THƠ THIỀN NHẬT BẢN

Hán Thi Thiền Tăng Ngũ

                                                    Biên soạn: Nguyễn Nam Trân

 

     Image result for nanzenji

         Nanzenji (Nam Thiền Tự) ở Kyôto đứng đầu Ngũ Sơn

 

 Thiền tông Nhật Bản và văn học Ngũ Sơn

Thiền hưng thịnh ở Trung Quốc vào thời Đường (618-907), từng có cơ hội truyền bá sang Nhật Bản từ thế kỷ thứ 9. Thiền tăng Nghĩa Không 義空đă đến Nhật theo lời mời của bà Danrin檀林皇后, hoàng hậu của Thiên hoàng Saga 嵯峨天皇 (786-842). Tuy nhiên, lúc đó Thiền đại lục không trụ lại được ở Nhật v́ bị sự chống đối ác liệt của Cựu Phật giáo c̣n đang hưng thịnh. Phải đợi đến thế kỷ thứ 12, lúc Cựu Phật Giáo đă suy vi và mọi người đang chờ đợi một Tân Phật Giáo ra đời nhằm giải quyết hợp thời các vấn đề tâm linh, Thiền mới có chỗ đứng thực sự. Đó là thời điểm tăng Myôan Eisai 明庵栄西(1141-1215), - một học tăng gốc Cựu Phật giáo (phái Thiên Thai chùa Hiei) nhưng chuyển qua Thiền - về nước hoằng pháp sau hai lần nhập Tống. Cũng nên biết là trong quá tŕnh này, Eisai (Thiền Lâm Tế, phái Hoàng Long) đă trải qua nhiều gian khổ và bước đầu phải thỏa hiệp với các giáo phái đă có mặt như Thiên Thai và Chân Ngôn qua lối kiêm tu Thiền-Thai-Mật để giữ cho pháp mạch trường tồn. Người đi sau ông một chút là Dôgen Kigen 道元希玄 (Thiền Tào Động) v́ muốn giữ sự thuần túy của ḍng Thiền ḿnh, đă phải chịu cảnh thanh bần, lánh về chốn rừng sâu núi thẳm. Thiền Tào Động chỉ được phục hưng trở lại sau khi một số đệ tử thay đổi tư duy để tiến gần thế tục và trở thành phái Thiền quan trọng nhất ngày nay. Điều khác nhau cơ bản với Dôgen là trong quá tŕnh xây dựng cơ sở cho Thiền trên đất Nhật, Eisai đă sát cánh với giai cấp vũ sĩ vốn là một thế lực tân hưng và chính nhờ sự hỗ trợ của những người có thực lực chính trị và quân sự này, phái Lâm Tế  của ông mới có được cơ sở vững chăi.

Từ sau chuyến về của Eisai, sự giao lưu giữa đại lục và Nhật Bản không ngừng phát triển suốt hai triều Tống, Nguyên ở đại lục và Mạc phủ Kamakura (1183-1333) ở Nhật. Sự “văng lai” thuở đó theo 4 mô h́nh chính:

1-    Các thiền sư sang đại lục học hỏi (lưu học tăng) để đem về một trào lưu tư tưởng mới mà họ nghĩ là thích hợp cho sự chuyển biến to lớn bên trong xă hội Nhật Bản tức là sự thành h́nh của xă hội vũ gia. Tiêu biểu cho nhóm này là Myôan Eisai (Minh Am Vinh Tây), Dôgen Kigen  (Đạo Nguyên Hy Huyền), Ben.en Enni (Biện Viên Viên Nhĩ), Mukan Fumon (Vô Quan Phổ Môn) và Nanpo Jômin (Nam Phố Thiệu Minh).

2-    Các thiền sư đại lục được chính quyền Kamakura mời sang tham vấn. Cùng lúc, các vị đă đem qua cả một hệ thống học thuật và văn hóa Tống Nguyên. Tiêu biểu cho nhóm này là Lan Khê Đạo Long (Rankei Dôryuu) và Ngột Am Phổ Ninh (Gottan Funei), Vô Học Tổ Nguyên (Mugaku Sogen)...

3-    Các thiền sư Trung Quốc tỵ nạn chiến tranh, muốn hoằng pháp ở một vùng đất mới mà họ thấy có tương lai hơn là quê hương ḿnh, nhất là từ khi nhà Nguyên của dị tộc được dựng nên. Người thông tuệ và có ảnh hưởng hơn cả là Nhất Sơn Nhất Ninh (Issan Ichi.nei).

4-    Các thiền sư bản địa tu học tại chỗ (ngộ một ḿnh hay với sự chỉ giáo của các vị tăng độ lai). Họ là Dainichi Nônin (Đại Nhật Năng Nhẫn), Chigotsu Daie (Si Ngột Đại Huệ), Kôhô Kennichi (Cao Phong Hiển Nhật), Shuuhô Myôchô (Tông Phong Diệu Siêu), Musô Soseki (Mộng Song Sơ Thạch)...

Đă có danh sư th́ phải có cơ sở vật chất để tu hành. Việc xây dựng các ngôi chùa Thiền mới hay đổi tên các ngôi chùa tông phái cũ thành chùa Thiền trở nên cần thiết. Trong khoảng thời gian kế tiếp nghĩa là từ thời Mạc phủ Kamakura (1183-1333) cho đến thời Mạc phủ Muromachi (1336-1573), chính quyền đă xây dựng được một hệ thống chùa Thiền chặt chẽ ở hai vùng Kamakura và Kyôto. Chúng mang tính giai cấp của những quan tự bên Trung Quốc và đặt dưới sự kiểm soát của chính quyền. Đó là một điều bắt buộc v́ tuy Thiền là một triết thuyết phóng khoáng nhưng những kẻ ủng hộ nó là giới sĩ đại phu và giai cấp quan liêu. Hệ thống này gồm  Ngũ Sơn五山, Thập Sát十刹là các quan tự và Chư Sơn諸山 mà cao hơn cả là Ngũ Sơn (Gozan). Đó là chưa kể đến hơn ngh́n ngôi chùa c̣n kém cả Chư Sơn được gọi là các Mạt Tự末寺, chúng là cái nền của một kim tự tháp.

Tuy Ngũ Sơn hay “năm ḥn núi” có nghĩa hẹp là “năm ngôi chùa” nhưng tính ra không chỉ có năm mà c̣n nhiều hơn thế (11). Nó mô phỏng theo hệ thống “năm tinh xá” (Goshôja)五精舎 đến từ Ấn Độ, trong số đó có Lộc Uyển tinh xá (Rokuon Shôja) là nơi Đức Phật Thích Ca từng giảng đạo. Các chùa sắc phong trong Ngũ Sơn được tuyển chọn tùy theo giai đoạn lịch sử nhưng danh sách hoàn chỉnh nhất có lẽ đă được công bố vào thời Mạc phủ Muromachi (1386) lúc Shôgun Ashikaga Yoshimitsu 足利義満tại chức (1368-94). Theo đó th́ ở Kamakura và Kyôto, mi vùng đu có Ngũ Sơn riêng (5 x 2 = 10). Nằm ở vị trí cao trên tt c 10 chùa y là Nanzenji (= 11).

Ngũ Sơn chi thượng: (Kyôto): Nanzenji (Nam Thin T).

Ngũ Sơn đ nht: (Kyôto): Tenryuji (Thiên Long T), (Kamakura): Kenchôji (Kiến Trường T).

Ngũ Sơn đ nh: (Kyôto): Shôkokuji (Tướng Quc T), (Kamakura): Engakuji (Viên Giác T).

Ngũ Sơn đ tam: (Kyôto): Kenninji (Kiến Nhân T): (Kamakura): Jufukuji (Th Phúc T).

Ngũ Sơn đ t: (Kyôto): Tôfukuji (Đông Phúc T), (Kamakura): Jôchiji (Tnh Trí T).

Ngũ Sơn đ ngũ: (Kyôto): Manjuji (Vn Th T), (Kamakura): Jômyôji (Tĩnh Diu T).

Chịu ảnh hưởng của Thiền đại lục, các thiền tăng Ngũ Sơn rất yêu chuộng thơ văn chữ Hán. Nhờ vậy, các chùa Ngũ Sơn qui tụ lắm tài năng văn học. Chư tăng vừa tham thiền vừa trau giồi học vấn để có thể bày tỏ tâm cảnh giác ngộ của ḿnh. Điều sau này đến từ quan niệm “thi Thiền nhất vị” 詩禅一味cũng là của đại lục. Về lâu về dài, họ đă có thể xây dựng nên một nền văn học phong phú được gọi bằng cái tên chung là Gozan bungaku 五山文學 (Ngũ Sơn văn học).

Người đi tiên khu ca văn hc Gozan là thin sư nhà Nguyên Nht Sơn Nht Ninh 一山一寧(Issan Ichi.nei, 1247-1317). Ông đến Nht vào năm 1299 thi Kamakura. Sau đó, s nghip văn chương ca ông đă được ni tiếp sut giai đon Kamakura bước qua Muromachi bi những tên tui lừng lẫy như Kokan Shiren (H Quan Sư Luyn, 1278-1346, tu học ở Nhật), Trúc Tiên Phm Tiên (Chikusen Bonsen, 1292-1348, từ Nguyên sang Nht năm 1329), Jakushitsu Genkô (Tch Tht Nguyên Quang, 1290-1367, du hc Nguyên, v Nht năm 1326), Betsugen Enshi (1294-1364, về Nhật năm 1330),  Sesson Yuubai (Tuyết Thôn Hu Mai, 1290-1346, v Nht năm 1329), Chuugan Engetsu (Trung Nham Viên Nguyt, 1300-1375, v Nht năm 1332) …

Có l vào thời kỳ Shôgun Ashikaga Yoshimitsu cm quyn, văn hc Gozan đă đi đến ch toàn thnh, nhờ ở sự đóng góp của các tăng độ lai đă đành nhưng nhiều hơn cả là từ các tăng bản địa. Thời đó đă xut hin Ryuushuu Shuutaku (Long Tưu Chu Trch, 1308-88), Shunnoku Myôha (Xuân c Diu Ba, 1311-88), Gidô Shuushin (Nghĩa Đường Chu Tín, 1325-88), Zekkai Chuushin (Tuyt Hi Trung Tân, 1366-1405), Taihaku Shingen (Thái Bch Chân Huyn, ? – 1415)..., đều là những cái tên quan trọng.

Sau đó ḍng văn hc này hăy c̣n ni tiếp với các thiền tăng thời Sengoku, Momoyama rồi kéo dài măi đến thời tin cn đi (Mạc phủ Edo, 1603-1868).

V các thi tp tiêu biu ca giai đon này, có th nhc đến Minga-shuu (Mân Nga Tp) ca Sesson Yuubai, Tôkai Ichiô-shuu (Đông Hi Nht Âu Tp, 1334) ca Chuugan Engetsu, Kuuge-shuu (Không Hoa Tp, 1359) ca Gidô Shuushin, Shôken-kô (Tiêu Kiên Co, 1403) ca Zekkai Chuushin vv... Chúng đu được viết bng ch Hán

Văn học Ngũ Sơn hăy c̣n có bộ phận văn xuôi thể tứ lục biền ngẫu và bộ phận giải thích kinh điển theo tinh thần bách khoa toàn thư của Trung Quốc cũng như những hoạt động xuất bản kinh sách. Cả ba hoạt động này đă kết hợp lại, có ảnh hưởng to lớn đến việc nghiên cứu Chu tử học vào đầu thời Edo khi những thiền nho thế hệ sau như Fujiwara Seika 藤原惺窩 (Đằng Nguyên Tinh Oa, 1561-1619) ) và Hayashi Razan林羅山 (Lâm La Sơn, 1583-1657) vào cuộc. Tuy vậy, để khỏi lan man, trong bài viết này, chúng tôi chỉ tập trung nói về bộ phận Hán thi.

Phần I: Những người mở đường cho ḍng thơ Thiền Nhật Bản:

Khác với tính cách của thiền sư Eisai (tổ Lâm Tế Nhật Bản), một nhà hoạt động và tổ chức tài ba, Thiền sư Dôgen Kigen道元希玄 (Đạo Nguyên Hy Huyền, tổ Tào Động Nhật Bản, 1200-1253) ) là một triết nhân và nghệ sĩ đầy hồn thơ. Ông sinh trong gia đ́nh Fujiwara  quyền quí nhất nước nhưng chóng chán thế tục, thế phát qui y từ năm 13 tuổi (1213). Sáu năm sau khi sang nhà Tống cầu học trở về (1223-1227), ông đă đến tu ở Kôshôji (Hưng Thánh Tự, Kyôto) rồi Eiheiji (Vĩnh B́nh Tự) ở Echizen (nay thuộc tỉnh Fukui), một nơi vắng vẻ thanh u, xa những trung tâm chính trị.  Tuy không phải là thành viên của nhóm Ngũ Sơn nhưng xưa kia ông có một thời gian ngắn ghé qua Kenninji (Kiến Nhân Tự) – sau sẽ là một trong Ngũ Sơn - và là nhà thơ đă mở đầu ḍng thơ Thiền Nhật Bản. Ông có viết 15 bài thất ngôn tuyệt cú vịnh cuộc sống tu hành giữa chốn thâm sơn, nói lên quyết tâm hành đạo để cứu chúng sinh thoát khỏi mê lầm. Chúng tôi xin giữ lại 2 bài số  7 và số 9:

Sơn cư thập ngũ thủ (kỳ thất)

山居十五首其七

Cửu tại nhân gian vô ái tích,

久在人間無愛惜

Văn chương bút nghiễn kư phao lai.

文章筆硯既抛来

Khán hoa văn điểu phong t́nh thiểu,

看花聞鳥風情少

Nhất nhiệm thời nhân tiếu bất tài.

一任時人笑不才

(Thoát dịch: Sống trên núi (bài số  7 trong 15): Sống măi trên đời chẳng thích ǵ / Văn chương múa bút để mà chi / Chim hoa dẫu ngắm không thành hứng / Tài vụng, người đời cứ việc chê)

Sơn cư thập ngũ thủ (kỳ cửu)

山居十五首其九

Tam thu khí túc thanh lương hậu,

三秋気粛清涼候

Tiêm nguyệt tùng trùng vạn cảm trung.

繊月叢虫万感中

Dạ tĩnh canh lan khan Bắc Đẩu,

夜静更闌看北斗

Hiểu thiên tương đáo chỉ ư Đông.

暁天将到指於東

(Thoát dịch: Sống trên núi (bài số 9 trong 15): Trời thu lạnh lẽo cảnh tiêu sơ / Thương tiếng trùng ran dưới nguyệt mờ / Đêm lặng canh tàn nh́n Bắc Đẩu / Mới hay ngày rạng phía Đông cơ!)

Thiền sư Vô Học Tổ Nguyên 無学祖元(Mugaku Sogen, 1216-1286) là một tăng Lâm Tế người gốc Minh Châu (Trung Quốc) đến Nhật vào thời Kamakura. Ông họ Hứa, tên Tổ Nguyên, lấy hiệu là Vô Học. Ông tu ở Thiên Đồng Sơn bên đó nhưng được chức Shikken (Chấp Quyền) của Mạc phủ Kamakura là Hôjô Tokimune mời đến Nhật. Hồi ở chùa Năng Nhân Tự (Ôn châu), ông đă gặp đại nạn v́ bị quân Nguyên dọa giết. Vẫn b́nh tĩnh, ông đă đọc một bài kệ biểu lộ cảnh địa giác ngộ khiến kẻ địch phải chùn tay bỏ đi. Hai câu kết mượn ư thơ của Tăng Triệu僧肇 , một thiền gia đời Tấn: Đầu tương lâm bạch nhận, Do tự trảm xuân phong頭将臨白刃.猶似斬春風

Thị Lỗ

示虜

Càn khôn vô địa trác cô cung,

乾坤無地卓孤筇

Hỉ đắc nhân không pháp diệc không.

喜得人空法亦空

Trân trọng Đại Nguyên tam xích kiếm,

珍重大元三尺剣

Điện quang ảnh lư trảm xuân phong.

電光影裡斬春風

(Thoát dịch: Bảo cho giặc biết: Khắp trời không chỗ cắm dùi ông / Mừng thấy thân không pháp cũng không / Của báu Đại Nguyên ba thước kiếm / Chỉ là ánh chớp chém xuân phong).

Ngoài Thị Lỗ, bài sau đây viết ra để tặng một samurai tên là Shirô (Tứ Lang), gia thần cận vệ của họ Hôjô, nhân người ấy muốn xin ông một bài kệ. Nó đă nói lên sự cảm kích của ông trước cảnh sắc nên thơ của Nhật Bản khi mới đặt chân đến nước này:

Kim Ngô tứ lang cầu kệ

金吾四郎求偈

Thu nhập Phù Tang hải quốc hàn,

秋入扶桑海国寒

Bạch tần hồng liệu tiếp sa than.

白蘋紅蓼接沙灘

Dạ lai thiêm đắc cô hồng tích,

夜来添得孤鴻跡

Lưu dữ nhân gian tác họa khan.

留与人間作画看

(Thoát dịch: Nhân quan kim ngô Shirô xin bài kệ: Trời thu vào Nhật lạnh lùng thay / Trắng đỏ bờ rau, băi cát dài / Đêm đến chân hồng c̣n để dấu / Như đem tranh vẽ tặng cho ai).

Nhân vật thứ ba trong số những nhà thơ tiên phong cần phải kể đến là cao tăng Musô Soseki夢窓疎石 (Mộng Song Sơ Thạch, 1275-1351). Ông người Nhật, xuất thân vùng Ise (tỉnh Mie bây giờ). Sau khi tham học các phái Chân Ngôn và Thiên Thai, đă theo ḍng Thiền Lâm Tế. Được Thiên hoàng Go Daigo và Shôgun Ashikaga Takauji kính trọng, xin qui y. Đă khai sơn nhiều nơi như Erinji ( Huệ Lâm Tự) ở vùng Kai, Rinsenji (Lâm Xuyên Tự) và Tenryuuji (Thiên Long Tự) ở Kyôto, lại đứng đầu môn phái mang tên ḿnh. Sau đây là bài thơ của ông dựa trên công án nổi tiếng nói về cuộc đối thoại có tính chất khai ngộ giữa thiền sư Quy Sơn và thày ḿnh là Bách Trượng bên ḷ than:

Khai Lô Thị Chúng

開炉示衆

Thu quang nhất biến tiểu xuân (1) hồi,

秋光一変小春回

Hàn thử hà tằng thuộc văng lai.

寒署何曽属往来

Bất nại Quy Sơn thiên cổ thác,

不奈潙山千古錯

Kim triêu hựu bát cựu lô hôi.

今朝亦撥舊炉灰

(1)  Tiểu xuân: (koharu, Indian summer) một khoảng thời ngắn trời ấm lại giữa mùa lạnh.

(Thoát dịch: Nhân ngày mở ḷ sưởi dặn ḍ mọi người: Ngày thu chợt ấm nắng xuân tươi / Nóng lạnh đâu là chuyện tới lui / Chẳng để Quy Sơn lầm vạn đại / Ḷ ḿnh tro cũ sáng nay khơi).

Đến đây xin phép chuyển qua nói về hai nhà thơ quan trọng buổi đầu của thi phái Ngũ Sơn là Kokan Shiren và Sesson Yuubai với những bài luật thi và nhất là tuyệt cú của họ.

Phần II: Một nhà thơ Ngũ Sơn sơ kỳ: Kokan Shiren

Kokan Shiren 虎関師練 (Hổ Quan Sư Luyện, 1278-1346) là một tăng Lâm Tế người Nhật, sống vào cuối đời Kamakura. Ông họ Fujiwara, tên là Shiren. Mười tuổi đă đi tu, kiêm bị kiến thức Phật giáo lẫn Nho giáo, lại có tài thơ. Sau khi trụ tŕ nhiều chùa ở Kamakura và Kyôto, ông được Thiên hoàng Go Murakami ban danh hiệu Quốc sư. Ông có Saihokushuu 済北集 (Tế Bắc Tập) gồm 20 quyển, trong đó ngoài thơ c̣n có các thi thoại và b́nh luận về tam giáo Nho Thích Lăo.

Xuân Vọng

春望

Noăn phong tŕ nhật bách xương tô,

暖風遅日百昌蘇

Độc đối thiều quang sỉ cố ngô.

独対韶光恥故吾

Thủy bất giới thiên câu bích lục,

水不界天倶碧緑

Hoa nan biện mộc chỉ hồng chu.

花難班木只紅朱

Du xa chinh mă tranh tŕ trục,

遊車征馬争馳逐

Vũ yến thiên oanh tứ hư ngu.

舞燕遷鶯恣戯娯

Kham ái viễn thôn dao ái lư,

堪愛遠村遥靄裡

Tỏa yên hàng liễu kỷ thiên chu.

鎖煙行柳幾千株

(Thoát dịch: Ngắm cảnh xuân: Gió ấm, ngày dài, đời sống lại /  Duy trước thiều quang thẹn nỗi ḿnh / Nước chẳng tiếp trời, đâu cũng biếc / Hoa không chung gốc, thảy hồng xinh / Xe rong ngựa chiến c̣n tranh đuổi / Yến múa oanh đưa măi bận t́nh / Yêu mỗi thôn xa sương khói phủ / Mấy ngh́n cội liễu đẹp như tranh)

Bài thơ sau đây tỏ ḷng tôn kính đối với hoàng tộc, người che chở cho Phật giáo. Trường An đây chỉ là tiếng giả xưng kinh đô Heian ở Kyôto:

Tặng nhập kinh tăng

贈入京僧

Vương hóa đàm triêm suất thổ tân,

王化覃霑率土浜

Sơn xuyên vô xứ bất kỳ hoàn.

山川無処不畿寰

Tựu trung bách vạn Trường An hộ,

就中百万長安戸

Vi vấn hà nhân kiến thánh nhan.

為問何人見聖顔

(Thoát dịch: Tặng nhà sư lên kinh đô: Ơn vua lan tỏa khắp muôn nơi / Sông núi, kinh đô chỉ một thôi / Hỏi chi khắp chốn Trường An ấy: / Thánh nhan từng ngắm được bao người?)

Hai bài thơ tiếp theo nói lên tâm cảnh b́nh yên, xa rời thế tục của ḿnh.

Thừa Nguyệt Phiếm Chu (lục thủ, kỳ tam)

乗月泛舟 六首其三

Phiếm nguyệt tăng thuyền nhiễu vi lô,

泛月僧船遶葦蘆

Bộc hô trào thoái thúc quy lư.

僕呼潮退促帰盧

Thôn dân ngộ nhận câu thuyền chí,

村民誤認釣船至

Tranh tựu sa đầu sách măi ngư.

争就沙頭索買魚

(Thoát dịch: Dạo thuyền trông trăng: Thưởng nguyệt thuyền sư trôi trong lau / Trẻ lo triều rút giục về mau / Dân làng cứ ngỡ thuyền câu tấp / Trên băi tranh mua hỏi cá đâu? )

Giang Thôn

江村

Giang thôn mạc mạc thủy dung dung,

江村漠漠水溶溶

Sa triện tung hoành điểu ấn tung.

沙篆縦横鳥印蹤

Độc điếu bà ông can tại thủ

独釣皤翁竿在手

Song du lục áp lăng xung hung.

双遊緑鴨波衝胸

Đoạn đầu tiểu đĩnh nhiệm phong tiện,

断頭小艇任風羨

Khúc giác sấu ngưu hữu độc tùng.

曲角痩牛有犢従

Vi chử lô loan mao ốc thượng,

葦渚芦湾茅屋上

Đoàn đoàn sơ nguyệt thoán yên nùng.

団団初月爨煙濃

(Thoát dịch: Xóm trên sông: Thôn sông mờ mịt, nước mênh mông / Dấu cát chân chim chữ rối ṃng / Tóc bạc buông cần ông lẻ bóng / Vịt xanh ngoi sóng lướt song song / Thuyền nhỏ mặc cho làn gió đuổi, Trâu gầy  sừng uốn, nghé theo cùng / Trên mái nhà tranh bến lau lách / Giữa làn khói tỏa, mảnh trăng cong)

Phần III: Hai nhà thơ buổi giao thời:                            

    Image result for kenchoji temple

                     Kenchôji, một trong Ngũ Sơn Kamakura

Thiền sư Tetsuan Dôshô 鉄庵道生(Thiết Am Đạo Sinh, 1262-1332) cũng sống vào giai đoạn cuối đời Kamakura bước qua Nam Bắc Triều. Là một tăng nhân Lâm Tế, xuất thân từ Dewa (tỉnh Yamagata bây giờ). Ông đi du lịch nhiều nơi và từng tu tại các chùa Shifukuji (Tư Phúc Tự, Dewa), Kenninji (Kiến Nhân Tự, Kyôto) và Jufukuji (Thọ Phúc Tự, Kamakura). Tinh thông Hán văn, ông đă để lại Dontetsushuu 鈍鉄集 (Độn Thiết Tập). Sau đây là một trong tám bài Sơn Cư của ông.

Sơn Cư bát thủ kỳ nhị

山居八首 其二

Không sơn vô xứ trước trần luy (lụy),

空山無処着塵累

Thanh khánh thanh trung tuyệt thị phi.

清馨聲中絶是非                                        

Thủy lạc khê ngân băng cốt đoạn,

水落渓痕氷骨断

Nguyệt sinh ốc giác thụ âm di.

月生屋角樹陰移

Tàn hương ấn triện nhất lô hỏa,

残香印篆一炉火

Tân cảo san phồn ngũ tự thi.

新蒿刪繁五字詩

Thế vị hàn toan qui đạm bạc,

世味寒酸帰淡薄

Chỉ dung lăo hạc dă viên tri.

只容老鶴野猿知

(Thoát dịch: Sống trên núi (bài 2 trên 8 bài): Núi vắng đâu nơi bám bụi trần / Trong veo tiếng khánh thoát trầm luân / Nước khe đổ xuống tan băng đá / Trăng dọi cḥi tranh cây bước thầm / Hương tàn để dấu bên ḷ lửa / Vở mới chép đầy thơ ngũ ngôn / Cay đắng v́ đời, nay đạm bạc / Hạc già vượn núi thấu t́nh chăng?)  

Sesson Yuubai 雪村有梅 (Tuyết Thôn Hữu Mai, 1290-1346), người cùng thời đại với Tetsuan Dôshô, cũng là tăng Lâm Tế. Ông họ Minamoto, chi lưu Ichinomiya, tên chữ là Yuubai (Hữu Mai), lấy Sesson (Tuyết Thôn) làm đạo hiệu. Xuất thân xứ Echigo (tỉnh Niigata). Năm 1307, mới 18 tuổi đă sang bên nhà Nguyên. Đến khi hai lần tấn công Nhật Bản bất thành, chính quyền sở tại đâm ra oán hận, làm khó dễ các lưu học sinh. Ông bị giam lỏng rồi đuổi vào đất Thục. Đến 10 năm sau, nhà nước thay đổi đường lối, ông lại được ân xá và đối xử tử tế. Ông ở bên Nguyên tất cả 22 năm, măi đến 1329, lúc 40, mới về nước. Sau đó tu ở các chùa Kamakura và Kyôto. Ông có nhiều bài vịnh cảnh vật và nỗi gian nan tân khổ từng trải ở Trung Quốc. Về thi tập, ông có Mingashuu (岷峨集Mân Nga Tập) gồm 2 quyển.Tên tập thơ đến từ tên con sông Mân Giang và ngọn núi Nga My tỉnh Tứ Xuyên, nơi ông bị cưỡng chế sinh sống.

Là một nhà thơ quan trọng nên xin được chọn 3 bài. Bài thứ nhất nói về cảnh phóng trục trong đất Thục, bài thứ hai nói về  tâm sự lúc viếng thăm một nơi chùa cổ kính mà Vương Duy đời Đường thường lui tới, bài thứ ba nói về sự sảng khoái khi uống trà.

Xuất Quan

出関

Hàm Cốc Quan tây phóng trục tăng,

函谷関西放逐僧

Sinh nhai thiện dĩ chuyết vi năng.

生涯善以拙為能

Thiên Quân Nỗ phát ly biên tước,

千均弩發蘺辺雀

Kinh lạc bác phong hóa hải bằng (1).

驚落搏風化海鵬

(Thoát dịch: Ra khỏi cửa quan: Nhà sư bị đuổi khỏi Hàm Cốc / Cả đời chỉ được cái vô năng / Nỏ cứng nay đem bắn sẻ yếu / Đạp gió, chim rơi hóa đại bằng). 

1-     Ẩn dụ “chim sẻ bên rào hóa chim bằng trên biển” đến từ sách Trang Tử, thiên Tiêu Dao Du.

Túc Lộc Uyển Tự

宿鹿苑寺

Sách mạc Đường triều tự,

索莫唐朝寺

Tích nhân kim dĩ phi.

昔人今已非

Đoản tiêu thiên điệp chướng,

短綃千畳嶂

Phù thế kỷ tàn huy.

浮世幾残暉

Tháp ảnh dao lam trắc,

塔影揺嵐側

Chung thanh ế xuy vi.

鐘聲咽吹微

Khách song hưu tự hận,

客窓休時恨

Hoa biểu (1) hội tiên qui.

華表会仙帰

(1) Bia đá trước mồ.

(Thoát dịch: Qua đêm ở chùa Lộc Uyển: Tịch mịch chùa đời Đường / Người xưa nay đâu tường / Màn giăng trùng điệp núi / Đời trải mấy tà dương / Bóng tháp lay trong băo / Tiếng chuông sầu nghẹn vương / Bên song khách tự hận / Gặp tiên quá trễ tràng).

Thí Trà

試茶

Thủ chữ giải nhăn luân hoa t́ (từ),

手煮蟹眼淪花瓷

Xuân sắc phi phi lạc ngại th́.

春色霏霏落磑時

Nhất xuyết phương cam hồi xỉ giáp,

一啜芳甘回歯頬

Thụy ma bách vạn thụ hàng kỳ.

睡魔百万竪降旗

(Thoát dịch: Thử pha trà: Nước nóng sủi tăm ḷng gốm sứ / Lá nơn, hoa xuân giữa cối trà / Một ngụm hương thơm tỏa khắp miệng / Lũ ma buồn ngủ vái xin tha)

Phần IV: Thơ hai thi tăng thơ Nam Bắc Triều:

Xin giới thiệu tiếp đây hai thi tăng du học bên nhà Nguyên cùng vào một thời kỳ với Sesson Yuubai. Đó là Betsugen Enshi và Chuugan Engetsu.

Betsugen Enshi 別源円旨(Biệt Nguyên Viên Chỉ, 1294-1364) là một thi tăng thời Nam Bắc Triều (1336-1392), giai đoạn kéo dài 57 năm khi Nhật Bản duy tŕ 2 thể chế chính trị với  2 Thiên Hoàng đứng đầu 2 triều đ́nh đối lập. Ông là một tăng Tào Động, Enshi là tên, Betsugen là tự. Xuất thân xứ Echizen và đi tu rất sớm. Năm 16 tuổi theo học ở Engakuji (Viên Giác Tự) ở Kamakura, đến năm 27 tuổi th́ sang Trung Quốc, ở lại đất Nguyên 11 năm. Sau khi về nước, bị Shôgun Ashikaga Yoshiakira giữ lại gần ḿnh và ép phải làm trụ tŕ Kenninji (Kiến Nhân Tự) ở Kyôto. Cùng với Yuubai (Hữu Mai) và sau này là Ryôkan (Lương Khoan), Betsugen được coi như một trong “Bắc Việt tam thi tăng”北越三詩僧 (Hokuetsu sanshisô) tức ba nhà thơ thiền môn quan trọng đến từ vùng Echizen. Về thi tập, ông có Nanyuu Tôkishuu 南遊東帰集 (Nam Du Đông Qui Tập).

Bài thơ sau đây Betsugen viết khi ghé đ́nh Khả Hưu bên Trung Quốc (nay không rơ ở đâu). Hai chữ “Khả hưu” và cái ư “Phù vân xuất tụ” từng được thấy trong Quy Khứ Lai Từ (Bài từ “Về Đi Thôi!”) của Đào Tiềm đời Đông Tấn. “Hưu” ở đây ư nói được sống với tấm ḷng nghỉ ngơi thanh thản. Khi lặp lại chữ dùng của Đào Tiềm, Betsugen muốn tỏ ḷng tôn kính đối với nhà thơ tiền bối.

Đề Khả Hưu Đ́nh

題可休亭

Cô tùng tam xích trúc tam can,

孤独松三尺竹三竿

Chiêu ngă th́ th́ lai ỷ lan.

招我時時来倚欄 

Tế vũ tùy phong tà nhập tọa,

細雨随風斜入座

Khinh yên lung nhật bạc già san.

軽煙籠日薄遮山

Sa điền thiên mẫu mă ngưu sấu,

沙田千畝馬牛痩

Dă thủy nhất khê âu lộ nhàn.

野水一渓鷗鷺閑

Tự tiếu khả hưu hưu vị đắc,

自笑可休休未得

Phù vân xuất tụ kỷ thời hoàn.

浮雲出岫幾時期還

(Thoát dịch: Đề ở đ́nh Khả Hưu: Tùng đơn ba thước, trúc ba cây / Xui tớ lâu lâu đến dựa đây / Mưa bụi bay nghiêng vào chỗ khách / Khói sương che nắng, núi không bày / Ngàn mẫu cát dài trâu ngựa ốm / Một khe nước cạn vạc c̣ bay / Cười ḿnh “Được Nghỉ” mà chưa nghỉ / Bao giờ về núi, hỡi ngàn mây?)

C̣n như Chuugan Engetsu中巖円月 (Trung Nham Viên Nguyệt, 1300-1375) th́ ông là tăng Lâm Tế, họ Taira, chi lưu Tsuchiya, tên là Engetsu, đạo hiệu Chuugan. Có thuyết cho là ông ḍng dơi Thiên hoàng Kanmu. Từng theo học Thiền sư Tômyô E.nichi (tức tăng Tào Động Đông Minh Huệ Nhật) và Kokan Shiren. Năm 26 tuổi, ông sang bên nhà Nguyên. Sau khi về nước vào năm 1322 gặp lúc Thiên hoàng Go Daigo (tại vị 1318-1339) giành lại được quyền bính (cuộc trung hưng thời Kenmu), ông có cơ hội cố vấn khi nhà vua thân chính trong các lănh vực tôn giáo và chính trị. Ông c̣n giỏi về Đạo học (Chu tử học), có thi phong gần gũi với Lư Bạch, Đỗ Phủ và thơ đời Tống (Hoàng Đ́nh Kiên, Tô Đông Pha vv...). Về thi tập, ông có Tôkai Ichiôshuu (Đông Hải Nhất Âu Tập) 東海一鷗集gồm 5 quyển, c̣n được gọi là Chuuganshuu 中巖集(Trung Nham Tập).

Xin giới thiệu 2 bài thất ngôn luật thi đề vịnh của ông, một về thành phố Kim Lăng bên Trung Quốc, một về cảng Atami (Nhiệt Hải) ở vùng Shizuoka, Nhật Bản. Bài trước nói lên mối cảm hoài về cảnh phồn hoa của Kim Lăng dưới thời Lục Triều. Trong bài sau, tác giả đă cho chúng ta thông tin hiếm có là lúc đó (thế kỷ 14), Atami đă có doanh nghiệp suối nước nóng. Ông nói lên tâm t́nh của một khách du lịch khi đi qua vùng đất ấy vào một đêm mưa gió.

Kim Lăng Hoài Cổ

金陵懐古

Nhân vật tần thiên địa vị ma,

人物頻遷地未磨

Lục Triều hàm phá hữu sơn hà.

六朝咸破有山河

Kim Hoa (1) cựu chỉ thương ngư trạch,

金華舊祉商魚宅

Ngọc Thụ (2) tàn thanh tiều mục ca.

玉樹残聲樵牧歌

Liệt hác vân liên thường đới vũ,

列壑雲連常帯雨

Đại giang phong định thướng sinh ba.

大江風定尚生波

Đương niên giai lệ (3) kim hà tại

当年佳麗今何在

Viễn khách thương mang cảm khái đa.

遠客蒼茫感慨多

(Thoát dịch: Nhớ Kim Lăng xưa: Tiếp nối người qua, đất chửa ṃn / Lục Triều mất cả, núi sông c̣n / Kim Hoa nền cũ, ngư, thương ở / Ngọc Thụ, mục, tiều ca nỉ non / Hốc núi mây giăng mưa dễ xuống / Sông dài gió lặng sóng c̣n dồn / Giai nhân thuở ấy giờ đâu nhỉ? Để khách sầu dâng đến ngập hồn)

(1)  Kim Hoa ư nói Tử Kim Sơn và Vũ Hoa Đài ở Nam Kinh (Kim Lăng cũ).

(2)  Ngọc Thụ tức khúc nhạc mất nước Ngọc thụ hậu đ́nh hoa của Trần Hậu Chúa vốn lấy cảm hứng từ từ một làn điệu dân ca nghe nỉ non ai oán

(3)  Kim Lăng c̣n được gọi là Giai Lệ Thành.

Nhiệt Hải

熱海

Trung tiêu mộng phá hưởng lang lang,

中宵夢破響琅琅

Ưng thị nham căn dũng nhiệt thang.

応是巖根湧熱湯

 Kiển kiển (1) phân tuyền yên nhiễu ốc,

筧筧分泉煙遶屋

Gia gia cụ dục khách xa phường (pḥng).

家家具浴客賖房

Hải nhai địa noăn đông vô tuyết,

海涯地暖冬無雪

Sơn lộ thiên hàng hiểu đạp sương.

山路天寒暁踏霜

Viễn  dự khống mông vân vụ hắc,

遠嶼空 (2) 濛雲霧黒

Hồng triều (3) tống nguyệt lạc vi mang

紅潮送月落微茫

(Thoát dịch: Ở Atami: Đêm nằm chợt tỉnh tiếng đâu vang / Phải chăng dưới đá ḍng nước thang? / Ống tre chia suối, khói lên nóc / Nhà nhà dọn tắm khách thuê pḥng / Phố này biển ấm, đông không tuyết / Duy nỗi đường rừng, sáng đạp sương / Đảo xa mưa tới, mây đen phủ / Triều hồng tiễn nguyệt đến khơi chừng).

(1)  Ống tre để  thông nước (water pipe).

(2)  Viết tạm v́ không có trong bộ chữ của người viết: Chữ theo sau 3 chấm thủy.

(3)  Ngọn triều đỏ v́ in bóng mặt trời b́nh minh.

Phần V: Nửa thế kỷ tao loạn :

Thế kỷ 14, hoàng thất chia đôi. Bắc triều ở Kyôto núp dưới bóng các Shôgun Ashikaga và Nam triều kháng chiến trong vùng rừng núi Yoshino để giành quyền độc lập. Chiến sự xảy ra không ngớt trong nửa thế kỷ (1333-1392).  Sau đây là tên tuổi hai thi tăng đáng nhớ đă góp mặt với làng thơ trong giai đoạn tao loạn này.

Ryuushuu Shuutaku 龍湫周沢 (Long Tưu Chu Trạch, 1308-1388): Ông là tăng Lâm Tế, người vùng Kai (tỉnh Yamanashi bây giờ). Ông nối tiếp pháp hệ của cao tăng Musô Soseki - người đă xây dựng thời đại hoàng kim cho phái Lâm Tế - và trụ tŕ chùa Erinji (Huệ Lâm Tự) vùng Kai. Ông cũng từng tu ở các chùa Kenninji (Kiến Nhân Tự), Nanzenji (Nam Thiền Tự) ở Kyôto và tiếp tục là nhân vật trung tâm hệ phái của Musô măi đến sau này.Tác phẩm có Zuitokushuu 随得集 (Tùy Đắc Tập).

Khách Dạ

客夜

Chung thanh dạ dạ lạc thùy biên,

鐘声夜夜落誰邊

Khách mộng hoàng lương tứ thập niên.

客夢黄粱四十年

Khởi tọa tùng linh ngă vong ngă,

起坐松欞我忘我

Vân sinh phong thượng nguyệt hành thiên.

雲生峰上月行天

(Thoát dịch: Đêm đất khách: Chuông vọng đêm đêm rơi chốn nào / Kê vàng mộng khách bốn mươi thu / Giường tùng trở dậy quên thân thế / Tưởng ḿnh mây núi, nguyệt trời cao).

Cũng thuộc ḍng Lâm Tế, Guchuu Shuukyuu愚中周及 (Ngu Trung Chu Cập, 1323-1409) sống từ thời Nam Bắc Triều (1333-1392) sang đến đầu thời Muromachi (1392-1573). Có tên Shuukyuu (Chu Cập), đạo hiệu là Guchuu (Ngu Trung). Người đất Mino (phía nam tỉnh Gifu ngày nay). Năm 1341, ông có sang Nguyên và ở đó 11 năm. Về nước, ông đến vùng Aki (Hiroshima) và khai sơn Buttsuuji (Phật Thông Tự). Tác phẩm có Sôyoshuu 草余集(Thảo Dư Tập).

Tam Nguyệt Nhị Nhật Dạ Thính Vũ

三月二日夜聴雨

Bội ngọc san san minh trúc ngoại,

佩玉珊珊鳴竹外

Thùy gia công tử nhập sơn lai.

誰家公子入山来

Kim tiêu trá ngă nhất song nhĩ,

今宵膁我一双耳

Minh nhật đào hoa thiên thụ khai.

明日桃花千樹開

(Thoát dịch: Đêm mùng hai tháng ba nghe mưa: Lanh canh tiếng ngọc ngoài lùm trúc / Công tử nhà ai chắc đến chơi? Đêm qua mưa lớn tai như bít / Sáng thấy hoa đào nở khắp nơi!)

Phần VI: Ngũ Sơn thời toàn thịnh:

Musô Soseki có hai môn hạ ưu tú đă đưa Ngũ Sơn lên tuyệt đỉnh. Đó là danh tăng Gidô Shuushin và Zekkai Shuushin. Nếu Gidô đă để lại những vần tuyệt cú với lối miêu tả sắc sảo và nội dung t́nh tự sâu lắng th́ Zekkai nổi danh về thơ hoài cổ cũng như thơ tống biệt. Hai người đáng được gọi là “song bích” (hai vách núi cao) của Ngũ Sơn.

Trước tiên, về Gidô Shuushin 義堂周信(Nghĩa Đường Chu Tín, 1325-1388) th́ ông họ Taira, tên là Shuushin, đạo hiệu Gidô, người vùng Tosa (tỉnh Kôchi) trên đảo Shikoku. Lúc đầu ông tu ở Hieizan nhưng đến 17 tuổi th́ gặp Musô Soseki và thờ làm thầy. Từng trụ tŕ các chùa Engakuji (Viên Giác Tự) ở Kamakura, Kenninji (Kiến Nhân Tự) và Nanzenji (Nam Thiền Tự) ở Kyôto. Giàu kiến thức lịch sử, thi văn. Thơ ông được để lại trong Kuugeshuu 空華集 (Không Hoa Tập), gồm 29 quyển, bên cạnh nhiều h́nh thức biểu hiện khác của một tăng nhân như tự, thuyết, kư, thư, minh văn, văn tế, bạt, đề bạt.

Xin chọn 4 bài thất ngôn tuyệt cú và 2 bài thất ngôn luật thi của ông. Bài tuyệt cú thứ nhất vịnh việc Đức Thích Ca ngừng tu khổ hạnh v́ thấy lối tu này không đem đến kết quả. Bài thứ hai mô tả việc ngắm hoa nhớ chuyện bạn bè xưa đă bỏ ḿnh trong cuộc tranh chấp Nam Bắc. Bài thứ ba đề trên quạt của đệ tử là Ngọc Uyển Sở Phương (1348 - ? ) được xem như một kiệt tác trong loại thơ này. Bài thứ 4 là một trong ba bài vịnh chim sẻ đậu cành tre.

Hai bài cuối cùng đều là luật thi. Một bài Gidô viết để họa thơ đồng đạo Kanchuu Chuutai (Quan Trung Trung Đế, 1342-1406), trụ tŕ Shôkokuji (Tướng Quốc Tự). Kanchuu đă viết bài xướng trong bức thư gửi đến ông khi đi hành đạo vùng Awa (Chiba ngày nay). Một bài khác Gidô viết ra v́ nhớ lại cảnh loạn ly thời nội chiến. Nó đă để lại vết thương lớn trong tâm hồn ông (xem thêm bài tứ tuyệt Đối hoa ức cựu của cùng tác giả).

Xuất Sơn Thích Ca

出山釈迦

Lục niên nại đắc tuyết sương hàn,

六年耐得雪霜寒

Kim nhật vô đoan hựu hạ sơn.

今日無端又下山

Tận đại địa nhân đáo gia liễu,

盡大地人到家了

Nễ nùng do tại bán đồ gian.

你儂猶在半途間

(Thoát dịch: Thích Ca xuống núi: Sáu năm dầu dăi tuyết cùng sương / Vô cớ hôm nay lại hạ sơn / Có thấy muôn loài về đích cả / Ḿnh ngươi mới được nửa thôi đường)

Đối hoa ức cựu

対花憶旧

Phân phân thế sự loạn như ma,

紛紛世事乱如麻

Cựu hận tân sầu chỉ tự ta.

旧恨新愁只自嗟

Xuân mộng tỉnh lai nhân bất kiến,

春夢醒来人不見

Mộ  thiềm (1) vũ sái tử kinh hoa (2)

暮掾雨洒紫荊花

(1)  Mộ thiềm: hàng hiên khi chiều tối.

(2)  Tử kinh hoa (sappanwood, tô phương), một loại hoa sắc đỏ bầm.

(Thoát dịch: Trước hoa nhớ việc xưa: Thế sự như tơ những rối ṿ / Hận xưa sầu mới khiến buồn xo / Mộng xuân tỉnh giấc, không ai cạnh / Hiên chiều hoa sẫm dưới mưa to) 

Đề Phương thượng nhân phiến

題芳上人扇

Lô hoa mạc mạc thủy như yên,

蘆花漠漠水如煙

Phỉ thúy (1) khuy ngư nhăn dục xuyên.

翡翠窺魚眼欲穿

Nhật lạc ba tâm ngư bất kiến,

日落波心魚不見

Phiên thân trác phá thủy trung thiên.

翻身啄破水中天

(1)  Một loài chim nước, lông cánh màu xanh biếc.

(Thoát dịch: Đề trên quạt Phương thượng nhân: Bạc một ngàn lau, nước mịt mùng, Chim xanh bói cá, mắt trừng trừng / Chiều xuống giữa ḍng mồi chẳng thấy / Chao ḿnh, mổ vỡ mảnh trời trong)

Trúc tước tam thủ kỳ tam

竹雀三首 其三

Phong chi thê bất ổn,

風枝栖不穏

Lộ diệp mộng ưng hàn.

露葉夢応寒

Mạc cận cao đường túc,

莫近高堂宿

Công tôn  hiệp đạn hoàn.

公孫挟弾丸

(Thoát dịch: Chim sẻ trên cành trúc (Bài thứ 3 trong 3 bài):  Cành gió, đậu mong manh / Lá đẫm sương, ngủ lạnh / Đừng đến gần dinh thự / Người sang đạn sẵn dành).

Họa vận kư Quán Trung thư kư (1)

和韻寄観中書記

Bút đoan văn tự xán văn chương,

筆端文字燦文章

Thiên lư phi lai tự tự hương.

千里飛来字 字香

Tráng chí tri quân thân vị lăo,

壮志知君身未老

Suy dung quư ngă mấn tiên thương.

衰容悸我鬢先蒼

Oanh hoa thế giới xuân tam nguyệt,

鶯花世界三春月

Nghĩ điệt nhân gian (2) mộng kỷ trường.

螘垤人間夢幾場

Kư đắc đồng chu giang thượng độ,

記得同舟江上渡

Bồng song vũ thấp mộ chung trường.

篷窓雨湿暮鐘長

(1)  Thư kư: lá thư gửi cho.

(2)  Giấc ḥe bên g̣ kiến.

(Thoát dịch:  Hoa vần thơ bạn Kanchuu gửi qua thư: Sinh từ ngọn bút rạng văn chương / Chữ chữ như bay đến tỏa  hương / Chí lớn biết anh giờ vẫn trẻ / Dáng suy tôi thẹn tóc pha sương /  Oanh hoa chỉ được xuân ba tháng / G̣ kiến bao người măi mộng suông / Chiều ấy qua sông chung chiếc bách / Mái thuyền mưa thấm, tiếng chuông buông). 

Loạn hậu di hứng

乱後遺興

Hải biên cao các ỷ thiên phong,

海邊高閣倚天風

Minh diệt lâu đài thần khí hồng,

明滅楼台蜃気紅

Thảo mộc thê lương binh hỏa hậu,

草木凄涼兵火後

Sơn hà phảng phất chiến đồ trung.

山河彷彿戦図中

Hưng vong hữu số tùng lai sự,

興亡有数従来事

Phong nguyệt vô t́nh tự măn không.

風月無常自満空

Liêu tịch thi biên kư thê trắc,

聊籍詩篇寄悽惻

Sa trường chiến cốt hóa vi trùng.

沙場戦骨化為虫

(Thoát dịch: Cảm thương sau thời chiến loạn: Lầu cao gió lộng biển linh lung / Thấp thoáng thành ma ánh chớp hồng / Cây cối vơ vàng qua cuộc chiến / Núi sông c̣n tưởng buổi tranh hùng / Thành bại chuyện đời là số phận / Gió trăng hờ hững lượn tầng không / Sa trường xin gửi câu thương cảm / Cho đống xương khô mồi lũ trùng)

Zekkai Chuushin絶海中津 (Tuyệt Hải Trung Tân, 1336-1405) họ Fujiwara chi Tsuno, tên là Chuushin, tự là Zekkai. Ông xuất thân từ Tsuno (Tosa, trên đảo Shikoku).Năm 13 tuổi lên Kyôto làm học tṛ cao tăng Musô Soseki. Đến năm 18 th́ theo sư huynh là Gidô Shuushin. Năm 33 tuổi, ông qua bên nhà Minh ngụ ở chùa Trung Thiên Trúc Tự ở Hàng Châu và học với người thày Trung Quốc là Ḥa thượng Toàn Thất全室和尚. Có giai thoại là ông có dịp yết kiến Hoàng đế Hồng Vũ (Minh Thái Tổ), làm thơ ứng đối trước mặt vua. Mười năm sau ông về nước và chịu ơn tri ngộ của Shôgun Ashikaga Yoshimitsu và đại thần Hosokawa Yoriyuki nên được dự phần vào chính trị Mạc phủ.

Về thi tập, Zekkai có Shôkenkô蕉堅藁 (Tiêu Kiên Cảo) thu thập trong 1 quyển văn, sớ và 160 bài thơ ngũ ngôn và thất ngôn, tuyệt cú cũng như luật thi, có phong vị thơ Văn Đường.

Bài Đa Cảnh Lâu dưới đây tượng trưng cho ḍng thơ hoài cổ của Zekkai, vịnh một trong 3 cái lầu nổi tiếng bên sông Trường Giang  (tam đại danh lâu: Hoàng Hạc Lâu, Nhạc Dương Lâu và Đa Cảnh Lâu), nơi ông có lần đến thăm trong thời kỳ sống bên nhà Minh. Lầu này nằm ở vùng Kinh Khẩu (thành phố Trấn Giang tỉnh Giang Tô), trên ngọn núi sau (hậu phong) của Bắc Cố Sơn. Kinh Khẩu là nơi Tôn Quyền có lần đóng đô và cũng là địa điểm lịch sử của minh ước Tôn Quyền - Lưu Bị. Họ đă xây hào lũy  nhằm hợp sức ngăn chặn cuộc Nam xâm của Tào Tháo mà kết quả chiến thắng Xích Bích.

Đa Cảnh Lâu

多景楼

Bắc Cố cao lâu ủng Sở cung,

北固高楼擁楚宮

Lâu tiền phong vật cổ kim đồng.

楼前風物古今同

Thiên niên thành tiệm Tôn Lưu hậu,

千年城塹孫劉後

Vạn lư diêm ma (1) Ngô Thục thông.

万里塩麻呉蜀通

Kinh khẩu vân khai xuân thụ lục,

京口雲開春樹緑

Hải môn triều lạc tịch dương không.

海門潮落夕陽空

Anh hùng (2) nhất khứ giang sơn tại,

英雄一去江山在

Bạch phát tàn tăng (3) lập văn phong.

白髪残僧立晩風

(1)  Muối (diêm) và tơ gai (ma) của đất Thục được đem vào bán ở Trung Nguyên sau khi có minh ước Tôn-Lưu. Ư nói từ khi đó, mậu dịch và giao lưu hai vùng được khai thông.

(2)  Lưu Bị và Tôn Quyền.

(3)  Zekkai tự ví ḿnh.

(Thoát dịch: Đa Cảnh Lâu: Bắc Cố  cao che cung nước Sở / Trước lầu phong cảnh  tựa thời xưa / Từ khi hào lũy Tôn Lưu dựng / Ngô Thục thông đường chở muối tơ / Kinh Khẩu mây quang cây sắc biếc / Hải Môn nước rút ánh chiều trơ / Anh hùng một vắng, c̣n sông núi / Trước gió sư già tóc bạc phơ).

Bài tiếp đến tiêu biểu  cho thơ tống biệt của Zekkai Chuushin. Vả lại thơ Zekkai đặc biệt có nhiều bài tống biệt. Đây là một bài tiễn đưa Lương thượng nhân (một nhà sư nhưng chưa rơ là ai). Thơ theo thể ngũ luật, làm ra lúc đang tu học bên nhà Minh.Thơ vừa tả cảnh lại hàm chứa t́nh cảm sâu đậm đối với người ra đi.

Tống Lương thượng nhân qui Vân Gian (1)

送良上人帰雲間

Văng lai vô trụ trước,

往来無住著

Giang hải nhiệm phong yên.

江海任風煙

Dạ túc Trung Phong Tự (2),

夜宿中峰寺

Triêu tầm Tam Măo thuyền (3).

朝 尋 三 卯 (4)

Thanh sơn hồi thủ xứ,

青山回首処

Bạch điểu khứ phàm tiền.

白鳥去帆前

Thập tải thù phương khách (5),

十載殊方客

Hàm t́nh nhất mang nhiên.

含情一茫然

(1)  Vân Gian là tên cũ của phủ Tùng Giang tỉnh Giang Tô lại có nghĩa bóng là “nơi ở trong mây”.

(2)  Trung Phong Tự: ngôi chùa ở Hàng Châu thuộc tỉnh Chiết Giang, lại hàm ư “chùa trên đỉnh núi cao”.

(3)  Tam Măo: tên con sông chảy qua huyện Hoa Đ́nh (Tùng Giang Phủ).

(4)  Chính ra phải có ba chấm thủy đi trước chữ Măo thông thường nhưng  nó không có trong bộ chữ của người viết.

(5)  Người đến từ nước lạ, ư nói về ḿnh.

(Thoát dịch: Tiễn Lương thượng nhân về Vân Gian: Chu du không  định hướng / Mặc khói sóng đưa duyên / Đêm ngủ Trung Phong Tự / Sáng t́m Tam Măo thuyền / Núi xanh, ngoái cổ măi / Âu trắng, buồm đến bên / Mười năm thân lữ thứ / Để ḷng sầu vô biên).

Sau đây là một bài thơ hoài cổ khác, nói về một địa danh nổi tiếng trong văn chương Trung Quốc lẫn Việt Nam: sông Tiền Đường:

Tiền Đường (1) hoài cổ thứ vận

銭唐懐古次韻

Thiên Mục Sơn (2)  băng viêm vận (3) tồ,

天目山崩炎運徂

Đông nam vương khí ủy b́nh vu.

東南王気委平蕪

Cổ bề thanh chấn tam châu (3) địa,

鼓鼙聲震三州地

Ca vũ (5) hương tiêu thập lư hồ (6).

歌舞香消十里湖

Cổ điện trùng tầm phương thảo hợp,

古殿重尋芳草合

Chư lăng hà tại đoạn vân cô,

諸陵何在断雲孤

Bách niên Giang Tả (7) phong lưu tận,

百年江左風流盡

Tiểu Hải (8) không hoàn cựu bản đồ.

小海空環舊版図

(1)  Tiền Đường: tên đất và tên sông thuộc Hàng Châu, Chiết Giang.

(2)  Thiên Mục Sơn: ngọn núi nổi tiếng ở Chiết Giang.

(3)  Viêm vận: vận nhà Tống v́ Tống dựa vào hỏa đức.

(4)  Ba giải đất: Hàng châu, Gia Hưng, Hồ châu.

(5)  Ca vũ: cảnh yến tiệc múa hát của vương hầu Lục Triều.

(6)  Thập lư hồ: ám chỉ hồ Huyền Vũ, nơi tập thủy binh thời Lục Triều.

(7)  Giang Tả: phía tả sông Trường Giang, ư nói đất Giang Nam.

(8)  Tiểu Hải: chỉ vùng Chiết giang nơi nước mặn ngược ḍng theo triều lên ḥa vào sông.

Nhân đây cũng nhắc thêm là Ḥa thượng Toàn Thất, thày của Zekkai, cũng có bài thất ngôn luật nhan đề “Tiền Đường hoài cổ”nói về các vương triều (Lục Triều, Nam Tống) đă một thời sống vinh hoa hào nhoáng bên bờ sông Tiền Đường. Thơ như sau:

Dục thức Tiền Đường vương khí tồ / Tử vân cung điện nhập thanh vu / Sóc phương thiết kỵ phi thiên tiệm / Sư tướng lâu thuyền túc lư hồ / Bạch nhạn bất tri nam quốc phá / Thanh sơn hoàn bạng (bàng) hải môn cô / Bách niên hựu kiến thành tŕ cải / Đa thiểu anh hùng khuất tráng đồ.  

欲識銭唐王気徂 紫震宮殿入青蕪 朔方鉄騎飛天塹 師相楼船宿裏湖 白鴈不知南国破 青山還傍海門孤 百年又見城池改 多少英雄屈壮図

(Thoát dịch: Tiền Đường hoài cổ. Họa đúng theo vần bài xướng: Núi Thiên Mục lở, vận c̣n đâu / Vượng khí đông nam đă mịt mù / Trống khua sấm dậy ba vùng đất / Ca vũ hương phai mười dặm hồ / Điện cũ khó t́m, cỏ thơm lấp / Lăng xưa c̣n bấy, hỡi mây cô / Trăm năm Giang Tả phong lưu cạn / Biển Nhỏ nằm đâu giữa bản đồ?)

Phần VII: Sư phá giới hay tăng giác ngộ?:

Một tăng nhân cũng là thi nhân sống vào thời gian cuối của Ngũ Sơn, Ikkyuu, thường bị cáo buộc là một kỳ tăng hay quái tăng , sư phá giới và trụy lạc v́ phô diễn t́nh ái quá táo bạo trong thơ văn. Thế nhưng cũng không ít người có quan điểm hoàn toàn trái ngược. Họ phản biện rằng chính ông mới là một thiền gia thuần túy, nghệ sĩ đa tài và cá nhân thực sự giác ngộ.

     Image result for daitokuji temple

                      Daitokuji (Đại Đức Tự) ở Kyôto, nơi Ikkyuu tu hành

Ikkyuu Sôjun 一休宗純(Nhất Hưu Tông Thuần, 1394-1481) là một tăng nhân Lâm Tế, tên Sôjun, đạo hiệu Ikkyuu. Ông sinh ở Kyôto trong gia đ́nh thế gia vọng tộc, tương truyền là giọt máu rơi của Thiên hoàng Go Komatsu. Mẹ ông v́ lời ghen tuông sàm báng, bị đuổi khỏi cung cấm và sinh ông trong nhà dân. Mất mẹ từ sớm, chịu cảnh côi cút thanh bần, phải gửi thân cửa Thiền để tránh sự hăm hại có thể đưa tới chỉ v́ nguồn gốc cao sang của ḿnh. Năm 16 tuổi, ông trở thành đồng tử, tu ở một chùa Thiền. Ông chống đối sự tục hóa của chư huynh đệ nên đă bỏ chùa lên đường hành cước, giao du với thương nhân, vũ sĩ và ngay cả những người thuộc giai cấp thấp hèn với mục đích truyền bá rộng răi cách hiểu phóng khoáng về Thiền. Sau một đời bôn ba, năm 81 tuổi, lại được mọi người trọng vọng, Thiên hoàng mời về tu ở Daitokuji (Đại Đức Tự), ngôi chùa cũ và ban cho cà sa màu tía (tử y) như một vinh dự tuyệt đỉnh. Tác phẩm của ông có Kyôunshuu (Cuồng Vân Tập) (1). Ngoài ra, c̣n nổi danh trong dân gian về tính hóm hỉnh và tài nhanh trí qua những giai thoại thời c̣n nhỏ.

(1)  Xin xem thêm “Đọc Cuồng Vân Tập của tăng Nhất Hưu” của NNT với bản dịch 40 bài thơ. Đă đăng trên mạng.Tuy nhiên trong đó thiếu phần chữ Hán. Tác phẩm ấy thu thập những bài thơ Ikkyuu từ lúc mới biết làm thơ năm 13 tuổi cho đến năm 70, khi thi tập được ra đời.

Vô Đề (Tú cú hàn nga)

無題  (秀句寒哦)

Tú cú hàn nga ngũ thập niên,

秀句寒哦五十年

Quư nê năi tổ Động Tào thiền.

悸泥乃祖洞曹禅

Thu phong hốt sái tiểu thời lệ,

秋風忽洒小時涙

Dạ vũ thanh đăng bạch phát tiền (1)

夜雨青燈白髪前

(1)  Tâm sự hoài cổ. Lấy ư một câu thơ đời trước của Động Xuân Ông (tức cao tăng Betsugen Enshi): Thu phong bạch phát tam thiên trượng. Dạ vũ thanh đăng ngũ thập niên. 

秋風白髪三千丈 夜雨青燈五十年

(Thoát dịch: Không Đề (Thơ đẹp thơ buồn). Tuy t́m thi hứng đă bao thu / Nào dám thơ ḿnh sánh tổ đâu / Gió vàng ráo lệ thời trai trẻ / Mưa tối đèn xanh tóc trắng màu).

Trường Môn (1) xuân thảo

長門春草

Thu hoang Trường Tín (2) mỹ nhân ngâm,

秋荒長信美人吟

Kinh lộ vô môi (3) thượng uyển âm.

経路無媒上苑陰

Vinh nhục bi hoan mục tiền sự,

栄辱悲歓目前事

Quân ân thiển xứ thảo phương thâm.

君恩浅処草方深

(1)  Trường Môn: một tên cung đời Hán, nơi Trần Hoàng Hậu (A Kiều) sau khi bị Hán Vũ Đế thất sủng ra ở. Đă nhờ Tư Mă Tương Như viết bài Trường Môn Phú để xin vua xét lại.

(2)  Trường Tín: một tên cung đời Hán bên cạnh Trường Lạc Cung, chỗ ở của Thái hậu. Nơi đây nàng Ban Tiệp Dư đă sống đời cô quạnh khi bị chị em Triệu Phi Yến -Triệu Hợp Đức đoạt hết t́nh yêu của Hán Thành Đế.

(3)  Chữ Hứa Hồn dùng trong Tống ẩn giả nhất tuyệt. Có người cho là thơ Đỗ Mục. Ư nói, không có người dẫn lối đưa đường.

(Thoát dịch: Cỏ xuân cung Trường Môn. Quạnh hiu Trường Tín mối t́nh câm / Vườn chẳng ai qua, rủ bóng thầm / Vinh nhục khóc cười bày trước mắt / Nơi vua ghẻ lạnh, cỏ xanh thâm).

Tác phẩm sau được làm ra lúc tác giả mới có 15 tuổi và c̣n là một chú tiểu với cái tên Shuuken (Chu Kiến). Một chú tiểu làm những vần thơ ai oán về cuộc sống trong cung cấm như thế này là một chuyện khó hiểu, nếu không v́ muốn bày tỏ nỗi ḷng thay cho người mẹ bạc mệnh của ḿnh?

Xuân y túc hoa (1)

春衣宿花

Ngâm hành khách tụ kỷ thời t́nh,

吟行客袖幾時情

Khai lạc bách hoa thiên địa thanh.

開落百花天地清

Chẩm thượng hương phong mỵ da ngộ (2),

枕上香風寐耶寤

Nhất trường xuân mộng bất phân minh (3).

一場春夢不分明

(1)  Chữ dùng trong thơ Hàn Hoành đời Đường (bài Tặng Trương Thiên Ngưu 贈張千牛): Cấp quản trú thôi B́nh Lạc tửu / Xuân y dạ túc Đỗ Lăng hoa急管昼催促平楽酒 春衣夜宿杜陵花). Chủ ư nói lên không khí hưởng lạc nhưng trong thơ ḿnh, Ikkyuu chỉ giữ lấy một h́nh ảnh đẹp của mùa xuân để ca tụng mỹ nhân thôi.

(2)  Chữ trong Kinh Thi (Chu Nam, Quan Thư), ư nói dù lúc ngủ (mỵ) hay thức (ngộ) cũng đều như thế.

(3)  Nguyên câu này là của Trương Đĩnh thời Trung Đường trong bài Kư Nhân. Thơ Trương Đĩnh:  Khốc liên phong nguyệt vị đa t́nh / Hoàn đáo xuân th́ biệt hận sinh / Ỷ trụ tầm tư bội trù trướng /Nhất trường xuân mộng bất phân minh.  

酷憐風月為多情 還到春時別恨生 倚柱尋思倍惆悵 一場春夢不分明

(Thoát dịch: Mặc áo mát, đêm xuân xem hoa. Xuân sang giục khách lại lên đường / Vui hoa phất phới, đất đưa hương / Trên gối t́nh ai vương mộng lẻ / Hư thực không sao nhận tỏ tường).

Bài thơ sau đây lấy tứ từ “Bà tử thiêu am”, một công án nổi tiếng của Thiền tông về một bà lăo đốt am nhà sư trẻ mà bà thất vọng về phẩm cách. Trong câu cuối của bài thơ, Ikkyuu muốn cho biết phản ứng trung thực của ông nếu bị bà thử thách như ông sư kia.

Vô Đề (Bà tử thiêu am)

無題(婆子焼庵)

Lăo bà tâm vị tặc qua thê,

老婆心為賊過梯

Thanh tĩnh sa môn dữ nữ thê.

清浄沙門与女妻

Kim dạ mỹ nhân nhược ước ngă,

今夜美人若約我

Khô dương xuân lăo cánh sinh đề.

枯楊春老更生稊

(Thoát dịch: Không Đề (Bà lăo đốt am). Bà lăo bắc thang cho trộm leo / Sa môn trai giới gái sai đeo / Thăm ta mỹ nữ đêm nay đến / Sẽ thấy cành khô sống dậy theo).

Tiếp theo đây là hai bài thơ nói về mối liên hệ giữa Ikkyuu va Mori, một cô gái mù đến tŕnh diễn đàn t́ bà ở đền Sumiyoshi. Sau này bà sẽ là thị giả theo hầu ông và điều đó đă làm ông mang nhiều tai tiếng.

Trú Cát (1) Dược Sư Đường bính tự (nhị thủ)                      

住吉薬師堂幷叙 二首

Ưu du thả hỷ Dược Sư Đường,

優遊且喜薬師堂

Độc khí tiện tiện thị ngă trường.

毒気便便是我腸

Quư tàm bất quản tuyết sương mấn,

悸慚不管雪霜鬢

Ngâm tận nghiêm hàn thu điểm trường

吟盡厳寒秋点長

     ***

Ức tích Tân viên (2) cư trú th́,

憶昔薪園居住時

Vương tôn mỹ dự thính tương tư.

王孫美誉聴相思

Đa niên cựu ước tức vong hậu,

多年旧約即忘後

Cánh ái ngọc giai tân nguyệt tư.

更愛玉堦新月姿

(1)  Trú Cát: tên chữ Hán của đền thần đạo Sumiyoshi ở Ôsaka nơi Ikkyuu đến lánh nạn trong chiến tranh.

(2)  Tân viên: tên thôn Takigi ở Kyôto, có thời ông dựng am tỵ nạn.

(Thoát dịch: Bài tự đề Dược Sư Đường ở Sumiyoshi.

I (Dược Sư thong thả ghé chùa này / Khí độc c̣n sôi một bụng đây / Quản chi tóc ngả màu mây bạc / Thơ suốt đêm thu giá lạnh đầy). 

II (Nhớ xưa Xóm Củi ḿnh nằm không / Nghe danh công tử, nàng hằng mong / Bao năm tưởng đă quên lời ước / Thềm ngọc trăng non ư lại nồng).

Dưới đây là một bài thơ để mừng mùng tám tháng tư, ngày đản sinh của Đức Phật nhưng Ikkyuu đă viết với giọng điệu niêm lộng của nhà Thiền. Truyện Phật Thích Ca biến hóa để thác sanh 8.000 lần có chép trong kinh Phạm Vơng.

Phật đản sinh

仏誕生

Tam thế nhất thân dị hiệu đa,

三世一身異号多

Hà nhân kim nhật định ngao ngoa.   

何人今日定肴(1)訛 

Ta bà lai trú bát thiên độ,

娑婆来住八千度

Mă phúc lư thai hựu Thích Ca.

馬腹驢胎是釈迦

(1)  Thiếu bộ Ngôn đi trước chữ Hào. Không có trong bộ chữ của người viết.

(Thoát dịch: Phật ra đời. Danh hiệu nhiều, tam thế nhất thân / Ai nay t́m Phật chẳng phân vân / Ta bà thế giới tám ngàn lượt / Mượn bụng ngựa lừa xuống cơi trần).

Dưới đây là bài thơ tự tán mà Ikkyuu viết trên bức chân dung của ḿnh do một thương gia ở thành phố Sakai cho vẽ để tặng cho am Trân Châu (Shinjuuan) chùa Daitokuji, nơi ông trụ tŕ.

Tự Tán,

自賛

Phong cuồng cuồng khách khởi cuồng phong,

風狂狂客起狂風

Lai văng dâm phường tửu tứ trung.

来往淫坊酒肆中

Cụ nhăn nạp tăng thùy nhất tạt,

具眼衲僧誰一拶

Họa nam họa bắc họa tây đông.

画南絵画北画西東

(Thoát dịch: Tự vịnh. Cuồng khách như là trận gió lồng / Hết rời quán rượu ghé lầu hồng / Muốn hiểu sư cuồng mau đến gặp / Xin đừng múa bút vẽ lung tung).

Nhân tiết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5 âm lịch) Ikkyuu làm thơ để ai điếu Khuất Nguyên:

Đoan Ngọ

端午

Thiên cổ Khuất B́nh t́nh khởi hưu,

天古屈平情豈休

Chúng nhân thử nhật túy du du.

衆人此日酔悠悠

Trung ngôn nghịch nhĩ thùy năng hội,

忠言逆耳誰能会

Chỉ hữu Tương giang giải thuận lưu.

只有湘江解順流

(Thoát dịch: Thơ ngày mồng năm tháng năm. Khuất Nguyên tâm sự những vơi đầy / Trần thế xưa kia lắm kẻ say / Lời phải chối tai đời ngoảnh mặt / Riêng ḍng Tương đó hiểu cho ai).

Vừa vịnh âm sắc bi ai của nhạc khí Shakuhachi, Ikkyuu  muốn tŕnh bày h́nh ảnh của một thiền tăng đúng nghĩa trong bài thơ sau:

Xích bát

尺八

Nhất chi xích bát hận nan nhâm (nhậm),

一枝尺八恨難任

Xuy nhập hồ già tái thượng ngâm.

吹入胡茄塞上吟

Thập tự nhai đầu thùy thị khúc,

十字街頭誰氏曲

Thiếu Lâm môn hạ tuyệt tri âm.

少林門下絶知音

(Thoát dịch: Tiếng sáo Shakuhachi. Sáo dù một ngấn hận khôn cùng / Vào tiếng khèn hồ, ải lạnh lùng / Giữa chợ đông người, ai biết khúc? / Thiếu Lâm đồng đạo có bằng không!)

Trong bài kế tiếp, ông tán tụng công đức của sơ tổ Đạt Ma và đề trên bức tranh Đạt Ma do Mokkei (Mộc Khê), đệ tử của ông họa. Năm đó (1465), ông 72 tuổi.

Tán Đạt Ma đại sư bán thân

賛達磨大師半身

Đông thổ Tây thiên đồ lộng thần,

東土西天徒弄神

Bán thân h́nh tượng hiện toàn thân.

半身形像現全身

Thiếu Lâm trung tọa (1) thành hà sự,

少林中座成何事

Hương Chí (2) vương cung mai liễu xuân.

香至王宮梅柳春

(1)  Ám chỉ chuyện “cửu niên diện bích” tức 9 năm chỉ ngồi một chỗ và nh́n vách của Đạt Ma hồi ở Tung Sơn Thiếu Lâm Tự. Ikkyuu vốn chủ trương phải đi khắp nơi truyền đạo thay v́ bám vào chùa chờ khách thập phương.

(2)  Tương truyền chưa đi tu, Đạt Ma là một vương tử tiểu quốc Hương Chí bên Ấn Độ.

(Thoát dịch: Vịnh tượng bán thân của Đạt Ma. Đông tây hành đạo khắp đường trần / Bán thân mà hiện được toàn thân / Thiếu Lâm ngồi bệt th́ sao tỏ / Hương Chí cung xưa đẹp sắc xuân).

Bài thơ dưới đây, Ikkkyuu than thân già lắm bệnh với dụng ư phê phán làng Thiền (lâm hạ) thời của ông đă trở nên hủ bại,  hoàn toàn bị tục hóa:

Bệnh trung

病中

Đa bệnh nan vi an lăo thân,

多病難為安老身

Thế gian thế ngoại cộng phong trần.

世間世外共風塵

Lănh trường tịch mịch thanh cao khách,

冷腸寂寞清高客

Lâm hạ hà tằng kiến nhất nhân (1).

林下何曽見一人

(1)  Câu cuối ông mượn thơ tăng LinhTriệt tặng cho viên Thứ sử họ Vi khi tiếp ông quan này ở Đông Lâm Tự nhưng khi Ikkyuu nhắc lại câu này ở đây, ông có một dụng ư chua chát hơn. Bài thơ gốc như sau:

Niên lăo tâm nhàn vô ngoại sự / Ma y thảo tọa diệc dung thân / Tương phùng đạo tận quan hưu hảo / Lâm hạ hà tằng kiến nhất nhân.

 年老心閑無外事 . 麻衣草座亦容身相逢道盡官休好 . 林下何曽見一人

(Thoát dịch: Trong khi lâm bệnh. Lắm bệnh sao yên được tuổi già / Trong ngoài cuộc thế lắm phong ba / Để khách thanh cao ḷng quạnh quẽ / Bên rừng chưa thấy bóng người ta)

Kết luận:

Từ thời Kamakura trở đi, người Nhật khi đọc Hán thi, họ bớt đọc Nguyên- Bạch mà chuyển qua đọc Lư-Đỗ, nhất là Tô-Hoàng. Dĩ nhiên họ vẫn yêu chuộng loại văn chương có nhiều xă hội tính nhưng kể từ đó, các sáng tác của họ thay v́ giữ những mẫu mực có tự đời Heian đă lần hồi mang nội dung và ngôn ngữ của thời đại mới qua trước đó không lâu.

Thơ thiền từ thời Ngũ Sơn đă đi vào mọi h́nh thức nghệ thuật khác như hội họa, thư đạo hay trà đạo để góp phần tăng thêm hiệu quả cho chúng. Thơ được viết với kiểu chữ đẹp, chép lên quạt, đề trên tranh treo trong các ngôi chùa, phủ đệ, trà thất cũng như nơi nhà thường dân. Chuyện thơ được phổ biến như vậy sẽ đạt đến đỉnh cao dưới thời Muromachi và Momoyama.

Một cảm tưởng khác có thể bắt gặp ở đây là thơ Thiền Ngũ Sơn, nếu đem so với thơ Thiền các nước khác trong khu vực văn hóa chữ Hán, thấy ít có h́nh ảnh tôn giáo bằng, nếu có th́ cũng được nhắc đến một cách gián tiếp. Điều này chứng tỏ các thiền tăng Nhật Bản nói chung là những văn nhân sống gần gũi với cuộc đời thường hoặc nhuốm nhiều hơi hướm của nó.

Kể từ thời Ngũ Sơn về sau, chủ đề tôn giáo dần dần nhường cho chủ đề thuần túy văn học. Chúng ta có thể nhận ra khuynh hướng đó trong thơ của các thiền gia thời Sengoku (Chiến Quốc Nhật Bản, 1467-1568) như Ten.in Ryuutaku (Thiên Ẩn Long Trạch, 1422-1500 ) hay Ôsen Keisan (Hoành Xuyên Cảnh Tam, 1429-1493). Điều này chính ra cũng không mâu thuẫn với một sự thực khác là không khí của Hán thi thiền lâm vẫn c̣n bảng lảng trong thơ văn quốc âm đời Edo, ví dụ Haiku của Bashô, Buson hay Issa.

                                              Tokyo ngày 30/4/2019 (NNT)

Thư Mục Tham Khảo:

1)    Uno Naoto, Kanshi wo yomu (Đọc Hán thi Nhật Bản) quyển 2 về giai đoạn Kamakura đến Edo, NHK Radio Text, NHK Tôkyô xuất bản, 10/2011.

2)    Iriya Yoshikata hiệu chú, Gozan Bungakushuu (Ngũ Sơn văn học tập), cuốn 48 trong Tân Nhật Bản Cổ Điển Văn Học Đại Hệ, Iwanami shoten xuất bản, 1990.

3)    Kasahara Kazuo, Nihon Shuukyôshi (Nhật Bản tôn giáo sử), quyển thượng (chương 3 về Thiền), Yamakawa xuất bản, 1981.

4)    Nguyễn Nam Trân, Đọc Cuồng Vân Tập của thi tăng Nhất Hưu, tư liệu mạng, 2014.

5)    Nguyễn Nam Trân, Lịch sử Thiền tông Nhật Bản, dịch Zen no Rekishi của Ibuki Atsushi, tư liệu mạng, 2009.