ĐÔI NÉT VỀ VĂN HỌC NHI ĐỒNG NHẬT BẢN

                                                Biên soạn: Nguyễn Nam Trân

 

        

           Related image

 

                    Định nghĩa Nhật Bản về văn học nhi đồng

Từ điển Kôjien (広辞苑) của Nhật định nghĩa Văn học nhi đồng (Jidô bungaku児童文学) – còn được gọi là Văn học thiếu niên (Shônen bungaku少年文学) - là những tác phẩm văn chương do người lớn sáng tác mà đối tượng là nhi đồng. Từ điển này nhấn mạnh là thuật ngữ Văn học nhi đồng Nhật Bản chỉ bắt đầu có từ khoảng cuối thời Taishô (1912-1926). Lý do tại sao có chuyện xuất hiện chậm chạp như thế thì chúng ta sẽ thử t́m hiểu qua những trang sắp tới.

Bách khoa toàn thư quốc tế Britannica phiên bản Nhật ngữ giải nghĩa tường tận hơn Kôjien.Theo từ điển này thì Văn học nhi đồng (Jidô Bungaku, Children’s Literature) vẫn là cái tên chung để gọi những sáng tác nhắm đối tượng độc giả nhi đồng. Về hình thức, chúng được phân chia theo nhiều thể loại: (1) truyện bằng tranh (ehon絵本), (2) truyện nhi đồng (đồng thoại, dôwa童話), (3)  truyện có tính huyền ảo (fantasyファンタジー), (4) tiểu thuyết (novel小説), (5) thơ vè cho nhi đồng (đồng dao, thi, dôyô童謡, shi) và (6) kịch bản cho nhi đồng (hí khúc, gikyoku戯曲). Theo đó thì từ thế kỷ thứ 18 về trước, trên toàn thế giới, sách vở dành cho nhi đồng chỉ là những phương tiện giáo dục để người lớn dạy dỗ cách sinh hoạt, chữ nghĩa, nghi lễ, đạo đức và tôn giáo ... cho con cháu. Chuyện này chính ra không có ǵ lạ v́ ngay cả trong thế giới  thú vật, chim chóc..., tất cả sinh vật mới ra đời đều phải học tập từ cha mẹ để có kỹ năng sinh tồn.

Tuy nhiên, kể từ thời Cách mạng kỹ nghệ (1760) trở đi, bắt đầu có sự thay đổi lớn trong chế độ xã hội làm cho lề lối suy nghĩ của con người cũng thay đổi theo. Nhận thức về trẻ em không còn như xưa nữa. Không còn hạn chế trong ṿng “con anh, con tôi” hay “đám nhóc trong nhà”... nhưng đã thấy có một thành phần xã hội thực sự ở bên ngoài gọi là tầng lớp nhi đồng. Với sự ra đời của những danh tác như “Tập truyện cho nhi đồng và gia đình” (1812) của anh em nhà Grimm, “Tập đồng thoại (1835) của H.C. Andersen, “Alice trong xứ thần tiên” (1865) của Lewis Carroll..., có thể xem rằng nền móng cho văn học nhi đồng hiện đại đã được xây đắp.

Riêng về văn học nhi  đồng Nhật Bản theo cách hiểu của thời cận đại th́ đã bắt đầu với nhà văn tiên phong trong lãnh vực này là Iwaya Sazanami 岩谷小波, (1870-1933) qua tác phẩm “Cuộc phiêu lưu của con chó Koganemaru” (黄金丸 1891) vào giữa thời Meiji (1868-1912). Thế rồi, phản ánh tư tưởng dân chủ thời Taishô (1912-26), tạp chí văn học nhi đồng Akai Tori (赤い鳥Con chim đỏ, 1918-1936) do Suzuki Miekichi (鈴木三重吉, 1882-1936) chủ trương đã ra đời và nhân đấy, chúng ta đă chứng kiến sự xuất hiện của các tác giả văn học nhi đồng tên tuổi mà đáng kể hơn cả là Ogawa Mimei (小川未明, 1882-1961). Đến giai đoạn đầu thời Shôwa (1926-1945), do ảnh hưởng của những trào lưu tư tưởng thiên về xã hội, khuynh hướng văn học nhi đồng đã đi ngược lại với lề lối sẵn có. Một nhà văn nhi đồng kiệt xuất của giai đoạn này là Miyazawa Kenji (宮沢賢治, 1896-1933). Từ giai đoạn Shôwa tiền kỳ, văn học nhi đồng đi sát với cuộc sống hiện thực hơn và một cuộc vận động cho những sáng tác văn học nhi đồng có “sinh hoạt tính” (seikatsu dôwa生活童話) được đề cao. Thế rồi, từ khi Thế chiến lần thứ hai kết thúc (1945) cho đến nay, tác phẩm văn học nhi đồng trở thành đa dạng, chúng được nới rộng được kích thước và tầm cỡ, mang màu sắc quốc tế. Độc giả đánh giá lại Lewis Carroll. Đồng thời những tên tuổi mới như John Tolkien (1892-1973) (The Lord of the Rings) và Joan K. Rowling (sinh năm 1965) (Harry Potter) cũng đã tỏa sáng trên đất Nhật song song với những nhà văn nhi đồng Nhật Bản hiện đại.

Nhà nghiên cứu Nishida Yoshiko (Tư liệu 3) cho rằng cho đến nay, người ta thường định nghĩa Văn học nhi đồng là văn chương do người lớn viết ra cho đối tượng là nhi đồng nhưng khi hỏi nhi đồng là người thuộc lứa tuổi nào thì không được mấy ai trả lời một cách thỏa đáng. Tựu trung, có thể xem chúng là những trẻ em tiểu học năm thứ hai hay thứ ba (8 đến 9 tuổi). Điều đó đúng khi nói về lãnh vực truyện nhi đồng (dôwa) chứ về truyện bằng tranh (ehon) thì phạm vi có thể kéo xuống tận lứa tuổi đi nhà trẻ (5,6 tuổi). Còn với loại truyện in thành sách bỏ túi (bunkobon) thì phạm vi lại có thể vươn lên đến cấp học sinh trung học (11, 12 tuổi hay hơn). Về nội dung truyền đạt, bà Nishida đã dẫn nhà nghiên cứu W.S. Gray, cho biết sự hấp thụ ý nghĩa của văn học nhi đồng có thể đi theo 3 giai đoạn tùy theo lứa tuổi:

(1) Ý nghĩa truyền đạt theo văn tự (literal meaning).

(2) Ý nghĩa liên hệ qua liên tưởng (related meaning)

(3) Ý nghĩa tiềm ẩn (implied meaning)

Thực vậy, lứa tuổi ấu nhi 2 đến 3 chỉ thích thú với tranh ảnh và một sổ chữ cái gây ấn tượng cho chúng nhất. Ở lứa tuổi 3 đến 4 – khi trí nhớ bắt đầu phát triên – trẻ em mới có thể gắn kết được ngôn ngữ với tranh ảnh. Lứa tuổi thiếu nhi 5 đến 6 bắt đầu biết đọc ê a, ở lứa tuổi 7 đến 8 thì dù không phát âm cũng có thể đọc nhẩm (nội ngữ) và gia tăng tốc độ đọc. Sau đó, các em sẽ đạt đến mức độ đọc rành rọt từng chữ một và có khả năng kết gắn ngữ nghĩa với văn tự.

Bên trên, chúng ta có gộp chung văn học nhi đồng và văn học thiếu niên vào một nhóm nhưng nghĩ cho cùng, văn học thiếu niên phải được xem như là cánh tay nối dài của văn học nhi đồng, bao gồm cả độc giả ở lứa tuổi 12 đến 15, 16 nghĩa là ở ngưỡng cửa của tuổi dậy thì.

Dù vậy, ngày nay, với sự mở rộng về đề tài, đối tượng và quan điểm, e rằng Văn học nhi đồng không còn là văn học dành cho độc giả nhi đồng của tuổi “pre-teen” hay tuổi “teen” như cách nghĩ ban đầu mà trở thành văn học “đồng tâm” (dôshin bungaku童心文学, văn học đặt trọng tâm vào tấm lòng trẻ thơ, child’s mind, child’s heart), một tình cảm vốn ẩn tàng nơi con người ở bất cứ lứa tuổi nào. Trọng tâm của văn học nhi đồng không còn là sự dạy dỗ hay áp đặt một cách nhìn về cuộc đời (dù đúng hay sai) của người lớn cho trẻ em nhưng chủ yếu mang hai đặc tính: sự hấp đẫn và tính thư giản. Chẳng những văn học nhi đồng có tính cách tiêu khiển  nhưng còn khiến cho độc giả người lớn tìm lại được tấm lòng trong sáng như tấm kính của tuổi thơ trước khi dục vọng và tham sân si che lấp, cũng như giúp họ chữa lành những vết thương lòng hứng chịu từ bão tố của cuộc đời.

Nguồn cội xa xôi của văn học nhi đồng

Chỉ xin đơn cử ở đây sự nối kết giữa văn văn chương truyền khẩu và truyện nhi đồng, bộ phận chính của văn học nhi đồng.

Nguồn gốc xa xôi của văn học nhi đồng là văn chương truyền khẩu (Nhật Bản gọi là “khẩu thừa”, kôshô口承) như cách gọi của nhà dân tộc học Yanagita Kunio (柳田国男1875-1962) khi ông dẫn ra các hình thức của thể loại văn học này. Đó là thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, ngụ ngôn, thơ tự sự, cách ngôn, thai đố, ca dao, thơ vè trẻ con, truyện kể... Dĩ nhiên những hình thức văn nghệ truyền khẩu nói trên cũng có mặt trong thế giới người lớn vì chúng diễn tả và truyền đạt những gì xảy ra trong cõi vô thức của con người từ Đông sang Tây khi họ muốn tìm hiểu các vấn đề thiết thân đối với cá nhân và tập đoàn như sự vận hành của vũ trụ, các vấn đề tâm linh, tôn giáo cũng như nhân sinh.

Sau một thời gian dài lưu hành bằng lời nói từ người này qua người khác, văn học truyền khẩu đã được ghi chép lại dưới dạng văn tự. Ở Đức chẳng hạn, có sự phân biệt hai hình thức văn nghệ: Volksmaerchen là truyện nhi đồng truyền khẩu dân gian và Kunstmaerchen truyện nhi đồng được ghi chép lại. Thế nhưng để tránh rườm rà, xin gọi chung hai thứ này bằng một cái tên chung là Maerchen hay truyện nhi đồng (đồng thoại, dôwa).

Văn học truyền khẩu ở Âu châu đã có từ lâu, nhưng nó vẫn đến chậm hơn những ǵ thấy trong Kinh Thánh, sử thi của Homeros (Hy Lạp) và cổ điển Ấn Độ. Có thể xem những thần thoại xa xưa nhất đã xuất hiện khoảng 4.000 năm trước từ các giải đất phương Đông như Babylon, Canaan....của vùng Trung Á. Chủ đề xoay chung quanh việc tạo thiên lập địa, sinh hoạt của chư thần, cuộc đời các anh hùng và định mệnh con người.Thế kỷ thứ 8 trước công nguyên đã có thần thoại Hy Lạp trong “Thần Thống Ký” của Heshiodos rồi đến thế kỷ thứ 6 TCN thì lại có “Tập ngụ ngôn” của Aesop. Mãi về sau, trong bộ môn đồng thoại, chúng ta mới có những tác phẩm như Le Piucevoli Natti (Một đêm vui, 1550-53) của người Ý Giovan Francesco Storaparola  và tập đồng thoại nhan dề Histoires ou Contes du Temps Passé (Truyện đời xưa, 1697) của người Pháp Charles Perrault. Thế nhưng gây được ấn tượng sâu xa hơn cả có lẽ là tác phẩm Kinder-und Hausmaerchen (Truyện nhi đồng và gia đình, 1812) của hai anh em người Đức, Jacob và Wilhem Grimm.

Ở Á châu, vào thế kỷ thứ 3 TCN đã có những câu truyện về tiền thân Đức Phật (Jâtaka). Ở các nước Ả Rập có các truyện Nghìn lẽ một đêm (Arabian Nights) và Truyện Konjaku (Kim tích vật ngữ) ở Nhật Bản. Dân thoại Trung Quốc đã sản sinh ra tác phẩm về mạo hiểm lừng danh Tây Du Ký, phiên bản sơ kỳ, vào đời Tống. Đến đời Minh, nó sẽ trở thành tiểu thuyết chương hồi của Ngô Thừa Ân.

Ở Nhật Bản thì từ năm 1894 (Meiji 27) đến 1896 (Meiji 29) mới bắt đầu có công trình sưu tập của Iwaya Sazanami trong 24 tập nhan đề Nihon mukashi-banashi (日本昔話Cổ tích Nhật Bản). Iwaya là người được đánh giá như Grimm của Nhật Bản. Trong thời gian này (1931), còn thấy xuất hiện công trình sưu tập và nghiên cứu truyện cổ và truyền thuyết của vùng Tôno 遠野thuộc tỉnh Iwate (Đông Bắc Nhật Bản) do Yanagita Kunio và Sasaki Kizen. Yanagita còn cho ấn hành mục lục các truyện cổ (1948) và truyền thuyết (1950) Nhật Bản.

                              Image result for yanagita kunio

Nhà dân tộc học Yanagita Kunio (1875-1962)

Văn học nhi đồng thế giới

Nhìn lại Văn học nhi đồng thế giới, chúng ta thấy nó có một lịch sử phong phú và lâu đời, đă ảnh hưởng không nhỏ đối với văn học nhi đồng Nhật Bản cận đại, nhất là thông qua những nỗ lực phiên dịch sang tiếng Nhật vào thời Duy Tân..

Miyake Noriko và các cộng tác viên của bà (Tư liệu 1) đã phân loại các hình thức truyện nhi đồng trên thế giới theo những chủ đề dưới đây và dẫn chứng với danh sách các tác phẩm tương ứng. Vì hạn chế của mặt giấy, chúng tôi chỉ nhắc đến những tác phẩm nổi tiếng hơn cả.

1-   Các truyện giáo dục

Buổi đầu, văn học nhi đồng chỉ mang tính cách giáo dục và điều kiện tất yếu là trình độ thức tự (biết viết biết đọc) của độc giả. Ở nước Anh chẳng hạn, có lẽ đấy là thời điểm thế kỷ 19 khi 3/4 người lao động và 2/3 trẻ em có khả năng đọc chữ.

Cho đến lúc đó, những tác phẩm đầu tiên được in ra ở Anh  có đến 100 loại khác nhau, tổng cộng gần 18.000 bộ. Ra đời trước cả “Truyện con cáo” (Reynard the Fox, 1481), “Cái chết của vua Arthur” (Morte D’Arthur, 1485) hay “Ngụ ngôn của Aesop” (Fables of Aesop, 1484) lại là “Sách bàn về cách sống” (Book of Courtesy,1477 hay 1478), một tác phẩm có tính cách giáo dục. Nói đến các tác phẩm với mục đích như thế, ta có thể kể tới quyển “Phụ giúp các bậc cha mẹ” (The Parents’ Assistant, 1796) của bà Maria Edgeworth, một cẩm nang thực tiễn giúp cha mẹ dạy dỗ con cái. Ngoài ra còn có danh tác “Tâm hồn cao thượng” (Cuore, 1886) của người Ý De Amicis mà nhà giáo Hà Mai Anh đã có một bản dịch xuất sắc. Nó vẫn là sách gối đầu giường của bao thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam.

Sách giáo dục trẻ con một cách gián tiếp thì ngoài Kinh Thánh còn có “Lỗ Bình Sơn phiêu lưu ký” (Robinson Crusoe, 1719) của Daniel Defoe và “Emile” (1792) của Jean-Jacques Rousseau. Nhuốm màu sắc lãng mạn một chút phải kể đến “Oliver Twist” (1839) của Charles Dickens với bối cảnh xã hội nước Anh thời Cách mạng kỹ nghệ, Heidi (1880) của Johanna Spyri trong khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ và hùng tráng của vùng núi non Alpes hay “Không một mái nhà” (Sans Famille (1878) của tác giả người Pháp Hector Malot. Thiết tưởng cũng nên nhắc đến bộ sách dạy dỗ nếp sống thực tiễn cho nhi đồng  của tác giả Jacob Abbott xoay chung quanh vai chính là nhân vật nhi đồng Rollo. Nào là “Rollo tập đọc” (Rollo Learning to Read, 1835), nào là “Rollo trong công việc” (Rollo at Work, 1840)

2-   Các truyện mạo hiểm

Một bộ phận quan trọng trong văn học nhi đồng có đề tài vượt khỏi cuộc sống êm ả của gia đình. Đó là những tác phẩm khuyến khích tinh thần mạo hiểm nơi các độc giả thiếu nhi. Thực vậy, lịch sử nhân loại cũng là lịch sử của những cuộc mạo hiểm, trong cái nghĩa năng động và sáng tạo của nó.Từ điển Kôjien định nghĩa “mạo hiểm” là làm một cuộc hành trình, chấp nhận sự nguy hiểm để có một kinh nghiệm sống khác thường, đầy bất ngờ nhưng hào hứng. Mạo hiểm không có nghĩa là coi thường sinh mệnh nhưng biết tính toán để vượt qua bất trắc và đạt đến một kết quả tích cực.

Trong thể loại này, ở Âu Mỹ từ xưa đã có “Thiên lộ lịch trình” (The Pilgrim’s Progress, 1678), “Lỗ Bình Sơn phiêu lưu ký” (Robinson Crusoe, 1719), “Những chuyến đi của chàng Gulliver” (Gulliver’s Travels, 1726). Chúng là những tiểu thuyết mạo hiểm nhưng còn mang tính ngụ ngôn và phúng thích. Cũng nổi tiếng như thế là các tác phẩm của văn hào Anh Robert Louis Stevenson như “Đảo Kho Tàng” (Treasure Island, 1883) bên cạnh hai cuốn “Tám mươi ngày vòng quanh thế giới” (Le tour du monde en 80 jours, 1873 ) và Hai vạn dặm dưới đáy biển” (Vingt mille lieues sous les mers, 1870) của thiên tài viễn kiến người Pháp Jules Verne (1828-1905). Thuở ấy, đại dương được xem như là đối tượng khám phá của nhân loại trước khi Jules Verne đưa chúng ta đi xa hơn vào trong lòng đất, lên bầu khí quyển, tận Cung Trăng và thế giới của các vì sao.

Nếu cần thêm vài tên tuổi thời danh khác ở đây, ta có thể kể tới “Con Bọ Hung Vàng” (The Golden Bug) của Edgar Allan Poe, “Kho tàng của vua Salomon” (King Salomon’s Mines, 1885) của Henry Rider Haggard cũng như Cuộc mạo hiểm của Tom Sawyer” (The Adventure of Tom Sawyer, 1876) và “Cuộc mạo hiểm của Huckleberry Finn” (The Adventure of Huckleberry Finn, 1884) dưới ngòi bút của nhà văn Mỹ Mark Twain. Hai tác phẩm trên của Mark Twain nói về “những cuộc mạo hiểm trong cuộc sống đời thường”, một phạm trù khác hẳn với những chuyện mạo hiểm về các miền đất lạ vốn có cho đến thời ấy. Một thể loại cũng đáng nhắc đến là các truyện trinh thám với các nhà thám tử tí hon và các truyện kinh dị, ma quái.

3-   Các truyện lịch sử

Bên trời Tây, có lẽ nhà văn Tô Cách Lan Walter Scott là người nổi tiếng sớm nhất về thể loại tiểu thuyết lịch sử, kết nối quá khứ với hiện tại, cùng với một bóng dáng khác là văn hào Pháp Alexandre Dumas (Père, 1802-1870). Tuy không nhắm mỗi độc giả nhi đồng nhưng tác phẩm của hai vị này đã được mọi lứa tuổi yêu thích. Ivanhoe (1819) của W. Scott và “Ba người ngự lâm pháo thủ” (Les trois mousquetaires, 1844) của A. Dumas là những tác phẩm quen thuộc. Trong thể loại này, phải kể thêm “Đảng chim cú” (Les Chouans, 1829) của H. De Balzac và “Thằng Gù Nhà Thờ Đức Bà” (Notre Dame de Paris, 1831) của Victor Hugo.

4-   Các truyện nói về học đường

Vượt khỏi bối cảnh quyển Tâm Hồn Cao Thượng (Cuore, Grand Coeur) của người Ý De Amicis, tác phẩm với nội dung là lời nhắn nhủ chân tình của một người cha gửi đến con mình đang ở tuổi cắp sách đến trường, ở Anh, cùng với sự phát triển của các trường công lập (public schools), đã có những tác phẩm trình bày về đời sống học đường như “Cuộc sống nhà trường của Tom Brown từ cái nhìn của một học trò cũ” (Tom Brown’s School Days, by an Old Boy, 1857) của Thomas Hughes. Một tác phẩm với chủ đề tương tự là “Eric, từng bước một” (Eric: of Little by Little, 1858) của Federic Farrar.

Về đời sống trong các tư thục, ta có thể kể đến “Cô giáo và lớp học nữ tại gia “ (The Governess of Little Female Academy, 1749) của Sarah Fielding, “Trường học của phu nhân Leicester” (Mrs Leicester ‘s School, 1809) do hai chị em Charles và Mary Lamb chấp bút, “Cô công chúa nhỏ” (The Little Princess, 1905) của Frances Hodgson Burnett.

Các truyện nói về học đường không những mô tả cuộc sống chung đụng ở nhà trường khi cá nhân tiếp xúc với tập thể đầu tiên là trường lớp nhưng cũng xây dựng nên hình ảnh lý tưởng và đầy nhiệt tình của các thầy cô, những con người dẫn đường xứng đáng để lớp trẻ phải ngưỡng mộ.

Cũng cần đề cập đến một loại học đường khác. Đó là các trường dạy nghề, lãnh vực của loại truyện Career Novel (Tiểu thuyết nghề nghiệp) với mục đích dẫn dắt thiếu niên trong việc chọn lựa ngành nghề cho tương lai. Kinh nghiệm đời diễn kịch của mình đã được Noel Streafeild trong The “Đôi giày vũ công” (Ballet Shoes, 1936), cuộc sống một thuyền viên đã được Richard Amstrong ghi lại trong “Lớn lên giữa biển cả” (Sea Change, 1948). Hai cuốn sách nói lên tấm gương phấn đấu trong giai đoạn tập sự của một thiếu niên để trở thành người lớn với nội dung thật hấp dẫn là “Nỗi cô đơn của người chạy đường trường” (The loneliness of the long-distance runner, 1959) của Alan Sillitoe  và “Xứ sở nhạc Jazz”(Jazz Country, 1975) của Natt Hentoff.

5-   Các truyện nói về đời sống gia đình

Nếu thiếu niên được mời mọc sống cuộc đời phiêu lưu mạo hiểm thì các cô thiếu nữ được dạy dỗ phải trở thành những lương thê hiền mẫu trong khung cảnh êm ả của gia đình. Trung tâm của thể loại này là hai nước Anh và Mỹ trong khoảng thời gian 100 năm kể từ hậu bán thế kỷ 18. Thế nhưng đó cũng là thời của cuộc Cách Mạng Kỹ Nghệ khi mà lớp bình dân nghèo đói và những đứa trẻ bị bỏ rơi xuất hiện. Theo đà phát triển của xã hội, sự cách biệt giữa giai cấp trung lưu và lớp bần dân càng ngày càng rõ rệt. Cảnh tượng đối nghịch giữa hai cuộc sống đã trở thành đề tài cho văn học đương thời, qua tác phẩm của các nhà văn nữ như Elizabeth Wetherel (trong Một thế giới rộng bao la”, The Wide, Wide World, 1851), Maria S. Cummins (trong “Người thắp đèn”, The Lamplighter, 1854), Martha Finley (trong Elsie Dinsmore, 1867), cả ba đều kể lại cuộc đời của những cô gái xuất thân nghèo khổ (poor child).

Thế giới của gia đình với những xung đột giữa cá tính giữa các chị em đã được nữ sĩ Jane Austen mô tả trong (“Kiêu hãnh và Thiên kiến”, Pride and Prejudice, 1813). Tiểu thuyết người lớn này đã ảnh hưởng nhiều đến loại tiểu thuyết gọi là Wakagusa Monogatari (若草物語Tiểu thuyết thiếu nữ, Little Women Novel) bắt nguồn từ danh xưng của cuốn tiểu thuyết do nhà văn Mỹ Louisa May Alcott, ra đời vào năm 1868, mà trọng tâm là sinh hoạt của các thiếu nữ trong thế giới gia đình.

6-   Các truyện nói về niềm vui bên cạnh thú vật.

Thú vật là những sinh vật gần gũi với con người cho nên sự phát triển của dòng văn học nhi đồng liên quan đến thú vật cũng là một chuyện dễ hiểu. Hiểu được thú vật là hiểu được một phẩn nào bản chất con người và tình yêu đối với thú vật cũng là bước đầu của tình yêu con người khi đứng trước đồng loại.

Quan sát về động vật khởi đầu với cuốn sách nhan đề “Nghiên cứu về các loài giống và sự đào thải của thiên nhiên” (Origin of Species by Means of Natural Selection, 1859) của Charles Darwin dường như đã mở đường cho các truyện về thể loại này. Anna Sewell kể cho chúng ta nghe về cuộc đời  của một con ngựa ô xinh đẹp trong Black Beauty (1877) và Will James về con danh mã Smoky (trong Smoky the Cowhorse, 1926). Đời sống hoang dã của những con chó kéo xe trong tuyết giá đã được mô tả một cách sống động bởi Jack London trong “Tiếng gọi của hoang dã” (The Call of the Wild, 1903) và nhiều thập niên sau đó là M. Mel Ellis với “Chạy đi! Sói trắng” (Flight of the Wild Wolf, 1970). Con chó nổi tiếng Lassie cũng đã được Eric Knight nhắc đến trong “Lassie về nhà” (Lassie Come Home, 1940) và sau đó nó đã trở thành vai chính của một cuốn phim.

7-   Các truyện không tưởng, huyền ảo, khoa học giả tưởng ( SF, Science Fiction).

Văn học truyền khẩu đầy chất thơ không đi thẳng đến văn học nhi đồng (theo định nghĩa cận đại vốn đi sát với thực tế cuộc đời hơn) mà phải băng ngang các giai đoạn truyện cũ viết lại (tái thoại, cổ tích và truyền thuyết được biên tập) và các đồng thoại hay truyện thần tiên (fairy tale, nursery tale). Đặc điểm của đồng thoại là tính tượng trưng và không tưởng.

Ở Âu Mỹ, người đánh giá lại văn học truyền khẩu và ghi chép lại sớm nhất có lẽ là anh em nhà Grimm với “Tập đồng thoại của Grimm”, 1812) mang màu sắc chủ nghĩa lãng mạn Đức và cùng lúc là E.T.A. Hoffmann với “Hình nhân đập vỡ hạt óc chó và Ông vua chuột” (NuBknacke und Maausekonig, 1812). Đến năm 1835, người Đan Mạch Hans Christian Andersen mới xuất bản tập đồng thoại đầu tiên của mình nhan đề Eventyr og Historie (Truyện thần tiên cho trẻ em).Theo tự truyện của ông, Andersen sinh ra trong một gia đình nghèo khổ và suốt thời trẻ đã được nuôi dưỡng bằng không khí truyện thần tiên của vùng Bắc Âu.

Ngoài những nhà văn tiên phong nói trên, chúng ta cần phải kể đến người Anh W.M. Thackeray với “Hoa hồng và chiếc nhẫn” (The Rose and the Ring, 1856) nói về hai xứ sở không tưởng, nhà văn nữ người Pháp Comtesse de Ségur với “Con lừa uyên bác” (Histoire de L’âne, 1860) và nhà văn kiêm phi công thám thính Antoine de Saint Exupéry với “Ông Hoàng Bé“ (Le Petit Prince, 1945), một tác phẩm có giá trị tượng trưng và ngụ ngôn cao. Hai tên tuổi sáng giá khác trong thể loại này có lẽ là người Anh Oscar Wilde với “Ông hoàng hạnh phúc” (The Happy Prince and Other Tales, 1888) và người Mỹ Isaac Bashevis Singer với “Sữa của sư tử cái” (Mazel và Shlimazel or the Milk of a Lionness, 1976).

Khác với đồng thoại, loại truyện phi hiện thực (fantasy tale) là những sáng tác nhưng không phải là truyện thần tiên. Dù vậy, nó có đủ chất huyền ảo để phân biệt với văn học theo chủ nghĩa hiện thực (realism) vốn phát triển từ thế kỷ 18. Nó tượng trưng cho sự phục hồi của văn học truyền khẩu và cùng lúc, chịu ảnh hưởng không nhỏ của chủ nghĩa lãng mạn thấy trong cách viết của anh em nhà Grimm và của Andersen.

Cây bút đáng kể của dòng văn học phi hiện thực này là Lewis Carroll – ông thày nghiêm nghị có cuộc sống khép kín ở Đại học Oxford - với những câu chuyện mạo hiểm của cô bé con đơn độc tên là Alice trong những thế giới phi nhân gian. Nào là “Alice phiêu lưu dưới lòng đất” (Alice’s adventures under ground, 1862) , nào là “Alice trong xứ thần tiên” (Alice’s adventures in the Wonderland, 1865), nào là “Alice nhìn qua tấm kính” (Through the looking glass and What Alice Found, 1872) ...

Trong thể loại này, cần phải kể thêm ba tác giả quan trong là James Mathew Barie với Peter Pan (1904) và Carlo Collodi với “Cuộc phiêu lưu của Pinocchio” (Le Avventure di Pinocchio, 1883) và A.A. Milne với Winnie-the-Pooh (1926). Peter Pan là một đứa trẻ vĩnh viễn không trưởng thành còn Pinocchio và Winnie đều là những con nộm được nhân cách hóa.

Ngoài ra, phải kể đến J.R.R. Tolkien, nhà văn đã cấu tưởng nên một thế giới đặc biệt. Ông có một chỗ đứng riêng trên văn đàn và rất ăn khách. Trường biên dài 3 quyển “Quyền lực của kẻ nắm những chiếc nhẫn” (The Lord of the Rings, 1954-55) là một best-seller.

Chúng ta cần dành đôi hàng để đề cập đến các truyện trinh thám và khoa học giả tưởng (detective, SF). Chúng là một bộ phận của văn học đại chúng và cũng lôi cuốn lớp độc giả thiếu niên. Edgar Allan Poe với “Những cuộc án mạng trên Phố Nhà Xác” (The Murders in the Rue Morgue,1841) hay “Con bọ hung vàng” (The Golden Bug, 1843) và Arthur Conan Doyle với những truyện trinh thám của ông trong niên đại 1830-40 là những tác giả quan trọng. Tác phẩm để đời của Doyle dĩ nhiên là “Những cuộc điều tra của thám tử Sherlock Holmes” (The Adventure of Sherlock Holms, 1892).

Về khoa học giả tưởng, thiết tưởng không cần nói thêm về Jules Verne, người vốn đã được trình bày khá đầy đủ trong phần bàn về truyện mạo hiểm.Tuy vậy, cũng không thể nào bỏ qua một tài danh khác, H.G. Wells, tác giả của “Bộ máy thời gian” (The Time Machine, 1895), Người vô hình” (The Invisible Man, 1897), “Chiến tranh vũ trụ” (The War of the Worlds, 1898) và “Người đầu tiên lên Cung Trăng” (The First Man on the Moon, 1901). Riêng lãnh vực văn chương báo động cho một ngày mai không mấy sáng sủa của xã hội con người, chúng ta thấy có nhiều tác phẩm của George Orwell (1903-1950) mà tiêu biểu là “Năm 1984” (Nineteen Eighty-Four, 1949) phê phán viễn ảnh một xã hội toàn trị.

8-   Các truyện với chủ đề chiến tranh.

Đã có con người thì phải có chiến tranh dù chiến tranh không hẳn là định mệnh của con người. Vì có thể tránh được nên việc tường thuật những trải nghiệm chiến tranh và tạo nên cơ hội phản tỉnh trước nguy cơ thảm họa là điều cần thiết.Loại văn học nhi đồng này tuy sinh sau đẻ muộn (thành hình từ thập niên 1960) nhưng vốn đã có nguồn gốc từ các sử thi về các anh hùng trong văn chương truyền khẩu.

Về hình thức thì thể loại này có hai khuynh hướng là hiếu chiến và phản chiến. May mắn thay, thể loại phản chiến với chủ đề phô bày thảm cảnh (đàn áp, ngược đãi, sơ tán, thương vong, kháng chiến,  cuộc sống khó khăn giữa chiến tranh và trong thời hậu chiến) vẫn nhiều hơn khuynh hướng kia. Nếu chỉ đưa ra những tác phẩm nổi tiếng nhất thì chúng ta có thể kể đến “Nhật ký Anne Frank” đã có từ 1946 nói về cuộc truy sát người Do Thái trong Thế chiến thứ hai, “Những đứa trẻ bên ụ súng” (The Machine Gunners, 1975) của Robert Westall, “Một thiếu nữ trong tại tập trung”” (A Child in Prison Camp, 1971 của Shizuye Takashima, “Anh Sam của chúng tôi đã chết” (My Brother Sam is Dead, 1974) của James Lincoln Coller và Christopher Collier.

9-   Các truyện ký nhân vật nổi tiếng

Có thể nói truyện ký các nhân vật là một bộ phận đặc sắc của văn học nhi đồng. Dĩ nhiên một phần nội dung có thể đến từ sự thực lịch sử và phần khác là do hư cấu. Việc tái hiện một nhân vật còn là cách lập nên mối tương quan giữa con người đó và thời đại họ sống, cung cấp được thông tin về thuật xử thế của nhân vật cũng như tấm gương phấn đấu của họ khi cần phải vượt qua nghịch cảnh.

Trong thể loại này, trước tiên có thể nói đến “Nữ hoàng Victoria” (Queen Victoria, 1921) của nhà văn Anh Lytton Strachey, một tác phẩm có tính văn học cao và được viết ra không phải nhằm ca tụng vị quân chủ như người ta có thể nghĩ mà lại có khuynh hướng đạp đổ thần tượng. Strachey đã có ảnh hưởng không nhỏ đến các tên tuổi lừng danh như người Pháp André Maurois, hai người Đức Stephan Zweig và Emil Ludwig. Họ đều  là những cây cổ thụ của văn học truyện ký.

Ngoài loại truyện ký về các nhân vật lịch sử (Nữ hoàng Victoria, Tổng thống Abraham Lincoln, các nhà bác học Marie Curie và  Noguchi Hideo..) còn có những thiên tự truyện (autobiography) khi các tác giả viết về mình mà “Thời niên thiếu của tôi” (Als ich ein Kleiner Junge, 1957) của E. Kestner là một ví dụ cụ thể.

10-                 Các truyện phi hư cấu (Non Fiction).

Truyện phi hư cấu đặt trọng tâm vào sự thật và có tính cách tường thuật và tài liệu (reportage, documentary).Tuy nhiên, nhân vì sự thực chỉ có một mà lối giải thích thì nhiều, hơn nữa, một phần của sự thực chưa hẳn là sự thực... cho nên trong thể loại này, việc nắm bắt chân lý không phải dễ dàng.

Tiêu biểu cho thể loại này là “Đông phương kiến văn lục” (1298) của nhà thám hiểm người Ý (lúc đó hãy còn là thành quốc Venetia) là Marco Polo hay “Walden, cuộc sống trong rừng” (Walden, or Life in the Woods, 1854) của ẩn sĩ người Mỹ David Thoreau. Gần hơn nữa là “Lịch sử nhân loại” (The History of Mankind, 1921) của Van Loon và “Lịch sử đại cương” (The Outline of History, 1920) của H.G.Wells. Liên quan đến chính trị thì có “Mười ngày rúng động thế giới” (Ten Days that shook the World, 1919) của John Reed nói về Cách Mạng tháng 10 Nga và “Sao đỏ trên đất Tàu” (Red star over China, 1937) của Edgar Snow từ căn cứ Diên An tường thuật đoạn đường của Đảng Cộng Sản Trung Quốc dành chính quyền.

Truyện chinh phục Bắc Cực (1897) do Fridtjof Nansen, truyện vượt Đại Tây Dương lần đầu tiên bằng chiếc tàu bay chong chóng The Spirit  of Saint Louis, (1927) của Charles Lindberg, cuộc chinh phục đỉnh Annapurna (1953) kể lại bởi Maurice Herzog, cuộc chinh phục đỉnh Everest (1954) kể lại bởi John Hunt đều nằm trong khuôn khổ thể loại phi hư cấu này.

          * * *

Ngoài đồng thoại (truyện kể) ra, cũng nên nói đến đồng dao (thi ca) dành cho nhi đồng, truyện bằng tranh và kịch nhi đồng, những bộ phận không kém phần quan trọng của văn học nhi đồng.

1-   Đồng dao (thơ vè nhi đồng)

Từ điển Oxford về thơ vè cho trẻ em (The Oxford Nursery Book, 1951) của vợ chồng nhà nghiên cứu Iona và Peter Opie phân mảng văn học này ra làm 9 loại và đã thu thập một số bài ở Anh thích ứng với từng thể loại một. Nói chung, khởi đầu là loại hát ru em, sau đến những bài ca ngắn và dễ nhớ, sau mới thới các bài hát có dạng câu đố hay với nội dung lớp lang giống như truyện kể.

Sau Thế chiến thứ hai, người ta ghi nhận các tên tuổi như người Anh James Reeves với “Vầng trăng lang thang” (The Wandering Moon, 1950), và “Con chim đen trong vòm hoa xoan” (The Blackbird in the Lilacs, 1952) cũng như các thi nhân Mỹ Robert Frost trong “Hãy đến đây nào!” (You Come Too, 1959) và Carl Sandburg trong “Khúc ca của gió” (Wind Song, 1960).

2-   Truyện bằng tranh (Ehon)

Truyện bằng tranh là những truyện kể mà văn tự và ảnh tượng được đặt bên nhau. Đó là một thể loại đặc biệt nhằm thỏa mãn nhu cầu “ảnh tượng hóa” (visualization) của độc giả và không chỉ ngừng lại ở tầng lớp độc giả tí hon. Trong “Quyển sách của người chết” tìm được từ mộ cổ Ai Cập  cũng đã thấy hình thức này và những “Truyện Genji bằng tranh”, những bức “Điểu thú hí họa” của Nhật Bản vào thời Heian (thế kỷ 12)... đều được xem như hình thức truyện bằng tranh tối cổ và đã mở đường cho tranh cuộn (Emaki絵巻), băng truyện (Manga) và phim ảnh hoạt họa (Anime) sau này.

Ở Âu Châu, vào khoảng thế kỷ 16-17, đã có bộ tranh 150 tấm về “Thế giới qua tranh vẽ”, một dụng cụ giáo dục do Comenius, có chú thích bằng tiếng La Tinh. Từ đó ông được nhiều người mô phỏng theo nhưng sớm sủa nhất phải là Friedrich J. Bertuch với “Truyện bằng tranh cho trẻ em” (Bilderbuch fur Kinder, 1790-1830) gồm 12 cuốn.

Một người có công lao cải thiện về mặt in ấn loại truyện bằng tranh này là John Harris. “Cuộc mạo hiểm ly kỳ của bà Hubbard và con chó” (The Comic Adventures of Mrs Hubbard and her dog, 1850) là một bestseller vì có những bức tranh tô màu đẹp đẽ và in ấn khéo léo. Dần dần, văn từ các truyện bằng tranh cũng được cải thiện. Ví dụ các truyện bằng tranh của họa sĩ người Pháp Maurice Boute de Monvel không những có hình ảnh xinh xắn mà còn nhận được sự đóng góp của văn hào Anatole France về câu chữ như trong hai tác phẩm Jeanne d’Arc (1898) và “Con cái chúng ta trong phong cảnh thành phố và đồng quê” (Nos Enfants: Scènes de la Ville et des Champs, 1887).

3-   Kịch nhi đồng

Đóng kịch và xem kịch là một thú vui của nhi đồng. Kịch còn là phương tiện để giáo dục nữa. Từ xưa, ở Âu châu đã có những vở kịch trong chiều hướng đó như “Giấc mộng đêm trung hạ” (A Midsummer Night’s Dream, 1600?) của nhà viết kịch người Anh William Shakespeare,  William Tell (1804) của nhà văn Đức F. von Schiller và “Con Chim Xanh” (L’Oiseau Bleu, 1908) của người Pháp M. Maeterlinck. Thế nhưng muốn cho gần gũi với nhi đồng hơn phải là những danh tác như “Jack và cây đậu” (Jack and the Beanstalk), “Cô Tấm cô Cám” (Cinderella) và “Người đẹp ngủ trong rừng” (The Sleeping Beauty in the Woods) khi những câu chuyện cổ  được nhà viết kịch chuyển thể để đưa lên sân khấu.

* * *

Đến đây, chúng ta hãy tạm rời thế giới văn chương Âu Mỹ và bước qua phần nghiên cứu về văn học nhi đồng Nhật Bản.

Văn học nhi đồng truyền thống Nhật Bản

Văn học nhi đồng Nhật Bản từ xưa cũng có một bộ phận truyền thống (bắt đầu từ cuối thời Heian cho đến cuối thời Edo) vốn đi song song với văn học nhi đồng thế giới nhưng chúng ta cần phân biệt những giai đoạn đó với văn học nhi đồng Nhật Bản kể từ thời Taishô về sau vì nó đã dần dần chuyển hướng, quốc tế hóa và hiện đại hóa.

Trong bộ phận truyền thống th́ đă có các sách phục vụ cho giáo dục nhi đồng như quyển giáo khoa thư mỏng gồm 48 câu đối 5 chữ gọi là Jitsugokyô (Thực Ngữ Giáo実語教) được xem như có từ cuối đời Heian và được sử dụng rộng răi trong các “trường nhà chùa” (terakoya寺子屋) suốt thời Edo. Cuối đời Kamakura lại có sách Dôshikyô (Đồng Tử Giáo童子教, 330 câu bằng Hán văn). Nếu đem cộng thêm một phẩm thứ ba là Teikun Ôrai (Đ́nh Huấn Văng Lai庭訓往来) nữa th́ đă có một bộ sách cơ sở để dạy cách ngôn, đạo đức, học vấn cơ sở cho nhi đồng trong chế độ phong kiến, được sử dụng măi cho đến cuối thế kỷ 18 bước sang đầu thế kỷ 19. Cũng không nên quên những đoạn trích dẫn dành cho lớp người trẻ từ các tác phẩm nhà Nho du nhập từ Trung Quốc như Luận Ngữ, Mạnh Tử, Mông Cầu vv....

Về cổ tích và truyền thuyết th́ từ thời cổ đại đă thấy chúng được đặt xen kẻ trong những tập sử thư và địa chí như Kojiki (Cổ Sự Kư), Nihon Shoki (Nhật Bản Thư Kỷ) và Fudoki (Phong Thổ Kư). Qua đến thời trung đại ta lại thấy chúng trong những tập Nihon Ryôiki (Nhật Bản Linh Dị Kư), Konjaku Monogatari (Kim Tích Vật Ngữ), Uji Shuui (Vũ Trị Thập Di), Tsutsumi Chuunagon Monogatari (Truyện Quan Trung Nạp Ngôn Bờ Đê). Đến đời Edo c̣n có các tập Otogizôshi (Truyện giải buồn), các Truyện răn đời thế tục và của nhà Phật, các sưu tập truyện cổ (phần nhiều tiểu thuyết hóa) của các nhà văn như Bakin (Mă Cầm 馬琴), Akinari (Thu Thành秋成) Các công tŕnh với thủ pháp khoa học và khách quan hơn xuất hiện dưới thời Meiji như Kaidan 怪談 (Truyện ma quái) của Koizumo Yakumo 小泉八雲và Tôno Monogatari 遠野物語 (Truyện kể ở vùng Tôno) của Yanagita Kunio. Tuy vậy, đặc điểm chung của chúng là chỉ dành cho người lớn và không hề nhắc tới nhi đồng, một tầng lớn độc giả lúc ấy c̣n chưa có tên gọi.

Dù sao, nếu chúng ta xem văn học nhi đồng c̣n là văn học trong đó nhi đồng đóng vai chính hay có nội dung làm cho nhi đồng thích thú th́ lănh vực của văn học nhi đồng có thể rộng lớn hơn nhiều so với định nghĩa sơ khởi của các nhà từ điển. Các truyện cổ tích mà nhân vật là Cậu Bé Quả Đào (Momotarô桃太郎), Cậu Bé Một Tấc (Issunbôshi一寸法師), Công Chúa Cung Trăng (Kaguyahimeかぐや姫), khỉ, cua, chó, mèo, ông lăo bà lăo, dù không được nói rơ là truyện viết cho nhi đồng vẫn là một bộ phận thuộc ḍng văn học đó. Cùng một chiều hướng, Sanshô Dayu 山椒太夫 (Truyện Sơn Tiêu Thái Phu), tác phẩm viết cho người lớn của Mori Ôgai 森鴎外có thể xem như một tác phẩm nhi đồng v́ nội dung viết về hai nhân vật chính là chị em cậu bé Zushio 厨子王 bị bọn buôn người bắt cóc bán làm nô lệ cho một trang viên và đă phấn đấu để thoát hiểm và phục hận như thế nào.

Du nhập văn học nhi đồng qua dịch thuật

Trước khi văn học nhi đồng Nhật Bản bắt đầu từ thập niên 1890. phần lớn người Nhật chỉ có dịp thưởng thức những sáng tác ngoại quốc thông qua dịch thuật. Đó là một điều dễ hiểu  vì với tư cách một đất nước chậm tiến về mọi mặt so với Âu Mỹ, họ phải dùng phiên dịch để bắt kịp người, ít nhất là trên phương diện tư tưởng và học thuật.

Ngay khi văn học nhi đồng quốc nội đã bắt đầu được khai thác, việc dịch thuật vẫn không ngừng nghỉ. Sau đây xin đơn cử một số tác phẩm đă được dịch trước tiên (trong giai đoạn 1889-1924):

-Bộ quần áo mới của hoàng đế (của Andersen). - Hai anh chàng cùng tên  Klaus (Andersen). - Con người lịch thiệp (Burnett) - Cậu bé tuổi 15 (Jules Verne). - Ông hoàng ăn xin (Mark Twain). - Không một mái nhà (Hector Malot). - Những cô tiểu thư (Little Women của Louisa Alcott) vv...

Đặc biệt, lúc đó, Burnett và Verne được xem là hai tác giả ăn khách nhất ở Nhật. Burnett ghi chép về một tuổi trẻ trong truyền thống Thiên Chúa giáo vốn xa lạ với thế giới Phật giáo của Nhật Bản và Verne đưa họ đi đến những chân trời xa lạ. Tuy vậy, văn chương phiên dịch cũng không chỉ đem tới những ảnh hưởng tốt. Chẳng hạn tác giả và chính trị gia quá cuồng nhiệt Yano Ryuukei矢野竜渓 (1850-1931) đă mượn cảm hứng từ tác phẩm của Verne để viết  “Truyện ngôi thành nổi” (Ukishiro Monogatari浮城物語) (ư nói chiến hạm) ḥng cổ vũ cho Nam Tiến Luận trong chiều hướng thực dân chủ nghĩa. Khổ cái là nó rất ăn khách và được lớp trẻ lúc đó say mê đọc.

Dịch thuật văn học nhi đồng vẫn c̣n tiếp diễn không ngừng nghỉ cho đến ngày nay, dàn trải thành một phạm vi rộng răi, đa văn hóa hơn. Đó là điều đáng mừng cho giao lưu quốc tế. Đặc biệt phải chú ư đến những công tŕnh dịch thuật truyện dân gian Phi Châu (1980), truyện dân gian Nam Phi (1973), truyện tiền thân Đức Phật (1984-86), thần thoại Hy Lạp (1940) ngụ ngôn Trung Quốc (1985), truyện dân gian Ấn Độ (1981), truyện dân gian Triều Tiên (1972), truyện dân gian Esquimo (1974), truyện dân gian Phi Luật Tân (1982) cũng như các tác phẩm văn học nhi đồng của các tác giả quốc tế cận đại và đương đại.

Nội dung văn học nhi đồng Nhật Bản so với thế giới

Tham khảo Tư liệu 5 (của nhà nghiên cứu Sekiguchi Yasuyoshi), chúng ta có thể nhận ra rằng văn học nhi đồng Nhật Bản cận đại có một nội dung tương tự văn học nhi đồng thế giới vốn ra đời trước đó. Nó không thiếu một thể loại nào cả tuy tầm cỡ có phần hạn chế hơn và điều này cũng dễ thông cảm. Sau đây xin đơn cử vài lănh vực chung của chúng.

Trước tiên, phải nói đến các tác phẩm văn học nhi đồng được đưa vào sách giáo khoa nghĩa là bàn đến thể loại văn học nhi đồng có tính giáo dục. Gạt bỏ đường lối lối giáo dục tôn quân ái quốc hay phú quốc cường binh đă làm mưa làm gió thời tiền chiến, kể từ năm 1947 đến 1955, dựa trên quan điểm giáo dục ḥa b́nh và dân chủ, Bộ Giáo Dục đương thời đă đưa ra những qui tắc kiểm định nghiêm ngặt về các truyện nhi đồng được chọn đăng trong sách giáo khoa. Chúng phải được viết với một thứ tiếng Nhật trong sáng, nghệ thuật và đề ra được những qui tắc đạo đức, giáo dục cơ bản gọi là “lương tâm”, “lương thức”. Nhờ đó, trong sách giáo khoa bấy giờ đă xuất hiện những tác phẩm theo đúng giá trị quan đó như “Đêm trăng và kính đeo mắt” (Tsukiyo to megane) của Ogawa Mimei, “Ḥn đảo báo tin xuân” (Haru wo tsugeru shima) của Uno Koji, “Con ngựa hay nhất trần đời” (Tenkaichi no Uma) của Toyoshima Toshio, “Cô bé và hoa cải dầu” (Na no hana to komusume) của Shiga Naoya, “Một chùm nho” (Hitofusa no Budô) của Arishima Takeo... Bảng liệt kê này hăy c̣n dài với những giai tác khác của Akutagawa Ryuunosuke, Ogawa Mimei, Muku Hatojuu椋鳩十, Niimi Nankichi và Miyazawa Kenji vv.

Ngoài những truyền thuyết như Momotarô (Cậu Bé Quả Đào) có từ xưa, các truyện mô phỏng trực tiếp Daniel Defoe (như Robinson Crusoe), Robert Louis Stevenson (Đảo Kho Tàng) và Jules Verne (Cậu bé tuổi 15) ... thể loại văn học nhi đồng có tính mạo hiểm cũng được khai thác bởi các nhà văn Nhật Bản như Yano Ryuukei vừa nói trong “Truyện ngôi thành nổi” (Ukishiro no Monogatari, 1890), Iwaya Sazanami trong “Tân Bát Khuyển Truyện” (Shin-Hakkenden, 1898). Nó c̣n bao gồm cả các truyện phiêu lưu mạo hiểm quân sự vốn đầy dẫy trong thập niên 1930 để cổ vũ chiến tranh cũng như các tác phẩm từ mạo hiểm trinh thám như “Quái nhân 20 khuôn mặt” (Kaijin nijuu mensô, 1936) của Edogawa Ranpo cho đến mạo hiểm giả tưởng như “Người bảo vệ những hồn ma” (Seirei no mamoribito, 1996) của Uehashi Naoko.

Về truyện nhi đồng có tính lịch sử, trước tiên nó đă phát triển rầm rộ từ dưới thời Meiji để vinh danh truyền thống yêu nước. Đề tài của chúng là những nhân vật tên tuổi như các gia đ́nh samurai trung nghĩa Kitabatake hay Kusunoki, các nhà lănh đạo mưu đồ thống nhất đất nước như Tể tướng Hideyoshi, ba người hào kiệt thời Duy Tân (Ishin no sanketsu) là các ông Saigô Takamori, Ookubo Toshimichi và Kido Takayoshi. Chẳng bao lâu sau, những khái niệm như quốc gia, trung hiếu tiết nghĩa ..của buổi đầu đă phải nhường chỗ cho tính cách thú vị (omoshirosa) của những câu chuyện về các nhân vật dă sử có nhiều kịch tính hơn như Mito Kômon, vị lănh chúa thích du hành của phiên Mito, kiếm khách Miyamoto Musashi hay 47 người chí sĩ phiên Akô. Hai nhà văn có tiếng trong thể loại này là Osaragi Jirô 大仏次郎 (1897-1973) và Yoshikawa Eiji 吉川英治 (1892-1962). Thế nhưng sau đó, thể loại này đă bước qua một giai đoạn mới và nhân vật chính của các tác phẩm là những người xuất thân từ đám thường dân và chủ đề là những cuộc nội chiến (ví dụ Loạn năm Ônin 応仁の乱) và nổi loạn nông dân (các Ikki一揆).

Truyện nhi đồng liên quan đến thú vật có rất nhiều. Trong thế giới của Miyazawa Kenji (1896-1933) chẳng hạn, chúng ta có các loài động vật từ chồn, mèo rừng, voi, gấu, nai, ong cho đến các loài thực vật như cây cối, hoa cỏ. Tuy vậy, nhà văn lớp sau của ông là Muku Hatojuu椋鳩十 (1905-1987) mới đáng được xem là tác giả chuyên về động vật. Muku đă cho in một tập thơ nói về động vật và trong các tác phẩm tiểu thuyết của ông, vai chính thường là những con thú, ví dụ con gấu núi (1938), con nai to xác nhưng chỉ có một bên tai (1951), con quân khuyển hết c̣n được việc nên bị giết bỏ (1963), đàn chuột sống trên một ḥn đảo mà chúng chiếm làm giang sơn (1973). Chủ đề thú vật có thể xem là bộ phận phong phú nhất trong văn học nhi đồng Nhật Bản về phẩm cũng như về lượng.

Một đôi hàng dành cho đồng dao tức thơ vè nhi đồng. Thể loại này cũng có một chỗ đứng quan trọng trong lịch sử văn học nhi đồng Nhật Bản. Các nhà thơ Kitahara Hakushuu 北原白秋 (1885-1942), Miki Rofuu三木露風 (1889-196), Satô Haruo佐藤春夫 (1892-1964) của thời Tạp chí Akai Tori, nhà thơ nữ Kaneko Misuzu金子みすゞ (1903-1930) và gần đây là Tanigawa Shuntarô 谷川俊太郎 (sinh năm 1931) đều là những đại diện xứng đáng  cho bộ môn này.

Đặc tính các thời kỳ văn học nhi đồng Nhật Bản

Dù không thể lấy triều đại làm thước đo văn học sử, chúng ta cũng có thể tạm ghi nhận một số điểm chung của các thời kỳ lịch sử của khoảng thời gian 150 năm văn học nhi đồng cận đại và hiện đại của Nhật Bản như sau:

                                 Thời Meiji (1868-1912)

Tiếng là Duy Tân nhưng vào thời Minh Trị, tự do dân chủ vẫn chưa có. Tư tưởng “khuyến thiện trừng ác” của thời Edo và chủ trương người dân phải triệt để vâng phục vương quyền (tức chính phủ Meiji) vẫn là cốt lõi của giáo dục Minh Trị thông qua văn bản gọi là “Giáo dục sắc ngữ” (Kyôiku Chokugo教育勅語, 1890). Văn bản này tồn tại kể từ ngày đó, có hiệu lực mạnh mẽ trong thời chiến và chỉ mất hiệu lực vào năm 1948, sau khi Nhật bại trận.

Ấn phẩm các sáng tác nhi đồng văn học đầu tiên có tên là Shônen mo Tama (Thiếu niên chi ngọc) đã ra đời đúng vào năm mà “sắc ngữ” nói trên được công bố. Sách gồm 5 quyển do Miwa Hirotada, một sĩ tộc ở vùng Aichi và có lẽ là một cây bút nghiệp dư. Lý do nó ra đời là để đáp ứng những tiêu chí mà Đại Nhật Bản Giáo Dục Hội - cơ quan đã tuyển chọn nó để xuất bản - đề ra: “dạy cho đám thiếu niên biết tu thân và vượt qua gian khổ để lập thân”.

Thế nhưng, như đã trình bày, trước thời Minh Trị, văn học nhi đồng đã tồn tại dưới một dạng khác chứ không riêng gì mang tính giáo dục hay áp đặt một nhân sinh quan như nhà nước yêu cầu. Ngay cả  thời Meiji, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, tinh thần triệt để chống phá chế độ phong kiến và sự chấp nhận lề lối kinh doanh theo hệ thống tư bản, văn học nhi đồng cũng không thể nào triệt để tuân thủ đường lối của chính quyền. Vì thế mới có sự xuất hiện trên văn đàn của người được xem như đã mở đường cho văn học nhi đồng cận đại Nhật Bản: nhà văn Iwaya Sazanami.

Trong giai đoạn Minh Trị sơ kỳ (từ năm 1888), đã có những tạp chí như Shônen.en (Thiếu niên viên), Shôkokumin (Tiểu quốc dân) nhắm vào lớp độc giả trẻ. Các tạp chí này thường có chủ trương khai sáng. Cũng có tạp chí như Shônen bunbu (Thiếu niên văn vũ) đi xa hơn bằng cách mỹ hóa lòng ái quốc (tư tưởng quốc túy) và đề cao trung hiếu tiết nghĩa.Thế nhưng, trong giai đoạn này, một dòng chảy khác đã được khơi thông với 2 tập Shônen Bungaku (Thiếu niên văn học) của nhóm Iwaya Sazanami mà tác phẩm “Cuộc phiêu lưu của con chó Koganemaru” (Koganemaru 1891) của ông in trong đó đã gây được tiếng vang ngay từ ấn bản đầu tiên. Có lẽ vì độc giả thấy nội dung  làm cho họ thích thú vì nó có tính cách tiêu khiển hơn là tập trung vào việc đề cao lý niệm giáo dục.Trong Koganemaru, bằng câu chuyện một nhóm dũng sĩ động vật (gồm chó săn, khỉ, ḅ, chuột, chồn...) dấy binh đi phục thù, Sazanami đă khéo léo pha trộn những chi tiết ngoại quốc đến từ Reineke Fuchs (Ṭa án của con cáo) do Goethe viết cũng như từ các Maerchen (truyện kỳ quái) của H.C. Andersen. Ông lại làm độc giả liên tưởng đến những yếu tố quốc nội đă từng thấy trong cổ tích Cậu Bé Quả Đào (Momotarô) và tiểu thuyết Bát Khuyển Truyện (Hakkenden)...qua một văn phong dí dỏm, tinh nghịch. Đặc biệt là sự xuất hiện của Koganemaru đă hâm nóng bầu không khí phê b́nh nghệ thuật trên văn đàn. Dù có kẻ khen người chê nhưng tác phẩm thực sự đă trở thành một hiện tượng văn học trong một lănh vực mà xưa nay ít ai lưu ư.

Iwaya Sazanami (1870-1933)

                              Related image

             Iwaya Sazanami, cha đẻ của Văn học nhi đồng Nhật Bản

Iwaya tên thật là Iwaya Sueo sinh ở Tokyo trong một gia đình thư pháp gia (calligrapher). Trước kia ông đã theo học y học của Đức nhưng lại chuyển hướng sang văn chương khi vừa 20 tuổi. Đã cùng các bạn như Ishibashi Shian, Ôzaki Kôyô, Kawakami Misan...lập ra nhóm “Bạn bút nghiên” (Gen.yuusha, 1885), một văn đoàn có vị trí quan trọng thời Minh Trị. Thế nhưng về sau ông đã đi hẳn vào bộ phận văn học nhi đồng và hoạt động năng nổ trong lãnh vực này suốt 50 năm trời, thu thập, phóng tác và sáng tác không biết bao nhiêu truyện ký, tiểu thuyết, bình luận lịch sử...Cảm hứng của ông đến từ các tác giả ngoại quốc như Goethe, Andersen, Grimm và các danh tác cổ điển Nhật Bản thời trung đại như Konjaku Monogatari (Kim Tích Vật Ngữ) và Uji Shuui (Vũ Trị Thập Di).... Iwaya Sazanami không những được đánh giá như người mở đường cho văn học nhi đồng cận đại nhưng còn có công trong việc đổi mới văn thể tiếng Nhật cho nó dễ hiểu hơn. Ngoài ra, trong khi cộng tác với nhà xuất bản Hakubunkan (Bác Văn Quán), ông đă có dịp chỉnh đốn (rewrite) và giới thiệu lại với các độc giả tí hon kho truyện cổ nước nhà. Viết về ông, văn hào Mori Ôgai (1862-1922) có lần nói đại ý: “Hồi tôi hãy còn bé, chưa có loại truyện dành cho nhi đồng như kiểu anh Iwaya Sazanami viết bây giờ, nên không có cái gì để đọc, trừ mấy quyển sách cổ về thơ và tuồng của ông bà nội tôi”.

                    Related image                          

                          Cuộc phiêu lưu của con chó Koganemaru   

Tóm lại, có thể nói là cho đến năm 1918, khi phải hoàn toàn nhường chỗ cho một trào lưu mới là loại “truyện nhi đồng có tính tượng trưng” (shôchô dôwa象徴童話) với Ogawa Mimei - vốn đă bắt đầu từ 1910 – nếu nói về văn học nhi đồng Nhật Bản hầu như ta chỉ biết đến những sáng tác và sưu tầm của Iwaya Sazanami với một thể loại mang cái tên mới là Otogibanashi (御伽噺Truyện thần tiên, fairy tale, nursery tale) qua các bộ sách Nihon Mukashibanashi (Cổ tích Nhật Bản,1894-96), Nihon Otogibanashi (Truyện thần tiên Nhật Bản, 1899-1908),Sekai Otogi Bunko (Tủ sách truyện thần tiên thế giới, 1910), Sazanami Otogi Hyakuwa (Một trăm truyện thần tiên của Sazanami, 1910).

                               Thời Taishô (1912-1926)

Văn chương nhi đồng Nhật Bản cận đại tuy bắt đầu nhóm lên vào thời Meiji với Iwaya Sazanami nhưng chỉ thực sự vững vàng dưới thời Taishô, khi bầu không khí dân chủ bắt đầu lan tỏa (do đó mới có quan điểm là văn học nhi đồng Nhật Bản chỉ bắt đầu từ cuối đời Taishô). Đặc điểm của văn học nhi đồng thời này có thể được tóm gọn trong một câu: “Đó là giai đoạn mà truyện đời xưa (otogibanashi, fairy tale, nursery tale) đă nhường bước cho truyện nhi đồng (dôwa,  children’s tale)”. Tuy các từ điển vẫn c̣n đánh đồng hai thể loại này về mặt ngữ nghĩa nhưng nếu nh́n kỹ nội dung của mỗi loại, ta có thể nhận ra rằng yếu tố thần tiên, không tưởng của loại trước đă nhường bước cho yếu tố ngụ ngôn cũng như tính trượng trưng của loại sau, nếu không nói là, về lâu về dài, c̣n kèm thêm cả yếu tố hiện thực nữa. Đồng thời, trong giai đoạn này, chúng ta c̣n chứng kiến sự phát sinh của trào lưu nghiên cứu lư luận văn học nhi đồng.

Có hai nhân vật chủ chốt cần được nhắc đến trong giai đoạn này. Đó là Suzuki Miekichi và Ogawa Mimei.

Suzuki Miekichi (1882-1936)                         

                                 Related image

Tượng đài Suzuki Miekichi, người chủ tŕ tạp chí Akai Tori

Tượng Suzuki Miekichi với con chim trên vai bên cạnh hai thiếu nhi nam nữ - được dựng lên như một quần thể để vinh danh công lao của ông đối với văn học nhi đồng - ngày nay vẫn c̣n nằm bên bờ sông Ôta cạnh Công viên ḥa b́nh ở Hiroshima, quê hương ông. Từng là học tṛ của văn hào Natsume Sôseki trên ghế Đại học Tokyo, ban Anh văn. Đă góp mặt với văn đàn với truyện ngắn “Chim choi choi” (Chidori). Ông biểu lộ tính trữ t́nh trong bút pháp qua các tác phẩm như “Quả cây dâu” (Kuwa no mi), “Tổ con chim nhỏ” (Kodori no su). Sau đó, ông đă chuyển hướng sang văn học nhi đồng. Cống hiến to lớn nhất của ông đối với văn học sử có lẽ là việc đă đứng ra chủ trương tạp chí “Con Chim Đỏ” (Akai Tori, 1918-29, 1931- 1936) cho đến ngày qua đời. Không những điều hành tạp chí từ đầu đến cuối, ông c̣n tham gia sáng tác và quảng bá. Từ đầu, Akai Tori đă nhận được sự ủng hộ đầy nhiệt t́nh của các cây bút đàn anh như Mori Ôgai, Shimazaki Tôson ... với sự đóng góp của các nhà văn, nhà thơ tên tuổi như Akutagawa Ryuunosuke, Kitahara Hakushuu, Uno Kôji, Arishima Takeo, Tokuda Shuusei, Osanai Kaoru, Izumi Kyôka,Tanizaki Jun.ichirô, Satô Haruo và Saijô Yaso...

Ogawa Mimei (1882-1961)

                                  Image result for ogawa mimei

           Ogawa Mimei trong truyền thống của Grimm và Andersen

Bên trên, chúng ta đă nhiều lần nhắc đến thể loại “truyện nhi đồng có tính tượng trưng” (Shôchô dôwa象徴童話). Loại truyện nhi đồng có tính tượng trưng này tương ứng với các truyện nhi đồng Âu Mỹ nhưng phạm vi có phần hạn hẹp hơn. Ngoài ra, văn học nhi đồng Nhật Bản c̣n có một thể loại khác là “Truyện nhi đồng nói về thực tế cuộc sống” (Seikatsu dôwa生活童話). Các nhà nghiên cứu Nhật như Miyake Okiko (Tư liệu 1) cho rằng loại thứ hai này chỉ là một phiên bản vụng về của truyện nhi đồng hiện thực (realism) và chưa thoát được ảnh hưởng của bút pháp tượng trưng và chủ nghĩa đồng tâm (tức chủ trương của nhà văn muốn t́m về tấm ḷng ngây thơ của trẻ con).

Nói dông dài như thế là để t́m hiểu rơ hơn về nhà văn Ogawa Mimei, người tiên khu của thể loại “truyện nhi đồng có tính tượng trưng”. Ông ra đời ở thị trấn Takada tỉnh Niigata giữa một vùng tuyết giá (thường được gọi là Xứ Tuyết = Yukiguni) và cũng như H.C. Andersen, đă tiếp thu truyền thống truyện nhi đồng ở địa phương qua lời kể của các bậc bô lăo trong gia đ́nh, cḥm xóm. Giữa khi đang học khoa Anh văn ở Đại học Waseda, ông bắt đầu viết tiểu thuyết và đă được một nhà văn lớn là Tsubouchi Shôyô (1859-1935) nh́n nhận tài năng. Chịu ảnh hưởng các tác gia trường phái Tân lăng mạn (Neo-Romanticism) Anh, ông đă chọn con đường văn học có tính tượng trưng để tŕnh bày những mâu thuẫn của xă hội và nhân sinh đương thời. Tuy bề ngoài có vẻ tiêu cực (negative story) khi mô tả những cảnh tượng chết chóc, phá sản, đổ nát, điêu tàn...nhưng nội dung bên trong lại bao hàm một niềm hy vọng và ḷng tin vào tương lai con người. Ảnh hưởng của Phật giáo (triết lư cho rằng h́nh tuy hoại nhưng mọi vật sẽ lại hồi sinh theo chu kỳ tuần hoàn) như thế đă hiển lộ trong các tác phẩm của ông.

Lúc đó, ông đă xuất bản hơn mười tập truyện ngắn rồi. Đến khi có dịp tham gia vào phong trào dân chủ thời Taishô, ông lại tích cực sáng tác truyện nhi đồng và nổi tiếng với những tác phẩm như “Những ngọn nến đỏ và nàng tiên cá” (Akai rôsoku to ningyo), “Đêm trăng và kính đeo mắt” (Tsukiyo to megane), Thành phố buồn ngủ (Nemui machi) vv.... Mimei sau đó đă tiến về chủ nghĩa hiện thực (realism) và trở thành nhà sáng tác truyện nhi đồng hàng đầu của Nhật Bản tiền chiến, một kim tự tháp trong lănh vực này, chẳng khác anh em nhà Grimm và Andersen ở Âu châu. Ông được nhà nước tặng Huân chương công lao về văn hóa vào năm 1956.

Vài đặc trưng của văn học nhi đồng thời Taishô

Văn học nhi đồng thời Taishô rất phong phú. Ngoài các lănh vực như đồng thoại, đồng dao và lư luận văn học nhi đồng đă bàn đến, nó c̣n được đánh dấu bởi sự phát triển của các “tái thoại” 再話(saiwa = truyện cũ viết lại = cố sự tân biên) nghĩa là những sáng tác dựa trên thần thoại, truyền thuyết, truyện dân gian, tác phẩm cổ điển trong và ngoài nước (như trường hợp Suzuki Miekichi viết lại bộ cổ sử Kojiki theo văn thể mới, Akutagawa t́m nguồn cảm hứng từ truyện cũ tích xưa trong Konjaku, Uji Shuui).

Song song với các “tái thoại” là một khuynh hướng đối nghịch nhằm  tác phẩm hóa những thể nghiệm bản thân và đời thường (như trường hợp của ba nhà văn Arishima Takeo, Shimazaki Tôson và Chiba Shôzô). Truyện của Shimazaki Tôson (島崎藤村1872-1943) bắt nguồn từ những  điều nghe thấy trên đất Pháp - nơi ông có thời lưu học - nên chúng phảng phất văn phong nhẹ nhàng và đầy tính nhân đạo của Anatole France. Chiba Shôzo (千葉省三1892-1975) với “Nhật kư của cậu bé Tora” (Tora chan no Nikki) mô tả cuộc sống ḥa điệu với thiên nhiên của một thiếu niên vùng quê Nhật Bản (có thể là chính bản thân tác giả). Tập đồng thoại “Một chùm nho” (Hitofusa no budô) không có ǵ khác hơn là tùy bút ngày xanh của cậu học tṛ nhỏ Arishima Takeo有島武郎 (1878-1923) thời ông theo học một ngôi trường đạo vùng Yokohama với các thầy cô Tây phương. Khỏi phải nói, nội dung của cả ba đề cập đến một lư niệm giáo dục mới, hồn nhiên và phóng khoáng, khác với lư niệm giáo dục truyền thống khắt khe của Nhật Bản đă có cho đến bấy giờ.

Một khuynh hướng khác của văn học nhi đồng thời Taishô là đại chúng hóa. Lúc ấy, các tạp chí văn học nhi đồng có tính đại chúng và thông tục (vốn đă bắt đầu từ cuối đời Meiji) lại phát triển rầm rộ. So với các tạp chí như Akai Tori (Con Chim Đỏ), Kin no Fune (Chiếc Thuyền Vàng), Dôwa (Đồng Thoại) ... vốn được xếp vào “cựu phái”, chúng được mệnh danh là “tân phái” mà đại diện là các tạp chí như “Thế giới của thiếu niên” (Shônen Sekai), “Thiếu niên Nhật Bản” (Nihon Shônen), “Sách bằng tranh của thiếu nữ” (Shôjo Gahô = Thiếu nữ họa báo), “Câu lạc bộ thiếu niên” (Shônen Kurabu), “Câu lạc bộ thiếu nữ” (Shôjo Kurabu). Trong khi Akai Tori – một tạp chí đặt trọng tâm vào phẩm chất văn chương và được sự cộng tác của cây bút tên tuổi - chỉ lưu hành được ở vùng đô thị th́ loại tạp chí này, với nội dung hoa bướm tuổi học tṛ và chỉ được đảm nhiệm bởi những cây bút không mấy tiếng tăm, đă về đến tận các địa phương xa xôi.

                         Thời Shôwa tiền kỳ (1926-45)

Từ giă thời Taishô vàng son, chúng ta bước vào giai đoạn Shôwa tiền kỳ đầy biến động và chứng kiến việc văn học nhi đồng Nhật Bản đứng trước một mùa đông lạnh lẽo dù những tên tuổi sáng giá như Tsubota Yôji, Niimi Nankichi và Miyazawa Kenji hăy c̣n đấy để góp mặt với làng văn. Thế nhưng chẳng bao lâu cái lạnh lẽo ấy đă trở thành khắc nghiệt vào thời điểm Nhật Bản tiến chiếm Trung Quốc (1937). Văn học nhi đồng biến chất và trở thành Văn học “tiểu quốc dân” (công dân bé nhỏ) khi mà bất luận già trẻ lớn bé, mọi người đều được nhà nước hối thúc phải chấp nhận hy sinh và đóng góp vào nỗ lực chiến tranh.

Nói về Tsubota Jôji 坪田譲治 (1890-1982) th́ ông là một tiểu thuyết gia và tác giả truyện nhi đồng, xuất thân từ vùng Okayama. Đă tốt nghiệp đại học Waseda. Bắt đầu đến với văn đàn qua “Truyện thủy quái Kappa” (Kappa no hanashi, 1927) đăng trong Tạp chí Akai Tori và được Suzuki Miekichi nh́n nhận tài năng. Về sau, trong toàn bộ tác phẩm của ḿnh, ông luôn luôn mô tả một thế giới “đồng tâm”. Ông được xem như người xứng đáng kế nghiệp Ogawa Mimei trong vai tṛ lănh đạo phong trào tranh đấu cho một h́nh thức văn học nhi đồng mới v́ ngoài tài sáng tác, c̣n là một nhà lư luận văn học xuất sắc.

Nhân vật thứ hai trong bộ ba là Niimi Nankichi 新見南吉 (1913-1943), một nhà văn từng hợp tác với Tạp chí Akai Tori bộ mới (1931-36). Ra đời ở vùng Aichi, ông trải qua một tuổi thơ ấu khó khăn v́ mẹ mất sớm. Văn ông giàu cá tính, hóm hỉnh, có màu sắc địa phương, đầy t́nh cảm nhân bản Đông phương. Ông lại biết dàn dựng cốt truyện khéo léo nên có thể xem là một nhà văn độc đáo ngang tầm cỡ những Mimei, Jôji và Kenji. Tác phẩm tiêu biểu của ông nhan đề “Con chồn cô độc” (Gonkitsune) nói về sự cô đơn và khát vọng yêu đương của một người mới lớn. Khi c̣n ngồi trên ghế trường Đại học Ngoại ngữ Đông Kinh, ông đă nhuốm bệnh lao nên sức khoẻ rất èo uột và qua đời khi chưa đầy 30 tuổi. Những trải nghiệm bệnh tật đau đớn cùng với t́nh yêu cuộc sống đă được ông đưa vào văn chương trong giai đoạn cuối đời.

Miyazawa Kenji (1896-1933)

                                Related image

        Miyazawa Kenji, người viết truyện nhi đồng cho mọi lứa tuổi

Nhà văn thứ ba, Miyazawa Kenji宮沢賢治, được mọi người đồng thanh nh́n nhận là một đỉnh cao nếu không nói là đỉnh cao nhất trong lănh vực văn chương nhi đồng của giai đoạn cuối Taishô đầu Shôwa. Tuy vậy, sinh thời công chúng ít ai biết đến nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu canh nông và Phật tử thuần thành này. Suốt đời, ông chỉ xuất bản có mỗi tập truyện nhan đề “Quán ăn mè nheo lắm chuyện” (Chuumon no ôi ryôriten) vào năm 1924 và in bằng tiền túi. Tài năng được giới phê b́nh khám phá muộn màng vào thập niên 1940 nghĩa là sau khi ông mất (1933). Thế nhưng tác phẩm của ông ngày nay đă nổi tiếng khắp nơi, từ trong nước ra đến hải ngoại, được phiên dịch thành nhiều thứ tiếng. Văn ông thuộc khuynh hướng tượng trưng, có nhiều chất thơ, thấm đẫm ḷng nhân ái trong truyền thống Phật giáo của kinh Pháp Hoa và t́nh yêu thiên nhiên tiềm tàng nơi một con người sinh ra ở miền Đông Bắc thanh u. “Đêm theo đường sắt lên Ngân Hà” (Ginga tetsudô no yoru) và “Matasaburô, đứa con của gió” (Kaze no Matasaburo) là những truyện nổi tiếng. Ngoài ra toàn tập 15 quyển của ông vẫn c̣n là một kho tàng quí giá để người làm công tác nghiên cứu khai thác.

Đặc trưng của những năm đầu thời Shôwa:

Hiện tượng đáng lưu ư trước tiên là sự tái bản (1931) của tạp chí Akai Tori chứng tỏ văn chương nhị đồng đặt trọng tâm vào nghệ thuật vẫn c̣n có chỗ đứng tuy lần này trong đội ngũ của họ đă vắng bóng những nhà văn tên tuổi. Chẳng bao lâu, sau cái chết của Suzuki Miekichi (1936), người chủ xướng, báo đă phải đ́nh bản.

Hiện tượng thứ hai là cùng với sự suy thoái kinh tế toàn cầu từ cuộc khủng hoảng năm 1929 ở Wall Street, t́nh h́nh xă hội đă biến chuyển, sự chỗi dậy của văn học vô sản (Proletariat) đă ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến văn học nhi đồng. Đă có những tác phẩm nói về nguyên nhân của nghèo đói và giá trị của lao động, trong đó, các thiếu niên, thiếu nữ thủ vai chính. Chủ đề tác phẩm mang tính xă hội và hiện thực hơn nhiều so với trước. Đồng thoại thời đó có tên là “Sinh hoạt đồng thoại” (Seikatsu dôwa) v́ chúng bám sát cuộc sống thường nhật.

Cùng lúc, để kiềm chế các trào lưu tư tưởng đi ngược với đường lối  nhà nước, kể từ khi Chiến tranh Trung Nhật bộc phát (1937), giới chức trách Nhật Bản đă ra chỉ thị phải “cải thiện” sách vở liên quan đến độc giả nhi đồng. Cuộc đàn áp về mặt tư tưởng và những phong trào tranh đấu chống lại nó đă diễn ra  liên tục từ lúc ấy cho đến khi Chiến tranh Thái B́nh Dương kết thúc (8/1945). Thế nhưng phải nói là trong quảng thời gian ngắn ngủi ấy (1937-45), phần thắng đă nghiêng về phía chính quyền quân phiệt. Dưới áp lực của họ, một số nhà văn vô sản phải từ bỏ lư tưởng và “chuyển hướng” nghĩa là viết theo chiều “văn học tiểu quốc dân” để tuyên truyền lớp trẻ tham gia nỗ lực chiến tranh.

                          Thời Shôwa hậu kỳ (1945-69)

Ḥa b́nh trở về từ tháng 8/1945 nhưng văn học nhi đồng Nhật Bản vẫn kiệt quệ và c̣n phải đợi đến khi có những cây bút trẻ đầy tiềm năng ra đời. Dù vậy, với ảnh hưởng của nền dân chủ hậu chiến vừa manh nha, một cuộc tranh luận về bản chất của văn học nhi đồng đă nổ ra. Đầu thập niên 1960, văn học nhi đồng buổi đầu đầy tính trữ t́nh của Ogawa Mimei bị các nhà văn tiên tiến như Seta Teiji 瀬田貞二, Ishii Momoko石井桃子, Inui Tomikoいぬいとみこ cũng như thành viên Hội Nghiên Cứu Đồng Thoại của Đại học Waseda là Torikoshi Shin 鳥越信 phê phán. Chung qui, họ cho rằng truyện của ông quá cảm thương, tiêu cực (negative story) và chỉ tạo ra những ảo tưởng, không thể nào đáp ứng được đ̣i hỏi của lớp người trẻ hiện tại. Họ thấy đă đến lúc phải “chia tay” lối viết của Mimei và đi t́m một hướng mới để có một nền văn học nhi đồng xứng đáng với một thời hậu chiến năng động.

Bên ngoài, Nhật Bản chấp nhận Tuyên ngôn Postdam, chịu hàng phục Đồng Minh vô điều kiện. Trong nước, những cuộc vận động chính trị trở nên sôi nổi. Vào thời kỳ này, những tạp chí hoạt động trong chiều hướng ấy và được biết đến nhiều nhất là “Chuồn chuồn đỏ” (Aka Tonbo), “Ngân Hà” (Ginga), “Thiếu Niên Thiếu Nữ” (Shônen Shôjo). Các tác giả ăn khách nhất là Takeyama Michio 竹山道夫 (1903-1984) với truyện dài “Cây đàn cầm Miến Điện” (Biruma no Tategoto) đăng trong Aka Tonbo năm 1947 và Kitabatake Yaho 北畠八穂với “Nhật kư của Jirô Buuchin” (Jirô Buuchin Nikki) trên mặt báo Ginga cũng vào năm ấy. Đó là chưa kể đến Ishii Momoko石井桃子với “Bé Non cưỡi mây” (Nonchan kumo ni noru, 1947) và chậm hơn một chút là Tsuboi Sakae 壷井栄(1899-1967), một tác giả đă nổi tiếng từ thời tiền chiến, với “Hai mươi tư tṛng mắt” (Nijuushi no hitomi,1952).

Hai cuốn truyện cảm động của Takeyama và Tsuboi cũng như một số lớn tác phẩm bộc lộ t́nh cảm phản chiến và t́nh yêu ḥa b́nh cũng không thể kéo dài ảnh hưởng của chúng măi đến thập niên 1960 khi dĩ văng chiến tranh đă mờ nhạt trong kư ức độc giả. Thêm vào đó, nhiều tác giả mới và đề tài mới đă lần lượt đến với văn đàn. Những chủ đề cấm kỵ như t́nh dục, ly hôn,tự sát, kỳ thị, ô nhiễm, chống vũ khí hạch nhân...bắt đầu được khai thác. Các tác giả có tên tuổi trong giai đoạn chuyển tiếp này là Imanishi Yoshiyuki (1923-2004), Ôishi Makoto, Maekawa Yasuo, Matsutani Miyoko (sinh năm 1926), Aman Kimiko, Shôno Eiji vv...

                               Thời Heisei (1969-2019)

Những năm 1960 chứng kiến sự phồn vinh của nền kinh tế Nhật Bản, tiến bộ của khoa học cũng như sự đăng quang của các môi thể truyền thông đại chúng. Điều này cũng đưa đến việc trẻ em bắt đầu xa rời các ấn phẩm và chỉ dán mặt vào những h́nh ảnh trên các màn ảnh từ nhỏ đến lớn.

Năm 1974, khi Sumitani Kenjirô xuất bản “Mắt của thỏ” (Usagi no me), tác phẩm của ông đă được cả độc giả trẻ con và độc giả người lớn hoan nghênh. Chúng ta c̣n thấy hiện tượng đạp đổ bức tường ngăn cách văn học nhi đồng và văn học thành nhân này qua tác phẩm của các tác giả đương thời như Shigematsu Kiyoshi, Nashimoto Kaho, Asano Atsuko, Satô Takako, Uehashi Naoko ... cũng như các tác giả từng đoạt giải Naoki (lănh vực văn học đại chúng) ví dụ Mori Ezu hay Miura Shion. Kể từ dạo đó, biên giới tuổi tác đă bị xóa nḥa. Ngay cả các truyện bằng tranh, xưa chỉ dành cho thiếu nhi, nay được người lớn t́m đọc. Chúng đă đă đi vào tủ sách của sinh viên đại học và thư viện nhà dưỡng lăo. Người ta bắt đầu tự hỏi phải chăng văn học nhi đồng giờ đây đă biến dạng hay đang trên đà mai một?

Một đặc điểm khác của văn học của thời hậu chiến - vẫn được kéo dài cho đến thời Heisei - là khuynh hướng ảnh tượng hóaâm thanh hóa khi mà các môi thể truyền thông đại chúng bắt đầu can thiệp vào một cách áp đảo. Trước tiên, nó đă dẫn tới sự phát triển kinh dị của hai thể loại mới: Manga và Anime. Những nhân vật tiên phong có công lớn trong việc phát triển của hai thể loại ấy là “mạn họa gia” (mangaka) Tezuka Osamu 手塚治虫 (1928-1989) và đạo diễn phim hoạt họa Miyazaki Hayao 宮崎駿 (sinh năm 1941). Đưa tên tuổi hai vị này vào một bài khảo luận về văn học nhi đồng có thể là một chuyện dễ gây ra dị nghị nhưng gần đây, Giải Nobel Văn Học 2017 cũng đă vào tay nhạc sĩ kiêm ca sĩ Bob Dylan, chứng tỏ khuynh hướng này không phải hoàn toàn khó chấp nhận.

Người ta thường nghĩ Manga 漫画 (Comic Cartoon, tranh hí họa) đă có nguồn gốc ở Nhật từ thời trung cổ với những bộ tranh “Điểu thú hí họa” cũng như tranh truyện của họa sư Katsushika Hokusai 葛飾北斎 (1760-1849) tức thể loại Hokusai Manga thời Edo. Thế nhưng liên hệ giữa chúng và Manga cận đại không được thấy rơ ràng cho bằng ảnh hưởng Tây phương nó nhận được từ loại tranh biếm họa đến từ Anh có tên là Punch (nhan đề một tạp chí trào phúng ra đời bên đó vào năm 1841). Ngoài ra, đối với người đầy nhiệt t́nh với Manga như Tezuka Osamu th́ không chịu dừng lại ở mục đích bài báng hay đàm tiếu (comic) của Manga. Ông chủ trương phải đưa cho được tính bi kịch vào trong đó và đây là một ư tưởng giản dị nhưng độc đáo, đă đem đến thay đổi lớn cho Mangaマンガ (giờ đây có thể hiểu là băng truyện) và báo trước sự h́nh thành một trào lưu văn hóa mới.

                           Related image

             Tezuka Osamu chủ trương đem kịch tính vào Manga

Sự kết hợp giữa Manga マンガvà Anime アニメ (từ nguyên ngữ Animation tức phim hoạt họa) cũng là một hiện tượng quan trọng của thời đại khi những ô h́nh “chết” (nét vẽ, văn tự) được nhà nghệ thuật ban cho sự sống qua các chuyển động và âm thanh và kích thước không gian 3 chiều (3D). Ngoài ra, không thiếu chi tác phẩm văn học nhi đồng từ giấy mực đă được dựng thành phim Anime. Cùng lúc nội dung nhiều phim Anime đă được in thành sách báo. Sự trao đổi song phương này làm cho văn học nhi đồng có thêm h́nh thức mới và trở nên phong phú hơn xưa.

                       Related image  

   Miyazaki Hayao từng chịu ảnh hưởng của Lewis Carroll và George Orwell   

Đặc trưng thứ hai của văn học nhi đồng hiện đại là tính toàn cầu. Giới nhi đồng được giao lưu rộng răi và nhanh chóng với thế giới nên bắt đầu xa rời văn hóa truyền thống nước ḿnh. Những nhân vật Manga, Anime không c̣n có đặc trưng Nhật Bản mà mang tính chất phổ quát của con người xuyên quốc gia. Bối cảnh ngôn ngữ và địa lư của nó cũng không c̣n chút chi là Nhật Bản. Điều này đă giải thích được, trong chiều hướng ngược lại, sự thành công vượt bực của những tác phẩm ngoại quốc như Harry Potter - từ dạng  tiểu thuyết đến phim ảnh - trên quê hương của Iwaya Sazanami.

                                          Tokyo ngày 31 tháng 1 năm 2019 (NNT)

 

Tư liệu tham khảo:

1-Miyake Okiko, Shima Noriko, Hatakeyama Chôko, 1983, Shinpan-Jidô Bungaku, hajime no ippo (Tân bản, Văn học Nhi đồng Nhật Bản, bước đầu tiên), Sekai Shishôsha, Tokyo, xuất bản.Nội dung nói về văn học nhi đồng thế giới, vai trò của truyện bằng tranh.

2-Nihon jidô bungaku gakkai, 1986, Jidô Bungaku Kenkyuu Hikkei (Nhi Đồng Văn Học Nghiên Cứu tất huề), Tokyo Shoseki KK xuất bản. Nội dung trình bày các khuynh hướng và những bước tiến trong việc nghiên cứu văn học nhi đồng nói chung.

3-Nishida Yoshiko, 1980, Gendai Nihon Jidô Bungakuron, kenkyuu to teigen (Hiện đại Nhật Bản Nhi  Đồng Văn  học Luận, nghiên cứu và đề nghị), Eifuusha, Tokyo, xuất bản. Chủ yếu nói về các đề tài được khai triển trong văn học nhi đồng NB

4-Torigoe Shin, 1963, Nihon Jidô Bungaku Annai (Hướng dẫn về Văn học Nhi đồng Nhật Bản), Rironsha, Tokyo xuất bản. Nội dung bàn về lịch sử văn học nhi đồng NB, các tác phẩm phiên dịch và các tạp chí đăng tải.

5-Sekiguchi Yasuyoshi biên, 2008, Appurôchi Jidô Bungaku, Kanrin Shôbô, Tokyo. Tiếp cận văn học nhi đồng Nhật Bản từ thể loại, tác giả đến tác phẩm chính.

6-H́nh ảnh và tư liệu mạng.