng sợi giây thừng của tập quán. Nếu chặt phứt sợi giây giữ cái xác ấy đi là nó sẽ đổ xuống cái ầm. Chuyện “cầu trời bằng tiếng mẹ đẻ” c̣n thể hiện nỗi khổ tâm ấy nữa.

Đây là điều mà hắn nghĩ hay đúng hơn là điều đă đến trong trí hắn khi đọc một tác phẩm về ngôn ngữ học, cũng bởi v́ lúc ấy, hắn đang nhớ đến Kayoko.  

-Đối với ḿnh, Kayoko có phải là một thứ “tiếng mẹ đẻ” hay không nhỉ?

 

                                            Hai

 

“Tuy thân h́nh không đẫy đà tựa bồ câu nhưng nếu nó giăng cánh th́ sẽ rộng ngang tầm cánh bồ câu”.

Đó là h́nh dáng của con dế gáy (kirigirisu) (1). Khi hắn vừa thức giấc th́ câu nói trên mơ hồ hiện ra trong đầu. Trong giấc mơ, hắn đă được  thấy một con dế gáy cực kỳ to lớn.

Ngoài việc này, hắn không c̣n nhớ ǵ khác xảy ra trước nó. ........Dầu sao, bên tai hay đúng ra là bên cạnh g̣ má, hắn cảm thấy đang có một con dế gáy đập cánh và bay vút ngang. Hắn thấy rơ ràng như thế. Để có thể chia tay với Kayoko, hắn c̣n không biết dùng phương pháp nào nhưng con dế gáy kia đă chỉ cho hắn cách thức.

Sau đó một chốc, hắn thấy ḿnh đang nhanh chân bước trên một con đường vùng quê. Đúng là hắn chứ không ai khác. Dưới ánh sáng nhợt nhạt, mấy hàng cây thưa thớt lờ mờ hiện ra.  Một con dế gáy to cỡ chim bồ câu bay đến, cuối cùng dừng lại và đập cánh bên tai hắn. Nhưng không ra tiếng.

Tuy vậy, kỳ lạ làm sao, hắn cảm thấy tiếng đập cánh ấy hàm chứa một ư nghĩa đạo đức cao siêu. Hắn có cảm tưởng là khi bắt gặp tiếng đập cánh, hắn đă tiếp xúc được với lời giáo huấn bí ẩn của Mật giáo.  Điều đó có nghĩa là con dế gáy với thân h́nh to lớn tựa bồ câu là sứ giả của Chân Lư. Việc hắn bỏ rơi Kayoko là chính đáng về mặt đạo đức. Sự chính đáng này là điều mà con dế gáy này có thể khẳng định với hắn bất cứ lúc nào.

Chừng ấy là ấn tượng hắn có trong khi đang rảo bước – dù không biết để đuổi theo cái ǵ - dọc theo một con đường màu trắng như  sữa. Rồi ngay lúc mà đầu óc đang mường tượng h́nh dáng con dế gáy đó, hắn choàng thức giấc.

“Tuy thân h́nh không đẫy đà tựa bồ câu nhưng nếu nó giăng cánh th́ sẽ rộng ngang tầm cánh bồ câu”.

Trên đầu nằm của hắn, có một chậu hoa củ (tuperosu) (2) đang nở những đóa hoa cánh kép, màu trắng và thơm. Đó là một loại hoa  tháng 7. Thời điểm này chưa phải mùa dế gáy. Thế nhưng việc ǵ ḿnh lại chiêm bao thấy dế nhỉ?  Trong quá khứ, vào lúc nào đó, giữa Kayoko và dế, hẳn phải có một mối liên hệ?

Thời c̣n chung sống bên nhau ở vùng ngoại ô, hắn và Kayoko tất có lần được nghe dế gáy.

Có lẽ là khi dạo bước trên cánh đồng mùa thu, hai đứa từng thấy cả cảnh dế bay. Thế nhưng:

-Tiếng đập cánh của dế sao có thể tượng trưng cho đạo đức nhỉ?

Th́ ra đó chỉ là một giấc mộng! Hắn không thể nhớ ra nơi chốn của kỷ niệm chôn vùi nào giúp hắn phân tích được giấc mộng trong đó có con dế gáy. Hắn mỉm cười rồi lại ch́m vào trong giấc ngủ.

Trong gian pḥng rộng với nền đất nện của một ngôi nhà nông dân, có một cánh cửa sổ trổ lên trần. Nơi đây có một cái pḥng chỉ nhỏ bằng tổ én và ghép vào như chỗ để đặt ḷ sưởi trên nóc (yaguro-gotatsu). Hắn đang thu ḿnh nấp trong cái tổ kỳ quái đó.

Thế nhưng không biết v́ sao hắn vẫn cảm thấy bất an và không thể nằm im ỉm dưới mái nhà này lâu thêm được nữa. Hắn bèn dùng một cây sào trúc dài và khéo léo như một người làm xiếc, tuột xuống đến sân trong. Th́ vừa lúc đó, có một gă đàn ông đuổi bắt kịp hắn. Hắn bèn chạy bay ra phía cửa sau....Nơi mọi chuyện đang xảy ra là ngôi nhà ông chú ở miền quê.

Đằng sau ngôi nhà có một đứa bé giống như Cậu bé tí hon (Issun-bôshi) (3). Cậu bé vừa cầm một cái chỗi hươi qua hươi lại vừa đứng ngáng đường hắn, lúc đó đang định chạy vào bên trong vựa thóc:

-Không được, không được. Trốn vào trong này không xong đâu.

-Xin cậu chỉ cho tôi chỗ trốn.

-Vào trong pḥng tắm (ofuro) đi!

-Pḥng tắm nào?

-Chỉ c̣n có mỗi cái bồn thôi. Nhanh, nhanh đi nào!

Cậu bé tất bật giúp hắn cởi quần áo. Vừa e ngại gă đàn ông đuổi theo có thể khám phá ra mớ quần áo vừa cởi đang nằm trong tay cậu bé, hắn vội vàng leo lên tận cánh cửa sổ pḥng tắm. Thế rồi hắn ngồi thu h́nh giữa làn hơi nước của cái bồn. Và lạ chưa! Hắn cảm thấy nước nóng kia chỉ là làn da của Kayoko: nàng đă vào trong bồn trước khi hắn đến. Da thịt nàng trơn láng chẳng khác ǵ dầu. Bồn tắm thật hẹp như chỉ vừa đủ chỗ cho hai người.

-Thôi, chết rồi. Nếu gă đàn ông kia t́m thấy hai đứa ḿnh cùng đang ở đây th́ hắn sẽ nghi ngờ mất.

Nỗi sợ hăi đó làm hắn chợt tỉnh giấc trong khi trên toàn thân hăy c̣n cảm thấy da thịt của Kayoko.

Chiếc gối h́nh hộp của vợ hắn - làm bằng gỗ, lơm xuống như ḷng thuyền (funazokomakura) – lấp lánh màu kim nhũ. Những ngọn đèn đă tắt, trong pḥng chỉ c̣n có ánh nắng mai len vào. Hắn lần ṃ thân h́nh của vợ ḿnh. Chiếc nemaki mặc khi ngủ bó sát vào người nàng và trùm kỹ đến bên dưới.   

Do đó, không phải làn da của nàng đă xui hắn nằm thấy giấc mộng ấy.

Thế th́ gă đàn ông trong giấc mộng muốn t́m giết hắn là ai vậy nhỉ? Chắc phải là chồng hay người yêu của Kayoko thôi! Nhưng trước khi gặp hắn, Kayoko không có người đàn ông nào cả. Trong trường hợp đó, gă ấy bắt buộc phải là kẻ đến sau hắn, nhưng kỳ thực, vào thời điểm hắn và Kayoko chia tay nhau, hắn chưa hề gặp cũng như nghe nói về một một người yêu nào khác của nàng giống như gă đàn ông đó. Nếu vậy, cớ chi hắn lại nằm mộng thấy gă kia đuổi bắt?

Hoặc giả giờ đây, v́ ḷng tự ái, hắn vẫn c̣n ghen tuông khi nghĩ đến Kayoko. Có thể như vậy lắm. Bởi v́ cho đến lúc này mà hắn c̣n phải đợi một con dế gáy đến bảo thêm một lần nữa là cuộc chia tay tám năm về trước, hoàn toàn chính đáng về mặt đạo đức. Nếu không phải thế th́ giả thuyết sẽ được đặt ra như sau: “Biết đâu dưới mắt Kayoko, hắn cũng là một thứ giống như tiếng mẹ đẻ?”

 

                                        Ba

 

-Tôi là chú của Kayoko đây ạ?

Làm như được câu nói đó cho phép, gă đàn ông đi một cách tự nhiên vào nhà hắn.

-Thực ra, Kayoko có gửi cho tôi một lá thư lạ lùng cho nên hôm nay tôi đến đây để gặp ông nói chút chuyện.

Gă đàn ông nh́n người vợ chủ nhà đang bưng trà ra với cặp mắt nghi ngờ và nói tiếp:

-Nếu cô ấy đang ở đây, có thể nào ông gọi giùm ra không ạ?

-Gọi Kayoko à?

-Vâng.

-Thế nhưng tôi không biết chỗ cô ấy ở!

-Tôi nghĩ chắc có điều không tiện nói ra nhưng xin ông cứ thẳng thắn cho tôi biết. Ngoài ra, lá thư của cô ấy đă đến từ địa chỉ của ông.

Nói xong, ông chú ấy bức thư từ trong ngực áo và đưa hắn xem. Ngoài phong b́ có ghi “Tỉnh Kagawa” (4). Như thế, ông chú đă lặn lội từ quê nhà Shikoku của nàng để lên gần đến Tôkyô à? Đúng là Kayoko ghi địa chỉ người gửi là địa chỉ hiện tại của hắn. Hắn ngạc nhiên nh́n vào con dấu nhà Bưu điện. Nó đến từ thành phố mang tên Atami (5), nơi hắn đang cư ngụ.

-Ông có biết thư ấy nói ǵ không?

-Để tôi đọc xem.

 

Số phận của cháu hiện tùy thuộc vào anh Kitani. Không những số phận mà cả đám tang của cháu nữa...Cháu xin chú tha lỗi cho v́ cháu không thể về quê, dù là bản thân cháu hay một sợi tóc con (di hài) của cháu. Nếu chú có dịp gặp Kitani th́ xin hỏi thăm anh ấy việc đó. Hăy nghe những ǵ anh ấy giải thích về cháu...

Gửi đến chú của cháu. Người gửi: Kayoko (qua ông Kitani)

 

Không thể hiểu nổi! Làm sao Kayoko có thể biết nơi anh đang sinh sống? Mà sao cô ấy lại có mặt ở vùng bờ biển này?

- Để cố ư gửi bức thư đi à?

Hai hôm sau có tin đồn rằng những người làng chài đi thăm lưới đă phát hiện một cặp nam nữ quyên sinh v́ t́nh ở mỏm Uomizaki. Họ cho biết từ trên thành đá cao dễ chừng 300 shaku (6), họ đă nh́n thấy xác chết rơ mồn một như là cá trưng bày trong bồn kính.Có lẽ v́ lúc đó mới bắt đầu mùa hè nên nước trong đến thế.

-Kayoko rồi!

Dĩ nhiên trực giác của hắn trúng phong phóc.

Như vậy, Kayoko đă đến đây và chọn thành phố hắn đang cư ngụ để làm chỗ quyên sinh với một người khác. Xác của người đàn ông th́ giống như một con cá, nó không diễn tả một cảm t́nh nào đặc biệt.Thế nhưng anh chàng này đă ghen tuông với hắn. Ngay cả lúc chọn lấy cái chết.

Khi giây phút cuối cùng sắp điểm, kư ức của con người bắt đầu yếu dần. Đầu tiên, kư ức đến sau cùng sẽ phai nhạt trước nhất. Đến khi sự hủy hoại sắp hoàn tất, sẽ có một ngọn lửa, dù chỉ trong một thoáng phù du, bùng cháy lên rực rỡ, giống như khi ngọn đèn sắp tắt. Đó là “lời “cầu trời bằng tiếng mẹ đẻ”.

Như thế, ở dưới đáy nước, chắc chắn là trước khi chết, Kayoko đă khắc sâu trong tim ḿnh h́nh ảnh của hắn, người t́nh đầu tiên trong số những t́nh nhân của nàng, chứ không phải cái người mà nàng chọn để chết chung. Điều này cũng vậy, nó là một lời “cầu trời bằng tiếng mẹ đẻ” ai oán. Hắn nói với ông chú:

-Con nhỏ khùng thật!

Như bị cuốn vào một cơn giận không ḱm hăm nổi, hắn thiếu điều muốn đưa chân đá cái xác chết. Và hắn lại tiếp lời, tuy là nói cho ông chú nghe nhưng cũng để tự nhủ:

-Cô ấy bị những bóng ma quá khứ ám ảnh cho đến lúc chết! Cô ấy đă không đủ can đảm để chạy trốn khỏi tôi, người chỉ sống chung  với cô vỏn vẹn có hai năm! Suốt đời, cô ấy đă chịu kiếp nô lệ. Tôi thù ghét cái giống người “cầu trời bằng tiếng mẹ đẻ”!

 

                                          (Dịch ngày 9 tháng 12 năm 2018)

 

(1)  Kirigirisu (sauterelle, grasshopper) đáng lẽ phải dịch là châu chấu hay cào cào nhưng người Nhật vẫn thường dùng chữ này trong văn chương (như thơ Waka trong Kokinshuu hay Haiku của Bashô) để chỉ một loài dế biết gáy (chữ Hán là tất xuất). Theo từ điển Kôjien, kirigirusu là âm cổ của koorogi (dế, cricket). Thiết tưởng theo văn mạch, nên dịch là dế mới đúng v́ không nghe nói châu chấu gáy.

(2)  Có lẽ là một loại hoa trồng làm cảnh như dạ lan, nguyệt hạ hương hay thủy tiên. Hương thơm và nở về đêm. Xin xem thêm Truyện số 30: “Nguyệt hạ mỹ nhân”.

(3)  Câu bé tí hon (Issunbôshi hay Nhất thốn pháp sư) từ truyện chép trong Tập cổ tích Nhật Bản (Otogi Zôshi) được in ra ở Edo vào đầu thế kỷ 18. Tuy thân h́nh cao có mỗi một tấc (ta) nhưng cậu rất giỏi giang, lập nhiều công trạng hiển hách như diệt quỉ sứ, cứu dân lành, sau được cưới công chúa.

(4)  Kagawa là một tỉnh nằm ở miền bắc đảo Shikoku.

(5)  Thành phố du lịch nằm phía đông nam, cách Tôkyô khoảng 150 km.

(6)  Một shaku là 30, 3 cm, vị chi độ cao trên 90 m, ư nói rất cao.

 

Người yêu của kẻ nghèo

(Hinja no koibito, 1929)

 

Trang điểm bằng chanh là cách tiêu hoang duy nhất của người con gái. Nhờ đó mà da thịt của nàng trắng mịn tựa một làn hương mát rượi. Nàng cắt quả chanh làm tư rồi lấy một miếng vắt ra làm dung dịch trang điểm cho hôm ấy. Ba miếng còn lại thì nàng dùng giấy thật mỏng dán lên trên vết cắt và để dành qua một bên. Nếu da thịt nàng không mát dịu nhờ cái kích thích nhẹ nhàng của những giọt chanh vắt kia thì nàng không thể nào cảm thấy được buổi mai trong ngày. Khi người yêu không có mặt, nàng lén thoa chất nước quả ấy cho thấm vào bầu vú và đùi mình....Khi hôn nàng, chàng ta nói như thế này:

-Mùi chanh! Em là người con gái đã bơi trên một dòng sông chanh để đến đây....Này, nếm xong vị chanh, anh đâm ra muốn ăn cam quá.

-Vâng được.

Nàng trả lời như vậy rồi lấy một đồng bạc 5 sen đi mua một quả cam nhỏ. Làm như thế nàng đành đánh mất niềm vui được cảm thấy hương chanh tỏa trên da thịt khi từ bồn nước tắm bước lên. Trong nhà của hai người, ngoài một đồng bạc trắng và hương chanh, không còn có gì khác. Thế rồi, trên đống tạp chí cũ chất cao tạm dùng làm bàn viết, người con trai ngồi soạn những vở kịch bán ra chẳng ai mua, còn thêm cái tội là dài lê thê nữa.

-Vì em, anh sẽ đưa cảnh một rừng chanh vào trong một màn của vở kịch này, em nhé. Chưa bao giờ nhìn thấy rừng chanh nào nhưng màu sắc những đồi cam quít vừa chín tới thì đã có lần anh được ngắm ở Kii (1) rồi. Vào những đêm mùa thu trăng sáng, du khách từ vùng Ôsaka nườm nượp kéo đến xem. Dưới ánh trăng, những quả cam ẩn hiện như đốm lửa ma trơi (2) để rồi tất cả trở thành một biển lửa lung linh chỉ có thể thấy được trong giấc mơ. Màu vàng của chanh tươi sáng hơn màu cam quít nên dễ gây được cảm giác nồng ấm hơn. Nếu như mình bộc lộ được cái ấn tượng đó lên sân khấu thì...

-Ừ nhỉ!

-Nó nhảm lắm sao, em? ...Thực ra, anh thấy mình khó lòng viết một vở kịch có màu sắc tươi sáng của vùng nhiệt đới (Nangoku) như thế. Thôi để khi nào anh nổi tiếng, góp mặt được với đời rồi hãy tính...

-Tại sao con người ai cũng cứ phải nghĩ đến chuyện nổi tiếng?

-Bởi vì họ không thể sống thiếu nó. Thế nhưng hiện nay anh vẫn chưa biết chắc tiếng tăm có đến với mình hay không.

-Riêng em, em không cần nổi tiếng. Tiếng tăm mang lại được gì nào?

-Hưừm. Ở điểm này, cách suy nghĩ của em mới mẻ đấy. Cứ xem lớp sinh viên thời nay, chúng không biết có nên thù ghét cái nền móng mà chúng đang đứng trên đó hay không. Nếu không thù ghét thì chúng cũng nghi ngờ. Chúng cảm thấy phải đạp đổ nền móng ấy và biết rằng nó sẽ bị hủy hoại. Thành công trong xã hội có nghĩa là leo lên những nấc thang vốn đặt lên trên một nền móng mà con người thấy cần phải đạp đổ. Cho nên càng leo cao càng nguy hiểm.Tuy nhiên điều này không ngăn bất cứ ai, dù đương sự hay những người chung quanh, cố gắng leo tiếp. Ngày nay, chuyện thành công trên đường đời có nghĩa là đánh mất lương tâm nhưng đó lại là dòng chảy chính của thời đại. Kẻ vì nghèo mà đâm ra bi quan như anh thuộc  nhóm người cổ hủ. Còn em tuy nghèo nhưng tươi tắn như một quả chanh nên mới là tân tiến.

-Tuy nhiên, em chỉ là người yêu của kẻ nghèo. Đàn ông ai cũng muốn làm nên danh phận và trong đầu họ chỉ bị ám ảnh vì điều đó. Đàn bà thì không thế, họ có thể được chia làm hai loại: người yêu của kẻ nghèo và người yêu của kẻ giàu có.

-Đừng đứng trên mà nh́n xuống!

-Nhưng anh thế nào rồi cũng có danh phận cho coi. Thật đấy. Con mắt nhìn đàn ông của em chính xác không thua gì mắt vị thần quản lý vận mệnh con người. Đương nhiên là anh sẽ thành công.

-Rồi bỏ rơi em chứ gì?

-Nhất định là thế.

-Cho nên em muốn cản bước danh vọng của anh?

-Không đâu anh ạ. Bất luận người nào thành công, em đều mừng cho họ. Em thấy mình giống như một cái tổ chim mà nơi đó, những cái trứng gọi là danh vọng sẽ được nở ra.

-Đừng ăn nói vớ vẩn. Nghe em gợi chuyện mấy ông bồ cũ, anh bực cả mình. Em chỉ quí phái ở cái chỗ là biết dùng chanh làm đồ trang điểm.

-Coi kìa, chuyện đó à? Một quả chanh giá chỉ có 10 sen, đem cắt ra làm tư vị chi mỗi miếng là 2 sen 5 ri. Em chỉ tốn có 2 sen 5 ri mỗi ngày thôi mà.

-Thế em có muốn khi chết đi, anh trồng cho em một cây chanh ở trước mồ không?

-Ừ nhỉ, nhiều khi em cũng hay mơ mộng chuyện này chuyện nọ. Nếu như em chết, trước mộ em sẽ không có bia, chỉ có cái bài vị (stupa) (1) dành cho người nghèo nhưng thế nào cũng sẽ có nhiều nhân vật quan trọng mặc áo đuôi tôm đi xe hơi đến viếng em và cúi đầu trước đó. 

-Ngừng ngay chuyện mấy nhân vật sang trọng của em đi. Hãy dẹp quách cái ảo vọng thành công đó cho anh nhờ.

-Nhưng thế nào anh cũng có ngay danh phận thôi mà!

Đúng như lời nói, niềm tin của nàng chẳng khác gì định mệnh, nó không hề lay chuyển. Cách đánh giá của nàng về tương lai đám đàn ông cũng giống như của vị thần quyết định vận mệnh, nghĩa là chưa bao giờ lầm lẫn. Vì vậy nàng không chịu đi lại với những ai bất tài, khó có cơ hội thành công. Ông anh họ, người yêu  đầu tiên, vốn đã đính hôn với một vị hôn thê, người cũng là cô em họ khác của anh ta. Thế nhưng anh chàng đã bỏ rơi cô gái giàu có này để đến với nàng trên một căn nhà trọ ở gác hai và họ sống một cuộc đời nghèo khó như một manh yukata rách mướp. Năm tốt nghiệp đại học, anh đậu hạng ba trong cuộc thi tuyển viên chức ngoại giao và được bổ nhiệm ở Tòa đại sứ Nhật tại Roma. Người cha của cô em họ giàu có đã đến lạy lục nàng để buông tha anh ta và nàng đã nhận lời.

Người yêu thứ hai của nàng là một sinh viên y khoa túng quẫn. Anh này đã bỏ nàng để đi lấy vợ vì muốn có tiền mở phòng mạch. Người yêu thứ ba là một tay buôn bán ra-đi-ô nghèo, cửa hàng nằm trong đường hẻm. Lấy cớ là tai nàng có tướng làm cho tiền bạc tiêu tán, anh chàng đã bỏ trốn nhưng kỳ thực là dọn ra một con đường lớn. Ngoài mặt đường lớn vốn có nhà của cô nhân tình. C̣n nàng, anh ta đã để lại trong con hẻm mà hai người đã sống bên nhau suốt thời hàn vi. Đến anh người yêu thứ tư thì...Người yêu thứ năm lại là ....

Nhà soạn kịch nghèo, người yêu sau này của nàng, th́ kể từ sau khi các nhà nghiên cứu khoa học xã hội có khuynh hướng cấp tiến đùn đùn ra vào căn nhà anh ta, cuối cùng đã viết xong một vở kịch dài. Y như lời đã hứa với nàng, anh đã đưa vào đấy một đoạn có cảnh cái rừng chanh.Thế nhưng anh không thể tìm ra trong thực tế xã hội một  rừng chanh tươi sáng nên đành để nó vào màn vĩ thanh (epilogue) của vở kịch. Trong màn đó, một đôi nam nữ – sau khi  lật đổ cái mà anh gọi là nền móng – đã trò chuyện với nhau về một xã hội lý tưởng là cái rừng chanh ấy. Dù sao, nhờ ở vở kịch này mà anh đã có được người yêu mới là cô đào tài sắc của một gánh cải lương (Shingeki). Giống như mọi lần, cô gái thích chanh lại rút lui. Đúng như những gì nàng tiên liệu, danh vọng đã đến với nhà soạn kịch. Anh ta đă leo được lên thang.

Người yêu kế tiếp của nàng là một công nhân, đôi khi có đến nhà anh soạn kịch và hùng hổ kêu gọi. Thế nhưng, khổ thay, không biết có phải vì cái tài tiên đoán thiên phú về vận mệnh đàn ông của nàng giờ đã chậm lụt mất hay sao mà anh đàn ông này không hề tìm ra danh vọng. Chẳng những thế, bị xem là một kẻ chuyên đi khích động, anh ta còn mất việc nữa. Lúc đó, coi như nàng đã mất hết tài đánh giá đàn ông. Nàng chỉ sống khi còn có được cảm giác đó. Đời nàng vì vậy là chấm hết. Có phải v́ nàng đă quá mệt mỏi với câu chuyện danh vọng hay lầm lẫn trong cách phán đoán ở một tầm cỡ nào đó.

Hôm đám tang của nàng, nhà soạn kịch vinh quang bước lên sân khấu. Lời đối thoại của cô đào thủ vai chính cũng là người yêu mới thấy như nhai lại những điều cô gái yêu chanh thường phát biểu.  Ngay khi vở kịch thành công rực rỡ này vừa chấm dứt với màn vĩ thanh, nhà soạn kịch đã thu thập tất cả những quả chanh có trên sân khấu và chở bằng xe hơi chạy vù đến bên ngôi mộ “người yêu của kẻ nghèo”. Thế nhưng trước tấm bài vị, chẳng hiểu ai đă đem tới cúng vô số những ngọn đèn h́nh quả chanh. Chúng chồng chất lên nhau và sáng rỡ như những vầng trăng vừa tṛn (4)

-Ô ḱa, nơi đây có cả một rừng chanh cơ à!

 

          (Dịch ngày 25 tháng 11 năm 2018)

 

(1)  Kii, một bán đảo, vùng đất nay thuộc hai tỉnh Wakayama và Mie thuộc trung bộ Nhật Bản, nổi tiếng về cam quít.

(2)  Kitsunebi (lửa khạc ra từ miệng chồn): lửa ma trơi thấy trên núi hay ngoài đồng hoang.

(3)  Stupa: nguyên tiếng Phạn có nghĩa là một cái tháp con để đựng cốt (xá lợi) nhưng ở Nhật, có thể hiểu là một tấm thẻ thật dài thay cho bài vị, trên đó có viết tên tuổi, thụy hiệu ... người chết.

(4)  Trăng đêm mười ba, sắp đến ngày rằm.

 

 

Mùa hạ và mùa đông

(Natsu to fuyu, 1949)

 

                                       Một

 

Hôm nay là ngày kết thúc dịp lễ Vu Lan, lại trùng với một chủ nhật.

Chồng của Kayoko từ sáng đă ra sân vận động của trường trung học  để dự đại hội bóng chày (dă cầu) nghiệp dư trong tỉnh, giờ cơm trưa, anh có ghé ngang nhà một tẹo rồi lại lên đường.

Trong khi đang nghĩ đă đến lúc phải sửa soạn buổi cơm chiều, Kayoko bỗng nhớ lại một sự việc kỳ quái. Lư do là manh yukata nàng mặc hôm nay vốn là chiếc áo đă được khoác lên một h́nh nhân làm mẫu (mannequin) đặt trong cửa kính một cửa hiệu gần nhà nàng ở quê nhà. 

Mỗi ngày, khi đi ra chỗ xe điện đậu trên con đường từ nhà đến sở và khi trở về, trong cửa kính bày hàng của một cửa hiệu, nàng vẫn thấy h́nh nhân ấy đứng một ḿnh lẻ loi.

Tuy mỗi mùa h́nh nhân khoác lên người những bộ áo khác nhau nhưng lúc nào cũng giữ nguyên một tư thế. Trong cửa hiệu nằm heo hút ở cuối dăy phố, cái h́nh nhân bị buộc phải giữ nguyên tư thế kia đă làm cho Kayoko cảm thấy tội nghiệp làm sao.

Thế nhưng suốt thời gian ngắm nh́n nó mỗi ngày, Kayoko có cảm tưởng những biểu hiện trên khuôn mặt h́nh nhân cũng thay đổi từng ngày. Chẳng bao lâu nàng c̣n nhận ra là những t́nh cảm hiện ra trên khuôn mặt h́nh nhân là những t́nh cảm ḿnh đang mang trong ḷng. Đến một hôm th́ ngược lại, cô đă dựa vào t́nh cảm biểu lộ trên mặt của h́nh nhân để phỏng đoán t́nh cảm của chính ḿnh ngày ấy. Mỗi sáng mỗi chiều khi ngang qua đó, cô nh́n khuôn mặt của h́nh nhân như người đang đi xem bói.

Khi cuộc hôn nhân của Kayoko đă được định đâu vào đấy, nàng bèn đến cửa hiệu mua chiếc yukata mà h́nh nhân đang mặc trên người. Nàng muốn có nó như món đồ kỷ niệm.

Kayoko nhớ lại hồi đó, mỗi ngày trong ḷng nàng c̣n có được nhiều lúc vui lúc buồn hơn là bây giờ.

Trong ánh nắng chiều từ phía Tây, người chồng với gấu áo yukata giắt vào trong thắt lưng obi, gương mặt đỏ ké dưới cái nón rơm, đi về tới nhà:

-Eo ôi, nóng quá. Đầu cứ quay ṃng ṃng..

-Mồ hôi nhễ nhại ra ḱa. Ḿnh mau đi tắm đi.

-Ừ nhỉ!

Tuy người chồng không mấy hứng khởi nhưng v́ bị Kayoko đưa khăn và xà pḥng đến tận tay nên phải đi ra nhà tắm công cộng. 

Lúc ấy, Kayoko vẫn chưa nướng xong mấy miếng cà tím trên vĩ sắt  nên cảm thấy việc chồng đi khỏi nhà đă làm ḿnh được giải thoát. Thông thường, anh ta hay đến bên cạnh nàng, nâng nắp nồi canh, mở chạn đựng thức ăn (1) xem chừng ruồi nhặng trước khi giảng giải dài ḍng về cách thức nướng cà tím và h́nh như không để ư đến sự bực bội của vợ.

Người chồng từ nhà tắm trở về, vứt xà pḥng và khăn tắm qua một bên rồi ngă lăn xuống mặt chiếu giữa pḥng khách mà ngủ. Gương mặt c̣n đỏ hơn khi năy và thở có vẻ khổ sở. Kayoko kê gối cho anh nằm và bắt đầu để ư đến t́nh trạng sức khỏe của chồng.

-Để em đắp khăn ướt cho mát nghe?

-Ừ!

Nàng vắt khăn ướt rồi đắp lên đầu chồng, mở cánh cửa kéo (shôij) qua một bên cho thông gió rồi lấy chiếc quạt lớn tráng bằng chất chát quả hồng (shibu-uchiwa) thường dùng trong bếp quạt, qua quạt lại cho anh.

-Thôi, được rồi mà. Đừng lo cho anh thái quá.

Người chồng đặt hai tay lên ngực, chau mày.

Kayoko lặng lẽ để lá quạt xuống, đi mua ít nước đá để chuẩn bị chiếc gối ướp lạnh cho anh.

-Nước đá à? Lạnh chết.

Nói thế nhưng anh vẫn không từ chối, cứ để yên cho vợ làm theo ư nàng.

Một đổi sau, người chồng ra ngoài hiên nhà và nôn thốc một chất lỏng  màu trắng, đầy những bọt. Anh không quay đầu lại nh́n cốc nước muối Kayoko đem đến cho ḿnh, lại nằm vật xuống và mặt ngửa lên trời.

-Ḿnh xơi cơm nhé? Chắc bụng đói rồi chứ?

Bây giờ, khuôn mặt của người chồng không c̣n đỏ như ban năy mà tái mét.

-Đem mấy chậu nước dội giùm chỗ anh vừa nôn đi.

Người chồng lên tiếng dặn ḍ xong, hơi thở trở nên điều ḥa rồi ch́m dần vào trong giấc ngủ.

Kayoko đưa mắt nh́n dáng điệu của chồng ḿnh khi đang ngủ. Một đổi sau, nàng bắt đầu lặng lẽ ăn cơm một ḿnh. Trên mái nhà lợp tôn, có tiếng rơi lộp độp rồi cuối cùng một cơn mưa rào đă đổ ập xuống.

-Này, đằng sau nhà có quần áo đang phơi không đấy?

Tiếng mưa đổ mạnh đánh thức người chồng. Kayoko vội buông đũa. Khi nàng đem đồ đang phơi vào trong và trở lại bàn th́ người chồng đă nhắc:

-Ḿnh đă đậy nắp b́nh sake uống c̣n thừa rồi chứ hở?

 Kayoko cũng chưa làm chuyện đó. Người chồng vẻ mặt khó chịu, thở dài một tiếng như ngao ngán rồi nhắm mắt ngủ trở lại. 

Gặp ngày xui xẻo, mọi sự đều xui. Trong màn h́nh như có muỗi chui vào. Kayoko thấy ngứa bèn choàng tỉnh. Nàng bèn bật đèn lên và ngồi nguyên trong màn, ŕnh cho con muỗi xáp lại gần ḿnh. Đợi măi mà con muỗi không chịu ló mặt.  Nàng bèn lấy quạt đập vào mọi góc nhưng vẫn không sao t́m ra nó. Nghĩ rằng bóng tối có lợi hơn cho ḿnh nên Kayoko bèn tắt đèn điện. Một lát sau, khi muỗi vừa đến đậu trên trán, nàng bèn đập một cái rơ mạnh. Tất cả những động tác đó đều được làm với sự để ư không làm ǵ cho giấc ngủ của chồng ḿnh bị quấy rầy.

V́ mắt ráo hoảnh, Kayako bèn ra ngoài hiên, mở hé một tị cánh cửa kính. Tuy là đêm có trăng nhưng trăng lại bị mây che nên trời có hơi tối.

-Này! Không ngủ à? Trời đă sáng đâu nào!

Có tiếng cự nự của người chồng từ gian pḥng.

Khi Kayoko chui lại vào màn th́ anh ta lại hỏi:

-Khóc hả?

-Không, em có khóc đâu!

-Hưừm. Khóc th́ cứ khóc. Có sao đâu!.

-Việc ǵ em phải khóc?

Nhưng lúc đó, người chồng đă trở ḿnh, nằm quay lưng lại phía nàng.

 

                                           Hai

 

Hôm qua h́nh như Kayoko ăn phải món hàu không được tươi nên  bụng hơi khó tiêu. Nàng không vào giường mà chỉ nằm dài ra trước ḷ sưởi bằng than (hibachi) đối mặt với người chồng.

Bỗng dưng nàng muốn chồng ḿnh thổ lộ thêm về Michiko nên dần dần, đặt những câu hỏi có vẻ thúc bách nhưng giọng của chồng nàng th́ vẫn chậm răi, b́nh thản.

-Anh nhận ra Michiko thích anh từ cái hồi anh hỏi cô ấy: “Michiko-chan đă đến tuổi lấy chồng rồi đó, em muốn có người chồng như thế nào, nói anh nghe coi!”. Lúc đó, h́nh như Michiko đang sửa soạn món  trứng tráng (omelet) cho anh ăn nhưng không thấy cô ấy trả lời. Khi anh lên tiếng; “Này, em không chịu nói làm sao anh đoán được!” th́ cô ấy vẫn đứng nguyên tư thế, không quay lại nh́n anh, và trả lời thật nhanh: “Được người nào như anh là đủ”. Nghe anh bảo: “Người như anh hả? Anh hay rượu chè mà cũng được sao?” th́ cô ấy đáp: “Uống rượu cỡ anh thôi th́ không có vấn đề!” rồi thoắt cái, lên trên gác mất.

Trước đây Kayoko đă có dịp nghe câu chuyện này nhưng cô vẫn thích nghe lại. Cô gái tên Michiko là em họ của người chồng. Giờ đây câu chuyện cũ ấy có phần nào khỏa lấp căn bệnh đau bụng của cô.

-Thế th́ phần ḿnh th́ ḿnh nghĩ thế nào về chị Michiko vậy?

-Có nghĩ ǵ đâu! Anh em họ mà!

-Được người xinh đẹp như vậy thốt ra một câu như vậy mà ḿnh không rung động. Anh vô t́nh quá đấy nhé!

-Cô ấy thể chất hơi yếu đuối nên anh không dám lấy làm vợ. Đối với người ḿnh không có chủ tâm lập gia đ́nh với họ th́ rung động để làm ǵ, hở em!

-Thế rồi cái món trứng tráng chị Michiko đang làm cho anh lúc đó đă ra sao?

-Trứng tráng hở? Khéo hỏi chưa!  Th́ ăn mất chứ sao.

Kayoko nghĩ rằng người chồng có lẽ cũng đă có lúc đứng bên cạnh Michiko để giảng giải về cách thức làm món trứng tráng cho nên khi cô em họ bỏ lên gác, anh ta phải tự tráng lấy trứng. Nghĩ đến đó, Kayoko thấy có ǵ kỳ kỳ.

Người chồng bảo:

-Thay v́ hỏi mấy chuyện này, đi chợ nhanh lên cho tôi nhờ? Bốn giờ chiều rồi đó.

Thoạt nhiên, trong lỗ tai Kayoko như có tiếng rít của cơn băo mùa thu và bụng cô đau.

Biết rằng trong người cô không khỏe mà vẫn sai cô ra ngoài giữa khi trời lạnh lẽo thế này, người chồng của cô thật quá tệ. Có thể nào anh ta lại không phân biệt được vẻ tươi cười của ḿnh khi nói chuyện và thái độ ỉu x́u lúc thúc vợ ra ngoài đi chợ.

Trên đường đi chợ mua đồ, Kayoko cảm thấy lên cơn ớn lạnh, phải ngồi xuống nghỉ một lát trong một con hẻm.

Nàng nghĩ chồng ḿnh phải là một con người lạnh lùng tàn nhẫn nên mới có thể từ khước một cách thẳng thừng t́nh yêu của Michiko. Đối với một kẻ như vậy, có thể xem Michiko mới là hạnh phúc v́ chỉ phải bày tỏ mỗi một lần bằng một cách vụng về và chất phác t́nh yêu của ḿnh thôi.Ngày nào đó biết đâu người chồng chẳng nghĩ rằng duy Michiko là người con gái độc nhất đă đem ḷng yêu anh. Cứ nh́n tính nết của anh là có thể nghĩ được như vậy.

Khi Kayoko về đến nhà, người chồng đă đi tắm.

Nàng xuống bếp trong người th́ bỗng nổi một cơn rét run như có ai dội nước lên sống lưng. Bụng đau. Nàng vội bỏ ngang việc sửa soạn bữa cơm chiều và vào trong pḥng nằm vùi.

Từ nhà tắm công cộng trở về, anh chồng hỏi:

-Ốm à? Để sửa soạn lồng ấp (2) cho nhé?

Kayoko lắc đầu nhưng người chồng vẫn đem cái lồng ấp vào.Khi nàng tỏ ư lo lắng cho bữa cơm chiều th́ anh ta nói:

-Anh không hề chi đâu.

Nói xong anh đóng ngă

n cửa kéo lại và đi ra ngoài.

Từ gian bên cạnh Kayako nghe tiếng húp cơm chan canh nước trà xanh (3). Dù nàng đă lấy đồ ra để làm cơn nhưng người chồng thích dạy dỗ chuyện bếp núc kia lại có vẻ lấy làm phiền toái. Nhưng dù sao tiếng húp cơm chan trà kia giống như người ăn cho xong bữa.

Nh́n gương mặt của Michiko trong tập ảnh, Kayako thấy ḿnh không có ǵ qua mặt nỗi cô ta nhưng ít nhất, nàng khỏe mạnh và đây là ưu điểm khiến cho người chồng chọn nàng làm vợ. Kayako nghĩ là có thể nội ngày mai, nàng sẽ khỏe lại thôi. Nhưng nàng ḷng vẫn nặng trĩu bất an và nếu đem so sánh với nó th́ tiếng cắn dưa món takuan (4) ṛn ră trong pḥng bên cạnh cũng chưa thể làm nàng an tâm cho được.

Giờ đây, những tiếng lầu bầu khó chịu của người chồng cũng đă có phần giảm đi so với hồi mùa hè.

 

                                      (Dịch ngày 1 tháng 12 năm 2018)

 

(1)  Tương đương với cái “gác-măng giê” (garde-manger) dùng để đồ ăn khỏi bị ruồi đậu kiến bu... vào thời chưa có tủ lạnh.

(2)  Nguyên tác kairo, trên nguyên tắc, nó giống như bọc đựng nước nóng dùng để sưởi cho ấm, hay thấy ở Việt Nam. Ngày nay ở Nhật được làm bằng hóa chất đặc.

 

 

Kẻ trộm dâu lá bạc

(Gumi nusutto, 1925) (1)

 

Hiu hiu làn gió,

Thổi mùa thu về.

 

Cô bé học sinh tiểu học vừa hát như vậy khi men theo con đường núi để về nhà.

Lá những cây sơn đă nhuộm sắc đỏ. Căn gác hai của cái tiệm ăn nhỏ cũ kỹ làm như không biết đến gió thu vẫn để cửa mở toang. Từ con đường nh́n lên nơi đó, có thể thấy cả những bờ vai của mấy anh thợ vỡ đất đang lẳng lặng chú tâm vào canh bạc.

Anh chàng phát thơ ngồi bệt xuống hiên nhà, thọc ngón tay cái ấn vào bên trong đôi giày vải (tabi) (2) đă rách để chỉnh lại. Anh ta đợi người đàn bà vừa nhận xong cái bưu kiện nhỏ đi trở ra.

-Này, có phải bộ áo đó không em?

-Đúng, chính nó.

-Ừ, anh cũng nghĩ đă đến mùa phải gửi áo kép.

-Bực ḿnh ghê. Làm như mọi chuyện của em anh đều biết hết...

Giờ đây người đàn bà đă mặc kimono kép mới toanh mà cô vừa lấy ra khỏi bọc gói bằng giấy quang dầu. Cô ngồi xuống hàng hiên và vuốt lại những nếp vải nhàu trên đầu gối.

-Không biết sao được. Này, thơ người ta gửi cho em hay thơ em gửi đi tôi đều đọc hết.

-Bộ anh tưởng những ǵ viết trong thơ đều là sự thật hay sao? Nó không phù hợp với cái nghề em làm.

-Nhưng tôi th́ không theo một cái nghề gian dối như em.

-Thế hôm nay có ai gửi cho em lá thư nào không?

-Không.

-Cả loại thư không dán tem?

-Cũng không nốt.

-Cái mặt anh đáng nghi quá! Em cho anh vay nhiều rồi đó nghe. Coi bộ chừng nào anh thành bộ trưởng bưu điện, anh dám đặt ra luật miễn dán tem cho mấy bức thư gạ t́nh lắm, thế nhưng nay chưa phải lúc đó đâu nhé! Bây giờ anh chỉ biết viết mỗi mấy câu tán tỉnh cũ rích như kẹo Triều Tiên bị ỉu (3). Chao ôi, đem thư ḿnh viết ra rồi đi phân phát và bảo là thư của em đây nè. Trả tiền phạt đi. Ít nhất là tiền tem. Em đang cần tiền tiêu vặt.

-Nói nhỏ chút coi!

-Thế th́ xùy tiền ra đi!

-Chịu thua em thật!

Anh ta mới móc trong túi ra một đồng tiền bằng bạc và thảy nó xuống hiên nhà. Nhặt giây xách kéo cái túi da về phía ḿnh, anh vươn vai đứng dậy.

Một anh thợ vỡ đất với mỗi manh áo vắt vai xuống nhanh như tuột từ căn gác hai. Nh́n cặp mắt và cái mũi nhọn sắc, có cảm tưởng như Đấng Tạo Hóa đă đặt nó lên mặt anh ta trong lúc ngài buồn ngủ v́ đă chán chê việc chế tạo loài người.

-Tiền để rơi đó à? Cho mượn đỡ đồng 50 sen kia nghe, chị cưng!

-Nói ǵ vô lư vậy, cha nội.

 Cô vội vă nhặt đồng bạc lên và nhét vào bên trong giải obi.

Một đứa bé chạy đuổi theo cái niềng bánh xe nó đang đánh. Âm thanh của kim loại vang lên tiếng động của mùa thu.

 

*    *    *

 

Cô gái con nhà người đốt than vác một bị than trên lưng đi xuống núi. Cô c̣n đèo thêm một cành dâu lá bạc thật lớn, oai phong như Cậu bé quả đào (Momotarô) (4) từ đảo Quỷ vương (Onigashima) trở về. Cành lá màu xanh bạc ấy chi chít những quả dâu chín đỏ, tựa hồ một nhánh san hô.

Cô mang cả than lẫn cành dâu xuống dưới làng là để đi cảm ơn một ông bác sĩ. 

-Chỉ biếu than thôi th́ có được không hả bố?

Trước khi ra khỏi túp lều đốt than, cô đă hỏi người cha đang nằm trên giường bệnh.

-Con thưa với thày là nhà ḿnh chẳng có ǵ ngoài mớ than.

-Nếu là than bố đốt th́ đủ rồi đó nhưng đây là than con đốt cơ mà. Con mắc cỡ quá. Hay là ḿnh đợi lúc bố khỏe đi đốt lấy th́ có hơn không?

-Lên núi kiếm thêm ít quả hồng đi vậy.

-Ḿnh làm như thế nhé!

Tuy nhiên, giữa khi chưa trộm được quả hồng nào trên núi th́ cô gái đă xuống tới vùng có ruộng lúa mất rồi. Màu đỏ tươi tắn những cây dâu bạc mọc bên bờ ruộng đă quét sạch khỏi đôi mắt cô niềm u ẩn của người đang muốn trộm đồ. Cô đưa tay lên víu lấy cành. Cành chỉ oằn mà không găy. Cô lại đưa hai tay lên đu và kéo thật mạnh. Bất chợt một cành lớn bị găy ĺa khỏi thân cây khiến cho cô té bệt mông dưới đất.

Vừa cười thật tươi vừa nhón vào mồm hết quả dâu này đến quả dâu khác, cô gái tiếp tục đi xuống phía làng. Nhựa chát của quả làm tê tê đầu lưỡi. Có mấy cô bé tiểu học đang trên đường từ trường về:

-Cho em xin! 

-Cho em xin!

Cô gái mỉm cười và lẳng lặng ch́a cành cây đỏ thắm như nhánh san hô về phía chúng. Năm sáu đứa trẻ thay nhau bứt những chùm quả đỏ cho ḿnh.

Cô gái đă tới làng. Người đàn bà trong cái quán ăn nhỏ đang ở ngoài hiên.

-Ôi chao, đẹp quá! Dâu lá bạc phải không nào? Em đem đi đâu vậy?

-Đem biếu ông bác sĩ.

-Có phải em là người mà gia đ́nh đă đem cáng xuống rước bác sĩ lên núi khám đấy không? ......Dâu này c̣n đẹp hơn mấy viên kẹo đỏ Triều Tiên. Cho chị xin một quả!

Cô gái ch́a cành dâu lá bạc về phía trước. Khi cành cây nằm ngang đùi của người đàn bà th́ cô bỏ tay ra.

-Thế cho chị xin có được không?

-Được ạ.

-Nguyên cả cành cơ à?

-Vâng, phải.

Cô gái như ngơ như ngẩn trước bộ kimono kép bằng tơ Meisen (5) của người đàn bà. Thẹn đỏ mặt, cô vội vă đứng lên rồi đi khuất.

Người đàn bà nh́n xuống cành dâu lá bạc dài ít nhất hai lần rưởi bề ngang đùi ḿnh và cũng ngạc nhiên không kém. Cô nhón một quả vào miệng. Cái vị chua và lạnh làm cô nhớ lại ngôi làng xưa của ḿnh, nơi mà người mẹ từng gửi tấm kimono kép cho cô nay cũng không c̣n ở đó nữa.

Đứa bé chạy đuổi theo cái niềng bánh xe nó đang đánh. Âm thanh của kim loại vang lên tiếng động của mùa thu.

Người đàn bà cho tay vào giải obi được che bởi cành dâu quả đỏ như nhánh san hô và lấy ra đồng bạc 50 sen. Cô gói nó trong mảnh giấy và ngồi đợi cô gái con nhà người đốt than sẽ đi qua đây trên đường về.

Có cô bé học tṛ vừa men theo con đường núi về nhà vừa cất tiếng hát:

 

Hiu hiu làn gió,

Thổi mùa thu về.

 

                                       (Dịch ngày 27 tháng 11 năm 2018)

 

(1)  Dâu lá bạc (éléagne, silverberry) ; Dịch dựa vào từ tiếng Anh silverberry. Tiếng Hán là thù du hay hồ đồi tử (Từ điển Kôjien). Xin đừng nhầm với hồ đào (kurumi, hạt óc chó). Có nơi dịch là quả nhót (Từ điển Lê Khả Kế).

(2)  Tabi vừa là tất đi với kimono vừa là giày vải có đế dày để lao động hay đi đường. Tabi ở đây thuộc nghĩa thứ hai.

(3)  Nguyên văn “kẹo Triều Tiên bị thối” (kusatta Chôsen.ame).

(4)  Nhân vật truyện nhi đồng vốn sinh ra từ quả đào. Đă dắt theo binh tướng (khỉ, chim trĩ và chó) đi diệt lũ quỷ tác hại dân lành.

(5)  Meisen: một loại lụa do vài thành phố vùng Kantô (miền Đông Nhật Bản chung quanh Tôkyô) sản xuất.

 

Chim thước

(Kasasagi, 1963) (1)

 

Một người bạn cũ của tôi là họa sĩ tranh Tây phương đem đến tặng hai bức tranh vẽ cảnh trời tuyết. Chúng tôi vừa xem tranh vừa ngồi tṛ chuyện với nhau trong pḥng khách. Bất đồ người bạn ấy đứng dậy, bước đến đầu hành lang và nh́n ra ngoài vườn.

-Chim thước tới kia ḱa!

-Chim thước ǵ?

Tôi lập đi lập lại cái tên ấy nhiều lần.

-A, con chim đó là chim thước đấy ư?

-Phải, chim thước.

-Thật sao? Ở Kamakura mà cũng có chim thước nhỉ?

Tôi nói như không dám tin là sự thật. Bạn tôi là họa sĩ chuyên vẽ phong cảnh, đă từng đi nhiều nơi núi đồi đồng ruộng để vẽ cho được sống thực. Anh cũng rành về chim chóc nên khó thể nói là anh lầm. Thế nhưng không hiểu tại sao tôi vẫn khó chấp nhận rằng con chim vừa đến ở ngoài vườn là một con chim thước.

Sự ngờ vực của tôi không phải là vô cớ. Vừa khi nghe cái tên chim thước, tôi đă nhớ lại những bài thơ (Waka) xưa của Nhật Bản mà trong đó cái tên chim thước (kasasagi) đă bao lần được nhắc đến.C̣n có chuyện “chiếc cầu chim thước bắc qua” (kasasagi no wataseru hashi) nữa kia. Đêm Thất Tịch (Tanabata, mồng bảy tháng bảy âm lịch), để giúp cho Ngưu lang (Hikoboshi) và Chức nữ (Tanabata) có thể gặp nhau bên bờ sông Ngân (Amanokawa), lũ chim thước đă giăng cánh bắc cầu.

 

                           RĂ©sultat de recherche d'images pour "kasasagi bird"

                                         Chim thước (kasasagi)

 

Con chim thước đó mỗi ngày cứ thế mà đến ngoài vườn nhà tôi. Hôm tôi được nghe người bạn nói về chim thước nhằm năm sáu bữa sau lễ Thất Tịch.

Dù người bạn tôi có nói sai và chim kia không phải là chim thước, mỗi bận có ai tới thăm th́ có lẽ tôi vẫn bảo:

-Ngoài vườn hay có chim thước đến chơi đấy.

và chỉ cho họ xem con chim ấy.

Thế nhưng trong lúc người bạn họa sĩ bảo “Chim thước tới kia ḱa” và đi ra đầu hành lang để xem chim th́ tôi vẫn ngồi nguyên trong pḥng khách. Tuy có lên tiếng: “Khoảng sáu bảy cho đến mươi con chim ấy thường  đến vườn tôi!” thế nhưng lại không đứng lên đi theo bạn ra đầu hồi để xem chim. Chỉ v́ tôi đă bao lần nh́n và quen mắt với những con chim đó. Thay v́ ra ngoài hành lang, tôi ngồi lại và suy nghĩ về cái tên của giống chim ấy. Khi vừa nghe bạn nói xong, cái tên “chim thước” kia đă thấm sâu vào trong tâm khảm của tôi rồi. Nay biết được nó là giống chim ấy, nếu đem so với thời tôi chưa biết về nó như trước đây, th́ trong ḷng tôi, con chim này không phải là con chim ngày xưa nữa. Thật ra, không thiếu chi những cái tên có thể gây ra hiệu quả như thế nhưng tên “chim thước” đă khơi dậy bàng bạc trong tôi ḍng thơ Waka cổ điển Nhật Bản và khiến tôi có cảm tưởng như ḿnh đang nghe một tiếng suối reo xa vắng.

V́ lũ chim kia thường xuyên đến bên vườn nên chúng đă trở thành thân thiết với tôi.

Đến nay, đôi khi tôi vẫn đặt câu hỏi cho nhà tôi: “Chim ǵ vậy nhỉ? Trông giống như giống ác là đuôi dài (onagadori) nhưng so với ác là th́ thân h́nh lại quá to. Tên nó là ǵ hở bà?”

Trong khi chưa biết đến tên chim tôi vẫn thầm mong ngày ngày chúng sẽ đến thăm vườn. Tôi cầu mong năm nay, năm sau và những năm sau nữa, chúng c̣n tiếp tục đến cho. Khi đến, chúng thường đi thành đàn gần mươi con. Từ cành cây trong vườn, chúng hạ cánh xuống băi cỏ và đi kiếm mồi. Tuy tôi muốn rải mồi cho chúng nhưng lại chẳng biết mồi ấy phải là những thức ǵ.

Ngôi nhà tôi nằm gần tượng Daibutsu (Đại Phật) (2) ở Kamakura, đâu lưng vào một ngọn đồi nhỏ. Đằng sau ngọn đồi ấy lại có biết bao đồi núi kéo dài măi vào sâu cho nên chim chóc thường lui tới nhà tôi. Tùy theo mùa, có từng đàn chim nhỏ không biết từ đâu bay về nhưng trên ngọn đồi phía sau nhà, cũng có những con chim sống đă ở đấy tự lâu đời. Se sẻ th́ không nói làm ǵ, c̣n có cả diều hâu, oanh, cú vọ (konohazuku) nữa. Tiếng kêu của chúng dễ phân biệt và tôi rất thích nghe. Mỗi mùa, lúc th́ được nghe oanh hót, lúc th́ được nghe cú rúc nên tôi luôn vui mừng:

-A ha, năm nay lại ghé thăm ta lần nữa đấy!

V́ sống trong ngôi nhà này từ hai mươi năm, tôi đă quen với lũ chim suốt ngần ấy năm.Tôi cứ ngỡ chúng đă tiếp tục sống không thay đổi trong hai mươi năm trời đó. Không lần nào tôi thử t́m hiểu về tuổi thọ của loài chim. Lúc chợt nhận ra sự lơ đểnh của ḿnh, tôi giật bắn người như bị ai chích.

“Đời của chim oanh dài khoảng mấy năm nhỉ? C̣n diều hâu th́ sống được bao lâu hè?” Tôi có lần hỏi nhà tôi: “Mỗi nằm,ḿnh cứ tưởng vẫn là con oanh ấy, vẫn là con diều ấy nhưng từ hai mươi năm trước cho đến nay, có lẽ đă đến thế hệ oanh thứ mấy hay thế hệ diều thứ mấy rồi cũng không chừng!”

Những ngày đầu xuân, chim oanh mới ra đời cất tiếng kêu chiêm chiếp như đứa hài nhi, sau khi luyện tập một cách năng nổ từ ngày này sang ngày khác, chim đă biết hót. Mỗi năm tôi đều được nghe chim tập hót nhưng tôi không biết đó có phải là con chim non năm ngoái v́ quên cách hót nên phải tập luyện để ôn lại giọng hay chỉ là một con chim oanh mới sinh năm nay và sẽ bắt đầu tập dượt từ đây.

Trong khoảng hai mươi năm, trên ngọn đồi đằng sau nhà tôi, lũ chim kia tuần tự sinh ra rồi chết đi, sinh rồi lại chết, bao đời con cháu đă đến để cất tiếng hót trên những ngọn cây trong vườn, vào lúc đêm về hay vừa hót vừa bay lượn trên mái nhà. Thế mà cớ sao tôi lại cứ ngỡ đấy là những con chim đă sống một mạch hai mươi năm liền.

Tuy vậy, sau khi được người bạn họa sĩ cho biết đến tên của nó th́ những con chim quen thuộc trong khu vườn nhà đă đi ngay vào chiều sâu tâm thức của tôi. Nghĩ ra th́ thấy cái tên “chim thước” (kasasagi) đă nằm ở trong ḷng những bài thơ của bao thế hệ thi nhân từ muôn năm cũ.

Chim thước tiếng không thanh tao, thân thể lại gầy c̣m c̣n động tác có phần lấc cấc.Tôi thấy giống chim này không có ǵ để móc nối được với sự tích “ô thước bắc cầu” (kakasagi no hashi) trong thơ cổ. Thế nhưng nếu như không lập được mối liên hệ như thế th́ thử hỏi tôi c̣n có thể nh́n chúng trong vườn nhà nữa hay không!

Những con chim bay đến vườn nhà tôi vốn không hề biết ḿnh đă được đặt cho cái tên “chim thước” từ thuở xa lắc xa lơ và đă được nhắc đến bao lần trong những vần thơ quả là một giống chim vô cùng năng động.

Anh bạn cho tôi biết cái tên “chim thước” là người lớn lên ở vùng Kyuushuu (3).  

 

(1)  Kasasagi là một giống chim thuộc họ quạ nhưng bé hơn quạ, lông đen nhưng ức và cánh lại trắng. C̣n được dịch là pie (Pháp), magpie (Anh) hay ác là (Việt Nam). Tên Hán là “thước” như trong ô thước (ujaku), người Nhật c̣n gọi là quạ Triều Tiên (Chôsen.garasu), có lẽ v́ ngày xưa (khoảng thế kỷ 17) nó đă được đem sang từ nước này. Chính ra cái tên kasasagi có thể đến từ cách gọi kanchegi trong phương ngữ Triều Tiên.

(2)  Tượng Phật khổng lồ dựng lên từ thế kỷ 13, một thắng cảnh của Kamakura.

(3)  Đảo Kyuushuu là nơi trên đất Nhật có nhiều chim thước (theo Từ điển Britannica).

 

 

Ghềnh đá trượt

(Suberi iwa, 1925)

 

Hắn ta dắt vợ và con đến một vùng núi có suối nước nóng. Đây là một ngọn suối nước nóng nếu tắm th́ sẽ mắn con. Nước ở ngọn suối này có nhiệt độ cao, dĩ nhiên rất tốt cho các cô các bà nhưng người c̣n thêm thắt vào đấy mấy chuyện mê tín như những cây tùng và ghềnh đá ở đây sẽ giúp cho họ dễ có con chẳng hạn.

Hắn vừa để cho người thợ hớt tóc với khuôn mặt dài thưỡi như một quả dưa muối vùng Nara (Narazuke no uri) cạo mặt vừa nghe câu chuyện ông ta kể về cây tùng. (V́ sợ đụng chạm danh dự phụ nữ, tôi xin mạn phép không viết nội dung nó lên trên mặt giấy).

-Hồi tôi c̣n trẻ, bọn tôi hay đi xem họ tắm lắm. Phải dậy thật sớm trước khi hừng sáng v́ khoảng giờ đó, các bà các cô hay rủ nhau tới đó để ôm lấy thân tùng. Khi đă thèm con đến cỡ đó, người ta có thể làm nhiều chuyện rồ dại như thế.

-Ngày nay, chuyện ấy c̣n xảy ra nữa không?

-Chuyện đó hở, nó đă chấm dứt từ mười năm về trước. Dù sao, cây tùng ấy lớn lắm cơ! Gỗ của nó có thể dùng để cất cả hai ngôi nhà chớ không phải chơi!

-Thật sao? Eo ôi, ai mà dám đốn nó nhỉ? Người nào đó chắc phải quyền thế lắm!

-Đốn cây này là theo lệnh trên tỉnh sức xuống. Một phần cũng v́ thời oanh liệt của nó đă qua rồi.

Trước khi ăn chiều, hắn và vợ cùng nhau xuống cái Hồ Lớn. Cái hồ tắm lớn này (Đại Thang) này là một hồ tắm dùng chung cho cả nam lẫn nữ, nhưng v́ có tiếng là hiệu nghiệm cho các bà nên được người ở khu suối nước nóng này xem như báu vật. Trước tiên ai cũng phải kỳ cọ thân thể một lượt cho sạch sẽ ở hồ tắm nằm bên trong nhà trọ rồi mới nương theo bậc đá mà đi xuống. Đó là thói quen của khách đến nơi đây. Suốt ba mặt của hồ, người ta đă bọc những thanh gỗ để tạo ra h́nh thù một cái bồn tắm nhưng đáy của nó là đá tảng thiên nhiên. Phía không bọc ván có một ghềnh đá nhô cao như lưng voi khiến cho dáng dấp của bồn tắm hơi khác thường. Mặt đá đen thấm nước ướt đến phẳng ĺ và bóng láng. Người ta bảo nếu ai buông ḿnh trượt từ trên ghềnh ấy xuống mặt nước th́ sẽ thụ thai cho nên nó mới được gọi là “Ghềnh đá trượt” (Suberi iwa).

Mỗi khi nh́n cái Ghềnh đá trượt ấy, hắn thường tự nhủ: “Con quái vật này muốn nhạo báng loài người hay sao chớ!”. Đối với hắn th́ những người nghĩ rằng ḿnh bắt buộc phải có con và những người nghĩ rằng cứ trượt xuống ghềnh đá là ḿnh sẽ có con đều bị cái khuôn mặt to lớn và ướt rượt kia cười cho thối mũi. Từ bên trong Hồ Lớn, hắn nh́n cái mặt của ghềnh đá hệt như một bức tường đá đen, miệng nở một nụ cười cay đắng:

-Ghềnh đá ơi! Nếu như mi cắt được thủ cấp mụ vợ nạ ḍng của ta mà vứt xuống cái hồ này, may ra ta mới t́m được một cảm giác lạ.

Trong cái Hồ Lớn đó, nơi chỉ có toàn những cặp vợ chồng và lũ trẻ con, hắn cảm thấy vợ ḿnh là một người đă có phần xa lạ. Hắn nhớ là đă từ lâu, trong cuộc sống hằng ngày, ḿnh không c̣n quan tâm đến sự hiện diện của nàng ta nữa.

Một thiếu nữ khỏa thân, với mái tóc kiểu tân thời che cả tai, lần theo bờ đá bước xuống. Nàng tháo cái kẹp tóc kiểu Tây Ban Nha và đặt nó lên trên cái kệ:

-Ô ḱa, bé gái này trông xinh quá!

Nàng nói như thế trước khi dầm ḿnh dưới nước. Khi cái thân h́nh trần truồng từ đó ngoi lên, đầu tóc ướt rượt của nàng trông giống như một đóa thược dược đă bị ngắt hết cánh và c̣n trơ mỗi nhụy.

Thấy có người lạ - lại là một thiếu nữ nữa chứ - xuất hiện trong cái hồ tắm chung mà ngoài mấy cặp vợ chồng không có ai khác, hắn cảm thấy thương hại cho bản thân. Dù không muốn, hắn bắt buộc phải so sánh thiếu nữ ấy với bà vợ của ḿnh nên tự xấu hổ và để ḷng ḿnh trầm xuống trong một sự trống vắng.

-Ta sẽ đốn cây tùng kia và dựng lên một căn nhà. “Đây là vợ ta, đây là con ta!”. Này, hỡi ghềnh đá, nói cho ta biết, có phải câu nói như vậy cũng đă chứa đầy sự mê tín hay chăng?

Bên cạnh hắn, giữa làn hơi nước nóng của hồ tắm, người vợ đang khép riềm mi lại để dưỡng sức.

Một luồng ánh sáng vàng chiếu xuống lớp sóng trên hồ tắm làm lộ ra màu trắng của hơi nước đang bốc lên.

-Này chú em kia! Ở đây có bắt đèn điện à? Bao nhiêu bóng vậy?

-Dạ hai.

-Hai sao? Như vậy là có một cái trên trần chiếu xuống và một cái dưới đáy nước. Này chú em! Bóng điện mạnh dữ nghe! Lặn xuống tận đáy hồ vẫn thấy nó đó. Mạnh không thể tưởng!

Người con gái với mái tóc phủ cả mang tai nh́n đăm đăm vào mặt con gái hắn: 

-Em thật là một cô bé lanh lợi!

Hắn cho vợ con đi ngủ trước rồi ngồi viết được trên dưới 10 bức thư.

Từ chỗ thay quần áo của cái hồ tắm bên trong nhà trọ, hắn đứng sững như bị trời trồng.

Nơi ghềnh đá trượt, có một cô gái - giống như con nhái màu trắng bám vào mặt đá – người th́ nằm sấp, tay buông ra và gót chân nhón lên. Rồi cứ thế, cô ta thả nguyên thân h́nh và trượt xuống. Con suối cất lên tiếng cười vàng khúc khích. Người con gái ḅ ngược lên ghềnh đá, thân thể dính sát vào mặt đá như bị hút lấy. Đúng là cô ấy, cái cô hắn thấy hồi chiều nhưng với mảnh khăn tắm quấn chặt quanh mái tóc dài che cả mang tai.

Tay vẫn nắm cái giải thắt lưng (obi), hắn tất tả leo lên thang gác trong cái im ắng của đêm thu đă về khuya.

-Tối nay cô ấy đến là để giết con ta.

Người vợ của hắn đang ôm đứa con trong tay mà ngủ, mái tóc buông dài trên mặt gối.

-Hỡi ghềnh đá! Ngươi có biết là hành động của một người đàn bà v́ mê tín mà tin tưởng vào ngươi một cách ngô nghê đă khiến cho ta sợ hăi đến mức nào không? Nếu thế th́ có lẽ cái câu “Đây là vợ tôi, đây là con tôi!” mà ta  v́ mê tín nên phát ngôn bừa băi, chẳng ngờ đă làm cho hàng trăm hàng ngh́n con người trên cơi đời này phải kinh khiếp. Có đúng thế không, hỡi ghềnh đá?

Thế rồi, hắn cảm thấy trong ḷng ḿnh dậy lên một t́nh thương mới mẻ đối với người vợ. “Này, thức dậy đi em!”. Hắn nắm tay nàng và lay lay.

 

 

                                      (Dịch ngày 5 tháng 12 năm 2018)

 

 

Lời nguyện cầu của trinh nữ

(Shojo no inori, 1926)

 

-Thấy chưa?

-Thấy rồi!

-Thấy chưa?

-Thấy rồi!

Vừa trao đổi với nhau như vậy, dân trong thôn mặt mày lo lắng, từ ngoài đồng từ trên núi về tụ tập trên con đường.

Họ vốn làm việc khắp nơi, ngoài cánh đồng hay trên núi, nhưng đă tụ họp đông đảo như thể có hẹn trước, cùng nh́n trong một lúc và về cùng một hướng. Bao nhiêu đó cũng đủ để cho thấy đó là một cảnh tượng khác thường. Hơn thế, ai nấy đều lộ vẻ  kinh hoàng như nhau.

Làng này nằm trong một thung lũng h́nh tṛn. Giữa thung lũng mọc lên một quả đồi. Con sông chảy qua thung lũng ṿng quanh ngọn đồi đó. Trên ngọn đồi có nghĩa địa của thôn.

Những người dân trong thôn từ mọi nơi đều cho rằng cái tháp trắng nằm trên quả đồi đă đổ và lăn xuống như một vật thể ma quái màu trắng. Dù đứng ở vị trí nào, người trong thôn đều nói họ đă thấy được nó. Phải chi chỉ có một hai người thấy th́ họ sẽ cho là v́ mắt nh́n lầm, cười mà bỏ qua. Thế nhưng làm sao có thể tin rằng cái mà chừng ấy con người đă nh́n thấy trong cùng một lúc lại là huyễn ảnh? Lúc đó, tôi đă nhập bọn với một toán dân thôn huyên náo, cùng họ leo lên ngọn đồi ấy để kiểm tra.

Trước tiên chúng tôi đă xem xét chân đồi và lưng đồi, không chừa lấy một xó xỉnh, nhưng vẫn không thấy bia mộ nào rơi xuống cả. Sau đó, chúng tôi mới lên tận nghĩa trang, điều tra từng ngôi mộ một nhưng mọi cái tháp đá đều được sắp xếp ngay ngắn và đang nằm yên lặng. Một lần nữa, dân trông thôn lại lo lắng, đưa mắt nh́n nhau ḍ hỏi vừa trao đổi qua lại với chừng ấy câu:

-Thấy chưa?.

-Thấy rồi.

-Thấy chưa?

-Thấy rồi.

Và bỏ xuống đồi như chạy trốn. Thế rồi họ nhất trí với nhau về một ư kiến: chắc chắn đây là điềm gỡ báo trước sẽ có một tai họa xảy đến cho dân làng.Thần, ma quỷ hay người chết đang trù ẻo ǵ họ đây. Muốn đẩy lui ḷng oán hận của những sức mạnh linh thiêng như thế chỉ có nước là cầu khẩn. Phải làm cho nghĩa trang được thanh tĩnh trở lại.

Dân trong thôn bèn tụ tập những cô gái đồng trinh (1). Hôm đó, trước khi mặt trời lặn, họ đă quây xung quanh một đội mười sáu, mười bảy cô gái ấy và cùng leo lên ngọn đồi. Dĩ nhiên tôi cũng trà trộn vào trong đám.

Sau khi các cô gái đồng trinh đă đứng sắp hàng ở giữa nghĩa trang th́ một vị bô lăo tóc bạc trắng bước ra đằng trước và nghiêm nghị nói:

-Hỡi các cháu gái c̣n trinh trắng! Xin các cháu hăy cười vỡ bụng. Các cháu hăy cười những kẻ muốn gieo tại họa cho dân thôn ḿnh. Cười, cười măi lên để tẩy đi mọi sự ô uế.

Nói xong, ông lăo cười to lên để dẫn đầu:

-Ha ha ha! Ha ha ha! Ha ha ha! ....

Các cô gái khỏe mạnh vùng sơn cước đồng thanh cất tiếng cười vang:

-A ha ha! A ha ha! A ha ha!

-A ha ha! A ha ha! A ha ha!

-A ha ha! A ha ha! A ha ha!

Chưng hửng trước cảnh tượng đang xảy ra, tôi cũng cất tiếng cười góp. Nó ḥa một cách vụng về vào trong những tiếng cười đang vang lên, rúng động cả thung lũng.

-A ha ha! A ha ha! ...

Một người trong thôn châm lửa (2) vào đám cỏ khô của nghĩa trang. Vây quanh đám lửa với những cái lưỡi đỏ như quỷ sứ đang thè ra, các nàng trinh nữ tay ôm bụng, tóc rũ rượi, cười nghiêng cười ngả, lăn qua lộn lại dưới đất. Khi những giọt nước mắt ứa ra từ mấy tiếng cười đầu đă khô đi, mắt của họ ánh lên một cách kỳ quái. Nếu như cơn băo cười này chồng thêm lên cơn băo của thiên nhiên th́ có lẽ con người sẽ tạo được một sức mạnh xô ngă cả đất trời. Các nàng trinh nữ răng nhe trắng hếu như bầy thú đang múa may cuồng loạn. Một cuộc khiêu vũ kỳ quái và hoang dại làm sao!

Thế rồi, sau khi đă cười hết sức b́nh sinh, ḷng của người dân trong thôn giờ đây cũng sáng lên như ánh mặt trời. Đột nhiên, tôi ngưng tiếng cười và một ḿnh đến qú bên chân một bia mộ bằng đá, được chiếu sáng bởi ánh lửa từ đám cỏ khô.

-Chư thần ơi, ḷng con giờ đă sạch rồi.

Thế nhưng âm thanh đó là một tiếng cười chưa đủ để chính ḷng tôi nghe thấy. C̣n đám dân trong thôn th́ đang phụ họa các nàng trinh nữ và họ muốn cười măi cho đến khi những đợt sóng cười kia ngập hết quả đồi.

-Ha, ha ha!

-Ha, ha ha!

-Ha, ha ha!

-Ha, ha ha!

Một nàng trinh nữ đánh rơi cái lược, bị dẫm lên trên và găy mất. Nàng trinh nữ thứ hai th́ tuột cả giải thắt lưng (obi). Nó lại quấn vào một nàng khác, lôi cô ta ngă, bị ngọn lửa liếm sém một bên vè.  

 

                                    (Dịch ngày 6 tháng 12 năm 2018)

 

 

(1)  Nguyên tác là Xử nữ (shojo): ư nói con gái c̣n cấm cung, chưa có chồng hay chưa đi lại với đàn ông.

(2)  Nghi thức Thần Đạo tẩy uế bằng lửa.

 

 

 

                                      (Hết)