THƠ THIỀN NHẬT BẢN
Đọc Hán thi của tăng Ryôkan
Biên soạn: Nguyễn Nam Trân
Tượng Ryôkan chơi đùa với đàn trẻ
Học giả Umehara Takeshi (1) có lần đưa ra một nhận xét sắc sảo. Theo ông th́ trong khi từ phái Thiền Lâm Tế người ta thấy xuất hiện nhiều nghệ sĩ lớn (2), phái Tào Động không có mấy ai. Tuy vậy Umehara cũng khẳng định rằng tất cả châu ngọc của Tào Động đă qui tụ lại ở một nhân vật hi hữu nhưng cực kỳ thú vị, đó là thi tăng Ryôkan 良寛 (Lương Khoan, 1758-1831).
Tục danh của Ryôkan là Yamamoto Eizô山本栄蔵, tự Kyoku 曲(Magari), hiệu là Taigu 大愚 (Đại Ngu, kẻ vô cùng khờ khạo). Được biết đến như một thiền tăng, họa gia, thi nhân Hán thi và Waka, thư pháp gia...nhưng trên hết, ông là một nhà sư khất thực, rất gần gũi với nông dân và trẻ con qua mọi nơi từng in vết chân ḿnh.
Đôi ḍng tiểu sử:
Về cuộc đời của Ryôkan, Umehara đă tóm tắt trong mấy ḍng sau đây:
-1758 (1 tuổi): Sinh ra ở Izumozaki 出雲崎 (vùng Echigo, nay thuộc tỉnh Niigata).
-1775 (18 tuổi): Tập sự trở thành hương chủ (thôn trưởng, nanushi 名主) để nối nghiệp nhà nhưng gặp nhiều cảnh phức tâm. Muốn lánh đời nên đến tháng 7 cùng năm đă thế phát qui y ở chùa Kôshôji 光照寺 (Quang Chiếu Tự ) với tăng Genjô Haryô 玄乗破了(Huyền Thừa Phá Liễu).
-1779 (22 tuổi): Theo học Ḥa thượng Tainin Kokusen大忍国仙 (Đại Nhẫn Quốc Tiên) tại Entsuuji 円通寺 (Viên Thông Tự) vùng Tamashima 玉島, Bichuu (nay thuộc tỉnh Okayama) với pháp danh lả Ryôkan. Ông tu ở đây 10 năm, đến 33 tuổi mới từ giă thầy.
-1791 (34 tuổi): Thầy ông là Kokusen mất. Du sơn du thủy khắp nước.
-1796 (39 tuổi): Trở về cố hương, tạm trú trong một cái am bỏ hoang.
-1797 (40 tuổi): Được cho mượn Gogôan 五合庵 (Ngũ Hợp Am) trên núi Kugami 国上山 (Quốc Thượng Sơn).
-1802 (45 tuổi): Rời Gogôan, tạm trú tại các chùa Shômeiji 照明寺 (Chiếu Minh Tự) và Kanshôji観照寺 (Quán Chiếu Tự) trong tỉnh nhà (Niigata).
-1804 (47 tuổi): Lại về ngụ tại Gogôan. Vào thời điểm đó, em ông là Yoshiyuki 由之bị dân chúng ở thôn Izumozaki truy tố với quan cai trị nhân một cuộc tranh chấp.
-1809 (52 tuổi): giao hữu với nho gia Kameda Hôsai 亀田鵬斎 (1752-1826).
-1810 (53 tuổi) Yoshiyuki bị tịch thu tài sản và đuổi ra khỏi vùng.
-1816 (59 tuổi): Dọn sang ở một cái am cạnh đền Thần đạo Otogo 乙子神社cũng trong khu vực Kugami.
-1822 (65 tuổi): Khoảng thời gian này, h́nh như có sống 2 hay 3 năm ở Tôhoku (Đông bắc đảo Honshuu).
-1826 (69 tuổi): Dọn về một nơi bên ŕa thôn Shimazaki島崎 trong tỉnh nhà.
-1827 (70 tuổi): Gặp gỡ ni sư Teishin 貞心 (Trinh Tâm), học tṛ và tri kỷ của ông.
-1830 (73): Từ mùa hạ, trong người thấy khó ở, sức khỏe suy sụp.
-1831 (74 tuổi): Mất ngày mùng 6 tháng giêng, có ni sư Teishin, em trai là Yoshiyuki và bạn bè bên cạnh.
***
Nh́n lại, chúng ta thấy rằng Ryôkan ra đời năm 1758 nghĩa là gần 3 thế kỷ sau khi Ikkyuu (1394-1481) - một thiền tăng kỳ dị khác - đă ra đi. Ông mất năm 1831, trước thời đại của chúng ta (2019) gần 2 thế kỷ. Giai đoạn 74 năm sinh hoạt của ông nằm vào giữa thời Edo hậu kỳ (3). Ngoài việc đọc kinh viết kệ, tọa thiền, ông là một nhà sư “tu bằng hai chân” nghĩa là không ngừng cầm b́nh bát đi khất thực khắp nơi, chỉ dừng lại nghỉ ngơi ở quê hương vài lần trong khoảng thời gian ngắn. Cuộc đời của ông tuy bần hàn, cơ cực nhưng rất phong phú. Cá nhân ông là đầu mối của nhiều giai thoại dân gian mà chúng ta sẽ có dịp nhắc qua. Về thư pháp, ông nghiên cứu cách viết của Vương Hy Chi và tăng Hoài Tố để sáng tạo ra một kiểu chữ riêng. Về hội họa, ông thường vẽ tranh thủy mặc. Về văn, ông viết Phật ngữ để giải thích đạo lư, c̣n về thơ th́ ông làm đủ thể loại từ Waka, Haiku sang Hán thi, Cuồng thi, Tục ca...và lănh vực nào cũng đều để lại những tác phẩm giá trị. Tuy nhiên trong phạm vi bài viết dưới đây, chúng tôi chỉ đặt trọng tâm vào nhân vật Ryôkan với tư cách tác giả Hán thi.
Như đă nói, Ryôkan sinh một gia đ́nh hương chủ (thôn trưởng) giàu có và được cha chọn để thay thế ḿnh. Dưới chính quyền Tokugawa, hương chủ c̣n là một chức vụ có quyền thế nơi làng nước và là cái đích của những cuộc tranh chấp nhiều khi đưa đến tranh tụng. Ryôkan có thời tập sự chức này nhưng v́ bản chất “thiên nhiên” (tennen) thoát tục, không thiết tha với danh tiếng và bổng lộc nên đă gặp nhiều vấn đề. Điều đó khiến cho ông dù được chỉ định nối nghiệp nhà nhưng phải bỏ làng ra đi và qui y cửa Phật khi mới vừa 18 tuổi.
Ngôi trường cũ:
Ryôkan ham học, thích đọc sách từ nhỏ. Đến nỗi trong một đêm hội Vu Lan, thay v́ đi chơi đùa với trẻ con hàng xóm, ông đă kiếm một gian pḥng vắng và chong đèn đọc Luận Ngữ làm bà mẹ không thấy con phải hớt hăi đi kiếm. Hồi tưởng lại thuở thiếu thời ở thị trấn Izumozaki, ông đă viết mấy vần thơ sau:
Nhất tư thiếu niên th́,
Độc thư tại không đường.
Đăng hỏa sổ thiêm du,
Vị yếm đông dạ trường.
一思少年時 読書在空堂 燈火数添油 未厭冬夜長
(Thoát dịch: Nhớ ngày xưa c̣n trẻ. Pḥng vắng, sách liền tay. Đèn châm dầu mấy bận. Nào ngại đêm đông dài).
Sách vở ông đọc toàn là những quyển sách nhà Nho khá khó nhưng đời xưa, người đă đi học tất phải đọc qua. Đó là những tác phẩm cổ điển được trích lại trong một quyển sách gọi là “Thập Tam Kinh Chú Sớ”, gồm cả Dịch Kinh, Thư Kinh, Thi Kinh, Chu Lễ, Nghi Lễ, Tả Truyện... Quyển sách ấy chính ra đă được viết ra vào cuối đời Tống và có đến 460 tập.
Năm Ryôkan 11 tuổi (1768), ông theo học ở một tư thục tên là Kyôsenjuku 狭川塾 (Hiệp Xuyên Thục) mở trong ngôi chùa làng (Địa Tạng Đường) dưới sự chỉ dạy của Ômori Shiyô 大森子陽 (Đại Sâm Tử Dương). Trường nằm bên một con sông hẹp. Sebagawa hay Kyôsen (Hiệp Xuyên) nghĩa là “con sông hẹp” trở thành tên ngôi trường của thầy ông. Ômori là người thời trẻ từng lên Edo du học, nếm mùi tân khổ, quen biết với nhiều văn nhân, sau trở về cố hương mở trường. Bạn bè cùng lớp với Ryôkan đều là lương gia tử đệ trong vùng và măi về sau, Ryôkan vẫn giữ nhiều kỷ niệm tốt đẹp đối với họ. Riêng thầy Ômori (Tử Dương tiên sinh) th́ sau khi dạy ở đó được 10 năm, đă dời nhà lên Dewa (vùng Đông Bắc) mở một ngôi trường khác. V́ bạo bệnh, tiên sinh đă qua đời nơi đất khách vào năm 1791 ở tuổi 54. Di hài ông được đem về chôn gần quê nhà, sau lưng chùa Manfuku (Vạn Phúc Tự) trong thônTeratomari bên cạnh. Nhiều năm sau, khi đến trước phần mộ của thầy, Ryôkan đă để lại bài thơ chữ Hán cảm động nhan đề “Phỏng Tử Dương tiên sinh mộ” 訪子陽先生墓:
Cổ mộ hà xứ thị,
Xuân nhật thảo thiên thiên.
Y tích hiệp hà trắc,
Mộ tử khổ văng hoàn.
Cựu hữu tiệm linh lạc,
Thị triều kỷ độ thiên.
Nhất thế chân như mộng,
Hồi thủ tam thập niên.
古墓何処是 春日草芊芊 伊昔狭河側 慕子苦往還
旧友漸零落 市朝幾度遷 一世真如夢 回首三十年
(Thoát dịch: Mộ cũ nào biết lối. Ngày xuân cỏ tốt tươi. Trường xưa bên sông hẹp. Học thầy bao nhiêu người. Bạn bè rồi phiêu bạt. Đời thay bậc đổi ngôi. Ba mươi năm ngoảnh lại. Cuộc thế, mộng mà thôi).
Cổ mộ hoang cương trắc,
Niên niên sầu thảo sinh.
Sái tảo vô nhân thị,
Thích kiến xu nhiêu hành.
Ức tích tổng giác tuế,
Tùng du Hiệp thủy bàng.
Nhất triêu phân phi hậu,
Tiêu tức lưỡng mang mang.
Qui lai vi dị vật,
Hà dĩ đối tinh linh.
Ngă sái nhất cúc thủy,
Liêu dĩ điếu tiên sinh.
Bạch nhật hốt Tây trầm,
Sơn dă chỉ tùng thanh.
Bồi hồi bất nhẫn khứ,
Thế lệ nhất triêm thường
古墓荒岡側 年年愁草生 灑掃無人侍 適見蒭蕘行
憶昔総角歳 従游狭水傍 一朝分飛後 消息両茫茫
帰来為異物 何以対精霊 我灑一掬水 聊以弔先生
白日忽西沈 山野只松声 徘徊不忍去 涕涙一沾裳
(Thoát dịch: Mộ cũ mé đồi hoang. Bao năm cỏ mọc lan. Không ai lo tưới quét. Kiếm củi mới đi ngang. Nhớ thuở c̣n để chỏm, Rong chơi bên triền sông. Từ bạn bè tứ tán. Tin tức chẳng c̣n thông. Về quê thân kẻ lạ Đâu dám tỏ ḷng nầy. Chỉ xin tưới gáo nước. An ủi vong linh thầy. Mặt trời đă về Tây. Núi đồng tiếng thông lay. Bồi hồi không nỡ dứt, Áo đẫm lệ con đây).
Năm 16 tuổi, Ryôkan làm lễ Genpuku (Nguyên phục) đúng theo truyền thống con nhà samurai để trở thành người lớn với tên mới là Fumitaka 文孝Văn Hiếu), tự là Magari (Khúc, tên một vật trang sức bằng ngọc). Ông vẫn c̣n theo học ở tư thục của thầy Ômori (Tử Dương tiên sinh). Có khác chăng là con người chân chỉ trước đây nay bắt đầu biết nếm hương vị của cuộc đời phóng đăng. Ông hay lui tới các xóm chơi bời gần khu vực Địa Tạng Đường của nhà trường. Việc “cậu cả nhà Tachibana” (Tachibanaya no Tarôbô) tức Ryôkan thời đó hay đi lại với các nàng kỹ nữ đă được chính đương sự kể lại một cách văn vẻ và cuồng ngạo trong những câu thơ sau:
B́nh sinh thiếu niên th́,
Ngao du trục phồn hoa.
Hiếu trước nộn nga sam,
Thiện kỵ bạch tỵ qua.
Triêu quá Tân Phong thị,
Mộ túy Hà Dương hoa.
Qui lai tri hà xứ,
Tiếu chỉ Mạc Sầu gia.
平生少年時 遨遊逐繁華 好着嫩鵞衫 善騎白鼻騧
朝過新豊市 暮酔河陽花 帰来知何処 笑指莫愁家
(Thoát dịch: Suốt một thời trai trẻ. Phóng đăng sống không kiêng. Ḿnh khoác áo lông ngỗng. Ngựa (mỏm) trắng phóng như tên.Tân Phong vui chợ sáng. Hà Dương say hoa chiều. Không biết nhà đâu nữa. Cười trỏ lối hồng lâu)
Bài thơ có phong cách phiêu dật của Lư Bạch trong Thiếu Niên Hành (Ngũ Lăng niên thiếu Kim thị đông vv...) với những địa danh và nhân danh trong sách vở như Tân Phong, Hà Dương, Mạc Sầu ... nhưng phải nói ở giai đoạn này, Ryôkan cũng sống phóng đăng không kém ǵ thi nhân họ Lư. Tân Phong, nơi có rượu ngon, Hà Dương, bờ sông nổi tiếng hoa đẹp. Mạc Sầu ám chỉ một kỹ nữ nhan sắc mà tên của nàng c̣n có nghĩa là người không biết buồn hay người biết giải cơn buồn. Cho đến lúc đó, Ryôkan vẫn c̣n chưa ư thức cuộc đời là bể khổ.
Tập sự làm hương chủ:
Ông Yamamoto Inan (Dĩ Nam), cha của Ryôkan, một người đi ở rễ nhà vợ (họ Tachibana), bản chất phong lưu, tính t́nh nho nhă, chỉ lo làm thơ và giao du với các thi hữu, ít khi đụng đến việc nhà. Ông những muốn trao lại cái chức hương chủ cho cậu con trai càng sớm càng tốt. Do đó, Ryôkan phải bắt đầu tập sự nhưng nhà thơ của chúng ta tỏ ra hoàn toàn không thông thạo với cái công việc vừa cần đến sự khôn khéo vừa cần biết đấu đá trong một môi trường hương đảng đầy tranh chấp phức tạp. Ông đă thất bại. Mặt khác, đối với quan trên, v́ quá chân phương, ông trở thành ngờ nghệch dưới mắt họ và không được ḷng tí nào. Tính nết ông lại quá nhân đạo để chấp nhận việc tra khảo hay hành h́nh tội nhân, một việc mà người ta muốn ông - như một nhân vật có nhiệm vụ quản hạt thôn xóm - phải đứng ra chủ tŕ. Tinh thần suy nhược v́ thấy hoàn cảnh thực tế mâu thuẫn với bản tính của ḿnh và chán năn trước cái hư vô bèo bọt của kiếp người, ông quyết chí xuất gia lánh đời. Cha ông tuy có ngạc nhiên nhưng vốn biết con ḿnh là mẫu người nội hướng, có lẽ sẽ không thích hợp với công việc ấy, đành phải tán thành. Sau khi bàn bạc với cha, ông vào ngôi chùa tông Tào Động Kôshôji (Quang Chiếu Tự) ở Amaze (bên cạnh thôn Izumozaki) làm pháp đệ của Ḥa thượng Haryô Genjô (Phá Liễu Huyền Thừa). Như thế, thời gian tập sự làm hương chủ của ông năm 18 tuổi (1775) chỉ vỏn vẹn vài ba tháng. Lúc đó pháp danh của ông tuy đọc là Ryôkan nhưng trên mặt chữ Hán hăy c̣n viết là Lương Quan 良観 (hay Quán).
Viên Thông Tự:
Đến năm 22 tuổi (1779), Ḥa thượng Tainin Kokusen (Đại Nhẫn Quốc Tiên,lúc đó 57 tuổi) một danh tăng Tào Động tu ở Entsuuji (Viên Thông Tự) vùng Tamashima trong xứ Bichuu (tỉnh Okayama bây giờ) ghé qua ngôi chùa ông tu. Kokusen vốn là ân sư của Ḥa thượng Haryô (Phá Liễu). Ryôkan được Haryô giới thiệu với vị danh tăng và tỏ ra hâm mộ phong cách của ông này nên đă xin theo về Okayama tu hành. Kể từ đấy, Ryôkan là học tṛ Kokusen ở Tamashima (nay là thành phố Kurashiki). Chính vào lúc này, pháp hiệu của ông mới thực sự được viết là Lương Khoan. V́ vĩnh viễn bước ra khỏi khung cảnh gia đ́nh và sống xa quê hương nên ông đă làm văn tự chuyển nhượng hết của cải nhà cửa lại cho Yoshiyuki, cậu em trai.
Gia phong của Ḥa thượng Kokusen rất nghiêm ngặt, tác vụ trong chùa Entsuuji (Viên Thông Tự), nơi ông tu hành, không những lao khổ mà c̣n nhàm chán. Ryôkan hết khuân đá khuân đất lại mang b́nh bát đi khất thực. V́ ăn mặc rách rưới nên có lúc bị dân làng nghi ngờ là tù vượt ngục, đánh đập hành hạ, c̣n đ̣i chôn sống, nhưng ông vẫn cam đành chứ không mở miệng nói ra một lời biện bạch nỗi oan. Ông chịu cảnh sinh hoạt cơ cực như thế trong nhiều năm. Ông có viết bài thơ ngũ ngôn nhan đề “Viên Thông Tự” ghi lại cuộc sống thời ấy như sau:
Tùng lai Viên Thông Tự,
Kỷ hồi kinh đông xuân.
Môn tiền thiên gia ấp,
Năi bất thức nhất nhân.
Y cấu thủ tự trạc,
Thực tận xuất thành âm.
Tằng độc Cao Tăng Truyện,
Tăng Khả khả thanh bần.
従来円通寺 幾回経冬春 門前千家邑 乃不識一人
衣垢手自濯
食尽出城闉 曽読高僧伝 僧可可清貧
(Thoát dịch: Tu ở Viên Thông Tự. Trải bao mùa xuân dài. Trước cổng đầy nhà cửa. Mà không quen một ai. Áo bẩn tự tay giặt. Bụng đói thời xin ăn. Từng đọc Cao Tăng Truyện. Biết Huệ Khả thanh bần).
Tăng Khả ư nói Huệ Khả, học tṛ của Đạt Ma và là đệ nhị tổ của Thiên lâm Trung Quốc, người nổi tiếng với giai thoại “chặt tay cầu đạo”.”Tăng Khả khả thanh bần” là một câu thơ có chơi chữ, đọc nguyên văn nghe c̣n hay hơn thơ dịch.
Chùa Viên Thông không có nghĩa địa để trông coi, không có đàn việt đến cúng dường. Do đó, muốn đảm bảo cuộc sống vật chất, chư tăng chỉ có cách thác bát khất thực hay gánh nước, vác củi, hái rau rừng.... Ryôkan có những vần thơ tả lại cảnh tu hành nghiêm cẩn nhưng cực kỳ bần bách vào thời đó:
Ức tại Viên Thông Tự,
Hằng thán ngô đạo cô.
Vận sài hoài Bàng Công,
Đạp tiều tư Lăo Lư.
Nhập thất phi cảm hậu,
Triêu tham thường tiên đồ.
Nhất tự tùng tán tịch,
Du du tam thập niên.
Sơn hải cách trung châu,
Tiêu tức vô nhân truyền.
Cảm ân chung hữu lệ,
Kư chi thủy sàn viên.
憶在円通寺 恒嘆吾道孤 運柴懐龐公 踏碓思老盧
入室非敢後 朝参常先徒 一自従散席 悠々三十年
山海隔中州 消息無人傳 感恩終有涙 寄之水潺湲
(Thoát dịch: Hồi ở Viên Thông Tự. Đồng đạo nào đoái ta. Khuân củi nhớ cụ Uẩn. Giă gạo tội ông Lư. Nhập thất không dám trễ. Tham kiến thường đi đầu. Kể từ bước luân lạc. Ba mươi năm dăi dầu. Chùa xưa cách sông núi. Tin tức ḿnh có đâu. Ơn thầy xưa, lệ cảm. Gửi ḍng nước trôi mau).
Bàng Công là cư sĩ Bàng Uẩn c̣n Lăo Lư (Lư hành giả) tức Lục Tổ Huệ Năng. Bàng Uẩn cho rằng khuân củi, gánh nước cũng là Thiền. C̣n Huệ Năng th́ trước khi lănh ấn khả của Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn để khai sáng ḍng Thiền phương Nam chỉ là một người xuất thân tầm thường, làm tạp dịch trong chùa nên phải giă gạo bằng cách đạp cối đá (đạp tiều).
Vĩnh B́nh Lục:
Lư do khiến Ryôkan hốt nhiên ngộ đạo đă được chính thi tăng ghi lại trong bài thơ dài “Độc Vĩnh B́nh Lục” 読永平録. Nói đến Vĩnh B́nh Lục tức là nói đến trứ tác quan trọng nhất của vị tổ Tào Động Nhật Bản, thiền sư Dôgen Kigen 道元希玄 (Đạo Nguyên Hi Huyền), nhan đề Shôbô Genjô (Chính Pháp Nhăn Tạng)正法眼蔵. Cũng như người đời xưa chợt nghe tiếng quạ tiếng trúc, nh́n hoa đào hay đáy chậu thủng mà giác ngộ, Ryôkan sau khi đọc Chính Pháp Nhăn Tạng, biết rằng những tư duy và học vấn của ḿnh có đến lúc đó thảy đều sai lầm. Với Chính Pháp Nhăn Tạng, một cánh cửa mới đă được mở ra để ông bước vào thế giới của tư duy tự do.
Thiền của Tổ Dôgen không phải là Thiền trí thức nhưng là Thiền của tầng lớp b́nh dân. Đó là Thiền của chư cổ Phật, không nặng màu sắc lư luận. Khi chủ trương phải thể nghiệm Shikantaza (Chỉ quản đă tọa = Chỉ cần ngồi xuống) và để cho Shinjin datsuraku (Thân tâm thoát lạc = Rũ sạch tâm thân) chứ không cần làm chi khác, Dôgen muốn nhắn nhủ chư đệ tử hăy theo con đường của các vị chính giác như Thích Ca, Ca Diếp, Đạt Ma, Huệ Quả...Họ sở dĩ đắc đạo đều nhờ biết ngồi xuống và trải qua một trải nghiệm thần bí nghĩa là đi sâu vào bên trong tự kỷ để t́m thấy Phật tính và như thế, nhập làm một với chư Phật đời xưa. Sau đây là bài “Độc Vĩnh B́nh Lục”. Bài thơ khá dài nên xin tách ra làm 4 tiểu đoạn cho dễ đọc.
Xuân dạ thương mang nhị tam canh,
Xuân vũ ḥa tuyết sái đ́nh trúc.
Dục ủy tịch liêu lương vô do,
Ám lư mô sách Vĩnh B́nh Lục.
Thiêu hương điểm đăng tĩnh phi kiến,
Nhất cú nhất ngôn giai châu ngọc.
春夜蒼茫二三更 春雨和雪灑庭竹 欲慰寂寥良無由
暗裏模索永平録 焼香点燈静披見 一句一言皆珠玉
(Thoát dịch: Thờ thẩn canh thâu đêm mùa xuân, Mưa ḥa với tuyết tưới trúc sân. Muốn bớt cô liêu nào có cách, Trong tối ṃ được Vĩnh B́nh Lục. Xông hương thắp đèn lặng mở xem, Mỗi lời mỗi chữ như châu ngọc).
Ức đắc trù tích tại Ngọc Đảo,
Viên Thông chi tiên sư,
Đề thị Chính Pháp Nhăn.
Đương th́ dĩ hữu cảnh ngưỡng ư,
Vi thỉnh bái duyệt thân lư tiễn.
Thủy giác tùng tiền mạn phí lực,
Do thị từ sư viễn văng phản.
憶得疇昔在玉島 円通之先師 提示正法眼 当時已有景仰意
為請拝閲親履践 始覚従前漫費力 由是辞師遠往返
(Thoát dịch: Nhớ thời c̣n ở vùng Ngọc Đảo (Tamashima), Tiên sư Viên Thông thường dặn bảo. Chính Pháp Nhăn Tạng quyển sách này. Dạy phương pháp để thấy Chánh Pháp. V́ từng ngưỡng mộ tổ sư ta (Dôgen). Mới xin được đọc, thực hành thử. Hiểu ra ḿnh xưa tu hoài công. Bèn từ biệt thầy đi xa học).
Ta ta Vĩnh B́nh hữu hà duyên!
Tham khứ tham lai phàm kỷ hồi.
Kỳ trung văng văng vô ha xích.
Chư pháp tri thức tham học đáo,
Nhị bả thử lục ước tham đồng,.
Y! Vô nại hà chư phương hỗn,.
Ngọc dă thạch dă vô dữ phân.
Ngũ bách niên lai ủy trần ai,
Chức do thị vô trạch pháp nhăn.
嗟嗟永平有何縁 到処逢着正法眼 参去参来凡幾回
其中往往無呵責 諸法知識参学到 二披此録約参同
噫無奈何諸方混 玉也石也無与分 五百年来委塵埃
職由是無択法眼
(Thoát dịch: Vĩnh B́nh với ḿnh thật có duyên! Đến đâu cũng gặp Pháp thầy truyền. Nghe chư tăng giảng rồi xem lại, Bên trong không thấy chỗ nghi ngại. Khi hỏi các thầy cặn kẽ rồi, Cầm sách trên tay ta tham khảo. Ôi, đời hỗn độn bao giáo nghĩa, Ngọc đá phân biệt được đâu nào. Năm trăm năm trời, sách đóng bụi, V́ người không chọn đúng chính đạo)
Thao thao giai thị vi thùy cử,
Mạc ngôn cảm kim lao tâm khúc.
Nhất dạ đăng tiền lệ bất lưu,
Thấp tận Vĩnh B́nh cổ Phật lục.
Dực nhật lân ông lai thảo am,
Vấn ngă thử thư hà vi thấp.
Dục đạo bất đạo tâm chuyển thiết.
Tâm chuyển thiết hề thuyết bất cập.
Đê đầu lương cửu đắc nhất ngữ,
Dạ lai vũ lậu thấp thư cấp.
滔々皆是為誰挙 莫言感来労心曲 一夜燈前涙不留
湿尽永平古仏録 翌日隣翁来草庵 問我此書何為湿
欲道不道心転切 心転切兮説不及 低頭良久得一語
夜来雨漏湿書笈
(Thoát dịch: Tổ xưa hươi bút hỏi v́ ai? Mà kẻ đi tu chẳng đoái hoài! Suốt đêm trước đèn, lệ cứ nhỏ, Thấm xuống Vĩnh B́nh, pho sách cổ. Sáng sau, già bên ghé thảo am. Hỏi ta sao sách lại ướt nhem. Nói chẳng nên lời, ḷng những tủi. Cúi đầu im lặng rồi mới thưa: Đêm qua mưa dột thấm tráp sách). .
Ryôkan tuân thủ một cách trung thực lời dạy dỗ của Tổ Dôgen trong Vĩnh B́nh Lục nhưng chú trọng vào cách “tu bằng hai chân” (hành thiền) chứ không phải lối “tu ngồi” (tọa thiền) của tổ sư. Theo Dôgen th́ muốn nhập làm một với cổ Phật, người đi tu phải truy cầu “tọa thiền hạnh”. Nơi Ryôkan, cái quan trọng hơn điều đó nữa là “khất thực hạnh” bởi Đức Phật Thích Ca sau khi xuất gia đă sống cuộc đời không một mái nhà thực sự và chỉ nhờ khất thực mới thoát cảnh đói khát. V́ vậy, theo Ryôkan, muốn thông cảm với Đức Phật Thích Ca th́ phải từng trải kinh nghiệm thác bát như ngài. Ngay Tổ Dôgen cũng chưa từng có kinh nghiệm đi ḷng ṿng trong xứ tuyết Echigo lạnh lẽo và nghèo khổ để xin ăn như Ryôkan. Ở điểm này, chúng ta thấy thái độ “dấn thân” của Ryôkan c̣n vượt cao hơn cả vị tông tổ của ông.
Tuy Chính Pháp Nhăn Tạng giống như một bài thơ dài bằng văn xuôi và bộc lộ tâm hồn nghệ sĩ của Tổ Dôgen nhưng bên trong giáo đoàn Tào Động, qui tắc sinh hoạt lại rất nghiêm khắc. Có lẽ v́ thế mả Ryôkan được coi là một trường hợp hiếm hoi. Từ thời Tổ Dôgen, 500 năm sau, phái Tào Động mới thấy thêm một người nghệ sĩ thứ hai, đó là Ryôkan.
Khi muốn sống cuộc đời rày đây mai đó, Ryôkan không thể thiếu ấn khả của thầy như một thứ giấy thông hành để đi đường. Tờ giấy ấy đă được Ḥa Thượng Kokusen cấp cho ông. Ấn khả ông nhận là một bài yết tụng bằng thơ thất ngôn tứ tuyệt nhan đề “Phụ Lương Khoan am chủ” 附良寛庵主:
Lương dă như ngu đạo chuyển khoan,
Đằng đằng nhiệm vận đắc thùy khan.
Vi phụ sơn h́nh lạn đằng trượng,
Đáo xứ bích gian ngọ thụy nhàn.
良也愚道化寛 騰騰任分在天真
為付山形爛藤杖 到処壁間午睡閑
(Thoát dịch: Lương sống như Ngu, đạo hóa Khoan. Vận ḿnh đem phó mặc thiên chân. Nay tặng trượng mây h́nh quả núi, Vào giữa non cao ngủ giấc nhàn).
Bên cạnh ghi rằng bài thơ được viết vào mùa đông năm Mậu Tuất, Kansei (Khoan Chính) thứ hai (1790) bởi Thủy nguyệt lăo nạp Tiên Đại Nhẫn (Đại Nhẫn Quốc Tiên) có đóng dấu (hoa áp). Bảo cây trượng h́nh quả núi th́ có hơi khó hiểu, có thể trượng ấy được chế theo “nhập sơn h́nh” tức kiểu gậy để đi đường núi cho vững. C̣n vật liệu có thể làm bằng gỗ thân cây hoa tử đằng (fuji) chứ không phải là cây mây.
Đời phiêu bạt:
Sau khi ban ấn khả cho Ryôkan không được bao lâu, Ḥa Thượng Kokusen viên tịch vào năm 1791 ở tuổi 69. Ryôkan lúc ấy có thể t́m một ngôi mạt tự nào đó để tu hành nhưng nếu chọn lựa cách đó, ông lại phải câu kết với một danh sát (chùa tiếng tăm), trói buộc đời ḿnh và mâu thuẫn với bản chất của đạo Phật mà ông quan niệm. Muốn tránh điều đó, ông đă rời Viên Thông Tự để cất bước lên đường tham học. Như thế, ông lại ch́a bát xin ăn (khất thực), ngủ ngoài đồng trống (dă túc), nếm trải sương sa gió lạnh. Bài “Đầu túc” 投宿 (Ngũ đỗ) sau đây kể lại chuyện qua đêm trong một ngôi chùa bỏ hoang (aredera) ven đường:
Đầu túc cổ tự lư,
Chung dạ ỷ hư song.
Thanh hàn mộng nan kết,
Tọa đăi ngũ canh chung.
投宿古寺裏 終夜倚虚窓 清寒夢難結 座待五更鐘
(Thoát dịch: Ngủ tạm sau chùa cổ. Lạnh lẽo giấc khó dỗ. Thâu đêm tựa song vắng. Chờ chuông gióng canh năm).
Ông muốn sống cuộc đời như tăng Bố Đại 布袋 (Hotei), một nhân vật nhiều màu sắc thần thoại trong làng Thiền Trung Quốc, người lúc nào cũng mang theo một bọc vải thật lớn (bố đại) không ai biết đựng cái ǵ bên trong:
Thập tự nhai đầu nhất bố đại
Phóng khứ niêm lai phàm kỷ niên.
Vô hạn phong lưu vô nhân mại,
Qui khứ lai hề Đâu Sử (Suất) Thiên
十字街頭一布袋 放去拈来凡幾年
無限風流無人買 帰去来兮兜史(率)天
(Thoát dịch: Ở ngă tư đường vác bị bán. Bao năm hạ xuống lại mang lên. Chứa đầy trăng gió, nào ai biết? Đành lại vác về Đâu Sử (Suất) Thiên).
Trong cuộc hành tŕnh về miền Tây này, h́nh như Ryôkan đă đi từ Chuugoku (vùng Nayoga), Kinki (vùng Kyôto) sang các đảo Shikoku, Kyuushuu. Tuy không thích những nơi danh tiếng và ngại gặp những nhà tu tên tuổi nhưng ông đă có lần đến Daitokuji (Đại Đức Tự) để tham học thiền sư Shuuryuu 宗龍 (Tông Long), một vị cao đức đương thời nay đă về ở ẩn. Điều đáng lưu ư ở đây là một tăng Tào Động như Ryôkan lại đến hỏi đạo ở Daitokuji, bản sơn của phái Lâm Tế.
Trên đường, đôi khi Ryôkan có dừng chân ít lâu ở một nơi (tiểu hưu chỉ). Thường th́ ông chọn một cái am bỏ hoang (không am) và càm b́nh bát xin ăn ở những thôn làng bên cạnh. Cũng trong khoảng thời gian này, ông được tin cha ḿnh v́ thất chí (sau khi cùng các bạn mưu tính việc cần vương thất bại), đă tự trầm ở Kyôto (1795). Lúc đó ông đang ở Tamashima (thuộc Okayama). Cái chết của người cha đă làm ông thấy nhớ quê hương nên đă tạm dừng gót lăng du để về lại làng xưa. Đoạn đường hồi hương từ Tamashima cho dến Izumozaki (thuộc Niigata) rất dài, ông phải đi qua nhiều nơi và đến nơi nào cũng để lại thơ lưu niệm. Sau đây là bài tứ tuyệt viết lúc ông đến thành phố Itoigawa, nằm ở địa đầu tỉnh Niigata. Lúc đó trời đă cuối thu, ông đang mắc bệnh và phải tạm trú ở một ngôi đền Thần đạo :
Nhất y nhất bát tài tùy thân,
Cưỡng phù bệnh thân tọa thiêu hương.
Nhất dạ tiêu tiêu u song vũ,
Nhạ đắc chấp niên nghịch lữ t́nh.
一衣一鉢裁随身 強扶病身座焼香
一夜蕭蕭幽窓雨 惹得廿年逆旅情
(Thoát dịch: Một y một bát vẫn bên người. Đốt chút hương, thân bệnh gượng ngồi. Mưa khuya sùi sụt bên song vắng. Mà nhớ hai mươi năm nổi trôi)
Ông lại viết bài “Hoàn hương” để nói về cảnh ngộ lúc đó:
Sơn gia ly quốc tầm tri thức,
Nhất nạp nhất bát phàm kỷ xuân.
Kim nhật hoàn hương vấn cựu hữu,
Đa thị Bắc Mang Sơn hạ nhân.
出家離国訪知識 一衣一鉢凡幾春
今日還郷問旧侶 多是北邙山下人
(Thoát dịch: Bỏ nhà bỏ xứ đi cầu học. Cuộc đời y bát đă bao xuân. Về quê nay hỏi tin bè bạn. Mới biết bao người đă măn phần)
Bắc Mang Sơn là tên một khu nghĩa trang, thường thấy trong cổ thi. Có bản chép câu thứ tư là “Đa thị danh tàn đài hạ nhân”. Nói chung th́ thơ Ryôkan thường có nhiều dị bản v́ việc bảo quản bản gốc thời đó không được tốt như bây giờ.
***
Cũng vào lúc này, phái Tào Động đang có sự tranh chấp nội bộ giữa Vĩnh B́nh Tự (phái bảo thủ) và Tổng Tŕ Tự (phái cải cách). Muốn nối tiếp di chí thanh bần của Tổ Dôgen, Ryôkan không muốn đi theo một phe phái nào. Cách duy nhất để giữ được độc lập và yên trí tu hành là kiếm cái am con nào đó. Ở Gômoto, cách cố hương Izumozaki 3 dặm, đang có một cái am bỏ hoang. Ông đến ngụ ở đó, sống đời vô dục vô cầu, mang b́nh bát đi xin ăn ở các vùng lân cận. Khi có dư th́ đem chia sẻ cho người nghèo khó hay chim chóc, súc vật. Em trai ông là Yoshiyuki có đến gặp, xin rước về nhà ở nhưng Ryôkan một mực từ khước. Sau đó, Harada Arinori原田有則¸một người bạn thời thơ ấu, đă giới thiệu cho ông mượn Gogôan (Ngũ Hợp Am) – một cái am nhỏ năm trong khu vực Kokujôji (Quốc Thượng Tự) - ngôi chùa thờ tổ tiên (bodaiji) của gia đ́nh ông ta. Harada nhỏ thua Ryôkan 5 tuổi, từng quen biết ông từ thời cùng theo học Hiệp Xuyên Thục của Tử Dương tiên sinh và rất yêu mến ông. Nơi đây Ryôkan đă trú ngụ tổng cộng 20 năm. Gogôan vốn là nơi dành cho các trụ tŕ Kokujôji ẩn cư sau khi họ rời khỏi chức vụ. C̣n cái tên Gogô (Ngũ Hợp) đến từ phần gạo khoảng 5 lon (4) họ được chia để chi dụng mỗi ngày. Cũng nên nhớ Kokujôji là một ngôi chùa phái Chân Ngôn.
Ryôkan xuất thân tăng Tào Động, tu ở hai chùa Tào Động là Quang Chiếu Tự và Viên Thông Tự nhưng từng thức trắng đêm để đợi dịp yết kiến cao tăng Lâm Tế là Tông Long ở Đại Đức Tự. Ông sống trong khuôn viên Kokujôji, ngôi chùa phái Chân Ngôn và nằm dưỡng bệnh ở một ngôi đền Thần Đạo khi vừa về đến quê nhà, lại làm thơ ca ngợi giáo chủ Hônen法然 (Pháp Nhiên) của tông Tịnh Độ. Những chi tiết đó là bằng chứng cho thấy Ryôkan là một nhà tu hết sức phóng khoáng, phá chấp, biết vượt lên khỏi tinh thần bè phái, tông môn.
Tuy yêu thích cuộc đời ở Gogôan nhưng sau 5 năm trời, Ryôkan phải tạm rời nơi đó, nhường chỗ cho một vị trụ tŕ khác trong Kokujôji vừa đến tuổi ẩn cư. Năm 45 tuổi (1802), Ryôkan ra đi. Ông tạm trú ở nhiều chùa khác và chỉ trở lại am xưa vào năm 1804, khi vị tăng ẩn cư này đă thiên hóa.
Trong thời gian thay đổi chỗ ở, Ryôkan có dịp đến thăm lại Zenkôji 善光寺 (Thiện Quang Tự), một ngôi chùa nổi tiếng vùng Nagano mà ông từng theo chân thầy là Ḥa thượng Kokusen đến thăm 20 năm về trước (1794). Ông có bài thơ “Tái Du Thiện Quang Tự” 再遊善光寺như sau:
Tằng tùy tiên sư du thử địa,
Hồi thủ hữu dư nhị thập niên.
Môn tiền lưu thủy, ốc hậu lĩnh,
Phong quang do tự cựu thời nghiên.
曾従先師来此地 回首二十有余年
門前流水屋後嶺 風光猶似旧時妍
(Thoát dịch: Xưa có theo thầy ghé lại chơi. Hai mươi năm thoắt đă qua rồi. Trước chùa sông chảy, sau là núi. Cảnh đẹp năm nao chẳng đổi dời.)
Từ khi thăm Zenkôji trở về, Ryôkan chứng kiến cảnh gia đ́nh ḿnh suy vi. Yoshiyuki, em ông, người nối nghiệp nhà, bị dân chúng uất ức v́ đường lối trị dân hà khắc và chuyện lem nhem tiền bạc, tố cáo lên quan sở tại. Bên trong câu chuyện c̣n có nguyên do khác. Đó là sự tranh chấp quyền lực giữa nhà Tachibana (gia đ́nh Ryôkan) và một hào tộc địa phương khác: họ Tsuruga. Điều này càng làm cho Ryôkan thêm chán ngán thế t́nh và tỏ ra có thái độ nghiêm khắc với người nhà như trong bài ngũ luật sau:
Thử địa hữu huynh đệ,
Huynh đệ tâm các thù.
Nhất nhân biện nhi thông,
Nhất nhân nột thả ngu.
Ngă kiến kỳ ngu dă,
Sinh nhai như hữu dư.
Phục kiến kỳ thông dă,
Đáo xứ vong mệnh xu.
此地有兄弟 兄弟心各殊 一人辨而聡 一人訥且愚
我見其愚也 生涯如有余 復見其聡也 到処亡命趨
(Thoát dịch: Đất này, hai anh em, Mỗi người tính mỗi khác. Một hùng biện, thông minh. Một chậm lụt ngốc nghếch. Ta thấy gă ngu ngơ. Cả đời sống dư dả. C̣n anh lanh lợi kia, Vất vưởng không nhà cửa)
Dĩ nhiên bài thơ có giọng điệu phúng thích cậu em Yoshiyuki và Ryôkan chắc chắn hài ḷng với lối sống chậm chạp và ngu ngơ của ḿnh.
Ryôkan về Gogôan lần thứ hai năm 47 tuổi (từ 1804). Ông đă tả lại cuộc sống ở đó trong bài “Ngũ Hợp Am” sau đây
::
Sách sách Ngũ Hợp Am,
Thất như huyền khánh nhiên.
Hộ ngoại sam thiên chu,
Bích thượng kệ sổ biên.
Phủ trung th́ hữu trần,
Tắng lư cánh vô yên.
Duy hữu Đông thôn tẩu,
Tần khấu nguyệt hạ môn.
索索五合庵 室如懸磬然 戸外杉千株 壁上偈数編
釜中時有塵 甑裏更無烟 唯有東村傁 頻叩月下門
(Thoát dịch: Am Gogô quạnh vắng, Như chuông treo ngang trời. Ngoài cửa tùng ngàn cội, Trên vách kệ vài thiên. Nồi niêu bụi đóng cả, Ḷ không vệt khói lên. Duy xóm Đông có cụ, Gơ cửa dưới trăng đêm)
Đằng sau chùa Kokujôji có núi cao. Ryôkan thường dạo chơi và có bài thơ viết về phong cảnh quanh đó:
Ngă thượng Đại Bi Các,
Chi di thiếu vân yên.
Trường tùng hà lạc lạc,
Thanh phong vạn cổ truyền.
Hạ hữu Long Vương thủy,
Triệt để thanh vô ngần.
Vi báo văng lai giả,
Huyền lai chiếu tâm nhan.
我上大悲閣 支頤眺雲煙 長松何落落 清風万古伝
下有竜王水 徹底浄無痕 為報往来客 玆来照心顔
(Thoát dịch: Ta lên Đại Bi Các, Chống gậy nh́n khói mây. Tùng cao xào xạc gió, Tiếng thanh ngàn năm nay. Giếng Long Vương chân núi, Nước vẫn trong vô ngần. Dường muốn nhắn khách tục, Hăy đến soi gương tâm).
Tâm hồn bao dung:
Ryôkan để lại rất nhiều giai thoại. Tuy chúng ta khó ḷng kiểm chứng tính cách xác thực của từng chuyện một nhưng nh́n chung, những giai thoại ấy đă giúp ta thấy Ryôkan là một con người vui tính, yêu trẻ con, yêu kẻ nghèo, thích lao động và có một tâm hồn bao dung với mọi thứ sinh mệnh. Đôi khi ông có phần đăng trí nhưng phải nói đó là một sự đăng trí hết sức đáng yêu.
Đầu tiên phải kể đến chuyện ông cởi cả quần áo cho trộm lấy và tỏ ra hài ḷng v́ hắn hăy c̣n để lại cho ông ... vầng trăng bên song cửa. Tuy nhiên v́ đánh mất quần áo, đêm đó ông bị cảm lạnh.
Hai là câu chuyện ông đ̣i kẻ trộm phải để lại bản sao một quyển thư pháp do tăng Hoài Tố đời Đường trước tác chỉ v́ nó là sách ông mượn của bạn chứ không phải là vật sở hữu của riêng ông.
Việc ông đốt mái nhà để cho thân tre được vươn ra ngoài trời một cách tự do lại là một câu chuyện lư thú khác. Ông đă gây nên hỏa hoạn, mất cả nhà ở chỉ v́ không khéo dùng lửa.
Chuyện ông cùng trẻ con đánh cầu (temari) và chơi tṛ ú tim (kakurembô) với chúng rồi ngủ quên trong đống rơm ngoài đồng đến sáng hôm sau đă nói lên tấm ḷng trẻ thơ (đồng tâm) của ông.
Lại có lần ông giả làm đàn bà để múa ban đêm trong lễ hội Vu Lan và khi được khen là múa giỏi, ông tỏ ra rất bằng ḷng. Thực t́nh người khen ông đă khám phá ra ông dưới lớp hóa trang và chỉ khen để trêu chọc ông thôi.
Ngoài ra, nhiều phen ông không những đem phần cơm xin được của ḿnh chia sớt cho người nghèo và chim chóc, súc vật. Ông c̣n bày tỏ tâm sự là ước mơ sao tấm áo chùng đen nhà tu của ḿnh đủ rộng để chứa được hết những kẻ không nhà không cửa trong thiên hạ.
Bài thất ngôn tuyệt cú nhan đề “Đấu thảo” 闘草nói về tṛ chơi “đá cỏ gà”, một cuộc vui giữa ông và đám trẻ con:
Dă dữ nhi đồng đấu bách thảo,
Đấu khứ đấu lai chuyển phong lưu.
Nhật mộ liêu liêu nhân khứ hậu,
Nhất luân minh nguyệt lăng tố thu.
他与児童闘百草 闘去闘来転風流
日暮寥寥人去後 一輪明月凌素秋
(Thoát dịch: Ta cùng bầy trẻ chơi đá cỏ, Đấu qua đấu lại thật là vui.
Chiều xuống, mọi người về nghỉ cả. Vằng vặc trăng thu lạnh đỉnh trời).
Ông khai triển rơ hơn những cuộc vui đó trong bài thứ 79 của chùm thơ gọi là Tạp Thi 雑詩làm theo thể ngũ ngôn cổ thi:
...
Nhi đồng hốt kiến ngă,
Hân hân tương tương lai.
Yếu ngă tự môn trắc,
Dẫn ngă hành tŕ tŕ.
Phóng vu bạch thạch thượng,
Quải nhương thanh tùng chi.
Ư thị đấu bách thảo,
Ư thị đă cầu nhi.
Đả khứ hựu đả lai,
Bất tri thời tiết di.
....
児童忽見我 欣欣相将来 要我寺問側 引我行遅遅
放盂白石上 掛嚢青松枝 於是闘百草 於是打毬児
打去又打来 不知時節移
(Thoát dịch: Bọn trẻ bắt gặp ta. Hớn hở đến từ xa. Kéo lê ta theo chúng. Tới gần bên cổng chùa. Bát đặt xuống bệ đá. Bị treo lên nhánh tùng. Rồi cùng nhau đấu cỏ, Hoặc xúm lại chơi cầu. Tṛ này đến tṛ khác. Nào biết giờ giấc đâu).
Năm 1828, Ryôkan 71 tuổi. Ông nghe tin có động đất lớn ở khu vực Sanjô trong tỉnh Niigata, chết và bị thương khoảng 2 ngh́n người, gần 1 vạn cái nhà bị sụp đổ. bèn viết bài thơ thất ngôn như sau để bày tỏ nỗi ḷng xót thương đồng loại nhưng cũng cảnh cáo con người không được sống hời hợt, chỉ nghĩ đến tư lợi và ĺa xa mối đạo:
Nhật nhật nhật nhật hựu nhật nhật,
Nhật nhật dạ dạ hàn liệt ki (cơ).
Mạn thiên hắc vân nhật sắc bạc,
Tạp địa cuồng phong quyển tuyết phi.
Ác lăng xúc thiên ngư long phiêu,
Tường bích tương đả thương sinh bi.
Tứ thập niên lai nhất hồi thủ,
Thế di khinh mĩ tín như tŕ.
Huống phục cửu tiết thái b́nh,
Nhân tâm đọa thí,
Tương thác tựu thác kỷ kinh th́.
Mạn kỷ khi nhân vi hảo thủ,
Thử độ tai họa bất diệc nghi.
Cẩn bạch tận địa nhân,
Tự kim nhi hậu,
Các thận kỳ thân mạc hiệu phi.
日日日日又日日 日日夜夜寒裂肌 漫天黒雲日色薄
匝地狂風巻雪飛 悪浪蹴天魚龍漂 墻壁相打蒼生悲
四十年来一廻首 世移軽靡信如馳 況復久褻太平 人心堕弛
将錯就錯幾経時 慢己欺人為好手 此度災禍不亦宜
謹白盡地人 自今而後 各慎其身莫效非
(Thoát dịch: Một ngày một ngày lại một ngày. Mỗi ngày mỗi đêm lạnh cắt da. Mây đen che trời, nắng nhợt nhạt. Mặt đất cuồng phong cuốn tuyết bay. Địa chấn làm sóng đánh tận trời. Rồng cá phiêu bạt (nói chi người). Hết tường đến nhà đều đổ sập. Tiếng khóc khắp nơi nghe inh tai. Quay đầu nh́n lại bốn mươi năm. Thế gian chạy theo sự khinh bạc. Cũng bởi đă nhờn cảnh thái b́nh. Con người buông thả và sa đọa. Lập đi lập lại lỗi lầm xưa. Ḿnh th́ ngạo mạn, khinh thiên hạ. Tụ hào biết sống giỏi thủ đoạn. Như thế tai họa cũng đáng đời. Mong sao tất cả kể từ đây. Tránh không học đ̣i chuyện thất đức.)
Chuyện đời xưa mà thấy hăy c̣n áp dụng được cho người đời nay!
***
Nói lên những lời đanh thép như thế chỉ để cảnh tỉnh thế nhân nhưng bản tâm Ryôkan là kẻ thương người. Ông chỉ sợ tai họa sẽ đến với họ lần nữa nếu họ không hướng thiện. Dĩ nhiên Ryôkan xử sự một cách thân ái với mọi người v́ bản tính hồn hậu bẩm sinh, nhưng mặt khác, có nhiều xác suất là ông chịu ảnh hưởng lời giáo huấn của Chánh Pháp Nhăn Tạng, tác phẩm thời trẻ từng làm ông xúc động phát khóc và dẫn ông đến giác ngộ. Chánh Pháp Nhăn Tạng (ông gọi là Vĩnh B́nh Lục) có nhắc đến một pháp môn của nhà Phật là Tứ Nhiếp Pháp. Pháp môn này gồm có 4 phương châm hành động dựa trên ḷng từ bi mà người Phật tử cần phải tuân thủ. Đó là (1) Bố thí (không tham lam, hay giúp đỡ người), (2) Ái ngữ (nói năng nhẹ nhàng, từ ái), (3) Lợi hạnh (hành động với mục đích đem lại lợi ich cho bất kỳ ai) và (4) Đồng sự (không tạo nên khoảng cách giữa ḿnh và người).
Bằng hữu và đạo hữu:
Tuy sống cuộc đời cô độc nhưng Ryôkan có nhiều bằng hữu cũng như đạo hữu được ông vô cùng yêu mến và trân trọng. Chẳng hạn Ḥa thượng Senkei (Tiên Quế), thuộc hàng sư huynh của ông ở Viên Thông Tự. Ryôkan đă mô tả về Senkei – con người bản tính hồn hậu chất phác mà ông cho là gần lẽ đạo nhất, đáng làm mẩu mực cho ḿnh – cho dù lúc nào Senkei cũng bị người chung quanh cười cợt:
Tiên Quế ḥa thượng giả, chân đạo giả,
Mặc bất ngôn, phác bất dung.
Tam thập niên tại Quốc Tiên hội,
Bất tham thiền, bất độc kinh.
Bất đạo tông văn nhất cú.
Tác viên thái cung đại chúng,
Đương thời ngă kiến chi bất kiến.
Ngộ chi bất ngộ.
Ô hô! Kim hiệu chi bất khả đắc.
Tiên Quế ḥa thượng giả, chân đạo giả.
仙桂和上者真道者 黙不言朴不容
三十年国仙会 不参禅不読経
不道宗文一句 作園菜供大衆
当時我見之不見 遇之不遇
嗚呼今傚之不可得 仙桂和上者真道者
(Thoát dịch: Ḥa thượng Senkei, bậc chân tu.Không nói một lời, ḷng chất phác, Ba mươi năm trời theo tôn sư, Không hỏi về thiền, chẳng
đọc kinh. Không hề xướng lên một câu kệ. Chỉ biết trồng rau, nuôi đồng đạo. Từng thấy anh rồi như chửa thấy, Gặp anh mà ngỡ ḿnh chưa gặp. Nay muốn bắt chước, anh c̣n đâu. Senkei anh là bậc chính giác).
Gera Shukumon 解良叔問 (Giải Lương Thúc Vấn), người sống trong vùng, kém ông 7 tuổi, được Ryôkan đánh giá là một hiền nhân. Trong bài thơ tặng Gera, ông đă viết viết tất cả ḷng ngưỡng mộ về nhân cách:
Như kim tứ hải thanh b́nh thế,
Nhân tâm tiệm đọa di khinh mĩ.
Vi báo cố nhân năng tự ái,
Vĩnh lệnh thuần phong hữu sở quy.
如今四海清平世 人心漸惰移軽靡
為報故人能自愛 永令淳風有所帰
(Thoát dịch: Ngày nay bốn biển thanh b́nh cả. Ḷng người đem chuộng cái hư danh. Xin nhắc bạn ḿnh thân bảo trọng. V́ gương đạo đức chính là anh).
Miwa Saichi 三輪左一 (Tam Luân Tả Nhất) lại là một người bạn khác mà Ryôkan quí mến, có thể bày tỏ nỗi ḷng. Năm 1807, lúc ông 51 tuổi, được tin Saichi bệnh tử. Qua năm sau, một bằng hữu khác là tăng Ugan 有願 (Hữu Nguyện) cũng qua đời. Thấy bạn bè thân thiết nối tiếp nhau đi về cơi khác, Ryôkan xúc cảm viết bài “Bệnh trung” 病中. Có lẽ vào giai đoạn này, bản thân ông cũng có vấn đề sức khỏe:
Tả Nhất khí ngă hà xứ chi,
Hữu Nguyện tương thứ hoàng tuyền qui.
Không sàng duy dư nhất chẩm tại,
Biến giới liêu liêu tri âm hy.
左一棄我何処之 有願相次黄泉帰
空床唯余一枕在 遍界寥寥知音稀
(Thoát dịch: Saichi bỏ ta đi chốn nào, Ugan nỡ xuống suối vàng sao? Giường trống giờ đây duy gối lẻ, Cơi đời tịch mịch, tri âm đâu!)
Hai mươi năm sau ngày Saichi mất, lúc đó ông đă già, một lần Ryôkan nằm mơ thấy bạn nên lại viết bài “Mộng Tả Nhất nhất giác hậu phảng phất” 夢佐一一覚後彷彿.
Nhị thập dư niên nhất phùng quân,
Vi phong lung nguyệt dă kiều Đông.
Hành hành huề thủ cộng tương ngữ,
Hành đáo Dữ Phản Bát Phan Cung
二十余年一逢君 微風朧月野橋東
行々携手共相語 行至与板八幡宮
(Thoát dịch: Hai mươi năm dư, giờ tái ngộ, Trăng mờ gió thoảng cạnh Cầu Đông. Lâu ngày có dịp cùng tâm sự. Đi măi đến tận chỗ Thần Cung).
Dữ Phản Bát Phan Cung là tên chữ Hán của đền Thần Đạo Yoita Hachiman Jinguu, một địa điểm trong vùng mà đôi bạn ngày xưa có chung nhiều kỷ niệm.Trăng mờ gió thoảng (vi phong lung nguyệt) chứng tỏ rằng cuộc gặp gỡ ở đây không phải là một hiện thực.
Ông cũng có mối giao t́nh đặc biệt với Kameda Hôsai亀田鵬斎 (Qui Điền Bằng Trai). Hôsai là một nho sĩ, giỏi thi lẫn họa, có lần vẽ một bức tranh cảnh Ryôkan chơi tṛ ném cầu với bọn trẻ và Ryôkan đă viết bài tự tán như sau:
Nhật nhật nhật nhật hựu nhật nhật,
Gian bạn nhi đồng tống thử thân.
Tụ lư cầu tử lưỡng tam cá,
Vô năng, băo túy thái b́nh xuân.
日日日日又日日 間伴児童送此身
袖裏毬子両三個 無能飽酔太平春
(Thoát dịch: Ngày một ngày hai lại một ngày, Chơi cùng đàn trẻ cái thân này. Tay áo hai ba quả cầu nhỏ. Bất tài, một giấc thái b́nh say)
Ngoài ra, Ryôkan và Kameda c̣n có nhiều cơ hội làm thơ xướng họa với nhau nữa.
Phóng dật nhàn tĩnh:
Từ phóng tâm chơi đùa với đàn trẻ nhưng Ryôkan nhưng khi sống một ḿnh trong am vắng, cũng có lúc trầm tư sâu sắc về đạo lư và nghiền ngẫm về cuộc đời những thánh hiền, cao sĩ như Hàn San, Thập Đắc. Cuộc sống ấy đă được ông ghi lại qua những vần:
Chung nhật khất thực băi,
Qui lai yểm bồng phi.
Lô thiêu đới diệp sài,
Tĩnh độc Hàn San thi.
Tây phong xuy vi vũ,
Táp táp sái mao tỳ.
Th́ thân song cước ngọa,
Hà tứ hựu hà nghi.
終日乞食罷 帰来掩柴扉 炉焼帯葉枝 静吟寒山詩
西風吹夜雨 颯颯灑茅茨 時便伸脚臥 何思復何疑
(Thoát dịch: Ăn xin suốt cả ngày. Về nhà bế cửa lại. Ḷ đốt củi c̣n lá, Lặng đọc thơ Hàn San. Gió Tây đưa mưa nhỏ, Gieo nhẹ xuống am tranh. Có lúc nằm duỗi cẳng. Chẳng nghĩ chẳng nghi ngờ.)
Với thái độ nhàn nhă, Ryôkan thường đốt hương, rửa chân rồi ngồi trên phiến đá để tọa Thiền giữa phong cảnh thiên nhiên, những mong tiến gần Phật Thích Ca và Tổ Đạt Ma.
Hoang thôn khất thực liễu,
Qui lai lục nham biên.
Tịch nhật ẩn Tây phong,
Đạm nguyệt chiếu tiền xuyên.
Tẩy túc thướng thạch thượng,
Phần hương thử an thiền.
Ngă diệc tăng già tử,
Khởi không lưu niên độ.
荒村乞食了 帰来緑巖邊 夕日隠西峯 淡月照前川
洗足上石上 焚香此安禅 我亦僧伽子 豈空流年渡
(Thoát dịch: Thôn vắng ăn xin xong, Về bên kè đá xanh. Mặt trời đà khuất núi. Trăng nhạt chiếu bên sông. Rửa chân ngồi trên đá, Đốt hương tập trung thiền. Đă là con của Phật. Tu hành cứ phải chuyên)
Một bài ngũ ngôn khác mô tả cuộc sống thảo am nhưng qua đó Ryôkan bày tỏ được nhân sinh quan:
Sinh nhai lăn lập thân,
Đằng đằng nhiệm thiên chân.
Nhương trung tam thăng mễ,
Lô biên nhất cức tân.
Thùy vấn mê ngộ tích,
Hà như danh lợi trần.
Dạ vũ thảo am lư,
Song cước đẳng gian thân.
生涯懶立身 騰騰任天真 嚢中三升米 炉辺一束薪
誰問迷悟跡 何知名利塵 夜雨草庵裡 雙脚等間伸
(Thoát dịch: Cả đời lười lập thân. Chỉ phó mặc ông xanh. Trong bọc ba thăng gạo, Bên ḷ củi một phần. Mê ngộ nào đoái tới. Danh lợi cũng không cần. Đêm mưa giữa am cỏ. Được duỗi thẳng hai chân).
Cho đến lúc này, Ryôkan chỉ sinh hoạt ở quê nhà và miền Tây mà thôi. Năm 1816, lúc 59 tuổi, ông dọn về ngụ ở một thảo am bên cạnh đền Thần Đạo Otogo (Ất Tử). Từ nơi đây, ông làm những chuyến du hành về miền Đông (Saitama) tận Tôhoku (Fukushima) và có thể trong dịp này, ông đă ghé qua chỗ Tử Dương tiên sinh sau khi rời Niigata có thời dạy học. Thế nhưng về giai đoạn này, chúng ta không có bao nhiêu tư liệu.
Tâm sự Nàng Mana:
Ryôkan có làm một bài thơ về nàng Mama no Tekona người vùng Shimôsa Katsushika (Chiba ngày nay). Cô là nhân vật truyền thuyết tượng trưng cho t́nh yêu bi đát, đă nhiều lần thấy trong văn chương của Man.yôshuu). Bài ngũ ngôn cổ thi ấy nhan đề “Tạp Thi”:
Dư hương hữu nhất nữ,
Điều niên mỹ dung tư.
Đông lân nhân lai vấn,
Tây xá khách mật kỳ.
Hoặc giả truyền dĩ ngôn,
Hoặc giả di dĩ tư.
Như thử lịch tuế nguyệt,
Chí cô cộng bất di.
Hu thiếp nhất nhân thân,
Khởi tùy lưỡng cá nhi.
Quyết tâm phó thâm uyên,
Ai tai kỳ nhĩ vi.
余郷有一女 齠年美容姿 東隣人来問 西舎客蜜期
或者傳以言 或者貽以資 如此歴歳月 志固共不移
吁妾一人身 豈随両個児 決心赴深淵 哀哉其爾為
(Thoát dịch: Làng tôi có một cô, Mới lớn, đẹp như mơ. Xóm đông người tới dạm. Thôn tây khách hẹn ḥ. Hoặc bắn tiếng thăm hỏi. Hoặc quà cáp đem cho. Bao năm tháng như thế. Ḷng cô vẫn hững hờ. Than rằng một thân thiếp, Duyên đâu đến hai chàng. Quyết gieo ḿnh đáy vực. Thật tội nghiệp thân nàng?)
Trong cổ văn Nhật Bản, thường thấy có “mô típ” một ông hai bà như sự tích Trầu Cau ở VN và trong đó, một người sẽ phải chịu số phận hẩm hiu, có khi là cả ba. Thế nhưng nói chung nó tượng trưng cho thái độ từ chối đưa ḿnh vào một cuộc tranh chấp chỉ có nơi những con người sống vào thời thượng cổ. Không biết bài thơ trên đă ra đời từ một sự t́nh cờ khi Ryôkan đi qua địa phương đó và dừng chân trước ngôi miếu của người con gái bạc mệnh hay chỉ v́ ông muốn đề cao thái độ đứng ngoài những sự giành giật đôi co, hoàn cảnh đă một làn xảy đến với ông năm 18 tuổi, lúc mới bước vào đời.
Giai đoạn cuối đời:
Buổi văn niên, ông trở lại quê hương (năm 1826, 69 tuổi) nhưng không ở Gogôan nữa mà về vùng Shimazaki cũng nằm trong tỉnh Niigata. Ông sống ở một cái am được tu bổ lại nằm gần nhà gia đ́nh Kimura Toshizô (Gen.uemon), một người bạn thân, để đỡ phải lao động cực nhọc như hồi sống một ḿnh ở Gogôan trên lưng chừng núi.Trong giai đoạn này, ông viết nhiều bài thơ có tính chất hồi tưởng như thể muốn tính sổ đời ḿnh:
Thảo am
Bài “Tị Vũ” (Núp Mưa) chẳng hạn:
Kim nhật khất thực phùng tụ vũ,
Tạm thời hồi tị cổ từ trung.
Khả tiếu nhất b́nh hựu nhất bát,
Sinh nhai tiêu sái phá gia phong.
今日乞食逢驟雨 暫時廻避古祠中
可咲一瓶与一鉢 生涯蕭灑破家風
(Thoát dịch: Hôm nay khất thực chợt mưa lớn. Tạm vào chùa cổ núp bên trong. Cười tớ một b́nh với một bát. Một đời phiêu dật, phá gia phong)
Một bài có tính cách hồi tưởng khác, viết khi ông nh́n lại 40 năm tu hành:
Thiếu niên xả phụ tẩu tha quốc,
Tân khổ họa hổ miêu bất thành.
Hữu nhân nhược vấn cá trung ư,
Cá thị tùng lai Vinh Tàng sinh.
少年捨父走他国 辛苦画虎猫不成
有人若問箇中意 只是従来栄蔵生
(Thoát dịch: Thời trẻ bỏ nhà đời phiêu lưu. Gian nan vẽ cọp, tệ hơn mèo. Người rằng muốn tỏ điều chi vậy. Rằng tớ (Eizô) bao năm chẳng đổi nhiều).
Vinh Tàng (Eizô) là tên của Ryôkan hồi c̣n bé.
Ryôkan thường nghĩ về sự vô nghĩa của kiếp người. Ông viết nhiều thơ về chủ đề này. Ngoài ra có lần ông c̣n vẽ tranh đầu lâu và chép một bài thơ bên cạnh thay lời giải thích.
Ngô tiếu độc lâu,
Độc lâu tiếu ngă.
Di
Thu phong khoáng dă,
Vũ táp táp.
吾笑髑髏 髑髏笑吾 咦 秋風曠野 雨颯颯
(Thoát dịch: Ta nh́n đầu lâu cười. Đầu lâu lại cười ta. Ôi! Gió thu thổi qua đồng rộng. Mưa bay vi vút.)
“Sương trên búp sen” (Hachisu no tsuyu):
Là con người giàu t́nh cảm, thời trẻ từng có một cuộc sống phóng túng cho nên tuy trở thành thiền sư, Ryôkan không phải đă chai ĺ trước nét đẹp và duyên dáng của phụ nữ. Ông có bài thơ vịnh mỹ nhân:
Liễu nương nhị bát tuế,
Xuân sơn chiết hoa quy.
Qui lai nhật dĩ tịch,
Khiên thường bộ bộ tŕ.
Hành nhân giai dựng lập,
Đạo thị thùy thị nhi.
柳娘二八歳 春山折花帰 帰来日已夕 微雨湿燕支
反願如有待 褰裳歩歩遅 行人皆佇立 道是誰氏児
(Thoát dịch: Vóc liễu tuổi mười sáu, Núi xuân hoa hái về. Dặm đường trời nắng xế, Nâng váy chầm chậm đi. Người người đứng ngó sửng. Hỏi con nhà ai đây?)
Khi đă là một đạo nhân, đi qua những xóm lầu xanh, có lần ông bị các cô kỹ nữ chạy theo níu áo để kể cảnh khổ đời ḿnh v́ biết ông là kẻ thương người. Ông b́nh tỉnh lắng nghe họ. không một chút nề hà.
Đến tuổi 70, ông gặp Teishinni (Ni cô Trinh Tâm, 1798-1872), lúc ấy mới 30. Ni cô tục danh là Okumura Masu, sinh trong một gia đ́nh phiên sĩ ở Nagaoka (trung bộ Niigata), là một phụ nữ có dung mạo xinh đẹp. Năm 17 tuổi lấy chồng nhưng không có hạnh phúc nên mới 23 tuổi đă ly hôn và thí phát qui y. Bà t́nh cờ gặp được Ryôkan, cảm mến ông và họ đă trở thành thày tṛ, nhưng đúng hơn là đôi bạn tâm giao cho đến ngày ông mất. Sau khi Ryôkan qua đời, bà có soạn một quyển sách mỏng độ 100 trang nhan đề Hachisu no tsuyu (Sương trên búp sen) nói về cuộc tao ngộ và những kỷ niệm của hai người. Hachisu vừa có nghĩa là tổ (su) ong (hachi) vừa có nghĩa là búp sen (hasu) v́ hai thứ này có h́nh dạng giống nhau. Quyển sách ấy gồm tiểu truyện về ông và những vần thơ Waka tặng đáp giữa đôi bạn vong niên (cách nhau 40 tuổi). Phải nói là nội dung của nó tuy chứa chan t́nh ư nhưng vẫn thanh nhă, trong sáng. Nhờ Teishinni nên Ryôkan có được những năm cuối đời thật hạnh phúc. Nhân đó, chúng ta lại biết thêm một bộ mặt khác trong nhân cách của Ryôkan. Trước khi qua đời ở tuổi 75 (năm Meiji thứ năm, 1872), Teishinni đă đóng góp công sức trong việc thu thập tác phẩm của người bạn lớn này để góp thành Ryôkan Dôjin Ikô (Lương Khoan đạo nhân di cảo), tập thơ đầu tiên của nhà thơ và đă được in bằng mộc bản.
Trong số các tác phẩm được truyền tụng, 10 bài ngũ ngôn sau đây được nhiều nhà sưu tập coi như đă tóm tắt được nhân sinh quan của Ryôkan Có thể xem chúng là những bài đạo ca v́ ngôn từ giản dị, không tu sức, câu lại ngắn gọn (5 chữ) chẳng khác bài vè, dễ thấm vào ḷng người.:
(1)
Hoa vô tâm chiêu diệp,
Diệp vô tâm tầm hoa.
Hoa khai th́ diệp lai,
Diệp lai th́ hoa khai.
Ngô diệc bất tri nhân,
Nhân diệc bất tri ngô.
Bất tri tùng Đế trắc.
花無心招蝶 蝶無心尋花 花開時蝶来 蝶来時花開
吾亦不知人 人亦不知吾 不知従帝則
(Thoát dịch: Vô tâm hoa mời bướm, Vô tâm bướm t́m hoa. Hoa nở thời bướm đến, Bướm đến thời hoa chờ. Ta nào có biết người, Người cũng chẳng biết ta. Không biết, thuận theo Trời).
(2)
Nhân tâm các bất đồng,
Như diện hữu tương vi.
Câu chấp nhất bàn kiến,
Đáo xứ đệ thị phi.
Tự ngă phi vi thị,
Dị ngă thị vi phi.
Phi ngă chi sở phi,
Thị ngă chi sở thị.
Thị phi thủy tại kỷ,
Đạo cố bất nhược khi.
Dĩ can cực hải để,
Chi giác nhất trường b́.
人心各不同 如面有相違 倶執一般見 到処逓是非
似我非為是 異我是為非 是我之所是 非我之所非
是非始在己 道固不若斯 以竿極海底 祗覚一場疲
(Thoát dịch: Ḷng người không giống nhau. Cũng như thể mặt mày. Nhưng hay giữ ư kiến. Chấp nê gây tranh căi. Giống ḿnh th́ bảo phải. Khác ḿnh cho là sai. Ḿnh nói phải thành phải, Ḿnh bảo sai thành sai. Phải trái do tự kỷ. Nào nghĩ theo đạo lư. Đem sào ḍ rốn bể, Chỉ khổ một thân thôi).
(3)
Túng độc hằng hà thư,
Bất như tŕ nhất cú.
Hữu nhân nhược tương vấn,
Như thực tri tự tâm.
縦読恆沙書 不如持一句 有人若相問 如実知自心
(Thoát dịch: Đọc chi cho lắm sách. Cần nắm một câu thôi. Khi người ta hỏi tới, Ḷng biết thực hư rồi).
(4)
Ngă kiến thế gian nhân,
Tổng vi ái dục trù.
Cầu chi hữu bất đắc,
Tâm thân cánh ưu sầu.
Túng tứ kỳ sở dục,
Chung thị kỷ xuân thu.
Nhất thụ thiên đường lạc,
Thập vi địa ngục tù.
Dĩ khổ dục xả khổ,
Nhân vi trường trù mâu.
Tỷ như thanh thu dạ,
Nguyệt hoa trung lưu phù.
Mi hầu dục thám chi,
Tương suất thủy trung đầu.
Khổ tai tam giới tử,
Bất tri hà nhật hưu.
Dao dạ thục tư duy,
Lệ hạ bất năng thu.
我見世間人 総為愛欲籌 求之有不得 心身更憂愁
縦恣其所欲 終是幾春秋 一受天堂楽 十為地獄囚
以苦欲捨苦 因之長綢謬 譬如清秋夜 月華中流浮
瀰猴欲深之 相率水中投 苦哉三界子 不知何日休
遥夜熟思惟 涙下不能収
(Thoát dịch: Thương cho người trên đời, Chỉ chạy theo ái dục. Hễ muốn mà không được, Ḷng sinh ra ưu sầu. Nhưng cho dù thỏa măn, Kéo dài được bao lâu? Cực lạc hưởng được một, Địa ngục chịu mười phen. V́ khổ muốn dẹp khổ. Ái dục cứ liên miên. Khác ǵ đêm thu trong, Thấy trăng sáng giữa gịng. Đàn khỉ muốn chụp bắt, Theo nhau nhảy xuống sông. Hỡi người trong tam giới. Khổ biết ngày nào xong. Đêm dài suy nghĩ măi. Buồn lệ đổ khôn cùng)
(5)
Quá khứ dĩ quá khứ,
Vị lai thướng vị lai.
Hiện tại phục bất trụ,
Triển chuyển vô tương ỷ.
Hứa đa nhàn danh tự,
Ư nhật cưỡng tự vi.
Mạc thủ cựu thời kiến,
Mạc trục tân điều tri.
Khẩn khẩn biến tham cùng,
Tham chi phục cùng chi.
Cùng cùng chí vô tâm,
Thủy tri tùng tiền phi.
過去己過去 未来尚未来 現在復不住 展転無相依
許多閑名字 意日強自為 莫取旧時見 莫逐新条知
懇々遍参窮 参之復窮之 窮々至無心 始知従前非
(Thoát dịch: Quá khứ sau lưng rồi, Tương lai chưa đến nơi. Hiện tại không dừng bước, Dựa vào đâu hỡi người? Chữ Danh rối tâm trí, Tháng ngày sống lăng phí. Chớ nhớ việc xưa thấy, Đừng tin điều mới nghe. Đem ḷng nghĩ cặn kẽ, Thành tâm t́m tận nơi. Nếu Vô Tâm sẽ hiểu, Chuyện trước thảy Phi thôi.)
(6)
Nhân sinh phù thế gian,
Hốt nhược mạch thượng trần.
Triêu vi thiếu nam tử,
Bạc mộ tác sương mấn.
Đô vi tâm bất liễu,
Vĩnh kiếp uổng khổ tân.
Vi vấn tam giới tử,
Tương hà vi khứ tân.
人生浮世間 忽若陌上塵 朝為少年子 薄暮作霜鬢
都為心不了 永劫枉苦辛 為問三界子 将何為去津
(Thoát dịch: Trong cuộc đời ch́m nổi, Người như bụi trên đường. Sáng c̣n là trai trẻ, Chiều tóc đă pha sương. Bởi tâm chưa giác ngộ, Muôn kiếp khổ khôn lường. Hỏi người trong cơi thế, Làm sao để thoát thân?.
(7)
Ngă sinh hà xứ lai,
Khứ nhi hà xứ chi.
Độc tọa bồng song hạ,
Ngột ngột tĩnh tầm tư.
Tầm tư bất tri thủy,
Yên năng tri kỳ chung.
Hiện tại diệc phục nhiên,
Triển chuyển tổng không dă.
Không trung thả hữu ngă,
Huống hữu thị dữ phi.
Bất tri dung ta tử,
Tùy duyên thả thong dong.
我生何処来 去而何処之 独座蓬窗下 兀々静尋思
尋思不知始 焉能知其終 現在亦復然 展転総空也
空中且有我 況有是与非 不知容些子 随縁且従容
(Thoát dịch: Hỏi từ đâu ta đến, Rồi đi về phương nao. Ngồi dưới mái nhà cỏ, Lặng lẽ suy tư nhiều. Chỗ nào nơi bắt đầu? Và chấm dứt ở đâu? Hiện tại quay lại chăng? Hay rồi thành Không cả. Nhưng trong Không có Ngă, Với bao điều đúng sai. Nên hiểu chi cho mệt, Tùy duyên đời thong dong)
(8)
Tạc nhật chi sở thị,
Kim nhật diệc phục phi.
Kim nhật chi sở thị,
An tri phi tạc phi.
Thị phi vô định đoán,
Đắc thất nan dự kỳ
Ngu giả giao kỳ trụ,
Bất thích bất tham sai (si).
Hữu trí đạt kỳ nguyên,
Thong dong tiêu tuế th́.
Trí ngu lưỡng bất thủ,
Thủy xứng hữu đạo nhi.
昨日之所是 今日亦復非 今日之所是 安知非昨非
是非無定端 得失難預期 愚者膠其柱 何適不参差
有智達其源 従容消歳時 智愚両不取 始称有道児
(Thoát dịch: Hôm qua là chuyện phải. Hôm nay đă thành sai. Chuyện hôm nay bảo phải. Hôm qua có thể sai. Phải trái ai quả quyết? Được mất khó dự pḥng. Người khôn biết cớ sự. Nên tháng ngày thong dong. Nhưng cần chi khôn dại. Sống đạo đức th́ hơn).
(9)
Ngôn ngữ thường dị xuất,
Lư hành dị thường khuy
Dĩ khi ngôn diệc xuất,
Trục bĩ hành dị khuy
Di trục tắc di khuy
Di xuất tắc di phi.
Du cứu hỏa tụ di,
Đô thị nhất trường nghi.
言語常易出 理行易常虧 以斯言易出 逐彼行易虧 弥逐則弥虧 弥出則弥非 油救火聚弥 都是一場凝
(Thoát dịch: Nói ra là chuyện dễ, Làm mới thấy khó khăn. Người ta thường mở miệng, Bào chữa việc ḿnh làm. Những tưởng bào chữa được, Sai lầm lại lộ thêm. Đem dầu mà chửa cháy. Kết quả sẽ ra sao?)
(10)
Phật thị tự tâm tác,
Đạo diệc phi hữu vi.
Báo nhĩ năng tín thụ,
Vật bàng ngoại đầu chi.
Bắc viên nhi hướng Việt,
Tảo văn đáo trước th́.
仏是自心作 道亦非有為 報爾能信受 勿傍外頭之
北轅而向越 早晩到著時
(Thoát dịch: Phật từ tâm mà đến, Đạo không ai tạo ra. Khuyên người đừng tin tưởng. Những ǵ ngoài thân ta. Xe đă đặt đúng hướng. Sớm muộn đến nơi mà!)
Thơ phá cách:
Tuy Ryôkan phải sống đời lang thang, bần bách và đói khát nhưng tâm cảnh của ông lúc nào cũng tươi vui, hồn nhiên (konzen). Điều này chúng ta đă thấy phản ánh trong Hán thi cũng như Waka ông viết.
Đặc biệt, về h́nh thức, Hán thi ông không viết theo âm vận khắt khe của Hán thi Trung Quốc. Đó là những vần “phi thi”, “thơ phá cách” mà ông rất tự hào cho dù nó “nghe chướng tai” hoặc “không giống ai”.
Ví dụ bài thơ dưới đây tả phong cảnh mùa thu vùng Đông Bắc:
Kỷ hàng hồng nhạn minh Nam khứ,
Hồi thủ bất nại thu thương mang.
Thiên phong diệp lạc phong vũ hậu,
Nhất quần hàn thôn đới tịch dương.
幾行鴻雁帰南去 回首不耐秋蒼茫
千峯葉落風雨後 一群寒村帯夕陽
(Thoát dịch: Nhạn kêu, giăng cánh bỏ về Nam, Trời thu nh́n lại cảnh thê lương. Non cao lá đổ sau mưa gió. Một dăi thôn nghèo nhuốm tịch dương).
Hoặc bài thơ khi ngắm hoa ở am Tanomo 田面庵nhớ Ugan 有願(Hữu Nguyện), người bạn tâm giao nay không c̣n nữa:
Đào hoa như hà, hiệp ngạn phát,
Xuân giang như lam tiếp thiên lưu.
Hành khán đào hoa tùy lưu khứ,
Cố nhân gia tại thủy đông đầu.
桃花如霞狭岸発 春江如藍接天流
行看桃花随流去 故人家在水東頭
(Thoát dịch: Bến xuân đào tựa ráng chiều pha. Sông xanh tiếp với chân trời xa. Ngắm hoa chân bước xuôi ḍng nước . Bờ đông: chỗ ở cố nhân ta).
Rơ ràng rằng hai bài thơ này lời hay ư đẹp nhưng những ai đă quen với cách xếp đặt của một bài thơ chữ Hán, sẽ phải ngập ngừng v́ sự trúc trắc của âm vận và tiếc cho ông. Thế nhưng Ryôkan có vẻ không bận tâm đến khuyết điểm đó. Ngược lại ông c̣n mạnh dạn ra “tuyên ngôn” về phong cách làm thơ của ḿnh như sau:
Thục vị ngă thi thi,
Ngă thi phi thị thi.
Tri ngă thi phi thi,
Thủy khả dữ vị thi.
孰謂我詩詩 我詩非是詩 知我詩非詩 始可与謂詩
(Thoát dịch: Người rằng ta làm thơ / Thơ ta đâu phải thơ / Hiểu cho xong chuyện đó / Rồi hăy luận về thơ)
Có nhiều lư do để biện minh cho sự tồn tại của sự trúc trắc về âm vận. Một là tính t́nh phóng khoáng, không câu chấp của tác giả nên ông đă sổ toẹt những qui luật bằng trắc, hai là cách đọc thơ Nhật Bản kể từ thời của Thi tập Kaifuusô (Hoài Phong Tảo, thế kỷ thứ 8) sưu tập những bài thơ do người Nhật làm ra trước đó những 2, 3 thế kỷ vẫn vắng bóng tinh thần tôn trọng tứ thanh (b́nh, thượng, khứ, nhập). Không thể nào đem Hán thi Trung Hoa và Việt Nam ra so sánh với Hán thi Nhật Bản mà bỏ qua yếu tố ngữ học này. Huống chi, đối với người Nhật, những kẻ quá bám chặt vào vần mà coi nhẹ ư tưởng thường bị coi là mắc chứng “thanh bệnh”.
Thứ đến, thơ ông là những đạo ca, trọng ư tưởng hơn trau chuốt sao cho êm tai. Trong khi làm thơ, ông thường đi t́m cái mới. Ngay cả khi viết Waka, Ryôkan không theo kiểu Man.yô (Man.yô chô = Vạn Diệp Điệu) cổ phong của Man.yôshuu như Keichuu hay Mabuchi mà học hỏi từ Kokinshuu (Cổ Kim Ḥa Ca Tập), một thi tập mới mẻ hơn. Tinh thần bôn phóng của Ryôkan c̣n thấy qua ư muốn của ông muốn phục hưng Chôka, một thể thơ dài và đă mai một, cũng như viết các tác phẩm của ḿnh bằng lối chữ có cá tính... chứ không phải là chữ Hán chân phương.
Hơn thế nữa, trong thi tập của Ryôkan, nhiều khi ông cho cả thơ người khác vào làm đời sau cứ ngỡ là thơ của chính ông. Chẳng hạn như bài “Ngẫu tác” đầy Thiền vị sau đây:
Bộ tùy lưu thủy mịch nguyên tuyền,
Hành đáo nguyên đầu khước vơng nhiên.
Thủy ngộ chân nguyên hành bất đáo,
Ỷ bề tùy xứ lộng sàn viên.
歩随流覓源泉 行到源頭却惘然
始悟真源行不到 倚筇随処弄潺湲
(Thoát dịch: Đi kiếm đầu nguồn suối nước trôi / Đến nguồn chỉ để ngạc nhiên thôi / Mới hay nguồn thật không sao tới / Thôi đành chống trượng thử ḍ chơi)
Bài thơ đúng niêm luật quá, không trúc trắc, lởm chởm, khó ḷng nói đó là thơ Ryôkan. Chính vậy, đây là một bài thơ của Chu Hi đời Nam Tống. Người ta c̣n phát hiện thêm nhiều bài của Đỗ Phủ, Hàn San, Tô Đông Pha ... trong thi tập của Ryôkan. Cũng như nhiều văn nhân thuở ấy, hễ thấy hay nghe thơ ai hay th́ chép để dành mà thưởng thức. Nhiều khi họ chép mà không rơ xuất xứ của bài thơ. Các ông cũng không có nhu cầu tác quyền và xuất bản như chúng ta bây giờ. Khó ḷng khép những người như vậy vào tội đạo văn. Đáng tiếc chăng là tiếc rằng chúng ta đă đem tấm ḷng hạn hẹp và vụ lợi của ḿnh để tạo ra những qui luật trói buộc một con người phiêu dật.
***
Ryôkan nối tiếp truyền thống “tu bằng chân” của các du tăng (tu nghiệm giả, shugensha) trong truyền thống Mật giáo, của En no Gyôja, của Gyôki, Kuuya, của Ippen...và của các nhà thơ như Saigyô, Sôki, Bashô. Nối tiếp được truyền thống ấy vào thời cận đại th́ sau ông, chắc chỉ có Taneda Santôka (1882-1940), người đại diện xứng đáng nhất.
Tôkyô, 4/7/2019
Nguyễn Nam Trân
(1) Umehara Takeshi (sinh năm 1925), triết gia và nhà văn. Người quê Sendai, tốt nghiệp khoa văn, triết Đại học Kyôto. Nguyên giáo sư Đại học Ritsumeikan và Giám đốc Trung tâm Nghiên Cứu Văn Hóa Nhật Bản (Nichigen).
(2) Có thể kể đến Ikkyuu (thơ), Sesshuu và Dasoku (họa), Sen Rikyuu (trà) vv…
(3) Nếu chúng ta chia 264 năm của thời Edo (1603-1867) ra làm 3 thời kỳ: tiền, trung và hậu kỳ, mỗi thời kỳ khoảng dưới 100 năm.
(4) Gô (Hợp): 1/10 dung tích của Shô (Thăng). Đơn vị đo lường cổ.tính ra là 0, 18 lít.
Thư mục tham khảo:
1) Uno Naoto, Kanshi wo yomu (Đọc Hán Thi),Tập 3: Giai đoạn cuối đời Edo, 2012. NHK Radio Text. (Culture Radio). NHK (Tokyo) xuất bản.
2) Andô Hideo, Ryôkan (Lương Khoan), 1986, Công ty Suzuki (Tôkyô) xuất bản.
3) Umehara Takeshi, Nihon Bukkyô wo yuku (Hành tŕnh vào Phật giáo Nhật Bản), 2009. Nhật báo Asahi (Tôkyô) xuất bản.
4) H́nh ảnh và tư liệu mạng.