Đọc Cánh đồng bất tận

 

Đọc Cánh đồng bất tận

Quá hay !tất cả những yếu tố của một tác phẩm văn chương đích thực. Đây không là văn hồn nhiên ! Văn này đạt tới mức hồn nhiên. Vẻ « hồn nhiên » này chỉ có thể có được xuyên qua ng̣i bút nghiền ngẫm ư nghĩa của hành-động hành-văn. Tác giả biết rơ ḿnh viết ǵ, như thế nào, và tại sao. Như văn Le petit prince ấy. Sử dụng chấm phẩy, gặch nối, gặch cắt như thế này, vận dụng một giọng văn tỉnh bơ lạnh người để nói điều không thể chấp nhận được trong thế giới của « - con - người », đâu có t́nh cờ, hồn nhiên !

Trích vài câu để ai chưa đọc cùng thưởng thức.

Một người bảo không sao xa được người đàn bà có cái cười làm lấp lánh cả khúc sông.

Quá đẹp mà lại rất « hồn nhiên ». Nhục cảm quá ! Thế mới là văn.

Mà, kiểu yêu tinh thần để nh́n nhau, để nắm tay, vuốt tóc, để nín nhịn và hy sinh chỉ tồn tại trong văn chương Nguyễn Ngọc Tư.

Trong truyện này mà búa câu này, thú vị quá ! Hè hè...

Và món hàng bị gh́ ngửa trên mặt ruộng b́ bỏm nước. Tôi ngạc nhiên thấy bầu trời im sẫm. Mênh mông. Không biết đă tắt nắng hay mặt trời không vói được ánh sáng đến nơi này? Hay những khuôn mặt nghèo đói, dốt nát tăm tối đă che khuất nó? Ngoái nh́n về phía cha và thấy ông lầm lũi đằng xa, tôi mong ông đừng quay mặt lại. Sau đó thử chống cự một lần, rồi thôi, sự vùng vẫy chỉ kích thích ḷng ham muốn. Tôi không muốn bị đè nghiến, bị vùi nghẽn trong bùn.

Bọn chúng hơi khó chịu trước một đứa con gái yếu ớt và câm lặng. Sự hưng phấn giảm đi ít nhiều, đến nỗi, chúng tỏ ra đờ đẫn, nghi hoặc khi bóc trần tôi ra. Tôi nh́n chúng, cười cợt, "Chúng mày có lột bỏ có trăm có ngàn, tầng tầng lớp lớp những vỏ bọc, cũng chẳng bao giờ thấu đến tận tao". Ư nghĩ đó làm tôi bớt nhói cho nông nỗi này.

Đoạn văn này khiến tôi nhớ ngay tới đoạn văn về cùng vấn đề trong vở kịch Mort sans sépulture (Chết không mồ chôn) của J-P Sartre. Ư tưởng y hệt. Nhưng Sartre hơi bị trí thức nên tiểu thuyết của chàng hơi bị thiếu nhục cảm. C̣n kịch của chàng th́ tuyệt, nhất là khi được kịch sĩ tài ba tái tạo với chất người ở ḿnh.

Mừng quá, thế hệ trẻ đang cất bước làm-người, hành-văn.

Trong văn chương của thế hệ này, thế nào cũng c̣n lại tên Nguyễn Ngọc Tư. Tôi mong vậy.

10-04-2006

Phan Huy Đường