ĐỈNH OÁN HỜN

Shiramine

 

Nguyên tác: Ueda Akinari

Dịch: Nguyễn Nam Trân         

http://www.shiramine.gr.jp/img/main.jpg

Dẫn nhập:

Shiramine (nguyên văn Bạch Phong hay Đỉnh núi màu trắng, cũng là tên riêng của một rặng núi)[1] có thể xem như một truyện của Ueda Akinari hợp với khẩu vị của độc giả Nhật Bản nhất. Lư do là dù vẫn chen điển cố Trung Quốc nhưng nó đă được tác giả trau chuốt kỹ lưỡng, c̣n đem vào đấy nhiều ẩn dụ văn học và lịch sử thuần túy Nhật Bản. Đây là truyện được đặt ở trang đầu tập Ugetsu Mongatari, theo cách sắp đặt cung kính mà người viết văn đời xưa phải sử dụng khi nhân vật trong câu truyện là một vị thiên hoàng.

Để có thể thưởng thức một cách trọn vẹn truyện này, chúng ta cần để ư đến ba yếu tố quan hệ:

1)          Câu chuyện đă xảy ra vào thời Nhật Bản có một nền chính trị gọi là viện sảnh (insei, viện chính), theo đó, các thiên hoàng thường nhượng vị rất sớm cho các con c̣n nhỏ tuổi, ra lănh đạo một chính quyền phi chính thức đằng sau lưng để giật giây triều đ́nh và đồng thời né tránh sự đụng độ trực tiếp với thế lực vũ sĩ tân hưng đang nắm thực quyền. Do đó trong một khoảng thời gian ngắn chưa đầy một thế kỷ (1072- 1155) mà Nhật Bản đă có liên tiếp 6 vị thiên hoàng: Shirakawa (húy Sadahito), Horikawa (Taruhito), Toba (Munehito), Sutoku (Akihito), Konoe (Narihito), Go-Shirakawa (Masahito). Sự nhường ngôi theo tính toán, bị áp lực hay v́ cảm tính cá nhân nhiều khi vơ đoán nên sinh ra sự xung khắc. Có thuyết cho rằng Toba không chịu nhường ngôi cho con trưởng là Sutoku v́ nghi ngờ ông này là kết quả của cuộc ngoại t́nh vô luân giữa ông nội (Shirakawa) và vợ ḿnh (Taikenmon.in), cũng là người con gái nuôi ông nội yêu dấu.

2)          Câu chuyện đă xảy ra vào thời đại hai tập đoàn quân nhân lớn là họ Taira và Minamoto thành h́nh, hai bên đang tranh chấp kịch liệt để nắm vận mệnh Nhật Bản. Riêng họ Minamoto đă lănh đạo nước này từ 1192 đến 1868. Bên trong cuộc thư hùng đó có những quan hệ đồng minh vượt khuôn khổ của ḍng họ, làm đẻ ra nhiều thảm cảnh nồi da xáo thịt. Sự can thiệp và đối kháng chính trị của triều đ́nh qua quí tộc Fujiwara trước hai đám quân nhân này cũng lại là yếu tố làm cho t́nh h́nh đă rối rắm lại càng giống mớ ḅng bong.

3)           Thi tăng Saigyô (1118-1190), người lữ khách không xưng tên trong truyện, là một nhà văn hoá hàng đầu trong lịch sử Nhật Bản. Với tư cách một tăng sĩ và nhân chứng của giai đoạn lịch sử sôi động thời Heian hậu kỳ, ông đóng vai tṛ phản biện lại lập luận của hồn ma Thái thượng hoàng Sutoku, người v́ uất ức đă tạo nên cuộc đảo chánh v́ bị đẩy ra bên lề cuộc tranh chấp chính trị.

Truyện Shiramine lấy cảm hứng từ ba tác phẩm thuần túy Nhật Bản là cuốn sử truyện Hôgen Monogatari (Bảo Nguyên vật ngữ), tác phẩm của thế kỷ 13 mô tả cuộc nội chiến xảy ra vào niên hiệu Hôgen (Bảo Nguyên, 1156-58), tập truyện răn đời Senjuushô (Soạn tập sao, 9 quyển) tương truyền do chính thi tăng Saigyô sáng tác, cũng như vở tuồng Nô Matsuyama Tengu (Con tinh “thiên cẩu” ở Matsuyama)[2] của một tác giả vô danh thế kỷ 15. Bốn bài tanka xuất hiện nơi đây được trích ra từ một thi tập của Saigyô (Sankashuu hay Sơn gia tập, không rơ năm ra đời, gồm 3 quyển, 1600 bài)

Mô típ quen thuộc thầy tăng vân du (Saigyô) khai ngộ cho oan hồn (Sutoku) của sân khấu Nô được dùng lại ở đây, đánh dấu một quan hệ liên văn bản. V́ nhân vật và t́nh tiết rất phức tạp, xin được chú thích lần hồi bên dưới bản dịch theo đà tiến triển của kết cấu câu chuyện.

               *          *          *

Từ dạo được người trấn thủ cửa quan Ôsaka[3] cho phép đi về miền Đông đến nay, khách không bỏ qua cơ hội ngắm lá đỏ báo hiệu thu về khi vượt qua những con đường núi. Hết đưa mắt ngắm băi cạn Narumi đầy vết chim di rong chơi để lại, hết nh́n ngọn khói lơ lửng trên đỉnh Fuji, lại qua vùng hồ trũng Ukijima, cửa quan Kiyomi, thăm thú các bờ biển Ôiso, Koiso ... rồi t́m ngắm những cánh đồng cỏ tím đang độ ra hoa ở Musashi, chiêm ngưỡng cảnh sắc ban mai vùng Shiogama, thăm những túp lều tranh nên thơ của dân chài ven đầm Kisagata, cầu nổi bằng thuyền ghép ở bến đ̣ Sano, con đường sạn đạo vắng vẻ vùng núi non Kisô[4] v.v... cảnh vật đâu đâu cũng như muốn níu chân người du tử. V́ c̣n muốn viếng cho bằng được những “gối thơ” của miền Tây cho nên vào mùa thu năm Nin.an thứ ba (1168)[5], khi hoa lau đă rụng bời bời, khách vượt vùng cửa sông Naniwa, để cho những ngọn gió miền duyên hải Suma, Akashi - xưa từng làm lạnh ḷng kẻ lưu đày - thấm sâu vào da thịt, để rồi lại tiếp tục cuộc hành tŕnh và chỉ tạm dừng cây gậy trúc đi đường khi đă đến cánh rừng Miozaka ở Sanuki. Không phải v́ khách đă mệt mỏi sau một chuyến đi dài màn trời chiếu đất mà nán lại nghỉ ngơi. Khách chỉ muốn t́m nơi đây một am nhỏ trú chân để có thể ẩn dật tu hành[6], nghiền ngẫm lời Phật dạy[7].

 

Mảng nghe bên cạnh ngôi làng ḿnh đang tạm trú là ngọn núi Shiramine, nơi có lăng tẩm của Thái thượng hoàng Sutoku[8], khách định đến nơi tham bái. Khoảng thượng tuần tháng 10 âm lịch, khách bèn leo lên ḥn núi, nơi tùng bách xum xuê chen kín. Dưới bầu trời xanh của một ngày nắng đẹp, nơi đây vẫn ẩm thấp, nước từ thân cây nhỏ xuống, lấm tấm như mưa phùn. Đằng sau lưng khách, ngọn  Chigogatake hiểm trở sừng sững in bóng trên nền trời và từ trong khe động sâu thẳm, một lớp sương dày đang vần vụ bay lên, tưởng chừng dẫu chỉ là khoảng cách một tấc trước mắt ḿnh, cũng không thể thấy được ǵ. Ở một nơi cây cối thưa thớt và trên một cái g̣ đất, có ba tảng đá chồng chất lên nhau nhưng tất cả đều đă bị chôn vùi dưới lớp dây leo dại ḅ lan. Ôi, thê thảm làm sao! “Chẳng lẽ đây là lăng mộ của ngài ngự hay sao?”, khách nghĩ thầm mà ḷng chạnh niềm thương cảm, mắt nḥa đi, không sao phân biệt đâu là mộng, đâu là thực nữa.

 

                  崇徳院の呪いは恐怖ですよ。皇室は崇徳上皇の怨霊を鎮めるために近年にいたるまで多大な費用をかけてるでしょう。...

                 Lúc đó ngài đang ngự trong điện Seiryô

 

“Xưa kia, khi khách có lần được diện kiến th́ lúc đó thái thượng hoàng đang ngự trong điện Seiryô (Thanh Lương), thiết triều ở điện Shishin (Tử Thần). Trăm quan tấm tắc xem ngài như một bậc minh quân, họ kính cẩn nghe những lời ngài ban bảo. Ngay khi đă nhường ngôi cho hoàng đệ (sau này là Thái thượng hoàng) Konoe, ngài cũng đă sống những tháng ngày ẩn dật trong đạo quán huy hoàng trên núi Hakoya. Thế mà ai có ngờ đâu hôm nay phải ngủ giấc ngàn thu giữa bụi lùm gai gớc trong núi thẳm rừng sâu, nơi chỉ có dấu chân nai chứ nào có hơi người! Xem thế th́ biết là cái thân vạn thặng cũng phải chịu luật nhân quả của bao đời trước. Làm sao ngài có thể tránh được nghiệp báo do những lỗi lầm ḿnh đă gây nên? ”. Khi trầm tư thêm về cái bèo bọt của kiếp người, khách không sao ngăn nổi ḍng lệ tuôn trào.  

“Ta sẽ thức suốt đêm nay để tụng kinh siêu độ cho ngài”, khách tự nhủ. Sau đó, chọn một chỗ ngồi trên phiến đá ở trước lăng và bắt đầu tụng niệm. Khách lại đọc lên mấy vần thơ[9] như sau để cúng dường ngài :   

 

Matsuyama no / Nami no keshiki wa / Kawaraji wo / Kata naku kimi wa / Narimasari keri /

 

Matsuyama / Sóng vỗ, cảnh ngày xưa / Đến nay c̣n đó măi / Riêng dấu vết quân vương / Không sao t́m thấy lại /

 

Thế rồi khách tiếp tục chuyên chú tụng kinh. Sương kia như ḥa cùng nước mắt, đẫm ướt cả ống tay áo khách.

 

Khi mặt trời ch́m xuống, đêm trong rừng sâu hoang vắng, chỉ có đá làm giường, lá cây làm chiếu, cái lạnh khắp châu thân thấm cả vào hồn làm cho khách cảm thấy lo sợ làm sao. Tuy trăng đă nhô lên nhưng ánh sáng bị lá cây rậm rạp che khuất. Trong khoảng không đen thẫm không phân biệt được vật ǵ, một nỗi buồn dậy lên xâm chiếm ḷng khách. Trong khi đang thao thức, bỗng khách nhận ra rơ ràng có tiếng ai đang gọi tên ḿnh “En.i! En.i”[10]. Khách mở mắt thật to để nh́n cho rơ th́ thấy có một cái bóng ngựi trông thật quái dị, dáng cao mà tiều tụy. Tuy không thấy tận tường mặt mũi, màu sắc lẫn h́nh thù trang phục nhưng người ấy hiện đang đứng trước mặt và hướng về phía ḿnh. Dĩ nhiên, là một tăng lữ có đạo tâm vững chắc nên khách (Saigyô) không hề nao núng, bèn cất tiếng đáp trả:

-  Dám hỏi ngài đây là vị nào vậy?

Người ấy mới nói:

- Trẫm là người v́ muốn trả lễ bài thơ nhà ngươi vừa đọc lên tặng  nên hiện h́nh ra đấy.

 

Matsuyama no / Nami ni nagarete / Koshi fune no / Yagate munashiku / Nari ni keru kana /

 

Ở Matsuyama / Sóng xô dạt về xa / Chiếc thuyền ngự của ta / Mục nát biết bao là / Sắp ch́m vào tăm tối ? /

 

Ta rất hài ḷng v́ ngươi đă đến đây.

 

Nghe thế, Saigyô nhận ra người ấy là vong linh của vị thái thượng hoàng mới[11] (tân viện) Sutoku. Bèn dập đầu xuống đất, ràn rụa nước mắt, thưa rằng:

- Dù vậy, cớ sao ngài vẫn chưa được văng sinh mà c̣n loanh quanh trong cơi mê lầm này vậy ạ. V́ muốn cho ngài xa lánh được cuộc đời ô trọc này mà tiểu thần đêm nay đến đây đọc kinh cúng dường. Ngài hiện h́nh cho thần được thấy quả thật là quí hóa nhưng điều đó lại làm cho thần càng thêm chua xót. Cúi xin ngài hăy từ bỏ cuộc đời này và quên đi mọi chuyện thế gian[12] để mau mau trở thành chánh quả!

 

Saigyô can gián như thể dốc hết tâm sự của ḿnh.

Thái thượng hoàng Sutoku lúc đó mới cười lên ha hả mà rằng

-  Nhà ngươi thật chẳng biết mô tê chi cả. Tất cả những cuộc biến động gần đây trong nước chính là do một tay trẫm gây ra. Từ ngày c̣n sống, ḷng ta đă nghiêng về phía ma vương, gây ra được cuộc biến loạn năm Heiji[13]. Khi chết rồi, ta vẫn dùng mọi cách để gieo tai ách cho triều đ́nh. Hăy mở mắt, mở mắt mà xem. Ta sẽ c̣n làm thiên hạ đại loạn[14] để mọi người biết tay. 

Nghe thái thượng hoàng nói thế, Saigyô nén khóc thưa:

-  Ôi, những lời ngài vừa dạy chứng tỏ tâm địa của ngài đáng sợ thay! Từ xưa, thiên hạ đều biết ngài là một bậc trí tuệ thông minh. Đáng lẽ ngài phải hiểu rơ ư nghĩa của đạo làm vua chứ! Dám hỏi ngài cuộc phản loạn năm Hôgen do ngài cử sự có phải là chuyện hợp với đạo lư trời đất? Hay đó chỉ là sách lược để thực hiện tham vọng cá nhân ích kỷ. Xin ngài hăy giảng giải cặn kẽ cho t́ểu thần được biết.

 

 

         http://blogimg.goo.ne.jp/user_image/4c/17/d23cb887b4b8a0c69bf0448d0a56fc1b.jpg

                    Mi hăy nghe cho rơ đây!

 

Thái thượng hoàng Sutoku nghe xong liền đổi sắc mặt.

- Này, mi hăy nghe cho rơ đây! Ngôi đế vương là ngôi cao cả nhất trên đời. Nếu như một vị thiên tử làm sái đạo làm người th́ phải thuận ḷng trời và đẹp ư dân mà dẹp bỏ đi[15]. Trước kia vào năm Eiji nguyên niên (1141), dù ḿnh chẳng làm ǵ nên tội, ta đă phải cung kính tuân theo lời dạy của phụ thân là Thái thượng hoàng Toba mà thoái vị, nhường ngôi cho một đứa trẻ mới lên ba là Toshihito[16]. Qua hành vi đó, hỏi ai dám kết án ta là kẻ chỉ nghĩ đến tham vọng của riêng ḿnh! Sau khi Toshihito chết sớm, con trai ta, Shigehito đương nhiên xứng đáng được kế vị nhưng v́ ḷng đố kỵ của bà Bifukumon.in, con ta mới bị hoàng tử thứ tư là Masahito đoạt mất ngôi báu[17]. Đây không phải là chuyện đáng cho ta mang mối hận ḷng sâu sắc hay sao? Con trai ta, Shigehito, là người đủ khả năng trị nước chứ Masahito kia nào tài cán bao lăm. Chọn người mà không chọn theo đức độ, chuyện thiên hạ đại sự lại đem bàn với nữ nhi là điều phụ thân ta tức thái thượng hoàng cũ (bản viện) sai phạm[18]. Thế nhưng khi cha ta c̣n sống, là phận con, ta phải giữ tṛn đạo hiếu. Tuy lúc đó ta không hề để sự bất măn lộ ra nét mặt nhưng nay, một khi phụ thân đă băng hà, ta đâu có thể chịu đựng măi được nên mới phải động hùng tâm như vậy.

 

Kẻ thần hạ có chinh phạt bậc quân chủ[19] đi nữa nhưng nếu hợp ư trời và thuận ḷng người vẫn có thể làm nên cơ nghiệp lâu dài như triều đại tám trăm năm của nhà Chu[20], chẳng đúng thế sao? Hơn nữa, kẻ có tư cách của một bậc quân chủ như ta nếu có lấy lại nước từ tay kế mẫu[21], người như gà mái muốn gáy sáng, th́ có ǵ mà không hợp với đạo làm người! Nhà ngươi là kẻ xuất gia, mê đắm Phật học, trong ḷng chỉ nuôi dục vọng ích kỷ muốn được cứu độ trong cơi đời sau nên thu gọn tất cả cái đạo nhân luân vào trong cách hiểu của thuyết nhân quả báo ứng. Ngươi muốn đem những lời dạy dỗ của Nghiêu Thuấn (Nho) bên Trung Quốc pha trộn với tư tưởng họ Thích, ḥng thuyết giáo ta chăng?

 

Saigyô không tỏ ra sợ hăi chút nào, lết gối đến gần bên và thưa:

- Những lời ngài dạy bảo, tưởng như hợp với đạo làm người, nhưng kỳ thực nói ra chỉ để che đậy ḷng tham lam ích kỷ chẳng khác thế nhân thường t́nh. Không cần chi đưa thí dụ măi bên nhà Đường[22] cho nó xa xôi, trong cổ sử nước ta cũng có việc Thiên hoàng Ôjin (húy Honda) không lư đến hoàng tử lớn Ôsasagi-no-kimi[23] mà lập con út là Uji-no-kimi làm người nối dơi. Đến khi Thiên hoàng Ôjin cưỡi hạc chầu trời, hai anh em nhà họ lại nhường ngôi qua lại để rốt cuộc không ai chịu tức vị. Ba năm trôi qua mà câu chuyện vẫn chưa ngă ngũ, đến nổi hoàng tử Uji v́ quá buồn khổ mới tuyên bố “Tại sao ta c̣n sống thêm chi để làm phiền thiên hạ như thế này?” rồi tự ra tay kết liễu đời ḿnh. Lúc ấy hoàng tử Ôsasagi-no-kimi cực chẳng đă mới chịu lên ngôi. Thái độ của hoàng tử Uji như thế thật xứng đáng là của người nắm giềng mối nhà nước, biết giữ ḷng trung, hiếu, đễ giữa cha con anh em, không theo tư lợi tư dục. Có thể nói đúng là đạo của thánh nhân Nghiêu Thuấn. Chính hoàng tử Uji là người đầu tiên đă mời quan bác sĩ văn chương là Wani (Vương Nhân) từ Kudara (Bách Tế) [24]sang nước ta để truyền bá đạo Nho. Tấm ḷng của hai vị hoàng tử nói trên không khác mảy may tấm ḷng của các thánh nhân bên Trung Quốc[25].

 

Lại nữa, tiểu thần nghe thiên hạ đồn rằng trong sách Mạnh Tử có viết: “Vũ Vương, người sáng nghiệp nhà Chu, đă nổi cơn thịnh nộ chỉ v́ muốn dân chúng được yên[26]. Trường hợp này không thể xem là thần hạ thí quân mà chỉ là việc trừ khử cá nhân tên Trụ, một kẻ vô đạo không c̣n biết ǵ nhân nghĩa”. Thế nhưng xin hỏi cớ sao trong khi bao nhiêu kinh điển, sử sách thi văn Trung Quốc truyền đến nước ta, chỉ có sách Mạnh Tử là không được đưa vào! Người ta đoan chắc là con thuyền chở nó đă bị sóng to gió lớn đánh ch́m. Lư do là kể từ khi Nữ thần Thái Dương (Amaterasu-ô-mi-kami, Thiên Chiếu đại thần) khai sáng và cai trị nước ta, con cháu của Người đă đời đời nối tiếp ngôi vua không hề gián đoạn. Nay nếu đi nghe những lời lẽ ngạo mạn như vậy th́ mai đây, sẽ mở đường cho những kẻ phản thần rắp ranh gây nên tội chiếm đoạt ngôi báu của hậu duệ mặt trời. Tiểu thần nghe rằng chính v́ lẽ đó mà tám trăm vạn chư thần[27] đâm ra ghét bỏ, các ngài bèn cho nổi lên một trận thần phong, lật úp con thuyền ấy xuống biển[28]. Điều đó cho thấy dù là những lời giáo huấn của thánh nhân Trung Quốc đi nữa, nhiều khi không phù hợp với t́nh cảnh nước ta[29].  

 

Ngoài ra trong Kinh Thi c̣n có chỗ nói như thế này: “Anh em đánh nhau trong nhà nhưng kẻ bên ngoài đến ăn hiếp th́ hợp sức pḥng ngự chống lại”(Huynh đệ huưch vu tường, ngoại ngữ kỳ vũ)[30]. Thế mà nay ngài lại quên t́nh máu mủ, khi phụ thân (Thái thượng hoàng Toba) mới vừa nằm xuống, thi thể c̣n chưa lạnh mà đă phất cờ giương cung để tranh ngôi hoàng đế. C̣n có tội nào nặng hơn tội bất hiếu mà ngài đă phạm không? Ngôi thiên tử, chư thần đă định sẵn nó sẽ thuộc về ai[31]. Con người không thể tham lam đoạt lấy và đó là đạo nghĩa. Cho dù việc Hoàng tử Shigehito tức vị có hợp với điều mong đợi của thần dân đi nữa nhưng những ai không ban đức độ, không tỏa ḥa khí[32], c̣n xa rời đạo lư, làm cho xă hội rối loạn như các ngài th́ sẽ bị những kẻ hôm qua c̣n trọng vọng, kính mến, hôm nay trở giáo chống lại mà thôi. Chẳng những ngài đă không thực hiện được ước nguyện của ḿnh c̣n mang cái tội nặng chưa từng có và phải bị lưu đày đến một chỗ cuối đất cùng trời như nơi đây. Giờ đây, ngài chỉ c̣n có thể tự cứu bằng cách quên đi những hận thù xưa, lấy lại đưọc sự thanh thản trong tâm hồn, điều kiện để có thể siêu sinh về chốn Tây Phương Tịnh Độ.

 

Saigyô nói năng một cách lễ phép như thế nhưng không hề tỏ ra nhượng bộ. Hồn ma của Thái thượng hoàng Sutoku lúc đó mới cất tiếng thở dài và phán:

-  Ngươi vừa dẫn ra rơ ràng những cái tốt cái xấu để trách móc lỗi lầm của trẫm. Vẫn biết những lời ngươi tŕnh bày không phải là không hợp đạo lư nhưng hỏi ta phải làm cách nào bây giờ? Từ khi mang kiếp lưu đầy, ta sống cô lập trong tư dinh của họ Takatô ở Matsuyama[33], ngoài người đưa cơm ngày ngày ba bữa, nào có ai đến chầu ta đâu. Chỉ có tiếng nhạn đêm lượn trên tầng không vọng đến bên gối[34], ta biết rằng đàn nhạn đó sẽ bay về kinh đô nên chạnh niềm cảm khái. Buổi b́nh minh, khi đi dạo trên băi biển, tiếng chim óc cau kêu rộn ràng cũng đủ xâu xé cơi ḷng. Cho dù đầu ta có trắng như đầu quạ[35] có lẽ ta cũng không có cơ hội về lại kinh đô. Chắc chắn là linh hồn của ta sẽ măi măi vất vưởng trên bờ biển này. Duy ta vẫn không thôi mong mỏi được siêu sinh tịnh độ nên đă chép hết cả năm tạng kinh[36] thế nhưng việc phải ở măi bên những ghềnh đá hoang sơ không có cả tiếng ốc loa, tiếng chuông chùa là điều làm ta buồn khổ[37]. Thân ta ra sao th́ đă đành nhưng chỉ mong được phép gửi những bộ kinh ta chép về cho hoà thượng-hoàng thân[38] trụ tŕ chùa Nin.na (Nhân Ḥa Tự) kèm theo một bài thơ như sau đây.

 

Hama chidori / Ato wa miyako ni / Kayoedomo / Mi wa Matsuyama ni / Ne wo nomi zo naku

 

Dấu chữ vết chim di / Gửi về chốn kinh đô / Chữ đi chim ở lại / Núi Tùng riêng bóng lẻ / Than khóc lệ tuôn dài /[39]

 

Chẳng ngờ chức Shônagon là Shinzei[40] lúc đó tâu lên rằng “Biết đâu việc gửi kinh chẳng có mục đích trù ếm đương kim hoàng thượng” và bắt trả kinh về, khiến cho ta không thể nào không oán hận.

 

Từ xưa, ở nước ta cũng như ở Trung Quốc, chuyện anh em, bà con  một nhà tranh nhau ngôi vua không phải là chuyện hiếm. Nhân v́ ta nghĩ ḿnh cũng là một người mắc vào tội trọng nên mới chép kinh để tỏ ḷng sám hối. Ấy thế mà kẻ ấy lại bàn lui. Tuy nhiên, việc thiên hoàng làm lơ qui tắc “nghị thân”[41], quên t́nh anh em, không cho phép cả mảnh giấy chép kinh được lọt vào kinh đô th́ mới thấy ḷng dạ ông ấy hăy c̣n chứa chất một mối hận thù sâu sắc và dai dẳng đối với ta. Cho nên ta đă quyết tâm đi theo c̣n đường của ma vương[42], dùng kinh văn như phương tiện rửa sạch hận ḷng. Ta mới ḥa máu lấy ở đầu ngón tay để viết một tờ thỉnh nguyện, rồi đem nó và những bản kinh đă chép d́m xuống đáy biển Shito[43], từ đó tự bế môn, không thèm gặp ai nữa, thề trước sau sẽ trở thành Đại Ma vương để thực hiện đại nguyện. Rốt cuộc th́ cuộc biến loạn năm Heiji (1159) đă xảy ra. 

Trước tiên, biết Nobuyori[44] ham chức tước, ta bèn xui giục hắn sinh ḷng ngạo mạn và kéo hắn về làm đồng minh với Yoshitomo[45]. Tên Yoshitomo này chính là kẻ cừu địch ta thù ghét nhất. Trong khi bố hắn là Tameyoshi[46] và các vơ tướng anh em hắn chẳng tiếc tính mạng mà pḥ tá ta, chỉ có một ḿnh hắn dám giương cung chống lại. Nhờ cái oai dũng của Tametomo[47], sách lược của Tameyoshi và Tadamasa[48], ta hầu như giành được phần thắng. Chỉ v́ kẻ địch thừa thế ngọn lửa mạnh nương theo gió Tây Nam mà tập kích[49] nên chúng ta phải rút về cung Shirakawa[50]. Từ nơi đó ta lại phải đi theo con đường núi hiểm nghèo để lên đỉnh Nyoi-ga-mine. Chân th́ bị thương, phải đội lá sồi tiều phu cắt cho làm nón che mưa. Rốt cuộc ta bị chúng bắt được và đem đày trên đảo. Tất cả nỗi khổ của ta đều là kết quả mưu mô quỉ quyệt của Yoshitomo mà thôi. Để trả thù Yoshitomo, ta đă làm cho con người ḷng dạ hổ lang đó đổi chiều, khiến hắn tham gia vào âm mưu của Nobuyori. V́ những tội ác gây ra với thần thánh của đất nước này, hắn đă bị một tên tướng chỉ vào hạng làng nhàng là Kiyomori [51] đánh bại. Ngoài ra hắn c̣n chịu quả báo v́ cái tội giết cha ḿnh là Tameyoshi nên bị thủ hạ đánh lừa ám sát[52]. Chư thần đă trừng phạt hắn vậy.

 

Chức Shônagon là Shinzei ngày thường vẫn làm ra vẻ là kẻ học rộng biết nhiều nhưng ḷng dạ lại hẹp ḥi với mọi người. V́ trở thành kẻ thù của Nobuyori lẫn Yoshitomo, hắn đă phải vứt bỏ nhà cửa, vào trốn trong một cái hang vùng rừng núi Uji. Kết cục chỗ nấp của hắn bị lộ, hắn bị bắt rồi đầu bị đem bêu ở Rokujô ngoài băi sông Kamo. Những điều đó ứng báo với hành vi của hắn khi xúc xiểm chủ quân cho đem những cuốn kinh ta chép trả về. Chẳng những thế, mùa hè năm Ôhô nguyên niên (1161), ta đẩy bà Bifukumon.in vào cái chết, mùa xuân năm thứ hai niên hiệu Chôkan (1164) ta lại trù yểm và giết được Tadamichi[53]. Rồi đến lượt ta cũng ra đi v́ hết số[54], thế nhưng ngọn lửa giận trong ḷng vẫn cháy ngùn ngụt. Ta trở thành một Đại Ma Vương cai quản hơn ba trăm loại quỉ dữ. Bọn thủ hạ của ta cứ hễ thấy ai hạnh phúc th́ làm cho bất hạnh, thấy cảnh thái b́nh phải khơi dậy chiến tranh. Riêng Kiyomori may mắn có chút phước phần đời trước nên số phận chưa đến ni nào, cả gia đ́nh lẫn bè lũ hắn hăy c̣n được hưởng quan cao chức trọng. Người ta bảo hắn là người tự chuyên, chuyện nước nhà mà chỉ làm theo ư thích. Chỉ v́ hắn được người con trung nghĩa là Shigemori pḥ tá nên tập đoàn của hắn chưa đến nỗi diệt vong ngay. Nhưng mi hăy chong mắt mà xem! Bè đảng Taira đó cũng không c̣n kéo thêm được bao lâu nữa. C̣n như những chuyện tàn nhẫn mà Masahito đă làm đối với ta, ta sẽ cho hắn sẽ lănh đủ phần thưởng cuối cùng!

 

Giọng nói của Thái thượng hoàng vang lên lanh lảnh, nghe càng đáng khiếp sợ hơn nữa. Saigyô bèn thưa: “Nếu bề trên gắn bó với thế giới của ác ma, để ḷng ḿnh cách xa đạo lư đến muôn vạn trượng như thế th́ tiểu thần không c̣n có thể can gián ngài thêm một lời nào nữa”. Nói rồi, cứ như thế mà ngồi trước mặt, chẳng nói chẳng rằng.

 

Giữa lúc ấy, đỉnh núi và thung lũng nhất loạt rung chuyển, gió mạnh như muốn xô ngă cánh rừng, cát bụi quay cuồng lên tới tầng không. Thế rồi bỗng nhiên những cụm lửa ma trơi từ trên đầu gối của thái thượng hoàng cháy bùng lên làm cho tất cả núi đồi g̣ trũng sáng rơ ra như ban ngày. Khi ráng nh́n cho kỹ bên trong đám lửa, mới thấy khuôn mặt đỏ rực của ngài ngự với mái tóc bù xù dài đến tận đầu gối, đang đưa đôi mắt trắng dă nh́n lên. Ngài như đang khổ sở v́ hơi thở nóng bỏng. Bộ quần áo màu xanh chàm đang mặc trên người giờ đă nhuộm đen màu muội bồ hóng, móng tay móng chân dài ra như dă thú. Rơ ràng là h́nh dạng đáng kinh khiếp của một Ma Vương! Ngài nh́n lên không trung rồi cất tiếng gọi:

- Sagami, Sagami[55]!

Có tiếng “Dạ!” thật lớn rồi một con quái điểu giống như diều hâu bay đến, phủ phục trước mặt ngài chờ lệnh. Thái thượng hoàng mới lên tiếng:

-  Sao ngươi chưa nhanh tay cướp lấy tính mạng của Shigemori và đọa đày hai tên Masahito và Kiyomori cho trẫm?

Quái điểu bèn thưa:

-  Thái thượng hoàng em ngài (tức Thiên hoàng Go-Shirakawa) c̣n  chút phước phần. Shigemori v́ có ḷng trung tín nên thần chưa bén măng đến gần được. Có lẽ phải đợi thêm một kỷ (12 năm) nữa th́ Shigemori mới hết số. Nếu hắn chết đi th́ lúc đó, nhất định vận may của cả một họ Taira cũng tàn mạt theo thôi[56].

 

Sutoku lúc ấy vỗ tay, cả mừng:

-  Hăy làm sao cho lũ cừu địch của ta ch́m dưới đáy biển trước mặt, không để thoát một mống nghe!

 

               http://cdn-ak.f.st-hatena.com/images/fotolife/t/takatoki_hojo/20151028/20151028004614.jpg

                 Nh́n lên không trung rồi cất tiếng gọi: Sagami!

              

Âm hưởng lời ngài đồng vọng lên núi rừng thung lũng, nghe khiếp sợ, không lời nào tả nỗi. Saigyô thấy ngài đă lún sâu trong đường lối ma vương đến mức đó, quá đau đớn không sao kềm được nước mắt. Bèn thử ngâm lên một vần thơ[57] những mong thái thượng hoàng ư thức được cái lư nhân quả. Ḷng đầy xúc cảm, Saigyô cất cao giọng:

 

Yoshi ya kimi / Mukashi no tama no / Toko tote mo / Kakaran nochi wa / Nani ka wa sen /   

 

Dù xưa bao châu ngọc / Trang điểm chỗ ngài nằm / Một khi về với đất / Phú quí có c̣n chi / Hăy qui y chánh pháp /

 

Ngài ôi, vương hầu hay tiện dân[58] đứng trước cái chết nào khác nhau đâu!

 

Những lời nói trên có vẻ làm cho Thái thượng hoàng thấm thía, gương mặt của ngài thư giản ra. H́nh ảnh của ngài dần dần tan biến vào trong không gian rồi những ánh lửa ma trơi cũng bắt đầu nhạt nḥa. C̣n con quái điểu th́ đă bay đi, không để lại dấu tích.

 

Vầng trăng thượng tuần ch́m sau đỉnh núi, trong cái tối tăm không sao phân biệt ǵ được, giữa những lùm cây huyền bí, Saigyô ngồi đó mà cảm thấy ḿnh như đang ở trong cơi mộng[59].

 

Chẳng bao lâu trời đă sáng ra, trên trời vẳng lại tiếng chim ban mai ríu ra ríu rít. Lúc ấy, Saigyô đă đọc xong toàn bộ Kinh Kim Cương[60], xuống núi trở về am. Khi tĩnh tâm nhớ lại những ǵ đă xảy ra đêm qua th́ nhà sư thấy quả là những âm mưu và hành động của những người trong cuộc, từ hồi binh biến năm Heiji trở đi, đều đúng như in lời Thái thượng hoàng. Kể cả năm tháng xảy ra cũng trùng hợp với những ǵ ngài nói. Quá kinh hăi, nhà sư cẩn thận không dám hé môi về những điều nghe thấy cho ai cả.

 

Mười ba năm sau kể từ ngày đó, vào mùa thu năm Jishô thứ ba (1179), Taira no Shigemori lâm trọng bệnh rồi từ giă cơi đời. Tể tướng đi tu là Kiyomori, cha ông ta, không c̣n biết kiêng sợ ai. V́ ḷng oán hận đối với Thái thượng hoàng Go Shirakawa nên ông ta đă cấm cố nhà vua trong ly cung Toba, rồi lại đày ngài ra cung điện tạm chỉ lợp bằng tranh sơ sài ở (kinh đô mới) Fukuhara (gần Kobe), gieo cho Go Shirakawa bao nhiêu nỗi điêu linh. Một đằng, khi Minamoto no Yoritomo cử binh (1180) ở Đông quốc, hành quân thần tốc như ngọn gió thổi từ phương đông, đằng khác, khi Yoshinaka nổi dậy trên miền Bắc (1182) , làm tuyết băng núi lở, tập đoàn nhà Taira đă phải ĺa bỏ đất liền và trôi dạt trên sóng biển miền Tây. Hết biển Sanuki, Shito đến Yashima, hơn phân nửa những chiến sĩ dũng mănh của họ đă làm mồi cho rùa to cá lớn. Bị đuổi rát tới Akamagaseki (1184) rồi Dan no Ura (1185), ấu chúa là Thiên hoàng Antoku đành nhảy xuống nước tự trầm[61], các vơ tướng chỉ huy cũng cùng chung số phận. Mọi diễn biến đều đă xảy ra y hệt những ǵ Thái thượng hoàng Sutoku tiên liệu, thật là một điều kỳ quái và kinh khiếp.  

 

Về sau, ngôi linh miếu của Thái thượng hoàng Sutoku đă được cẩn bằng đá qúi nhiều màu đẹp đẽ, dấu hiệu người ta bày tỏ ḷng tôn kính uy quang ngài[62]. Ngài đă được tôn xưng như một vị thần, khách hành hương mỗi khi đến vùng này đều không quên mang theo ti giấy nusa để tưởng nhớ tới người.[63] 

 

              Dịch xong tại Tôkyô ngày 21 tháng 4 năm 2016

 

 

Thư mục tham khảo:

1)          Ueda Akinari, Ugetsu Monogatari (nguyên tác Truyện đêm trăng mưa, có dịch sang kim văn, chú giải và b́nh luận bởi Takada Mamoru và Inada Atsunobu), 1997, Chikuma Gakugei Bunko, do Chikuma Shobô, Tôkyô xuất bản. Bản in lần thứ 7 năm 2004. Shiramine (trang 23 đến 69)

2)          Ueda Akinari, Ugetsu Monogatari quyển 1 và 2, nguyên tác được Aoki Masatsugu dịch sang kim văn và chú thích trong quyển 1, 1981, Kôdansha Geijutsu Bunko số mă 487 và 488, Kôdansha, Tôkyô xuất bản. Bản in lần thứ 24 năm 1996. Shiramine (trang 18 đến 64)

3)          Ueda Akinari, Ugetsu Monogatari dịch sang Pháp văn dưới nhan đề Contes de pluie et de lune bởi René Sieffert trong khuôn khổ Unesco, 1956, loại sách bỏ túi Folio, Gallimard, Paris, xuất bản. Shiramine (trang 25 đến 37).

 



[1] Xin dịch thoát là Đỉnh oán hờn v́ theo quan niệm xưa là khí oán làm trắng đầu quạ đen như trong truyện Thái tử Đan khi đi làm con tin nhà Tần. Thực ra Shiramine (Bạch Phong) là tên một ngọn núi nằm ở tỉnh Kagawa trên đảo Shikoku nơi có lăng mộ của Thái thượng hoàng Sutoku.

[2] Tengu là một quái vật mà người Nhật tưng tượng ra. Nó sống trong núi sâu và có cánh, mũi dài, mặt đỏ gay và có sức thần thông. Nghĩa bóng là người ngạo mạn, tự phụ.

[3] Một cửa ải quan trọng nằm giữa hai miền Đông và Tây Nhật Bản, có tự thời xưa, được canh pḥng rất nghiêm ngặt.

[4] Tất cả đều là những gối thơ (utamakura) tức địa điểm được coi là nguồn cảm hứng để làm thơ theo qui định của thi ca cổ điển.

[5] Năm Nin.an (Nhân An) thứ ba, thi tăng Saigyô 51 tuổi, lúc đó Thái thượng hoàng Sutoku mất đă 4 năm.

[6] Quán tưởng như nhật quán tưởng, thủy quán tưởng. T́m về nội tâm.

[7] Đoạn này viết theo lối văn du hành (michiyukibun) theo khuôn mẫu của hai chương trong Senjuushô (Soạn Tập Sao) là Hoa Lâm viện Vĩnh Huyền tăng chính chi sự và Tân viện ngự mộ Bạch Phong chi sự. Đời xưa, việc mô phỏng cổ nhân như Akinari không những chẳng bị chê trách là đạo văn mà c̣n được tán thưởng.

[8] Trưởng nam của Thiên hoàng Toba, tên thật là Akihito (Hiển Nhân, 1119-1164), lên ngôi năm 1123. Sau khi thất bại trong một cuộc đảo chánh, bị địch thủ đày xuống Sanuki trên đảo Shikoku rồi mất ở đó. Sutoku (Sùng Đức) là thụy hiệu. Gọi là Thái thượng hoàng v́ vào năm 1141 đă bị cha buộc phải nhường ngôi cho người em khác mẹ là Konoe (Narihito, Thể Nhân) lúc ấy mới lên 3.

[9] Thơ là một h́nh thức văn nghệ cô đọng, gói ghém t́nh cảm và ư chí của người viết. Đọc thơ lúc này cũng như thể đọc kinh siêu độ.

[10] En.i (Viên Vị) là một đạo hiệu của tăng Saigyô (Tây Hành,1118-1190), tên thật là Satô Norikiyo (Tá Đằng, Nghĩa Thanh), nguyên là một sĩ quan trong đội ngự lâm quân của thiên hoàng Toba, đă xuất gia và trở thành một thi tăng du hành.Gọi En.i th́ thân mật hơn là gọi Saigyô.

[11] Để phân biệt với Thái thượng hoàng cũ là Toba, cha ông.

[12] Nguyên văn “Cách sinh khước vong” nghĩa là “chết đi là tức khắc quên hết.

[13] Loạn thời Heiji (Heiji no ran): Cuộc binh biến năm Heiji (B́nh Trị) nguyên niên (1159) giữa hai đảng phái đối lập trong triều đ́nh, chủ yếu là các tập đoàn vũ sĩ tân hưng Minamoto (Genji) và Taira (Heike). Một bên gồm có Fujiwara no Nobuyori và Minamoto no Yoshitomo, bên kia gồm Taira no Kiyomori và Fujiwara Shinzei. Có khi cùng họ hàng nhưng v́ quyền lợi lại đứng về phe đối lập.

[14] Ám chỉ hai cuộc nội chiến năm Jishô (Trị Thừa, 1177-81) và Juei (Thọ Vĩnh, 1182-85) đưa đến sự diệt vong của tập đoàn Taira (Heike).

[15] Để phản biện thuyết “tùng vương đạo” của Saigyô, Sutoku dẫn “cách mệnh luận” của Kinh Dịch (Thang Vũ cách mệnh, thuận thiên nhi ứng dân).

[16] Eiji nguyên niên ( Vĩnh Trị, 1141) là năm mà Sutoku (1119-64) bị bố ép phải nhường ngôi cho Konoe (1139-55), người em khác mẹ. Konoe tên đọc là Narihito (Thể Nhân) chứ không phải Toshihito như Akinari đă chú nhầm. Sutoku là con bà hoàng hậu Taikenmon.in (Shôko), Konoe là con bà hoàng hậu Bifukumon.in (Nariko), cả hai đều xuất thân từ các nhánh của gia đ́nh đại quí tộc Fujiwara.

[17] Thiên hoàng Konoe mất năm 1155, khi mới 17 tuổi. Hoàng hậu Bifukumon.in (của Toba), mẹ ông, nghi ngờ Sutoku đă trù ẻo con ḿnh nên nhất quyết chống việc con trai Sutoku (ḍng trưởng) là Shigehito được nối ngôi. Thay vào đó, ngôi vua về tay em trai cùng một mẹ (Taikenmon.in) với ông là Go-Shirakawa (Masahito).

[18] Quyển Kojitan (Cổ sự đàm) của Minamoto no Akikane ( ? – 1215) có chép việc Toba ghét bỏ bà Taikenmon.in lẫn Sutoku v́ khi mới về làm hoàng hậu của Toba bà đă mang sẵn trong người giọt máu của Shirakawa, cha nuôi của bà và cũng là ông nội của Toba.

[19] Sutoku chấp nhận tư tưởng “cách mệnh”, “bá đạo” của Vũ Vương khi phạt Trụ.

[20] Nhà Chu kéo dài hơn 30 đời vua, tổng cộng 870 năm.

[21] Ám chỉ sự tự chuyên của bà mẹ kế là Bifukumon.in (Fujiwara no Nariko).

[22] Ngày đó người Nhật chưa gọi Trung Quốc là Trung Quốc hay Chi Na như sau này. Họ chỉ gọi là Thần Đán, Hán thổ hay Đường thổ.

[23] Sau là Thiên hoàng Nintoku (Nhân Đức, 313-399?). Truyện hai anh em nhường ngôi cho nhau có ghi trong bộ sử Nihon Shoki (Nhật Bản Thư Kỷ)

[24] Một tiểu quốc có mặt ở phía nam bán đảo Triều Tiên từ thế kỷ thứ 4. Năm thứ 16 thời Thiên hoàng Ôjin (201-310?), bác sĩ Wani đă đem Luận Ngữ và Thiên Tự Văn sang Nhật.

[25] Đoạn này bộc lộ một “tư tưởng giáo điều” nhưng phù hợp với ư thức hệ chính thống thời Edo. Dù sao phải tránh xem đây là ư kiến riêng của Ueda Akinari.

[26] Sách Mạnh Tử, thiên Lương Huệ Vương cho rằng vua Vũ nổi giận phạt Trụ là v́ chính nghĩa.

[27] Ư nói vô số các thần bảo vệ lănh thổ Nhật Bản theo quan niệm đa thần, vạn vật hữu linh.

[28] Tuy Saigyô sinh ra vào trước thời Kamakura (thế kỷ 12) nhưng thuyết cho là tàu chở sách Mạnh Tử bị băo đắm chỉ được ghi lại như một chuyện lạ kỳ (nhất kỳ sự) trong một tập tùy bút của Tạ Triệu Chế, in ra vào đời Minh (khoảng năm 1619) tên là Ngũ tạp trở, tiếng Nhật đọc là Gozasso. Học giả đời Edo là Kamo no Mabuchi trong tác phẩm Kokukô (Quốc Ư Khảo, 1806) lại vin vào đó để lập thuyết nhằm phê phán sự thí nghịch Vũ Vương đă gây ra và phê phán Nho giáo đă sai lầm khi dung nhận hành động ấy.

[29] Lư luận phản biện của Akinari bao hàm 3 tương quan đối lập: vương đạo / bá đạo, tư tưởng xă hội của đạo Nho / tư tưởng cá nhân của đạo Phật, Trung Quốc / Nhật Bản.

[30] Câu nói trong Kinh Thi, sách Tiểu Nhă:. Tường là cái tường, chỉ trong nhà. Huưch là tranh giành.

[31] Thiên hạ thần khí. Chữ trong sách Lăo Tử, chương 29. Thần khí có nghĩa là ngôi vị do trời định.

[32] Chữ trong sách Hoài Nam tử: Thánh nhân bố đức thí huệ.

[33] Tên một ngôi nhà của một hào tộc sở tại được sử dụng làm nha thự để giam lỏng Sutoku.

[34] Giống hoàn cảnh Tô Vũ trên đất Hung Nô, không có tin tức bên ngoài (tin nhàn).

[35] Tích Thái tử Đan khi làm con tin trong đất Tần, oán khí của ông bốc lên trắng cả đầu chim quạ.

[36] Chép kinh là hành động sám hối hay cầu xin điều ǵ. Năm tạng kinh (Ngũ bộ kinh) của Đại thừa là Hoa Nghiêm, Đại Tập, Bát Nhă, Pháp Hoa và Niết Bàn.

[37] Ư nói không t́m ra một ngôi chùa để tiến cúng những bộ kinh đă chép được.

[38] Ngày xưa có những ngôi chùa dành cho người trong gia đ́nh thiên hoàng hay quí tộc đi tu.Lúc ấy, một hoàng đệ của Sutoku đang trụ tŕ đấy. Nin.na là một ngôi chùa lớn.

[39] Bài thơ nói lên sự hối cải và t́nh hoài hương của Sutoku.Than khóc: tiếng chim và tiếng ḷng.

[40] Shinzei (Tín Tây) là đạo hiệu của Fujiwara Michinori (1106-1159), một học giả lỗi lạc và cũng là quyền thần dưới trướng Go-Shirakawa. Ông này vốn đối địch với Sutoku.

[41] Trong bản triều lục nghĩa có chế độ nghị thân, ư nói qui định châm chước hay không bắt tội những thân tộc của thiên hoàng. Go Shirakawa lại là em ruột của Sutoku.

[42] C̣n gọi là Ma đạo, Tà đạo hay Thiên cẩu đạo, ngược với Phật đạo.

[43] Tên một cửa biển nằm ở phía Bắc ngọn Shiramine trên đảo Shikoku. Sutoku muốn mược sức Long Vương để trả thù.

[44] Nobuyori tức là Fujiwara Nobuyori, bầy tôi yêu của Go-Shirakawa. Ông ta muốn được phong đại tướng trong đội ngự lâm quân nhưng bị Shinzei ngăn trở nên sinh ḷng oán hận. Thất bại trong binh biến năm Heiji (1159), ông bị xử trảm năm mới 27 tuổi.

[45] Yoshitomo tức Minamoto no Yoshitomo. Trong cuộc biến loạn năm Hôgen (1156) theo pḥ Go-Shirakawa nhưng sau khi thành công, bất măn v́ không được thăng thưởng như ư muốn nên lại khởi loạn.Thất bại trong cuộc binh biến năm Heiji (1159), bị bộ hạ giết chết trên đường bôn đào năm 37 tuổi.

[46] Tameyoshi là ḍng dơi Đại tướng Minamoto no Yoshiie, người đă chinh phục miền Đông Bắc. Cha của Yoshitomo.

[47] Con trai thứ 8 của Tameyoshi, một tướng mạnh giỏi nghề cung tiễn. Sau khi thất bại, đáng lẽ phải chết nhưng v́ nhà vua mến tài chỉ bắt đi đày.

[48] Tướng xuất thân từ tập đoàn Taira, chú của Taira no Kiyomori.

[49] Trong trận này, Yoshitomo đă dùng hỏa công để chuyển bại thành thắng.

[50] Tổng hành dinh của Sutoku trong trận đánh đó.

[51] Taira no Kiyomori, thủ lănh tập đoàn Taira (Heike).

[52] Sau khi phe Go Shirakawa chiến thắng, Yoshitomo nhận được lệnh phải xử trảm cha và anh em. Đến khi bại tẩu, thủ hạ là Nagada Tadamune đă phản bội và giết Yoshitomo trong khi đang tắm.

[53] Tức Fujiwara no Tadamichi, đại thần đứng đầu triều, từng ủng hộ Go Shirakawa lên ngôi. Cha và em trai ông ta, ngược lại, đứng về phía Sutoku.

[54] Sutoku chết sau Tadamichi ít lâu ( cũng vào năm 1164), thọ 46 tuổi.

[55] Đầu đảng của Thiên cẩu đạo sống trên Shiramine. Quái thú này có xuất hiện trong tuồng Nô Matsuyama Tengu.

[56] Kể từ đây những lời đạt vào cửa miệng Sutoku đều có tính cách dự ngôn.

[57] Thấy trong Sankashuu (quyển hạ), được chép lại cả trong Truyện Hôgen và tuồng Matsuyama Tengu.

[58] Nguyên văn “xà-lê” và “tu đà” tức giai cấp khá cao và thấp nhất trong xă hội Ấn Độ cổ đại.

[59] Như thế, lịch sử với những d kiện có thể chứng minh được và cơi mộng của Saigyô đả trộn lẫn vào nhau như một. Rốt cuộc, mộng là thực và ngược lại.

[60] Kim Cương Bát Nhă Ba La Mật Kinh, có sức diệt ác ma và trừ phiền năo..

[61] Thiên hoàng Antoku (1178-1185) vừa lên tám được mẹ là bà Kenreimon.in (Taira no Tokuko) bế, cùng nhảy xuống biển.Chỉ có bà được địch cứu thoát.

[62] Linh miếu do Thái thượng hoàng Go Shirakawa (Masahito) cho xây vào năm 1191 bên chùa Tonshôji (Đốn Chứng Tự) 27 năm sau ngày Sutoku mất.Các triều đại về sau đều tổ chức kỵ giỗ.

[63] Nusa: tụi giấy màu trắng kết trên đầu gậy khách hành hương để tẩy uế trừ ma theo nghi thức Thần đạo.