THƠ KANEKO MISUZU (1903-1930)
Nguyễn Nam Trân dịch và giới thiệu
Mùa hè năm 2015, trong lúc đi dưỡng bệnh tại vùng Shimoda trên bán đảo Izu, người viết đă có dịp mua được quyển sách của bà Yoshida Midori giới thiệu nhà thơ Kaneko Misuzu trong một quán bán đồ kỷ niệm cho du khách. V́ yêu thích nó, xin được phép dịch thoát một số bài ra tiếng Việt để bạn đọc có thể t́m thấy nơi đây tấm ḷng trong trắng ngây thơ của một thiếu phụ Nhật Bản tài hoa mệnh bạc.
Kaneko Misuzu (1903-1930)
Nhà thơ nữ Kaneko Misuzu sinh năm 1903 ở thôn Senzaki quận Ôtsu (nay thuộc thành phố Nagato) tỉnh Yamaguchi, cực nam đảo Honshuu, Nhật Bản. Tên thật của bà là Kaneko Teru. Sau khi tốt nghiệp trường nữ trung học ở quê nhà, bà đă cho ra mắt thơ ḿnh trên nhiều tạp chí như Dôwa (Truyện nhi đồng), Fujin Kurabu (Câu lạc bộ phụ nữ), Fujin Gahô (Họa báo phụ nữ), Kin no hoshi (Kim tinh)... trong giai đoạn cuối Taishô bước qua Shôwa (1926). Nhà phê b́nh Saijô Yaso (1892-1970) – giáo sư Đại học Waseda và nhà nghiên cứu có thẩm quyền về đồng dao Nhật Bản - đă ca tụng bà như “ngôi sao sáng của ḍng thơ đồng dao”.
Làm việc trong một hiệu sách, lấy chồng và có một đứa con gái nhưng bà gặp lắm gian truân v́ gặp phải người chồng hoang đàng, vô hạnh. Nhiều lần cố gắng làm lành để cố giữ hạnh phúc gia đ́nh nhưng thất bại, v́ là một tâm hồn đa cảm, bà đă dễ dàng rơi xuống hố tuyệt vọng. Sau khi viết di chúc gửi lại đứa bé cho người thím để nuôi hộ, Misuzu uống độc dược tự kết liễu đời ḿnh vào năm 1930 (Shôwa 5) khi tuổi vừa 26.
Khi qua đời rồi, thơ của bà cũng như tên tuổi bị rơi vào quên lăng trong một thời gian lâu. Không ai biết có một người con gái với tâm hồn trong sáng của đứa trẻ lên ba lên năm, đă viết những vần thơ khả ái như thế. Măi đến những năm gần đây, 512 bài mới được thu thập lại như di cảo và cho xuất bản. Những câu thơ đơn sơ nhưng đẹp và cảm động của bà nhờ đó đă có dịp thấm nhẹ vào ḷng người.
Những người yêu thơ Kaneko Misuzu có thể đọc được những bài thơ ấy trong toàn tập gồm ba quyển do cơ sở JULA xuất bản (1993). Ngoài ra, tác gia và nghệ sĩ truyền h́nh Yoshida Midori cũng đă hợp tác với bạn bè ngoại quốc để dịch một số thơ của bà ra tiếng Anh, nhan đề The World of Kaneko Misuzu‘s Poetry, kèm theo tranh do chính bà minh họa.
Nhiều bài thơ của bà đă được phổ nhạc. Cuộc đời của bà được kể lại trong những chương tŕnh truyền h́nh và phim ảnh. Đặc biệt có hai cuốn phim về đời bà lần lượt được nữ hai diễn viên Matsu Takako (2001) và Ueto Aya (2012) chủ diễn.
* * *
Tin thu
(Aki no tayori)
Từ trên núi, thư gửi về tỉnh thành:
“Thưa rằng lúc này quả hồng, hạt dẻ đă chín, chào mào, họa mi hót ca ríu rít”
“Làng trong núi đang giữa mùa lễ hội”
Từ tỉnh thành thư gửi về trên núi:
“Thưa rằng én đă bỏ đi, lá liễu rụng đầy”
“Chỉ thấy buồn và lạnh”
Những v́ sao và đóa bồ công anh
(Hoshi to tanpopo)
Giống như bao ḥn cuội ch́m giữa ḷng biển sâu,
Trên bầu trời cao xanh,
Có những ngôi sao ban ngày mắt thường không thể thấy.
Chúng đang chờ đêm xuống.
Ta không thấy nhưng chúng hằng tồn tại.
Nh́n không ra đâu có phải là không!
Như đóa bồ công anh héo tàn rồi rủ cánh,
Lặng lẽ thu ḿnh giữa kẽ ngói nóc nhà.
Nhưng chùm rễ bền bỉ kia vẫn đợi lúc xuân về,
Điều mà với mắt thường nào ai nhận cho ra.
Dù ta không hề nh́n thấy chúng,
Những vật vô h́nh vẫn hiện diện đâu đây.
Tem thư lưu niệm nhà thơ Kaneko Misuzu
Có phải là tiếng vọng?
(Kodama deshô ka?)
Khi em nói: Chúng ḿnh chơi nhé!
Nó cũng nói: Chúng ḿnh chơi nhé!
Khi em nói: Khùng hở?
Nó cũng nói: Khùng hở?
Khi em nói: Thôi ḿnh không thèm chơi với bạn nữa!
Nó cũng nói: Thôi ḿnh không thèm chơi với bạn nữa!
Sau đó, em chợt buồn.
Khi em nói: Xin lỗi nghe!
Nó cũng nói: Xin lỗi nghe!
Có phải đó là tiếng vọng?
Không, chỉ là chuyện b́nh thường của bất kỳ ai.
Ông nắng bà mưa
(O-hi san, o-ame san)
Sâu trong bầu trời hỏi có cái ǵ?
Nằm sâu trong ḷng trời là những ngôi sao! .
Sau những ngôi sao, hỏi có cái ǵ?
Sau những ngôi sao c̣n có nhiều sao.
Những v́ sao mắt ta không thể thấy.
Những ngôi sao không thấy được là những ngôi sao nào?
- Là tâm hồn của một ông vua thích lẻ loi
Giữa đông đảo đ́nh thần.
- Là tâm hồn ẩn dấu của một nàng vũ công
Đang đứng trước bao nhiêu cặp mắt.
Con chó
(Inu)
Hôm cây mẫu đơn em trồng ra hoa,
Kuro, con chó của hiệu bán sake, đă chết.
Bà chủ tiệm sake ngày thường vẫn mắng mỏ chúng em,
V́ hay chơi đùa trước cửa.
Nay bà buồn xo và khóc thút thít.
Ngày đó, lên trường, đang khi kể chuyện bà ấy để làm tṛ,
Em chợt buồn làm sao.
Misuzu, năm lên ba
Con gái
(Onna no ko)
Bạn biết không?
Đă là con gái,
Không được phép trèo cây.
Nếu con gái đi cà kheo,
Là giống con trai.
Nếu con gái chơi bông vụ,
Sẽ bị gọi con khùng.
Mấy chuyện đó,
Em đều biết hết.
Bởi v́ khi em làm như vậy,
Lúc nào cũng bị người khác mắng cho.
Ḥn đá
(Ishikoro)
Hôm qua nó làm em bé ngă,
Hôm nay nó làm con ngựa vấp chân.
Ngày mai
Ai có qua đây cũng đều như thế!
Thế nhưng ḥn đá trên con đường làng,
Chẳng làm sao cản được
Ánh nắng đỏ trời chiều.
Misuzu thời trên ghế nhà trường
Mẻ cá lớn
(Tairyô)
Ngày rạng, trời hửng nắng.
Đánh được mẻ cá lớn.
Mẻ cá ṃi chính cống,
Một mẻ lớn!
Bờ biển vui như ngày hội,
Nhưng có lẽ trong ḷng biển sâu,
Bầy cá đông hàng vạn,
Đang để tang bè bạn.
Con dế
(Koorogi)
Con dế,
Bị găy
Mất một chân.
Dĩ nhiên em mắng
Con mèo Tama
Kẻ đuổi theo phá nó.
Ánh hừng đông của ngày thu,
Cứ lấp lánh,
Như không hay biết.
Có một con dế,
Bị găy
Mất một chân.
Matsu Takako thủ vai Kaneko Misuzu (2001)
Em muốn thích tất cả
(Minna wo suki ni)
Em muốn làm sao thích tất cả mọi thứ,
Chẳng chừa chi hết.
Hành, cà chua, cá và tất tất,
Không bỏ sót một thứ nào.
Bởi v́ mọi món ăn ở nhà em,
Đều do một tay mẹ nấu.
Em muốn thích tất cả mọi người,
Dẫu họ là ai.
Ngay ông bác sĩ, ngay cả đàn quạ.
Em muốn làm sao thích tất cả mọi người.
Bởi v́ mỗi con người và mỗi đồ vật,
Đều là tác phẩm
Mà Ông Trời tạo ra!
Cầu vồng trên mi
(Matsuge no niji)
Em dụi, em phủi măi,
Nhưng một ư nghĩ,
Cứ trào lên,
Giữa những giọt nước mắt.
- Chắc chắn em là
Một đứa con nuôi!
Khi em nh́n và nh́n,
Một cái cầu vồng thật đẹp,
Đậu trên riềm mi,
Một ư nghĩ lại đến.
- Hôm nay, vào giờ ăn dặm,
Sẽ có món ǵ đây?
Bánh ngọt
(Okashi)
V́ tinh nghịch em đem dấu
Một miếng bánh của thằng em.
Dù đă nhất định không đụng đến,
Nhưng em đă đem ăn mất,
Bánh của nó.
Giờ nếu mẹ bảo có hai miếng cơ mà,
Em biết trả lời sao?
Em để miếng bánh xuống,
Em lấy nó đi rồi đem đặt lại.
Nhưng v́ không thấy đứa em đâu,
Em đă ăn mất,
Miếng bánh thứ hai của nó.
Miếng bánh ngọt đắng nghét,
Miếng bánh ngọt đáng buồn.
Tư liệu tham khảo:
1) Yoshida Midori, 2012, Kaneko Misuzu. Kokoro no shi, Fujiwara Shobô, Tôkyô xuất bản.
2) H́nh ảnh và bài báo trên Internet.