TayDuKy

QUÁ TR̀NH XÂY DỰNG NHÂN VẬT TÔN NGỘ KHÔNG

tiểu thuyết Tây Du Kư dưới cái nh́n dân thoại học[1]

 

Nakano Miyoko

Nguyễn Nam Trân biên dịch và chú thích

 

Lời dẫn nhập của người biên dịch

 

   Tây Du Kư tiêu biểu cho tiểu thuyết chương hồi b́nh dân Trung Quốc, có ảnh hưởng sâu sắc đến sinh hoạt xă hội các dân tộc Á Châu. Không những nó đă có mặt từ lâu trong khu vực văn hóa chữ Hán (Trung, Đài, Hàn, Việt, Nhật) mà từ cuối thế kỷ 19, qua các bản tuồng các gánh hát lưu diễn và văn dịch, Tây Du Kư (TDK) đă theo ngọn gió mùa và quang thúng Hoa Kiều đến Thái, Mă Lai, In-đô-nê-xia và các nơi khác trên thế giới. Âu Mỹ cũng đánh giá cao TDK, bằng cớ là Pháp đă cho in bản dịch TDK Le Pèlerin vers l’Ouest trong tuyển tập Pléiade trên giấy quyến và học giả A. Waley đă dịch TDK ra Anh ngữ từ lâu ( Monkey, by Wu Ch’Êng-Ên, Allen & Unwin, London, 1942). Ngoài ra, việc so sánh Tây Du Kư[2] và tác phẩm Tây Phương The Pilgrim’s Progress (Thiên Lộ Lịch Tŕnh) cũng là một đề tài thú vị cho người nghiên cứu văn học đối chiếu.

   Do đó, ta không lạ ǵ khi thấy trong số học giả Nhật có người như Nakano Miyoko bỏ gần cả cuộc đời để nghiên cứu Tây Du Kư. Bà Nakano sinh năm 1933 ở Sapporo, miền Bắc nước Nhật, giáo sư danh dự Đai Học Hokkaidô và chuyên môn về văn học Trung Quốc. Tác phẩm chính có Tôn Ngộ Không chào đời (1980), Yêu quái Trung Quốc (1983), Bí mật bên trong Tây Du Kư (1984), Pháp sư Tam Tạng, Tôn Ngộ Không có phải là khỉ không?…. Ngoài ra, bà đă dịch Tây Du Kư sang tiếng Nhật.

   Bài viết nầy có mục đích tŕnh bày một số thông tin trích từ hai tác phẩm của bà làNgày Tôn Ngộ Không chào đời (Son-Go-Ku no tanjô, 292 trang, bản năm 2002), và Bí mật bên trong Tây Du Kư (Saiyuki no himitsu, 368 trang, bản 2003), đều do Iwanami Shoten tái bản với khổ bỏ túi. Tựa đề và tiết đều do người biên dịch tạm đặt. V́ tính chất đoạn chương thủ nghĩa không tránh khỏi của việc trích dịch, xin độc giả lượng thứ nếu bài viết không thể hiện đầy đủ tuần tựsuy luận của tác giả Nakano Miyoko.

 

 

 

  

 

Bạn đọc hẳn không c̣n lạ ǵ Tôn Ngộ Không, nhân vật chính của Tây Du Kư (TDK), con khỉ thần thông và anh hùng nứt ra từ quả trứng đá trên đỉnh Hoa Quả Sơn, nước Ngao Lai, một ḥn đảo ngoài biển thuộc Đông Thắng Thần Châu[3]. Không cha mẹ, không anh em, một ḿnh tụ tập đàn khỉ, tự xưng Mỹ Hầu Vương ở động Thủy Liêm, rồi một ngày bỏ tất cả lên đường đi học đạo tiên với Tu Bồ Đề Tổ Sư ở Tây Ngưu Hóa Châu[4]. Họ Tôn pháp thuật cao dày, vũ nghệ tuyệt luân, đại phá long cung, náo loạn thiên đ́nh, ăn trộm quả bàn đào, được phong Tề Thiên Đại Thánh, đánh tan thiên binh thần tướng, nuốt linh đơn, chịu được lửa khói ḷ bát quái của Lăo Quân và chỉ mắc mưu Như Lai bị đè dưới ngọn Ngũ Hành Sơn, để rồi theo Huyền Trang Tam Tạng thỉnh kinh và cuối cùng thành Đấu Chiến Thắng Phật tiêu dao ở cơi Tây Phương.

 

Ba nguồn cội văn học của Tây Du

 

   Lai lịch của Tôn Ngộ Không như trên tóm lược từ tiểu thuyết Tây Du Kư, đượcviết ra vào đời Minh mà bản khắc gỗ xưa nhất c̣n giử được đến nay mang tên Tân Khắc Xuất Tượng (Tướng) Quan Bản Đại Tự Tây Du Kư, tục gọi là bản Thế Đức Đường, ra đời năm Vạn Lịch 20 (1592). Tuy nhiên trước bản đời Minh100 hồi này, chúng ta đă thấy dấu vết của Tây Du Kư tự đời Nguyên. Tiếc thay không ai c̣n giữ được bản TDK đời Nguyên nữa, nhưng qua những tư liệu bên lề, ta có thể tưởng tượng ra h́nh dáng nó một phần nào.

   Tư liệu bên lề ấy là kịch và thi thoại (nhưng xin hiểu thi thoại ở đây là truyện kể bằng thơ và bạch thoại chứ không phải giai thoại về thơ). Kịch bản đời Nguyên lấy TDK làm đề tài hiện cũng không c̣n nhưng may mắn là một bộ phận của nó được ghi lại trong Tây Du Kư Tạp Kịch của Dương Cảnh Hiền (c̣n gọi là Dương Cảnh Ngôn) đời Minh.Sách nầy hiện vẫn được bảo tồn và coi như là một tư liệu tham khảo đáng tin cậy.

   Dấu vết về một tiểu thuyết có tên là Tây Du Kư xuất hiện dưới thời Nguyên c̣n được thấy qua một tư liệu Triều Tiên thế kỷ 15, Phác Thông Sự Ngạn Giải, cuốn sách giáo khoa dạy đàm thoại tiếng Trung Quốc có phiên âm theo Hàn ngữ (ngạn giải) của ông thông ngôn (thông sự) họ Pak (Phác). Ngoài ra trong Vĩnh Lạc Đại Điển, bộ toàn thư vĩ đại in năm Vĩnh Lạc thứ 6 (1408) đời Minh, quyển 13139 cũng có dẫn dụng một phần nguyên văn TDK, xét niên đại th́ suy được nó phải là TDK của đời Nguyên.

   Trước Nguyên, Tây Du Kư đă xuất hiện dưới h́nh thức thô sơ hơn tự đời Tống. Thời ấy, trong các đô thị lớn, có những Ngơa Tử tức là những người kể truyện bằng thơ vè và nói lối cho dân chúng nghe và họ cần có bản gốc (để bản) dựa vào đó mà kể. Hai trong những bản gốc đó đă được t́m thấy ở Nhật. Đó là Đai Đường Tam Tạng Thủ Kinh Thi Thoại (c̣n khá đầy đủ ) và Đại Đường Tam Tạng Thủ Kinh Kư, in thời Nam Tống và có lẽ do các tăng Nhật Bản du học bên đấy mang về.

   Bản TDK đời Minh quen thuộc với chúng ta, song những h́nh thái truyện, kịch, thi thoại Tống Nguyên kia có liên hệ hàng dọc với nhau không, ta chưa quả quyết được. Bởi v́ những mối dây đó mắc míu vào nhau, thêm bớt cho nhau vô cùng phức tạp, làm cho ta bị ngập lụt trong đống văn kiện và dữ kiện. Tốt hơn nên xé lẻ một vấn đề để nghiên cứu như thử so sánh xem trong mỗi một h́nh thái văn nghệ nói trên, nhân vật trung tâm Tôn Ngộ Không đă được xây dựngtheo quá tŕnh như thế nào.

   Trong kịch bản TDK chẳng hạn, Tôn Ngộ Không có cả anh chị em, lại bắt cóc nữ vương nước Kim Đỉnh về làm vợ, nhưng trong tiểu thuyết TDK đời Minh th́ Tôn Ngộ Không một ḿnh một thân, tuy phá phách nhưng không hề háo sắc. Phần trích dịch (bản TDK đời Nguyên) của Phác thông sự ra tiếng Triều Tiên không đề cập tới chuyện vợ con của Tôn Ngộ Không nhưng có nhắc đến việc Tôn Ngộ Không đánh cắp áo Tú Tiên Y của Tây Vương Mẫu để mở Khánh Tú Y Hội, một chi tiết giống y nội dung kịch bản, nên từ đó có thể suy ra là trong bản TDK đời Nguyên, Tôn Ngộ Không cũng có thể có vợ con.

   Ngược lại, thi thoại đời Tống cho nhân vật chính là Hầu Hành Giả (tiền thân Tôn Ngộ Không) không vợ con ǵ cả, chứng tỏ giữa thi thoại Tống và kịch bản Nguyên có thể lại không cùng một hệ thống. Ngoài ra, theo bản TDK đời Minh th́ rơ ràng Tôn Ngộ Không có nguồn cội bí ẩn, vốn từ ḥn đá nứt ra, không cha không mẹ chứ đừng nói đến anh em.

   Về cách Tôn Ngộ Không bị trừng phạt cũng thế, trong thi thoại Tống chỉ nói họ Tôn bị Tây Vương Mẫu đánh đ̣n nhưng không có sự tích đá đè dưới núi Ngũ Hành như các bản từ Nguyên về sau. Mà chuyện đè Tôn Ngộ Không dưới đá có bản cho là do Ngọc Đế, bản khác bảo do Quan Âm, Như Lai, không thống nhất. Về người cứu họ Tôn ra khỏi Ngũ Hành Sơn th́ các bản đều đồng thanh là Tam Tạng, trừ thi thoại bảo Ngộ Không dưới dạng một Bạch Y Tú Tài từ phương Đông đă đến nhập bọn thầy tṛ Đường Tăng và đổi tên thành Hầu Hành Giả, cùng đi thỉnh kinh.

   Những chi tiết khác nhau nữa là danh xưng và quê quán của Tôn Ngộ Không. Chẳng hạn Tề Thiên Đại Thánh có phải là tên Ngọc Đế phong hay NgộKhông tự xưng. Ngoài ra, theo TDK bản Nguyên và bản Minh, nơi phát tích của Tôn Ngộ Không là núi Hoa Quả động Thủy Liêm, trong khi thi thoại đời Tống và kịch bản gọi nó là Tử Vân Động hay Tử Vân La Động.

  

Ai viết Tây Du Kư?

 

   Theo ư kiến chung ngày nay, bản TDK đời Minh là của Ngô Thừa Ân[5] soạn. Lập luận nầy chưa hẳn được tất cả các nhà nghiên cứu chấp nhận. Việc Hoài An Phủ Chícủa phủ Hoài An, quê hương ông, ghi rằng Ngô Thừa Ân viết TDK chưa chắc muốn nói đích xác là cuốn TDK, tiểu thuyết về Tôn Ngộ Không, v́ cái tựa Tây Du Kư c̣n được dùng bởi nhiều người mỗi khi nói đến một cuộc lữ hành về phương Tây. Vào thế kỷ 13, thiên hồi kư về cuộc hành tŕnh của đạo sĩ Khâu (Khưu) Xử Cơ[6], người được Thành Cát Tư Hăn mời đến thành Samarcand đă có nhan đề là Trường Xuân Chân Nhân Tây Du Kư. Cái tựa nầy làm cho từ đời Thanh cho đến đầu thế kỷ 20, nhiều người vẫn lập luận rằng Khâu Xử Cơ là tác giả TDK, chỉ v́ căn cứ vào 3 chử TDK trên b́a sách mà không cần biết nội dung quyển sách nầy (đă được dịch ra Nhật ngữ) không dính líu ǵ đến tiểu thuyết TDK.

   Nhiều người đă dựa vào một là Hoài An Phủ Chí, hai là vào lư do trong TDK có những chi tiết phản ánh quan chế đời Minh để bảo rằng nó phải là tác phẩm viết bởi một người sống vào đời Minh (Ngô Thừa Ân) chứ không thể là một người đời Nguyên (Khâu Xử Cơ ) được. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Nhật Bản Ôta Tatsuo là một trong những người tỏ ra ngờ vực thuyết Ngô Thừa Ân. Ông tiếc rằng từ khi Hồ Thích trong Tây Du Kư Khảo Chứng (xem HồThích Văn Tồn, 1923) và Lỗ Tấn (1881-1936) trong Trung Quốc Tiểu Thuyết Sử Lược (1924) chấp nhận thuyết Ngô Thừa Ân là tác giả TDK th́ thuyết nầy trở thành định thuyết trong học giới. Ông c̣n cho là gần đây, năm 1955, khi in bản ch́ cho TDK, Tác Gia Xuất Bản Xă và Nhân Dân Văn Học Xuất Bản Xă đă sử dụng bản Thế Đức Đường tàng trữ tại Thư Viện Bắc Kinh làm bản gốc, dùng sáu dị bản đời Thanh để hiệu đính, nhưng lại lược bỏ bài tựa của Trần Nguyên Chi lưu ưvềviệc tên tác giả vẫn c̣n chưa chắc, và đề ngay lên là «Ngô Thừa Ân trứ». Vẫn theo Ôta Tatsuo, trên lập trường mục lục học, Hoài An Phủ Chí với tư cách là một văn kiện chính thức phủ Hoài An, một cơ quan hành chánh, th́ chỉ để ư đến những tác phẩm có tính chất đứng đắn như Kinh, Sử, Tử Tập, cùng lắm là kịch bản (v́ kịch được triều Minh chấp nhận), chứ không thể nào lư đến sự tồn tại của một tiểu thuyết bạch thoại, cho dù nó được quần chúng yêu thích. Ông cho là may ra họ Ngô chỉ viết kịch Tây Du chớ không hề viết truyện Tây Du.

   Chính ra những người chủ trương thuyết Ngô Thừa Ân không phải không có trong tay nhiều «chứng cứ» khác. Để bảo vệ luận cứ của Hồ Thích và Lỗ Tấn, học giả Trung Quốc bắt đầu t́m hiểu các tác phẩm khác của Ngô Thừa Ân như Xạ Dương Tập (sau nầy được chỉnh lư lại dưới cái tên Xạ Dương Tiên Sinh Tồn Cảo) và đă có thể biện minh cho liên quan giữa họ Ngô và tiểu thuyết Tây Du Kư bằng những lư lẽ như sau:

1)       Trong Xạ Dương Tiên Sinh Tồn Cảo, quyển 1 có bài Nhị Lang Sưu Thần Đồ Ca B́nh Tự (đề tựa bức tranh vẽ thần Nhị Lang đi tuần núi bắt yêu quái) viết theo lối thất ngôn cổ thi. Nội dung thơ có nhắc đến việc «thần Nhị Lang có chim ưng và chó săn, có thể bắt được cả khỉ già» (câu 9 và 11). Nhị Lang có thể là Dương Tiễn (đă có mặt trong Phong Thần Diễn Nghĩa), từng giao tranh kịch liệt với Tề Thiên Đại Thánh trên thiên cung trong hồi thứ 6 của TDK chăng? (mặc dù có một thần Nhị Lang khác trong Nguyên khúc và Minh khúc tên Triệu Dục, gần thời đại với Ngô Thừa Ân hơn).

2)       Cùng trong quyển 1 của tồn cảo nầy có bài Hải Hạc Bàn Đào Biên (Bài thơ về bàn đào hạc biển) viết năm kỷ sửu đời Gia Tĩnh (1529) có tả cảnh quả tiên bàn đào bên bờ Dao Tŕ ở Côn Lôn, nhắc đến Đông Phương Sóc và Tây Vương Mẫu. Câu thứ 7 c̣n viết: (Cây đào tiên) sinh hoa kết trái sáu ngh́n năm.

3)       Quyển 3 trong tồn cảo lại có bài Bát Tŕ Sơn Khuyến Duyên Kệ (Bài kệ khuyên người nên đến t́m đạo ở núi Bát Tŕ) bắt đầu với hai câu «ta nghe nói Nam Thiệm Bộ Châu có 72 phúc địa mà một trong số đó là núi Bát Tŕ». Ngoài việc dùng chữ Nam Thiệm Bộ Châu phản ánh vũ trụ quan Ấn Độ và có thấy ghi ở đầu Tây Du Kư, bài thơ c̣n có những câu nhắc đến sự hỗn hợp hài ḥa giửa Phật Giáo và Đạo Giáo, ăn khớp với tinh thần TDK.

  

     Những dẫn chứng trên có thể làm nặng cán cân về thuyết Ngô Thừa Ân, nhưng vẫn chưa thấy một chứng cứ quyết định nào để nói rằng ông là tác giả của tiểu thuyết TDK. Vẫn c̣n nhà nghiên cứu Đài Loan Trần Đôn Phủ cố bênh vực (một cách tài t́nh) cho thuyết Khâu Xử Cơ, và mười năm gần đây, nhiều học giả Bắc Kinh không ngừng xét lại thuyết cho Ngô Thừa Ân là tác giả của «bách hồi bản» TDK.

 

Ba bản Tây Du Kư

 

   Tiểu thuyết Tây Du Kư h́nh thành vào đời Minh, thời của tứ đại tiểu thuyết và cũng là tứ đại kỳ thư, ngang hàng với Tam Quốc Chí Thông Tục Diễn Nghĩa, Thủy Hử TruyệnKim B́nh Mai. Người ta nhận ra dấu vết của TDK trong những tác phẩm kia và ngược lại. Không gian của TDK bao trùm lên nhiều tiểu thuyết có một giá trị nhất định khác như B́nh Yêu Truyện, Phong Thần Diễn Nghĩa, hoặc có liên quan không ít thời nhiều với nó như Đông Du Kư, Bắc Du KưNam Du Kư. TDK c̣n có liên hệ đến những hí khúc mà phần lớn tác giả và thời kỳ thành lập đều không rơ ràng. Những kịch bản ấy mà nội dung có liên hệ đến TDK và c̣n được nhắc nhở là Tỏa Ma Kính, Tây Du Kư Tạp Kịch, Na Tra Tam Biến, Tỏa Bạch Viên, Tề Thiên Đại Thánh, Trảm Kiện Giao và Ngũ Long Triều Thánh.

   Riêng nói về bộ môn tiểu thuyết thôi, ít nhất có 3 bản Tây Du:

1)       Đỉnh Khiết (Khắc) Toàn Tướng Tam Tạng Tây Du (Thích Ni) Truyện tục gọi Chu Đỉnh Thần bản Tây Du Kư, Chu Đỉnh Thần biên soạn, 10 quyển, san hành dưới đời Vạn Lịch (1573-1620);

2)       Tân Khắc Xuất Tượng Quan Bản Đại Tự Tây Du Kư tục gọi Thế Đức Đường bản Tây Du Kư, tác giả thường cho là do Ngô Thừa Ân soạn và phát hành năm Vạn Lịch 20 (1592).

3)       Tân Khiết (Khắc) Đường Tam Tạng Xuất Thân Toàn Truyện tục gọi Dương Chí Ḥa bản Tây Du Kư do Dương Chí Ḥa biên, niên đại biên soạn và phát hành không rơ, được liệt vào một trong Tứ Du Kư.

Bản Thế Đức Đường và bản Dương Chí Hoà có lẽ đều được in ra trước bản Chu ĐỉnhThần, nhưng bản của họ Dương chỉ là một quyển TDK rút gọn (digest) và là một thành phần của Tứ Du Kư (trong đó Bắc Du nói về Chân Vũ Tổ Sư, Nam Du nói về Hoa Quang Thiên Vương và Đông Du kể chuyện Bát Tiên Quá Hải). C̣n Bản Chu Đỉnh Thần[7] h́nh như ra đời để đối kháng (thương mại hay tôn giáo?) với bản Thế Đức Đường, nhưng nội dung cũng tương tự như thế.

 

Tôn Ngộ Không là ai?

 

   Theo các thi thoạiđời Tống nghĩa là văn kiện liên hệ sớm nhất với TDK, tiền thân Tôn Ngô Không là con khỉ tánh linh ở động Tử Vân núi Hoa Quả, tự xưng Bát Vạn Tứ Thiên Đồng Đầu Thiết Ngạch Mi (Di) Hầu Vương, năm 800 tuổi ăn trộm ở Tây Vương Mẫu Tŕ 10 quả bàn đào, bị Tây Vương Mẫu sai đánh 3800 thiết bổng. Về sau dưới dạng bạch y tú tài gặp đoàn thỉnh kinh của Huyền Trang và xin đi theo. Huyền Trang bèn đặt tên cho là Hầu Hành Giả.

   Bản TDK đời Nguyên thu lục được một phần trong Phác Thông Sự Ngạn Giải cho biết quê quán Tôn Ngộ Không ở động Thủy Liêm, núi Hoa Quả. Tự xưng Tề Thiên Đại Thánh, trên thiên cung trộm bàn đào và áo tiên, đánh nhau với Lư Thiên Vương và Đại Lực Thần. Quán Khẩu Nhị Lang Thần xuất binh theo lời mời của Thái Tử Mộc Xoa, đánh bắt được. Cự Linh Thần theo lệnh Quan Âm giam dưới núi Hoa Quả, được Huyền Trang trên đường thỉnh kinh cứu gỡ, đặt cho pháp danh Ngộ Không, sau đổi thành Tôn Hành Giả.

  Trong các kịch bản đời Minh, TNK quê ở động Tử Vân La, hiệu Thông Thiên (Đạo Thiên) Đại Thánh, xưng là Tôn Hành Giả. Có anh là Tề Thiên Đại Thánh, em là Yêu Yêu Tam Lang, chị là Lê Sơn Lăo Mẫu. Bắt cóc được nữ vương nước Kim Đỉnh đem về làm vợ. Ăn trộm tiên y, tiên mạo, tiên đào, tiên tửu. Đem áo và nón tiên tặng vợ, mở Khánh Tiên Y Hội. Bị Quan Âm và Lư Thiên Vương bắt. Quan Âm giam dưới núi Hoa Quả. Được Huyền Trang giải cứu trên đường thỉnh kinh. Tôn Ngộ Không là pháp danh Quan Âm ban cho.

  Bản TDK đời Minh cho biết TNK sinh ở núi Hoa Quả nước Ngao Lai và sống ở động Thủy Liêm. Xưng Mỹ Hầu Vương, hiệu Tề Thiên Đại Thánh. Trộm kim đan của Lăo Quân và bàn đào của Tây Vương Mẫu. Đánh nhau với Mộc Xoa (Huệ Ngạn, đệ tử Quan Âm và con thứ 2 Lư Thiên Vương), Hiển Thánh Nhị Lang Chân Quân, và Na Tra Thái Tử. Cuối cùng bị chó của Nhị Lang cắn và Lăo Tử dùng thiết luân bắt được. Ngọc Đế ra lệnh xử tử nhưng trốn khỏi ḷ bát quái của Lăo Quân. Cuối cùng bị Như Lai ập bàn tay đè dưới Ngũ Hành Sơn. Năm trăm năm sau, Huyền Trang cứu thoát, cùng đi thỉnh kinh. Tên Tôn Ngộ Không do thầy là Tu Bồ Đề Tổ Sư đặt cho. Huyền Trang gọi là Tôn Hành Giả.

  Cái tên Tôn Ngộ Không có nghĩa thế nào? Tôn là một họ thông thường nhưng có thể khiến ta liên tưởng tới khỉ (Bản Thảo Cương Mục của Lư Thời Trân có nói đến hai giống khỉ lông ngắn, đuôi ngắn tên gọi Hồ Tôn[8] và Vương Tôn). Theo thuyết của Ôta Tatsuo, chữ Không trong Ngộ Không lấy từ câu « Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc » của Bát Nhă Tâm Kinh để giới răn tính háo sắc (dĩ nhiên chữ Sắc trong kinh Bát Nhă có nghĩa rộng hơn chử sắc thông dụng nhiều). Thuyết của Isobe Akira lại cho biết trên thực tế có vị tăng hiệu là Ngộ Không, người đời Huyền Tông (sau đó) đă đi lấy kinh ở Tây Phương, cực khổ chẳng khác Tôn Hành Giả giúp Tam Tạng lúc đi thỉnh kinh (đời Cao Tông trước đó), nên tặng mỹ xưng đó cho hành giả họ Tôn chăng? Vị tăng Ngộ Không này có tên trong Tống Cao Tăng Truyện, Đường Thượng Đô Chương Kính Tự, Ngộ Không Truyện. Tục danh của ông là Xa Phụng Triều, ḍng dơi hoàng tộc họ Thác Bạt nhà Bắc Ngụy (386-534). Ông theo Trương Thao Quang đi sứ Ấn Độ, đến nơi năm Thiên Bảo thứ 12 (753) nhưng lâm bệnh phải ở lại, xuất gia bên đó, hiệu là Dharmadhâtu (tiếng Hán là tăng Pháp Giới). Sau đó, ông vân du khắp nơi ở Ấn, đem kinh Phật về Khotan (Vu Điến) và Kuchya (Qui Tư) dịch dần ra Hán Văn rồi mang về Trường An năm Trinh Nguyên thứ 5 (789). Năm sau, ông được sắc phong làm sư thực sự, lấy hiệu là Ngộ Không và tu ở chùa Chương Kính. Chúng ta nên lưu ư một điểm là trong Tống Cao Tăng Truyện, có đoạn kể về tăng Ngộ Không khi đi qua nước Tohala (Đô Quá La) bị mưa to gió lớn, đă cầu được Long Thần cho mưa tạnh gió an. Ở điểm này, tăng Ngộ Không đă có thể thực hiện được phép lạ như Tôn Ngộ Không.

  

  

                            *

  

 

   Dầu muốn nhượng bộ đến đâu, ta vẫn thấy không thể một cá nhân Ngô Thừa Ân nào có thể soạn được một tác phẩm súc tích như TDK. Để xây dựng tác phẩm TDK, không những phải vận dụng ǵ ba nguồn văn học từ đời Tống, Nguyên (thi thoại, kịch, truyện) mà c̣n cần cả các nguồn tư liệu xa xưa khác mà ta mới chỉ bắt gặp một vài mảnh vụn. Tuy nhiên, trong bài viết nầy, xin phép tập trung vào nguồn tư liệu chính là dân thoại (folktale), v́ bản thân tiểu thuyết TDK là một kho tàng dân thoại vô cùng phong phú. Ta sẽbắt đầu từ dân thoại Trung Quốc rồi lội ngược gịng lên dân thoại Ấn Độ và Ả Rập để xem nhân vật tiểu thuyết Tôn NgộKhông vốn được cấu tạo bằng những chất liệu ǵ và đă đến từ đâu, bởi v́ cũng như pháp thuật của lăo Tôn, nguồn sinh lực và khí phách của ông đă tỏa rộng và bay bổng vượt qua không biết bao nhiêu là biên giới.

 

Con khỉ trong dân thoại (truyện dân gian) và truyền kỳ[9] Trung Quốc

 

  Người Trung Quốc phân biệt vượn (viên)[10] và khỉ (hầu). Học giả đời Minh, Lư Thời Trân trong Bản Thảo Cương Mục cho rằng vượn ở Trung Quốc thường thấy ở vùng núi sâu Tứ Xuyên, Quảng Đông, to lớn hơn khỉ, tay cực dài, và sống lâu. Như định nghĩa nầy th́ chắc ông muốn nói vượn là loại khỉ tay dài (Hylobatidae, tay dài, đuôi ngắn) không những thấy ở Tứ Xuyên, Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam mà c̣n ở vùng Đông Nam Á (bán đảo Đông Dương, bán đảo Mă Lai, Sumatra, Java, Borneo). Về khỉ th́ Lư Thời Trân cho biết có nhiều loại, từ nhỏ đến lớn, thường là nhỏ con và người ta dễ gặp hơn. Khỉ hay thấy ở Trung quốc là khỉ mặt hồng và khỉ lông đỏ (thuộc họ Cercopithecidae, tay ngắn, đuôi ngắn) cũng là giống khỉ thấy ở Đông Nam Á (Việt Nam, Miến Điện, Thái Lan và Bắc Ấn Độ). Khỉ lông đỏ phân bố nhiều ở phía nam sông Trường Giang, có gương mặt giống h́nh ảnh vẽ về Tôn Ngộ Không, chỉ cao độ 55cm. Nếu TNK thuộc loại mi (di) hầu th́ thân thể phải to cao hơn, nhất là đóng vai khỉ đầu đàn. Trong tiếng Nhật, để viết saru (khỉ) người ta dùng chử Hán viên, nhưng Trung Quốc phân biệt viênhầu kỹ càng hơn.

   Nhà Đông Phương Học và ngoại giao người Ḥa Lan G. H. van Gulik[11] cho rằng hầu (monkey) là giống khỉ nhỏ như khỉ đi theo chủ đóng tṛ ngoài đường phố, lang thang hết chỗ này đến chỗ nọ, trong khi viên, « cao cấp hơn »,sống trong rừng sâu với thi nhân và người ở ẩn. Hầu mới đúng là con khỉ hiếu kỳ, nghịch ngợm, gian trá mưu mẹo như người, con khỉ ăn trộm đào và lẽo đẽo sau lưng chủ trên con đường thỉnh kinh dằng dặc. Nó mới là nhân vật chính của TDK, tác phẩm thế kỷ 16 ấy. Con hầu đó đă theo kinh Phật vào Trung Quốc từ đầu công nguyên và đem theo nó cả một kho tàng dân thoại Ân Độ. Ngược lại, con viên (ape), con vượn dài tay kia là sản phẩm của Trung Quốc. Nó tượng trưng cho t́nh cảm và ư nghĩ thoát tục, sâu xa và thần bí của những nhà tư tưởng và văn học, thi nhân, họa gia...

   Sách vở cho biết ngày xưa người Trung Quốc sống gần với khỉ vượn và viên có vai tṛ quan trọng hơn hầu. Đạo sĩ Cát Hồng đời Tấn (thế kỷ thứ 4) viết: «Mi (Di) hầu sống 800 năm th́ thành vượn» (Bảo Phác Tử). Thái B́nh Ngự Lăm thời Tống cho biết: «Chu Mục Vương nam chinh. Tướng sĩ hóa hết. Quân tử hoá thành vượn hay hạc, tiểu nhân thành trùng. Hoài Nam Tử của Lưu An chép: «Sở Vương mất con vượn, sai phạt cây để t́m làm tan hoang cả rừng». Con vượn dài tay dần dần được thần bí hóa, nhiều khi thần tiên hóa nữa. Sách Ngô Việt Xuân Thu có kể chuyện ông lăo tên Viên Công thi kiếm thuật với người con gái nước Việt, bị thua hóa thành vượn trắng leo lên cây. Sơn Hải Kinh đời Hán cũng hai lần nhắc đến vượn trắng nhưng phải đợi đến đời Đường mới thần bí hóa nó và h́nh ảnh vượn trắng trở thành nhân tố quan trọng trong việc xây dựng h́nh tượng nhân vật TNK.

  Trong khi con vượn được đưa vào văn học, như lúc ví von về nỗi buồn thảm thiết người ta hay dùng chữ viên đề, viên minh, viên thanh...[12]. th́ những giống như tinh tinh (đười ươi, họ Pongidae), phí phí (họ Cercopithecoidea) được tả là có mặt giống mặt người, biết bắt chước tiếng người, lại ít khi được văn gia để ư. Có chăng là những chuyện tinh tinh cái, chính là dă bà, dă nữ, v́ không có đực nên bắt cóc đàn ông về làm chồng[13] (Chu Mật, Tề Đông Dă Thoại) c̣n phí phí hay xơa tóc, chạy rất nhanh, gặp người th́ cười và bắt ăn thịt (Sơn Hải Kinh, Quách Phác chú). Cho dầu những chuyện trên chỉ là hoang đường, nhưng nó chứng tỏ sức tưởng tượng phong phú của dân gian, quan trọng đối với quá tŕnh hư cấu nhân vật tiểu thuyết.

 

 Mô típ dân thoại về khỉ vượn

 

   Hí khúc Tây Du Kư có nói đến chuyện TNK bắt cóc nữ vương nước Kim Đỉnh về làm vợ. Mô-típ vượn đực bắt cóc vợ người cũng đầy dẫy trong văn học dân gian Trung Quốc.

Dịch Lâm của Tiêu Diên Thọ đời Hán đă kể có người bị một con vượn lớn cướp người thiếp yêu nhưng sợ không dám đuổi theo, từ đó đành ngủ một ḿnh. Sưu Thần Kư do Can Bảo đời Tấn cũng viết chuyện «trong đất Thục, có giống vượn bắt cóc người làm vợ, sinh con. Đàn bà về ở với chúng dần dà đâm ra u mê cả. Sinh con toàn lấy họ Dương»[14]. Truyện giống y như thế cũng được ghi lại trong Bác Vật Chí của Trương Hoa và Dậu Dương Tạp Trở của Đoàn Thành Thức. Nổi tiếng hơn cả có lẽ là Bổ Giang Tổng Bạch Viên Truyện, kể về chuyện tướng Âu Dương Hột đi cứu người vợ đẹp bị con vượn trắng có sức mạnh vô song bắt đem về núi. Truyện nầy bổ túc Bạch Viên Truyện của Giang Tổng đời Trần[15].

   Sự linh thiêng của loài vượn đă thành đề tài của thi phú và thuyết thoại (shuo hua). Phó Huyền đời Tấn viết Viên Hầu Phú, Ngô Quân đời Đường viết Huyền Viên Phú, Lư Đức Dụ viết Bạch Viên Phú, Liễu Tôn Nguyên viết Tặng Vương Tôn Văn. Đáng kể hơn nữa là đầu đời Tống có Từ Huyền ghi lại trong Kê Thân Lục truyện Lăo Hầu Thiết Phụ Nhân (Khỉ già trộm đàn bà) và trong khoảng năm Thuần Hi, Chu Khứ Phi trong Lĩnh Ngoại Đại Đáp có viết về Quế Lâm Hầu Yêu, nói đến một con khỉ già vài trăm tuổi ở phủ Tĩnh Giang (Quế Lâm), biến hóa thần thông, chuyên bắt gái đẹp. Lại có truyện Thân Dương Động Kư trong Tiễn Đăng Tân Thoại của Cù Hựu đời Minh kể truyện chàng thợ săn Lư Đức Phùng lọt vào động Thân Dương cũng ở Quế Lâm và cứu 3 nàng con gái bị vượn bắt cóc. Hồng Tiện đời Minh biên Thanh B́nh Sơn Đường Thoại Bản, trong đó có Trần Tuần Kiểm Mai Lĩnh Thất Thê Kư kể truyện nàng Như Xuân, vợ của Tuần Kiểm Trần Tân đời Tống Huy Tôn, một đêm bị con tinh vượn tên Thân Dương Công[16], hiệu ...Tề Thiên Đại Thánh nổi một trận gió bắt cóc từ nhà trọ phía bắc Mai Lĩnh (Phúc Kiến) đem về động. Trần Tuần Kiểm ra công đi t́m vợ, ba năm sau mới t́m ra dấu vết một con vượn trắng đến nghe giảng Phật pháp ở chùa Hồng Liên, phải nhờ một vị tu hành tên Tử Dương Chân Nhân lấy xiềng trói nó lại.

 

   Ngoài mô-típ về con khỉ háo sắc, c̣n có mô-típ về con khỉ bị giam cầm. Trong «thi thoại» đời Tống không thấy chi tiết Tôn Hành Giả bị đè dưới núi đá, nhưng các truyện Tây Du kể từ đời Nguyên trở đi, không đâu là không có mô-típ con khỉ bị giam. Đường Quốc Sử Bổ đời Thịnh Đường có chép chuyện ông câu trên Hoài Hà ở Giang Tô thấy lưỡi câu bị vướng xích sắt dưới ḷng sông mới đi báo quan. Thứ sử Lư Dương cho người tới kéo xích th́ một con khỉ đen lớn (thanh mi hầu) trồi lên rồi lại lặn mất. Có người tra cứu Sơn Hải Kinh mới biết con khỉ đó là Vô Chi Kỳ, bị vua Vũ nhà Hạ xiềng dưới núi Quân Sơn. Lư Công Tá, tác giả truyền kỳ nổi tiếng Nam Kha Thái Thú Truyện cũng có lần (trong truyện Lư Thang) kể về con khỉ khổng lồ đầu bạc, răng trắng, móng vàng bị xiềng trên sông, tương tự như câu chuyện thấy trong Đường Quốc Sử Bổ. Ngoài ra, Vương Tượng Chi đời Nam Tống trong quyển sách địa lư Dư Địa Kỷ Thắng lại đưa ra sự tích nhà sư nước Khang Cư (Sogdian) từ Tây Vực đến, tên gọi Tăng Già (Sangha, có chỗ cho là hóa thân của Quan Âm vốn hay cứu người bị nạn thủy) đă hàng phục con quái vật Vô Chi Kỳ ấy.

 

   Một mô-típ cũng thú vị không kém là mô típ về con khỉ đi thỉnh kinh.

   Học giả Trần Dần Khác trong bài viết nhan đề Tây Du Kư Huyền Trang Đệ Tử Cố Sự Chi Diễn Biến có viết như sau: «Ấn Độ vốn có nhiều cố sự về khỉ vượn nhưng không nghe nói có chuyện viên hầu náo thiên. Ở Trung Quốc cố sự về khỉ vượn cũng nhiều nhưng luân lư TQ nghiêm khắc ngăn cấm sự đảo nghịch giữa vua và tôi, người và thú». Ông Trần dẫn 2 kinh Phật Đại Trang Nghiêm Kinh LuậnHiền Ngu Kinh nói về Đỉnh Thiên Vương Náo Thiên và xem sự tích này như là điểm bắt nguồn của sự tích Tôn Hành Giả Đại Náo Thiên Cung. Tuy nhiên, v́ ông không lập được liên hệ giữa Đỉnh Thiên Vương và Tôn Ngộ Không nên thuyết này thiếu tính thuyết phục.

Ngược lại, Uchida Michio khi nghiên cứu về sự h́nh thành TDK đă trưng ra liên hệ giữa kinh Phật và TDK ở sự tích t́ kheo Bà Tu Mật Đa (Vasumitra) trong Phật Thuyết Sư Tử Nguyệt Phật Bản Sinh Kinh. «T́ kheo leo lên cây bắt chước tiêng mi hầu kêu th́ tám vạn bốn ngh́n mi hầu lông vàng tụ tập lại». Trong tiền kiếp, t́ kheo tên là Liên Hoa Tạng, thân với quốc vương và các trưởng giả, nhưng v́ trễ năi việc giữ giới hạnh phải xuống địa ngục A Tỳ thành ngạ quỉ, ăn sắt uống đồng, sau tám vạn bốn ngh́n năm được đầu thai qua nhiều kiếp thú vật. Đến khi thành mi hầu th́ nhờ giữ giới mới thành t́ kheo, sau là Sư Tử Nguyệt Như Lai. Những chi tiết «ăn sắt uống đồng», «tám vạn bốn ngh́n năm» đều được thấy ở TDK đời Nguyên dẫn ra trong Phác Thông Sự Thông Giải và thi thoại đời Minh. Uchida nhân đó kết luận là câu chuyện Sư Tử Bản Sinh Đàm là nguồn cội trực tiếp của TNK.

Mô típ con khỉ tu hành c̣n thấy trong Tiễn Đăng Thi Thoại (Thính Kinh Viên Kư) của Lư Trinh đời Minh, qua truyện viết về con khỉ Viễn Tốn mặc cà sa đi tu thành Phật. Nguyên khúc có vở Long Tế Sơn Dă Hầu Thính Kinh kể chuyện tương tự. Ngay cả Thất Thê Kư đă dẫn cũng có chương nói về con khỉ đến nghe kinh ở Hồng Liên Tự.

Liên hệ giữa Huyền Trang và Tôn Ngộ Không, hay liên hệ giữa nhà tu hành, việc lấy kinh Phật và con khỉ cũng đă được thấy trong bài tựa Đại Nhật Kinh của cao tăng Ấn Độ đến TQ đời Huyền Tông tên Tu Bà Già La[17] (Subhakarashinha, 637-735), tiếng Hán gọi là Tĩnh Giới hay Thiện Vô Úy qua chuyện con khỉ mất kinh đi đ̣i. Ngoài ra, sách Đường Triều Danh Họa Lục của Chu Cảnh Huyền cũng có nhắc đến bức tranh của tăng Uất Tŕ Ất chùa Báo Ân Tự (chùa này có liên lạc mật thiết với Huyền Trang) vẽ h́nh 12 bộ chúng của Thiên Thủ Thiên Nhăn Quan Âm trong đó có có con mi hầu tên gọi Tất Bà Già La Vương. Isobe Akira phỏng đoán Quan Âm có thể đă đóng vai môi giới để Huyền Trang và mi hầu gặp gỡ nhau.

Ngoài những mô-típ về khỉ đă kể ra, chúng ta không quên những chi tiết trong dân thoại và truyền kỳ có liên quan gần xa tới hành tung của nhân vật Tôn Ngô Không. Xin đơn cử: 

1)       Từ đá nứt ra: Tôn Ngộ Không có nguồn gốc siêu phàm v́ là con thạch hầu sinh ra từ ḥn đá đă hấp thụ tinh hoa nhật nguyệt. H́nh thức sinh đẻ nầy gọi là «lưỡng tính câu hữu» (androgynous) v́ sinh ra từ một vật có cả 2 sinh thực khí nam nữ cùng lúc. Nó tượng trưng cho mô-típ nguồn gốc linh thiêng của các nhân vật thần bí. Trong các văn minh như Maya, Incas, Hi Lap, từ những vùng như Caucase cho đến các đảo Đại Dương Châu, ta đều thấy mô-típ từ đá sinh ra. Thần thoại Trung Quốc có nói đến vua Vũ nhà Hạ từ trụ đá sinh ra. Khải, con của Vũ cũng từ đá nứt chui ra sau khi mẹ là Đồ Sơn Thị (có thuyết cho chính là Nữ Oa, người luyện đá ngũ sắc vá trời) hóa đá ở Tung Cao Sơn. Núi Trung Nhạc (Tung Sơn), vùng Hồ Nam, tương truyền hăy c̣n dấu ḥn đá tên Khai (Khải?) Mẫu Thạch.

2)       Tái sinh: Tôn Ngộ Không phá phách tức là đứng về phía chống đối lại trật tự đă an bài. Việc TNK bị giam trong ḷ bát quái và dưới núi Ngũ Hành tượng trưng cho sự chết và tái sinh. Nếu không như thế, sự trở về «chính nghĩa» để làm người đi lấy kinh của TNK khó giải thích. Na Tra cũng phải lóc thịt, trả cha mẹ để sau này trở thành Thiện Tài Đồng Tử, từ nhân vật phản diện đổi qua chính diện.

3)       Ăn trộm đào tiên: Truyện Đông Phương Sóc kiếp trước ăn trộm đào tương truyền có chép trong Hán Vũ Cố Sự. Quyển sách nói trên đă mất, nhưng Lỗ Tấn t́m lại được dấu vết ở Nghệ Văn Ngoại Uyển và ghi lại dẫn dụng về sự tích nầy trong tác phẩm Cổ Tiểu Thuyết Câu Trầm của ông.

4)        Hoa quả có h́nh người: Đây là một chi tiết thú vị v́ nó đưa ta tiếp xúc với các dân thoại xa xôi hơn. Lư Thời Trân đă dẫn dụng trong Bản Thảo Cương Mục từ quyển sách đă thất lạc tên là Quảng Ngũ Hành Kư truyện củ nhân sâm đời Tùy Văn Đế có cả tứ chi và biết khóc như người ở vùng Thượng Đảng (Sơn Tây bây giờ). Sách Dị Uyển cuối thế kỷ thứ 5 đă nói về những «thảo yêu», loại củ có h́nh người. Chúng ta biết củ tượng trưng cho sinh thực khí nam và đào tượng trưng cho sinh thực khí nữ. Kinh Thi ví người đàn bà có chồng là «đào yêu», tượng trưng cho sự sung măn và phồn thực. H́nh tượng quả đào trường sinh của Tây Vương Mẫu ba ngh́n năm mới ra quả như Hán Vũ Cố Sự kể lại có thể đến từ Đại Thực (Ả Rập), v́ sách Thuật Dị Kư (do người thời Đường mạt mượn tiếng Nhiệm Phường đời Lương (thế kỷ thứ 6) viết, đă tả những quả có h́nh người và c̣n biết cười nữa. Thực ra những tin tức nầy đến từ Thông Điển của một người cuối đời Đường tên Đỗ Hựu, lấy tin từ một thân nhân tên Đỗ Hoàn. Hoàn đă theo Cao Tiên Chi hành quân ở Trung Á năm Thiên Bảo thứ 10 (751) và bị bắt cầm tù giải về Damascus (Syria). Mười năm sau, trở lại cố hương, Hoàn viết sách Kinh Hành Kư có ghi việc này, nhưng sách đă thất lạc. Không hiểu quả Hoàn muốn nói là quả ǵ? Mặt khác, cuối thế kỹ 13, Chu Mật đă viết Quư Tân Tạp Thức, trong đó có nói về một thứ quả độc tên gọi «áp bất lư» (yabruh?) đến từ nước Hồi Hồi. Dù không biết đích xác về quả nầy, nhưng ta thấy rằng vào thế kỷ 13, giao dịch giữa Tuyền Châu (Zaytoun) và các nước Nam Á, Trung Cận Đông đă rộng răi, và người TQ có dịp nghe những chuyện lạ của các vùng đất đó.

 

Con khỉ Ấn Độ Hanumân đă đến Trung Quốc bằng lối nào?

 

   Khi khảo sát về sự h́nh thành của nhân vật Tôn Ngộ Không (TNK), nếu bỏ qua tác phẩm thi ca trữ t́nh Râmâyana đến từ Ấn Độ là một điều thiếu sót. Quyển sách nầy đề cập đến con khỉ anh hùng Hanumân, (đáng lẽ phải đọc là Hanumat mới đúng văn phạm). Đă lâu, nhà dân tộc học người Nhật Kumakata Kumagusu (1867-1941) khi đọc xong Râmâyana, có lần viết về cảm tưởng rằng Hanumân chắc là tiền thân của Tôn Ngộ Không trong Tây Du Kư. Hồ Thích trong Tây Du Kư Khảo Chứng cũng đưa ra thuyết Hanumân chính là tổ tiên của TNK. Ngược lại, trong một bài giảng về truyền kỳ đời Đường, Lỗ Tấn đă dựa vào cổ thư đă tŕnh bày ở trên (Sơn Hải Kinh, sự tích con khỉ Vô Chi Kỳ đă bị vua Vũ khi đi trị thủy xiềng dưới chân núi Quân Sơn) để chủ trương TNK trong TDK là một con khỉ hoàn toàn Trung Quốc, và con khỉ bị giam trong núi nầy có thể là tổ tiên trực tiếp của TNK. Từ đó, không ai chịu ai, nhưng đa số các nhà nghiên cứu tán đồng lập luận về ảnh hưởng của Hanumân.

   Bàn về nguồn gốc của TNK, nếu chỉ dựa vào một truyền thuyết duy nhất, ta sẽ dễ lạc đường. Có thể ta phải chấp nhận yếu tố «khỉ» là chính yếu trong quá tŕnh h́nh thành nhân vật TNK, nhưng không nên dừng lại ở đó. Cho nên, bảo Hanumân có đóng góp phần nào vào sự thành lập h́nh tượng TNK có lẽ thỏa đáng hơn, nhất là trên con đường sang Trung Quốc, Râmâyana có thể biến dạng v́ những khó khăn về phiên dịch và truyền đạt.

Râmâyana là tác phẩm thơ trữ t́nh trường thiên, gồm 7 biên 4 vạn 8 ngh́n câu (tụng) do thi tiên Vâlmiki soạn lại vào thế kỷ thứ 2 bằng Phạn ngữ (Sankrit), từ truyện thơ truyền khẩu ở Ấn Độ suốt thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ thứ 4 trước công nguyên. Xin tóm lược câu chuyện như sau:

  Quốc vương Dasaratha nước Ayodhyâ có ba vợ. Bà cả Kausalyâ sinh Râma, bà thứ Kaikeyi sinh Bharata, bà ba Sumitrâ sinh đôi Laksmana và Satrughna...., tất cả có 6 vương tử. Thái tử Râma, bị mưu kế của bà Kaikeyi ton hót với vua để giành ngôi cho Bharata, bị phụ vương bắt phải sống trong rừng với vợ là Sita và em khác mẹ là Laksmana. Quốc vương Dasaratha chết, Bharata mời anh về làm vua nhưng Râma không muốn trái mệnh cha, trao đôi hài vàng để em lên làm vua, hẹn 14 năm sau sẽ trở về ngôi rồi vẫn ở lại trong rừng. V́ vua quỉ Râvana bắt cóc vương phi Sita, Râma và em phải lên đường đi t́m nàng. Trên đường, cứu được vua khỉ Sugrivra, nên vua đền ơn bằng cách cho quân sư của ḿnh là Hanumân dẫn binh hầu tướng khỉ giúp sức đi t́m vợ. Hanumân trổ tài thần vơ diệt giặc, đoạt lại được nàng Sita đang bị giam ở đảo Lanka cho Râma, vừa vặn lúc hết thời hạn ước hẹn 14 năm để về làm vua trở lại.

   Nói về đặc điểm của Hanumân, theo K.C. Aryan (Hanumân in Art and Mythology), trước hết là cái đuôi dài (các tượng Hanumân khai quật được ở miền Nam Ấn Độ cũng xác định điều đó), dù càng về cận đại, h́nh tượng Hanumân lại càng được vẽ cho giống người thêm. Theo hai tác giả Joginder Narula (Hanumân) và Catherin Ludvik (Hanumân) th́ Hanumân thông minh tài trí, hiểu biết sự vật và thời cơ một cách tinh tường. Ngoài ra c̣n biết bay bổng tự do trong không trung, thu giăn thân thể ngắn dài như ư muốn, và có thể biến hóa thành người. Những chi tiết nầy có thể tăng thêm sức thuyết phục cho lập luận của Minakata Kumagusu và Hồ Thích, xem Hanumân là tổ tiên của TNK. Thế nhưng, Râmâyana đă đưa Hanumân vào Trung Quốc bằng đường nào?

 

Đường bộ phía Bắc theo kinh Phật?

 

   Minakata Kumagusu cũng cho biết tăng nhân người Sogdian (Khang Cư, dân tộc vùng Trung Á, gốc Ba Tư) Khang Tăng Hội đến Trung Quốc vào cuối thế kỷ thứ 3 có kể sơ về truyện Râmâyana khi dịch Lục Độ Tập Kinh, trong đó có truyện hầu vương sai quân lấy đá lấp biển để cứu một vương phi bị rồng bắt giam trên đảo. Ngoài ra, Minakata c̣n nói đến vị tăng người Kashmir tên Bạt Trừng đă dịch một đoạn Râmâyana vào cuối thế kỷ thứ 4 với mục đích chống việc sát sinh gây ra bởi chiến tranh. Truyện Râmâyana c̣n được nhắc tới vào hậu bán thế kỷ thứ 5 bởi hai nhà tu ngoại quốc Kiết Ca Dạ (Kimkaryâ?) và Đàm Diệu trong bản dịch Tạp Bảo Tàng Kinh, nhưng ngoài việc ca tụng tấm gương trung hiếu của La Ma thái tử (Râma ) và hoàng tử Bà La Đà (Bharata), không hề nhắc tới Sita lẫn Hanumân. Nói chung, những bản dịch kể trên đều không thấy nói đến tài nghệ tuyệt luân của Hanumân, điểm mà chúng ta chú mục.

    Đến nay, vẫn chưa thấy bản Râmâyana chữ Hán nào nói đến tài nghệ của Hanumân. Nếu có th́ đă thất lạc đâu chăng? Chỉ biết gần đây, người ta đă phát hiện được bản dịch Râmâyana ra tiếng Khotan[18] và bản văn tiếng Tây Tạng t́m ra ở thạch động ở Đôn Hoàng (Tunhuang)[19], cả hai đều miêu tả sức mạnh thần thông của Hanumân. Do những điều kiện địa lư và lịch sử mà ta không c̣n lạ ǵ, có lẽ người Trung Quốc đă tiếp xúc với văn bản viết bằng hai thứ tiếng trên. Và ta c̣n có thể giả định rằng những chi tiết thú vị về sức thần thông của Hanumân nếu không truyền qua văn bản th́ vẫn truyền miệng qua lời kể giữa dân chúng trong lúc thông thương và giao lưu với nhau, lại ḥa quyện với những cổ tích, dân thoại, Phật điển... về khỉ vượn đă có sẳn từ lâu đời và rất phong phú ở Trung Quốc.

    H́nh tượng con khỉ biết bay có lẽ gây ấn tượng nhiều nhất. Nhà nghiên cứu Nhật Bản Torii Ryuzô chụp lại bản họa trên đá đào được trong một ngôi mộ đời Liêu khắc cảnh được phỏng đoán là «cuộc gặp gở đầu tiên giửa hai thầy tṛ Huyền Trang»: một người đầu, tóc, mặt như khỉ, quần áo chiến đấu, ở trên mây trong tư thế cân đẩu vân, một người đứng phía dưới chắp tay như bái vọng. Triều Liêu đă bị diệt vong từ năm Tuyên Ḥa thứ 7 đời Tống (1125), hơn nữa ngôi mộ nầy nằm măi ở An Sơn (Măn Châu) và tướng mạo người mặt khỉ trên mây lại giống Thâm Sa Thần đă hiện ra và trợ giúp cho Huyền Trang khi đói lạnh ở Lưu Sa Hà hơn là giống Tôn Ngộ Không (v́ mồm không dẩu ra như khỉ mà tóc lại dựng ngược) nên sử liệu của Torii thật quá «ngon» để có thể tin.

   Nhân vật Hầu Hành Giả trong thi thoại đời Tống th́ đúng là tiền thân của Tôn Ngộ Không, nhưng trong các tích nầy, có lẽ v́ quá ít yêu quái nên không trổ được hết thần thông chăng[20]? Đến bản TDK đời Nguyên mà thông sự họ Phác trích dẫn trong Phác Thông Sự Ngạn Giải th́ đă thấy TNK bay trên không trung, thần thông biến hóa, trừ yêu diệt quái, đúng là TNK mà chúng ta mong đợi.

    Không thể phủ định việc Hanumân trong Râmayana đă ảnh hưởng đến sự thành lập h́nh tượng nhân vật của Tôn Ngộ Không, nhưng ta chưa trả lời được câu hỏi tại sao đă theo đường kinh Phật vào Trung Quốc sớm thế mà Râmâyana lại nằm im ĺm suốt mấy trăm năm, và phải đợi đến đời Tống, đời Nguyên mới thức dậy để bắt đầu ảnh hưởng vào truyện Tây Du. Như vậy, giả định về giai thoại truyền khẩu về Hanumân của tôi cũng không đúng nốt. Chỉ c̣n một lối giải thích: có một Hanumân sinh động hơn là trong kinh điển đă vào Trung Quốc giữa đời Tống và Nguyên, và lần nầy, bằng đường thủy!

Vâng, đường thủy đó là đường Nam Hải để đổ bộ lên Tuyền Châu tỉnh Phúc Kiến.

 

Đường thủy phía Nam theo nghệ thuật dân gian?

 

Râmâyana đi từ Ấn Độ băng qua Trung Á rồi lên phía Bắc như ta đă biết, nhưng lại theo một đường khác đi xuống miền Nam theo ngả Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Căm Bốt, Lào, Việt Nam, Mă Lai... Nó không những truyền đi bằng văn dịch nhưng c̣n qua bích họa ở các chùa chiền, tuồng kịch, ca vũ, sân khấu bóng ảnh (theater of shadow picture, theater of silhouette), nghĩa là rất nhiều h́nh thức nghệ thuật dân gian khác nhau và thay h́nh đổi dạng theo thể tài và ngôn ngữ được sử dụng.

Nhiều khi Râmâyana thay đổi đến mức lạ lùng như trong bản Tích Lan, trong đó, Sita không những thuận t́nh đi theo quỉ vương Râvana về đảo Lanka[21]sống sung sướng mà khi con khỉ Vâlin (?) đến kiếm ḿnh c̣n cho bắt và đốt cháy đuôi. Có lẽ v́ Lanka là quốc hiệu của Tích Lan (Sri-Lanka) nên người ở đây không thích thú ǵ khi thấy Sita sống trên đảo ḿnh mà cứ khóc than nhớ chồng. Trong bản Miến Điện, Me Thilda (Sita) không bị Datagiri (vua quỉ Râvna) bắt về đảo Lanka mà lại đem về kinh đô của Miến thời đó ở núi Popa. Hanumân đi đến đó cứu, nhưng khi về lại bị cho lọt xuống hồ Inpaung[22].

Vào thế kư thứ mười, Râmâyana đă được dịch ra văn tự gốc Phạn gọi là Kawi ở Java[23]và các điêu khắc tráng lệ về đề tài truyện nầy[24] c̣n được giữ lại trên đảo. Bản Râmâyana ở Thái Lan có tên là Ramakian[25], bản Căm Bốt tên là Reamker[26]. Điêu khắc về những truyện nầy có thể xem ở các chùa (Vat) như Vat Paraoke và Vat Po ở Thái, và trên tường Angkor Vat và các Bayon ở Căm-Bốt. C̣n ở Lào[27], Râmâyana đă được truyền vào từ thế kỷ thứ 7 và Lào vẫn c̣n giữ được nhiều bích họa liên quan đến nó ở Vat Pa Ke và Vat Mai, hai ngôi chùa ở thủ đô Luang Prabang. Ngoài ra, Râmâyana cũng đă được truyền đến những nước khác trong vùng Đông Nam Á[28] như Phi Luật Tân[29] và Mă Lai[30]

Riêng trong Râmâyana của Lào có một chi tiết đặc biệt là Hanumân lúc nhỏ thấy mặt trời ngỡ là trái cây, bay lên chực hái ăn nhưng bị lửa đốt cháy tiêu[31]. Thần mặt trời Surya thương t́nh lấy một sợi lông khỉ chưa cháy hết tái tạo thân thể cho và sai đi giúp Pa Lam (Râma Lào) đi t́m nàng Pommachak (Sita Lào). Điều nầy khác với nguyên bản Ấn Độ cho rằng khi bay lên lấy mặt trời, Hanumân bị thiên lôi đả rơi xuống đất.

Đưa ra những t́nh tiết ấy để thấy rằng có một Râmâyana sống động và phong phú hơn ở vùng biển Nam mà các thương nhân từ đời Nam Tống đến đời Nguyên xuôi ngược buôn bán vùng nầy đă du nhập từng mẩu một về Trung Quốc, qua căn cứ địa của họ, cảng Tuyền Châu tỉnh Phúc Kiến.

 

Tuyền Châu (Zaytoun), quê hương Tôn Ngộ Không?

 

Ai cũng biết bối cảnh của Tây Du Kư là con đường thỉnh kinh từ Trường An qua Trung Á theo Con Đường Lụa nghĩa là vùng núi non sa mạc Tây Bắc Trung Quốc với phong cảnh hùng vĩ và khí hậu khắc nghiệt. Tuy vậy, nguồn gốc của câu truyện có thể nằm măi ở Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến, miền Giang Nam thơ mộng. Nhiều sự trùng hợp đă khiến ta nghĩ là Tôn Ngô Không đă chào đời ở đây.

Bảo tàng viện Đại Học Hạ Môn (Amoy University) ở Tuyền Châu trưng bày rất nhiều mộ bia viết chữ Ả-Rập, Paspa và Tamil đào được trong tỉnh, nhiều trụ đá đền thờ Ần Độ Giáo chạm h́nh khỉ. Người nước ngoài (Ả Rập, Ấn Độ, I-ta-li-a, Ac-mê-ni, Thổ) đă đến buôn bán ở đây từ lâu đời. Ta biết người Ả-Rập sống thành phiên phường, như một h́nh thức tô giới và có cả nghĩa trang riêng. Tự đời Tống đến đời Nguyên, Tuyền Châu đă có nhiều đền thờ Hồi Giáo và Ấn Giáo, được gọi chung là phiên phật tự. Trụ đá đào được năm 1947 ở Thông Hoài Môn, chân thành Tuyền Châu, có tạc h́nh con khỉ đuôi dài mà người ta đoán định là Hanumân bởi v́ tay khỉ cầm một búp lá giống một loại dược thảo. Chi tiết này có thể quan trọng v́ phù hợp với sự tích Hanumân lên núi hái thuốc về chữa bệnh cho anh em vương tử Râma thấy trong Râmâyana. Những h́nh chạm nổi ở Đông Tây Tháp, chùa Khai Nguyên ở Tuyền Châu, về Hầu Hành Giả, Tam Tạng Pháp Sư và Lương Vũ Đế chứng tỏ có bàn tay của người Ấn Độ[32]. Nếu Hanumân xuất hiện trên điêu khắc th́ sự tích về nó cũng đă được truyền miệng, v́ sự tích Râmâyana là câu truyện nằm ḷng của nam phụ lăo ấu Ân Độ, và quần chúng Trung Quốc thuở ấy chắc phải thích thú trước những chi tiết như chuyện con khỉ biết bay.

 Phúc Kiến có nhân duyên ǵ với Tây Du Kư mà thi nhân người Bồ Điền thuộc Phúc Kiến như Lưu Khắc Trang (1187-1269) đă sớm vịnh về đề tài «Đi lấy kinh, khổ thân Hầu Hành Giả», v́ sao Bạch Viên Truyện trong truyền kỳ nói về con vượn háo sắc đă mượn bối cảnh miền núi Mai Lĩnh giữa Quảng Đông và Phúc Kiến, và câu chuyện «con khỉ bị giam» được truyền tụng rộng răi trong tín ngưỡng dân gian suốt từ Phúc Kiến đến Quảng Đông?

Địa danh Phúc Kiến có hơi hướm TDK. Sách địa lư tự thời Nam Tống như Dư Địa Kỷ Thắng của Vương Tượng Chi (soạn năm Bảo Khánh thứ 3 tức là 1227), quyển 128 đến 135 nói về cảnh vật Phúc Kiến Lộ đă ghi những cái tên phảng phất hương vị Tây Du như Cửu Long Tŕ, Vương Mẫu Tŕ (cả 2 đều thấy trong thi thoại), Phi Hầu Lĩnh, Bàn Đào Đảo, Túc Viên Động, Linh Thứu Sơn, Bồ Tát Nham, Quan Âm Thạch, La Hán Nham… Đến đời Minh, trái lại, ảnh hưởng TDK đă đi ngược vào trong địa danh Phúc Kiến. Mân Thư của Hà Kiều Viễn, soạn năm Sùng Trinh thứ tư (1631) có ghi lại những cái tên chịu rơ rệt ảnh hưởng TDK như Tiên Viên Thạch, Thiết Bản Chướng, Thủy Liêm Động, Ngọc Hoa Động…

Thêm vào đó, có chứng cứ về các sự tích có phong vị Tây Du truyền từ phương Nam c̣n ghi lại trong sách vở Nam Tống. Ví dụ truyện về hai người con gái đẹp sinh ra từ ḥn đá ở một vùng giữa Chân Lạp và Chiêm Thành (có lẽ nay là ở biên giới Lào và Việt Nam) làm cho vua hai nước tranh giành rồi đánh nhau. Truyện ấy tên là Bà Luật Sơn Mỹ Nữ, chép trong Di Kiên Chí của Hồng Mại đời Nam Tống. Bà Luật Sơn ở đâu th́ có sách cho biết là «trên đường từ Thiên Trúc trở về, đi mất 10 tháng th́ đến Bà Luật Quốc» (nhưng có thể 2 địa danh trùng hợp v́ đồng âm là Bà Luật). Chuyện nầy có liên quan đến một sự thực lịch sử là chiến tranh giữa Chân Lạp và Căm Bốt thời Angkor.

Di Kiên Chí c̣n chép chuyện Tôn Diễn Khứ Hầu Yêu. Chùa Năng Nhân Tự ở Phúc Kiến có thờ Hầu Vương Thần. Thần này được một trưởng lăo tên Tôn Diễn cảm hóa nên không tác hại người trong hạt nữa. Tuy chi tiết nầy không hẳn liên quan đến Tôn Ngộ Không, nhưng cũng không xem nhẹ liên hệ giữa truyền thuyết về Hầu Vương với TDK và với tín ngưỡng dân gian tỉnh Phúc Kiến.

Cũng trong Di Kiên Chí, có chuyện Hầu Tướng Quân ở phủ Lâm An đời Nam Tống đi hỏi vợ. Hầu Tướng Quân «biết bay như chim, biến được ra to lớn, cánh như cánh dơi». Có người tên Triệu Ngạn Thành theo đó mà viết Phi Hầu Truyện, và chữ phi hầu đă trở thành một h́nh tượng quen thuộc trong thi văn. Con hầu trong Râmâyana bay qua biển để cứu vợ người (Hanumân bay qua biển đến đảo Lanka để cứu nàng Sita) chắc được dân chúng Trung Quốc có cảm t́nh hơn là con vượn bắt cóc vợ người (như bạch viên cướp vợ Âu Dương Hột) trong dân thoại của họ. Có thể từ đó họ kết hợp h́nh tượng phi hầu nầy với con khỉ thần thông trong Râmâyana dễ dàng hơn để tạo ra nhân vật Tôn Ngộ Không chăng?

 

Từ biến văn tới tiểu thuyết

 

H́nh thức văn học nào đă tạo ra thuyết thoại, thi thoại, kịch bản rồi tiểu thuyết TDK có hương vị Phật Giáo như thế? Có lẽ biến văn đă làm phận sự nối kết kinh Phật với văn học đại chúng bởi v́ như ta biết, biến vănbiến tướng đồ (gọi chung là Biến) là những tư liệu mà các tục giảng tăng dùng vào việc thuyết giáo bằng truyện kể dễ hiểu cho người b́nh dân. Biến văn được t́m ra rất nhiều từ các hang động ở Đôn Hoàng (như Thiên Phật Động ở Mạc Cao Động) từ sau những chuyến thám hiểm của Stein[33] và Pelliot[34]. Ví dụ một biến văn dịch ra Hán ngữ rất được dân chúng TQ yêu chuộng (có lẽ v́ hợp với chữ Hiếu trong Nho Giáo) là Đại Mục Kiền Liên Minh Gian Cứu Mẫu Biến Văn (gọi tắt là Mục Liên Biến Văn) nói về việc Mục Kiền Liên hay (Maha) Maudgalyâyana, một trong mười đại đệ tử của Thích Ca đă lên trời, xuống địa ngục, phấn đấu gian khổ hết chuyện này đến chuyện khác để t́m phương cứu mẹ (xem bản Hán văn Vu Lan Bồn Kinh, dịch từ Trúc Pháp Hộ hay Dhamaraksa vào thế kỷ thứ 4). Tuy trong kinh Vu Lan không có chuyện TNK, nhưng h́nh thức văn học với văn nói dễ hiểu (Bạch) và âm điệu du dương của văn vần (Xướng) kèm theo tranh vẽ trên bích họa hay họa quyển (Đồ) có sức thu hút và thuyết phục người ta rất lớn.

Tuy vậy gần đây, tôi đă t́m ra dấu vết chính trong các biến văn cho biết Mục Liên chính là hóa thân của mi hầu. Sách Tứ Thú Nhân Duyên hiện tàng ở Bảo Tàng Viện Quốc Gia Paris có chép câu chuyện bốn loài súc sinh biết giữ tôn ti trật tự là chim, thỏ, mi hầu và tượng; lại nhắc lời Như Lai «mi hầu tức Đại Mục Kiền Liên». Điều này lại từng được nói sơ qua trong quyển thứ 7 của Đại Đường Tây Vực Kư do Huyền Trang viết.

 

Kết luận của người biên dịch:

 

Để tóm tắt quá tŕnh h́nh thành nhân vật Tôn Ngộ Không trong truyện Tây Du theo ư kiến nhà nghiên cứu Nakano Miyoko, ta có thể nói nó là diễn biến của 4 mô-típ dân thoại chính trong ḍng thời gian:

1)       Mô típ con khỉ háo sắc cướp đàn bà (muốn được bằng người)

2)       Mô típ con khỉ phá phách và bị giam cầm

3)       Mô típ con khỉ tu học và đi t́m kinh

4)       Mô típ con khỉ thần thông biết đằng vân (muốn vượt phận người)

   Đó là một quá tŕnh dài và rộng. Dài 18 thế kỷ với sự «đóng góp» của nhiều «tác giả», suốt khoảng thời gian từ đầu đời Hán (BC 202) đến cuối đời Minh (1644), kể từ lúc có Sơn Hải Kinh (chuyện vua Vũ xiềng con vượn dưới núi Quân Sơn) và cũng là khi Phật Giáo truyền vào Trung Quốc, cho đến khi Tây Du Kư bản đời Minh ra đời năm 1592 (với nhân vật trung tâm là Tề Thiên Đại Thánh Tôn Ngộ Không). Rộng v́ nó đi từ Ả- Rập, Ấn Độ đến Trung Quốc, lúc xuyên sa mạc Trung Á, lúc vượt vùng biển Nam Hải.

  Con khỉ thần thông Hanumân của dân thoại đă từ Ấn Độ đến Trung Quốc, nhào trộn với thần tích về khỉ vượn, linh thú trong dân thoại và truyền kỳ sở tại, hài ḥa với tư tưởng Nho-Thích-Lăo, được ghi lại qua biến văn, thi thoại, thuyết thoại, hí khúc, cuối cùng ngưng đọng ở tiểu thuyết chương hồi, để trở thành Tôn Ngộ Không. Qua việc khăn gói lên đường thỉnh kinh, lăo Tôn lại về tới cố hương Ấn Độ. Như thế, Tôn Ngộ Không đă đi trọn một chu kỳ, hoàn thành giấc mơ phản kháng và vượt-khỏi-thân-phận mà dân gian đă kư thác nơi ḿnh.

 

                                  Tokyo, 20 /09/2003



[1]Dân thoại, chữ mới mượn đỡ từ minwa của Nhật để chỉ truyện dân gian (folk tale, conte populaire, conte folklorique), đối tượng của dân thoại học, một lănh vực nằm trong ḷng dân tục học (Folklore), dân tộc học (Ethnology) và văn hóa nhân loại học (Cultural Anthropology).

[2]Với cách đánh giá con người qua tính cách tượng trưng của nhân vật trong TDK, ví dụ Huyền Trang là nhân tính, Bát Giới là Nhăn, Bạch Mă là Ư Chí, Ngộ Không là Tâm (tâm viên ư mă), Ngộ Tĩnh là Nộ vv…chẳng hạn.

[3]Một trong 4 châu nằm giữa biển và bao theo bốn hướng Đông Tây Nam Bắc quanh ngọn Tu Di Sơn, trung tâm của thế giới trong vũ trụ quan Ân Độ. Tất cả được “niềng” bằng ṿng đai của Thiết Vi Sơn và được đặt lần lượt trên một cái bệ tṛn 3 bậc (Kim Luân, Thủy Luân và Phong Luân) theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.

[4]Xem chú 3

[5] Ngô Thừa Ân (1506?-1582?), tự là Nhữ Trung, hiệu Xạ Dương Sơn Nhân, người phủ Hoài An, tỉnh Giang Tô. Ông sinh năm Chính Đức nguyên niên (1506) đời Minh (có nhiều thuyết khác như 1500, 1505, 1510, 1511) và mất năm Vạn Lịch thứ 10 (1582) hay 11 (1583). Bản TDK Thế Đức Đường phát hành ước chừng 10 năm sau ngày ông mất, và Hoài An Phủ Chí (ra đời khoảng năm Thiên Khải 1621-27), quyển 19, Nghệ Văn Chí, Hoài Hiền Văn Mục, chép Ngô Thừa Ân có viết Xạ Dương Tập, Xuân Thu Liệt Truyện Tự, Tây Du Kư. Những điều này xem ra không có ǵ phi lư hay mâu thuẫn nhưng chưa giải đáp hết các nghi vấn trong học giới.

[6] Khâu (Khưu) Xử Cơ (1148-1227), tức Trường Xuân Chân Nhân, đạo sĩ phái Toàn Chân, đă được Thành Cát Tư Hăn mời đến Samarcand trên đường viễn chinh để giảng thuật trường sinh bất tử. Đệ tử là Lư Chí Thường về sau đă in lại tập du kư về chuyến đi này.

[7]Bản Chu Đỉnh Thần tự cho là đỉnh khiết (khắc) muốn nói là bản chính thức, bản quyết định, gần với một “tổ bản” (old text) TDK đời Minh có tên là (Tây Du) hay (Tam Tạng) Thích Ách (Ni) Truyện nhất, trong khi bản Thế Đức Đường và Dương Chí Ḥa chỉ ghi là Tân Khắc hay Tân Khiết (bản in mới của tổ bản) nhưng lại ra đời sớm hơn. Hiện tổ bản chưa t́m ra nên nguồn gốc TDK đời Minh chưa tiện bàn căi thêm...

[8]Lư thời Trân cho rằng “h́nh dáng con hầu này giống người Hồ hay Hồ nhân nên gọi là Hồ Tôn”.

[9]Truyền kỳ là tên gọi một loại tiểu thuyết ngắn bắt đầu từ đời Đường, kể những sự việc lạ lùng. Sau được dùng để gọi rộng ra cho cả tạp kịch đời Nguyên cũng như những kịch bản ở phía nam Trung Quốc thời Minh và Thanh.

[10]Trong Bản Thảo Cương Mục, viên được phân biệt với nhung tức nhu (tay dài, đuôi dài) độc, tinh tinh (cùng là tay dài, đuôi ngắn), dă nhân (tay ngắn, đuôi dài), hầu (tay ngắn, đuôi ngắn)...

[11]G.H. van Gulik, Gibbon in China.

[12]Lưỡng ngạn viên thanh đề bất tận (Lư Bạch), Thính viên thực hạ tam thanh lệ (Đỗ Phủ)

[13]Liên hệ đến cấm kỵ (tabou) về hôn nhân khác giống và huyễn tưởng về những nước thuần nam hay thuần nữ có thấy trong TDK (Tây Lương Nữ Quốc) hay Hoài Nam Tử (Trượng Phu Quốc, Nữ Tử Quốc).

[14]Trong TDK, chuyện yêu quái bắt từ công chúa đến con gái lương dân về làm vợ nhiều không kể hết (phụ chú của NNT).

[15]Nước cuối cùng thời Nam Bắc Triều đóng đô ở Kiến Khang (Nam Kinh bây giờ), vùng Giang Nam, do Vũ Đế Trần Bá Tiên đoạt từ Lương Kính Đế. Đến đời Hậu Chủ bị Tùy Văn Đế diệt (557-589) (phụ chú của NNT).

[16]Theo Vương Sung đời Hán trong Luận Hành, Vật Thế Biên, Thân có nghĩa là Khỉ, Dương là Đực.

[17]Một trong 4 người được tặng danh hiệu Tam Tạng Pháp Sư đời Đường. Ngoài Huyền Trang, c̣n Nghĩa Tĩnh (635-713), Kim Cương Trí (Vajrabodhi, 662?-741?), Thiện Vô Úy (nói trên), và Bất Không (Amoghavajra, 705-774?), đều là cao tăng trứ danh, giỏi cả ba tạng tức Kinh, Luật, Luận).

[18]Xem thêm H.W. Bailey, The Rama Story in Khotanese là bản dịch ra Anh ngữ và giới thiệu tư liệu này.

[19]Xem thêm F.W. Thomas, A Ramayana Story in Tibetan from Chinese Turkestan hay M. Lalou, L’histoire de Rama en tibétain, Bibliothèque Nationale de Paris, hay J. W. de Jong, An Old Tibetan Version of RamayanaThe Tunhuang Manuscripts of the Tibetan Ramayana

[20]Ta có thể hơi thất vọng v́ trong 6 hồi đầu của Tây Du, TNK thần thông đến thế mà khi thỉnh kinh cứ phải luôn luôn cầu cạnh sự giúp đỡ của người khác, nhất là chư Phật (phụ chú của người dịch).

[21]Xem thêm C. E. Godakumbura, The Ramayana. A Version of Rama’s Story from Ceylon.

[22]Xem thêm J. P. Connor, The Ramayana in Burma.

[23]Tham khảo C. H Hookaas, The Old-Javanese Râmâyana.

[24]Tham khảo W. Stutterheim, Râma-Legenden und Râma-Reliefs in Indonesia

[25]Tham khảo Subhadradis Diskul, The Ramakian và J. M. Cadet, The Ramakien

[26]Tham khảo Judith M. Jacob, Reamker.

[27]Tham khảo Kamala Ratman, The Ramayana in Laos và H. Deydier, Ramayana in Laos.

[28]Tham khảo V. Raghavan (biên tập), The Ramayana Tradition in Asia và R. S. Iyengar (biên tập), Asian Variations in Ramayana.

[29]Tham khảo J. R. Francisco, The Ramayana in the Philippines.

[30]Tham khảo A. Zieseniss, Die Rama-Sage bei den Malaien.

[31]Làm ta liên tưởng tới Icarus và Prometheus trong thần thoại Hy Lạp?

[32]Xem thêm Nakano Miyoko, Tam Tạng Pháp Sư.

[33]Tiến sĩ A. Stein, người Anh, đă 3 lần thám hiểm miền Tây Vực hồi đầu thế kỷ 20 (1900-1916), phát hiện nhiều di tích và văn thư Phật Giáo giá trị mở đường cho khoa Đôn Hoàng Học. Xem thêm trứ tác A. Stein, Ruins of Desert Cathey, 2 vols, Oxford, 1921 và A. Stein, On Ancient Central-Asian Tracks, Oxford, 1933 (phụ chú của NNT theo K. Nagasawa, Silk Road, Tokyo, 1993)

[34]P. Pelliot, người Pháp, năm mới 28 tuổi đă cầm đâù đoàn thám hiểm vùng Thiên Sơ n Nam Đạo (1906-1908), thu thập đư ợc nhiều văn thư giá trị ở thạch động Đôn Hoàng. Xem thêm P. Pelliot, Trois ans dans la Haute-Asie (Conférence, Bulletin du Comités de l’Asie francaise, 1910) (phụ chú của NNT theo K. Nagasawa, Silk Road, Tokyo, 1993).